1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8

8 700 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 , Đề Thi Tập Làm Văn Lớp 8 ,

Trang 1

Thuyết minh cây hoa mai ngày tết

“Hái cúc, hương lan, hương bén áo Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”

( Nguyễn Trãi )

Từ xưa, thú chơi hoa, thưởng thức hoa đã là một phong tục tao nhã là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa.Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, nhưng mỗi loài hoa có một sắc thái riêng, dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó Hoa Mai vàng là loài hoa thân thiết nhất với người dân Nam Bộ.

Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm Đặc biệt là Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết, Mai tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử, là niềm cảm hứng trong thơ ca Màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt.

Nhắc đến Mai, người ta lại nhớ ngay đến Tết miền Nam Nếu hoa Đào là sắc xuân của Miền Bắc thì hoa Mai lại tượng trưng cho mùa xuân phương Nam Mai có thể nói là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình bên mâm ngũ quả Dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay nông thôn người ta đều kiếm cho bằng được một nhành Mai chưng ba ngày Tết Tết với hoa như duyên tao ngộ, không hoa Tết sẽ trở thành nhạt nhẽo, mà thiếu mai lại càng thêm trống vắng Kẻ ly hương mỗi lần thấy Mai nở rộ là mỗi lần bâng khuâng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ

về quê cha đất tổ Nhiều người chưng Mai ngày tết cũng vì mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn trong năm mới Với ý nghĩa đó, cây Mai được ưu ái chăm sóc suốt năm

để dành sức ra hoa vào ngày đầu năm

Có rất nhiều loại Mai, dân gian thì chia thành các loại với những cái tên rất mĩ miều như: Hà Hoa Mai (cánh hoa ôm vào nhụy), Ban Khấu Mai (cánh hoa cong cong), Đàn Hương Mai (màu vàng đậm, có hương thơm), Cẩu Đăng Mai (hoa mai nhỏ, không có hương thơm)… Không biết từ lịch sử nào mà dân gian có những phân chia như vậy về Mai Tuy nhiên, theo thông tục bình thường, người chơi Mai, mua Mai chỉ quan tâm đến 2 loạị: Mai Tứ Quý, nở bốn mùa, có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ, có hương thơm Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…Ngoài những tiêu chí trên, người mua Mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc Mai: Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh Ngày nay, rất nhiều người thích những cây Mai, cành Mai có hoa to, rực rỡ, nhiều cánh, nở lâu tàn và coi đó là cành Mai ngũ phúc với hy vọng năm mới sẽ phát tài, gia đình đại cát, đại lộc Mai nhiều cánh tượng trưng cho cát tường, cho vạn hạnh.

Đối với những người chơi Mai chuyên nghiệp, họ còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông Đặc biệt là các nhà nho học chơi Mai rất công phu Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở

đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm.

Trang 2

Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu Mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây Mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng Mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây Mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới Những khi tiết trời lành lạnh, ngồi bên cạnh bếp lửa hồng và nồi bánh tét, hương Mai thoang thoảng, cảm giác ấm áp đến kỳ lạ

Thiên nhiên là nơi bắt nguồn của cái đẹp và là nơi nuôi dưỡng tình người Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta Do đó Mai đối với miền Nam cũng như Đào đối với miền Bắc là những loài hoa gắn liền với văn hóa dân tộc Nó thân thiết, gần gũi, gắn bó với con người đất Việt

Trang 3

Thuyết minh về cây dừa

Dừa không chỉ một loại cây ăn quả, cây cảnh mà còn là loại cây quen thuộc của nhiều làng quê Việt Nam Cây dừa đã gắn bó với đời sống của người Việt, và trở thành biểu tượng của làng quê, trong đó phải nói đến vùng đất dừa Bến Tre.

Có thể nói, bất kì ở vùng quê nào trên đất nước Việt ta đều thấy thấp thoáng những bóng dừa Có

2 loại dừa: dừa cao và dừa lùn Dừa lùn thường trồng để làm cảnh, loại dừa cao được phân ra thành các loại dừa như: Dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa lửa, dừa dâu, dừa dứa, dừa sáp.

Các bộ phận của cây dừa gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái Thân dừa cao khoảng 20 – 25 m, trên thân dừa có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.

Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa Cây dừa có rất nhiều quả, quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc Nhiều người

đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào rất thích hợp với người ăn chay Có một món ăn đăc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa( còn gọi là đuông dừa Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.

Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống,

là loại nước giải khát thơm ngon Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.

Có thể thấy cây dừa không chỉ mang lại cảnh đẹp cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp, cho con người những món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn có rất nhiều công dụng với đời sống của con người Cây dừa cũng trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam bởi sự kiên cường bất khuất, giám đối mặt với mọi gian nan để vươn cao,vươn xa hơn.

Trang 4

Thuyết Minh Về Đồ Dùng Học Tập ( Hay Cây Bút Bi )

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này Chữ viết lộn xộn

và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con” Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938 điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như

là ngòi bút Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ,

âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo

Trang 5

chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có

ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm

hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người Ngày nay

cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ!

Trang 6

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá

Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trước hết, nón là một đồ dùng rất “thực dụng” Nó dùng để che mưa nắng Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn… tất cả đều để che chắn che mưa Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa) Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ…

Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương… Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc Đã có hẳn một bài về hát về nón: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa” Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che…” Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu

ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ

“nón thúng quai thao”); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước

Trang 7

Đề: Thuyết minh về cây lúa.

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo"

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống Ca dao, khẩu ngữ chúng

ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v…

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế

hệ người Việt cho đến nay Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng Thông thường ném buổi sáng thì buổi

chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên

trời Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là

mạ đã "xanh đầu" Mạ cũng có "gan" Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân" Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba

hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi

trên mặt nước nữa Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một

tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh" Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp

cánh đồng mơn mởn màu xanh Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống

gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời

đẹp nhất của đời lúa, đời người Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng" Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ

xong Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trổ lên được, người ta bảo bị

"nghẹn" "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng

Trang 8

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì

hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông Mầm nhú trắng trông xót ruột

Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa Ban đêm giấc

mơ toàn thấy những cây lúa Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động

kể trên

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên

Ngày đăng: 11/12/2015, 19:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w