Hồ Chí Minh- anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người thầy vĩ đại của cách mạngViệt Nam
Trang 1I LỜI MỞ ĐẦU.
Hồ Chí Minh- anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người thầy vĩ đại của cách mạngViệt Nam Người đã để lại cho chúng ta những hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về cách mạng Việt Nam Điều đó đựoc thể hiện trong tư tưởng của người và nó có ý không chỉ trong quá khứ mà cả trong thời đại ngày nay Vậy tư tưởng đó được hình thành như thế nào?Yếu tố lịch sử xã hội tác động đến việc hình thành tư tưởng ra sao?Để tìm hiểu rõ về vấn đề này hơn em đã
lựa chọn đề bài số 2: “ Phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ” để hoàn thiện bài tập lớn của mình Bài làm của kết cấu gồm 3 phần: Mở
bài, nội dung và kết luận Trong đó phần nội dung chia làm 3 phần nhỏ
1) Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
2) Quê hương, đất nước
3) Yếu tố thời đại
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song trong quá trình hoàn thiện bài của mình,
em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
từ phía thầy cô để bài em trở nên hoàn thiện hơn.Em xin trân thành cảm ơn
II NỘI DUNG.
1) Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
Đến hết thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến điển hình dưói sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn (An Nam) Đây là một xã hội bảo thủ và phản động với nhiều chính sách cai trị hà khắc, bóc lột nhân dân một cách sâu sắc làm cho nền kinh tế ngày càng đi xuống và tụt hậu, đời sống nhân dân cực khổ, lầm than
Tính bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn thể hiện ở chỗ: Nhà Nguyễn vẫn duy trì
một nền kinh tế tự nhiên( tự cung, tự cấp) lấy nông nghiệp lạc hậu làm nền tảng, Cuộc sống con người An Nam hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, điều đó làm cho cuộc sống người dân trở lên cơ cực Công nghiệp cũng bị thâu tóm trong tay triều đình chỉ phụ vụ triều đình là chủ yếu Các nghề thủ công trong nhân dân không có điều kiện phát triển Thương nghiệp dưới triều Nguyễn sút kém một cách
Trang 2rõ rệt Chính sách "trọng nông ức thương" của triều đình đã kìm hãm thương nghiệp Bên cạnh đó, xã hội phong kiến vẫn thi hành trật tự xã hội cũ mặc dù trật
tự này đã không còn phù hợp nữa Bộ máy nhà nước được tổ chức một cách quan liêu độc đoán, chuyên quyền, quyền lực tập trung trong bộ phận địa chủ và quan lại, người dân nghèo khổ lại chiếm số đông trong xã hội, tạo nên mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội từ rất lâu mà chưa có cách nào giải quyết Trong khi đó, thế giới đã đạt được những thành tựu khoa học đáng kể nhờ cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật thì An Nam ngày càng tụt lùi trên tất cả các mặt, dặc biệt là kinh tế Triều đình nhà Nguyễn vẫn duy trì sự bảo thủ của mình, không mở trường dạy khoa học,
kỹ thuật tiên tiến để cải thiện đất nước Bế quan toả cảng, không cho giao lưu buôn bán và trao đổi với thế giới bên ngoài làm bó hẹp sự phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật Điều này đã ngăn An Nam tiếp cận với thế giới văn minh bên ngoài Và triều đình nhà Nguyễn đã cự tuyệt mọi đề án cải cách canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời vì sợ quyền lực của mình bị lung lay Các mâu thuẫn vốn có trong xã hội, cộng thêm vào đó nền kinh tế kém phát triển đã làm cho triều đình nhà Nguyễn không có đủ sức mạng để bảo vệ tổ quốc, chống lại kẻ thù bên ngoài
Tính phản động của triều đình Nhà Nguyễn:Rõ ràng là với những chính sách
phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây, đặc biệt đối với tư bản Pháp.Sáng ngày 1/9/1858 quân Pháp với 2500 quân và 13 thuyền chiến nổ sung bắn phá và đổ bộ lên bán bảo Sơn Trà đánh dấu sự xâm chiếm Việt Nam Khi thực dân Pháp còn ở
xa, triều đình nhà Nguyễn với suy nghĩ “tự mãn” đã hiếu chiến bắn vào tàu chiến của Pháp mà không tự lượng sức mình Sau đó, khi biết không thể chống lại thực dân pháp, triều đình nhà Nguyễn đã run sợ và từng bước nhượng bộ từ chủ chiến sang chủ hòa Cuối cùng cam chịu đầu hàng, cắt đất để mưu giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của chúng
Mất nước là trách nhiệm thuộc triều đình nhà Nguyễn Nước ta đang là một nước độc lập, tự chủ lại trở thành một nước nô lệ Với sự bảo thủ, phản động của mình triều đình Nguyễn đã tuyên bố đó là “ định mệnh” của đất nước, đó là điều
Trang 3không thể chấp nhận được Không một đất nước nào có có định mệnh làm nô lệ cho đất nước khác cả
Xã hội nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn đã hèn nhát, cam chịu trở thành nô lệ cho Pháp năm 1958 Những phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân pháp của quần chúng nhân dân luần lượt xất hiện và lan rộng khắp 3 miền: Miền Nam(Trương định, Nguyễn Trung Trực…), Miền Trung(Trần Tấn, Nguyễn Văn Ôn…), Miền bắc( Nguyễn Thiẹn Thuật,Nguyễn Quang Bích…) Những phong trào ấy đã viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, song cuối cùng đều thất bại vì còn mang nặng hệ tư tưởng phong kiến
Đầu thế kỷ XX, thực dân pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa ( lần thứ nhất(1897-1913) và lần thứ hai(1919-1929)) Lúc này xã hội Việt Nam bắt đầu
có sự phân hoá: Thực tiễn đã xuất hiện 2 giai cấp mới đó là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Bên cạnh đó đã có nhiều lý luận mới xuất hiện( “Tân thư”, “tân văn”…) cùng các cuộc vân động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam Dưới tác động của những nhan
tố mới các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang xu thế dân chủ tư sản như: Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội…Những phong trào này đã ghi thêm những trang sử vẻ vang của dân tộc, nhưng cuối cùng thất bại, vì gắn với hệ tư tưởng tư sản Hệ tư tưởng này đã không phù hợp với tình hình trên thề giới nói chung và tình hình trong nước nói riêng Mặt khác, nó được truyền bá qua các vị sĩ phu phong kiến nên phần nào đó không phù hợp vì không hiểu rõ bản chất và nặng theo tư tưởng phong kiến vì vậy còn nhiều hạn chế Họ không thể gánh vác được nhiệm vụ lịch sử của đât nước
Có thể nói rằng, các phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX đề lâm vào tình trạng bế tắc, thất bại do gắn liền với hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản Nhìn chung, cần có một hệ tư tưởng mới làm kim chỉ nam cho các hoạt động của cách mạng, phù hợp với diễn biến trên thế giới và hoàn cảnh cụ thể của nước nhà
2) Quê hương, đất nước
Nguyến Tất Thành được sinh ra trên quê hương Nghệ Tĩnh- cái nôi với truyền thống yêu nước được thể hiện qua các cuộc đấu tranh vũ trang, đánh dấu
Trang 4những mốc son trong lịch sử của các anh hùng dân tộc như Phan Đình Phùng(1847-1895),Phan Bội Châu (1867-1940) Là con trong một gia đình nhà nho yêu nước, được trưởng thành trong cảnh đất nước lầm than và phong trào quần chúng giàu lòng yêu nước Nguyễn Tất Thành đã mang trong mình tình yêu nước, truyền thống dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc
Kết thừa truyền thống tốt đẹp của thế hệ các bấc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân, gắn bó với dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hoạt động chính trị- xã hội của mình Người đã ý thức được điều đó và hiện thực nó trong hành động của mình về sau Người luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết Làm cách mạng là phải dựa vào dân: “dễ vạn lần không dân cũng khó, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành Đây là vấn đề mang tính lý luận, là cơ sở, tiền đề cho mọi hoạt động về sau của người và là sức mạnh để đi đến thắng lợi cuối cùng
Trong quá trình tham gia các phong trào cách mạng Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến nhiều cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ bị áp bức bóc lột, đầy đoạ của nhân dân mình, đồng bào mình với cuộc sống xa hoa, đồ truỵ, những tội ác dã man, tàn bạo của thực dân pháp và thái độ ươn hèn, bạc nhượng của bè lũ quan lại Nam triều
Cuộc sống nghèo khổ của nhân dân ta: nhân dân ta giờ đây chịu cảnh “một
cổ hai tròng” Vừa chịu sự bóc lột của triều đình phong kiến vừa chịu sự bóc lột của thực dân pháp Nông dân không có ruộng cày, phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi sống bản thân, sức lao động của người dân lúc này trở lên rẻ mạt để phục vụ
qú trình khai thác thuộc địa của thựuc dân pháp.Nhân dân bị bóc lột tới tận xương tuỷ và một trong những thủ đoạn bóc lột nhân dân ta là đánh thuế nặng(thuế ruộng, thuế thân, thuế rượu, thuế muối) cảnh tô cao, thuế nặng làm người dân vốn đã nghèo nay thêm phần cơ cực
Cuộc sống xa hoa của bọn thực dân Pháp: Với việc thi hành các cuộc khai
thác thuộc địa, thực dân pháp ra sức vơ vét, của cải tài nguyên của nước ta, chúng
Trang 5“ăn bám” trên sự bóc lột của nhân dân An Nam chúng sống cuộc sống sung sướng trên nỗi xương máu của người khác.Sự dã man, tàn bạo của chúng thể hiện ở việc bóc lột nhân dân lao động, thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của các sĩ phu trong nước với nhiều thủ đoạn, đó là những cuộc đàn áp dã man, thậm trí cả những người dân vô tội cũng bị chúng giết hại
Thái độ bạc nhược của bè lũ quan lại triều đình nhà Nguyễn: Để giữ được
ngai vàng của mình, để có cảnh sống xa hoa dù chỉ là “bù nhìn” triều đình nhà Nguyễn đã dung túng cho hành động của bọn ngoại bang, để mặc cho con dân kêu cứu triều đình không những không có bảo vệ mà đã bắt tay cùng với kẻ thù bóc lột chính người dân nước mình
Các yếu tố trên đã ảnh hưởng và nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước cách mạng của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng Bởi Chính điều đó đã thôi thúc người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Những bài học về sự thất bại của các bậc tiền bối, đương thời có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành Bằng trực giác của mình, Nguyễn Tất Thành nhận thấy rằng muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không thể đi theo con đường các bậc tiền bối đã đi mà phải tìm ra một con đường mới Các vị tiền bối đã gắn cuộc cách mạng của dân tộc với hệ tư tưởng phong kiến và với hệ tư tưởng Tư sản nhưng đều thất bại, vậy cần phải tìm ra một hệ tư tưỏng khác, phương pháp mới, sao cho phù hợp nhất với điều kiện nước ta Và người đã quyết định đi Pháp và các nước khác xem các nước đó họ đã làm như thế nào để học tập và trở về giúp đồng bào mình
3) Yếu tố thời đại
Thời đại tư sản: Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ X, chủ nghĩa tư bản đã
chuyển thành chủ nghĩa đế quốc Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa đế quốc với bản chất nham hiểm,hiếu chiến và âm mưu bành trướng thế lực của mình đã trở thành vấn đề mang tính chất quốc tế Lúc này, các nước thuộc địa trở thành một mắt xích của hệ thống đế quốc chủ nghĩa Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của toàn thế giới và với sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc thì một nước không thể đánh thắng được mà
Trang 6cần có sự đoàn kết của tất cả các nước thuộc địa Bởi vậy, cuộc đấu tranh giái phóng dân tộc không còn là hành động riêng lẻ của từng nước mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống lại chủ nghĩa đế quốc và gắn liền với chủ nghĩa đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới
Về mặt lịch sử:
Năm 1917, cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga thành công Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thưc tỉnh các dân tộc châu Á”.Cách mạng Tháng Mười Nga đã lạp đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyên XôViết, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử loài người đây là một tấm gương sang về giải phóng các dân tộc bị áp bức, “mở ra trước mắt họ một thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
Tháng 3 năm 1919 V.I Lênin thành lập quốc tế III thay cho quốc tế II, phong trào công nhân của các nước tư bản phương tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thu chung là chủ nghĩa đế quốc
Nhà nước Xô Viết non trẻ đã đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quóc vào nước Nga, đồng thời giải quyết xong vấn đề nội chiến
Đây là những sự kiện vĩ đại làm thay đổi cục diện chính trị của tình hình thế giới với lợi thế nghiêng về nước Nga( cách mạng vô sản thế giới), về phong trào vô sản và làm cho bầu không khí chính trị ở các nước châu Âu trở lên sôi động, nhất
là trong Đảng xã hội Pháp Chính những sự kiện đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc
Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp hoạt động Nhờ lăn lội với phong trào quần chúng, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các thuộc địa của Pháp
Năm 1919, Người nhanh chóng tiếp cận với phái tả và gia nhập Đảng xã hội- chính đảng duy nhất của Pháp lúc bấy giờ bảo vệ, tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột và theo đuổi những chân lý cao đẹp của cách mạng Pháp: Tự do, binh đẳng, bác ái Cuối năm này, nhân dịp hội
Trang 7nghị hoà bình tổ chức ở VecXây, nhân danh những người Việt Nam yêu nước
Nguyễn Ái Quốc đã kí tên và gửi tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam
với mong muốn được giúp đỡ để dành độc lập, tự do cho dân tộc Nhưng bản yêu sách này đã không được chấp nhận Qua sự thật này, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ bản chất giả dối của chủ nghĩa đế quốc và rút ra được bài học là muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình, vào lực lượng của mình Thực chất chủ nghĩa đế quốc chỉ là sự thoả thuận của các nước đế quốc với nhau trong việc phân chia thị trường thế giới Không thể tin vào lời nói mà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng sau những lời tuyên bố gọi là “hội nghị hoà bình”
Trong một cuộc họp, Nguyễn Ái Quốc được một đồng chí đưa cho đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo Khi đọc bản luận cương này người nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi thấy rất cảm động, phấn khởi, sang tỏ, tin tưởng biết bao?” Người đã vui mừng phát khóc, và giờ đây người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, đây chính là cái mà dân tộc ta đang cần, là điều mang lại cho những đồng bào “bị đoạ đày đau khổ” một cuộc sống khác đi, cuộc sống của tự do,
ấm no và hạnh phúc.Người đã biểu quyết tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp
Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đã giúp người tìm thấy con đường chân chính cho sự
nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và đánh dấu bước chuyến căn bản trong tư tưởng của Người- từ lập trường dân tộc sang lập trường giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản
III KẾT LUẬN.
Các yếu tố xã hội Việt Nam( TK XIX-XX), quê hương, đất nước và thời đại
có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Những yếu tố trên
là cơ sở ban đầu góp phần định hướng đúng con đường phải đi của Nguyễn Tất thành để cứu đất nước khỏi cảnh lầm than, là tiền đề đề Hồ Chí Minh từng bước xây dựng hệ tư tưởng của mình, làm kim chỉ nam cho dân tộc Việt Nam