1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn giáo dục công dân bậc THCS

38 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 39,46 MB

Nội dung

CHƯƠNG III MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI I.Những ưu điểm của kinh nghiệm điểm ứng dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục công dân... Chỉ thị v

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN KHÁNH

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

***********

KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THCS

Tác giả sáng kiến: Phạm Thị The

Chức vụ công tác: Giáo viênTrình độ chuyên môn: Cử nhânĐịa chỉ: Trường THCS Lê Quý Đôn - TT Yên Ninh

Yên Khánh - Ninh BìnhEmail: thedong76@gmail.comĐiện thoại: 0303841416

Yên Khánh, 5/2015

Trang 2

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

1123455

CHƯƠNG I CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Khái niệm về bản đồ tư duy

II Cơ sở khoa học của bản đồ tư duy

III Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy

IV Cách lập bản đồ tư duy

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Thực trạng vấn đề nghiên cứu

II Giải pháp vận dụng bản đồ tư duy trong môn GDCD

1.Bản chất của phương pháp dạy bản đồ tư duy

2.Vận dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học GDCD

3 Học sinh học tập độc lập, sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ

học tập, phát triển tư duy

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI

I.Những ưu điểm của kinh nghiệm điểm ứng dụng bản đồ tư

duy trong đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục công dân

6

6678910

1012121526

2627

Trang 3

1 BĐTD đối với học sinh

2 BĐTD đối với giáo viên

II Kết quả cụ thê đạt được

C PHẦN KẾT LUẬN

I Bài học kinh nghiệm

1 Đối với giáo viên

2 Đối với học sinh

II Hiệu quả do sáng kiến kinh nghiệm đem lại

III Điều kiện và khả năng ứng dụng

IV Những kiến nghị, đề xuât

27282930303031

313232

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trang 4

Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh trí tuệ, toàn cầu hoá Một câuhỏi lớn đặt ra cho ngành giáo dục là làm sao đào tạo được nguồn nhân lực cho đấtnước có đầy đủ nhân cách, trí tuệ, sức khoẻ và kỹ năng sống đáp ứng và hoà nhậpđược với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trên thế giới Do vậy

mà vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông càng trở nên cầnthiết và quan trọng hơn bao giờ hết

Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ: “Pháttriển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước Đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hộihoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chếquản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo.Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lốisống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhucầu phát triển của đất nước Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợpchặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơhội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 nêu rõ

về nội dung: "Dạy và học có hiệu quả, thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp

giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, giúp các em tự tin trong học tập.", "rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc và sinh hoạt theo nhóm", " tổ chức các trò chơi dân gian, sân khấu học đường và các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh."

Để hưởng ứng phong trào thi đua đó, nhiều phương pháp, biện pháp mớiliên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò củangười học không phải là những “bình chứa thụ động” mà là những chủ thể nhậnthức tích cực trong quá trình học tập

Trang 5

Riêng đối với bộ môn Giáo dục công dân, hiện nay vấn đề đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm đã và đangđược triển khai rộng rãi trong các nhà trường THCS Đặc biệt là việc ứng dụngbản đồ tư duy cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác như học nhóm,công nghệ thông tin đã đem lại rất nhiều lợi ích và thu được những kết quả đáng

kể Tuy nhiên việc môn Giáo dục công dân cũng gặp nhiều khó khăn Dung lượngkiến thức mỗi tiết rất dài và có phần khô khan Vì vậy mà trong quá trình giảngdạy, bản thân luôn trăn trở làm thế nào để có thể ứng dụng tốt phương pháp dạyhọc môn Giáo dục công dân bằng bản đồ tư duy để giờ dạy có hiệu quả, phát huytính tích cực chủ động, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, hứng thú của học sinh

Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn

Giáo dục công dân bậc THCS”.

2.Lịch sử đề tài :

Bản đồ tư duy (BĐTD) là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả TonyBuzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới Nhiều nướctrên thế giới đã ứng dụng BĐTD trong giảng dạy, học tập, làm việc, kinh doanh

từ 15 - 20 năm nay Ở nước ta, BĐTD mới chỉ được biết đến trong vài năm trở lạiđây, đặc biệt khi ngành giáo dục làm quen với BĐTD qua triển khai áp dụng linhhoạt cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác trên diện rộng của Bộ Giáodục và Đào tạo

Dự án Phát triển giáo dục THCS II đã chủ trì nhóm nghiên cứu một cách kĩ lưỡng

và tham mưu với Bộ GD - ĐT đưa thành chuyên đề ứng dụng BĐTD hỗ trợ đổimới phương pháp dạy học tới các cán bộ quản lý và giáo viên, học sinhTHCS Trong 3 năm gần đây, các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáodục Việt Nam, Dự án Phát triển giáo dục THCS II kết hợp với Vụ Giáo dục Trunghọc và Cục Nhà giáo của Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT các tỉnh đến các vùng miềncủa đất nước để nghiên cứu và nhân rộng dần phương pháp mới này với hy vọng

sẽ giúp HS thoát khỏi lối “học vẹt”, đóng góp phần mình vào công việc chung củangành giáo dục Trên 30 bài báo khoa học cùng với 4 cuốn sách: “Dạy tốt - học tốt

Trang 6

các môn học bằng BĐTD” dùng cho GV và HS từ lớp 4 đến lớp 12 và “Ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành đã thuhút mạnh mẽ sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ thầy cô giáo,phụ huynh và các em học sinh phổ thông.

Năm 2011, ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểmtại 355 trường trên toàn quốc và được cả giáo viên cũng như học sinh các trường

hồ hởi tiếp nhận Nhiều Sở, Phòng GD - ĐT sau khi được tập huấn cho cốt cán cấpTHCS đã chủ động phổ biến đến cả cấp tiểu học và trung học phổ thông Nhiềutrường Đại học, Cao đẳng cũng áp dụng BĐTD ở các mức độ khác nhau Kết quảghi nhận ban đầu cho thấy: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thànhcho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, “định vị trong đầu”được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoahọc, học tốt không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả từ thực tiễn cuộcsống Trước kết quả khả quan này, năm 2011, Bộ GD - ĐT đã quyết định đưachuyên đề phương pháp dạy học bằng BĐTD thành 1 trong 5 chuyên đề tập huấn

cho giáo viên THCS trên toàn quốc Cho đến nay, đề tài:“ Sử dụng bản đồ tư duy

trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS ” đã có khá nhiều giáo viên

dạy môn tìm hiểu nghiên cứu Tuy nhiên, các giải pháp mà các nhà viết sách đưa

ra nhiều khi còn mang tính chất lý thuyết hoặc một số kinh nghiệm của đồngnghiệp đưa ra áp dụng cho mọi đối tượng của học sinh nhiều khi vẫn còn hạn chế

Vì vậy, khi viết đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục

công dân bậc THCS”, bên cạnh việc tiếp thu những kinh nghiệm của đồng

nghiệp, nghiên cứu tài liệu, bản thân tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm đã được ápdụng trong giảng dạy trong năm học vừa qua với mong muốn trao đổi cùng đồngnghiệp để giúp học sinh cải thiện được chất lượng học môn Giáo dục công dân củamình

3 Mục đích nghiên cứu.

3.1 Đối với giáo viên:

Trang 7

Đối với với giáo viên, trong quá trình dạy Giáo dục công dân, sử dụngBĐTD để củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi phần của bài học, sau mỗi bàihọc hay sau mỗi chương học một cách rõ ràng, khoa học vì sử dụng phần mềmBĐTD như một hình ảnh trực quan cho học sinh dễ theo dõi những kiến thức cơbản, trọng tâm Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vậndụng kiến thức, tăng cường thực hành .

3 2 Đối với học sinh:

Việc sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học đượcphương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Nhiệm vụ:

4.1.1 Tìm hiểu những vấn đề chung về bản đồ tư duy

4.2.2 Tìm hiểu một số vấn đề về thực tiễn dạy học Giáo dục công dân ởbậc Trung học cơ sở

4.3.3 Tìm hiểu một số vấn đề phương pháp ứng dụng bản đồ tư duy trongdạy học Giáo dục công dân bậc THCS

4.2 Phương pháp:

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và ghi chép những vấn đề lýluận về đề tài nghiên cứu

4.2.2 Phương pháp quan sát: dự giờ đồng nghiệp, ghi chép

4.2.3 Phương pháp điều tra: tìm hiểu, trao đổi với GV, HS về vấn đề nghiêncứu

4.2.4 Phương pháp thực nghiệm: Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để đánhgiá kết quả vấn đề nghiên cứu

5.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Trang 8

Áp dụng trong việc dạy - học Giáo dục công dân cho học sinh trườngTHCS Lê Quý Đôn nói riêng và học sinh trường THCS nói chung.

6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

1.“ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc

THCS” đã hệ thống tóm tắt những nội dung chính và những vấn đề cần lưu ý khinghiên cứu vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Giáo dục công dân bậc THCShiện nay

2 Qua kinh nghiệm này, giáo viên, học sinh nắm được phương pháp vậndụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân ở tất cả các khối lớp6,7,8,9

3 Kinh nghiệm này thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học

4 Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh, giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy

5 Điểm mới cần lưu ý trong kinh nghiệm này là bản thân đã khai thác ứng dụng phần mềm iMindmap trong việc dạy học môn Giáo dục công dân

*

* *

Trang 9

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Trước khi đưa ra những vận dụng cụ thể phương pháp vận dụng bản đồ tư duytrong việc đổi mới dạy học Giáo dục công dân THCS, tôi muốn trình bày nhữngkiến thức học tập được từ những chuyên đề về phương pháp sử dụng bản đồ tưduy

I Khái niệm về bản đồ tư duy:

Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì:

“Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mởrộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trungtâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượngtrưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm Với phương thức tiếndần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phảihoạt động tương tự Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển

Giới thiệu bản đồ tư duy

Vẽ những

sơ đồ rẽ nhánh với những từ khóa, hình ảnh, màu sắc, để tạo nên những bản đồ có cấu trúc

Vẽ những

sơ đồ rẽ nhánh với những từ khóa, hình ảnh, màu sắc, để tạo nên những bản đồ có cấu trúc

Theo thầy Hoàng Đức Huy - giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên quận

4 - thành phố Hồ Chí Minh viết : “ Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây cónhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh Cái cây ở giữa bản đồ là một ý tưởng

Trang 10

chính hay là hình ảnh trung tâm Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đềliên quan đến ý tưởng chính Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ,rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn.

Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết vớinhau Sự liên kết này tạo ra một “ bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâmmột cách đầy đủ và rõ ràng.”

II Cơ sở khoa học của phương pháp bản đồ tư duy:

Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, các nhà khoa học chỉ rarằng chỉ ra rằng bộ não của con người gồm 2 bán cầu: não phải và não trái

Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng,tưởng tượng… những yếu tố đó sẽ tác động, kích thích não trái Não trái thíchhợp với các từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm Do đó người tatìm cách kích thích não phải tốt nhất Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờcũng gây hứng thú và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động, kích thích lẫnnhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn Vậy mà từ trước tới nay,chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số theo trật

tự tuyến tính Nghĩa là chúng ta mới chỉ sử dụng ½ bộ não- não trái mà chưa sửdụng kĩ năng nào bên não phải – nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịpđiệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng

Trang 11

Dựa trên những đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra bản đồ

tư duy theo nguyên lí hoạt động của bộ não Bản đồ tư duy không những sử dụngchữ, số, các dòng kẻ mà còn có thể sử dụng cả màu sắc và hình ảnh Các dòng kẻ,chuỗi, chữ, số, và các danh sách được xử lí b»ng chức năng thần kinh của não trái.Đây là bán cầu não được sử dụng cho các công việc bình thường Do đó khi sửdụng nó, tư duy sáng tạo của con người bị giới hạn Để thực sự trở nên sáng tạo,chúng cần sử dụng trí tưởng tượng - chức năng hoạt động của bán cầu não phảinhư sự tri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, không gian

Với đặc điểm trên, bản đồ tư duy kết hợp hoạt động của hai bán cầu não trái

và não phải Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể phát huy toàn bộ mọi khảnăng tư duy của mình khi sử dụng bản đồ tư duy Như vậy bản đồ tư duy là mộtcông cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ Đó là một

kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màusắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của bộ não, giúp con người khaithác tiềm năng vô tận của bộ não

III Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy:

Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ýnày gợi ý kia” của bộ não Ở vị trí trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay một

từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo Ý trung tâm đó được nốivới các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính Từ các nhánh chính đólại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế sự phânnhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau.Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cáchđầy đủ, rõ ràng

Sơ đồ minh họa:

Trang 12

IV Cách lập Bản đồ tư duy:

CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY

Theo Tony Buzan, để lập một Bản đồ tư duy gồm có các bước sau:

Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) :

Bắt đầu ý tưởng trung tâm ở giữa một tờ giấy trắng, phần giấy trắng xungquanh dùng để diễn tả các ý chính theo các nhánh nhỏ.Người vẽ sẽ bắt đầu từtrung tâm với hình ảnh của chủ đề Diễn đạt ý tưởng trung tâm bằng một từ khoá,hình ảnh hay bản vẽ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu , câu danh ngôn, câu nói nào đógợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề Theo Tony Buzan, một hình ảnh có thể diễn đạt ýtưởng tương đương với 1000 từ vựng Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ

Trang 13

chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng Hình ảnh càng hấp dẫn thì càng làm tinh thầntập trung, não bộ hoạt động hưng phấn và làm việc hiệu quả hơn.

Sử dụng màu sắc hợp lí khi vẽ Cũng như hình ảnh, màu sắc trong Bản đồ tưduy rất quan trọng, màu sắc kích thích đại não hưng phấn, tạo cảm giác vui vẻ,sống động cho Bản đồ tư duy, từ đó làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng

Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.

Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật Tiêu

đề phụ được gắn với trung tâm.Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánhphụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng

Bước 3:Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh Trênmỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hìnhảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đếncác nhánh cấp 2…bằng đường kẻ Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càngđược tô đậm hơn Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vìđường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiềuhơn.Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu Chúng ta thayđổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn

Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng

thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :

Dạy học Giáo dục công dân theo cách tư duy truyền thống:

Việc dạy môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học cơ sở của nước ta đã

có một quá trình phát triển lâu dài Trong quá trình đó, đặc biệt là từ năm 2002đến nay, với sự cố gắng của đội ngũ giáo viên, các phương pháp dạy học đã được

Trang 14

vận dụng và đã thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể củanhà trường Trung học cơ sở ở Việt Nam Việc làm đó góp phần nâng cao chấtlượng dạy Lịch sử ở các trường Trung học cơ sở

Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng trong thực tế phương dạy học nói chung ,phương dạy Giáo dục công dân nói riêng ở nhà trường Trung học cơ sở ở ViệtNam về cơ bản vẫn thuộc quỹ đạo của các phương dạy học có từ hàng trăm nămnay Đặc trưng chủ yếu của cách dạy học này là coi giáo viên là trung tâm của quátrình dạy học, trong đó: Giáo viên lên lớp truyền thụ kiến thức chủ yếu bằngphương pháp thuyết trình, giảng giải, còn học sinh thụ động tiếp thu theo cách:thầy giảng – trò nghe, ghi nhớ, làm bài theo mẫu Cách dạy đó chủ yếu là dạy họctheo kiểu đồng loạt, bình quân Giaó viên và học sinh đều phụ thuộc vào các tàiliệu sẵn có Học sinh phải chấp nhận những giá trị đã có ( thường do giáo viên ápđặt) Cách dạy này dẫn đến nhiều hạn chế:

* Với học sinh:

Thực tế học sinh học m«n Giáo dục công dân, các em thường học tập thụ động,

không tự mình phát hiện nên kiến thức tiếp thu không được vững Hầu như các emchưa có thói quen tìm hiểu, vận dụng, sáng tạo mà chỉ quen nghe, quen ghi chépnhững gì mà giáo viên nói Do bị áp đặt kiến thức, c¸c em không nắm được bảnchất của kiến thức, lâu nhớ, mau quên, không có khả năng vận dụng kiến thức một

cách linh hoạt, sáng tạo Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp

không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ

của mình Việc học thường ít hứng thú, nội dung các hoạt động học tập đơn điệu,

khiến c¸c em dễ chán, mất tập trung trong giờ học Năng lực cá nhân của học sinh

ít có điều kiện bộc lộ và phát triển đầy đủ Hơn nữa chương trình môn Giáo dụccông dân quá rộng, kiến thức nhiều mà giáo viên chưa rút gọn những gì cần truyềnđạt, những gì chỉ giới thiệu qua và những vấn đề nào cần hướng dẫn cho học sinh.Học sinh không được chuẩn bị đúng mức để hoạt động độc lập và sáng tạo vì luônlệ thuộc vào người khác, do vậy, khó thích ứng với yêu cầu học tập cao hơn ở cáclớp trên, càng khó thích ứng với cuộc sống xã hội sau này

*Đối với giáo viên:

Trang 15

Trong phương pháp dạy học trước đây thì việc dạy học bằng bản đồ tư duy

đã được nhiều giáo viên áp dụng như vẽ sơ đồ hay biểu bảng nhưng ở mức độ đơngiản và giáo viên áp dụng không thường xuyên Họ sử dụng nó một cách tự phát,thậm chí như một bí quyết cá nhân trong quá trình ôn tập cho học sinh Khi giảngdạy một tiết có liên quan đến BĐTD rất đơn giản, chỉ cần lấy sẵn một tiết nào đó

có ở mạng Internet và chỉnh sửa đôi chút là được và trong giáo án thì không thểhiện rõ từng bước tiến hành sử dụng BĐTD như thế nào, thông qua BĐTD thì giáoviên chưa hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách thiết kế và sử dụng nắm bắt kiếnthức ở BĐTD ra sao Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dânnày thường kiêm nghiệm hai phân môn như Văn- Giáo dục công dân; Sử - Giáodục công dân…Chính vì vậy mà thời gian dành cho bộ môn này chưa đủ dẫn đếnbài giảng khô khan, đơn điệu, qua loa, một số giáo viên chưa thật sự chú trọng vàcòn tẻ nhạt với phương pháp dạy học này Với cách dạy truyền thống đó, phần lớnhọc sinh học Giáo dục công dân theo kiểu đối phó do cách dạy thuần tuý đọc –chép Gi¸o viªn làm việc một cách máy móc, ít có nhu cầu và cơ hội để phát huykhả năng sáng tạo của nghề dạy học, nâng cao trình độ bản thân Gi¸o viªn khónắm bắt được trình độ, khả năng tư duy của từng học sinh để có thể giúp đỡ các

em yếu kém theo kịp trình độ chung của cả lớp và phát hiện, bồi dưỡng những emkhá, giỏi Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn đối tượng hầu hết các em đều chorằng: Trong một tiết học các em chưa thật sự phát huy tính năng động sáng tạo.Vì thế mà kết quả, chất lượng học tập của các em còn rất khiêm tốn

Tóm lại, dạy học Giáo dục công dân theo phương pháp cũ đã cản trở việcđào tạo những người lao động năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thíchứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày Từ những thực trạng nêu trên, yêu cầugiáo dục mới đòi hỏi phải chuyển sang phương pháp dạy học nhằm tích cực hóacác hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đềutham gia tích cực vào quá trình dạy học

II GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG MÔN GDCD :

1.Bản chất phương pháp dạy học bằng BĐTD:

Trang 16

BĐTD là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người học chuyểntải thông tin vào bộ não rồi được thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồngthời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu và kết nối các

ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng Có thể so sánh 2 cách

tư duy và 2 cách biểu hiện sau:

Cách biểu hiện Tư duy truyền thống Tư duy bằng bản đồ

Không gian định hướng

Trang 17

Dạy học bằng Bản đồ tư duy - một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản giáo dục.

1.1 BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:

1.1.1 Sự hình dung: BĐTD có rất nhiều hình ảnh để học sinh hình dung về kiến

thức cần nhớ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêuđẳng Đối với não bộ, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắcphong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán

1.1.2 Sự liên tưởng, tưởng tượng:

BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng

Trang 18

1.1.3 Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, Sơ

BĐTD cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằngviệc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng Hơn nữa, việc BĐTDdùng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượngsáng tạo đầy phong phú của mình Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màusắc sặc sỡ thông thường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liênkết chặt chẽ về những gì được học

1.2 BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc:

BĐTD thật sự giúp chúng ta tận dụng các chức năng của não trái lẫn nãophải khi học Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộnão Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩntrong chúng ta, đưa chúng ta lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài năngthực thụ hay thậm chí của một thiên tài

Trang 19

CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY

2 Vận dụng BĐTD trong quá trình dạy học Giáo dục công dân:

2.1 Giáo viên sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình dạy học:

2.1.1 Dùng BĐTD để kiểm tra bài cũ :

- Dạng 1: Có thể lập bản đồ tư duy dạng điền vào ô trống, điền khuyết, lắp ráp hoặc cho HS sắp xếp thứ tự các ý… để kiểm tra kiến thức cũ của HS điền và

- Dạng 2: GV có thể biến hóa điền vào ô trống thành các nhánh hoa, các bông hoa, bong bóng, các hộp bí mật…với đầy sắc màu để kiểm tra nhưng cũng chính là giúp các em khắc họa các hình ảnh này vào tâm trí, ghi nhớ kiến thức cũ

Ngày đăng: 11/12/2015, 21:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w