NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC CÓ HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO TRONG NÔNG HỘ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Nguyễn Quế Côi*, Nguyễn Quang Minh, Trần Thị Minh Hoàng và Bùi Minh
Trang 1NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC CÓ HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO TRONG NÔNG HỘ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nguyễn Quế Côi*, Nguyễn Quang Minh, Trần Thị Minh Hoàng và Bùi Minh Hạnh
Bộ môn Tiểu gia súc- Viện Chăn nuôi
*Tác giả để liên hệ: TS Nguyễn Quế Côi, Trưởng Bộ môn NC Tiểu gia súc-
ĐT: 04-7 572 803 / 0912047460; E-mail: quecoi@netnam.vn
ABSTRACT Determination of pig production models of high economic efficiency in households in the Red river delta
A survey on situation of the investment level, scale and economic efficiency of different pig production models in some province in Red river delta (Thai Binh, Ha Noi, Hai Duong and Ha Tay) were carried out in
2005 The results showed that : Education level of the householders was low, among the surveyed households: 76,22% - 80,45% were lack of capital, 57,84% – 62,01% were lack of techique and 43,78% – 55,31% had problems on veterinary services This was why it was difficult to increase herd size The rate of profits/ invested capital reached 11,48 – 19,21% in fattening pig and 19,25% - 26,04% in sows herd (depending on each province), reached 12,37% - 15,65% in fattening pig and 20,18% - 25,73% in sows herd (these depending on each model)
Key words: Pig production models, rate of profits, invested capital
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, chăn nuôi thâm canh theo hướng trang trại và gia trại đang được phát triển nhanh chóng, góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung Tuy nhiên phần lớn các cơ sở sản xuất đều tự xây dựng và phát triển không có qui hoạch và thiết kế trước, do đó nảy sinh nhiều bất cập trong quá trình sản xuất Nhiều hộ có vốn muốn phát triển sản xuất chăn nuôi nhưng không biết nên xây dựng chuồng trại và chăn nuôi với qui mô bao nhiêu, quản lý thế nào để có hiệu quả nhất Mặt khác mức độ và khả năng đầu tư không phải là vô hạn do đó việc xác định hiệu quả kinh
tế theo các qui mô sản xuất và vốn đầu tư hợp lý có hiệu quả cao là yêu cầu cấp bách hiện nay của sản xuất chăn nuôi theo hướng thâm canh
Xuất phát từ hiện thực đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực Đồng bằng sông Hồng” nhằm xác định:
a Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại;
b Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại
Mục tiêu năm 2005 của đề tài: Đánh giá được thực trạng mức đầu tư, qui mô sản xuất và hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất chăn nuôi lợn trong thực tiễn sản xuất tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây)
Trang 2VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu
- Một số đặc điểm chính của hộ chăn nuôi: Trình độ văn hoá, các khó khăn gặp phải khi chăn nuôi lợn
- Hiện trạng chăn nuôi lợn của gia đình: hình thức kinh doanh chăn nuôi, qui mô, năng suất, chi phí thức ăn, đầu tư chuồng trại, con giống, thú y…
- Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn: Được xác định bằng chỉ số tỷ suất lợi nhuận tính theo lãi/chi phí
Đối tượng nghiên cứu
Các hộ chăn nuôi lợn hướng nạc theo các loại hình sản xuất:
- Chăn nuôi lợn khép kín: Là các hộ nuôi lợn nái mà sản phẩm cuối cùng là lợn thịt -Chăn nuôi lợn nái: Là các hộ chỉ nuôi lợn nái mà sản phẩm cuối cùng là lợn con sau cai sữa (Trong quá trình điều tra,chúng tôi thấy rằng số hộ chăn nuôi theo hướng này số nái nuôi thường chỉ 1-2con nên chúng tôi không phỏng vấn)
- Chăn nuôi lợn thịt: Các hộ chỉ chăn nuôi lợn thịt
Ở đây chúng tôi quan niệm rằng lợn hướng nạc là lợn có từ 1/2 máu ngoại trở lên Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào quy mô đàn lợn và thực tiễn tình hình chăn nuôi lợn trong các xã, tỉnh để xác định điều tra xã nào và bao nhiêu hộ
Các tỉnh được điều tra trong hai năm 2004 - 2005: Tỉnh Thái Bình, TP Hà Nội, tỉnh Hải Dương và tỉnh Hà Tây
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin bao gồm:
- Thu thập thông tin thứ cấp: Bao gồm số liệu thống kê ở các cơ quan Trung ương, tỉnh, huyện
- Thu thập thông tin sơ cấp: Thực hiện theo phương pháp nghiên cứu PRA, phương pháp điều tra bằng câu hỏi dựng sẵn
Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thông kê mô tả: Dùng để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu đã thu thập được Phương pháp dùng để phân tích thực trạng chăn nuôi lợn trong các hộ
- Phương pháp thống kê kinh tế: Dùng để xây dựng các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn, phân nhóm mô hình chăn nuôi, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các nhóm mô hình, giữa các tỉnh…
Số liệu thu thập được phân tích theo chỉ tiêu có nuôi lợn nái hoặc chỉ nuôi lợn thịt
Số liệu được phân tích trên các phần mềm: Excel, Minitab
Một số ký hiệu:
Trang 3HDG: Hải Dương; HN: Hà Nội; HTY: Hà Tây; THB: Thái Bình
THPT: Tiểu học và trung học cơ sở; PTTH: Phổ thông trung học
TC-CĐ: Trung cấp – cao đẳng; DDH: Đại học
Các công thức tính toán
- Mô hình toán học xác định tỷ suất lợi nhuận (TSLN)/chi phí
TSLN= C + a1*G + a2*TA+ a3*TT+a4*TY+a5*K
TSLN : tỷ suất lợi nhuận/chi phí
C : Hằng số
a1,a2,a3,a4,a5 : là các hệ số
G : chi phí giống
TA : chi phí thức ăn
TT : chi phí thụ tinh, phối giống
TY : chi phí thú y
K : chi phí khác ( khấu hao chuồng trại, chi phí điện nước than…)
- Công thức tính tỷ xuất lợi nhuận
Tổng thu – Tổng các chi phí
Tổng các chi phí
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Một số đặc điểm chính của hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi
Kết quả trên cho thấy trình độ học vấn của người chủ hộ chăn nuôi còn thấp, đa số có trình độ học vấn từ PTTH trở xuống Qua khảo sát 1700 hộ, các hộ chăn nuôi lợn nái khép kín có đến 93,8% chỉ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống, và trong đó có đến 59,3% số chủ hộ có trình độ học vấn hết cấp 2
Bảng 1: Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi (%)
THPT (cấp
1+ 2)
PTTH (cấp 3)
1+2)
PTTH (cấp 3)
Trang 4Các hộ chăn nuôi lợn thịt thì số chủ hộ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống còn cao hơn chiếm đại đa số (99,52% số hộ khảo sát được)
Một số khó khăn thường gặp của các hộ chăn nuôi
Kết quả cho thấy, hầu hết các hộ đều gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật và thú y khi phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi hàng hoá theo hình thức trang trại và gia trại Có đến 76,22% số hộ chăn nuôi lợn nái khép kín và 80,45% số hộ chăn nuôi lợn thịt được hỏi nói rằng thường xuyên thiếu vốn nên không tăng số đầu lợn chăn nuôi lên được Khó khăn về vốn thường rơi vào giai đoạn lợn mang thai và đẻ hoặc lợn sắp được giết thịt Khó khăn về kỹ thuật là ít được dự tập huấn về chăn nuôi lợn mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân hoặc tự học hỏi Khó khăn về thú y bởi các lý do như hay xảy ra dịch bệnh, đội ngũ cán bộ thú y ít, hiệu quả điều trị của thuốc không cao
Bảng 2: Một số khó khăn thường gặp ở các hộ chăn nuôi lợn (%)/số hộ điều tra
Ngoài ra, ở một số xã người chăn nuôi cho biết đa phần là lợn ốm thì tự điều trị là chính ít khi gọi cán bộ thú y
Quy mô và hiệu quả kinh tế chăn nuôi tính theo các tỉnh
Quy mô chăn nuôi
Căn cứ vào thực tiễn quy mô chăn nuôi lợn ở khu vực Đồng bằng sông Hồng chúng tôi quyết định điều tra những hộ chăn nuôi từ 60 con lợn thịt/năm, 3 nái/năm trở lên Khối lượng xuất chuồng bình quân của đàn lợn thịt điều tra được
Theo kết quả điều tra thu được thì hơn 95% số hộ chăn nuôi lợn nái khép kín là giữ lại lợn con nuôi thịt, do đó chúng tôi chỉ tính khối lượng xuất chuồng của đàn lợn thịt Và các chỉ tiêu khác cũng đều căn cứ vào cách tính này để đưa ra kết quả
Bảng 3: Khối lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân/con (Kg)
Tỉnh
Trang 5THB 77,68 ± 1,85 63,89 ± 0,87
Bảng 3 cho thấy, HN là tỉnh có khối lượng xuất chuồng/con cao nhất so với các tỉnh điều tra (86,82Kg/con), HDG là tỉnh có khối lượng xuất chuồng thấp nhất (67,76Kg/ con) Trong chăn nuôi lợn nái khép kín khối lượng xuất chuông đàn lợn đạt bình quân lần lượt là : HN 69,08Kg/con, THB: 63,89Kg/con, HDG: 63,32Kg/con và HTY: 59,29Kg/con Khi được hỏi tại sao lại xuất chuồng lợn ở trọng lượng thấp như vậy, thì hầu hết các câu trả lời là do người hành nghề giết mổ chỉ giết mổ ở khối lượng như vậy, nếu lợn nuôi lớn quá thì sẽ khó bán và bán với giá thấp Như vậy khối lượng xuất chuồng tuỳ thuộc vào thịt trường chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chăn nuôi
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ suất lợi nhuận tính bằng tỷ số giữa lãi/chi phí (%) Kết quả ở bảng 5 cho thấy các hộ chăn nuôi lợn thịt ở THB đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong 4 tỉnh điều tra, tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt 19,21%, đứng thứ 2 là HDG đạt 12,37%, tiếp đó là HN đạt 11,69% và thấp nhất là HTY chỉ đạt 11,48% Chăn nuôi lợn nái khép kín, tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao hơn chăn nuôi lợn thịt đơn thuần, trong đó HDG đạt 26,04%, HN đạt 23,93%, THB đạt 23,7% và thấp nhất là HTY chỉ đạt 19,25%
Bảng 4: Lãi chăn nuôi và tỷ suất lợi nhuận
Chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn nái khép kín
Tổng chi phí
1.000VNĐ
Tổng thu nhập
1.000VNĐ
Lãi từ chăn nuôi
1.000VNĐ
Tỷ suất lợi
nhuận/chi phí
%
Hiệu quả kinh tế theo các quy mô
Trang 6Nhằm xác định mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi phân số liệu điều tra nông hộ thành các nhóm Để cho số mẫu ở mỗi mô hình là tương đương nhau vì vậy chúng tôi phân tổ thành mô hình sau:
- Số hộ chăn nuôi lợn thịt được phân thành 6 quy mô như sau: QM= 300; QM2<300; QM3= 200; QM4= 150; QM5 <130; QM6= 100
- Số hộ nuôi lợn nái được phân thành 4 quy mô như sau: QM1: 10-25 nái; QM2: 7-9 nái; QM3: 5-6 nái; QM4: 3-4 nái
Khối lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân của các nhóm mô hình
Bảng 5: Khối lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân của các mô hình
Nhóm mô hình
Bảng 5 cho thấy ở chăn nuôi lợn thịt, khối lượng xuất chuồng bình quân giữa các mô hình có sự khác biệt, ở các mô hình chăn nuôi số đầu lợn/năm thấp thì có khối lượng xuất chuồng bình quân cao hơn Tuy nhiên sự sai khác không đáng kể (P>0,01)
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi theo các quy mô
Kết quả điều tra cho thấy, các quy mô chăn nuôi chuyên lợn thịt có tỷ suất lợi nhuận/chi phí thấp hơn các mô hình chăn nuôi lợn nái khép kín (P<0,001) Ở các quy mô chăn nuôi lợn thịt thì QM1 có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao hơn cả 15,65% Ở các quy mô chăn nuôi lợn nái khép kín, kết quả cho thấy ở QM1 và QM2 cho tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao hơn cả đạt tương ứng 25,16 - 25,73%
Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí theo các quy mô
Nhóm mô hình
Tương quan giữa một số thông số chi phí đầu tư và tỷ suất lợi nhuận
Trang 7Nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của một số thông số chi phí đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận/chi phí, hay nói cách khác xác định một số yếu tố chi phí đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại chúng tôi tiến hành phân tích tương quan hồi quy giữa một số thông số chi phí đầu tư với tỷ suất lợi nhuận/chi phí, xây dựng được phương trình hồi quy tương quan giữa một số thông số chi phí với tỷ suất lợi nhuận/chi phí như sau
Phương trình hồi quy giữa một số thông số chi phí đầu tư và tỷ suất lợi nhuận/chi phí trong chăn nuôi lợn thịt:
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = 13,6 +0,000011 CF.giống -0,000014 CF.TĂ + 0,00111 CF.TY -0,000192 CF.Khác ( P<0,001)
Phương trình hồi quy giữa một số thông số chi phí đầu tư và tỷ suất lợi nhuận/chi phí trong chăn nuôi lợn nái khép kín được thể hiện theo phương trình sau:
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = 44,9 + 0,00157 CF.giống -0,000500 CF.TĂ + 0,00534 CF.TTNT + 0,0111 CF.TY + 0,0104 CF.khác (P< 0,001)
Các phương trình trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận/chi phí có tỷ lệ thuận với chi phí con giống và công tác thú y, và tỷ lệ nghịch với chi phí thức ăn Như vậy muốn phát triển chăn nuôi lợn thì cần phải đầu tư con giống tốt và công tác thú y phải tốt đồng thời giảm chi phí thức ăn thì mới có thể tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn được
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận
- Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi còn thấp, số chủ hộ có trình độ cấp 2 chiếm tới hơn 60% trong khi đó số chủ hộ có trình độ TC - CĐ - ĐH có tỷ lệ rất thấp chưa tới 7%, điều này ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
- Vốn, kỹ thuật chăn nuôi, thú y là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi, tăng quy mô đàn Tuy nhiên có tới trên 50% số hộ được hỏi đều cho rằng đang gặp khó khăn vế các vấn đề này ( khó khăn về vốn: 76,22% - 80,45%, về kỹ thuật: 57,84 – 62,01%, thú y: 43,78 – 55,31%)
- Khối lượng lợn thịt xuất chuồng ( tính theo Kg lợn hơi) không cao bình quân chỉ đạt
từ 59,29kg/con – 86,82kg/con
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được chúng tôi tính toán dựa trên tỷ suất lợi nhuận/chi phí
+ Hiệu quả kinh tế tính theo tỉnh: Các hộ chăn nuôi tại Thái Bình có tỷ suất lợi nhuận/chi phí bình quân cao hơn các tỉnh còn lại
+ Hiệu quả kinh tế tính theo quy mô: Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn nái khép kín cao hơn so với các hộ chỉ chăn nuôi lợn thịt Cụ thể, các quy mô chăn nuôi lợn nái khép kín đạt tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao hơn 20% (20,18-25,16%), trong khi đó các
hộ chăn nuôi lợn thịt chỉ đạt từ 12,52-15,65% Trong các mô hình chăn nuôi lợn nái khép kín thì quy mô chăn nuôi lợn nái khép kín từ 7 – 9 nái cho hiệu quả cao nhất (tỷ suất lợi nhuận đạt 25,73%), trong các mô hình nuôi lợn thịt quy mô chăn nuôi QM1, QM2 (chăn nuôi từ 200 con lợn thịt trở lên) là cho hiệu quả kinh tế cao hơn
Trang 8Đề nghị
- Để phát triển mạnh chăn nuôi lợn ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, ngoài sự nỗ lực đầu tư của các hộ chăn nuôi thì còn cần có chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả chăn nuôi ở khu vực này:
+ Tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng đội ngũ khuyến nông chăn nuôi ( bao gồm cả cán bộ kỹ thuật chăn nuôi và cán bộ thú y) có trình độ đến cấp xã và thôn vì nhu cầu của người chăn nuôi là rất lớn
+ Tăng cường hỗ trợn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi vay vốn với lãi xuất thấp để phát triển chăn nuôi Cải thiện thủ tục cho vay và điều kiện thế chấp để các hộ có khả năng đầu tư phát triển chăn nuôi
+ Đa số các hộ chăn nuôi lợn đều chăn nuôi trong khu dân cư, đất chật, người đông dẫn đến giảm khả năng tăng quy mô đàn, còn kéo theo dự ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt Do đó cần có một chính sách quy hoạch vùng chăn nuôi, đưa chăn nuôi ra khổi khu dân cư
- Nhằm có cái nhìn tổng quát hơn, chúng tôi đề nghị tiếp tục điều tra một số tỉnh có chăn nuôi lợn phát triển như Nam Định, Bắc Ninh
TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo khoa học – 2003
Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp – Pork Industry Handbook – Hội Hạt cốc Hoa Kỳ 1996
Mạc Thị Quý, Lương Tất Nhợ, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thành Trung, Trần Thanh Sơn và cộng tác viên 2003 Đánh giá nhu cầu phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện trung du và miền núi phía Bắc tại huyện Mai Sơn, Sơn La Tr180 – Nghiên cứu khoa học – 2003
Nghiên cứu ngành hàng lợn tại khu vực ĐBSH 1997 Bộ môn HTNN viện KHKTNN Việt Nam, Báo cáo
KH năm 1997
Nguyễn Quế Côi 1992 Đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi lợn tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Hồng – Kỷ yếu NCKH 1992 – Viện KHKTNN Việt Nam
Nguyễn Quế Côi, Trần Thị Minh Hoàng, Lê Minh Lịnh, Đặng Hoàng Biên Nghiên cứu đánh giá, lựa chọn giải pháp công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc tại tỉnh Quảng Trị
Phạm Nhật Lệ, Phạm Duy Phẩm, Đoàn Quang Hoà, Trịnh Quang Tuyên và các cộng tác viên 2001 Nghiên cứu mô hình chăn nuôi lợn chất lượng cao xuất khẩu ở các hộ nông dân miền Bắc Tr 268 – Báo cáo khoa học – 2001
Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Giang Phúc, Trịnh Quang Tuyên 2003 Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất chăn nuôi Tr 145 – Báo cáo khoa học 2003
Phùng Thị Vân, Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Văn Lục 2003 Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật và xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ Đan Phượng – Hà Tây Tr 258 Báo cáo khoa học
2003