Ngày nay việc sử dụng các tia phóng xạ hay bức xạ ion hoá ngày càng được mở rộng
BÀI BÁO CÁO: ĐỘC CHẤT PHÓNG XẠ NHÓM 5 I. GIỚI THIỆU CHUNG Ngày nay việc sử dụng các tia phóng xạ hay bức xạ ion hoá ngày càng được mở rộng. Việc nghiên cứu và ứng dụng các tia phóng xạ đã có nhiều tiến bộ, làm đảo lộn các kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, y học hoặc sinh học. Thành tựu của ngành vật lý hạt nhân cho phép sử dụng năng lượng hạt nhân vào nhiều ngành kinh tế quốc dân. Ở nước ta hiện nay, phóng xạ cũng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành: mỏ, địa chất, thăm dò dầu khí, y tế, v.v… Riêng trong ngành y tế, đội ngũ thầy thuốc X quang hàng ngày phải tiếp xúc với tia X, cũng đã rất đông đảo. Tuy nhiên lợi ích của phóng xạ là rất lớn nhưng tác hại của nó không phải nhỏ. II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG a.Phóng xạ Hiện tượng phóng xạ là quá trình phân huỷ tự phát của một hạt nhân không bền vững. Quá trình phân huỷ này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Hạt nhân tự phân huỷ gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau phân huỷ gọi là hạt nhân con b. Tia phóng xạ Tia phóng xạ là các dòng hạt chuyển động nhanh phóng ra từ các chất phóng xạ .Các hạt phóng ra có thể chuyển động thành dòng định hướng. CÁC LOẠI TIA PHÓNG XẠ • Bức xạ ion hóa: là bức xạ có bước sóng cực ngắn nhưng năng lượng cao, có khả năng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. • Bức xạ ion hóa: là bức xạ có khả năng ion hóa vật chất - Bức xạ anlpha: phóng ra từ hạt nhân với vận tốc 107 m/s.Không xuyên qua được tấm kính thủy tinh. - Bức xạ bêta: được phóng ra với vận tốc tương đương vận tốc ánh sáng. - Bức xạ gama: có bước sóng cực ngắn, năng lượng cao, có khả năng đâm xuyên lớn. - Tia X: có bước sóng cực ngắn, có khả năng đâm xuyên mạnh. C. NGUỒN PHÁT SINH a. Nguồn tự nhiên: Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên Bức xạ vũ trụ… b. Nguồn nhân tạo Các thiết bị y tế Bức xạ từ tivi, máy tính Các nhà máy điện hạt nhân nguyên tử, phòng thí nghiệm Phóng xạ từ vũ khí hạt nhân. III. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM DO ĐỘC CHẤT PHÓNG XẠ 3.1. Ô NHIỄM PHÓNG XẠ TRÊN THẾ GIỚI Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ Urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ bom hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl,… hằng năm làm nhiễm độc 2500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này, thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhiều cho con người bằng lượng phóng xạ vào nguồn nước. 3.2. Ô NHIỄM PHÓNG XẠ Ở VIỆT NAM Phòng kỹ thuật Liên đoàn địa chất-xạ hiếm cho biết: ở Việt Nam có một số vùng bị nhiễm xạ tự nhiên như xã Tiên An (huyện Tiên Phước, Quảng Nam), Nậm Xe (Lai Châu), Bình Đường (Cao Bằng), Đông Nam Bến Giằng (Quảng Nam) và vùng mỏ đất hiếm Mường Hum (huyện Bát Xát, Lào Cai). Ngoài ra Nghiên cứu của hai nhà khoa học ở Hà Nội là Giáo sư Lê Khánh Phồn, Trưởng khoa dầu khí, ĐH Mỏ - địa chất và ông Nguyễn Văn Nam, Phó phòng kỹ thuật, Liên đoàn Địa chất xạ hiếm, đã chỉ rõ ô nhiễm phóng xạ do khai thác mỏ sa khoáng titan (còn gọi là cát đen). Việc nghiên cứu đã được thực hiện tại một địa điểm khai thác mà trong báo cáo chỉ nêu là “khu mỏ sa khoáng quặng titan X (ven biển Nam Trung bộ)”. Các nhà khoa học đã tiến hành đo mức phóng xạ tại 1.000 điểm thuộc khu vực nói trên. Kết quả đo đạc được kết luận như sau: vùng ô nhiễm phóng xạ (vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép đối với dân thường) bao quanh thân quặng có dạng kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với bề rộng 200-500m, chiều dài khoảng 6km Đặc biệt nghiêm trọng là cát thải, chất thải, nước thải từ xưởng tuyển quặng bị đưa ra biển, làm cho nước biển vùng hai cửa sông lân cận khu mỏ có mức phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép. IV. CÁC CON ĐƯỜNG XÂM NHIỄM CHẤT PHÓNG XẠ Đường da xuyên qua da lành hay vào trực tiếp thông qua vết xướt hoặc vết thương. Đường tiêu hóa qua thực phẩm hoặc nuốt sau khi hít thở Đường hô hấp nguy hiểm nhất vì trực tiếp nhất do thở phải hơi khí, bụi hay các hạt nhiễm xạ. Các chất hòa tan thấm qua thành phế quản, các chất không hòa tan ở lại phổi. V. TÁC HẠI CỦA TIA PHÓNG XẠ Tác hại của chất phóng xạ phụ thuộc vào: - Liều lượng hấp thụ - Thời gian bị nhiễm xạ - Tính chất của các tia bức xạ - Tính chất hay các cơ quan, bộ phận bị nhiễm xạ. Tác hại đến tế bào - Về hình thái: Gây ra các biến đổi ở các Nucleic và nhiễm sắc thể. Về chức năng: gây rối loạn sự tổng hợp AND và ARN, các protein, kháng thể, làm cho sự phân chia tế bào chậm lại hoặc ức chế và sau đó làm tế bào chết. TÁC HẠI ĐẾN CÁC CƠ QUAN Da bị tổn thương ( ban đỏ, hoại tử sau đó dẫn đến ung thư da) Cơ quan taọ huyết bị tổn thương nghiêm trọng, làm các tế bào chết và làm giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu. Các niêm mạc đặc biệt là niêm mạc ống tiêu hóa bị tổn thương, Gây ung thư phổi Các tia phóng xạ gây thủy tinh thể biến đổi, đục nhân mắt, tổn thương giác mạc và tiếp hợp Tác hại đến di truyền Các NST bị biến đổi, các tổn thương ở gen không được phục hồi. MỘT SỐ HÌNH ẢNH Tia anpha có vệt màu đen phát ra từ nhân tế bào xương của nạn nhân bom nguyên tử Dị tật do người mẹ mang thai bị ảnh hưởng của phóng xạ V.NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM PHÓNG XẠ. Trong quá trình khai thác quặng có các khoáng vật có chứa chất phóng xạ nhất là khoáng vật mozanit ,có hàm lượng phóng xạ cao thải ra môi trường qua quá trình tuyển khoáng. Quá trình rò rỉ từ sản xuất điện,y học ,sử dụng trong chiến tranh làm tăng qui mô nhiễm phóng xạ. Sự cố vụ nổ ở các nhà máy điện hạt nhân(Chernobyl). Lạm dụng quá mức chất phóng xạ, tia phóng xạ trong y học. VI. ỨNG DỤNG CỦA TIA PHÓNG XẠ a. TRONG Y HỌC Tia phóng xạ được dùng để Áp dụng phóng xạ trong chuẩn đoán, thăm dò chức năng như xác định khối lượng tim, lưu lượng tuần hoàn, đánh giá tình trạng một số cơ quan… Áp dụng tia phóng xạ ngoại chiếu trong điều trị nhằm phá các tổ bệnh lý. Áp dụng trong ngành dược: để xác định thành phần các dược phẩm. B. TRONG NÔNG NGHIỆP Dùng để nghiên cứu các hiện tượng sinh lý và sự sinh sản. Nghiên cứu các biến đổi thực vật: biến dị, tăng trưởng. Nghiên cứu phân bón, hóa chất trừ sâu, diệt nấm. C. TRONG CÔNG NGHIỆP Để xác định kết cấu bên trong hoặc phát hiện bất thường của các vật thể hay công trình. Làm chất chỉ thị D. TRONG SINH – HÓA HỌC Dùng để vô khuẩn dụng cụ và làm cho các kí sinh trùng côn trùng mất khă năng sinh sản. VII. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Mặc quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác khi làm việc trong các môi trường có nguy cơ nhiễm xạ. Thường xuyên đo, kiểm tra tình hình nhiễm xạ tại nơi làm việc. Vd: Công nhân khi làm việc được mang một chiếc máy đo liều phóng xạ dưới dạng bút, Để các chất phóng xạ cách biệt một nơi, hoặc dùng bao tay, mặc quần áo không thấm nước, tắm sạch sẽ trước khi về nhà khi làm việc tại các môi trường nhiễm xạ. Thường xuyên khám bệnh và thử máu. Buồng làm việc phải được che chắn xung quanh bằng tấm chì, cao su chì và phải có biển báo hiệu theo quy định của nhà nước Phải có hệ thống thông gió, lọc sạch bụi, lọc sạch khí TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] “ô nhiễm phóng xạ” http://thuvien.dncot.edu.vn/Ebook_MoiTruong/Onhiem_phong_xa.pdf [2]http://docbao.com.vn/tintuc/d-30102010/bai 82252/Chat_phong_xa_anh_huong_toi_co_the_the_nao.de c [3] “khoa học- môi trường-y dưỡng”,http://www.vietthuc.org [4]http://www.slideboom.com/presentations/12701 2/Bai-37-Phong-xa . đ ng nhanh ph ng ra t c c ch t ph ng x .C c h t ph ng ra c thể chuyển đ ng thành d ng định hư ng. C C LOẠI TIA PH NG X • B c x ion hóa: là b c x . T C HẠI C A TIA PH NG X T c hại c a ch t ph ng x ph thu c vào: - Liều lư ng hấp thụ - Thời gian bị nhiễm x - T nh ch t c a c c tia b c x - T nh ch t