Kiểm tra trước khi cho vay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoà Lạc- Hà Nội (Trang 52 - 55)

- Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

c. Đối với khách hàng vay phục vụ cho nhu cầu đời sống

3.2.6.1. Kiểm tra trước khi cho vay

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng là một trong những nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc cho vay vốn tồn tại không ít rủi ro. Do vậy, để giảm thiểu tới mức tối đa những rủi ro có thể gặp phải thì khi tiến hành cho vay, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, thẩm định khách hàng.

a. Điều tra, khảo sát xác lập hồ sơ kinh tế địa phương

Tại NHNo&PTNT Hoà Lạc, mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao cho quản lý giám sát 1 đến 2 xã. Để tạo điều kiện cho việc kiểm tra trước khi cho vay mỗi cán bộ tín dụng phải điều tra, xác lập hồ sơ kinh tế địa phương do mình quản lý để thông qua đó đánh giá được khách hàng.

Hồ sơ kinh tế địa phương phải được chính quyền địa phương đó xác nhận. Hồ sơ phải được bổ sung cập nhật những diễn biến kinh tế, xã hội hàng năm về một số nội dung cơ bản như chuyển dịch cơ cấu cây trông, vật nuôi, phát triển ngành nghề, tổng nhu cầu vốn tín dụng trên cơ sở đó để phân loại khách hàng.

b. Thẩm định điều kiện vay vốn

Sau khi nhận được giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác có liên quan của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra:

- Cán bộ tín dụng thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng quyết định cho vay đối với khách hàng. Chỉ những khách hàng nào có tư cách pháp lý thì ngân hàng mới xem xét đến các điều kiện tiếp theo để quyết định cho vay. Khách hàng đó phải có hộ khẩu thường trú trong địa bàn do ngân hàng quản lý. Trường hợp người vay ngoài địa bàn quản lý của ngân hàng thì sẽ do giám đốc sở giao dịch chi nhánh cấp 1 quyết định. Nếu người cho vay ở địa bàn liền kề thì khi cho vay, giám đốc NHNo nơi cho vay phải thông báo cho giám đốc NHNo nơi người vay cư trú. Đại diện cho hộ gia đình giao dịch với ngân hàng là chủ hộ hoăc người đại diện cho chủ hộ. Chủ hộ, hoặc người đại diện cho chủ hộ phải đủ 18 tuổi trở lên và phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chịu án, chịu sự điều tra của pháp luật.

- Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định về khả năng tài chính của khách hàng. Vốn tự có của khách hàng có thể bằng tiền, bằng hiện vật, bằng máy móc, nhà xưởng, bằng sức lao động. Khách hàng có khả năng tài chính mạnh sẽ đảm bảo cho việc hoàn trả nợ vay đúng hạn, tạo sự tin tưởng cho ngân hàng trong việc đảm bảo vốn vay của mình. Đối với khách hàng hưởng lương xin vay để phục vụ nhu cầu đời sống thì phải có nguồn thu nhập ổn định từ lương không có nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo.

- Kiểm tra mục đích xin vay của khách hàng: Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. Các sản phảm của dự án vay không bị nhà nước cấm lưu thông, sản xuất trên thị trường.

- Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn đã cam kết.

+ Vốn tự có tham gia vào dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống phải theo quy định của ngân hàng: Đối với cho vay ngắn hạn, vốn tự có tối thiểu 10 % trong tổng nhu cầu vốn, đối với cho vay trung dài hạn vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

+ Đối với khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân loại của NHNo Việt Nam) Khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho NHNo nơi cho vay quyết định.

+ Đối với khách hàng được ngân hàng nơi cho vay lựa chọn cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức vốn từ có tham gia vào dự án theo quy định của chính phủ, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Vì nguồn trả nợ chủ yếu cho ngân hàng chính là từ lợi nhuận của dự án, phương án vay vốn. Cho nên những dự án, phương án nào có tính khả thi, và lợi nhuận lớn sẽ được ngân hàng xem xét cho vay. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng là nguồn vốn ngân hàng huy động từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, cho nên ngân hàng luôn mong muốn thu được lợi nhuận từ việc cho vay, nhưng cũng muốn đảm bảo nguồn vốn cho vay của mình nói cách khác là để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong trường hợp có lỗ phải có phương án khả thi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Cán bộ tín dụng sẽ cần phải xác định có hay không cần tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục đảm bảo tiền vay theo đúng quy định.

- Cán bộ tín dụng cũng cần phải kiểm tra về tình hình dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác, hoặc đi vay nặng lãi (nếu có).

- Có nhiều biện pháp để cán bộ tín dụng kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng, đánh giá phân tích, dự án bằng các phương pháp:

+ Trực tiếp xuống hộ gia đình để kiểm tra thực tế, đây là điều kiện cơ bản để có thể đánh giá thực trạng về tình hình sản xuất, kinh doanh của hộ vay vốn.

+ Dựa vào các tài liệu, giấy tờ do khách hàng cung cấp để đánh giá, phân tích, so sánh, tổng hợp tính khả thi của dự án.

+ Thông qua các tổ chức tín dụng cấp địa phương như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…

+ Căn cứ vào xác nhận của chính quyền địa phương và những thông tin đã có từ những lần giao dịch trước đây (đối với khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng).

c. Thời gian thẩm định cho vay

Đối với các dự án trong phạm vi phán quyết của ngân hàng, nếu cho vay ngắn hạn trong thời gian không quá 5 ngày, cho vay trung dài hạn thời gian thẩm định không quá 15 ngày. Kể từ khi ngân hàng nhận được đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và những thông tin cần thiết của khách hàng. Ngân hàng sẽ phảI quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng.

Đối với các dự án ngoài quyền phán quyết của ngân hàng, không quá 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 15 ngày đối với cho vay trung, dài hạn. Kể từ khi ngân hàng nhận đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và những thông tin cần thiết của khách hàng. Ngân hàng phải làm đầy đủ thủ tục để trình lên ngân hàng cấp trên. Ngân hàng cấp trên trong khoảng thời gian không quá 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 15 ngày đối với cho vay trung dài hạn phải thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận cho vay đối với khách hàng.

Sau khoảng thời gian theo quy đinh để thẩm định dự án, ngân hàng sẽ quyết định có hay không cho vay đối với khách hàng này. Nếu quyết định không cho vay thì phải lập thông báo từ chối cho vay gửi cho khách hàng. Trong đó phải nêu rõ lý do không cho vay.

Nếu ngân hàng quyết định cho vay đối với ngân hàng sẽ xác định mức cho vay, thời hạn cho vay, hình thức cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoà Lạc- Hà Nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w