Luận văn về ứng dụng phần mềm giám sát không khí cho khu kinh tế quảng ngãi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
•&œ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ENVIMAP GIÁM SÁT
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHO KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT, QUẢNG NGÃI
Ngành học : Môi trường Mã số ngành : 108
GVHD : TSKH BÙI TÁ LONG SVTH : NGUYỄN THỊ TRANG THƯ
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007
Trang 2MỤC LỤC MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục tiêu của đề tài 1
Tính mới của đề tài 1
Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
Giới hạn của đề tài 2
Nội dung thực hiện trong đề tài 2
Biện pháp tổ chức thực hiện 3
Sản phẩm của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI - KHU KINH TẾ DUNG QUẤT 1.1 Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi 4
1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Bình Sơn 7
1.2.1 Diện tích dân số và lao động 7
1.2.2 Hiện trạng các ngành kinh tế 7
1.2.2.1Sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp 7
1.2.2.2Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 11
1.2.3 Cơ sở hạ tầng 11
1.2.3.1Giao thông 11
1.2.3.2Hệ thống điện 12
1.2.3.3Thông tin liên lạc 12
Trang 31.2.3.4Hệ thống cấp nước 13
1.2.4 Lĩnh vực giáo dục, y tế và vệ sinh môi trường 13
1.2.4.1Giáo dục 13
1.2.4.2Y tế và vệ sinh môi trường 13
1.3 Tình hình chung KKT Dung Quất 14
1.3.1 Điều kiện tự nhiên KKT Dung Quất và chung quanh 14
1.3.1.1Địa hình, địa mạo 17
1.3.1.2Địa chất công trình và địa chất thuỷ văn 19
1.3.1.3Khí hậu 21
1.3.2 Hiện trạng môi trường 35
1.3.2.1Chất lượng không khí 35
1.3.2.2Chất lượng nước 37
1.3.2.3Chất thải rắn 44
1.3.2.4Môi trường đất 44
1.3.2.5Hệ sinh thái 46
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 2.1 Hệ thống thông tin địa lý 49
2.2 Công nghệ hệ thống thông tin địa lí 52
2.2.1 Định nghĩa GIS 52
2.2.2 Tiếp cận hệ thống thông tin địa lí 54
2.2.3 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS 55
2.3 Mô hình lan truyền chất ô nhiễm được sử dụng trong luận văn 57
Trang 42.3.1 Phân tích cơ sở lựa chọn mô hình tính toán lan truyền và khuyếch tán chất ô
nhiễm không khí 57
2.3.2 Sự phân bố chất ô nhiễm và phương trình toán học cơ bản 61
2.3.3 Công thức Berliand trong trường hợp chất khí và bụi nặng 66
2.4 Phương pháp tính toán nồng độ trung bình trong phạm vi giới hạn thới gian dài ngày do nhiều nguồn thải gây ra 68
2.4.1 Nguyên tắc chung 68
2.4.2 Công thức xác định nồng độ trung bình theo tần suất gió 69
2.5 Cơ sở thực tiễn của đề tài 70
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG TIN HỌC QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT 3.1 Tổng quan về phần mềm ENVIMAP phiên bản 3.0 74
3.2 Cấu trúc phần mềm ENVIMAP 76
3.2.1 Module quản lí bản đồ GIS 78
3.2.2 Module quản lí cơ sở dữ liệu 79
3.2.3 Cấu trúc CSDL của ENVIMAP_DQ 80
3.3 Mô tả CSDL được mô tả bởi ENVIMAP_DQ 84
3.3.1 Cơ sở sản xuất trong KKT Dung quất 85
3.3.2 Cơ sở dữ liệu về các ống khói 85
3.3.3 Danh sách tiêu chuẩn Việt Nam 86
3.3.4 Danh sách chất 87
3.4 Chạy mô hình phát tán ô nhiễm không khí 87
3.5 Thực hiện báo cáo thống kê trong ENVIMAP_DQ 90
Trang 53.6 Ứng dụng ENVIMAP_DQ để đánh giá phát tán ô nhiễm taị KKT Dung
Quất 94
3.6.1 Mô tả kịch bản 94
3.6.2 Kết quả tính toán mô phỏng theo kịch bản 95
Đồ thị thể hiện kết quả tính toán 99
Nhận xét 101
KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ Những kết quả của Luận văn do chính tác giả thực hiện 103
Hạn chế của đề tài 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
KKT Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi được xem là dự án trọng điểm của khu vực miền Trung, nó tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước Tuy nhiên, KKT hiện đang trong giai đoạn xây dựng nên các vấn đề về cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu kém Mặt khác, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo còn gặp nhiều khó khăn nên việc ứng dụng các phương pháp để giải quyết các vấn đề về môi trường còn chưa kịp so với các khu vực phát triển của cả nước
Hiện trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng quan tâm chung của các cập hiện nay, trong đó KKT Dung Quất cũng không ngoại lệ Tại khu vực KKT hiện đang diễn ra nhiều hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường mà nhất là ô nhiễm môi trường không khí như hoạt động xây dưng và quá trình sản xuất của các nhà máy trong khu vực Vì vậy để giải những vấn đề môi trường đó và mục tiêu hướng đến phát triển bền vững trong tương lai, thì KKT Dung quất có thể ứng dụng những công cụ quản lí và giám sát môi trường đã được nghiên cứu và thực hiện trong cả nước Đây cũng là mục đích muốn hướng đến của đề tài
Mục tiêu của đề tài
ü Mục tiêu lâu dài: xây dựng hệ thống thông tin môi trường dựa trên nền tảng tri thức và cơ sở dữ liệu môi trường để trợ giúp trong việc giám sát chất lượng môi trường tại các KCN ở tỉnh Quảng Ngãi
ü Mục tiêu trước mắt: Ứng dụng mô hình toán – tin đã được nghiên cứu trong các đề tài khoa học các cấp giám sát môi trường không khí KKT Dung Quất
Tính mới của đề tài
Quản lí môi trường bằng phương pháp tiếp cận truyền thống là dựa trên
Trang 7chất lượng môi trường thường trải qua nhiều giai đoạn riêng lẽ,bắt buộc phải sử dụng các công cụ và phần mềm máy tính khác nhau Vì vậy, tính mới trong đề tài này là đề xuất được một công cụ tin học được ứng dụng để quản lí môi trường ở KKT Dung quất thuận tiện và hiệu quả hơn Nó thể hiện ở chổ tự động hoá cao bằng cách đưa dữ liệu gắn với GIS và các công cụ phân tích chung dưới một hệ thống duy nhất
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trong phạm vi của KKT Dung Quất
Giới hạn của đề tài
ü Về địa lý: Đề tài giới hạn trong phạm vi KKT Dung quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi
ü Về số liệu: Các số liệu được sử dụng trong đề tài giới hạn từ năm 2000 –
2007
Nội dung thực hiện trong đề tài
ü Thu thập dữ liệu bản đồ KKT Dung quất và tỉnh Quảng Ngãi;
ü Thu thập các dữ liệu của các cơ sở sản xuất có phát thải trực tiếp ô nhiễm vào môi trường không khí trong phạm vi giới hạn xem xét;
ü Thu thập các số liệu quan trắc tại một số vị trí quan trắc trong KKT Dung Quất;
ü Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của Trung tâm kỹ thuật và Quan trắc Môi trương; KKT Dung Quất cũng nhừ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngã;
ü Thu thập số liệu khí tượng của tỉnh Quảng Ngãi;
ü Aùp dụng mô hình Berliand tính toán sự phát tán ô nhiễm không khí từ nguồn thải điểm Từ đó dùng kỹ thuật GIS thể hiện bản đồ ô nhiễm theo tháng cho KKT Dung Quất;
ü Ưùng dụng phần mềm ENVIM
Trang 8Biện pháp tổ chức thực hiện
ü Phương pháp thực hiện đề tài
§ Phương pháp thực tế;
§ Phương pháp luận;
§ Phương pháp chuyên gia;
§ Phương pháp thống kê
ü Giải pháp kỹ thuật thực hiện
§ Thu thập dữ liệu nền từ các cơ quan quản lý ( dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội và dữ liệu môi trường của KKT Dung Quất…);
§ Đánh giá nhanh chất lượng môi trường KKT Dung Quất;
§ Đánh giá và phân tích chất lượng không khí KKT Dung Quất;
§ Xây dựng cơ sở dữ liệu của KKT Dung Quất trên GIS;
§ Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp có tích hợp GIS trên cơ sở công nghệ đã được thực hiện trong thời gian qua
Sản phẩm của đề tài
ü Luận văn tốt nghiệp;
ü Phần mềm ứng dụng
Trang 9Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi đạt từ 8 - 10%, cụ thể năm 2004 là 8%, năm 2005 đạt 10,6%, năm 2006 ước đạt 11% Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 1996) gồm nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng hàng năm, năm 2004 tăng 12%, dự kiến năm 2005 tăng 13% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, sự phát triển của sản xuất công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa vững chắc, còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân, sản phẩm công nghiệp của tỉnh chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, công nghệ còn lạc hậu, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn Mặt khác, các KCN, KKT trong tỉnh đã hình thành nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, cơ chế chính sách thu hút đầu tư chưa thật sự thông thoáng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm.
Trang 10Trong giai đoạn 2003 - 2006, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 12,9%/năm, trong đó công nghiệp trung ương tăng bình quân 11,5%/năm, công nghiệp địa phương tăng 23,9%/năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 13,5%/năm và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,2%/năm Trên địa bàn tỉnh đã có 3 KCN (KCN Quảng Phú, KCN Tịnh Phong, KCN Phổ Phong) và 01 khu kinh tế (KKT Dung Quất)
- KCN Quảng Phú: diện tích 132 ha nằm ở phía Tây thị xã Quảng Ngãi, trong
đó tập trung chủ yếu là các nhà máy chế biến thực phẩm Đây là KCN mía đường lớn nhất của tỉnh;
- KCN Tịnh Phong: diện tích 141,42 ha nằm ở phía Bắc của tỉnh (huyện Sơn
Tịnh), tập trung chủ yếu các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng
cao cung cấp cho KKT Dung Quất và tiêu thụ trong khu vực;
(huyện Đức Phổ), bao gồm các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy đường, nhà máy giấy, nhà máy chế biến cao su;
- KKT Dung Quất: có diện tích khoảng 10.300 ha nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
(huyện Bình Sơn), bao gồm nhiều phân khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch, khu đô thị Tính đến tháng 10/2006 đã chấp thuận và cấp phép đầu tư cho
56 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 33.000 tỷ đồng (tương đương với 2,15 tỷ USD), giải quyết việc làm cho 4.000 lao động Hiện tại đã có 17 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, 18 dự án đang triển khai xây dựng, 15 dự án đang triển khai thủ tục đền bù, thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị xây dựng Ngoài ra, hiện đang có 28 dự án đăng ký đầu tư và KKT Dung Quất với tổng số vốn đăng ký là 18.629 tỷ đồng (tương đương với 1,2 tỷ USD)
Thương mại - dịch vụ ngày càng đa dạng về chủng loại hàng hoá trên thị trường đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh Dịch vụ du
Trang 11lịch tuy có phát triển nhưng chưa khai thác triệt để tiềm năng Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nhưng còn dưới mức trung bình của cả nước, từ 182 USD/người vào năm 2003 đến 210 USD/người vào năm 2004 và ước đạt 296 USD/người vào năm 2005
Tổng sản lượng thuỷ sản chế biến năm 2005 của toàn tỉnh đạt khoảng 2.625 tấn, giá trị thuỷ sản chế biến xuất khẩu ước đạt 2,45 triệu USD Sản lượng thuỷ sản chế biến đông lạnh xuất khẩu đạt 850 tấn tăng 400 tấn so với năm 2003
Kim ngạch hàng hoá XNK có chiều hướng phát triển khá, cụ thể năm
2003 là 13,1 triệu USD, năm 2004 đạt 22 triệu USD và năm 2005 ước đạt 25 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu năm 2003 là 6,3 triệu USD, năm 2004 là 13 triệu USD và ước đạt 15 triệu USD vào năm 2005
Thu ngân sách trên địa bàn ngày càng cao, cụ thể năm 2004: 145 tỷ đồng, năm 2005: 182,4 tỷ đồng, năm 2006: 257,5 tỷ đồng, dự kiến năm 2007 đạt trên 300 tỷ đồng Tuy nhiên mức thu chỉ bằng 30 - 40% mức chi ( 855,5 tỷ năm 2005, 810 tỷ năm 2007) Nguyên nhân của việc thu ngân sách tăng là do có nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu thông qua cảng Dung Quất
Bên cạnh các chỉ tiêu về kinh tế thì các chỉ tiêu về xã hội cũng có những chuyển biến quan trọng Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm, cụ thể năm 2005 là 1,348‰, năm 2006 là 1,290‰, dự kiến năm 2007 là 1,230‰ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 36% năm 2004 xuống còn 30% năm 2005 Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 23,7% năm 2005 xuống còn 18,3% năm 2006, dự kiến năm 2007 còn 14,67% Hệ thống giao thông trong tỉnh ngày càng hoàn thiện và củng cố nhất là giao thông nông thôn, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã được nâng cấp và bê tông hoá Tỷ lệ số hộ dùng điện thắp sáng, dùng nước sạch ngày càng nhiều, 100% số xã có hệ thống truyền thanh
Trang 12Nhìn chung, cùng với sự phát triển KT - XH chung của cả nước, tình hình
KT - XH tỉnh Quảng Ngãi vài năm gần đây cũng có bước phát triển nổi bật, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, tuy có một số chỉ tiêu đạt thấp Nhưng
hy vọng trong thời gian tới khi hạ tầng kỹ thuật KKT Dung Quất được hoàn thiện, Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như các dự án đầu tư vào KKT Dung Quất xây dựng xong và đi vào hoạt động, cùng với sự kết hợp chặt chẽ trong quá trình phát triển của KKT Dung Quất với KKT mở Chu Lai, và sự phát triển đồng bộ các KCN khác của tỉnh như KCN Quảng Phú, KCN Tịnh Phong, KCN Phổ Phong sẽ tạo điều kiện cho tình hình KT - XH của tỉnh và các địa phương nội vùng như Bình Sơn, Sơn Tịnh có bước phát triển nhảy vọt
1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Bình Sơn
1.2.1 Diện tích dân số và lao động
Huyện Bình Sơn nơi có KKT Dung Quất, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích khoảng 463 km2 và số dân vào năm 2005 là 189.000 người Mật độ dân số là 382 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,179%
Hiện nay, phần lớn lao động trong huyện vẫn là lao động nông nghiệp Tuy nhiên, tình hình đang có sự chuyển biến tích cực Một lượng lao động địa phương đang được tuyển dụng vào làm việc tại các dự án đang hoạt động trong KKT Dung Quất và một lượng lao động tương đối lớn khác cũng đang được đào tạo nghề tại trường đào tạo nghề Dung Quất Trong tương lai đội ngũ lao động này
sẽ làm việc trong KKT Dung Quất Tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm đi
1.2.2 Hiện trạng các ngành kinh tế
1.2.2.1 Sản xuât nông - lâm - ngư nghiệp
• Trồng trọt và chăn nuôi
Thống kê các loại cây trồng của huyện Bình Sơn được trình bày như trong bảng sau:
Trang 13Bảng 1: Thống kê các loại cây trồng năm 2006 của huyện Bình Sơn
TT Cây trồng Diện tích phân bố
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Nguồn: UBND huyện Bình Sơn, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, an
ninh - quốc phòng năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2006
Tổng sản lượng lương thực đạt 49.236,79 tấn tăng 102,79 tấn so với năm
2004, tuy nhiên mới chỉ đạt được 95,49% kế hoạch năm Đặc biệt, diện tích cây lúa, cây lương thực chính, giảm đi so với năm 2004 khoảng 593 ha do việc chuyển đổi từ 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm Sản lượng lúa cũng vì vậy mà giảm đi so với năm
2004, khoảng 922 tấn Các loại cây trồng nguyên liệu như mía, mì đều có diện tích và sản lượng tăng hơn so với năm 2004 Cây bông vải đưa vào sản xuất bước đầu
có kết quả
Tổng đàn gia súc năm 2004 là 114.081 con, trong đó đàn trâu là 896 con, đàn bò là 41.925 con, đàn lợn là 71.260 con Đàn gia cầm có khoảng 549.625 con Nhìn chung số lượng gia súc và gia cầm đều tăng lên so với năm 2003 Nguyên nhân là do công tác thú y đạt được nhiều tiến bộ hơn so với các năm trước
Hiện nay, nhân dân trong huyện đã mạnh dạn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất, đặc biệt là việc đưa các giống mới vào sản xuất đại trà đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật
Trang 14nuôi Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt khoảng 271,3 tỷ đồng chiếm khoảng 68,3% tổng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
Công tác trồng và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ Năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện Bình Sơn là 8.762,57 ha trong đó đã tiến hành giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình khoảng 1.956 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được 200 ha Trồng rừng tập trung được 265 ha, tăng 9 ha so với năm
2003 Trồng cây phân tán các loại được khoảng 358.000 cây gồm phi lao, bạch đàn, keo lá tràm, keo lai Diện tích rừng trên địa bàn các xã Bình Trị, Bình Thuận và Bình Đông chủ yếu là rừng trồng, nhiều nhất là ở xã Bình Thuận (509,44 ha) Rừng tự nhiên chỉ còn lại ở xã Bình Đông với diện tích khoảng 2,7 ha
Trong năm 2005, KKT Dung Quất đã trồng mới được 392 ha rừng phòng hộ trong dự án phát triển rừng phòng hộ cho KKT
Trong năm 2005 đã phát hiện và xử lý 31 vụ vi phạm lâm luật Tổng giá trị lâm sản xử phạt và tịch thu bán nộp vào ngân sách khoảng 57.206.455 đồng
Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 đạt khoảng 20,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 5,1% tổng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
Trang 15Diện tích hồ nuôi tôm năm 2005 là 176 ha, năng suất bình quân đạt 0,98 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 173 tấn thấp hơn các năm trước và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra Nguyên nhân là do hầu hết các hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh, công tác phòng trừ bệnh ít hiệu quả, phải thu hoạch non Đời sống của một bộ phận hộ nuôi tôm cũng vì vậy mà gặp nhiều khó khăn Năm 2005, diện tích hồ nuôi tôm của huyện Bình Sơn là 178 ha chiếm 25,4% tổng diện tích ao nuôi tôm của toàn tỉnh Sản lượng tôm đạt khoảng 153 tấn Huyện đang triển khai dự án nuôi tôm với diện tích 162 ha trên địa bàn 3 xã Bình Trị, Bình Đông và Bình Phước Hoạt động nuôi tôm của huyện Bình Sơn tập trung chủ yếu ở 2 xã Bình Châu và Bình Dương
Diện tích nuôi cá nước ngọt năm 2005 là 10 ha, năng suất đạt 0,8 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 8 tấn Nếu so sánh với sản lượng hải sản và tôm thì sản lượng cá nước ngọt không đáng kể Nguyên nhân là diện tích ao hồ nước ngọt trong huyện không lớn, thường bị cạn nước và nhiễm mặn vào mùa khô gây khó khăn cho việc nuôi cá n-ước ngọt
Giá trị sản xuất ngư nghiệp năm 2005 đạt 105,5 tỷ đồng, chiếm 26,6% tổng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
• Thuỷ lợi và thuỷ nông
Năm 2002 đã thi công xây dựng, sửa chữa đập Phụng Hoàng, hồ Hóc Mít, hồ Đá Bạc, hồ Nam Bình Hạ, hồ An Cường, tràn xả lũ Hồ Ruộng Choạy, đê phòng chống lũ Bình Trung, kè sông Dâu - Bình Nguyên và các công trình chống hạn khác Đồng thời thực hiện kiên cố hoá kênh mương Thạch Nham Từ đó đã nâng tổng diện tích gieo trồng được tưới lên 10.676,8 ha
Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng khu tái định cư cho nhân dân nằm trong quy hoạch KKT Dung Quất Trong năm 2003, Ban Quản lý KKT Dung Quất cùng với UBND huyện Bình Sơn đã tiến hành quy hoạch và cấp
Trang 16đất tái định cư cho 150 hộ (trong vùng quy hoạch KKT Dung Quất) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng lều quán, nhà cửa trái phép theo Nghị định 04/CP ở các xã Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Đông, qua đó thực hiện cưỡng chế một số trường hợp vi phạm Tuy nhiên công tác quản lý đất đai ở một số xã còn buông lỏng, tình trạng lấn chiếm đất đai, làm nhà trái phép còn xảy ra ở nhiều nơi
1.2.2.2 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN và TTCN) đạt 41 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), trong đó ngoài quốc doanh đạt 31,85 tỷ đồng tăng 2,74% so với năm 2003 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào một số nghề là sản xuất đá lạnh, nghề mộc dân dụng, khai thác đá, gia công xẻ gỗ
Nhìn chung, giá trị sản xuất CN và TTCN của huyện có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp và chỉ tập trung ở một số ngành nghề truyền thống của địa phương cộng thêm một số dự án công nghiệp đang hoạt động trong KKT Dung Quất, việc phát triển ngành nghề mới còn hạn chế
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
1.2.3.1 Giao thông
Năm 2002, huyện đã thực hiện đề án bê tông hoá đường giao thông nông thôn, thi công được 13,49 km ở 11 xã, thị trấn, với tổng kinh phí là 4,635 tỷ đồng Có 4 tuyến đường do huyện quản lý được dự án ADB3 đầu tư và nâng cấp với tổng chiều dài 55,6 km, kinh phí 16,6 tỷ đồng Đầu tư nâng cấp 4 tuyến đường khác với số tiền là 286 triệu đồng từ kinh phí sự nghiệp giao thông tỉnh hỗ trợ
Hệ thống đường giao thông liên xã cũng được duy tu, bảo dưỡng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân trong huyện
Quốc lộ 1A được trải nhựa mới, đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu thông giữa huyện với các khu vực khác
Trang 17Các tuyến đường trong KKT Dung Quất cũng đã hoàn thành và đang phục vụ tốt các hoạt động xây dựng khu kinh tế: Tuyến đường Dốc Sỏi - Dung Quất (K0- K13 + 275) và Dung Quất - NMLD (K9- Bình Trị), tuyến đường công vụ Bình Hiệp - NMLD số I, tuyến đường vào thành phố Vạn Tường (dài 3,5 km), tuyến đường Bình Long - Vạn Tường (dài 9,5 km), Tuyến đường mở rộng từ km12
- km13 + 275 và tuyến đường ra bến cảng số I xã Bình Thuận
Song song với quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua, trong huyện có ga Bình Sơn
Cách KKT Dung Quất 4 km có sân bay Chu Lai xây dựng thành một sân bay Quốc tế
1.2.3.2 Hệ thống điện
Năm 2001 đã cơ bản hoàn thành lưới điện trung áp nông thôn Năm 2002, 100% xã và thị trấn có điện với khoảng 35.700 hộ sử dụng, chiếm khoảng 84% tổng số hộ trong huyện Sản lượng điện tiêu thụ đạt 21.921.306 kwh, trong đó điện sinh hoạt là 15.344.914 kwh, điện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ là 6.576.391 kwh
Điện cung cấp cho KKT Dung Quất được lấy từ đường dây truyền tải điện cao thế 500/220 KV tại trạm biến thế Cầu Đỏ (thành phố Đà Nẵng) Đường dây truyền tải điện cao thế 100 KV với khu vực AC - 185 từ trạm Đà Nẵng đến trạm biến thế Quảng Ngãi (110/35/15 KV) chạy dọc theo quốc lộ 1A
1.2.3.3 Thông tin liên lạc
Tổng số máy điện thoại có trên mạng của toàn huyện năm 2005 là 3.557 máy, bình quân 6,4 hộ/1 máy điện thoại
Riêng KKT Dung Quất đã xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia Tổng đài Dung Quất đi vào hoạt động có hiệu quả, phục vụ đạt chất lượng tốt bảo đảm thông tin liên lạc trong và ngoài tỉnh
Trang 181.2.3.4 Hệ thống cấp nước
Hiện nay trong huyện, nước cấp cho sinh hoạt tại các vùng nông thôn vẫn được lấy trực tiếp từ nước giếng do các hộ dân tự đào Đa phần các nước giếng trong huyện bị ô nhiễm vi sinh khá nặng
Nước cấp cho KKT Dung Quất được lấy từ nhà máy nước Dung Quất
(BOT), công suất 15.000 m3/ngày (giai đoạn 1)
1.2.4 Về lĩnh vực giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường
1.2.4.1 Giáo dục
Năm học 2003 - 2006 toàn huyện có 49.039 học sinh từ Mẫu giáo đến PTTH (trong đó mẫu giáo 4.720 em, tiểu học 23.646 em, THCS 15.075 em, THPT 5.598 em) Kết thúc năm học tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp tiểu học đạt 99,9%, THCS đạt 99,07%, THPT đạt 76,27% Toàn huyện có 39,3% học sinh khá giỏi các cấp Có 360 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, 123 em đạt giải cấp tỉnh Đến nay có 12/25 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trong độ tuổi, 14 xã đạt chuẩn phổ cập THCS
1.2.4.2 Y tế ,vệ sinh môi trường
Công tác khám chữa bệnh thường xuyên được nâng cao, các loại bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời Các chương trình y tế quốc gia thường xuyên được chú trọng, các dịch bệnh lớn ít xảy ra, bệnh xã hội từng bước được đẩy lùi Số người đến khám và điều trị tại các trung tâm y tế giảm so với năm 2004
Các chương trình phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS được tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, góp phần làm lành mạnh hoá xã hội
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ trẻ em được đầu tư chú trọng cả về vật chất lẫn tinh thần góp phần làm vơi đi nỗi bất hạnh của nhiều trẻ em tàn tật và gia đình khó khăn
Trang 19Công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình cũng được đẩy mạnh Nhận thức của người dân về sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình vì vậy được nâng lên rõ rệt
1.3 Tình hình chung KKT Dung Quất
1.3.1 Điều kiện tự nhiên KKT Dung Quất và chung quanh
KKT Dung Quất hiện nay chiếm diện tích 10.300 ha nằm ở các xã phía Đông huyên Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi
KKT Dung Quất giáp sân bay Chu Lai về phía Tây Bắc, giáp Quốc lộ 1A về phía Tây, giáp các xã Bình Phú, Bình Tân, Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây về phía Nam và giáp biển Đông (vịnh Dung Quất, vịnh Việt Thanh, vũng Nho Na)
về phía Đông và Đông Bắc ( hình 1 và 2)
Trang 20Hình 1: Vị trí KKT Dung Quất trên bản đồ tỉnh Quảng Ngãi
VÞ trÝ KKT Dung QuÊt
Trang 21Hình 2 : Bản đồ khu kinh tế Dung Quất
Trang 22Theo các tài liệu của nhiều nghiên cứu trước đây của nhiều đơn vị KH -
CN về đặc điểm địa mạo, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, khí hậu ở Dung Quất kết hợp với nghiên cứu bổ sung về chất lượng môi trường, tài nguyên sinh vật của Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ Môi trường trong tháng 7 – 8/2003 và tháng 11/2004, điều kiện tự nhiên của Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất và chung quanh được tóm tắt dưới đây
1.3.1.1 Địa hình địa mạo
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng có địa hình tương đối phức tạp, có dạng dốc nghiêng, thấp dần từ Tây sang Đông Phía Tây của tỉnh là chân sườn phía Đông của dãy núi Trường Sơn có cao độ so với mực nước biển tương đối lớn Tiếp đến là địa hình đồi núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, thỉnh thoảng có những dãy núi thấp chạy sát ra biển Phần phía Đông của tỉnh là dải đồng bằng hẹp ven biển Đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh
Tính từ Đông sang Tây có thể phân loại ra 9 bậc địa hình chính: 2 - 3 m,
Trang 23dãy đồi thấp có cây dại che phủ với độ dốc từ 3 - 200 Nhìn một cách tổng quát, địa hình khu kinh tế có thể chia thành 3 dạng địa hình như sau
Đồi cao dọc thung lũng kiến tạo và sườn núi do phân cách các bề mặt san bằng Plioxen bởi các sườn rửa trôi xâm thực dốc 8 - 120
Đồi thấp dọc thung lũng kiến tạo do phân cắt các sườn bề mặt Pediment tuổi Pleistoxen sớm bởi các sườn rửa trôi xâm thực dốc 5 - 120
Đồi thấp rìa đồng bằng do phân cắt bởi thềm biển với các xâm thực rửa trôi dốc 3 - 80
Bãi bồi và lòng sông hiện đại với tích tụ cát, cuội, sỏi dạng gò, đụn thoải
Thung lũng xâm thực - tích tụ với phức hệ bãi bồi và thềm thấp cấu tạo bởi bột sét lẫn cát màu xám vàng địa hình gò thoải, phân cắt yếu
Đồng bằng tích tụ hỗn hợp sông, biển, đầm lầy cao từ 1 - 3m, cấu tạo bởi bột sét, cát màu xám vàng, xám đen, địa hình bằng phẳng hơi trũng
Đồng bằng tích tụ hỗn hợp sông - biển, cao từ 3 - 6m, cấu tạo bởi cát, sét màu xám đen, xám vàng
Đồng bằng tích tụ biển Cấu tạo cát trắng, địa hình lượn sóng thoải cao từ 4 - 8m
Trang 24Đồng bằng gò thoải cao từ 10 - 20m Cấu tạo bởi sét bột, lẫn sét màu xám, trắng loang lổ đỏ
1.3.1.2 Địa chất công trình và địa chất thuỷ văn
• Địa chất công trình
Đất trong khu vực quy hoạch KTT Dung Quất có cấu trúc chủ yếu là các Laterit sỏi sạn, cường độ chịu lực cao, ổn định, có thể xây dựng các công trình nặng Một nhược điểm của loại đât này là khả năng chịu lực tốt trong điều kiện khô ráo nhưng khi bão hoà nước thì khả năng chịu lực giảm đi rất nhiều và thường hay bị biến dạng dẻo
• Địa chất thuỷ văn
Theo nghiên cứu của Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt - Nga (năm 2000), chế độ thuỷ hải văn được tóm tắt dưới đây
Khu vực xây dựng KKT Dung Quất có thềm lục địa hẹp nhất Việt Nam và phát triển thừa kế trên khung cấu trúc - kiến tạo định hướng Bắc Nam Các đường đẳng sâu từ 20 - 100m nước của thềm lục địa chụm sát vào nhau làm cho bề mặt thềm lục địa dốc Rìa của thềm lục địa chạy dọc theo hướng kinh tuyến men theo đường đẳng sâu 140m Ven bờ có nhiều đá ngầm và các rạn san hô
Trong khu vực thực hiện Dự án có ba vịnh là vịnh Dung Quất, vịnh Việt Thanh và vịnh Nho Na
+ Chế độ thuỷ triều
Vịnh Dung Quất, vịnh Việt Thanh và vịnh Nho Na có hai chế độ thuỷ triều là: nhật triều không đều và bán nhật triều không đều Nhật triều không đều xảy ra vào những ngày triều cường và bán nhật triều không đều xảy ra vào những ngày triều kém Trung bình một tháng có khoảng 10 đến 15 ngày có nhật triều và những ngày còn lại xảy ra bán nhật triều
Trang 25Biên độ triều tại các vịnh này không ổn định phụ thuộc vào loại triều và luôn thay đổi theo thời gian Khi triều cường, mực nước lớn nhất dao động trong khoảng từ 1,8 - 2,64 m Khi xảy ra triều kém, mực nước lớn nhất dao động từ 1,48 - 1,65 m
+ Chế độ dòng chảy
Dòng chảy tại vịnh Dung Quất, Việt Thanh và Nho Na luôn thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng của các chế độ thuỷ triều, dòng hải lưu, áp thấp nhiệt đới Trong đó chế độ thuỷ triều và dòng hải lưu là hai yếu tố quyết định chính tới dòng chảy tại hai vịnh này Chế độ dòng chảy tại khu vực biển nằm trong quy hoạch của KKT có ảnh hưởng rất lớn đến việc lan truyền nước thải và dầu tràn trên biển
+ Hiện tượng nước dâng
Hiện tượng nước dâng có ảnh hưởng lớn đến các công trình ven bờ và các khu vực đất ven biển Khi nước dâng cao sẽ gây ra những tác động xấu đến các công trình ven biển và làm nhiễm mặn một vùng đất rộng lớn ven bờ Hiện tượng nước dâng có thể là do tác động của gió mùa hoặc do bão gây nên Mực nước dâng do tác động của gió mùa khoảng 0,5 m Còn mực nước dâng do bão gây nên có thể đạt tới 1,5 đến 3 m phụ thuộc vào tốc độ của bão
Vịnh Dung Quất và vịnh Việt Thanh nằm trong khu vực Dự án có chế độ nước dâng rất khác nhau Khi có các điều kiện thời tiết bất thường như giông, bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, tại khu vực vịnh Dung Quất có hiệu ứng nước dâng kéo dài, phụ thuộc vào thời gian ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết bất thường Thông thường mực nước dâng tại vịnh Dung Quất lớn hơn tại vịnh Việt Thanh khoảng 30 cm Nguyên nhân là do vịnh Dung Quất được che chắn tốt trong khi
vịnh Việt Thanh lại có bờ mở thoáng ra biển
Trang 26Hiện tượng nước dâng tại vùng ven biển Dung Quất cũng chịu ảnh hưởng của các đợt sóng kéo dài gây ra bởi các cơn bão ở ngoài khơi xa
Mực nước tại vịnh Dung Quất cũng chịu sự ảnh hưởng của nước từ sông Trà Bồng và sông Mới đổ vào và được thể hiện rõ nét vào mùa mưa Vào mùa khô, mực nước của hai vịnh Dung Quất và Việt Thanh không chênh lệch nhau nhiều nhưng vào mùa mưa, mực nước tại vịnh Dung Quất cao hơn tại vịnh Việt Thanh khoảng 10 cm
+ Chế độ sóng
Sóng biển ở khu vực ngoài khơi chịu sự ảnh hưởng lớn của chế độ gió, còn trong khu vực ven bờ, ngoài việc chịu ảnh hưởng của chế độ gió còn chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đường bờ
Vịnh Dung Quất có đường bờ được che chắn tương đối kín nên sóng ở đây tương đối lặng hơn so với loại đường bờ mở thoáng ra biển của vịnh Việt Thanh và Nho Na
Vào mùa khô (khoảng từ tháng IV đến tháng VII), tại khu vực biển của KKT, biển tương đối lặng sóng so với khoảng thời gian từ tháng IX đến tháng II năm sau Nguyên nhân là do từ tháng IX đến tháng II năm sau chính là thời điểm xảy ra các cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
1.3.1.3 Khí hậu
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động khá lớn của biển Một năm được chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô
Mùa khô bắt đầu vào khoảng tháng III và kéo dài đến khoảng tháng VIII
Mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng II năm sau Các đặc điểm khí
Trang 27hậu của Quảng Ngãi được trình bày như sau
• Nhiệt độ không khí
Theo số liệu của Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm tại Quảng Ngãi trong khoảng thời gian 20 năm gần đây được trình bày như trong bảng sau:
Bảng 2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi (trong 20 năm)
Tháng TMAX ( 0 C) TTB ( 0 C) TMIN ( 0 C)
T MAX : Giá trị trung bình nhiệt độ lớn nhất trong tháng (0C)
T TB : Giá trị trung bình nhiệt trung bình nhất trong tháng (0C)
T MIN : Giá trị trung bình nhiệt độ nhỏ nhất trong tháng (0C)
Trang 28Theo số liệu trong (bảng 2), nhiệt độ không khí tại Quảng Ngãi phụ
thuộc vào mùa, nhiệt độ không khí vào mùa khô thường cao hơn nhiệt độ không khí vào mùa mưa Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa không lớn lắm, khoảng từ 6 -
80C Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 25,90C Nhiệt độ trung bình tháng đạt giá trị lớn nhất vào các tháng VI và VII, khoảng 290C và đạt giá trị nhỏ nhất vào hai tháng I và tháng XII, khoảng 220C
Đặc biệt, vào khoảng tháng V, VI và tháng VII, ở Quảng Ngãi thường có gió Tây khô nóng thổi từ Lào sang nên nhiệt độ các tháng này thường rất cao Nhiệt độ không khí cao nhất xác định được tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi là 41,10C vào tháng VI năm 1942 Bên cạnh đó vào mùa đông, do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc vào khoảng tháng XII năm trước đến tháng II năm sau, nhiệt độ không khí giảm xuống khá nhiều Nhiệt độ thấp nhất đo được tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi là 12,40C vào tháng I năm 1974
Các đặc trưng của chế độ mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được tính toán và trình bày như trong bảng sau:
Trang 29Bảng 3: Chế độ mưa trung bình hàng tháng
đo tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi (trong 20 năm)
Tháng LMMAX (mm) LMTB (mm) LMMIN (mm) SN (ngày)
LM MAX : Lượng mưa trung bình tháng với giá trị cao nhất (mm)
LM TB : Lượng mưa trung bình tháng với giá trị trung bình (mm)
LM MIN : Lượng mưa trung bình tháng với giá trị thấp nhất (mm)
SN : Số ngày mưa trung bình trong tháng (ngày)
Qua (bảng 3) thấy rằng, lượng mưa trung bình năm của tỉnh Quảng Ngãi
đạt khoảng 2291 mm Tháng X là tháng có lượng mưa trung bình tháng cao nhất, khoảng 586 mm Tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng III, IV,
Trang 30khoảng 37 mm Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là rất lớn
Lượng mưa của khu vực Quảng Ngãi tập trung chủ yếu vào thời kỳ mưa chính (từ khoảng tháng IX đến tháng XII), chiếm khoảng 65% - 75% tổng lượng mưa năm đối với vùng núi và chiếm 75% - 80% tổng lượng mưa năm đối với đồng bằng ven biển Dung Quất Từ khoảng tháng II đến tháng IV lượng mưa chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng mưa năm
Như vậy, căn cứ vào sự phân bố lượng mưa và những điều kiện về địa chất thuỷ văn của khu vực tỉnh Quảng Ngãi có thể nhận thấy khả năng cung cấp nước cho KKT Dung Quất vào mùa khô là rất hạn chế Do đó, cần có một giải pháp tích trữ nước từ mùa mưa để cung cấp cho KKT Dung Quất vào mùa khô
• Độ bốc hơi
Độ bốc hơi trung bình của khu vực xây dựng KKT Dung Quất được thống kê như trong bảng sau:
Bảng 4: Độ bốc hơi trung bình tháng đo được tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả
năm DBTB
(mm) 43 39 57 72 87 115 104 98 69 51 48 44 837
Chú giải:
DB TB : Độ bốc hơi trung bình tháng (mm)
(Bảng 4) cho thấy: vào các tháng mùa khô, lượng nước bốc hơi lớn trong
khi lượng mưa lại nhỏ Và ngược lại, vào các tháng mùa mưa, lượng nước bốc hơi nhỏ trong khi lượng mưa lại lớn Đây là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu nước vào mùa khô
Trang 31Độ chênh lệch giữa lượng mưa trung bình năm và độ bốc hơi trung bình năm vào khoảng 1454 mm
Độ ẩm trung bình tháng trong 20 năm gần đây tại Quảng Ngãi được trình
bày như trong bảng sau:
Bảng 5: Độ ẩm trung bình của không khí hàng tháng
đo tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi
Tháng Độ ẩm tuyệt đối
Nguồn: Trạm Khí tượng Quảng Ngãi
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi tính trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 1998 có giá trị khá lớn, trung bình khoảng 85% Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí đạt giá trị lớn vào các tháng mùa mưa và có giá trị thấp hơn vào các tháng mùa khô, đặc biệt là
Trang 32vào những tháng có gió Lào (khoảng tháng V, VI và VII) Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí giữa hai mùa là không lớn lắm
Độ ẩm tương đối trung bình ngày của không khí tại khu vực có thể đạt tới
99 - 100% và thấp nhất có thể đạt tới 41% vào các tháng VI và VII
• Chế độ gió
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Vào mùa Đông chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, vào mùa Hè thì chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam
Từ tháng IV đến tháng VII, hướng gió chủ đạo là Đông và Đông Nam, còn từ tháng IX năm trước đến tháng II năm sau hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Tây Bắc Tháng III và tháng VIII là hai tháng chuyển tiếp về hướng gió Tháng III, hướng gió chủ đạo dần chuyển từ hướng Bắc, Tây Bắc sang hướng Nam, Đông Nam, còn vào tháng VIII thì ngược lại, hướng gió chủ đạo lại có sự dịch chuyển từ hướng Nam, Đông Nam sang hướng Tây, Tây Bắc Vì vậy, vào hai tháng này, hướng gió chủ đạo không thể hiện rõ lắm, sự phân bố hướng khá đồng đều về các phía
Theo các số liệu quan sát được tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ 1979 - 1998, tốc độ trung bình của gió vào các tháng được trình bày như trong bảng sau:
Trang 33Bảng 6: Vận tốc gió trung bình hàng tháng trong khoảng 20 năm
đo được tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi
Tháng VTMAX (m/s) VTTB (m/s) Hướng gió chính
VT MAX : Vận tốc gió trung bình với giá trị cực đại (m/s)
VT TB : Vận tốc gió trung bình với giá trị trung bình (m/s)
B: Hướng Bắc; B: Hướng Tây - Bắc; Đ: Hướng Đông - Nam; ĐN: Hướng Đông - Nam
Tốc độ gió trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 1,5 m/s Thời kỳ xuất hiện các giá trị lớn của vận tốc gió thường là vào các tháng mùa mưa (khoảng tháng VIII đến tháng XII), đây là thời kỳ hoạt động của các cơn bão ở biển Đông gây ảnh hưởng đến các vùng ven biển
Trang 34Hướng gió chủ đạo là yếu tố quyết định đến hướng lan truyền chủ yếu của
khí thải Theo số liệu về hướng gió chủ đạo trong (bảng 6), hướng lan truyền chủ yếu
của khí thải là hướng Bắc, Tây Bắc (bắt đầu từ khoảng tháng IX năm trước đến tháng
II năm sau) và hướng Đông, Đông Nam (trong khoảng từ tháng IV đến khoảng tháng VII)
Địa hình của khu vực xây dựng KKT Dung Quất tương đối bằng phẳng với những bãi cát rộng, những đồi cát và núi đá thấp Vì vậy, việc lan truyền khí thải theo chiều gió sẽ không bị cản trở nhiều, hiện tượng khí quẩn khó xảy ra Tuy nhiên, vì tốc gió trung bình hàng năm của khu vực tương đối nhỏ, khoảng 1,5 m/s, nên tốc độ pha loãng khí thải bởi không khí sạch sẽ không cao
• Bức xạ mặt trời
Cường độ bức xạ trong khu vực tỉnh Quảng Ngãi thường đạt giá trị cao vào các tháng IV và VI, lớn hơn 14 kcal/cm2 và đạt giá trị nhỏ hơn vào các tháng
XI đến tháng I năm sau, nhỏ hơn 8 kcal/ cm2 Tổng lượng bức xạ cả năm đạt khoảng 140 - 150 kcal/ cm2 Cân bằng bức xạ hàng năm tại Quảng Ngãi là 90 - 95 kcal/ cm2 Trong ngày, lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa, khoảng từ
11 giờ đến 13 giờ
• Số giờ nắng
Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, số giờ nắng trong tháng của các năm 2003, 2004, 2005 được trình bày như trong bảng sau:
Trang 35Bảng 7: Số giờ nắng hàng tháng trong các năm 2003, 2004, 2005
đo tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi
Nguồn: Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, 2003
Như vây, trung bình một năm có khoảng trên 2000 giờ nắng Số giờ nắng trong các tháng mùa khô thường cao hơn vào các tháng mùa mưa Từ tháng X đến tháng I, trung bình mỗi ngày có khoảng 2 - 6 giờ có nắng Từ tháng II đến tháng IX mỗi ngày có khoảng 6 - 8 giờ nắng Số ngày hoàn toàn không có nắng tại tỉnh Quảng Ngãi do có nhiều mây là khoảng 10 ngày
Nhìn chung, tổng lượng mây trung bình hàng năm tại Quảng Ngãi ít biến đổi Lượng mây tổng quan trung bình trong các tháng mùa mưa hầu như không
Trang 36vượt quá 7/10 bầu trời, còn trong các tháng mùa khô không vượt quá 5/10 bầu trời Các số liệu quan trắc lượng mây được trình bày trong bảng sau:
Bảng 8: Các giá trị đặc trưng của lượng mây theo tháng xác định tại Trạm Khí tượng Quảng Ngãi
Tháng Lượng mây tổng quan Lượng mây dưới
Nguồn: Trạm Khí tượng Quảng Ngãi
Lượng mây tổng quan trung bình trong một năm là 6,3, lượng mây dưới là 4,0 Tháng có lượng mây tổng quan trung bình nhiều nhất là tháng XI và XII, đạt giá trị khoảng 7,5, tháng có lượng mây tổng quan trung bình ít nhất là tháng IV, đạt giá trị là 4,9
Trang 37• Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển là một yếu tố quyết định đến khả năng phát tán các chất ô nhiễm lên cao và được xác định dựa vào tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm Độ bền vững khí quyển thường
được phân loại theo nguyên tắc của Pasquill, được nêu trong bảng sau:
Bảng 9: Phân loại độ bền vững khí quyển theo Pasquill
Bức xạ ban ngày Độ che phủ ban đêm Tốc độ
gió
(m/s) Mạnh
(biên độ >60)
Trung bình (Biên độ 35- 60)
Yếu (Biên độ 15- 35)
ít mây (> 4/8)
Nhiều mây (< 3/8)
A: Rất không bền vữngTrung hoà
B: Không bền vững loại trung bìnhBền vững
C: Không bền vững loại yếu
Theo cách phân loại trên, đối với tỉnh Quảng Ngãi, độ bền vững khí
Trang 38đêm độ bền vững khí quyển thuộc loại E, F Như vậy, khả năng gây ô nhiễm xung quanh nơi phát thải khí ô nhiễm tại KKT Dung Quất vào ban ngày sẽ lớn hơn vào ban đêm
• áp suất không khí
Theo số liệu của Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, áp suất không khí trung bình trong 20 năm gần đây tại tỉnh Quảng Ngãi là 1009,3 mbar, thấp nhất vào khoảng tháng VII (đạt giá trị 1003,5 mbar) và cao nhất vào tháng I (đạt giá trị 1015,4 mbar)
• Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
+ Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão và áp thấp nhiệt đới là 2 hiện tượng thời tiết gây ra những thiệt hại lớn cho khu vực tỉnh Quảng Ngãi Theo thống kê từ năm 1979 đến năm 1998 có tổng cộng 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ủoồ bộ vào khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và tập trung chủ yếu vào tháng IX, X và XI
Một thuận lợi của KKT Dung Quất là có vịnh Dung Quất được bao bọc bởi những dãy núi thấp nhô ra biển Khi có bão, vịnh là địa điểm tốt để cho các tàu thuyền neo đậu tránh bão
+ Giông
Tại khu vực KKT Dung Quất, giông thường xuất hiện vào khoảng tháng VIII và IX với số ngày giông trung bình là từ 10 đến 14 ngày, khi giông xảy ra thường kèm theo gió to và mưa rào
+ Sương mù
Trong giai đoạn từ năm 1975 đến 2001, số ngày có sương mù trung bình hàng năm tại khu vực vịnh Dung Quất được thống kê như trong bảng sau:
Trang 39Bảng 10: Số ngày có sương mù và mù trời trung bình mỗi tháng
tại vịnh Dung Quất tính trong giai đoạn từ năm 1975 đến 2001
Nguồn : Công ty Tư vấn Xây dựng Cảng - Đường thuỷ, 2002
Như vậy, trung bình một năm có khoảng 20,6 ngày có sương mù và khoảng 39,9 ngày mù trời Hiện tượng sương mù và mù trời thường xảy ra vào khoảng từ tháng I đến tháng IV
Hai hiện tượng này làm giảm tầm nhìn, gây ảnh hưởng lớn đến giao thông trên biển Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 344,4 ngày có tầm
Trang 40nhìn xa trên 10 km, khoảng 17 ngày có tầm nhìn xa từ 1 đến 10 km và có 3 đến 4 ngày có tầm nhìn dưới 1 km
1.3.2 Hiện trạng môi trường
1.3.2.1 Chất lượng không khí
Chất lượng không khí được đánh giá dựa vào hệ số ô nhiễm Ki, là tỷ số giữa nồng độ chất ô nhiễm và tiêu chuẩn môi trường về nồng độ chất ô nhiễm đó Tuỳ vào giá trị của Ki mà chất lượng không khí được phân loại như trong bảng sau:
Bảng 11: Phương pháp phân loại chất lượng không khí dựa vào hệ số ô nhiễm Ki
Hệ số ô nhiễm Ki Chất lượng không khí Loại chất lượng
1,0 ÷ 1,5 ô nhiễm nhẹ III 1,5 ÷ 2,0 ô nhiễm nặng IV
> 2,0 ô nhiễm rất nặng V
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, 1995
Vào tháng 7/2005, Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ Môi trường đã tiến hành đo đạc và phân tích chất lượng không khí tại một số khu vực Kết quả phân tích được trình bày như trong bảng sau: