Một ancol X tác dụng với Na dư thu được thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol X đã phản ứng.. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi ancol X thu được không đến ba thể tích CO2 các thể tích đo
Trang 1Ancol đa chức
Bài 1 X là một ancol có công thức phân tử C3H8On, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Số chất có thể có của X là:
A 3
B 4
C 2
D 1
Bài 2 Có hợp chất hữu cơ X chỉ chứa các nguyên tố: C, H, O Khi hoá hơi 0,31 gam X thu được
thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,16 gam oxi đo ở cùng điều kiện Mặt khác, cũng 0,31 gam
X tác dụng hết với Na tạo ra 112 ml khí H2 (đktc) CTCT của X:
A C3H5(OH)3
B C3H6(OH)2
C C4H8(OH)3
D C2H4(OH)2
Bài 3 Một ancol no, mạch hở có công thức thực nghiệm (C2H5O)n Vậy CTPT của ancol là:
A C6H15O3
B C4H10O2
C C4H10O
D C6H14O2
Bài 4 Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng
Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc) Công thức của ancol A là
A CH3OH
B C2H4 (OH)2
C C3H5(OH)3
D C4H7OH
Bài 5 Hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol Đốt cháy m gam X thu được 1 mol
CO2 và 1,4 mol H2O Cũng m gam X tác dụng tối đa với 14,7 gam Cu(OH)2 Giá trị của m là
A 20,0
B 29,2.
C 40,0.
D 26,2.
Bài 6 Cho 13,80 gam hỗn hợp X gồm glixerol và một ancol đơn chức Y tác dụng với natri dư
thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc) Lượng hiđro do Y sinh ra bằng 1/3 lượng hiđro do glixerol sinh ra % khối lượng của glixerol có trong hỗn hợp X là
Trang 2A 66,67%
B 33,33%
C 75,0%
D 25,0%
Bài 7 Một ancol X tác dụng với Na dư thu được thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol X đã phản ứng Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi ancol X thu được không đến ba thể tích CO2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) Vậy X là
A Ancol etylic
B Etylen glicol
C Ancol propylic
D Propan điol
Bài 8 Khi cho 1 mol glixerol tác dụng vừa đủ với Cu(OH)2 thì lượng đồng (II) glixerat thu được là:
A 154 gam
B 105 gam
C 172 gam
D 123 gam
Bài 9 Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44 gam một ancol no X thì thu được 9,24 gam khi CO2 Mặt khác khi cho 0,1 mol X tác dụng với kali cho 3,36 lít khí (đo ở đktc) Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X
A C3H7OH
B C2H4(OH)2
C C3H6OH
D C3H5(OH)3
Bài 10 Cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na dư thu được V lít khí H2 ở 0oC và 1,2 atm Giá trị của V là
A 2,798
B 2,6
C 2,898
D 2,7
Bài 11 Ancol no mạch hở X chứa n nguyên tử C và m nhóm –OH trong phân tử Cho 14,8 gam
X tác dụng hết với Na cho 2,24 lít H2 (đktc) Mối quan hệ giữa m và n là
A 2m = 2n + 1
B 28m = 7n + 2
C 7m = n + 3
D 29m = 7n + 1
Trang 3Bài 12 Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H8O2 X có các tính chất:
- Tác dụng với Na giải phóng hiđro
- Hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh thẫm
X có công thức cấu tạo là:
A CH3-CH2-CH(OH)2
B CH2OH-CH2-CH2OH
C CH3-CHOH-CH2OH
D CH3-CH2-COOH
Bài 13 Cho dãy chuyển hóa sau: C3H8 → X → Y → Z → glixerol X, Y, Z đều là sản phẩm chính của các phản ứng Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là
A CH2=CH-CH3; CH3-CH2-CH2Cl; CH2Cl-CHCl-CH2OH
B CH≡C-CH3; CH3-CO-CH3; CH3-CHOH-CH3
C CH2=CH-CH3; CH2=CH-CH2Cl; CH2Cl-CHOH-CH2Cl
D C2H2; CH2=CH-CH3; CH2Cl-CHCl-CH2Cl
Bài 14 X, Y, Z là 3 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 1,875MX X có đặc điểm là
A Tách nước tạo 1 anken duy nhất.
B Hòa tan được Cu(OH)2
C Chứa 1 liên kết π trong phân tử
D Không có đồng phân cùng chức hoặc khác chức.
Bài 15 Đốt cháy ancol chỉ chứa một loại nhóm chức X bằng O2 vừa đủ nhận thấy: nCO2 : nO2 :
nH2O = 6 : 7 : 8 X có đặc điểm là
A Tác dụng với Na dư cho nH2 = 1,5nX
B Tác dụng với CuO đun nóng cho ra hợp chất đa chức.
C Tách nước tạo thành một anken duy nhất.
D Không có khả năng hòa tan Cu(OH)2
Bài 16 Cho biết X mạch hở Đốt cháy a mol X thu được 4a mol CO2 và 4a mol H2O Nếu cho a mol X tác dụng hết với Na thu được a mol H2 X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là ancol đa chức?
A 5
B 3
C 2
D 4
Bài 17 Hỗn hợp X gồm Y là monoancol no mạch hở; Z là poliancol no có 2 nhóm –OH mạch
hở - 14,5 gam X tác dụng hết với Na được 3,92 lít H2 (đktc)
Trang 4- 29 gam X đem đốt cháy hoàn toàn thu được 52,8 gam CO2
- 29 gam X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 cho dung dịch xanh thẫm
Giá trị của m là
A 9,8 gam.
B 14,7 gam.
C 19,6 gam.
D 4,9 gam.
Bài 18 Khi cho bay hơi hoàn toàn 2,3 gam một ancol no đa chức mạch hở ở điều kiện và áp
suất thích hợp đã thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,8 gam O2 trong cùng điều kiện Cho 4,6 gam ancol đa chức trên tác dụng hết với Na dư đã thu được 1,68 lít H2 (đktc) Tính khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được khi cho 4,6 gam ancol trên tác dụng hoàn toàn với Cu(OH)2 ?
A 6,15 gam
B 6,45 gam
C 5,15 gam
D 7,95 gam
Bài 19 Trộn glixerol, ancol propylic và etylen glicol thành hỗn hợp Z có khối lượng hỗn hợp là
16,8 gam
- Cho ½ hỗn hợp Z tác dụng với Na dư thu được 2,52 lít khí H2 (ở đktc)
- Cho ½ hỗn hợp Z tác dụng với Cu(OH)2 thì thấy lượng Cu(OH)2 bị hòa tan là 3,675 gam % khối lượng mỗi ancol có trong hỗn hợp Z là
A glixerol 17,38%; ancol propylic 25,71%; etylen glicol 56,91%
B glixerol 23,45%; ancol propylic 30,29%; etylen glicol 46,26%
C glixerol 33,15%; ancol propylic 20,17%; etylen glicol 46,68%
D glixerol 27,38 %; ancol propylic 35,71%; etylen glicol 36,91%
Bài 20 Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam một hỗn hợp gồm 2 ancol no X, Y rồi cho sản phẩm cháy
đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 37,5 gam kết tủa Biết 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử ; MX < MY và tỉ khối hơi của hỗn hợp 2 ancol đối với etilen là 2,6 Số ancol tối đa thỏa mãn tính chất của ancol Y là:
A 1
B 2
C 3
D 4
Bài 21 X là một chất hữu cơ khi đốt cháy chỉ tạo ra CO2 và H2O Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam
X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,06M, thu được 9 gam kết tủa và dung dịch D Khối lượng dung dịch D lớn hơn khối lượng dung dịch Ca(OH)2 lúc đầu là 1,2 gam Đun nóng dung dịch D thu được thêm kết tủa nữa Công thức phân tử của X là:
Trang 5A C2H6O
B C2H6O2
C C3H8O3
D C3H8O
Bài 22 X là một chất hữu cơ Đốt cháy hết 3,72 gam X rồi cho sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và
H2O) hấp thụ vào bình đựng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M Sau thí nghiệm thu được 15,76 gam kết tủa và dung dịch có khối lượng giảm 7,24 gam Mặt khác 3,72 gam X tác dụng với K
dư thu được 10,56 lít khí (ở 27,3oC; 106,4 mmHg) X là:
A etanol
B glixerol
C etilenglicol
D propan-1,2-điol
Bài 23 X là một chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức trong phân tử X cháy chỉ tạo khí CO2
và hơi nước Số mol CO2 thu được nhỏ hơn số mol nước Thể tích khí CO2 thu được gấp 6 lần thể tích hơi X đem đốt cháy (các thể tích đo trong cùng điều kiện) và khi cho X tác dụng với Na
dư thì số mol khí H2 thu được gấp 3 lần số mol X đã dùng Biết X có mạch cacbon không phân nhánh X là:
A glixerol
B xiclohexan-1,2,3,4,5,6-hexaol
C sobitol (hexan-1,2,3,4,5,6-hexaol)
D hexan-1,3,5-triol
Bài 24 Hỗn hợp R gồm 1 ancol đa chức no mạch hở và một ancol đơn chức no mạch hở Đem
m gam R tác dụng với natri có dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) Cũng lượng hỗn hợp R trên hòa tan được tối đa 4,9 gam Cu(OH)2 Nếu đem đốt cháy m gam hỗn hợp R thì thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam nước Biết rằng nếu đem oxi hóa ancol đơn chức thì thu được anđêhit và số nguyên tử cacbon trong hai phân tử ancol là bằng nhau Tên các ancol và % khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp R là:
A glixerol 60,53%; propan-1-ol 39,47%
B etylenglicol 56,67%; etanol 43,33%
C glixerol 50,53%; propan-1-ol 49,47%
D etylenglicol 66,67%; etanol 33,33%
Bài 25 Lấy m gam hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức no mạch hở và một ancol đồng đẳng
của etylenglicol tác dụng hoàn toàn với K dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc) Cũng m gam hỗn hợp
X hòa tan được nhiều nhất 9,8 gam Cu(OH)2 Nếu đốt cháy hết m gam X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 67,4 gam Tìm công thức 2 ancol và khối lượng mỗi ancol có trong m gam hỗn hợp X ?
A C4H9OH 7,4 gam; C3H6(OH)2 15,2 gam
Trang 6B C4H9OH 3,7 gam; C3H6(OH)2 30,4 gam.
C C3H7OH 6,0 gam; C4H8(OH)2 9,0 gam
D C3H7OH 9,0 gam; C4H8(OH)2 13,5 gam
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án: C
Ancol có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là ancol có nhiều nhóm -OH đính vào các nguyên tử C cạnh nhau
Câu 2: Đáp án: D
nX = nO2 = 0,16 : 32 = 0,005 mol → MX = 0,31 : 0,005 = 62
0,005 mol X phản ứng với Na → 0,005 mol H2 Vậy X có nhóm -OH trong phân tử → X có 2O
MX = 62 → X là C2H6O2 → X là C2H4(OH)2
Câu 3: Đáp án: B
Ancol no, mạch hở có CTTN (C2H5O)n = C2nH5nOn
Vì ancol no → 5n = 2n x 2 + 2 → n = 2 → C4H10O2
Trang 7Câu 4: Đáp án: C
2 12,8.0,71875 9, 2; 3,6
Giả sử ancol có a chức
ancol H O H ancol
9, 2 92
0,3 3
ancol
M
Ta thấy, chỉ n=3 thỏa mãn
C H OH
⇒
Câu 5: Đáp án: B
Giả sử số col của C2H6O, C2H6O2 và C3H8O3 lần lượt là x, y, x
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
C2H6O2 + 2,5O2 → 2CO2 + 3H2O
C3H8O3 + 3,5O2 → 3CO2 + 4H2O
Ta có hpt:
2 2 3 1 0,1
3 3 4 1, 4 0,1
14,7 : 98.2 0, 2
Vậy m = 0,1 x 46 + 0,1 x 62 + 0,2 x 92 = 29,2 gam
Câu 6: Đáp án: A
Giả sử ancol đơn chức là R-OH và số mol của glixerol và Y lần lượt là x, y
nH2 = 1,5x + 0,5y = 0,2 (*)
VH2 do Y = 1/3 VH2 do glixerol → 0,5y = 1/3 x 1,5x → x = y (**)
Từ (*), (**) → x = y = 0,1 mol
Trang 83 8 3
0,1.92
13,8
C H O
Câu 7: Đáp án: B
Ancol X + Na → VH2 = VX Vậy X là ancol 2 chức
X + O2 → VCO2 < 3VX Vậy số C trong X < 3
→ X là C2H4(OH)2 → etylen glicol
Câu 8: Đáp án: D
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
1 -0,5
Vậy mđồng(II) glixerat = 0,5 x 246 = 123 gam
Câu 9: Đáp án: D
0,1 mol X + K → 0,15 mol H2 Vậy X có 3 nhóm OH trong phân tử Đặt CTC của X là CnH2n + 2O3
CnH2n + 2O3 + (1,5n - 1)O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
Ta có:
6, 44
9, 24 : 44
14n 5 n=
Câu 10: Đáp án: A
nglixerol = 0,1 mol → nH2 = 0,1 x 1,5 = 0,15 mol
0,15.273.0,082
2,798
1, 2
H
lít
Câu 11: Đáp án: D
X có CTPT là CnH2n + 2Om
nH2 = 0,1 mol → nX = 0,1 x 2 : m = 0,2/m mol
Trang 974
0, 2
X
m
Mà 74m = 14n + 2 + 16m → 58m = 14n + 2 → 29m = 7n + 1
Câu 12: Đáp án: C
X có độ bất bão hòa = 0 → X no
X + Na giải phóng hiđro Vậy X có nhóm -OH trong phân tử
X + Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh thẫm → X có nhiều nhóm -OH cạnh nhau
Vậy X là CH3-CH(OH)-CH2OH
Câu 13: Đáp án: C
CH3-CH2-CH3
,o
xt t
→ CH2=CH-CH3 + H2
CH2=CH-CH3 + Cl2
o
t
→CH2=CH2-CH2Cl + HCl
CH2=CH-CH2Cl + Cl2 + H2O → CH2Cl-CH(OH)-CH2Cl
Vậy X, Y, Z lần lượt là CH2=CH-CH3, CH2=CH-CH2Cl, CH2Cl-CHOH-CH2Cl
Câu 14: Đáp án: D
Vì X, Y, Z là 3 ancol liên tiếp → MZ = MX + 28
Mà MZ = 1,875MX → MX = 32; MZ = 60
Vậy X, Y, Z lần lượt là CH3OH, C2H5OH và C3H7OH
X là CH3OH nên không tách nước, không hòa tan được Cu(OH)2 và không chứa liên kết π trong phân tử
CH3OH không có đồng phân cùng chức hoặc khác chức
Câu 15: Đáp án: A
Trang 10nCO2 < nH2O → ancol no.
Giả sử số mol của CO2, O2, H2O lần lượt là 6, 7, 8 mol
Ta có: nX = 8 - 6 = 2 mol → Số C = 6 : 2 = 3
Theo BTNT O: nO trong X = 6 x 2 + 8 - 7 x 2 = 6 → số O trong X = 6 : 2 = 4
→ X là C3H8O3 → C3H5(OH)3
Đáp án A đúng
Đáp án B sai cho ra hợp chất tạp chức
Đáp án C sai vì X tách nước tạo thành ankin
Đáp án D sai vì X hòa tan được Cu(OH)2
Câu 16: Đáp án: D
Ta có C= 4a: a= 4 H = 2.4a: a = 8 → X có công thức C4H8Ox
Cứ a mol X phản ứng với Na sinh ra 0,5ax mol H2 → 0,5ax = a → x = 2
Vậy X có công thức C4H8O2 có π + v= 1
Các đồng phân ancol đa chức,mạch hở của X là :HO-CH2-CH(OH) -CH=CH2, CH2
OH-CH=CH-CH2OH , CH2=C(CH2OH)-CH2OH
Vậy X có 3 đồng phân thỏa mãn
Câu 17: Đáp án: A
• Giả sử Y, Z lần lượt là CnH2n + 2O và CmH2n + 2O2
Gọi a, b lần lượt là số mol của Y, Z trong 14,5 gam hhX
Ta có hpt:
(14 18) (14 34) 14,5
0,15 0,5 0,175
0,1
1, 2 : 2
a
a b
b
na nb
+ =
Trang 11• 29 gam hhX chứa 0,3 mol ancol đơn chức và 0,2 mol ancol 2 chức
→ nCu(OH)2 = 0,2 : 2 = 0,1 mol → mCu(OH)2 = 0,1 x 98 = 9,8 gam
Câu 18: Đáp án: A
Ta có Mancol =
2,3
0, 25 = 92
4,6 gam ancol ứng với 0,05 mol tác dụng với Na sinh ra 0,075 mol H2
→ số nhóm OH có trong X là 0,075.2 : 0,05 = 3 → X có công thức C3H8O3
2 C3H8O3 + Cu(OH)2 → C6H14O6Cu + 2H2O
→ Khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là : 4,6 + 0,025 98- 0,05 18 = 6,15 gam
Câu 19: Đáp án: D
Giả sử số mol của C3H5(OH)3, C3H7OH và C2H4(OH)2 trong hhZ lần lượt là a, b, c mol
Ta có hpt:
92 60 62 16,8 0,05
1,5 0,5 0,1125.2 0,1
0,5 0,5 0,0375.2 0,1
0,05.92
16,8 0,1.60
16,8
C H OH
C H OH
Câu 20: Đáp án: C
Ta có nCO2 = nCaCO3 = 0,375 mol, nancol = 9,1 : 2,6: 28 = 0,125
→ C = 0,375 : 0,125 = 3
X,Y cùng số nguyên tử C, MX < MY → có các TH thỏa mãn gồm
X là C3H8O và Y là C3H8O2 có 2 đồng phân (HOCH2-CH(OH)-CH3, HOCH2-CH2-CH2OH)
Trang 12X là C3H8O và Y là C3H8O3 có 1 đồng phân (HOCH2-CH(OH)-CH2OH)
Vậy có 3 chất thỏa mãn Y
Câu 21: Đáp án: C
Nhận thấy khi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 0,09 mol CaCO3 và dung dịch D, đun nóng dung dịch D lại thu được kết tủa chứng tỏ hình thành đồng thời 2 muối CaCO3: 0,09 mol và Ca(HCO3)2 : 2 0,06 - 0,09 = 0,03 mol
Bảo toàn nguyên tố C → nCO2= nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,09 + 2 0,03 = 0,15 mol
mdd ↑ = mCO2+ mH2O - m↓ → nH2O =
1, 2 9 0,15.44 18
+ −
= 0,2 mol
→ nO(X) =
4,6 0,15.12 0, 2.2
16
= 0,15 mol
→ C: H : O = 0,15 : 0,4 : 0,15 = 3: 8 : 3
Vậy X có công thức C3H8O3
Câu 22: Đáp án: C
Nhận thấy các đáp án đều là ancol no
Ta có nH2 =
PV
RT =
0,14.10,56 0,082.300,3 = 0,06 mol → n
O(X)= 2nH2 = 0,12 mol Gọi số mol CO2 và H2O lần lượt là x, y mol
Ta có hệ
12 2 3,72 0,12.16 0,12
7, 24 15,76 44 18 0,18
Vì x < y → X là ancol no → nX = 0,18 - 0,12 = 0,06 mol
→ C = 0,12 : 0,06 = 2, O = 0,12 : 0,06 = 2 → X là C2H6O2
Câu 23: Đáp án: C
Trang 13Khi đốt cháy X cho số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O → ancol X là ancol no, mạch hở → loại B Thể tích khí CO2 thu được gấp 6 lần thể tích hơi X đem đốt cháy → X có dạng C6H14Oa → loại A
Khi cho X tác dụng với Na dư thì số mol khí H2 thu được gấp 3 lần số mol X đã dùng → trong X phải có 6 nhóm OH → loại D
Vậy X có công thức C6H14O6
Câu 24: Đáp án: A
Gọi công thức của ancol đa chức là CnH2n+2Oa : x mol và ancol no đơn chức mạch hở là
CnH2n+2O : y mol ( chú ý 2 ancol có cùng số nguyên tử)
Khi tham gia phản ứng với Cu(OH)2 → x = 2nCu(OH)2 = 0,1 mol
Luôn có x+ y = nH2O - nCO2 = 0,2 → y = 0,1 mol
Khi tham gia phản ứng với Na → nH2 = 0,1a 0,5 + 0,1.0,5= 0,2 → a = 3 → loại B, D
Luôn có 0,1n + 0,1n = 0,6 → n= 3 → 2 ancol là C3H8O3 và C3H8O
%C3H8O3 =
0,1.92 0,1.92 0,1.60+ 100% = 60,53% % C
3H8O : 39,47%
Câu 25: Đáp án: A
Gọi công thức ancol no đơn chức A là CnH2n+2O : x mol và ancol đồng đăng của etylenglicol B :
CmH2m+2O2 : y mol
Vì chỉ có B mới tham gia phản ứng với Cu(OH)2 → 0,5y = nCu(OH)2 = 0,1 mol → y = 0,2 mol Khi tham gia phản ứng với K → nH2 = 0,5x + y → 0,25 = 0,5x + 0,2 → x = 0,1
Khi đốt cháy hỗn hợp A, B sinh ra 0,1n + 0,2m mol CO2 và 0,1n+ 0,1+ 0,2m + 0,2 mol H2O Luôn có mbình tăng = mCO2 + mH2O
→ 67,4 = 44 ( 0,1n + 0,2m) + 18 ( 0,1n + 0,2m + 0,3) → 6,2n + 12,4m = 62
→ n + 2m = 10 → n = 4, m= 3
Trang 14C4H9OH : 0,1 74 = 7,4 gam C3H8O2: 76 0,2 = 15,2 gam