b Đồng hiđroxit CuOH2 : kết tủa màu xanh lam, dễ mất nước biến thành oxit khi đun nóng trong dung dịch. CuOH2 tan trong dd axit, NH3 đặc và chỉ tan trong dung dịch kiềm 40% khi đun nóng
Trang 1Trường Đại học Cần Thơ
Khoa Khoa học Tự nhiên
Báo cáo seminar
GVHD : Ths Nguyễn Thị Ánh Hồng.
Năm học: 2012
Chuyên đề
Cu và các hợp chất của Cu
Trang 2TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ NGUYÊN TỐ
Lịch sử nguyên tố:
• Đồng có tiếng La tinh là cuprum xuất phát từ chữ Cuprus (hòn đảo Kipr), được ghi chép trong các tư liệu của một số nền văn minh cổ đại, có lịch sử ít nhất là 10000 năm Trong thuật giả kim, kí hiệu đồng cũng là kí hiệu cho Kim Tinh
Trạng thái tự nhiên:
• Đồng có thể tìm thấy dưới dạng tự do
• Trong dạng khoáng chất cacbonat azurit (2CuCO3.Cu(OH)2) và malachit (CuCO3Cu(OH)2) ,chalcopyrit (CuFeS2), bornit (Cu5FeS4), covellit (CuS)
Trang 3• Nhóm IB, chu kì 4. Số oxi hóa +1, +2(bền), +3( ít gặp)
• M = 63,546 đvC Bán kính nguyên tử: 135 (145)pm
• Bán kính cộng hóa trị: 138pm Bán kính Van der waals : 140pm
• Cấu hình electron: [Ar] 3d10 4s1 Cấu trúc tinh thể hình lập phương
Lý tính:
• Cu có màu đỏ, tồn tại ở trạng thái rắn Nhiệt độ nóng chảy 1357,6oK và nhiệt độ sôi 2840oK Thể tích phân tử: 7,11 x 10-6 m3/mol
• Các hợp kim:
• Đồng đen (90% Cu, 10% Zn) : tăng tính cứng
• Đồng thau (60% Cu, 40% Zn) : tăng tính dai và cứng
• Đồng - Niken: khó bị oxi hóa, tăng tính bền
Hóa tính: Năng lượng ion hóa nhóm IB lớn hơn nhiều so với nhóm IA
do chịu ảnh hưởng của sự co d và tăng điện tích hạt nhân nên những
kim loại nhóm IB kém hoạt động, hoạt tính hóa học giảm dần
NHẬN XÉT CHUNG
Trang 4TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1 Tác dụng với O2 : 2Cu + O2 → 2CuO
Cu là kim loại kém hoạt động ở nhiệt độ thường và trong không khí:
2Cu + O2 +2H2O → 2Cu(OH)2 Cu(OH)2 + Cu → Cu2O + H2O
• Khi có mặt khí CO2, Cu bị bao phủ dần một lớp màu lục cacbonat bazơ Cu(OH)2.CO3 (tanh đồng)
Khi có mặt không khí, Cu có thể tan trong dd HCl đặc ,dd NH3 đặc và dd chứa ion CN-
Cu + 8KCN + 2H2O + O2 → 4K[Cu(CN)2] + 4KOH 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + H2O
2Cu + 8NH3 + O2 + 2H2O → 2[Cu(NH3)4](OH)2
2 Tác dụng với halogen và phi kim: Cu phản ứng với halogen và các phi kim (C, S và P…) ở nhiệt độ cao
Cu + Cl2 → CuCl2
3 Tác dụng với axit : Cu không tác dụng với các axit trừ HI giải phóng H2
• Cu tác dụng HCN đặc giải phóng H2 : 2Cu + 4HCN → 2H[Cu(CN)2] + H2
• Cu tan trong các axit nitric và axit sunfuric đặc :
Cu + 4HNO3đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O
to
to
to
to
Trang 5ĐIỀU CHẾ
• Điện phân dd CuSO4 : Điện phân dung dịch với cực âm là những lá đồng tinh khiết còn cực dương là thỏi đồng đỏ Kết quả dẫn đến hiện tượng dương
cực tan và thu được Cu 99,99%
• Thuỷ luyện:
Từ quặng Chalcocit (Cu2S): Cu2S + 2Fe2(SO4)3 → 4FeSO4 + 2CuSO4 + S
Từ quặng Malachit (CuCO3.Cu(OH)2): CuCO3.Cu(OH)2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + CO2 + 3H2O
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
• Hoả luyện: Đi từ quặng Chalcopyrit (CuFeS2):
• CuFeS2 (Cu2S, FeS), FeO FeSiO3( xỉ)
(Cu2O, FeO) – stein FeSiO3( xỉ)
(Cu2O + Cu2S) Cu (thô) Cu2O Cu
+SiO2
+C Oxh
loại tạp chất
to
Yếm khí
Trang 61 Hợp chất của Cu(I): Đồng ở trạng thái oxi hóa +1 có cấu hình electron d10 Cu+ không chỉ là chất nhận mà còn là chất cho
a) Đồng (I) oxit bền với nhiệt, nóng chảy ở 12400C, ít tan trong nước nhưng tan trong dd kiềm đặc tạo thành cuprit
Cu2O + 2NaOH + H2O → 2Na[Cu(OH)2]
Trong dd NH3 đậm đặc, tan tạo thành phức amonicat:
Cu2O + 4NH3 + H2O → 2[Cu(NH3)2]OH
b) CuCl(t0nc = 4300C) ít tan trong nước lạnh nhưng phân huỷ trong nước nóng, tan trong dd NH3 đặc, HCl đặc, NH4Cl đặc.
CuCl + HCl → H[CuCl2]
CuCl + 2NH3 → [Cu(NH3)2]Cl
Những phức chất này dễ biến đổi màu vì bị oxi không khí oxi hoá
4[Cu(NH3)2] + + O 2 + 2H2O + 8NH3 → 4[Cu(NH3)4] 2+ +
4OH- Dung dịch phức chất amonicat của đồng (I) dùng để loại khí oxi khỏi các khí hiếm
CuCl được dùng để tinh chế khí
CÁC HỢP CHẤT CỦA Cu
Trang 7 Điều chế : Cu2O + 2HCl → 2CuCl + H2O
2CuCl2 + SO2 + 2H2O → 2CuCl + H2SO4 + 2HCl
Hoặc Cu tác dụng CuCl2 trong HCl : Cu + CuCl2 + 2HCl → 2H[CuCl2]
Rồi thêm nước nóng vào dd thu được CuCl kết tủa
2 Hợp chất của Cu (II):
a) Đồng (II) oxit CuO là chất bột màu đen, không tan trong nước nóng chảy ở 10260C, trên nhiệt độ đó thì mất bớt oxi biến thành Cu2O
CuO tác dụng với axit tạo thành muối đồng (II)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Tác dụng với dd NH3 tạo thành phức chất amonicat
CuO + 4NH3 + H2O → [Cu(NH3)4](OH)2
Khi đun nóng với dung dịch SnCl2,FeCl2, đồng (II) oxit bị khử thành đồng (I):
2CuO + SnCl2 → 2CuCl + SnO2 3CuO + 2FeCl2 → 2CuCl + CuCl2 + Fe2O3
Khi đun nóng, CuO dễ bị các khí H2, CO, NH3 khử thành kim loại.
CuO + CO → Cu + CO2
Trang 8b) Đồng hiđroxit Cu(OH)2 : kết tủa màu xanh lam, dễ mất nước biến thành oxit khi đun nóng trong dung dịch.
Cu(OH)2 tan trong dd axit, NH3 đặc và chỉ tan trong dung dịch kiềm 40% khi đun nóng.
Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2[Cu(OH)4]
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4(OH)2]
Dung dịch màu chàm [Cu(NH3)4(OH)2] có khả năng hòa tan nitro xenlulozo và được gọi là nước Suâyze dùng vào sản xuất sợi nhân tạo.
Điều chế: muối đồng (II) tác dụng với dd kiềm
c) Muối đồng (II) : dễ tan trong nước, bị thủy phân khi kết tinh ở dạng hiđrat Dung dịch muối tan chứa ion [Cu(H2O)6]2+ có màu lam
Ion Cu2+ là chất tạo phức mạnh Những ion phức quen thuộc của Cu2+ là [CuX3]-, [CuX3]2- (trong đó X = F, Cl, Br và NH3), [Cu(NH3)4]2+, CuCl42-, …
Ở trong nước Cu2+ không dễ chuyển thành ion Cu+, khả năng oxi hóa của ion Cu2+ tăng lên nhiều khi có mặt những anion có khả năng tạo nên hợp chất
ít tan với Cu+
2CuSO4 + 4NaI → 2CuI + I2 + 2Na2SO4 (định lượng ion Cu2+ )
2CuSO4 + 4NaCN → 2CuCN + (CN)2 + 2Na2SO4 (điều chế đixian)
Trang 9Hai hợp chất quan trọng của muối đồng (II) là CuCl2 và CuSO4
CuCl2: dạng tinh thể màu nâu, nóng chảy ở 596oC một phần phân hủy thành CuCl và Cl2, CuCl2 tan trong nước, rượu, ete và xeton
Khi kết tinh tách ra dưới dạng đihiđrat CuCl2.2H2O
Đihiđrat CuCl2.2H2O điều chế bằng cách hòa tan Cu kim loại trong cường thủy hoặc CuO trong HCl.
CuSO4: bột màu trắng, hút ẩm mạnh tạo hiđrat CuSO4.5H2O màu lam.
CuSO4 khan dùng để phát hiện nước ở lẫn trong hợp chất hữu cơ.
CuSO4.5H2O là những tinh thể tam tà.
Khi đun nóng CuSO4.5H2O mất nước thành muối khan.
CuSO4.5H2O CuSO4.3H2O CuSO4.H2O CuSO4
Khi tác dụng với tactrat NH3, CuSO4.5H2O tạo nên tinh thể [Cu(NH3)4]SO4.H2O màu chàm đậm
2CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → CuSO4.Cu(OH)2 + (NH4)2SO4 CuSO4.Cu(OH)2 + 8NH3 → [Cu(NH3)4]SO4 + [Cu(NH3)4](OH)2
Trang 10
Nước Fehling là dung dịch CuSO4 và kali natri tactrat (KNaC4H4O6) trong dd NaOH 10%, có màu chàm đậm của ion phức [Cu(C4H4O6]2- dùng làm thuốc thử để phát hiện anđehit hay monosacarit
2Na[Cu(C4H4O6)2] + NaOH + CH3CHO + H2O → Cu2O↓ + CH3COONa + 2H2C4H4O6 + 2Na2C4H4O6
Dùng xác định hàm lượng đường trong nước tiểu của người bị bệnh đái táo đường
CuSO4 tác dụng với sunfat kim loại kiềm hay amoni tạo thành sunfat kép M2SO4 CuSO4.6H2O.
CuSO4.5H2O dùng vào việc tinh chế Cu bằng phương pháp điện phân, dùng làm thuốc trừ sâu trong công nghiệp và dùng để điều chế nhiều hợp chất của
đồng
CuSO4 là chất diệt nấm mốc, sâu bọ phá hoại cây nho Hỗn hợp Bordeaux (hh với vôi) phun vào cây diệt nấm phytophthora,…
Dung dịch CuSO4 0,3 – 1% dùng làm thuốc chữa đau mắt hột, chữa phỏng do P hoặc để khử P dư.
5CuSO4 + 2P + 8H2O → 2H3PO4 + 5H2SO4 + 5Cu
Trang 11CuCO3 tồn tại dưới dạng phức K2[Cu(CO3 ) có màu xanh đen, dạng muối bazo malachite Cu(OH)2.CuCO3…
Khi cho dd Na2CO3 hay NaHCO3 thì ta được chất bột màu xanh lá cây.
4NaHCO3 + 2CuSO4 → 2Na2SO4 + Cu(OH)2.CuCO3 + 3CO2 + H2O
Cu(NO3)2 khan có màu trắng, dễ tan trong nước Cu(NO3)2.3H2O có màu xanh thẫm.
Điều chế bằng cách cho kim loại, oxit…tác dụng HNO3.Khi đun nóng, tinh thể bị mất nước sau đó kết tinh lại CuO, NO2, O2.
Đồng (II) axetat là chất dạng tinh thể màu lục, ít tan trong nước Nó có cấu tạo đime và có thể được tạo nên khi hòa tan đồng (II) oxit trong axit axetic
Đồng (II) axetat đươc sử dụng nhiều trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ và làm nên chế phẩm thuốc trừ sâu, diệt nấm…Khi ngâm lá đồng trong dd dấm ăn có không khí thường thu được Cu(CH3COO)2.Cu(OH)2 :
2Cu + 4CH3COOH + O2 → 2Cu(CH3COO)2 + 2H2O
Trang 12
NHẬN BIẾT
Dung dịch Cu2+ có màu xanh lục, có phản ứng với axit yếu:
Cu2+ + H2O CuOH+ + H+ ; K = 10-8
Các bazơ kiềm tạo với Cu2+ kết tủa Cu(OH)2 màu xanh nhạt, khi đun nóng cho CuO màu đen Kết tủa tan trong axit nhu HCl, HNO3,
Thí nghiệm
Cu(OH)2 tan dễ trong các axit, tan một phần trong các dung dịch kiềm đặc.
Cu(OH)2 tan trong NH3 hoặc NH4Cl để tạo thành phức chất màu xanh đậm Phức chất bị phân hủy khi tác dụng khi tác dụng axit
Cu2+ tạo với ion S2- kết tủa đen CuS, không tan trong HCl, tan trong HNO3
Thí nghiệm
Cu2+ cho phản ứng tạo phức với kali feroxianat K4Fe(CN)6 tạo kết tủa keo màu nâu Cu2[Fe(CN)6] Phức này tan trong NH3đ.
2 CuSO4 + K4Fe(CN)6 → Cu2[Fe(CN)6]+ 2 K2SO4
Trang 13ỨNG DỤNG
Đồng và các hợp chất được sử dụng làm dây điện, que hàn, thuốc bảo vệ thực vật, chất làm sạch nước, chế nồi hơi, dẫn dầu và nhiên liệu, tiền
xu và các loại nhạc khí làm từ đồng thau…
Hợp kim của đồng được ứng dụng trong CN: gốm kim loại, thủy tinh màu…
Vai trò sinh học: Cu là nguyên tố vi lượng cần thiết trong các loài thực vật và động vật bậc cao
Nhóm: Huỳnh Hữu Phúc 2102284
Trà Sơn Tâm 2102296 Trần Thị Như Phương 2102286 Nguyễn Quốc Châu Thanh 2102297