1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Kỹ thuật nuôi dế mèn

13 654 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Sau nhiều năm chăn nuôi và loại bỏ dần các giống dế nuôi không hiệu quả, mặc dù giá dế thịt bán rất cao tới vài trăm ngàn đồng 1kg nhưng chỉ là đi bắt về bán nên khan hiếm không có đủ hà

Trang 1

KỸ THUẬT NUÔI DẾ MÈN - KY THUAT NUOI DE MEN

Trại giống thanh xuân chuyên cung cấp dế mèn giống, tắc kè giống,

bọ cạp giống thu mua thương phẩm quanh năm.

Tài liệu trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo khoảng 60%, để đảm bảo tính bản quyền, chúng tôi chỉ cấp tài liệu, hướng dẫn bí quyết chăn nuôi đầy đủ, tư vấn kỹ thuật cải tiến đảm bảo đơn giản hóa về công sức, thời gian, diện tích, đặc biệt hướng dẫn cách giữ dụng cụ nuôi cực bền khi bà con mua giống Xin giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình chăn nuôi

I GIỚI THIỆU:

Dế mèn (tên khoa học Gryllidae) là một họ côn trùng có chút liên hệ với châu

chấu, chúng có thân dẹt và và râu dài Dế mèn đẻ mỗi lứa nhiều trứng và sau khi đẻ chúng sẽ chết dần Tuổi thọ của chúng kéo dài từ 2 - 3 tháng tùy thuộc vào từng loại dế

Trong những năm gần đây món ăn từ côn trùng đã thu hút được rất nhiều thực khách không chỉ ở những nước Châu Âu, Châu Á mà cả ở Việt Nam Trong các loại côn trùng được sử dụng thì ưa chuộng hơn cả là thịt dế, thịt dế giàu đạm, can-xi, vị ngon không kém thịt cua nên ngày càng được nhiều thực khách tìm đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Chắt cho rằng: "Do thức ăn của dế chủ yếu

là thực vật, một số sách Đông y còn dùng thịt dế để trị bệnh nên người dùng

có thể yên tâm khi ăn vào cơ thể"

Trong y học cổ truyền, dế mèn cò vị mặn cay, tính bình và có tác dụng lợi tiểu chữa bí đái Theo y tổ Tuệ Tĩnh, dế mèn sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với nước bìm bịp sắc lên, uống vào lúc đói có thể chữa bệnh cổ trướng, thở dốc (Nam dược thần hiệu) Theo các tài liệu nước ngoài, dế mèn là loại côn trùng giàu protit, ít chất béo, giúp giảm lượng choletoron trong máu, thịt dế mèn còn được dùng trong các trường hợp chữa chứng nhiễm độc nước tiểu, đại tiện khó, chữa sỏi thận, người lớn và trẻ em chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu Ngoài công dụng đông y kể trên, trong Dế mèn còn chứa đầy đủ protit, lipit, glucid, nhiều khoáng chất như calci, phospho, kali, mangan, natri, sắt, và các vitamin khác rất cần cho sự phát triển của cơ thể và trí não của cả trẻ em và người lớn

Dế mèn có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, hiện tại TRANG TRẠI THANH XUÂN đã nhân giống được rất nhiều loại dế như dế cơm, dế dũi, dế trắng, dế trắng nâu, dế đen (dế Thái), dế trắng vàng (dế Nga) Thích hợp để nuôi kinh doanh, phát triển kinh tế chỉ có 2 loại dế đó

Trang 2

là: dế đen, dế trắng vàng Nuôi 2 loại dế này hiệu quả nhất như sinh trưởng tốt, sống tập trung, thời gian thu hoạch ngắn ngày và có đầu ra tốt nhất Dế thịt thơm ngon được người dùng ưa chuộng, loại dế này to bằng cỡ ngón tay

út, thân mềm, càng không quá cứng nên được các con vật nuôi ăn được

- Dế đen thời gian sinh trưởng ngắn nhất, để thu hoạch dế thịt khoảng 26 đến

30 ngày, tuổi thọ khoảng gần 2 tháng, khi đẻ trứng xong là cả dế đực và dế cái đều chết đi Dế cái cánh có màu đen, dế đực cánh màu vàng Dế đen có vằn ngang người màu đen nên khi so sánh với dế trắng vàng thì màu sắc của chúng không đẹp bằng

- Dế trắng vàng thời gian sinh trưởng kéo dài hơn dế đen khoảng 5 hôm, dế này chịu đựng khí hậu tốt hơn, chúng có màu sắc đẹp mắt nên khi chế biến

dế có màu sắc tươi sáng hơn

- Dế trắng, dế trắng nâu, dế ta (dế cơm), dế dũi là những loại dế rất khó nuôi, vòng sinh trưởng kéo dài hơn rất nhiều so với dế đen và dế trắng vàng Mặt khác có loại còn đánh phá nhau không nuôi được theo mô hình tập trung như

dế cơm, 1m vuông nuôi được 1 đến 2 con mà thôi

Sau nhiều năm chăn nuôi và loại bỏ dần các giống dế nuôi không hiệu quả, mặc dù giá dế thịt bán rất cao tới vài trăm ngàn đồng 1kg nhưng chỉ là đi bắt

về bán nên khan hiếm không có đủ hàng cung cấp sẽ không thể chuyên nghiệp về đầu ra được

Trong tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm Dế có bản tính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô nên có thể tổ chức chăn nuôi tập trung được, nhưng phải đảm bảo việc chăn nuôi chúng phải tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã

Dế mèn là côn trùng đặc sản có giá trị kinh tế cao Nuôi dế làm kinh tế phù hợp với nhiều người, kể cả những hộ gia đình sống ở khu đô thị vì nuôi dế không đòi hỏi nhiều diện tích và cũng không gây ô nhiễm môi trường Thị trường hiện nay có nhu cầu rất lớn về dế thịt

II PHƯƠNG PHÁP NUÔI MỚI (NUÔI DẾ QUA MÙA ĐÔNG) CỦA TRANG TRẠI THANH XUÂN - PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU NHẤT HIỆN NAY ĐÃ ĐƯỢC V T V 2 KIỂM CHỨNG PHÁT SÓNG HÀNG NĂM

Ban đầu, do áp dụng mô hình cũ nuôi dế bằng xô chậu dùng lồng bàn làm nắp đậy nên số vốn đầu tư cho dụng cụ nuôi rất lớn, khoảng 50.000 đồng/1

bộ Kích thước của chậu nhựa rất nhỏ nên chỉ nuôi được khoảng vài lạng dế/1 chậu Chưa kể chậu nhựa không hút ẩm được nên hầu hết các khu chăn nuôi thường cò mùi hôi do lượng phân thải ra bị ẩm mốc nên phải có khu chăn nuôi riêng Do phải nuôi rất nhiều chậu nên lán trại phải rộng, phải làm nhiều kệ gỗ rất tốn kém, công sức bỏ ra nhiều mà hiệu quả lại không cao

Trang 3

Trước đây, người nuôi dế vẫn thường dùng các khay nhỏ làm bằng xi măng

để đựng nước cho dế uống, khi dế trèo vào khay uống nước và chúng thải phân vào khay nước nên những con dế khác uống nước có lẫn phân nên mới gây ra bệnh "Dế bị đi ngoài" mà hầu hết các nơi nuôi khác thường gặp phải

Đây là một vài hình ảnh các phương pháp nuôi không

hiệu quả của các trang trại.

Một thùng nhựa 120 lít nuôi được 3 lạng dế, mặt khác dế mang nhiều mầm bệnh

dẫn đến thoái hóa giống, tốn kém chi phí

Dế thường lột xác theo chu kỳ khoảng 5 đến 7 ngày một lần nên dùng những cái

dế, hoặc các vật dụng để nuôi không tạo được nơi ẩn nấp an toàn sẽ tạo cơ hội cho

các con dế khỏe tấn công các con dế đang lột xác

Phương pháp nuôi này thường bị chuột cắn, bạt dùng lâu sẽ bị rách ở những chỗ

nối, không nuôi được mùa đông vì không giữ được nhiệt

Trang 4

Phương pháp này không nuôi được dế vào mùa đông vì không giữ nhiệt, dế bị lạnh

chân

Sai lầm khi dùng máng ăn máng uống khiến dế nhiễm khuẩn do chúng thải phân

vào khay nước uống, tốn nhiều công chăn nuôi

Trang trại chúng tôi mất rất nhiều công nghiên cứu về tập tính của con dế ngoài môi trường tự nhiên con dế chỉ cần gặm nhấm các loại rau cỏ non hoặc rau cỏ còn đọng lớp sương đêm mà chúng vẫn phát triển tốt Nhưng nếu nuôi

dế chỉ cho ăn rau cỏ như ngoài tự nhiên thì thời gian trưởng thành của chúng

sẽ kéo dài hơn nhiều nên chúng tôi đã nghiên cứu bổ sung thêm loại cám có thành phần dinh dưỡng phù hợp với con dế, đó là loại cám mảnh dành cho gà con ăn, nhưng khi cho dế ăn bà con nên nghiền nhỏ để dế ăn được cả phần lõi ngô bên trong Hiện tại thời gian thu hoạch và trọng lượng của dế đã được cải thiện rất rõ rệt

Trải qua nhiều năm chăn nuôi, cùng với những tìm tòi sáng tạo Trang trại Thanh Xuân đã cải tiến áp dụng phương pháp chăn nuôi và dụng cụ nuôi mới nhằm giúp cho việc chăn nuôi con dế đạt hiệu quả cao nhất về số lượng, chất lượng, thời gian chăm sóc cũng như rút ngắn được rất nhiều thời gian chăn nuôi cho mỗi lứa dế thu hoạch hoặc sinh sản

Thay vì sử dụng xô chậu, chúng tôi dùng thùng carton, mua lại từ các cơ sở thu mua giấy vụn với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/chiếc Loại thùng này giúp người nuôi giảm vốn đầu tư dụng cụ Hơn nữa, số lượng côn trùng nuôi trong thùng giấy nhiều gấp 10 lần so với chậu Hoặc thùng gỗ dán áp dụng cho những hộ chăn nuôi có diện tích rộng và chăn nuôi quy mô lớn

Trang 5

III SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN BÀ CON CẦN THAM KHẢO TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO CHĂN NUÔI DẾ

1.Phân biệt dế đực, dế cái

Dế đực:

- Cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt

- Bụng nhỏ hơn

- Không có máng đẻ trứng

- Kêu để ve vãn dế cái

Dế cái:

- Cánh màu đen, bóng mượt

- Bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng

- Không kêu được

- Có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo để cắm xuống đất đẻ trứng

Lưu ý: Dế đực dế cái chỉ phân biệt được khi chúng bắt đầu bước vào độ tuổi sinh sản

2.Vòng sinh trưởng

* Nuôi theo phương pháp cũ:

- Trứng dế vào mùa đông sẽ kéo dài ngày nở nếu không áp dụng theo phương pháp của Trang trại Thanh Xuân

- Khay trứng nếu dùng khay xi măng thì phần đáy sẽ bị hút độ ẩm trước nên trứng phía dưới sẽ bị hỏng hết

- Thu dế thịt khoảng 45 ngày tuổi, dế con to con nhỏ không đều nhau

- Dế trưởng thành từ 55 đến 60 ngày mới bắt đầu sinh sản

* Nuôi theo phương pháp mới của Trang trại Thanh Xuân:

- Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 8 - 10 ngày dế con sẽ nở, tùy từng loại

dế Không phải phủ khăn hay lạm dụng xịt nước lên khay trứng

- Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch từ 25 đến 30 ngày Dế rất đều con, không mất thời gian trong việc thu hoạch lựa con to còn con nhỏ để lại nuôi tiếp

- Dế trưởng thành từ 37 đến 40 ngày bắt đầu sinh sản

3.Chuẩn bị dụng cụ nuôi

Trước khi chăn nuôi bà con chuẩn bị các dụng cụ và vật dụng như sau:

- Khoảng 10 chiếc thùng xốp để nuôi dế con, từ 1 đến 15 ngày tuổi, sau đó chuẩn bị dần thêm thùng catton (thùng giấy bìa) loại càng to càng tốt Thùng

Trang 6

bìa cũng nuôi được dế nhỏ, nhưng thùng bìa thường hở đáy nên bà con phải dán thật cẩn thận những khe hở đó vì dế mới nở chỉ nhỏ như con kiến con rất

dễ chui qua khe hở ra ngoài Nếu bà con muốn nuôi bằng thùng gỗ thì nên chọn những tấm gỗ dán phẳng có kích thước 60*60cm hoặc 60*120cm Xin lưu ý bà con nên làm thùng có độ cao tối đa khoảng 60 đến 70cm để khi chăm sóc, thu hoạch được thuận tiện Các thùng nuôi nên làm nắp đậy có gắn lưới sắt tạo ô thoáng ở giữa, mỗi chiều ô thoáng rộng khoảng 2 đến 3 gang tay tùy theo kích thước thùng nuôi

- Các loại cành là chùm phơi khô, lưu ý khi phơi khô lá không bị rụng như: cành là nhãn, cành xi, cành ổi, hồng xiêm, cây lạc, cây đỗ tương, cây ngô, dạ khô, cỏ loại cứng… có chiều dài khoảng 50 - 60cm Tùy theo từng vùng miền

mà bà con có thể tận dụng những vật liệu sẵn có để chăn nuôi

- Băng dính loại bản to 5cm để dán các cạnh dưới đáy thùng catton và đường ngang phía bên trong gần sát phía trên miệng tất cả các thùng nuôi dế

- Đĩa nhựa có độ cao khoảng 2 - 3cm cho dế đẻ

4.Thức ăn cho dế

- Các bạn có thể tận dụng nhiều loại rau, cỏ, củ, quả như: cỏ non, bắp cải, bèo, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn

- Ngoài ra bà con có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn Thường trang trại tôi cho ăn loại cám dành cho gà con ăn vì các hàm lượng các thành phần như: đạm, canxi, muối, tinh bột, các vitamin… thích hợp nhất đối với con dế

5.Cách chọn mua dế giống

Tùy theo sự lựa chọn mà bà con có thể đặt mua:

- Dế sắp đẻ

- Dế nhỡ

- Dế con

- Khay trứng dế: khay trứng loại to, kích cỡ phù hợp cho dế mẹ dế dàng leo lên khay đẻ trứng nên sẽ thu hoạch được triệt để lượng trứng Các khay trứng được đặt hàng thiết kế riêng để thuận tiện trong việc vận chuyển với số lượng lớn các khay trứng mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trứng

6.Nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi

Trang 7

- Nuôi bằng thùng xốp vì dế con có kích thước nhỏ nên nuôi bằng thùng xốp không phải dán dưới đáy như thùng catton

7.Cách nuôi dế từ 15 đến 30 ngày tuổi

- Lúc này dế đã có kích thước lớn nên bà con nuôi bằng thùng catton, thùng

gỗ là tốt nhất

8.Cách nhận biết dế bước vào thời kỳ sinh sản

- Một thùng dế đẻ tối thiểu từ 500 con trở nên mới đảm bảo cho trứng

độ dế đẻ khoảng gần chục nghìn con tương đương gần 10kg dế bố mẹ/1thùng đẻ nên lượng trứng thu được sẽ nở 100%

- Khi dế đực bắt đầu gáy đó là khoảng thời gian chúng bắt đầu bước vào giai đoạn giao phối khoảng 5 hôm sau chúng bắt đầu đẻ (khoảng 40 ngày tuổi, dế mọc cánh chùm lưng) Lúc đó bà con cho khay cát ẩm vào thùng cho dế đẻ

- Dế đẻ liên tục đến khi hết trứng, sau khi đẻ khoảng 15 đến 30 ngày chúng

sẽ rạc đi rồi chết dần

9.Cách ấp trứng

- Sau khi thu hoạch trứng bà con lấy các khay trứng ra kiểm tra độ ẩm của trứng rồi cho vào thùng xốp đậy kín Thùng xốp có tác dụng giữ nhiệt, giữ

độ ẩm rất tốt nên không cần xịt nước Làm theo cách cũ bà con mới nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm nếu lạm dụng xịt nước liên tục nước sẽ bị ứ đọng dưới đáy khay trứng nên trứng rất dế bị ung

10 ngày tùy từng loại dế (dế đen hay dế trắng vàng)

- Bà con nên ghi ngày tháng dế đẻ lên khay trứng, hoặc quan sát ở một đầu quả trứng có 2 mắt màu đỏ sẫm là trứng chuẩn bị nở Lúc đó bà con đưa các khay trứng đó ra thùng nuôi riêng

- Tùy theo kích thước thùng nuôi to hay nhỏ bà con để số lượng nhiều hay

ít các khay trứng dế sắp nở vào thùng nuôi nhằm đảm bảo mật độ cho dế con phát triển Các khay trứng được lấy ra cùng một thời điểm (đẻ cùng một ngày) nên cho vào cùng một thùng nuôi nhằm tạo được sự đồng đều cho dế mèn và rất thuận tiện cho việc thu hoạch dế thịt sau này

10.Thu hoạch dế đông lạnh

Trang 8

- Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh khoảng 30 ngày tuổi, vì lúc này trọng lượng dế lớn nhất, béo nhất, thu hoạch lúc này các bạn sẽ có sản phẩm thịt

dế chất lượng nhất

- Khi dế bắt đầu mọc cánh khoảng 2 ly cho nhịn đói 2 ngày rồi vợt vào chậu nước muối pha loãng 5% (có để sẵn lồng bàn bên trong chậu), ngâm qua rồi cầm lồng bàn nhấc ra ngoài để ráo nước rồi đóng vào từng bịch nilon 1 lạng một Sau đó, chúng ta cho vào hộp nhựa (loại 0,5kg/1hộp) đậy nắp cho vào cấp đông để được 3 tháng

11.Thu hoạch dế sống

- Thu dế sống: để thuận tiện cho những hộ nuôi không dùng tủ lạnh, hoặc tủ đông, trang trại Thanh Xuân thu mua dế còn sống Khi trong thùng nuôi khoảng 80% số lượng dế có cánh dài chạm đuôi, bà con dùng thùng catton hoặc thùng xốp, dán một đường băng dính vòng quanh mép phía trong miệng thùng (như dán thùng nuôi) để khi đổ dế vào thùng không bị bò lên trên miệng thùng ra ngoài Sau đó cho đầy chặt cành lá chùm khô dài khoảng 30 - 40cm vào thùng rồi dùng tay ấn nhẹ cho cành lá được nèn chặt xuống, tránh không

bị xộc xệch, không tạo những lỗ hổng Cành lá chặt sẽ tạo độ an toàn cho dế bám không bị rơi xuống đáy thùng, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng khi vận chuyển Cành lá cách đường băng dính khoảng 7cm để dế không trèo lên miệng thùng Bà con vợt dế vào thùng, trên mặt căng lưới phẳng tạo độ thoáng cho dế, sau đó chuyển tới trang trại hoặc ở xa bà con cho thêm rau tươi trên mặt cành lá cho dế ăn trên đường đi Bà con chuyển dế thương phẩm tới các bến xe tại Hà Nội hoặc Nam Định, trang trại

có đội ngũ nhân viên nhận hàng và giao hàng chuyên nghiệp cho bà con ở xa nên rất thuận tiện và an toàn

IV NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI DẾ

- Ngâm rượu uống rất thơm ngon và bổ dưỡng

- Chế biến các món ăn đặc sản cao cấp ngon và bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho

sự phát triển của cơ thể và trí não của người lớn và trẻ em do có các khoáng chất và nhiều loại vitamin…

- Làm thuốc chữa các bệnh sỏi thận, tiểu đêm, đái rắt, đái són, cổ trướng, thở dốc, tiêu hóa

- Hàng năm con dế còn làm nguồn thức ăn rất lớn cho: chim cảnh, cá cảnh, tắc kè, bọ cạp, kỳ tôm, ếch, gà, và rất nhiều vật nuôi khác, mang lại lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi

V TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI DỤNG CỤ CHĂN NUÔI

Trang 9

1.Thùng xốp

- Dùng để nuôi dế nhỏ từ 1 đến 10 hoặc 15 ngày, vì thùng xốp có đáy kín nên nuôi dế con rất thuận tiện chỉ cần dán một đường băng dính phía trên miệng

là được Vì lúc này dế còn rất nhỏ nên lượng phân thải rất ít nên thời gian này nuôi bằng thùng xốp cũng không cần dọn vệ sinh

- Bề mặt của thùng xốp có độ nhám cao nếu nuôi dế to chúng gặm nhấm khỏe nên thùng dễ bị thủng, gây thất thoát và độc hại cho dế

- Mặt khác thùng xốp cũng giống như chậu nhựa không hút ẩm được, nếu bà con nuôi dế lớn phải dọn vệ sinh thường xuyên, khi môi trường sống của dế

bị tác động nhiều nên tạo ra những tác động không tốt như: dế bị gãy càng, rụng dâu, nếu vào thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng rất xấu tới con dế

2.Thùng catton

Nuôi rất tốt, mua rất rẻ, hút ẩm tốt, không có mùi, dế khỏe mạnh, nuôi được

số lượng lớn khoảng 1kg đến 2kg/ thùng 60cm*60cm Tiện lợi cho cả những

hộ có diện tích chật hẹp, khoảng 15 - 20m vuông là có thể nuôi được, khoảng vài lứa mới phải thay thùng 1 lần

3.Thùng lưới

Có thể áp dụng thùng lưới vào mùa hè

4 Thùng bạt

- Chỉ áp dụng vào mùa hè

- Nhanh hỏng vì bị cành lá hoặc các giá thể chọc vào, bị chuột cắn

- Không hút ẩm, không giữ được nhiệt

Trang 10

5.Thùng gỗ

Sau khi nuôi lứa đầu bằng thùng catton nếu người nuôi muốn phát triển với quy mô lớn hơn có thể dùng thùng gỗ để nuôi vì thùng gỗ được ghép bằng những tấm gỗ dán có kích thước lớn:

- Thùng 60cm* 1,2m nuôi được khoảng 5kg dế thịt, khoảng 20 nghìn con dế nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi

- Thùng 1,2m* 1,2m nuôi được khoảng 10kg dế thịt, khoảng 40 nghìn con dế nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi

Nuôi bằng thùng gỗ chỉ đầu tư 1 lần trong nhiều năm, vì nuôi bằng thùng lớn nên người nuôi cũng đỡ công chăm sóc thay vì chăm sóc nhiều thùng loại nhỏ giờ chúng ta chỉ phải chăm 1 thùng lớn mà số lượng dế lại thu được nhiều hơn, mặt khác cũng tiết kiệm diện tích, thời gian, và chi phí Đặc biệt thùng gỗ còn đảm bảo diện tích nuôi rộng giúp bà con nuôi được lượng dế lớn vào mùa đông mà không tốn điện vì chúng giữ nhiệt rất tốt

6

Xây hồ nuôi bằng gạch hoặc xi măng

- Phương pháp này chỉ áp dụng vào mùa hè, đối với thời tiết miền Bắc khí hậu thay đổi liên tục nếu bà con áp dụng không đúng kỹ thuật, hoặc không có kinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ không nuôi được dế qua mùa đông

- Hồ nuôi bằng xi măng trộn cát hoặc bằng gạch sẽ không giữ nhiệt được nên rất tốn điện, dế bám vào sẽ bị lạnh chân ốm yếu hoặc rất chậm lớn

VI NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG NUÔI THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI (ÁP DỤNG CẢ 3 MIỀN: BẮC - TRUNG - NAM)

- Nuôi dế qua mùa đông với số lượng lớn mà không tốn điện (hướng dẫn

Ngày đăng: 17/12/2015, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w