Sau khi được tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin người đã vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, bên cạnh đó Người còn kết hợp với sự kế thừa và phát triển các
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……….…………2
NỘI DUNG ……….………….3
I/ Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ………….… …… 3
II/ Quê hương, đất nước ……….… ……… 4
III/ Yếu tố thời đại ……… …….…… 6
1)Thời đại tư sản ……….6
2)Về mặt lịch sử ……….……7
3)Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ……….………….7
KẾT LUẬN……….………….……9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….………….10
Trang 2MỞ ĐẦU
Người dân Việt Nam không ai là không biết chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh
tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Sau khi được tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin người đã vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, bên cạnh đó Người còn kết hợp với sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, từ đó tạo thành tư tưởng của riêng Người – tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người,; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc…
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người sống và
hoạt động Đi sâu tìm hiểu về những điều kiện lịch sử - xã hội hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, em xin trình một số hiểu biết của mình về đề tài này Bài làm
còn nhiều thiếu sót nên e mong nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn
Trang 3NỘI DUNG
Những điều kiện lịch sử - xã hội hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, yếu tố gia đình, quê hương và yếu tố thời đại
I/ Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX:
Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu Sau khi lật đổ được triều Tây Sơn, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động: tăng cường áp bức bóc lột
ở bên trong và thực hiện bế quan tỏa cảng ở bên ngoài, không tạo cơ hội để dân tộc tiếp xúc với thế giới văn minh; vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là chủ yếu, không mở trường đào tạo khoa học, kỹ thuật, kinh tế và cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời Khi đó, triều Nguyễn không đủ điều kiện để chuẩn bị tiềm lực vật chất, tinh thần, thế mạnh của dân tộc để có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, chống lại kẻ thù bên ngoài
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta Từ đó triều Nguyễn đã từng bước nhượng bộ từ quan điểm chủ chiến đến quan điểm chủ hòa, rồi cuối cùng cam chịu đầu hàng để mưu giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của chúng Nhưng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu nước, dân ta không cam chịu àm kẻ
nô lệ nên đã đứng dậy đấu tranh Trước điều kiện đó, cuộc kháng chiến của nhân dân ta lâm vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phỉa cùng lúc chống “ cả triều lẫn Tây “ Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ bùng lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước: ở Nam Bộ có Trương Định, Nguyễn Trung Trực,…; ở Trung Bộ có Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Như Ôn, Phan Đình Phùng,…; ở Bắc Bộ có Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích… Các cuộc nổi dậy đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sục sôi, song trước sau đều lần lượt thất bại vì chưa có đường lối kháng chiến rõ ràng Lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, còn nặng te tưởng tôn quân, chưa thật tin vào lực lượng của nhân dân nên cũng chưa thật tin vào thắng lợi cuối cùng Điều này cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử
Bước sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa và xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân hóa giai cấp Giai cấp công nhân, giai cấp tư bản
Trang 4xuất hiện Cùng lúc đó, các “Tân thư”, “Tân văn”…, cùng với các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu từ Trung Quốc… đã ảnh hưởng trực tiếp vào Việt Nam Dưới tác động của những nhân tố mới, các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang xa hướng dân chủ tư sản như: phong trào Đông
Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục Hội… Những phong trào ấy đã viết nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc, song cuối cùng cũng thất bại, vì còn gắn với hệ tư tưởng tư sản Hệ tư tưởng tư sản lúc này đã lỗi thời và lach hậu ở các nước phương Tây, hơn nữa lại được các sĩ phu phong kiến truyền bá nên còn nhiều hạn chế và bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử của đất nước
Khi Nguyễn Tất Thành lớn lên, phong trào cứu nước đầu thế kỷ đang ở vào một thời kì khó khăn nhất Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (tháng 12-1907), cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (tháng 4-1908), vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (tháng 6-1908), căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (tháng 1- 1909), phong trào Đông Du
bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí bị trục xuất khỏi nước Nhật (tháng 2-1909), các lãnh tụ của phong trào Duy Tân Trung kì, người bị lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi…), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn…)
Tình hình Việt Nam lúc này vô cùng cấp bách, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường mới
II/ Quê hương, đất nước:
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi bới nhân dân, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phu của Người là một nhà nho cấp tiến,
có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Tấm gương lao động cần cù, tấm gương về
ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thương dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hoàn cải cách chính trị - xã hội của cụ Bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành nhân cách Nguyễn Tất Thành Sau này, cái chủ thuyết học được ở người cha bắt gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được Nguyễn Ái Quốc nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong tư tưởng chính trị của mình
Quê hương Nghệ Tĩnh là cái nôi với truyền thống yêu nước được thể hiện qua các cuộc đấu tranh vũ trang, đánh dấu những mốc son trong lịch sử của các
Trang 5anh hùng dân tộc như Phan Đình Phùng (1847-1895), Phan Bội Châu (1867-1940) Ngay mảnh đất Kim Liên cũng đã thấm máu anh hùng của bao liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến, … cả chị và anh Nguyễn Tất Thành cũng đều tham gia hoạt động yêu nước, chống Pháp, bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm Từ nhỏ Nguyễn Sinh Cung đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ,
bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương Những năm ở Huế Người đã tận mắt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều Tất cả đã thôi thúc Người phải ra
đi tìm đường mới cứu dân, cứu nước
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân, gắn bó với dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hoạt động chính trị - xã hội của mình Người đã ý thức được điều đó và thực hiện nó trong hành động của mình
về sau Người luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết Làm cách mạng là phải dựa vào dân: “dễ vạn lần không dân cũng khó, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Đây là vấn đề amng tính lí luận, là cơ sở, tiền đề cho mọi hoạt động về sau của người và là sức mạnh để đi đến thắng lợi cuối cùng
Trong quá trình tham gia các phong trào cách mạng, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến nhiều cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ bị áp bức bóc lột, đầy đọa của nhân dân mình, đồng bào mình với cuộc sống xa hoa, đồi trụy, những tội ác giã man, tàn bạo của thực dân Pháp với thái độ ươn hèn, bạc nhược của bè lũ quan lại Nam triều
Cuộc sống nghèo khổ của nhân dân ta: nhân dân ta giờ đây chịu cảnh “một
cổ hai tròng”, vừa chịu sự bóc lột của triều định phong kiến vừa chịu sự áp bức của thực dân Pháp Nông dân không có ruộng cày, phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi sống bản thân, sức lao động của người dân lúc này trở nên rẻ mạt để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Nhân dân bị bóc lột đến tận xương tủy và một trong những thủ đoạn bóc lột nhân dân ta là đánh thuế nặng, tô cao làm cho người dân vốn đã nghèo càng them phần cơ cực
Trang 6Cuộc sống xa hoa của thực dân Pháp: với việc thi hành các cuộc khai thác
thuộc địa, thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải tài nguyên của nước ta, chúng “ăn bám” trên sự bóc lột của nhân dân An Nam, chúng sống cuộc sống sung sướng trên nỗi đau xương máu của người khác Bên cạnh đó chúng còn thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của các sĩ phu trong nước với nhiều thủ đoạn dã man, tàn ác, thậm chí cả những người dân vô tội cũng bị chúng giết hại
Thái độ bạc nhược của bè lũ quan lại triều đình nhà Nguyễn: để giữ được
ngai vàng của mình, để có cuộc sống xa hoa dù hỉ là “bù nhìn”, triều đình nhà Nguyễn đã dung túng cho hành động của bọn ngoại bang, để mặc cho con dân kêu cứu, triều đình không những không bảo vệ nhân dân mà còn bắt tay cùng với kẻ thù bóc lột chính ngươid dân nước mình
Các yếu tố trên đã ảnh hưởng và nuôi dưỡng lí tưởng yêu nước cách mạng Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng Chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Những bài học về sự thất bại của các bậc tiền bối đương thời như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành Bằng trực giác của mình, Nguyễn Tất Thành nhận thấy muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không thể đi theo con đường các bậc tiền bối đã đi mà phải tìm ra một con đường mới Các vị tiền bối đã gắn cuộc cách mạng của dân tộc với hệ tư tưởng phong kiến với hệ tư tưởng tư sản nhưng đều thất bại, vậy cần phải tìm ra một hệ
tư tưởng mới, phương pháp mới sao cho phù hợp nhất với điều kiện nước ta Đây
là lí do vì sao Người sang Pháp và các nước phương Tây xem các nước đó đã làm như thế nào để học tập và trở về giúp đồng bào mình
III/ Yếu tố thời đại:
1)Thời đại tư sản:
Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản đac huyển thành chủ nghĩa đến quốc Chủ nghĩa đế quốc là gai đoạn phát triển cao nhát và cuối cùng của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa đế quốc với bản chất nham hiểm, hiếu chiến và
âm mưu bành trướng thế lực của mình đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế Lúc này, các nước thuộc địa trở thành một mắt xích quan trọng của hệ thống đề quốc chủ nghĩa Chủ nghĩa đề quốc là kẻ thù chung của toàn thế giới và với sức mạnh
Trang 7của chủ nghĩa đế quốc thì một nước không thể đánh bại được mà cần có sự đoàn kết của các dân tộc thuộc địa Bởi vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không còn là hành động riêng lẻ của từng nước mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống lại chủ nghĩa đế quốc và gắn liền với chủ nghĩa đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới
2)Về mặt lịch sử:
Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thành công Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á” Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ chế độ nhà nước tư bản, thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra thời kì mới cho lịch
sử loài người Đây là một tấm gương sáng về giải phóng các dân tộc bị áo bức,
“mở ra trước mắt họ một thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
Tháng 3 năm 1919 V.I Lênin thành lập Quốc tế III thay cho Quốc tế II, phong trào công nhân của các nước tư bản phương tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương đông ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
Lúc này đây, Nhà nước Xô Viết non trẻ đã đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc vào nước Nga, đồng thời giải quyết xong vấn đề nội chiến
Đây là những sự kiện vĩ đại làm thay đổi cục diện chính tị của tình hình thế giới với lợi thế nghiêng về nước Nga (cách mạng vô sản thế giới), về phong trào vô sản và làm cho bầu không khí chính trị ở các nước châu Âu trở nên sôi động, nhất
là trong Đảng xã hội Pháp Chính những sự kiện đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc
3)Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
Năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp hoạt động Năm 1919, Người nhanh chóng tiếp cận với phái tả và gia nhập Đảng xã hội Pháp – chính Đảng duy nhất của Pháp lúc bấy giờ bảo vệ, tỏ sự đồng tình đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột và theo đuổi những chân lí cao đẹp của cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái Cuối năm 1919, nhân dịp kỉ niệm hội nghị hòa bình tổ chức ở VecXây, nhân danh những người Việt Nam yêu nước,
Trang 8Nguyễn Ái Quốc đã kí tên và gửi tới hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam với mong muốn được giúp đỡ để dành độc lập, tự do cho dân tộc Nhưng bản yêu sách này đã không được chấp nhận Qua sự thật này, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ bản chất giả dối của chủ nghĩa đế quốc và rút ra được bài học là muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình Thực chất chủ nghĩa đế quốc chỉ
có sự thỏa thuận của các nước đế quốc với nhau trong việc phân chia thị trường thế giới Không thể tin vào lời nói mà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng sau những lời tuyên bố gọi là “hội nghị hòa bình”
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lênin trên báo Luymanitê (L’ Humanité) Khi đọc luận cương này Người nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi thấy rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!” Người đã vui mừng
phát khóc, và giờ đây Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc, đây chính là cái mà dân tộc ta đang cần
Tháng 12-1920, tại Đại hội Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng xã hội Pháp Từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc Người đã đi tới nhận thức về quan hệ áp bức giai cấp, từ quyền của các dân tộc Người đã đi tới quyền của con người, trước hết là của những người lao động; từ xác định rõ kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, Người cũng đã thấy được bạn đồng minh
là nhân dân lao động ở các chính quốc và thuộc địa
Đêm kết thúc Đại hội Tua đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước ta, mở ra bước chuyển biến cho bao thế hệ người Việt Nam: từ người yêu nước thành người cộng sản
Trang 9KẾT LUẬN
Các yếu tố xã hội Việt Nam (TK XIX-XX), quê hương, đất nước và thời đại đã có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Những yếu tố trên là
cơ sở ban đầu góp phần đinhg hướng đúng con đường phải đi của Hồ Chí Minh để cứu đất nước khỏi cảnh lầm than, là tiền đề để Hồ Chí Minh từng bước xây dựng
hệ tư tưởng của mình, làm kim chỉ nam cho dân tộc Việt Nam
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2003
2 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2005, 2009
3 Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998.
4 Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nội dung cơ bản, Nxb
CTQG, Hà Nội, 1995
5 Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nhận thức
cơ bản, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009.
6 Trần Văn Giàu, Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG, Hà Nội, 1997
7 http://www.vi.Wikipedia.org/Wiki
8. http://www.tapchicongsan.org.vn
9. http://www.xaydungdang.org.vn
10.http://www.dangcongsan.vn
11.http://www.vientriethoc.com.vn