1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI LIỆU TẬP HUẤN SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN RE

23 3,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

- Căn cứ quyết định 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 1012 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt tổng thể sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030 có nêu đối với

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ

NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP

TÀI LIỆU TẬP HUẤN SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN RE

Hậu Giang, tháng 07 năm 2013

Trang 2

(Lưu hành nội bộ)

PHẦN IMỤC ĐÍCH CHUYỂN ĐỔI TỪ SẢN XUẤTĐƯỜNG TRẮNG ĐỒN ĐIỀN SANG SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN

1 CÁC CĂN CỨ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SANG SẢN XUẤT ĐƯỜNG RE:

- Căn cứ Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển Mía đường đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020, đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu, mức sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó: đường luyện là 1,5 triệu tấn, đườngtrắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn

- Căn cứ quyết định 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 1012 của thủ tướng chính phủ

về việc phê duyệt tổng thể sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030 có nêu đối với chế biến đường, không xây dựng thêm nhà máy mới mà tậptrung mở rộng công suất các nhà máy hiện có, đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyềnsản xuất để nâng cao hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm, đầu tư thêm phần đườngluyện để đáp ứng nhu cầu thị trường

- Căn cứ Thông báo số 07/TB-HĐQT ngày 27/08/2012 của HĐQT Công ty cổ phầnMía đường Cần Thơ về một số nội dung thống nhất tại cuộc họp HĐQT mở rộng ngày24/08/2012: Hội đồng quản trị thống nhất chủ trương đầu tư dây chuyền sản xuất đường

RE tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp, thống nhất phương án sử dụng công nghệ Ấn Độ

- Căn cứ vào thực tế tình hình thị trường và giá cả các loại đường hiện nay tại ViệtNam: đường trắng RS luôn dồi dào nhưng giá bán bấp bênh và luôn thấp hơn đường luyện

RE, xuất khẩu khó khăn, tồn kho lâu Trong khi đó thì đường RE không đủ cho tiêu dùngtrong nước, giá bán chênh lệch với đường trắng khá cao và luôn ổn định

- Căn cứ vào công suất hiện hữu, của các thiết bị hiện có của Nhà máy đường PhụngHiệp thì khi nâng cấp nhà máycó công suất ép hiện tại 3000 TMN với sản phẩm là đườngtrắng đồn điền lên thành sản xuất đường RE, thì các thiết bị cung cấp Hơi và cung cấpĐiện hiện hữu của nhà máy sẽ đáp ứng đủ theo yêu cầu công nghệ của sản xuất đường REvới năng lực sản xuất khoảng 500 tấn/ngày, cho nên sẽ không tốn chi phí cho việc đầu tưcác thiết bị này, cũng như chi phí hơi và điện cho quá trình sản xuất đường RE

- Căn cứ điều kiện tài nguyên, điều kiện tự nhiên, chính sách của Nhà nước liên quanhiện nay, tại tỉnh Hậu Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung,thì việc đầu tư nâng cấp nhà máy đường Phụng hiệp, thành nhà máy sản xuất đường RE làrất thích hợp, đúng định hướng của nhà nước cũng như xu hướng phát triển của ngành Míađường trong khu vực

2 VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ:

- Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong niên vụ sản xuất 2012/2013, giá đườngtinh luyện RE luôn giữ ổn định và chênh lệch khoảng 2.500-3.000 đ/kg so với đường trắngđồn điền Đây là mức chênh lệch khá cao vì cùng kỳ năm trước chênh lệch chỉ khoảng 500đ/kg Do đó sản xuất đường tinh luyện RE là phù hợp với tình hình trong nước ở giai đoạnhiện nay

- Hiện nay chỉ có 9/38 nhà máy đường của các công ty SBT, BHS, LSS, NIVL, LaNgà, Việt Đài và Tate & Lyle sản xuất đường RE với sản lượng chiếm khoảng 30% tổngsản lượng đường sản xuất; trong khi nhu cầu sử dụng lại cao nên đường RE vẫn được tiêuthụ ổn định, ít tồn kho và không phải cạnh tranh với đường nhập lậu RS

Trang 3

- Ngoài ra, theo thống kê thị trường tiêu thụ của sản phẩm đường RE tại Việt Namtrong các năm qua cho thấy giá cả bán buôn của sản phẩm này là rất cao, do đó có thể nóiđầu tư vào sản xuất sản phẩm RE là một định hướng đúng đắn trong thời điểm hiện nay.

- Ngành mía đường sản xuất có tính mùa vụ Thông thường các nhà máy chỉ hoạt độngkhoảng 5 tháng/năm vào quý 1 và quý 4 hàng năm.Số đường còn lại sẽ được lưu trữ trongkho để phục vụ cho nhu cầu cả năm.Vì vậy, chi phí tồn kho của ngành rất lớn và hiệu quảhoạt động của các nhà máy không cao.Đây là vấn đề này cần quan tâm nhiều cho các nhàmáy sản xuất đường RS, vì thời gian tồn kho lâu sẽ làm cho chất lượng đường giảm đáng

kể do sự tác động ngược lại của hàm lượng sunfur còn lại trong sản phẩm đường RS, cònđối với sản phẩm đường RE thì vấn đề này không xảy ra

- Lịch sử ngành mía đường Việt nam cho thấy rằng mía đường là ngành có tính chu kỳxấp xỉ 5 năm với giá cả và lợi nhuận Chu kỳ này không chỉ có ở Việt Nam mà còn phổbiến trên thế giới Hiện nay giá cả ngành mía đường đang ở mức thấp của chu kỳ, do đó

dự báo trong những năm tới giá đường sẽ tăng mạnh trở lại, nên việc đầu tư sản xuấtđường RE vào thời điểm hiện nay là tốt nhất, sản phẩm sản xuất ra sẽ tận dụng được cơhội kinh doanh đạt đỉnh cao trong thời gian tới

3 HÌNH THỨC& QUY MÔ ĐẦU TƯ:

Hình thức đầu tư là nâng cấp Nhà máy đường Phụng Hiệp từ sản xuất đường RS vớinăng suất ép 3000 TMN thành nhà máy sản xuất đường tinh luyện RE với công suất lựachọn là 350 tấn đường RE/ngày trong giai đoạn hiện tại và sẽ mở rộng công suất lên 500tấn đường RE/ngày trong các năm tới Với công suất này sẽ phù hợp với tình hình tàichính và hoạt động quản lý, cũng như địa điểm xây dựng của công trình

Trang 4

1 Sự giảm độ màu sau khi qua HT lắng nổi hồi dung % 35-40

2 Sự giảm độ màu sau khi qua các cột trao đổi ion % 70-75

Để sản xuất được đường RE đạt chất lượng như trên thì đòi hỏi đường thô nguyên liệu đầuvào có các giá trị về thông số kỹ thuật sau đây:

Với cơ cấu tiêu chuẩn của sản phẩm như trên thì sản phẩm sẽ theo tiêu chuẩn Đường trắng tinh luyện của TCVN 7968:2008 , so với sản phẩm đường RS hiện tại của dây

chuyền sản xuất cũ thì sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn, phù hợp với xu hướng tiêu dùnghiện nay (sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm)

2 Công nghệ sản xuất:

Để sản xuất đường RE thì ở nước ta hiện nay không thể sử dụng trực tiếp từ nướcmía chế biến ra được, mà phải sử dụng nguyên liệu từ đường thô Do đó, muốn từ mía câysản xuất ra đường RE thì trước tiên là phải sản xuất ra đường thô, sau đó từ đường thô sảnxuất được hoặc mua bên ngoài về sẽ được quậy hồi dung lại và xử lý các bước làm sạchtiếp theo để chế biến ra đường RE có chất lượng cao

Trang 5

* Sản xuất đường thô theo quy trình như sau:

Hình 1 Quy trình công nghệ sản xuất

đường thô từ nguyên liệu mía.

* Thuyết minh quy trình:

Gia vôi chính(pH = 7.8-8.2)

Lắng trong( lắng chìm)

Gia nhiệt 3(to = 110-115 oC)Bốc hơi

Mật chè thô(si rô thô)

Trang 6

Mía cây được chở đến nhà máy bằng ghe sẽ được cẩu lên cân cân trọng lượng vàđưa sang bàn lùa mía để tiếp mía xuống băng tải Sau khi qua khỏa bằng, mía sẽ đượcbăng tải đưa qua các dao băm mía để xử lý xé tơi thành những mảnh nhỏ nhằm phá vỡ cấutrúc của cây mía, giúp cho quá trình ép trích ly được dễ dàng.

Mía sau khi qua các dao băm sẽ được đưa vào hệ thống 05 máy ép để ép trích lynước mía nhờ băng tải cao su vận chuyển, trên băng tải cao su có bố trí máy tách sắt đểtách sắt lẫn trong mía nhằm tránh gây hư hỏng cho các máy ép.Tại công đoạn ép áp dụngphương pháp ép có thẩm thấu kép để nhằm trích ly triệt để đường trong các tế bào mía.Nước mía ép được từ máy ép 1 và máy ép 2 sẽ được gom chung vào thùng chứa nước míahỗn hợp để bơm lên lược sàn cong lọc tách vụ bã, vụn bã này sẽ được đưa về chung với bãmía sau máy ép 1, nước mía ép của máy ép 3 sẽ sử dụng để thẩm thấu cho phần bã ép rasau máy ép 1, nước mía của máy ép 4 dùng thẩm thấu cho bã sau máy ép 2, nước mía củamáy ép 5 sử dụng để thẩm thấu cho bã mía sau máy ép 3, riêng bã mía sau khi ra khỏi máy

ép 4 sẽ sử dụng nước nóng có nhiệt độ 60-80 oC để thẩm thấu Nước mía được sử dụngsau quá trình ép được gọi là nước mía hỗn hợp sau đó sẽ được đưa qua công đoạn làmsạch và nấu đường thô Bã mía sau khi ép kiệt đạt độ ẩm dưới 52%, Pol bã ≤ 2.5% sẽ đượcbăng tải bã đưa qua lò hơi để đốt sinh hơi, hơi quá nhiệt đưa qua turbine phát điện, turbine

ép, turbine cấp nước là và một phần đưa sang giảm ôn, giảm áp sử dụng cho công nghệ

Nước mía hỗn hợp thu được từ công đoạn ép mía (có pH = 4-4.5) sau khi địnhlượng sẽ được cho vào thùng chứa, tại đây nước mía được bổ sung acid Phosphoric(H3PO4) 85% với liều lượng thích hợp và sữa vôi vào để đạt đến pH = 6.0-6.6, sau đó đượcgia nhiệt lần 1 đạt 70-75 oC nhằm tạo điều kiện cho các chất trong nước mía phản ứng vớivôi tạo kết tủa CaCO3, Ca3(PO4)2… đồng thời tiêu diệt vi khuẩn tránh chuyển hóa đườngSaccharose Sau đó nước mía được gia vôi chính đạt đến pH = 7.8-8.2 để tạo các kết tủahấp phụ các tạp chất, chất keo, chất màu…và đưa qua gia nhiệt lần 2 đạt 100-105oC Mụcdích gia nhiệt lần 2 là để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn và làm giảm độ nhớt của dungdịch tạo điều kiện thuận lợi cho lắng Trước khi đi vào thiết bị lắng, nước mía sẽ đi quathiết bị tản nhiệt để loại bỏ không khí và hơi lẫn trong dung dịch nước mía tránh xáo trộntrong khi lắng, giúp cho quá trình lắng nhanh và đạt hiệu quả tốt hơn Sau khi qua tảnnhiệt, nước mía sẽ được đưa vào thiết bị lắng chìm, tại thiết bị lắng chìm có bổ sung chấttrợ lắng vào dung dịch nước mía để hỗ trợ kết khối các kết tủa lắng xuống nhanh hơn.Trong quá trình lắng, dung dịch nước mía sẽ được tách ra thành 2 phần:

- Nước mía trong (hay chè trong) được đưa đi gia nhiệt và bốc hơi

- Nước bùn được đưa sang thiết bị lọc bùn, nước mía lọc trong được đưa sang lắngnổi để tách tạp chất, tại thiết bị lắng nổi có bổ sung thêm H3PO4, Canxi saccharate để tạokết tủa hấp phụ các chất màu và chất keo cùng với các tạp chất có trong dung dịch, chấttrợ lắng nổi cùng được bổ sung vào để liên kết phần kết tủa thành khối lớn giúp nổi nhanhhơn Sau khi lắng nổi xong phần nước mía lắng trong sẽ được đưa đi gia nhiệt và phần bãnổi đưa về thùng nước bùn để lọc lại, phần bã bùn lọc sẽ được đưa đi làm phân hữu cơ

Nước mía trong thu được sau khi lắng chìm sẽ được đưa đi gia nhiệt lần 3 đạt

110-115 oC nhằm mục đích nâng cao khả năng tự bốc của dung dịch và tiêu diệt vi sinh vật cótrong nước mía rồi đưa vào hệ thống bốc hơi chân không gồm 5 hiệu bốc hơi Tại đây chètrong từ Bx = 13-15% sẽ được cô đặc thành mật chè thô (hay còn gọi là si rô thô) có nồng

độ Brix đạt 55-65% Mật chè thô sau đó được đưa vào hệ thống lắng nổi để tách các tạpchất còn lại, các chất keo và chất màu nhờ kết tủa tạo thành khi bổ sung vào dung dịch

H3PO4, Canxi saccharate và chất trợ lắng nổi Mật chè trong thu được sau quá trình lắngnổi này được gọi là mật chè tinh (hay si rô tinh) sẽ được đưa sang công đoạn nấu đườngthô, còn bã nổi thu hồi sẽ được đưa về thùng chứa nước bùn để lọc thu hồi đường

Trang 7

Nấu đường thô được thực hiện theo phương thức nấu 03 hệ A, B, C hoặc 02 hệ A-Ctùy vào chất lượng của nguồn nguyên liệu.

Quy trình Nấu – Trợ tinh – Ly tâm của mỗi hệ là tương ứng và độc lập nhau

- Mật chè tinh, đường B và đường C hồi dung, mật loãng A sẽ sử dụng cho nấu đường A

- Mât A loãng, A nguyên sẽ được sử dụng cho nấu đường B

- Mật A nguyên, Mật B và loãng C (nếu có) được sử dụng để nấu đường C

Sản phẩm đường A chính là đường thô sẽ được đưa đến thùng quậy hồi dung để sảnxuất đường RE, đường B và C sau ly tâm sẽ được quậy hồi dung và bơm về thùng chứa đểnấu đường A, các loại mật sử dụng để nấu lại như mô tả ở trên được bơm về các thùngchứa tương ứng, còn mật C là mật cuối cùng được bơm qua bồn chứa mật rỉ để bán hoặc

sử dụng cho sản xuất cồn, bột ngọt…

Để sản xuất đường RE từ đường thô thì hiện tại trên thế giới có rất nhiều giải phápcông nghệ để thực hiện Tuy nhiên, đối với các Nhà máy đường ở nước ta hiện nay chủyếu sử dụng 2 phương pháp làm sạch dung dịch hồi dung để sản xuất đường RE, đó làphương pháp cacbonat hóa và phương pháp phosphate hóa

* Quy trình sản xuất đường RE theo phương pháp Cacbonat:

Mật R3

Lắng chìm (sx đường thô)

Nấu đường A (đường thô)

Nước ngọt

Trang 8

Theo phương pháp này thì tác dụng tẩy màu dung dịch hồi dung trước hết là nhờ tạochất kết tủa có tính hấp phụ do bổ sung sữa vôi và CO2 vào dung dịch hồi dung tại côngđoạn cacbonat hóa:

Ca(OH)2 + H2CO3 → CaCO3↓ + 2H2OCác kết tủa này được hình thành ở dạng hạt, sẽ bao giữ các chất màu và các chất keo,được lọc bỏ dễ dàng, giúp tăng thêm đáng kể hiệu quả làm sạch

Các công đoạn khử màu tiếp theo và kết tinh trong quy trình này là tương tự như ởphương pháp phosphate hóa (sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau)

*Quy trình sản xuất đường RE theo phương pháp Phosphate:

Theo phương pháp này thì các bước sản xuất RE như sau:

Bước 1:Tiếp nạp và hòa tan nguyên liệu đường thô

Hình 3 Thiết bị hồi dung và lược dung dịch hồi dung Hình 2 Quy trình sản xuất đường RE theo phương pháp cacbonat hóa

Trang 9

Nguyên liệu đường thô từ phân xưởng sản xuất đường thô được chuyển xuống thùnghòa tan đường thô để tạo thành dung dịch nước đường nguyên có Bx 65%, nhiệt độ 

60oC Sử dụng nước ngọt được lấy chủ yếu từ thùng chứa để hòa tan đường và có thể bổsung bằng nước ngọt từ 2 bàn lọc khi cần thiết hoặc khi không đủ nước ngọt hoặc khi cầnhòa tan nhanh đường có thể bổ sung thêm nguồn nước nóng từ nước ngưng tụ Sirô từthùng hòa tan chảy tràn qua thùng chảy tràn được bơm, bơm lên thùng chờ hóa chế chuẩn

bị cho giai đoạn xử lý hóa chế Ở đây có sự tuần hoàn sirô đường nguyên về thùng hòatan đường thô nhờ đường ống hoàn lưu gần bơm khi có hiện tượng đường chưa hòa tan hếttại thùng chảy tràn, ở công đoạn này có lắp hệ thống điều khiển tự động để điều chỉnhnồng độ Bx sao cho Bx theo yêu cầu.Ngoài ra, giai đoạn này còn sử dụng bơm định lượngEnzyme thủy phân tinh bột (do vôi hóa thông thường ở giai đoạn hóa chế không thể loạitrừ tinh bột sẽ gây khó lọc và kết tinh cũng như ảnh hưởng đến thành phẩm sau này nênngoài việc sử dụng axít phosphoric để để loại bỏ tinh bột cần hỗ trợ thêm Enzyme α-Amylase để vừa đạt hiệu quả lọc, chất lượng thành phẩm tốt mà chi phí thấp)

Sau đó hồi dung được lược lại bằng hệ thống thiết bị lược rung (Vibro screen) để táchhầu hết tạp chất không tan ra khỏi dung dịch Hồi dung sau lược sẽ được đưa đến khâulắng nổi hồi dung sẽ được chứa trong thùng trung gian để cung cấp hồi dung ổn định chogiai đoạn xử lý tiếp theo

Bước 2:Lắng nổi hồi dung

Hồi dung được đưa về thùng chứa có dạng hình trụ đứng được trang bị cánh khuấybên trong nhằm khuấy trộn đều hỗn hợp hồi dung với chất tẩy màu được cấp từ bơm địnhlượng Thông thường dung dịch hỗn hợp này có nồng độ dao động từ 60–65% và nhiệt độ

từ 60–70 oC

- Hỗn hợp hồi dung được bơm bơm tới thiết bị gia nhiệt (01 thiết bị vận hành và 01thiết bị dự phòng) để gia nhiệt hỗn hợp tới nhiệt độ T = 85–87 oC và chuyển đến thiết bịphản ứng

- Các hoá chất gồm: Canxi Sacarate và axit Phosphoric được các bơm định lượng bổsung vào trực tiếp trên đường ống vào thiết bị phản ứng, còn chất trợ lắng nổi được bơmđịnh lượng bổ sung vào đường ống ra của thiết bị phản ứng Hỗn hợp dung dịch được hoàtrộn với hệ thống tạo bọt khí và tiếp tục cấp vào đáy thiết bị lắng nổi

- Thiết bị lắng nổi có dạng hình trụ đứng được trang bị cánh khuấy và cánh gạt bọt

ở tại thiết bị phản ứng các chất kết tủa hình thành sẽ hấp phụ các tạp chất và liên kết vớicác bọt khí tạo ra một khối vật chất có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng dung dịch nên sẽ nổi lêntrên bề mặt dung dịch (còn gọi là bã nổi), còn dung dịch mật chè trong sẽ lắng xuống đáythiết bị và được rút ra ngoài nhờ hệ thống van măng xông rút nguyên liệu Bã nổi đượccấp tới thùng chứa để xử lý lại, còn dung dịch mật chè trong được xả vào thùng chứa đểcấp cho công đoạn tiếp theo

Trang 10

Hình 4 Sơ đồ công nghệ công đoạn hồi dung đường thô, lược và lắng nổi hồi dung.

Các thông số cần được kiểm soát trong quá trình này như sau: Dung dịch CanxiSaccarate được chuẩn bị tại thùng pha có cánh khuấy, bơm định lượng sẽ bổ xung CanxiSaccarate vào dung dịch hồi dung đảm bảo pH của dung dịch sau thiết bị phản ứng đạt pH

= 5,8-6,3 (liều lượng sẽ được quyết định cụ thể phụ thuộc điều kiện thực tế vận hành) Cònacid Photsphoric có nồng độ 85% có thể cho cho trực tiếp (hoặc pha loãng) vào thùngchứa hoá chất, dùng bơm định lượng bổ xung acid Photsphoric này vào dung dịch hồidung với lưu lượng đảm bảo hàm lượng P2O5 đạt 100-400 ppm so với hàm lượng chất khô

Trang 11

có trong mật chè (sẽ được quyết định cụ thể phụ thuộc điều kiện thực tế vận hành) Chấttrợ lắng nổi được được chuẩn bị tại thùng pha có cánh khuấy sau đó chuyển xuống thùngchứa với nồng độ khoảng 0,1%, dùng bơm định lượng để bổ sung chất trợ lắng nổi vàodung dịch hồi dung với lưu lượng vào khoảng 10-20 ppm so với hàm lượng chất khô cótrong mật chè Còn chất tẩy màu được cho trực tiếp vào thùng chứa hoá chất, dùng bơmđịnh lượng để bổ sung chất tẩy mầu này vào dung dịch hồi dung với lưu lượng vào khoảng100-500 ppm so với hàm lượng chất khô có trong hồi dung Nhiệt độ mật chè trước khivào thiết bị phản ứng cần phải nâng từ nhiệt độ 65–70 oC lên nhiệt độ 80-87 oC với mụcđích làm tăng tốc độ phản ứng và làm giảm độ nhớt của dung dịch mật chè Việc ổn địnhlưu lượng hồi dung trong quá trình này là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả làm việccủa hệ thống,nên để duy trì ổn định các thông số lưu lượng, nồng độ hồi dung vào hệthống lắng nổi, ngoài biện pháp khống chế ổn định từ công đoạn hoà tan đường thô thìviệc điều chỉnh lưu lượng và nồng độ mật chè hồi dung sẽ là cơ sở để kết quả vận hànhđảm bảo được các yêu cầu trên Do đó sẽ thực hiện công việc này thông qua Hệ thống tựđộng điều khiển được lắp đồng bộ với thiết bị.

Hệ thống làm sạch hồi dung:

Hình 5 Lắng nổi hồi dung

Tại khâu phốt phát hóa, nước đường thô hồi dung được đưa đến hệ thống làm sạch hồi

Ưu điểm nổi bật của công nghệ phosphat hoá là toàn bộ thiết bị cho công đoạn nàyđơn giản, dể dàng tự động hoá cao,chi phí lắp đặt thiết bị thấp, thích hợp với trình độ kỹthuật hiện nay ở Việt Nam và trình độ tay nghề của công nhân tại nhà máy khi đưa nhàmáy vào vận hành, cũng như khi sửa chữa bảo dưỡng thiết bị sau này

Các thông số cần được kiểm soát trong quá trình vận hành:

- Chiều dầy lớp bọt

- Tốc độ nổi của các khối kết bông

-pH của mật chè trong thiết bị lắng nổi

- Nhiệt độ của mật chè sau gia nhiệt

Ngày đăng: 15/12/2015, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w