Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính Phủ, và

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoà Lạc- Hà Nội (Trang 46 - 48)

- Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

e.Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính Phủ, và

Chính Phủ, và của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

Khi ngân hàng quyết định cho các doanh nghiệp vay, ngân hàng cần phải nắm chắc hiệu quả của phương án, dự án, chương trình sản xuất của bên vay vốn.

Một trong các điều kiện để cho các Ngân hàng Thương mại cho vay là thế chấp. Đó cũng là đảm bảo tín dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có thể chia làm hai loại: đảm bảo đối vật và đảm bảo đối nhân.

- Đảm bảo đối vật: Đảm bảo đối vật là hình thức đảm bảo tín dụng mà trong đó Ngân hàng đóng vai trò là chủ nợ được thừa hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không có khả năng trả nợ. Có 2 hình thức đảm bảo đối vật chính là thế chấp và cầm cố.

+ Thế chấp: Là phương tiện chuyển dịch quyền lợi về tài sản sang cho chủ nợ với mục đích làm đảm bảo cho món nợ hoặc miễn trừ một nghĩa vụ. Người đi vay được gọi là người thế chấp và người cho vay được gọi là người được thế chấp.

+ Cầm cố: Là hành vi giao nộp tài sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của con nợ (người được cầm cố) để thực hiện một nghĩa vụ. Nghĩa vụ cầm cố trong quan hệ tín dụng là người đi vay thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp người đi vay không thanh toán nợ đúng hạn theo hợp đồng thì Ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố và được ưu tiên thu nợ trước các chủ nợ khác. Những loại tài sản cầm cố thông dụng để đảm bảo

cho vay Ngân hàng gồm: Cầm cố hàng hoá, chiết khấu thương phiếu, cầm cố các chứng khoán khác.

- Đảm bảo đối nhân: Đảm bảo đối nhân là sự cam kết của một hoặc nhiều người về việc trả nợ Ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi người này không trả được nợ. Trong đảm bảo đối nhân có 3 chủ thể liên quan với nhau như sau:

1: Hợp đồng tín dụng được ký giữa ngân hàng và người đi vay. 2: Hợp đồng bảo lãnh được ký giữa ngân hàng và người bảo lãnh. Khi xét duyệt một bảo lãnh ngân hàng cần chú ý đến một số điểm như sau:

+ Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Nếu là pháp nhân thì người đứng ra bảo lãnh phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân.

+ Thể nhân hoặc pháp nhân đứng ra bảo lãnh phải có đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

+ Uy tín của người bảo lãnh.

Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn khi xét duyệt cho vay nhưng phải thấy rằng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác không phải là tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên trong thời gian qua, các Ngân hàng thương mại nước ta vẫn xếp đảm bảo tiền vay vào vị trí số một.

3.2.4. Những nhu cầu không được vay và khách hàng không được vay

3.2.4.1. Tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoà Lạc không cho vay đối với các những nhu cầu sau những nhu cầu sau

- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật nghiêm cấm mua bán, vận chuyển, sản xuất.

- Để thanh toán các cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. - Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

3.2.4.2 Những khách hàng không được ngân hàng cho vay

Những khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã nêu ở trên và theo quy định của ngân hàng thì những khách hàng ban hành sẽ không được vay vốn của ngân hàng. Tuy nhiên có điều kiện được rút ra từ những bài học kinh nghiệm, từ con mắt nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng. Nếu khách hàng có những đặc điểm:

- Nghiện rượu, nghiện hút, nợ nần chồng chất, triền miên.

- Khách hàng xin vay với số tiền lớn vượt quá nhu cầu và chấp nhận vay với bất cứ lãi suất nào.

- Khách hàng có những biểu hiện lừa lọc, nói nhiều hơn làm…

Khi gặp những trường hợp đó thì cán bộ tín dụng phải hết sức cẩn trọng điều tra bằng mọi cách tiếp cận hoặc thu thập thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay.

3.2.5. Quy định về hồ sơ vay

Hồ sơ là tài liệu bằng văn bản biểu hiện mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Hồ sơ của một khoản vay bao gồm:

3.2.5.1. Hồ sơ do khách hàng lập

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng để tiến hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ đến cho ngân hàng. Hồ sơ khách hàng gửi đến cho ngân hàng bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoà Lạc- Hà Nội (Trang 46 - 48)