Đòi hỏi về quy mô sản xuất và cơ cấu sản phẩm của công nghiệp chế biến gỗ không những phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và ngoài nước mà còn phải phù hợp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN LŨY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2000
Trang 2MỤC LỤC
––– ( –––
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN GỖ TRONG NỀN KINH TẾ 1
1.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN THẾ GIỚI 1
1.1.1 Nhu cầu sản phẩm gỗ trên thế giới 1
1.1.2 Ngành công nghiệp gỗ nhiệt đới Châu Á hiện nay 2
1.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM 3
1.2.1 Tài nguyên rừng Việt Nam 3
1.2.2 Khái quát ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 4
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến gỗ 6
1.3 VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRONG NỀN KINH TẾ 9
CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐỒNG NAI 14
2.1 KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI 14
2.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐỒNG NAI 15
2.2.1 Tài nguyên rừng Đồng Nai hiện nay 15
2.2.2 Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 16
2.2.2.1 Về nguyên liệu 16
2.2.2.2 Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ 18
2.2.2.3 Về lao động 19
2.2.2.4 Về máy móc thiết bị 20
2.2.2.5 Về cơ cấu sản phẩm 20
2.2.2.6 Về thị trường 22
2.2.2.7 Về khả năng cạnh tranh 23
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GỖ ĐỒNG NAI 24
Trang 32.3.1 Những kết quả đạt được 24
• Doanh thu 24
• Giá trị sản lượng hàng hóa 25
• Nộp ngân sách 25
• Vốn đầu tư 26
• Sản phẩm chủ yếu 26
• Lao động 26
2.3.2 Những thuận lợi của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 27
2.3.3 Những hạn chế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 28
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH ĐỒNG NAI 30
3.1 CÁC QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 30
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐỒNG NAI 33
3.2.1 Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 34
3.2.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 34
3.2.1.2 Chiến lược tăng trưởng đa dạng 36
3.2.2 Giải pháp 2: Sử dụng hợp lý và phát triển nguồn nguyên liệu 37
3.2.2.1 Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu 37
3.2.2.2 Tận dụng phế liệu 38
3.2.2.3 Phát triển nguồn nguyên liệu 39
3.2.3 Giải pháp 3: Đổi mới thiết bị và đầu tư công nghệ hiện đại 41
3.2.4 Giải pháp 4: Giải pháp về vốn và vốn đầu tư 43
3.2.5 Giải pháp 5: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 47
3.2.5.1 Đối với thị trường xuất khẩu 47
3.2.5.2 Đối với thị trường nội địa 48
3.2.5.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing 50
3.2.6 Giải pháp 6: Giải pháp hỗ trợ và kiến nghị 51
3.2.6.1 Đào tạo và tuyển dụng nhân lực 51
3.2.6.2 Thành lập trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp 52
3.2.6.3 Một số kiến nghị 53
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4MỞ ĐẦU
Nhìn lại những năm qua ta thấy công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam là một ngành công nghiệp chậm phát triển không chỉ so với công nghiệp chế biến gỗ của các nước trên thế giới mà ngay cả đối với các ngành công nghiệp khác ở nước ta
Đòi hỏi về quy mô sản xuất và cơ cấu sản phẩm của công nghiệp chế biến gỗ không những phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và ngoài nước mà còn phải phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng
Công nghiệp chế biến gỗ nước ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, còn gỗ rừng trồng chưa nhiều Nhưng rừng tự nhiên nước ta đang ngày càng suy giảm cả về diện tích và chất lượng, nên đã gây ra sự mất cân bằng tự nhiên trong môi trường sinh thái, kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước như xói mòn đất, lũ lụt Để bảo vệ môi trường, Nhà nước ta đã có chú trọng hạn chế khai thác rừng tự nhiên và xuất khẩu gỗ, đẩy mạnh việc trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự nhiên, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên như nhiều nước trong khu vực đã làm
Trong bối cảnh đó, công nghiệp chế biến gỗ nước ta phải chuyển hướng cho thích hợp, nguồn nguyên liệu chủ yếu phải là gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu
Các sản phẩm được chế biến từ gỗ và lâm sản khác là một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người, xã hội càng phát triển nhu cầu đó càng tăng cao và đa dạng Trong khi đó nền công nghiệp chế biến gỗ của nước ta nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng đang đứng trước thực trạng tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng về chất lượng và số lượng
Trang 5Do vậy, theo chúng tôi, việc chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH ĐỒNG NAI” có ý nghĩa rất quan trọng trong sự
phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung
Thời gian sắp đến, cho đến năm 2010 tiếp tục hạn chế khai thác rừng tự nhiên xuống còn khoảng 200.000 – 300.000 m3/năm, đồng thời đẩy mạnh việc trồng và sử dụng gỗ từ rừng trồng Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai phải tích cực chuyển hướng sang chế biến nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, trong đó có cây cao su và gỗ nhập khẩu để đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích xử lý các số liệu, các dữ kiện thông tin, nghiên cứu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến gỗ tỉnh Đồng Nai, đồng thời căn cứ vào quan điểm, đường lối, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước và của địa phương
Quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng nhiều báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thống kê Tỉnh Đồng Nai, các đề án phát triển sản xuất và trồng rừng của địa phương, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nội dung đề tài gồm 3 chương :
Chương 1 : VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRONG
NỀN KINH TẾ
Chương 2 : HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH
ĐỒNG NAI
Chương 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN GỖ TỈNH ĐỒNG NAI
Trang 6Vì thời gian và trình độ nghiên cứu của tác giả có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của thầy, cô và các anh chị có quan tâm đến đề tài
Trang 7Chương 1
VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRONG NỀN KINH TẾ
1.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN THẾ GIỚI
Cho đến nay các loại sản phẩm sản xuất từ gỗ vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nhu cầu cuộc sống con người Gỗ làm nhà ở, các công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, đồ dùng trong mỗi gia đình…
Gỗ và lâm sản cũng như các loại nguyên liệu khác, muốn thành sản phẩm hàng hóa, nhất thiết phải qua các giai đoạn gia công chế biến Ngành công nghiệp chế biến gỗ là ngành công nghiệp tạo ra các loại sản phẩm từ vật liệu gỗ để đáp ứng nhu cầu xã hội
Cùng với nguyên liệu gỗ, song, mây, tre nứa và kết hợp với các loại vật liệu khác… với bàn tay khối óc con người cùng với quy trình công nghiệp tiên tiến con người đã biến những tài nguyên của rừng thành nguồn sản phẩm quý giá không thể thiếu được trong đời sống con người Gỗ có nhiều đặc tính rất khác nhau, song chung nhất là chúng có tính cách điện, cách nhiệt và cách âm tốt Ngoài ra, gỗ còn có tính đàn hồi và biến dạng vĩnh cữu rất có lợi cho việc chế biến sản xuất đồ gỗ với các dạng hình đa dạng và tinh tế Gỗ còn có đặc tính là tỷ trọng riêng nhỏ hơn 1 (nổi trên nước) nên dễ chế tác tạo ra những sản phẩm tinh chế đa dạng đáp ứng nhu cầu cho con người trong nước và xuất khẩu
1.1.1 Nhu cầu về các sản phẩm gỗ trên thế giới
Do dân số thế giới ngày càng tăng, xã hội càng phát triển, nhu cầu về các sản phẩm gỗ ngày một tăng và tăng ở mức độ khác nhau; cụ thể qua biểu sau:
Biểu 1: Nhu cầu sản phẩm gỗ trên thế giới
Mức tăng hàng năm (%) trong các thời kỳ
– Gỗ xẻ
– Ván nhân tạo
– Đồ gỗ
0,6 7,2 3,5
Từ 1,2 đến 1,9 Từ 2,8 đến 4,4 Từ 3,5 đến 3,7 (Nguồn : Trung tâm khoa học công nghệ TP.HCM) Số liệu trên đây chứng tỏ nhu cầu về ván nhân tạo có mức tăng cao nhất Ván nhân tạo gồm cácloại: Gỗ dán, ván sợi ép, ván dăm, ván ghép thanh…
Trang 8Cuối thế kỷ 18 người ta đã bắt đầu sản xuất gỗ dán theo phương pháp thủ công, sử dụng các loại keo động vật Cuối thế kỷ 19 nền công nghiệp sản xuất gỗ dán bắt đầu phát triển Đến đầu thế kỷ 20 ván sợi ép ra đời, còn ván dăm thì xuất hiện vào năm 1940 và sau đó phát triển với tốc độ rất nhanh Tùy theo tình hình nguyên liệu: Keo, gỗ, trình độ kỹ thuật và điều kiện tự nhiên mà mỗi nước có những bước phát triển đối với từng loại ván khác nhau Thụy Điển phát triển nhanh về ván sợi, Phần Lan và Tiệp Khắc phát triển nhanh về ván dán và ván sợi Cộng Hòa Liên Bang Đức phát triển mạnh về ván dăm, Indonesia phát triển mạnh về ván dán
Những năm gần đây ván ghép thanh đang được chú ý phát triển
1.1.2 Ngành công nghiệp gỗ nhiệt đới Châu Á hiện nay
Công nghiệp gỗ nhiệt đới tại Châu Á đã phát triển vững vàng trong 20 năm qua, chuyển việc xuất khẩu gỗ tròn thành một nền công nghiệp chế biến tổng hợp hoàn chỉnh hiện đang cung cấp trên 80% sản phẩm gỗ nhiệt đới cho thị trường quốc tế
Trong quá trình tấn công vào công nghiệp chế biến, các nước sản xuất và xuất khẩu gỗ nhiệt đới đã hướng vào phát triển công nghiệp đồ gỗ (gỗ và song mây) coi đó như một mục tiêu đã được lựa chọn trong tương lai gần Theo các chủ trương chính sách của các Chính phủ, công nghiệp tương đối mới này (nhất là ngành đồ gỗ xuất khẩu) lại là một ngành đòi hỏi nhiều nhân lực nhất trong các ngành công nghiệp rừng và các sản phẩm của nó lại có giá trị gia tăng cao nhất
Gỗ nhiệt đới tại Đông Nam Á lại có bề mặt độc đáo nên rất được ưa chuộng để đóng các mặt hàng đồ gỗ cao cấp cho các thị trường nước ngoài Tuy nhiên, các nước sản xuất đang phải đương đầu với một mức giảm sút về phương diện cung cấp nguyên liệu trong tương lai gần và chắc chắn sẽ bị thiếu hụt hẳn trong tương lai dài, nếu không tiến hành mạnh mẽ các biện pháp quản lý tài nguyên và gây trồng lại rừng một cách khẩn cấp Do vậy, các nước sản xuất đang có những biện pháp tiếp theo nhằm hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như gỗ xẻ và gỗ lạng chưa chế biến, nhằm duy trì một mức cung cấp đầy đủ gỗ cho các ngành chế biến cuối dây chuyền, ví như công nghiệp đồ gỗ chẳng hạn
Năm 1975, các hiệp hội quốc gia của các nước sản xuất đồ gỗ chính tại Châu Á đã thành lập hiệp hội công nghiệp đồ gỗ Châu Á – Thái Bình Dương (AFIAP) Hiện nay hiệp hội đó có 9 nước hội viên gồm một bên là các hiệp hội hùng mạnh của Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan và một bên là các nước Đông Nam Á và Úc với công nghiệp đồ gỗ còn đang phát triển
Trang 9Theo báo cáo của AFIAP, năm 1984 thì kết quả xuất khẩu của các nước hội viên rất cao với tổng lượng xuất khẩu tăng từ 626 triệu USD trong năm 1980 lên đến 859 triệu USD trong năm 1982, tức là tăng trên 37% Trong tổng số đó, riêng Đài Loan đã xuất khẩu chiếm gần tới
450 triệu USD, sau đó là Nhật Bản với 160 triệu USD và Nam Triều Tiên đạt 50 triệu USD Như vậy còn lại khoảng 200 triệu USD dành cho Đông Nam Á mà phần của Singapo đã đạt trên 50 triệu USD Rõ ràng là trong Hiệp hội AFIAP, các nước hội viên Đông Bắc Á đã giữ vai trò chế ngự
Điều khác biệt ở đây là các nước Đông Nam Á chưa phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ; trong khi đó thì Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Đài Loan vẫn giữ vai trò lãnh đạo trong công nghiệp và thương mại đồ gỗ, với các kỹ thuật và cách quản lý tiên tiến, các dịch vụ thương mại hóa có hiệu lực
Tóm lại, ngành công nghiệp chế biến gỗ Châu Á gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ số sử dụng gỗ rất lớn, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng có giá trị kinh tế cao
Trình bày khái quát về công nghiệp chế biến gỗ trên đây là nhằm so sánh với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, từ đó cần phấn đấu để đẩy mạnh ngành phát triển theo kịp trình độ kỹ thuật của các nước trong khu vực và trên thế giới
1.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
1.2.1 Tài nguyên rừng Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay diện tích rừng của nước ta giảm dần, tài nguyên rừng cạn kiệt Nếu như năm 1943, cả nước có 14 triệu ha rừng với độ che phủ 43%, đến năm 1995 chỉ còn 9,3 triệu ha với độ che phủ 28,1% Đến cuối năm 1998, sau sáu năm thực hiện chương trình 327 (Chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc), Việt Nam đã có 9,5 triệu ha rừng, độ che phủ tăng lên đạt mức 29% Diện tích rừng và độ che phủ qua các năm như sau: (xem biểu số 2)
Trang 10Biểu 2: Diện tích rừng và độ che phủ qua các năm
Đ/V tính: ha
Chia ra Năm
Diện tích lãnh thổ Tổng số
Rừng tự nhiên Rừng trồng
Tỉ lệ che phủ %
Khái quát về tài nguyên rừng có thể biểu hiện ở phụ lục 13
Theo số liệu tại biểu số 2 thì rừng trồng đến 1995 là 1,049 triệu ha, nhưng nhìn chung tốc độ phát triển rất chậm, phân bố không đều Trước 1995 tỷ lệ thành rừng chỉ đạt
40 – 50% và năng suất đạt 35 – 40 m3/ha, từ 1996 đến nay tỷ lệ thành rừng đạt 70 – 75% và năng suất bình quân đạt 60 m3/ha Ngoài ra, sau hơn 30 năm thực hiện trồng cây gây rừng, cả nước đã trồng trên 6 tỷ cây phân tán
1.2.2 Khái quát ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Sau khi có Quyết định 14/CT ngày 15/01/1992 của Chủ tịch Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng Chính phủ), Bộ Lâm nghiệp đã tổ chức, xét duyệt và cấp giấy phép hành nghề cho 757 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản Từ đó ngành công nghiệp chế biến gỗ đã hình thành một mạng lưới trên toàn quốc, trong đó :
– Do Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp giấy phép : 49 đơn vị
Trang 11Ngày 19/3/1992, Chính phủ ra Chỉ thị 90/CT về việc thực hiện những biện pháp cấp bách chặn đứng nạn phá rừng, các doanh nghiệp đã cố gắng đầu tư chiều sâu, nhập thêm thiết bị công nghệ mới để tinh chế, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm Nhưng nhìn chung, công nghiệp chế biến gỗ nước ta vẫn còn ở trình độ thấp so với thế giới, điều đó thể hiện ở các đặc điểm như sau :
+ Một là, sản xuất vẫn chủ yếu theo quy mô nhỏ và phân tán, với tổng công suất khoảng 1,6 triệu m3 gỗ/năm, chưa có các nhà máy chế biến gỗ lớn với công suất trên 50.000 m3 gỗ tròn/năm
+ Hai là, nguyên liệu chủ yếu là gỗ rừng tự nhiên, tỷ lệ thành phẩm thấp, bình quân 3m3 gỗ tròn mới được 1m3 thành phẩm là đồ mộc, việc tận dụng phế liệu còn ít, nên tỷ lệ tận dụng gỗ ở nước ta còn thấp Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp chế biến gỗ là gỗ xẻ và đồ mộc các loại từ gỗ nguyên, chiếm tỷ lệ 68,52%, các loại sản phẩm khác là dăm mảnh chiếm 14,58%, đồ gỗ mỹ nghệ chiếm 3,58%, còn ván nhân tạo chỉ chiếm 11,32% + Ba là, thiết bị còn lạc hậu, trong đó gồm:
– Thiết bị sản xuất hàng mộc tinh chế chỉ chiếm khoảng 20%, đó là các máy bào 3 hoặc 4 mặt, máy phay 1 hoặc 2 trục, máy phay chép hình, máy phay mộng, máy khoan nhiều lưỡi, máy đánh nhẵn, máy tiện tự động chỉ có một số ít doanh nghiệp có được dây chuyền đồng bộ, còn lại phần lớn là nhập máy lẻ hoặc máy đã qua sử dụng
– Thiết bị cưa xẻ và mộc sơ chế chiếm đại đa số khoảng 60%, gồm các loại máy cưa vòng đẩy, cưa đĩa, máy bào 1 mặt, máy xoi, máy khoan chế tạo trong nước, chỉ có một số ít là máy của Pháp, Liên Xô, Đức, Trung Quốc, Đài Loan nhưng đều đã cũ và thuộc thế hệ lạc hậu
– Công nghiệp chế biến ván nhân tạo ở nước ta tuy đã có nhưng chưa phát triển, cả nước chỉ có hơn 20 cơ sở có dây chuyền đồng bộ (xem phụ lục 11), nhưng sản lượng cũng không đạt công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu
+ Bốn là, hiệu quả chế biến gỗ xuất khẩu còn thấp: từ năm 1993 –1998 bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 500.000m3 gỗ quy tròn với trị giá chỉ vào khoảng 160 triệu USD
Tóm lại, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay vẫn đang còn lạc hậu so với thế
giới Những năm gần đây, các cơ sở sản xuất đã đầu tư vốn hoặc liên doanh với nước ngoài để đổi mới dây chuyền công nghệ như : dây chuyền sản xuất đồ mộc trang trí nội thất cao cấp và mỹ nghệ xuất khẩu, dây chuyền sản xuất ván ghép thanh từ gỗ, tre, nứa , dây chuyền sản xuất ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi MDF ) Một số nơi ở phía Nam đã tận dụng phế liệu
Trang 12nông nghiệp như bả mía, cọng dừa nước để sản xuất ván dăm, nhưng sản lượng chưa đáng kể
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến gỗ
Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó nổi lên một số nhân tố đáng chú ý sau đây:
Một là : Các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều ngành kinh tế, nhiều vùng lãnh thổ, có mối quan hệ tác động và lệ thuộc lẫn nhau Một ngành kinh tế không thể phát triển một cách đơn lẻ, mà chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố Các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn là công cụ quản lý của nhà nước, nhằm đảm bảo cho sự phát triển cân đối và ổn định Quy mô và tốc độ phát triển của ngành kinh tế, chịu sự tác động điều tiết của các định hướng chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội là cơ sở phân bổ nguồn lực vào các ngành, các lãnh vực sản xuất, quyết định cơ cấu đầu tư phát triển Hoạt động của nhà nước hướng tới các mục tiêu chiến lược, cũng có thể tạo ra những
cơ hội hoặc nguy cơ cho sự phát triển của ngành
Hai là, chủ trương chính sách về công nghiệp chế biến gỗ và phát triển lâm nghiệp Việt Nam hiện nay
Nhân tố này hết sức quan trọng , có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ
Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng :
– Hầu hết rừng và đất rừng đã từng là rừng giàu của đất nước hiện dang ở trong tình trạng nghèo kiệt nghiêm trọng Trong tổng số 14 triệu ha đã từng được coi là lâm phần quốc gia, gần 12 triệu ha đã bị khai thác lạm dụng, bị đốt phá hay bị rải chất độc hóa học, nhiều vùng chỉ còn lại là đất trống và đồi núi trọc
– Công nghiệp chế biến gỗ còn nghèo nàn, sử dụng nhiều máy móc cũ kỹ, không có hiệu quả, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Mặt khác, công nghiệp chế biến gỗ lại bị đe dọa về sự thiếu hụt nguyên liệu
Từ đó, Nhà nước ta đã có chủ trương phù hợp với tình hình tài nguyên rừng với định hướng như sau :
* Đưa công nghiệp chế biến gỗ nước ta thành công nghiệp quan trọng có công nghệ tiên tiến hiện đại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và phát triển kinh tế đất nước
Trang 13* Đẩy mạnh việc sử dụng tiết kiệm gỗ, chủ yếu là gỗ nhỏ rừng trồng, bước đầu tận dụng phế liệu tập trung để sản xuất ra các loại ván nhân tạo : ván dăm, ván sợi thay thế gỗ lớn rừng tự nhiên và thay đổi tập quán sử dụng gỗ tự nhiên lâu đời của nhân dân ta
* Kiên quyết bảo vệ rừng tự nhiên, đẩy mạnh phát triển trồng rừng phủ xanh đất trồng và đồi núi trọc, tăng nhanh độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân vùng có rừng, phát triển kinh tế nông thôn và miền núi
Thực hiện chủ trương trên, từ năm 1990 đến nay, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản, kể cả Nghị định, Thông tư, Chỉ thị được ban hành với mục đích quản lý, bảo vệ rừng và định hướng cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm đặc sản khác Một số văn bản quan trọng có thể được liệt kê tại phụ lục 14
Mặt tích cực của các văn bản quản lý tài nguyên là đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ gia công tinh chế, nhờ đó ngành công nghiệp chế biến gỗ trong cả nước nói chung đã tránh được tình trạng xuất thô nguyên liệu như trong những năm 1980 Các văn bản ngày càng có xu hướng quyết liệt hơn trong việc quản lý nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên, đồng thời khuyến khích sử dụng gỗ rừng trồng và nguyên liệu nhập khẩu Việc nghiêm cấm xuất khẩu sản phẩm thô đã tác động mạnh để hình thành công nghệ chế biến sản phẩm hoàn chỉnh, trình độ tinh chế cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, các chính sách về quản lý ngành của Nhà nước thay đổi một cách đột ngột mà không tính đến thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp chế biến gỗ , đã làm cho cơ sở sản xuất không thể ứng phó kịp thời, phải chấp nhận độ rủi ro lớn
Những thay đổi về chủ trương, chính sách như trên, xuất phát từ nhận thức: “Đồng nhất chế biến gỗ với phá rừng”
Điều may mắn là kể từ 1998, các quyết định của Chính phủ về sản xuất và xuất khẩu gỗ, lâm sản, về nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã ổn định và phù hợp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ bắt đầu phát triển
Ba là : Nguồn vốn
Vốn là điều kiện cần phải có để duy trì hoạt động của doanh nghiệp Để mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nguồn vốn có ý nghĩa quyết định, thiếu vốn các dự án đầu tư không thể thực hiện được Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể có được từ ngân sách, từ tích lũy nội bộ, từ các nguồn tài trợ, tín dụng Trong điều kiện chung hiện nay là thiếu vốn, cho nên nguồn vốn tín dụng đang giữ vai trò quan trọng Tuy nhiên, khi vốn tín dụng chiếm tỷ trọng lớn là điều bất lợi, lãi suất vốn vay sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá thành sản phẩm; khi gặp rủi ro phải ngừng sản xuất tạm thời, lãi suất vẫn phát sinh, nguy cơ thua lỗ đối với doanh nghiệp sẽ rất cao
Trang 14Bốn là : Nguyên liệu
Nguyên liệu là yếu tố cơ bản đối với sản phẩm gỗ, thường chiếm từ 30% – 60% giá trị sản phẩm tùy mức độ tinh chế của qui trình công nghệ Thiếu nguyên liệu, ngành công nghiệp chế biến gỗ không thể tồn tại và phát triển được
Như đã phân tích về thực trạng rừng Việt Nam, nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là khai thác từ rừng trồng và nhập khẩu Nguyên liệu từ rừng trồng phụ thuộc vào đầu tư và phát triển rừng; nguyên liệu nhập khẩu lại phụ thuộc vào chính sách lâm nghiệp và xuất khẩu của những nước có trữ lượng rừng Vì vậy, nhà doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến những thông tin, dữ kiện liên quan đến nhân tố này để dự đoán nguồn nguyên liệu cho sản xuất dài hạn
Năm là : Công nghệ và kỹ thuật
Đánh giá sự phát triển của một ngành, người ta phải xem xét đến trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà ngành đó sản xuất ra Ít có ngành sản xuất và doanh nghiệp nào lại không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại Sẽ còn có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành, các doanh nghiệp Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của ngành, của doanh nghiệp bị lạc hậu trực tiếp hoặc gián tiếp Muốn tiếp tục giữ vững vị thế cạnh tranh, cần phải dự báo được sự biến động của phát triển công nghệ, nhằm đưa ra các giải pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp
Sáu là : Thị trường
Thị trường ảnh hưởng quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng thời tiêu thụ những sản phẩm được sản xuất
ra Thị trường là nơi đánh giá chính xác nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó vừa có thể tác động xấu, vừa là nhân tố gây ảnh hưởng tốt cho hoạt động của ngành, của doanh nghiệp Các doanh nghiệp không thể thành công nếu thiếu hiểu biết về thị trường Đánh giá và phân tích thị trường, tìm kiếm thị trường đã và đang trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp
Bảy là : Chính sách tài chính – tiền tệ
Chính sách tài chính là yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành, của các doanh nghiệp Nhà nước có thể khuyến khích phát triển hoặc thu hẹp quy mô của ngành thông qua các chính sách về thuế, chính sách thuế ưu đãi, sẽ tạo ra những cơ hội khuyến khích đầu tư phát triển, ngược lại, việc tăng thuế đối với ngành, nhất định có thể đe dọa đến lợi nhuận của các doanh nghiệp
Lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và giá cả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự biến động của một trong ba yếu tố này đều có tác động trực tiếp đến các yếu tố kia Lạm phát ở
Trang 15mức cao đồng tiền bị mất giá, chỉ số giá cả sẽ gia tăng, tạo sức ép lên lãi suất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược đầu tư, nhất là đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến các chiến lược sản xuất kinh doanh và hiệu quả Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và tỷ lệ lãi suất ngân hàng hợp lý là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng
1.3 VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRONG NỀN KINH TẾ
Ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, vai trò của ngành trong phát triển kinh tế thể hiện ở một số mặt sau đây:
Một là, góp phần tạo ra GDP trong nước nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác thời gian qua đã có những đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế của đất nước Đặc biệt là thời kỳ bao cấp, khi các ngành kinh tế khác chưa phát triển, thu nhập quốc dân chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản … quốc gia, trong đó có ngành công nghiệp chế biến gỗ Từ 1976 đến 1990 , bình quân hàng năm cả nước sản xuất gần 0,7 triệu m3 gỗ xẻ; 0,1 triệu m3
gỗ ván sàn sơ chế, 3 triệu m2 ván lạng Thời kỳ này cả nước cũng xuất khẩu sản phẩm gỗ nhưng chủ yếu là xuất khẩu gỗ ván sàn sơ chế, gỗ làm trụ điện, gỗ tà vẹt cho các nước xã hội chủ nghĩa với kim ngạch tương đương 120 triệu rúp/năm
Thời kỳ 1991 –1999 ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chuyển dần sang sản xuất sản phẩm gỗ tinh chế với sản lượng sản phẩm đồ gỗ tinh chế ngày càng gia tăng, đóng góp đáng kể vào việc tạo ra giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị GDP, thể hiện tại biểu số 3
Trang 16Biểu số 3 : Giá trị sản lượng và giá trị GDP ngành lâm nghiệp (giá cố định 1994)
Đơn vị tính : tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
1 Giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp 5157,4 5093,4 5041,5 5206,9 5533,8 5630,0 5447,8 5970,3 6312,5
Trong đó, giá trị sản lượng
ngành công nghiệp chế biến
gỗ và lâm sản
4180,1 3821,9 3984,7 3907,6 3996,1 4216,7 3717,8 3697,6 3915,4
2 Giá trị GDP ngành lâm
Trong đó, giá trị GDP ngành
công nghiệp chế biến gỗ và
Hai là, ngành công nghiệp chế biến gỗ tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu
Những năm gần đây, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, mà chủ yếu là sản phẩm mộc tiêu thụ trên thị trường thế giới thu hút ngoại tệ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thì từ năm 1995 – 1999, bình quân hàng năm, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã xuất khẩu được 180 triệu USD Riêng năm 1999 xuất khẩu 230 triệu USD và ước tính năm 2000 sẽ đạt 260 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay kể cả thời kỳ còn xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ hàng năm đã đóng góp đáng kể vào cán cân thanh toán ngoại tệ của cả nước Các sản phẩm gỗ xuất khẩu xâm nhập thị trường thế giới, góp phần thực hiện chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu, tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và hợp tác quốc tế Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam từ chỗ chỉ xuất khẩu cho
Trang 17Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, nay đã xuất khẩu trực tiếp đến hàng chục quốc gia trên thế giới, mở ra cơ hội hòa nhập vào thị trường quốc tế
Ba là, góp phần thay đổi tập quán sử dụng sản phẩm gỗ và bảo vệ môi trường sinh thái
Ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện nay chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành lâm nghiệp, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái Bên cạnh đó sản phẩm đồ gỗ chế biến bằng gỗ rừng trồng, tiêu thụ trên thị trường nội địa góp phần từng bước hướng dẫn thay đổi tập quán sử dụng gỗ rừng tự nhiên lâu đời của người Việt Nam Kết cấu nguồn nguyên liệu sử dụng vào chế biến sản phẩm gỗ biểu hiện tại sơ đồ 1 dưới đây:
Sơ đồ 1: Kết cấu nguồn nguyên liệu sử dụng vào chế biến gỗ 1995 – 1999
(Nguồn : Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn)
Năm 1995
Năm 1996
Trang 18Bốn là, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn
Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến gỗ , nên việc phát triển ngành đòi hỏi phải phát triển vùng nguyên liệu theo hướng quy hoạch từng vùng lãnh thổ khắp trên cả nước Từ đó ngành công nghiệp chế biến gỗ tạo điều kiện thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp, tăng khả năng tích lũy để tái đầu tư vào nông nghiệp Kinh tế trang trại với mô hình kết hợp trồng rừng nguyên liệu với cây nông nghiệp sẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa nông thôn
Năm là, công nghiệp chế biến gỗ thu hút nguồn lao động xã hội
Sự phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trực tiếp thu hút hàng trăm ngàn lao động và gián tiếp tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn lao động khác, như biểu sau
Biểu số 4: Lao động ngành công nghiệp chế biến gỗ
Trang 19Năm 1995 1996 1997 1998 1999
A Số lao động toàn ngành lâm nghiệp (người) 340.429 310.737 338.974 350.529 329.642
B Số lao động ngành công nghiệp chế biến
(Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Sáu là, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngành càng tăng
Theo kinh nghiệm của một số nước đang phát triển thì vai trò, vị trí của ngành
công nghiệp chế biến gỗ phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của nước đó Nếu
GDP bình quân đầu người tăng lên, thì nhu cầu về sản phẩm gỗ sẽ tăng lên đáng kể
Mức tiêu thụ sản phẩm gỗ ở nước ta hiện nay còn thấp, chỉ đạt khoảng 0,01 m3 gỗ
quy tròn/người/năm; trong khi đó ở các nước công nghiệp, mức sử dụng bình quân là
0,12 m3/người/năm Khi GDP tăng, nhu cầu về trang trí nội thất nhà ở và đồ mộc sẽ
tăng tương ứng, nhưng khi đó chất lượng sản phẩm sẽ được coi trọng hơn Ngoài ra, do
nhiều yếu tố khác nhau như tâm lý, tập quán tiêu dùng, thu nhập tăng… xu hướng xã hội
sẽ sử dụng đồ gỗ với mức độ tiện lợi và thẩm mỹ cao, ít chú trọng đến độ bền lâu dài
Những tác động này, đòi hỏi công nghiệp chế biến gỗ phải phát huy vai trò của
ngành để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng
*
* *
Tóm lại, có thể kết luận rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ có vai trò quan trọng
trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, do đó phân tích hiện trạng và tìm giải pháp phát
triển ngành công nghiệp chế biến gỗ là một vấn đề lớn của cả nước nói chung và của
Đồng Nai nói riêng
Comment [LOVE1]:
Trang 202.1 KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế động lực tăng trưởng phía Nam, với diện tích tự nhiên 5.866,4km2, dân số trên 2 triệu người Trung tâm tỉnh lỵ Biên Hòa của Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km về phía Tây Nơi đây là cửa ngõ đi vào trung tâm Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ – Văn hóa – Khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước, có dân số đông, là nơi tiêu thụ khối lượng lớn hàng hóa nói chung và hàng công nghiệp nói riêng của cả vùng Nam bộ
Phía tây giáp tỉnh Bình Dương là tình có nền kinh tế đang chuyển động mạnh mẽ, đã và đang nhanh chóng hình thành nhiều khu công nghiệp hấp dẫn, có tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng
Phía đông giáp Bình Thuận và đông bắc giáp Lâm Đồng là những địa phương có nhiều tiềm năng du lịch nổi tiếng như Đà Lạt – xứ sương mù đầy hấp dẫn và Mũi Né (Phan Thiết) là khu du lịch mới được xây dựng mang đậm nét văn hóa dân tộc của thời xa xưa nhưng không kém phần hiện đại, là nơi ai đã một lần đến đều không muốn ra đi Phía nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh công nghiệp và dịch vụ dầu khí đầy tiềm năng có một không hai trong cả nước ; là nơi có khu du lịch biển bốn mùa nhộn nhịp khách vào ra
Tất cả đã tạo nên thế đứng cho Đồng Nai vốn đã được thiên nhiên ưu đãi lại càng thêm có điều kiện để vươn lên trong thời đại mở cửa và hội nhập này
Đồng Nai có hệ thống giao thông rất thuận lợi với các quốc lộ 1, 51 và 20 đã được mở rộng nâng cấp, có nhiều tuyến đường liên tỉnh và hệ thống cảng Gò Dầu, Phú Mỹ, Đồng Nai đã cùng với cảng Sàigòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện cho hoạt động kinh tế trong vùng và cả nước
Đồng Nai có nền đất rất lý tưởng, kết cấu ở thể rắn chắc thuận lợi cho việc mở mang xây dựng các khu công nghiệp Trong quy hoạch đến năm 2010, Đồng Nai quy hoạch 17 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 8.112ha Ngoài KCN Biên Hòa được
Trang 21xây dựng từ 1963 (335ha), đến nay đã có 9 KCN được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích (giai đoạn 1) là 2.344ha Các KCN trên đã thu hút 4,421 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (vốn đăng ký đến 10/1998) với 238 dự án của 22 nước và vùng lãnh thổ
Đồng Nai còn là xứ sở có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú như : tài nguyên rừng, tài nguyên nước, khoáng sản có vàng, thiếc, chì, kẽm dạng hợp chất sunfua và cacbonat; có nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, sét, cát sông Đồng Nai rất thuận lợi cho các nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, sản xuất gốm mỹ nghệ phát triển
Như vậy Đồng Nai có đủ yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, trong đó có ngành công nghiệp chế biến gỗ
Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp Đồng Nai bình quân năm trong 5 năm qua (1995 – 1999) là 23,30% Tuy chưa đạt mục tiêu Nghị quyết lần 6 Tỉnh Đảng bộ đề ra (tăng 28%/năm cho thời kỳ 1996 – 2000) nhưng vẫn rất đáng khích lệ và tự hào vì đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất nước và một số thành phố có tiềm năng công nghiệp lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
2.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH ĐỒNG NAI
2.2.1 Tài nguyên rừng Đồng Nai hiện nay
Rừng Đông Nam bộ, trong đó có rừng Đồng Nai nổi tiếng giàu có và phong phú Năm 1943, độ che phủ của rừng so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 60 – 70%, nhưng qua các thời kỳ, do bị tác động bởi nhiều nguyên nhân, rừng Đồng Nai ngày nay giảm nhiều về diện tích, điều đáng chú ý là giảm sút chất lượng rừng, độ che phủ giảm nhanh Diện tích rừng Đồng Nai hiện nay là 154.509ha; trong đó rừng tự nhiên 114.362 ha, rừng trồng 40.147ha
Theo báo cáo của Viện điều tra quy hoạch rừng thì tốc độ suy giảm rừng Đồng Nai được ghi nhận thông qua độ che phủ như biểu sau :
Biểu 5 : Độ che phủ tại Đồng Nai qua các năm
Độ che phủ của rừng Đồng Nai
so với diện tích tự nhiên toàn
Độ che phủ của rừng Việt Nam so
với diện tích tự nhiên cả nước (%) – 33,80 32,11 27,7 29 Từ 1990, do tăng cường bảo vệ rừng, cùng với chương trình quốc gia 327 (phủ xanh đất trống đồi trọc), tỷ lệ che phủ tăng từ 22,5% lên mức 26,3%
Như vậy Đồng Nai từ một tỉnh giàu về tài nguyên rừng đến nay đã trở thành tỉnh có độ che phủ thấp hơn độ che phủ cả nước, đó là do rừng càng phong phú càng bị khai thác
Trang 22cạn kiệt trong những năm từ 1976 đến 1996, sản lượng khai thác hàng năm từ 1993 – 1999 như biểu số 6 sau đây:
Biểu 6 : Sản lượng gỗ khai thác Tỉnh Đồng Nai 1993 – 1999
Đơn vị tính : m 3 (gỗ tròn)
2.2.2 Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai
2.2.2.1 Về nguyên liệu
Từ năm 1996 trở về trước, hàng năm sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên Đồng Nai từ 5.000 – 10.000m3 gỗ Nhưng từ năm 1997, sau khi có Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên tại tỉnh Đồng Nai thì nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến chủ yếu là gỗ cao su, gỗ rừng trồng, gỗ vườn và gỗ nhập khẩu
Diện tích rừng trồng tỉnh Đồng Nai hiện nay là 40.147 ha Hàng năm sản lượng gỗ cho khai thác cả rừng quốc doanh và rừng trồng cây phân tán trong dân khoảng 30.000m3 Diện tích cây ăn trái khoảng 17.000ha hàng năm cho sản lượng gỗ khoảng 10.000m3 Ngoài ra do nhu cầu chế biến gỗ, các doanh nghiệp tự cân đối nguồn gỗ nhập khẩu; nguồn gỗ nhập khẩu rất đáng kể, khoảng 100.000m3, trong đó gỗ cao su khoảng 70.000m3, các loại gỗ khác khoảng 30.000m3
Theo báo cáo khảo sát, điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai tháng 6/1999 thì nhu cầu gỗ tròn cho sản xuất công nghiệp Đồng Nai hiện nay lên đến 193.290m3 gỗ tròn/năm, trong đó 56 doanh nghiệp tiêu thụ 160.993m3, các cơ sở sản xuất nhỏ tiêu thụ gần 32.000m3 Nhu cầu về gỗ tròn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai được trình bày trong biểu số 7
Biểu số 7 : Nhu cầu về gỗ Tỉnh Đồng Nai (1999)
Trang 231 Gỗ xây dựng cơ bản –
2 Nguyên liệu giấy –
3 Nguyên liệu trụ mỏ –
4 Gỗ chuyên dùng –
a Tàu thuyền –
b Công nghiệp 193.290
5 Gỗ gia dụng 10.000
1 Củi công nghiệp –
2 Củi gia dụng 40.000
Những số liệu trên phản ảnh rằng nguồn nguyên liệu của Tỉnh Đồng Nai chỉ đáp ứng được 15 – 20% nhu cầu, các doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và từ nơi khác là chủ yếu Nguồn nguyên liệu trong nước đáng kể nhất là gỗ cao su thanh lý từ Tổng Công ty Cao su Việt Nam
Trên đây là phân loại theo nguồn cung ứng, phân loại theo nguồn sản xuất thì nguyên liệu từ rừng trồng là chủ yếu, chiếm tỷ lệ rất cao Từ 1997 đến 1999, bình quân hàng năm nguyên liệu sử dụng vào chế biến sản phẩm gỗ là 223.170m3gỗ tròn, trong đó gỗ rừng tự nhiên 11.000m3 (chiếm 4,93%, gồm nhập khẩu và mua từ các tỉnh khác), gỗ rừng trồng 212.170m3 (chiếm 95,07%, trong đó có 205.000m3 là gỗ cao su) (xem sơ đồ 2)
Sơ đồ 2 : Nguyên liệu sử dụng vào chế biến sản phẩm gỗ
phân theo nguồn sản xuất
(Nguồn : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai)
Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai đã
đi đúng hướng, sử dụng nguồn nhiên liệu gỗ từ rừng trồng là chủ yếu với tỷ lệ rất cao (95,07%), phù hợp với chính sách bảo vệ rừng tự nhiên của Nhà nước
95,07%
4,93%
Gỗ rừng tự nhiên
Gỗ rừng trồng
Trang 242.2.2.2 Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ
Năm 1995, toàn tỉnh Đồng Nai có 78 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác (trong đó có 8 doanh nghiệp chế biến mây tre lá, mà chủ yếu là đủa tre xuất khẩu) Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và sản xuất hàng dân dụng, gỗ xẻ xây dựng cơ bản và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Sau khi quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản khác, tỉnh Đồng Nai hiện có
66 doanh nghiệp, gồm 56 doanh nghiệp chế biến gỗ và 10 doanh nghiệp chế biến mặt hàng lâm sản khác như song mây, đủa tre, dăm mảnh xuất khẩu (xem phụ lục 6)
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, số lượng cơ sở chế biến gỗ thời kỳ 1995 – 1999 như sau :
Biểu 8 : Số lượng cơ sở chế biến gỗ Tỉnh Đồng Nai 1995 – 1999
1 Doanh nghiệp nhà nước
2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư
Qua số liệu thống kê trên, ta thấy số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ đã giảm hơn
so với trước đây, đó là một số doanh nghiệp không chuyển hướng thích nghi với môi trường, chính sách lâm nghiệp hiện nay, một số khác thiếu vốn để đầu tư công nghệ tinh chế nhằm sản xuất sản phẩm với công nghệ cao Đặc biệt là các cơ sở sản xuất gỗ xẻ xây dựng cơ bản, hàng mộc dân dụng nội địa giảm số lượng rất lớn vì công nghệ lạc hậu và chỉ sử dụng nguyên liệu từ rừng tự nhiên Các doanh nghiệp tồn tại là nhờ có đầu tư chuyển hướng sang sử dụng nguyên liệu cỡ nhỏ, có qui trình công nghệ sản xuất gỗ ghép thanh và hàng mộc cao cấp nội địa và xuất khẩu Năm 1999, do chính sách về chế biến gỗ đã thông thoáng và ổn định hơn nên số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng thêm 04 doanh nghiệp
2.2.2.3 Về lao động
Số lao động trong ngành công nghiệp chế biến gỗ Tỉnh Đồng Nai được thống kê theo biểu dưới đây :
Biểu số 9 : Số lao động trong ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 1995 – 1999
Trang 25Năm 1995 1996 1997 1998 1999
Số lượng lao động (người) 13.220 13120 12.994 12.658 12.270
Nhìn chung, mức độ diễn biến lao động qua các năm không đáng kể, bình quân hàng năm ngành công nghiệp chế biến gỗ sử dụng 12.850 người Số lao động có đến 10/12/1999, phân theo trình độ, như sau :
• Đại học và cao đẳng : 6,80%
• Công nhân kỹ thuật : 27,90%
• Lao động phổ thông : 46,10%
Số lượng công nhân có trình độ kỹ thuật thấp chỉ chiếm 27,90%, trong khi lao động phổ thông lên đến 46,10% Do sau năm 1992 các trường công nhân kỹ thuật không có phương tiện máy móc để đào tạo công nhân mộc phù hợp với qui trình công nghệ mới, các doanh nghiệp phải nhận lao động phổ thông vừa bố trí công việc vừa tự đào tạo Số lao động có trình độ đại học và cao đẳng trong ngành chiếm tỷ lệ thấp, rõ ràng ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai chưa thu hút được nhiều cán bộ thực sự có trình độ và năng lực do trong những năm qua ngành gặp nhiều khó khăn, không ổn định, lúc sản xuất và xuất khẩu ồ ạt, lúc tạm ngừng Một viễn cảnh về nghề nghiệp lúc sáng, lúc tối chưa hứa hẹn triển vọng phát triển lâu dài đã không hấp dẫn được lao động trẻ có trình độ, được đào tạo chính quy bắt đầu sự nghiệp từ ngành công nghiệp chế biến gỗ Đã có rất nhiều trường hợp sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế, ngoại thương, tin học … vào làm việc tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trong thời gian từ 6 đến 12 tháng chỉ để làm quen với thực tế sản xuất kinh doanh rồi lại ra đi; còn nghề kỹ sư chế biến gỗ thì những năm 1990 hầu như không ai muốn theo học
2.2.2.4 Về máy móc thiết bị
Cũng giống như tình trạng máy móc thiết bị của ngành công nghiệp chế biến gỗ cả nước, tuy nhiên ở Đồng Nai tốc độ đầu tư thiết bị gia công tinh chế nhanh hơn
Những năm trước đây, tình trạng thiết bị còn lạc hậu, đa số các xưởng cưa chỉ dùng cưa xẻ phá CD4 chế biến dạng bán thành phẩm gỗ xẻ, đóng đồ mộc dân dụng Sản phẩm tinh chế theo dây chuyền hầu như không có Từ năm 1992 các doanh nghiệp đã cố gắng đầu tư chiều sâu, nhập khẩu thêm thiết bị công nghệ mới để tinh chế nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, nhưng dây chuyền sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô nhỏ và phân tán Thiết bị tinh chế sản phẩm mộc trên địa bàn Đồng Nai nói chung cũng được đầu tư trang bị hiện đại và đồng bộ hơn so với trong nước nhưng vẫn còn thấp so với thế giới
Trang 26Thiết bị mộc hiện đại chiếm 50%, gồm các loại bào 3 hoặc 4 mặt, máy phay 1 hoặc 2 trục, phay chép hình, máy phay mộng, máy khoan nhiều lưỡi, máy đánh nhẵn, máy tiện tự động Còn thiết bị cưa xẻ và mộc sơ chế chiếm 40%, gồm các loại máy cưa vòng đẩy, cưa mâm, máy bào 1 mặt, máy xoi, máy khoan
Nhìn tổng thể về thiết bị sản xuất thì chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp được lắp đặt dây chuyền hiện đại đồng bộ, còn lại phần lớn là thiết bị nhập khẩu lẻ hoặc máy đã qua sử dụng Thiết bị mới chủ yếu là của Pháp, Đức, Trung Quốc, Đài Loan Phần lớn còn lại là máy cũ được tân trang lại
Tổng công suất máy móc thiết bị là 350.000 m3 gỗ tròn/năm (1999)
Tổng vốn thiết bị là 168,2 tỷ đồng (1999)
2.2.2.5 Về cơ cấu sản phẩm
Thời kỳ 1997 – 1999, bình quân hàng năm ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai sử dụng 223.170m3 gỗ tròn nguyên liệu, trong đó sử dụng như sau :
+ Sản xuất hàng mộc tinh chế : 214.000m3 gỗ tròn
+ Sản xuất thủ công mỹ nghệ : 2.300m3 gỗ tròn
Từ số liệu này, cơ cấu sản phẩm gỗ có thể ghi nhận theo biểu dưới đây :
Trang 27Biểu số 10 : Cơ cấu sản phẩm gỗ trên địa bàn Đồng Nai 1997 – 1999
Cộng 100
(* Trong đó sản phẩm mộc tinh chế từ gỗ cao su : 91%)
(Nguồn : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai) Rõ ràng, mặt hàng chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Đồng Nai là sản phẩm đồ mộc tinh chế từ gỗ cao su Đó là vì sau khi nguồn gỗ rừng tự nhiên trở nên khan hiếm thì các doanh nghiệp tìm hướng ra bằng cách chuyển sang nguyên liệu gỗ cao su và hiện nay đã sản xuất nhiều mặt hàng phong phú đáp ứng được yêu cầu bạn hàng ở nước ngoài Công nghiệp chế biến gỗ cao su chiếm ưu thế đối với các mặt hàng chế biến gỗ ở Tỉnh Đồng Nai
• Đối với sản phẩm ván ghép : 100% sản phẩm ván ghép là bán thành phẩm của công nghệ chế biến hàng mộc tinh chế Do vậy sản xuất ván ghép chỉ là một công đoạn của dây chuyền sản xuất hàng mộc tinh chế
• Đối với sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ : Đồng Nai vốn có truyền thống làm nghề mộc nổi tiếng và lâu đời (Hố Nai – Biên Hòa) Hiện nay tồn tại một số cơ sở nhỏ và
2 công ty lớn đang chế biến mặt hàng này; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bàn, ghế, tủ, giường có chạm trổ, tranh khắc, các loại tượng rất được ưa chuộng, đặc biệt là một số khách hàng nước ngoài như : Pháp, Úc, Singapore
• Đối với sản phẩm ván dán : Hiện nay Tỉnh Đồng Nai chỉ có một dây chuyền sản xuất ván dán tại Nhà máy Gỗ Tân Mai, thiết bị của Đức Tuy ván dán sản xuất ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được khách hàng chấp nhận nhưng nguyên liệu chủ yếu là gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm nên dây chuyền hoạt động không hết công suất và không có điều kiện phát triển được
Một số dây chuyền ván dán tận dụng dùng máy bóc cỡ nhỏ chế tạo trong nước và để bóc gỗ cao su tạo ván dán để cung cấp ván cho nhu cầu chế biến mặt hàng mộc tinh chế theo quy cách của sản phẩm mộc Những sản phẩm này được tính vào sản phẩm của hàng mộc tinh chế
• Đối với ván dăm, ván sợi : Trước đây Nhà máy Gỗ Tân Mai có xây dựng đề án dây chuyền sản xuất ván dăm, thiết bị của Đức, sản xuất theo phương pháp ép nhồi nhưng
Trang 28xây dựng từ những năm 1970, hiện nay dự án trên đã thất bại nên tỉnh Đồng Nai chưa có một dây chuyền sản xuất ván dăm, ván sợi nào cả
2.2.2.6 Về thị trường
* Thị trường xuất khẩu
Từ năm 1995 đến nay, giá trị xuất khẩu luôn đạt trên 80% tổng giá trị sản lượng hàng hóa Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng mộc tinh chế sản xuất từ gỗ cao su dùng trong lãnh vực gia dụng, trang trí nội thất, trang bị văn phòng (xem phụ lục 9) Tổng giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm là 268,24 tỷ đồng (giá hiện hành thời kỳ 1995 – 1999), với xu hướng năm sau tăng hơn năm trước
Như đã trình bày ở phần trên, sản phẩm mộc tinh chế của tỉnh Đồng Nai luôn đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, trong đó đại đa số là sản phẩm được chế biến từ gỗ cao su Nguồn gỗ cao su cung cấp tương đối ổn định, giá cả tương đối rẻ, cây cao su Việt Nam lại có màu sắc sáng, vân hồng nhạt tự nhiên nên được thị trường các nước Đông Bắc Á, Âu Mỹ rất ưa chuộng (sản phẩm của chúng ta đa số được xuất khẩu trực tiếp qua các nước châu Á và từ đó lại được phân phối qua các nước Âu Mỹ)
Thị trường xuất khẩu trực tiếp trong 5 năm qua như sau :
– Thị trường châu Á chiếm 70%, gồm Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore
– Thị trường châu Âu chiếm 15%, gồm chủ yếu là Pháp, số ít là Anh
– Thị trường Mỹ : 10%
– Thị trường khác : 5%
(Xem phụ lục 10 : Thị trường xuất khẩu của một số doanh nghiệp Tỉnh Đồng Nai)
* Thị trường nội địa
Sản phẩm nội địa gồm một số hàng mộc dân dụng cổ truyền (salon, tủ thờ, búp–phê ), bàn ghế học sinh, bàn ghế thông dụng, gỗ xẻ xây dựng, ván dán sản xuất từ gỗ rừng tự nhiên Giá trị tiêu thụ nội địa bình quân hàng năm 60,56 tỷ đồng (1995 – 1999), xu hướng ngày càng giảm Lý do cơ bản là gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm, nhiều sản phẩm nhựa và vật liệu khác thay thế sản phẩm gỗ Hơn nữa, người Việt Nam chưa có tập quán sử dụng sản phẩm mộc sản xuất bằng gỗ cao su
Về giá cả, có thể nói từ năm 1995 đến giữa năm 1997 giá cả của nguyên liệu và sản phẩm tương đối ổn định
Từ giữa năm 1997, do biến động tiền tệ của các nước khu vực châu Á nên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Giá bán tại thị trường Đài Loan, Hồng Kông giảm 10 – 15%, đặc biệt tại Hàn Quốc giá bán giảm 20 – 25% Giá bán tại Nhật Bản chưa bị giảm rõ rệt song cũng đang có nguy cơ bất ổn định
Trang 29Từ đầu năm 1998 đến nay, giá cả các thị trường đã tương đối bình ổn Đặc biệt là chúng ta đang tìm hiểu và khai thác thị trường châu Âu và ở Mỹ, khả năng giá cả thị trường khu vực này sẽ hấp dẫn và ổn định hơn
Giá cả tiêu thụ trên thị trường nội địa không có diễn biến phức tạp như thị trường xuất khẩu
2.2.2.7 Về khả năng cạnh tranh
Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Tỉnh Đồng Nai, khả năng cạnh tranh có ưu thế so với các địa phương khác trong khu vực được đề cập bởi một số yếu tố sau :
Thứ nhất, tỉnh Đồng Nai vốn có truyền thống nghề làm mộc chạm khắc từ lâu đời
và rất nổi tiếng (Hố Nai – Biên Hòa) Tại đây có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao, sản phẩm phong phú, cao cấp và luôn hợp thị hiếu Hàng mộc ở đây đã có uy tín và chiếm lĩnh được một số thị trường châu Á (Nhật, Đài Loan ) và châu Âu (đặc biệt là Pháp ) Giá cả tương đối rẻ hơn
Thứ hai, gần nguồn nguyên liệu : Trước đây rừng Đồng Nai cũng rất nổi tiếng giàu
có và cho sản lượng gỗ chế biến lớn, nhưng hiện nay rừng Đồng Nai đã dần cạn kiệt Năm
1997, tỉnh Đồng Nai đã đóng cửa rừng, cây cao su thanh lý đã được người ta chú ý tới đầu thập kỷ 90 và từ sau năm 1992 đến nay đã giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai Nhu cầu sử dụng gỗ cao su trên thế giới đang gia tăng vì giá cả tương đối rẻ hơn các loại gỗ khác Qua kỹ thuật chế biến, xử lý thuốc tẩm, sấy, gỗ cao su vẫn bảo đảm độ cứng theo yêu cầu của sản phẩm gia dụng nên được nhiều thị trường chấp nhận Diện tích cao su trên địa bàn Đồng Nai tương đối ổn định : 45.000ha, hàng năm khai thác được 3.000 – 5.000 ha cây cao su thanh lý với sản lượng từ 90.000m3
đến 150.000m3 Bên cạnh đó vị trí địa lý giao thông của Đồng Nai cũng rất thuận lợi cho việc mua nguyên liệu từ các tỉnh khác và nhập khẩu từ nước ngoài
Thứ ba, lao động : Có thể nói Đồng Nai rất thuận lợi về lao động vì nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm, sắp tới sẽ hình thành 17 khu công nghiệp tập trung thu hút hàng triệu lao động, do vậy có thể nói nguồn lao động dồi dào, giá nhân công so với châu Á và thế giới lại khá thấp
Thứ tư, khoa học công nghệ : Áp dụng và chuyển giao một số dây chuyền sản xuất
tiên tiến của nước ngoài về các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh Từ đó tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đồng bộ, tiết kiệm nguyên liệu, hiệu quả kinh tế cao
Thứ năm, đó là đất nước ta đang trong thời kỳ ổn định về chính trị, kinh tế Nhà
nước ta đã bắt đầu quan tâm định hướng phát triển ngành nghề này, đó là quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai nói riêng và của cả nước nói chung
Trang 30Các chính sách về xuất nhập khẩu được điều chỉnh, ưu tiên cho việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ rừng trồng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vừa đúng với định hướng phát triển rừng
Tất cả các yếu tố trên đây đã tạo động lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai phát triển và có thị trường tiêu thụ rộng lớn, đó chính là những khả năng cạnh tranh ưu thế hơn so với các địa phương khác trong khu vực
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐỒNG NAI
2.3.1 Những kết quả đạt được
Cũng như ngành công nghiệp chế biến gỗ của cả nước, quá trình phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế xã hội, cùng môi trường quản lý vĩ mô ở từng thời kỳ
Từ 1993, ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai từng bước chuyển hướng, đầu tư công nghệ mới, sản xuất sản phẩm từ gỗ rừng trồng và đã đạt được những kết quả sau:
* Doanh thu
Biểu 11 : Doanh thu tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 1995 – 1999
* Giá trị sản lượng hàng hóa
Biểu 12 : Giá trị sản lượng hàng hóa ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 1995 –
1999 (giá cố định 1994) Năm
A Giá trị sản lượng hàng hóa toàn
Tỷ lệ tăng trưởng toàn ngành – 33,39 21,44 15,80 14,25
Trang 31công nghiệp (%)
B Giá trị sản lượng hàng hóa ngành
Tỷ lệ tăng trưởng ngành công nghiệp
C Tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hóa
ngành công nghiệp chế biến gỗ so với
toàn ngành công nghiệp (B/A) (%) 3,11 2,55 1,66 1,43 1,48
Số liệu biểu trên phản ánh chính xác sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai nói chung và ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng Giá trị sản lượng hàng hóa toàn ngành công nghiệp Đồng Nai năm 1996 so với năm 1995 tăng 33,39%, từ 1997 – 1998 –
1999 mức độ tăng giảm dần : 21,44%, 15,80% và 14,25%, đó là do ảnh hưởng kinh tế trong toàn khu vực Đông Nam Á Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ thì giá trị sản lượng hàng hóa năm 1996 so với năm 1995 tăng 9,46%, năm 1997 và 1998 tỷ lệ lại giảm mà nguyên nhân là sản phẩm ngành công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu xuất khẩu cho thị trường châu Á bị ngưng trệ Năm 1999 ngành công nghiệp chế biến gỗ dần dần hồi phục, giá trị sản lượng hàng hóa tăng 18,85% so với 1998, nhờ thị trường nhập khẩu của các nước trong khu vực châu Á đã ổn định dần sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế, mặt khác là nhờ từ giữa năm 1998 chính sách xuất nhập gỗ của nhà nước Việt Nam đã thông thoáng và phù hợp hơn với thực tế sản xuất
* Nộp ngân sách
Biểu 13 : Chỉ tiêu nộp ngân sách ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 1995 – 1999
Năm
A Toàn ngành công nghiệp (tỷ đồng) 392 569 1.003 1.322 2.390
B Ngành công nghiệp chế biến gỗ (tỷ
* Vốn đầu tư
Biểu 14 : Vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai 1995 – 1999
(Đơn vị tính : Tỷ đồng)
Trang 32* Sản phẩm chủ yếu
Biểu 15 : Khối lượng sản phẩm chủ yếu sản xuất 1995 – 1999
Đơn vị tính : m3 tinh chế
B Sản phẩm mộc tinh chế 34.496 32.912 29.440 25.130 32.480
* Lao động
Biểu 16 : Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chế biến gỗ
so với toàn ngành công nghiệp Đồng Nai
A Số lao động toàn ngành công
B Số lao động ngành công nghiệp
(Nguồn số liệu biểu 11,12,13,14,15,16: Cục Thống kê Đồng Nai, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Đồng Nai) Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chế biến gỗ so với toàn ngành công nghiệp Đồng Nai bình quân hàng năm là 12% và ngày càng giảm do Đồng Nai có tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp khác ngày càng tăng, trong khi đó suốt thời kỳ 1995 – 1999 chỉ tăng thêm một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lãnh vực chế biến gỗ
Từ những so sánh trên (biểu số 12, 13 và 16), ta thấy rằng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm tỷ trọng thấp so với toàn ngành công nghiệp Đồng Nai, nhưng không phải vì thế mà ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai kém quan trọng Sở dĩ những con số tỷ trọng trên đạt mức độ thấp là vì Đồng Nai với 17 khu công nghiệp đã thu hút hơn 4,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (tính đến cuối năm 1998) vào các ngành công nghiệp thực phẩm, may mặc, giày da, điện tử, vật liệu trang trí, sản phẩm dệt, thép xây dựng
2.3.2 Những thuận lợi của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai
Có thể đánh giá các thuận lợi của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai như sau :
• Đồng Nai có vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho việc phát triển ngành
• Công nghệ sản xuất và quá trình chế biến sản phẩm đã được quan tâm đầu tư thiết
Trang 33bị mới, từng bước hiện đại hóa, cá biệt có nhiều doanh nghiệp trang bị công nghệ mới một cách đồng bộ, tương đối hiện đại, có khả năng cạnh tranh với thị trường khu vực, có khả năng sản xuất với khối lượng lớn, hàng loạt, chất lượng ổn định, được khách hàng và thị trường tiêu thụ hài lòng
• Nguồn lao động dồi dào vì nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, dễ dàng thu hút lao động từ các vùng khác; có một lực lượng lao động làm nghề mộc chạm khắc từ lâu đời và rất nổi tiếng (Hố Nai, Biên Hòa)
• Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng khóa VIII đã ra chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đi đôi với chống buôn lậu và gian lận thương mại, giúp đỡ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, hướng vào các ngành chế biến xuất khẩu, khuyến khích cho xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế, đồng thời chính phủ đã chỉ đạo các ngành thương mại, hải quan, thuế cải cách đổi mới theo hướng hỗ trợ tối đa cho sản xuất kinh doanh Các cơ quan quản lý hành chánh – kinh tế nhà nước từ chỗ "hành" là chính đang chuyển dần sang "phục vụ" doanh nghiệp là chính
• Chính sách tài chính – tiền tệ tiếp tục cải cách và hoàn thiện, lãi suất vay ngân hàng giảm, thực hiện thuế trị giá gia tăng tránh trùng lắp phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế, từng bước thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế
• Sự ổn định về chính trị – xã hội và tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế mặc dù còn nhiều khó khăn và thử thách, xuất phát từ nội tại của nền kinh tế Những thành tựu sống động đó được nhiều nước trên toàn thế giới quan tâm, và là cơ hội tốt cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung, và cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai nói riêng
• Việt Nam nằm trong khu vực các nước phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, là thành viên khối ASEAN, việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ đã tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ với các nước trên thế giới, tạo cơ hội cho chúng ta tận dụng, khai thác mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu
2.3.3 Những hạn chế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai
Những hạn chế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai có thể kể là:
• Đa số máy móc thiết bị và công nghệ cũ kỹ, năng suất thấp, giá thành cao
• Chưa có định hướng phát triển ngành nên các doanh nghiệp thiếu mạnh dạn trong
Trang 34đầu tư, tâm lý sản xuất theo kiểu ngắn hạn, xu hướng mong muốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh
• Tuy đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật chuyên môn tốt nhưng phát triển không đồng đều, chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của một ngành nghề theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
• Đa số doanh nghiệp đều thiếu vốn, vốn tự có trong các doanh nghiệp nhà nước thấp Tuy lãi suất ngân hàng đã có giảm nhưng các điều kiện, thủ tục vay còn nhiều khó khăn, ngân hàng thương mại vẫn chưa đáp ứng thỏa mãn nguồn vốn cho doanh nghiệp đầu tư dài hạn và mở rộng qui mô sản xuất
• Thiếu các trung tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, chuyển đổi cơ cấu nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ, đa dạng hóa sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng, từ ván nhân tạo
• Tham ô, nhũng nhiễu trong bộ máy quản lý nhà nước vẫn còn rất nặng nề; các doanh nghiệp luôn luôn phải thanh toán những chi phí "không tên" ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và làm nản lòng những nhà đầu tư trong và ngoài nước
Doanh nghiệp nhà nước còn phải chịu đựng những tiêu cực của bất cứ ai có quyền lực ảnh hưởng đến doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp vừa phải "hành nghề giám đốc" vừa phải hành xử "tế nhị" trước những tình huống thiếu hợp lý của một số quan chức chủ quản; giữa doanh nghiệp nhà nước và cơ quan chủ quản đã hình thành một "quy tắc ứng xử bất thành văn" rất thiếu lành mạnh mà không phải giám đốc nào cũng thực hiện được Đây là mối đe dọa đáng kể cho các doanh nghiệp
• Xu thế chung, không một quốc gia nào muốn xuất khẩu nguyên liệu thô, do đó trong các điều kiện như nhau, các nước trong khu vực sẽ giảm dần xuất khẩu nguyên liệu gỗ, và như vậy nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu sẽ dần dần hạn chế
*
* * Trình bày và phân tích hiện trạng, những mặt thuận lợi và hạn chế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai trên đây là nhằm thấy rõ môi trường nội bộ của ngành, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn Đồng Nai
Trang 35Chương 3 :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH ĐỒNG NAI
Từ những phân tích hiện trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng, thể hiện trên một số nội dung chủ yếu đã được đánh giá ở phần trên Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, cần phải có các giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao
3.1 CÁC QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
Những giải pháp đề xuất cần được xây dựng trên các quan điểm sau :
Thứ nhất, phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai phải phù hợp với định hướng phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam
Với quan điểm này, định hướng mục tiêu phát triển chung của ngành công nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai, là không ngừng nâng cao chất lượng và sản lượng chế biến, tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trước mắt tập trung cho xuất khẩu trên thị trường châu Á và từng bước xâm nhập các thị trường khác trên thế giới
Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa; tăng tốc độ đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ,
cơ bản đến năm 2005 phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ thành ngành công nghiệp hiện đại, giành ưu thế cạnh tranh trước khi hòa nhập vào khu vực AFTA (ASEAN FREE TRADE AREA – Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á)
Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ phải được coi là một trong những nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là giai đoạn hiện nay sản phẩm từ gỗ rừng trồng chiếm ưu thế hoàn toàn so với tiêu dùng nội địa
Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của đề án: “Đổi mới ngành lâm nghiệp Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – 1999”
Thứ hai là, phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai và mục tiêu phát triển của ngành lâm nghiệp Đồng Nai
Trang 36Định hướng các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ , là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai nói chung, và chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Đồng Nai nói riêng
Định hướng mục tiêu của ngành lâm nghiệp Đồng Nai là chế biến gỗ phải đi đôi với việc bảo vệ rừng và môi trường tự nhiên, theo tinh thần Quyết định 631/QĐ-UBT ngày 24/2 /1997 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc “đóng cửa tất cả các loại rừng tự nhiên thuộc tỉnh Đồng Nai quản lý”
Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có, đồng thời đẩy mạnh trồng rừng; xây dựng vốn rừng ổn định bền vững trên địa bàn tỉnh Đến năm 2010, thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đã được phê duyệt là 184.445ha với diện tích có rừng là 174.680ha; trong đó rừng tự nhiên là 115.795ha và rừng trồng là 58.885ha; nâng độ che phủ chung của tỉnh là 50%, trong đó diện tích cây rừng chiếm 30%, diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm chiếm 20% theo Nghị quyết 46/NQ-TV ngày 23/03/1999 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển nông lâm nghiệp
Về chế biến gỗ, ưu tiên xây dựng nhà máy gần vùng nguyên liệu, trực tiếp và gián tiếp tạo ra việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, làm thay đổi cơ cấu kinh tế các vùng xa xôi hẻo lánh, giảm sức ép về môi trường đối với các đô thị Đồng thời phát triển năng lực chế biến sản phẩm gỗ phải trên cơ sở cân đối với khả năng nguyên liệu, đặc biệt kết hợp với việc bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái tự nhiên
Thứ ba là, phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ phải không làm hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong tỉnh
Với quan điểm này, việc bố trí cơ cấu sản xuất, xác định các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trước hết phải dựa theo "cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ trên địa bàn tỉnh", tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển, giải phóng sức sản xuất, nhằm khai thác tốt mọi tiềm năng của địa phương; tăng trưởng cao, liên tục, bền vững để dần dần chuyển dịch hình thành cơ cấu kinh tế "công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp" như Nghị quyết Đại hội VI Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai đã đề
Trang 37điều kiện quan trọng tạo ra năng suất và chất lượng, đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và tiến bộ xã hội như hiện nay, dự báo xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ mới như : công nghệ xử lý nguyên liệu, nghiên cứu chế tạo và nhập khẩu thiết bị công nghệ để đi đầu trong việc tạo ra các mặt hàng, sản phẩm kết hợp sử dụng nhiều chủng loại gỗ với màu sắc khác nhau rất đa dạng, phong phú
Thứ năm là, phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ phải dựa trên cơ sở nhu cầu thị trường, những dự báo nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm gỗ
Dự tính đến năm 2015, dân số thế giới sẽ có khoảng 7,1 đến 7,8 tỷ người Dân số tăng, nhu cầu về trang trí nội thất cho nhà ở, nhu cầu về sản phẩm gỗ sẽ tăng mạnh trong khi do áp lực bảo vệ môi trường trên toàn cầu, khả năng cung cấp sản phẩm gỗ sẽ hạn chế Việt Nam đang có 1,5 triệu ha rừng trồng, Đồng Nai hiện có diện tích rừng trồng hơn 40.000 ha và đang tiếp tục trồng mới 23.000 ha, sẽ là lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng này
Việc đẩy mạnh chế biến lâm sản từ gỗ rừng trồng là bước đi đón đầu, đáp ứng nhu cầu thị trường đồ gỗ trong và ngoài nước
Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng đã có vị trí đứng trên thị trường nước ngoài trước hết nhờ giá lao động còn thấp, tay nghề khéo, giỏi và các điều kiện công nghệ hiện có đủ điều kiện để thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng, nhất là với thị trường Nhật, Đức, Pháp Và điều đó cho thấy khả năng cạnh tranh của công nghệ chế biến gỗ Việt Nam khá cao Số liệu trong biểu 17 dưới đây là một dự báo về thị trường nhập khẩu
Trang 38Biểu 17 : Dự báo về thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ rừng trồng
tại một số nước trên thế giới (nhập khẩu từ Việt Nam)
Đơn vị tính : m3 sản phẩm/năm
Tên nước Đơn vị tính Thời kỳ 2000 – 2005 Thời kỳ 2006 – 2010
giàu lên của một bộ phận dân cư và mức sống của người dân ngày một cải thiện, mặt khác là
nhu cầu cho những khu đô thị mới, khu công nghiệp mới
Mức sống tăng lên làm cho thị hiếu của người dân hướng về cái đẹp hơn là nghĩ đến độ
bền của sản phẩm, xu hướng này kích thích tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng vì những sản
phẩm này nhẹ, có màu sáng Ngoài ra sản phẩm mộc tháo rời và lắp ghép được lại rất phù hợp
với dân cư ở các nhà cao tầng và chúng cư
Như vậy thị trường nội địa có nhiều hứa hẹn, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một dự
báo với định lượng cụ thể về mức tiêu thụ sản phẩm trong nước đối với đồ gỗ chế biến từ
nguyên liệu gỗ rừng trồng
Ngoài ra, phản ứng của thị trường trong và ngoài nước cũng cho thấy rằng sản phẩm
gỗ lắp ghép được đã hấp dẫn hơn sản phẩm truyền thống xưa nay, do vậy phát triển ngành
công nghiệp chế biến gỗ cũng cần chú ý đến thị hiếu tiêu dùng này
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
ĐỒNG NAI
Trong thực tiễn, có rất nhiều giải pháp được thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của
ngành Vấn đề quan trọng nhất là sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ các giải pháp Sự đồng
điệu sẽ làm gia tăng hiệu quả của giải pháp, đảm bảo cho ngành phát triển vững chắc Do
khuôn khổ giới hạn, luận văn chỉ đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau:
3.2.1 Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Trang 39Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt Để tồn tại, các doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn
Vì vậy, việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ là vấn đề rất quan trọng
Có 4 mô hình chiến lược kinh doanh cơ bản: chiến lược tăng trưởng tập trung, tăng trưởng đa dạng hóa, phát triển hội nhập, và các chiến lược suy giảm Việc chọn lựa chiến lược nào phù hợp là còn tùy thuộc vào môi trường hoạt động của từng doanh nghiệp cụ thể
Tuy nhiên, theo chúng tôi thì chiến lược tăng trưởng tập trung và chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá là hai chiến lược phù hợp với đa số các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn Đồng Nai hiện nay
3.2.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung
Trong điều kiện chính sách Nhà nước về nguồn nguyên liệu như sau:
+ Từ nay đến năm 2010, rừng tự nhiên trong nước chỉ khai thác 200.000m3 gỗ tròn/năm (phụ lục số 5)
+ Khuyến khích sản xuất sản phẩm gỗ từ rừng trồng và gỗ nhập khẩu
+ Các quy định về gỗ nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu:
– Đối với gỗ rừng tự nhiên chỉ được phép sử dụng để sản xuất sản phẩm là mỹ nghệ, bao gồm sản phẩm có các công đoạn: đục, chạm, trỗ khắc, khảm, tiện, sơn mài, mạ vàng, sơn bóng các loại
– Gỗ từ rừng trồng, gỗ ván nhân tạo, gỗ nhập khẩu: được xuất khẩu mọi sản phẩm mà không ràng buộc các công đoạn sản xuất
Phương án chiến lược này chủ yếu nhằm cải thiện những sản phẩm đồ gỗ gia dụng mà từ trước đến nay chúng ta đã sản xuất và sẽ tiếp tục nâng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài vẫn luôn tăng cao, với đòi hỏi chất lượng ngày càng cao cùng với số lượng lớn
Như vậy, nhiệm vụ chiến lược đề ra là:
Trang 40 Xâm nhập thị trường
Củng cố sản xuất, tiếp tục tăng cường thêm máy móc thiết bị chuyên dùng một cách đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm
Bằng các nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật công nghệ để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm từ gỗ rừng trồng, gỗ nhóm thấp để thay thế sản phẩm từ nguyên liệu của gỗ nhóm cao bằng cách: tẩm, sấy, hút chân không và hướng khách hàng sử dụng sản phẩm từ nguồn gỗ nguyên liệu dồi dào này, mà giá trị sử dụng không thay đổi
Bằng những nổ lực tiếp thị táo bạo hơn để tăng tối đa sản phẩm đồ mộc hiện tại trong các thị trường xuất khẩu hiện nay (mà chủ yếu là thị trường Châu Á)
Phát triển thị trường
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ Đồng Nai đang từng bước xâm nhập thị trường Âu – Mỹ (phụ lục 10) Hướng tới các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư chi phí cho hoạt động marketing như tham gia hội thảo, đưa hàng đi triển lãm tại các hội chợ quốc tế, tăng cường quảng cáo, mở đại lý giới thiệu mặt hàng ở nước ngoài… để tìm sự tăng trưởng số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường này
Ngoài ra, cần phải mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trong nước để gia tăng sản phẩm tiêu thụ nội địa vì sản phẩm gỗ rừng trồng đang có xu hướng thuyết phục người tiêu dùng Việt Nam Điều đáng lưu ý là trên địa bàn Đồng Nai, thành phố HCM và Hà Nội có rất íùt gian hàng sản phẩm chế tạo bằng gỗ cao su, đây chính là cơ hội đang còn bỏ ngõ cho doanh nghiệp nào muốn phát triển thị trường nội địa
Phát triển sản phẩm
Đi tìm sự tăng trưởng bằng cách phát triển thị trường hiện tại cho những sản phẩm mới mà hiện nay là sản phẩm từ gỗ ván nhân tạo dựa trên dự án trồng rừng 5 triệu ha (trong đó: 3 triệu ha rừng sản xuất, 2 triệu ha rừng phòng hộ) đã được Quốc hội khóa
10 thông qua và dự án phát triển sản xuất 1 triệu m3ván nhân tạo đến năm 2010 (phụ lục 12) của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hiện nay, Đồng Nai chỉ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thiết kế mẫu sản phẩm để đem chào hàng, còn lại các doanh nghiệp chế biến gỗ khác, nói chung đều sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng Như vậy, việc phát triển sản phẩm sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng, doanh nghiệp sẽ không chủ động trong kế hoạch mặt hàng của mình
Doanh mục sản phẩm đồ gỗ của Đồng Nai cũng chỉ vào khoảng 28 mặt hàng (phụ lục 9), như vậy mẫu mã và chủng loại không phải là nhiều Mỗi doanh nghiệp cần có chuyên