1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Lựa chọn một lý thuyết quản lý và giải thích

6 547 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 73 KB

Nội dung

Cho dù những quan điểm quản lý theo lối truyền thống hay theo hơi hướng hiện đại, dù ra đời sớm hay ra đời muộn thì mỗi một quan điểm, mỗi một thuyết quản lý đều có ý nghĩa lý luận cũng

Trang 1

ĐỀ TÀI: Lựa chọn một lý thuyết quản lý mà anh (chị) tâm đắc nhất giải thích vì sao? Liên hệ thực tế nơi mình công tác.

BÀI LÀM:

Sử gia Daniel A Wren đã nhận xét rằng: “Quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy”, đó là bởi hoạt động quản lý đã có từ rất lâu đời, cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Trong gia đình, hoạt động quản lý là việc người đàn ông dạy cho con trai biết săn bắt, người đàn bà dạy cho con gái biết nội trợ, may vá … còn ngoài xã hội, hoạt động quản lý cũng đã dần hình thành,

đã có người chỉ đạo và có người thực hiện

Có thể nói những suy nghĩ, những tư tưởng về quản lý xã hội, quản lý tổ chức đã được các nhà tư tưởng đưa ra từ thời thượng cổ đến nay đã trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài và đã dần hình thành nên các thuyết và các quan điểm quản lý rất đa dạng, mang đầy kinh nghiệm quản lý Có rất nhiều học thuyết và quan điểm quản lý nổi bật đại diện cho các thời kỳ như những tư tưởng quản lý cận đại, các quan điểm truyền thống, các quan điểm hành vi, quan điểm hệ thống, quan điểm tình huống và một số thuyết đương đại Cho dù những quan điểm quản lý theo lối truyền thống hay theo hơi hướng hiện đại, dù ra đời sớm hay ra đời muộn thì mỗi một quan điểm, mỗi một thuyết quản lý đều có ý nghĩa

lý luận cũng như giá trị thực tiễn của chúng đối với những người quản lý, giúp

họ có thể vận dụng trong từng bối cảnh, từng tình huống cụ thể

Một trong những thuyết để lại ấn tượng nhiều nhất cho bản thân em đó là thuyết quản lý khoa học của Frederick Winslow Taylor theo quan điểm quản lý truyền thống Ông là một trong những người phát triển tư tưởng quản lý cận đại của Robert Owen, đó là tư tưởng về chuyên môn hóa Frederick W Taylor là người tiên phong trong việc vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào

Trang 2

công việc, nghiên cứu để quyết định xem công việc ấy sẽ được thực hiện như thế nào chứ không phải thuần túy dựa vào kinh nghiệm sẵn có của cá nhân Nhờ có phương pháp này mà công việc đã được chia nhỏ tới từng thao tác, có thể loại bỏ những thao tác không cần thiết, và đưa ra được cách tốt nhất để hoàn thành công việc; trên cơ sở đó xác định được khối lượng sản phẩm phải hoàn thành trong ngày Ông đưa ra bốn nguyên tắc để quản lý một cách khoa học và đã đem lại hiệu quả cao trong xã hội lúc đó

1 Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công việc và xác định phương pháp tốt nhất để hoàn thành

2 Tuyển chọn công nhân một cách cẩn trọng và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ bằng cách sử dụng các phương pháp có tính khoa học

đã được hình thành

3 Người quản lý hợp tác đầy đủ và toàn diện với công nhân để đảm bảo chắc chắn rằng người công nhân sẽ làm việc theo những phương pháp đúng đắn

4 Phân chia công việc và trách nhiệm sao cho người quản lý có bổn phận phải lập kế hoạch cho các phương pháp công tác khi sử dụng những nguyên lý khoa học, còn công nhân có bổn phận thực thi công tác theo đúng kế hoạch đó

Trong bốn nguyên tắc quản lý khoa học của Taylor chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của người quản lý Nếu muốn quản lý một sản phẩm hay một quá trình sản xuất thì người quản lý phải nghiên cứu xem có bao nhiêu công đoạn, bao nhiêu thao tác để sản xuất ra sản phẩm đó và làm thế nào để thực hiện các công đoạn ấy tốt nhất Tiếp theo là lựa chọn người làm thao tác, công đoạn

ấy một cách cẩn trọng, rồi tiến hành đào tạo và huấn luyện họ Không dừng ở

Trang 3

đó, người quản lý cần phải có sự chia sẻ, gắn kết với công nhân để vượt qua những khó khăn vấp phải trong suốt quá trình sản xuất, đồng thời phải có sự phân công công việc hợp lý để người quản lý có thể giám sát người lao động làm đúng hay sai, rồi có kế hoạch uốn nắn, điều chỉnh phương pháp quản lý sao cho phù hợp Trong học thuyết của ông, công tác nhân sự được quan tâm nhiều hơn, đó là người quản lý trực tiếp – người có tính chất quyết định cho kết quả lao động Ông xác định rành rọt mối quan hệ giữa người chủ và người lao động, người ra quyết định, xây dựng kế hoạch, tổ chức và người thực thi Ông đã tạo

ra tiền đề cho những người đi sau tiếp bước, đó là phải có sự phối hợp giữa việc

ra quyết định và thực hiện Đây là mối quan hệ qua lại, cùng hỗ trợ chứ không phải một chiều duy nhất

Việc hợp lý hóa lao động trong học thuyết của Taylor được áp dụng rộng rãi đã mang lại hiệu quả cao song vẫn còn tồn tại một số hạn chế mang tính lịch

sử của thời đại, chính lỗ hổng này là điểm mấu chốt để những thế hệ đi sau kế thừa và phát triển thêm, để cho thế hệ chúng ta có được những học thuyết mang đầy kinh nghiệm quản lý của các bậc tiền bối để lại

Những điểm mạnh của thuyết quản lý khoa học còn được vận dụng đến ngày nay Việc hợp lý hoá lao động được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu cao mà

ỏ thời mình, Taylor cũng chưa mơ ước tới áp dụng những nguyên tắc của Taylor, người quản lý thời hiện đại rất chú ý đến việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thuộc cấp để họ có đủ chi thức và kỹ năng đang hoàn thành nhiệm vụ, chức phận của mình Đồng thời, việc tuyển chọn và huấn luyện thuộc cấp đã trở thành yếu tố quyết định để công việc được thực hiện đúng yêu cầu Tuy vậy, học thuyết của Taylor vẫn tồn tại một số nhược điểm Đây cũng là điều

dễ hiểu bởi hạn chế có tính lịch sử của nó và cũng vì ông và cộng sự thuộc về

Trang 4

”giới chủ” Đó là ông cũng như Gilbreth khi tạo dựng những nguyên lý của mình đã quá tin chỉ ở một khía cạnh rằng, động cơ thúc đẩy người công nhân làm việc tích cực chỉ là do họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn nhằm thoả mãn những nhu cầu kinh tế và vận dụng của họ Thực tế hoàn toàn không đơn giản như vậy; các ông đã không nhận thấy rằng, nhu cầu xã hội, điều kiện(môi trường) làm việc và sự hài lòng về công việc còn mạnh hơn nhu cầu vật chất, nhu cầu về tiền tài lương bổng Đặc biệt ngày nay, những người lao động bình thường ngày càng có nguyện vọng tham gia vào quá trình quyết định, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của họ; họ muốn có tính độc lập cao hơn

để hoàn tất công việc theo cách mà họ cho là hiệu quả nhất

Cho đến ngày nay, học thuyết của Taylor vẫn còn được áp dụng vào thực tiễn quản lý ở Trường Đại học Điện lực - nơi em đang công tác hiện nay, đó là công tác tuyển chọn, huấn luyện và công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong trường Công tác tuyển chọn, huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ không chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp mà nó đặc biệt quan trọng đối với nhà trường – nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của ngành điện và x ã hội Xác định được sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường trong thời đại hội nhập hiện nay cũng như nắm bắt được bốn nguyên tắc cơ bản của thuyết quản lý khoa học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của trường tập trung vào hai vấn đề lớn là tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng

* Về công tác tuyển dụng:

- Cụ thể hoá các tiêu chuẩn tuyển dụng, đồng thời hoàn thiện quy trình tuyển dụng, nhấn mạnh ưu tiên tuyển dụng người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ loại xuất sắc hoặc giỏi, có trình độ cao, đảm bảo chất lượng về năng lực

Trang 5

chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học trong đào tạo, NCKH và HTQT nguồn để bổ sung cho đội ngũ giảng dạy

- Kiên quyết thực hiện chế độ sàng lọc, tuyển chọn cán bộ công chức nhằm đảm bảo đội ngũ có phẩm chất, có năng lực, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Thường xuyên bổ sung cán bộ, giảng viên, chuyên gia có trình độ cao,

có kinh nghiệm thực tế: các Giáo sư, Phó giáo sư, chuyên gia cao cấp đã nghỉ hưu, có sức khoẻ, có nguyện vọng giảng dạy nghiên cứu làm việc theo cơ chế thỉnh giảng, hợp đồng đào tạo, nghiên cứu

* Về công tác đào tạo và bồi dưỡng:

- Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chi tiết đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, công nhân viên cho từng năm cụ thể như: chuyên môn cần đào tạo bồi dưỡng, đối tượng tham gia, thời gian tổ chức, kinh phí thực hiện để tiếp tục lựa chọn, cử cán bộ giảng viên đi học tập trong và ngoài nước để nâng cao trình độ

và khả năng hội nhập

- Khuyến khích mạnh mẽ cán bộ, giảng viên tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm tiếp cận với kiến thức và nền giáo dục tiên tiến để không ngừng đổi mới và nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm

- Thường xuyên tuyển chọn và có kế hoạch bồi dưỡng, giữ lại trường những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt và thành tích học tập xuất sắc để đào tạo đội ngũ kế cận

Học thuyết quản lý khoa học của Taylor đã thực sự đem lại giá trị khoa học cho công tác quản lý, tạo ra nền tảng giá trị chất lượng cho nhà trường trong tương lai với đội ngũ có đủ tri thức, kinh nghiệm đáp ứng được mọi yêu cầu mới trong thời đại mới

Ngày đăng: 19/12/2015, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w