1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hiến pháp

6 666 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 102,08 KB

Nội dung

Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp Xuất phát từ lí luận chung về pháp luật, đối tượng điều chỉnh của ngành luật nói chung là những quan hệ xE hội mà ngành luật đó tác động đến nhằm

Trang 1

TS Vũ Hồng Anh *

ột trong những đặc điểm quan trọng

của hệ thống pháp luật XHCN là sự

phân chia thành các ngành luật Cơ sở để

phân biệt giữa ngành luật này và ngành luật

khác là đối tượng điều chỉnh và phương pháp

điều chỉnh

Luật hiến pháp được coi là ngành luật

độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì

nó có đối tượng điều chỉnh và phương pháp

điều chỉnh riêng Tuy nhiên, trong sách báo

pháp lí ở nước ta, việc xác định đối tượng và

phương pháp điều chỉnh của nó vẫn còn chưa

có cách hiểu thống nhất Bài viết này sẽ phân

tích về hai vấn đề nói trên nhằm góp thêm ý

kiến để làm rõ nội dung của hai khái niệm

này

1 Đối tượng điều chỉnh của luật hiến

pháp

Xuất phát từ lí luận chung về pháp luật,

đối tượng điều chỉnh của ngành luật nói

chung là những quan hệ xE hội mà ngành

luật đó tác động đến nhằm thiết lập trật tự xE

hội nhất định phù hợp với ý chí nhà nước,

các học giả Việt Nam đE xác định phạm vi

đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp là

"Những quan hệ x hội quan trọng gắn liền

với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế,

văn hóa - x hội, chính sách đối ngoại và an

ninh quốc phòng, địa vị pháp lí của công dân

cũng như tổ chức và hoạt động của bộ máy

nhà nước CHXHCN Việt Nam"(1) Có học giả

liệt kê cụ thể những quan hệ xE hội mà

ngành luật hiến pháp điều chỉnh Những

quan hệ xE hội liên quan đến nguồn gốc của

quyền lực nhà nước và bản chất quyền lực

nhà nước; những quan hệ xE hội liên quan

đến mô hình Nhà nước Việt Nam Đó là mối

quan hệ cho phép xác định cơ cấu, tổ chức

các cơ quan nhà nước và mối quan hệ giữa

các cơ quan nhà nước với nhau; những mối quan hệ xE hội liên quan đến việc xác định cơ sở kinh tế, văn hóa, xE hội của việc tổ chức Nhà nước Việt Nam; những mối quan

hệ xE hội giữa Nhà nước với các công dân Việt Nam nói chung Đó là những mối quan

hệ xE hội xác định hình thức tham gia của nhân dân vào việc quyết định các công việc của nhà nước, xác định địa vị pháp lí của công dân(2)

Từ những trích dẫn trên đây chúng ta thấy luật hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rất rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống nhà nước và xE hội, điều mà các học giả

đE khẳng định " Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp không chỉ bó hẹp trong phạm

vi một loại quan hệ x hội nhất định mà ngược lại, nó điều chỉnh nhiều loại quan hệ

x hội khác nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước CHXHCN Việt Nam"(3) Tuy nhiên, phạm vi đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp cũng có giới hạn " Phạm vi đó chủ yếu chỉ giới hạn ở những quan hệ x hội quan trọng gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa -

x hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lí của công dân cũng như

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam"(4) Sự giới hạn này cũng không làm giảm nỗi hoài nghi của một số học giả về đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp: "Không có một ngành luật nào điều chỉnh nhiều mối quan hệ x hội đến như vậy, cho dù những quan hệ đó đều là cơ bản"(5)

Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng

đối tượng điều chỉnh của ngành luật trùng

M

* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

với đối tượng điều chỉnh của văn bản luật tạo

thành nguồn cơ bản của ngành luật đó(6)

dụ, đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân

sự trùng với đối tượng điều chỉnh của BLDS,

đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến

pháp trùng với đối tượng điều chỉnh của hiến

pháp(7)

Bởi vì, hiến pháp là văn bản chính trị

- pháp lí của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao

nhất Hiến pháp là cơ sở pháp lí cho việc xác

định chế độ xE hội và nhà nước, tạo cơ sở

pháp lí cho việc thành lập và hoạt động của

các cơ quan nhà nước Hiến pháp xác định

mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, tạo

cơ sở cho việc xác định địa vị pháp lí của

công dân Do đó, hiến pháp có phạm vi đối

tượng điều chỉnh rộng liên quan đến các lĩnh

vực của đời sống nhà nước và xE hội Hiến

pháp là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật

Việt Nam đồng thời hiến pháp là nguồn của

các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt

Nam Tuy nhiên với 147 điều, hiến pháp

không thể điều chỉnh những quan hệ xE hội

cụ thể trong mọi lĩnh vực mà chỉ quy định

những vấn đề chung mang tính nguyên tắc,

định hướng trong từng lĩnh vực, cụ thể:

+ Trong lĩnh vực chính trị, hiến pháp

điều chỉnh những quan hệ xE hội liên quan

tới việc xác định chế độ chính trị Nội dung

của chế độ chính trị bao gồm các vấn đề như

chủ quyền quốc gia; bản chất nhà nước,

nguồn gốc của quyền lực nhà nước; hình

thức thực hiện quyền lực nhân dân; vai trò

của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà

nước xE hội, vai trò của Mặt trận tổ quốc

Việt Nam và các thành viên của mặt trận;

mục đích, nhiệm vụ của Nhà nước, các cơ

quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước;

chính sách dân tộc của Nhà nước; chính sách

đối ngoại của Nhà nước

+ Trong lĩnh vực kinh tế, hiến pháp quy

định mục đích chính sách kinh tế của Nhà

nước; chính sách phát triển kinh tế; các loại

hình chế độ sở hữu, chính sách của Nhà nước

đối với các thành phần kinh tế; chính sách

kinh tế đối ngoại của Nhà nước; các nguyên tắc Nhà nước quản lí nền kinh tế quốc dân + Trong lĩnh vực văn hóa - xE hội hiến pháp quy định mục đích phát triển nền văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục khoa học và công nghệ; chính sách xE hội của Nhà nước Những quan hệ xE hội trong các lĩnh vực nói trên được hiến pháp điều chỉnh ở mức độ khái quát hóa cao mang tính định hướng cơ bản Trên cơ sở đó các luật và văn bản dưới luật sẽ điều chỉnh cụ thể những quan hệ xE hội này Nhưng khi những quan hệ xE hội liên quan đến lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xE hội được cụ thể hóa bằng luật hoặc văn bản dưới luật thì bản thân những văn bản đó không phải là nguồn của luật hiến pháp mà trở thành nguồn của các ngành luật khác như kinh tế, hành chính, đất đai, lao động chỉ

có những quan hệ xE hội liên quan đến lĩnh vực chính trị khi được điều chỉnh bởi luật hoặc văn bản dưới luật thì những văn bản này

sẽ là nguồn của luật hiến pháp, ví dụ: Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam năm 1999, Nghị

định về quy chế thực hiện dân chủ ở xE năm

1998

+ Một trong những nội dung cơ bản của hiến pháp là mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân Mối quan hệ này được thể hiện thông qua những quy định về quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân

Bảo đảm các quyền tự do cá nhân là một trong hai nội dung cơ bản của khẩu hiệu lập hiến Thiếu sót của Hiến pháp Mĩ 1787 - Bản hiến pháp đầu tiên của nhân loại - không ghi nhận các quyền tự do cá nhân đE được bổ sung bởi 10 tu chính án vào năm 1791 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ - Hiến pháp 1946 đE đề ra 3 nguyên tắc xây dựng hiến pháp, một trong 3 nguyên tắc đó

là đảm bảo các quyền tự do dân chủ Và hiến pháp đE trịnh trọng ghi nhận các nghĩa vụ và quyền lợi của công dân ngay tại chương II với 18 điều khoản

Trang 3

Trải qua 4 bản hiến pháp, các quyền tự

do dân chủ của cá nhân ở nước Việt Nam

ngày càng được mở rộng (Hiến pháp năm

1992 có 34 điều quy định về quyền và nghĩa

vụ công dân) Bên cạnh đó những quyền và

nghĩa vụ của công dân còn được bảo đảm

thực hiện bằng các quy định của luật và văn

bản dưới luật như Luật bầu cử đại biểu Quốc

hội, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân,

Luật báo chí, Luật khiếu nại tố cáo, Luật

giáo dục

Như vậy, luật hiến pháp không những

điều chỉnh những quan hệ xE hội cơ bản mà

còn điều chỉnh những quan hệ xE hội cụ thể

liên quan đến mối quan hệ giữa Nhà nước và

công dân Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, luật

hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xE

hội cụ thể liên quan đến quyền, nghĩa vụ

công dân trong lĩnh vực chính trị còn trong

những lĩnh vực khác thì những quan hệ xE

hội cụ thể lại được điều chỉnh bởi quy phạm

của các ngành luật khác

+ Vấn đề trọng tâm của mỗi bản hiến

pháp là tổ chức nhà nước Hiến pháp 1946 đE

dành 4 trong số 7 chương, 48 trong số 70

điều để điều chỉnh vấn đề này Hiến pháp

năm 1992 dành 6 trong số 10 chương, 62

trong số 147 điều để điều chỉnh Nội dung

của tổ chức nhà nước bao gồm những vấn đề

như tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước,

cấu trúc nhà nước và thiết lập mối quan hệ

giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ

quan chính quyền địa phương

Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi

các cơ quan nhà nước, vì vậy, Hiến pháp phải

quy định cách thức thành lập, phân định rõ

thẩm quyền, phạm vi hoạt động của các cơ

quan nhà nước đồng thời xác lập mối quan

hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau Tuy

nhiên, trong phạm vi của mình, Hiến pháp

chỉ quy định những vấn đề cơ bản nhất liên

quan đến tổ chức và hoạt động của từng cơ

quan nhà nước như vị trí, chức năng (hướng

hoạt động chủ yếu) nhiệm vụ, quyền hạn, cơ

cấu tổ chức và trình tự hoạt động chung của

các cơ quan nhà nước Trên cơ sở những quy

định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh và một

số văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ điều chỉnh cụ thể những vấn đề này Những văn bản này tạo thành nguồn quan trọng và chiếm một số lượng lớn trong số nguồn của luật hiến pháp

Nội dung của vấn đề tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước cũng chính là nội dung của hình thức chính thể(8)

Nhưng không thể

đồng nhất chính thể với chế độ chính trị(9)

hay nói cách khác không thể đồng nhất chế

độ chính trị với tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước Vấn đề cốt lõi của chế độ chính trị

là quyền lực nhân dân mà phạm trù "quyền lực nhân dân" không thể đồng nhất với phạm trù "quyền lực nhà nước" và việc thực hiện quyền lực nhà nước Quyền lực nhân dân

được thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó hình thức quyền lực nhà nước là cơ bản(10) Khi nghiên cứu về chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam, PGS.TS Lê Minh Tâm cho rằng "Trong Hiến pháp 1992, chế định

về chế độ chính trị đ thể hiện một cách đầy

đủ và toàn diện các quy định và nguyên tắc chính trị cơ bản, tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc cho việc thiết lập, củng cố và bảo vệ chế độ chính trị tốt đẹp của nước CHXHCN Việt Nam Các quy định và nguyên tắc trong chương chế độ chính trị còn là cơ sở, nền tảng chính trị của các chương về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hội đồng nhân dân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân"(11) Như vậy chế độ chính trị thiết lập những nguyên tắc nền tảng cơ bản cho việc

tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước Hay nói cách khác, chính chế độ chính trị đóng vai trò quan trọng (nếu như không nói là quyết định) đối với việc xác lập hình thức chính thể của nhà nước

Nói tóm lại, từ những phân tích trên đây chúng tôi chia sẻ quan điểm cho rằng luật hiến pháp điều chỉnh 2 nhóm quan hệ xE hội sau: Thứ nhất, nhóm quan hệ xE hội gắn với việc xác định cơ sở của quyền lực nhân dân

Trang 4

bao gồm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn

hóa - xE hội Thứ hai, nhóm quan hệ xE hội

phát sinh trong quá trình thực hiện quyền lực

nhà nước của nhân dân bao gồm tổ chức và

hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền

và nghĩa vụ của công dân(12)

2 Phương pháp điều chỉnh của luật

hiến pháp

Từ lí luận chung về pháp luật, phương

pháp điều chỉnh pháp luật là tổng hợp tất cả

những cách thức tác động pháp luật lên các

quan hệ xE hội(13) Phương pháp điều chỉnh

của ngành luật hiến pháp là toàn bộ những

phương thức, cách thức tác động pháp lí lên

những quan hệ xE hội thuộc phạm vi điều

chỉnh của ngành luật hiến pháp Mỗi ngành

luật có phương pháp điều chỉnh riêng phụ

thuộc vào nội dung và tính chất của những

quan hệ xE hội mà ngành luật đó điều chỉnh

Như đE trình bày ở trên, những quan hệ

xE hội mà ngành luật hiến pháp điều chỉnh

liên quan đến quyền lực nhân dân và việc

thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân,

bởi vậy, những quan hệ xE hội đó mang tính

chất quyền lực Những quan hệ pháp luật

hiến pháp thường là những quan hệ giữa nhà

nước và công dân, nhà nước và xE hội, giữa

cơ quan nhà nước với cơ quan nhà nước Để

điều chỉnh những quan hệ xE hội này, luật

hiến pháp cần có những cách thức tác động

đặc biệt Những cách thức mà luật hiến pháp

sử dụng để điều chỉnh những quan hệ xE hội

là:

+ Bắt buộc, cách thức này thường được

sử dụng để điều chỉnh quan hệ xE hội liên

quan đến việc thực hiện quyền lực nhà nước

và xác định nghĩa vụ của công dân Theo

cách thức này quy phạm luật hiến pháp buộc

chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp phải

thực hiện hành vi nhất định Ví dụ, khoản 2

Điều 86 Hiến pháp năm 1992 quy định:

"Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng

Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu

Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của

mình, ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường"

Theo quy phạm này một bên chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp là ủy ban thường vụ Quốc hội phải triệu tập Quốc hội họp bất thường khi nhận được yêu cầu của chủ thể khác trong quan hệ pháp luật hiến pháp như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội

Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Chủ tịch nước chịu trách nhiệm

và báo cáo công tác trước Quốc hội" Theo quy phạm này Chủ tịch nước phải báo cáo công tác trước Quốc hội tại kì họp Quốc hội Khoản 2 Điều 77 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân phải làm nghĩa vụ quân

sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân" Theo quy phạm này công dân phải thực hiện hành vi "làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân" + Cho phép, cách thức này được sử dụng

để điều chỉnh các quan hệ xE hội gắn với việc xác định quyền công dân và quyền hạn của các cơ quan nhà nước Theo cách thức này, quy phạm luật hiến pháp cho phép chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện hành vi nhất định Ví dụ, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền tự

do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội biểu tình theo quy định của pháp luật" Theo quy phạm này mọi công dân Việt Nam - chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp được phép thực hiện các hành vi như tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, hội họp và biểu tình

Điều 84 Hiến pháp năm 1992 quy định những nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, như vậy Hiến pháp cho phép Quốc hội thực hiện những quyền hạn nhất định trong các lĩnh vực khác nhau

+ Cấm đoán, cách thức này được sử dụng

để điều chỉnh một số quan hệ xE hội liên quan đến quyền công dân và hoạt động của

Trang 5

các cơ quan nhà nước Theo cách thức này,

quy phạm luật hiến pháp nghiêm cấm chủ

thể quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện

hành vi nhất định Ví dụ, khoản 3 Điều 70

Hiến pháp năm 1992 quy định: "Không ai

được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo

hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm

trái pháp luật và chính sách của nhà nước"

Quy phạm này nghiêm cấm chủ thể luật hiến

pháp thực hiện hành vi xâm phạm quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng

như hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để

làm trái pháp luật và chính sách của nhà

nước

Khoản 1 Điều 99 Hiến pháp năm 1992

quy định: "Không có sự đồng ý của Quốc hội

và trong thời gian Quốc hội không họp,

không có sự đồng ý của ủy ban thường vụ

Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố

đại biểu Quốc hội" Quy phạm này nghiêm

cấm chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp

(cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thực hiện

hành vi bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội

khi chưa được sự đồng ý của Quốc hội hoặc

của ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời

gian Quốc hội không họp

Những cách thức nói trên cũng chính là

phương pháp mà luật hiến pháp sử dụng để

tác động lên những quan hệ xE hội thuộc

phạm vi điều chỉnh của mình

Bên cạnh đó cần phải phân biệt phương

pháp điều chỉnh với sự điều chỉnh (cơ chế

điều chỉnh) của luật hiến pháp Sự điều chỉnh

(cơ chế điều chỉnh) của luật hiến pháp là sự

tác động có tổ chức, có mục đích của các

quy phạm pháp luật hiến pháp lên những

quan hệ xE hội thuộc phạm vi điều chỉnh của

ngành luật hiến pháp nhằm điều chỉnh, bảo

vệ và duy trì sự phát triển của những quan hệ

xE hội đó

Sự điều chỉnh (cơ chế điều chỉnh) của

luật hiến pháp được thực hiện thông qua hệ

thống những phương tiện pháp luật như quy

phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, trách nhiệm pháp lí và phương pháp điều chỉnh

Để điều chỉnh những quan hệ xE hội, trước hết luật hiến pháp phải thiết lập năng lực pháp lí cho chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp, xác định quy chế pháp lí và bảo

đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể thông qua các phương tiện pháp lí khác

Đối với thể nhân (công dân, cử tri, cá nhân khác) luật hiến pháp thiết lập năng lực pháp lí tức là quy định quyền, nghĩa vụ chung không phụ thuộc vào khả năng, vị trí

xE hội của từng chủ thể

Năng lực pháp lí của các cơ quan nhà nước bao hàm chức năng nhiệm vụ và quyền hạn Mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng phù hợp với nhiệm vụ chung

Năng lực pháp lí của các tổ chức xE hội

và các chủ thể khác bao hàm quyền và trách nhiệm

Khi thiết lập năng lực pháp lí cho các chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp, luật hiến pháp sử dụng các phương pháp bắt buộc, cho phép, cấm đoán Như vậy, việc xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp không phải là phương pháp điều chỉnh như quan điểm của một số học giả(14) mà nó thuộc một trong những yếu tố của sự điều chỉnh (cơ chế điều chỉnh) của luật hiến pháp

Ngoài ra có quan điểm cho rằng phương pháp điều chỉnh của luật hiến pháp là xác

định những nguyên tắc chung mang tính

định hướng cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp(15) Quan điểm này không chính xác bởi hai lí do sau: Thứ nhất, những nguyên tắc chung (như nguyên tắc quyền lực nhân dân, đại diện nhân dân, Đảng lEnh đạo, tập trung dân chủ ) là bộ phận cấu thành quan trọng của

hệ thống luật hiến pháp Chính trên cơ sở những nguyên tắc chung này mà luật hiến

Trang 6

pháp được xây dựng thành hệ thống thống

nhất đồng thời những nguyên tắc chung tạo

mối liên kết chặt chẽ giữa các chế định của

ngành luật hiến pháp

Thứ hai, đE là những nguyên tắc chung

thì thường mang tính khái quát hóa cao vì

vậy những nguyên tắc chung không điều

chỉnh những quan hệ xE hội cụ thể Trên cơ

sở những nguyên tắc chung quy phạm luật

hiến pháp lựa chọn những cách thức nhất

định phù hợp với định hướng của nguyên tắc

chung để điều chỉnh các quan hệ xE hội cụ

thể Ví dụ, nguyên tắc tập trung dân chủ

(khoản 2 Điều 6 Hiến pháp năm 1992) là

một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt

động của các cơ quan nhà nước Trên cơ sở

nguyên tắc này, Điều 88 Hiến pháp năm

1992 quy định: "Luật, nghị quyết của Quốc

hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc

hội biểu quyết tán thành"; Điều 93 Hiến

pháp năm 1992 quy định: "Pháp lệnh, nghị

quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội phải

được quá nửa tổng số thành viên ủy ban

thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành";

khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 1992 quy

định: "Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm

quyền của Chính phủ phải được thảo luận

tập thể và quyết định theo đa số" Trong tất

cả những quy phạm nêu trên, luật hiến pháp

sử dụng phương pháp bắt buộc để điều chỉnh

quan hệ xE hội Phương pháp này phù hợp

với định hướng của nguyên tắc tập trung dân

chủ

Nói tóm lại, bắt buộc, cho phép, cấm

đoán là những phương pháp mà ngành luật

hiến pháp sử dụng để điều chỉnh các quan hệ

xE hội thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp./

(1).Xem: Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Trường

đại học luật Hà Nội 1994, tr.6

(2).Xem Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội 1999, tr.13 - 14 (3), (4).Xem: Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội 1994, tr.6.

(5).Xem: Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Sđd, tr.16.

(6).Xem: Nguyễn Đăng Dung "Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp", Tạp chí khoa học (KHXH) Đại học quốc gia Hà Nội 1999, số 1, tr.1.

(7) Hiến pháp với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật không thể gọi là luật hiến pháp như quan điểm của một số học giả (giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội 1999, tr.13) Thuật ngữ "Luật hiến pháp" chỉ được hiểu dưới hai giác độ: Khoa học luật hiến pháp và ngành luật hiến pháp Trong chương trình đào tạo cử nhân luật thuật ngữ này biểu hiện cho một môn học Bản thân hiến pháp không phải là văn bản quy phạm pháp luật thông thường mà là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất (khoản 1 Điều 146 Hiến pháp 1992) Vì vậy, để thay thế cho thuật ngữ "Hiến pháp" chỉ có thể sử dụng thuật ngữ duy nhất là "luật cơ bản" Việc

sử dụng các thuật ngữ khác là không chính xác (8).Xem: Vũ Hồng Anh: - "Hình thức chính thể của các nước trên thế giới" Tạp chí luật học 1998, số 4 tr.40-48;

- "Chính thể nước Việt Nam qua 4 bản hiến pháp", Tạp chí luật học 1997, số 1, tr.5 -12.

(9).Xem: Nguyễn Đăng Dung, Sđd tr.7.

(10).Xem: - Vũ Hồng Anh "Quyền lực nhà nước hay tất cả quyền lực thuộc về nhân dân" Tạp chí luật học

1999, số 6, tr.3-8

- Nguyễn Xuân Tế "Quyền lực chính trị và vấn đề thực hiện quyền lực chính trị trong thời kì quá

độ lên chủ nghĩa xE hội ở nước ta", Tạp chí nhà nước

và pháp luật 1999, số 7, tr.20 -29.

(11).Xem: Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội 1994, tr.128.

(12).Xem: Giáo trình luật nhà nước Xô Viết, Nxb Văn học - pháp lí, M.1985, tr.13-14.

(13).Xem: Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp luật, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb Giáo dục 1996, tr.327.

(14).Xem: Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội, Sđd, tr.8

(15).Xem: Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội, Sđd, tr.7.

...

dụ, đối tượng điều chỉnh ngành luật dân

sự trùng với đối tượng điều chỉnh BLDS,

đối tượng điều chỉnh ngành luật hiến

pháp trùng với đối tượng điều chỉnh hiến

pháp< small>(7)...

thống phương tiện pháp luật quy

phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, trách nhiệm pháp lí phương pháp điều chỉnh

Để điều chỉnh quan hệ xE hội, trước hết luật hiến pháp. .. hệ pháp luật hiến pháp phương pháp điều chỉnh quan điểm số học giả(14) mà thuộc yếu tố điều chỉnh (cơ chế điều chỉnh) luật hiến pháp

Ngồi có quan điểm cho phương pháp điều

Ngày đăng: 20/12/2015, 07:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w