Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh, bao trùm lên nó chính là môi trường.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : NGÔ THANH MAI Nhóm thực hiện : NHÓM 3
HÀ NỘI - 2008
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 4
A MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 5
I Sự gia tăng dân số 5
II Vấn đề cạn kiệt tài nguyên 6
III Vấn đề ô nhiễm môi trường 7
IV Mối tương quan giữa dân số - tài nguyên - môi trường 7
1 Dân số lên tài nguyên 8
2 Tài nguyên lên dân số 8
3 Môi trường lên dân số 8
4 Dân số lên môi trường 8
5 Môi trường lên tài nguyên 9
6 Tài nguyên lên môi trường 9
B ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ LÊN CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 9
I Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất 9
1 Hiện trạng tài nguyên đất 10
2 Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất 12
II Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên rừng 14
1 Hiện trạng tài nguyên rừng 14
2 Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên rừng 16
III Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên nước 17
1 Hiện trạng tài nguyên nước 18
2 Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên nước 19
C - CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 21
Trang 3I/ Mối quan hệ hữu cơ giữa gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường được
thể hiện qua sơ đồ sau 21
II/ Các câu hỏi thảo luận 23
LỜI KẾT 25
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh, bao trùm lên nóchính là môi trường Môi trường là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người,
và tác động lên mọi mặt của đời sống Tài nguyên là một bộ phận quan trọngcủa môi trường
Khi số lượng con người trên thế giới ngày càng tăng nghĩa là khi dân sốphát triển mạnh, nhưng điều kiện ngoại cảnh bị giới hạn trong chừng mực nhấtđịnh, thì sự xuống cấp của tài nguyên và môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống,sản xuất, sự phát triển và tồn tại của con người
Dân số, tài nguyên và môi trường là những vấn đề có liên quan chặt chẽ vớinhau, liên quan đến mỗi người, mỗi quốc gia và các cộng đồng Trong phạm vibài tiểu luận này, chúng tôi sẽ khái quát những nét chung nhất về mối tươngquan dân số - tài nguyên - môi trường, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các tổchức, các giảng viên chuyên môn và một số phân tích mang tính chất cá nhânkhác
Nhóm 2
Trang 5A MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I Sự gia tăng dân số
Dân số (Populatin) là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hànhchính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thờiđiểm nhất định
Trong lịch sử loài người số dân tăng lên không ngừng, tuy nhịp độ có khácnhau Chỉ ở một vài thời điểm tương đối ngắn như chiến tranh, dịch bệnh, thiêntai, thì nhịp độ gia tăng dân số thế giới bị suy giảm (bệnh dịch hạch xảy ra ởChâu Âu vào thế kỷ XIV đã làm chết 15 triệu người, khoảng 1/3 số dân của châulục, nạn đói vào thế kỷ XIX ở Ấn Độ giết chết 25 triệu người, dịch cúm ở Châu
Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất làm chết 20 triệu người và số người chếttrong 2 cuộc chiến tranh thế giới là 66 triệu người)
Sự gia tăng không mong đợi của loài người tạo nên một nhân tố hàng đầucủa sự huỷ hoại sinh quyển Dù rằng sự đông dân đã xảy ra từ nhiều thế kỷ ở vàivùng như Châu Á, nhưng sự tăng trưởng gia tốc của dân số trên thế giới vốn đãquá đông đúc tạo nên một sự kiện cơ yếu, đặc sắc của con người, gọi là sự bùng
nổ dân số ở thế kỷ 20
Việc quan trọng hơn không chỉ là số lượng vốn đã quá lớn, mà còn là dân
số tăng với tốc độ luỹ tiến (vitesse exponentielle) Không một chuyên gia nào cóthể dự kiến chính xác khi nào thì dân số ổn định Do đó Dorst (1965) xem sựbùng nổ dân số ở thế kỷ 20 là một hiện tượng có quy mô sánh với thảm hoạ địachất đã đảo lộn hành tinh
Năm 2007, dân số thế giới là 6,7 tỷ người Khoảng 40 năm nữa, dân số cóthể tăng lên 9 tỷ người nếu không có những biện pháp ngăn chặn đà gia tăngnày Sự bùng nổ dân số gây áp lực lên tài nguyên và môi trường
Trang 6II Vấn đề cạn kiệt tài nguyên
Tài nguyên là những thứ mà chúng ta lấy từ môi trường để phục vụ cho nhucầu của con người Vài loại tài nguyên được sử dụng trực tiếp như: không khísạch, nước sạch từ sông hồ, đất tốt và cây cỏ Đa số khác như: dầu mỏ, sắt thép,than đá, nước ngầm thì phải qua chế biến xử lý trước khi dùng
Tài nguyên có thể được xếp thành các loại: tài nguyên vô tận, tài nguyên táitạo được và tài nguyên không thể tái tạo được Tài nguyên vô tận (Perpetualresourse), như năng lượng mặt trười được xem là không cạn kiệt ở mức độ thờigian đời người Tài nguyên có thể tái tạo được (renewable resourse) như: gỗ, cáthú rừng có thể phục hồi trở loại nếu được khai thác với quy mô hợp lý Còntài nguyên không thể tái tạo (nonrenewable resource) như: Than đá, dầu mỏ, kimloại với số lượng có hạn khi được sử dụng sẽ không phục hồi trở lại
Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sẹsống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi Các nước đang pháttriển thì sử dụng quá đáng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, trong khicác nước phát triển thì tiêu xài quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạođược
Các tài nguyên tái tạo bị khai thác quá mức sẽ không thể phục hồi được,còn các tài nguyên không thể tái tạo sẽ bị đe doạ cạn kiệt trong thời gian khácnhau tuỳ theo trữ lượng của chúng và tốc độ khai thác của con người Như dầu
mỏ chẳng hạn, là máu của xã hội công nghiệp hiện đại, có thể hết sạch trên tráiđất Ngoài ra còn có khoảng 18 loại khoáng sản quan trọng về mặt kinh tế sẽ cạnkiệt trong vài thập niên tới
Bên cạnh đó, sự khai thác đất trồng quá đáng và không đúng cách cũng làmcho đất bị xói mòn và biến thành sa mạc Sự tàn phá rừng, nhất là rừng nhiệt đớivới tốc độ trên 11 triệu ha hằng năm như hiện nay chẳng những gây sự huỷ diệtnơi ở của các động vật mà còn gây nên sự thay đổi khí hậu toàn cầu Ước lượngmỗi ngày có hàng trăm loài sinh vật bị tuyệt chủng
Trang 7III Vấn đề ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường hiện nay là sự thay đổi không mong muốn của các tínhchất của nước, không khí, đất hay thực phẩm gây tiêu cực cho sự sống, sứckhoẻ và sinh hoạt của người cũng như các sinh vật khác
Môi trường đất, nước, không bị ô nhiễm bởi các loại chất thải do hoạt độngcủa con người Rác thải, nước thải và các khí thải từ các khu dân cư, nhà máycông sở, trường học, bệnh viện hàng ngày làm cho môi trường ngày càng xấu đi.Trong các loại chất thải, có nhiều chất rất độc, khó hay không bị phân huỷ sinhhọc
Mưa acid, mỏng màn ozon, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả đáng ngạicủa sự phát triển của xã hội loài người Cùng với ô nhiễm nước, đất và khôngkhí chúng kìm hãm và đe doạ sự phát triển của con người
IV Mối tương quan giữa dân số - tài nguyên - môi trường
Sự đông dân bao gồm sự quá nhiều người và sự quá nhiều tiêu thụ Sự quánhiều người xảy ra ở những nơi mà số người nhiều hơn thức ăn, nước uống vàcác tài nguyên khác Việc này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, làm suythoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân của sự nghèo đói Sự quá nhiềutiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một số ít người sử dụng một lượnglớn tài nguyên Đây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khôngthể phục hồi và làm ô nhiễm môi trường
Mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường có thể thấy rõ qua
mô hình sau:
Dân số
Môi trườngTài nguyên
(5) ô nhiễm (6) Cạn kiệt
Trang 8Tóm tắt các ảnh hưởng:
1 Dân số lên tài nguyên
Số lượng dân xác định nhu cầu tài nguyên, cách sử dụng, số lượng dùng.Các nhân tố dân số (trình độ xã hội, kinh tế của một nước) có ảnh hưởng lênviệc sử dụng tài nguyên Các nước công nghiệp có nhu cầu về tài nguyên phứctạp và có khuynh hướng sử dụng nhiều từ nguyên không thể tái tạo Các nướcđang phát triển sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo được Sự phân bố dân cư cũngảnh hưởng lên quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên
2 Tài nguyên lên dân số
Tác động dương: Khám phá và sử dụng tài nguyên mới (dầu, than) làmtăng dân số, cũng như sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ Tài nguyên chophép con người di chuyển đến các nơi ở mới cũng như việc lấy và sử dụng tàinguyên trước đây không được dùng Thêm vào đó sự phát triển tài nguyên tạonên nhiều nơi ở trong các môi trường khó khăn
Tác động âm: Cạn kiệt tài nguyên làm giảm sự phát triển xã hội, kinh tế,công nghệ Suy thoái tài nguyên (đất, rừng, không khí ) có thể tiêu diệt quầnthể
3 Môi trường lên dân số
Ô nhiễm môi trường có thể làm giảm dân số cũng như giảm sự phát triển xãhội, kinh tế và công nghệ Ô nhiễm làm gia tăng tử vong và bệnh tật nên ảnhhưởng xấu lên kinh tế và xã hội Ô nhiễm có thể làm thay đổi thái độ của conngười từ đó làm thay đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên
4 Dân số lên môi trường
Dân số gây ra ô nhiễm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên Ô nhiễm
có thể xảy ra từ việc sử dụng một tài nguyên như là nơi chứa rác thải sinh hoạt
và công nghiệp Ngoài ra khai thác tài nguyên (than đá, dầu và khí) gây ra sựsuy thoái môi trường Khối lượng tài nguyên và cách thức khai thác, sử dụngchúng xác định khối lượng ô nhiễm
Trang 95 Môi trường lên tài nguyên
Ô nhiễm một môi trường có thể gây thiệt hại lên môi trường khác Các luậtmới nhằm làm giảm ô nhiễm có thể thay đổi sự cung cầu, khai thác và sử dụngtài nguyên
6 Tài nguyên lên môi trường
Khối lượng, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên có thể ảnh hưởnglên môi trường Càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thì càng gây nhiều ônhiễm
Mô hình dân số - tài nguyên - Môi trường cho thấy con người sử dụng tàinguyên và gây ô nhiễm Cả 3 thành phần này có tác động tương hỗ như phântích ở trên
Chúng ta thấy sự đông dân khiến người ta sử dụng nhiều tài nguyên hơn vàlàm suy thoái môi trường nhiều hơn Chừng nào chúng ta chưa thay đổi cáchsống, chưa ngừng huỷ hoại môi sinh và các sinh vật khác thì sự sống sót và sựphát triển của chúng ta còn bị nhiều nguy cơ
B ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ LÊN CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất
Đất đai là nhân tố môi trường hết sức quan trọng, có vai trò và ý nghĩa lớnđối với cuộc sống của con người
Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, là nơi cư trú của sinh vật trêntrái đất, cung cấp lương thực cho con người và động vật để bảo toàn sự sống.Đất còn cung cấp rất nhiều các tài nguyên khác phục vụ nhu cầu của con ngườinhư khoáng sản, than, gỗ
Tài nguyên đất bị suy giảm do áp lực tăng dân số, do quá trình đô thị hoá(giảm diện tích trồng trọt để xây dựng), làm đường cao tốc và xây dựng các khucông nghiệp Đất còn bị xói mòn do chặt phá rừng bừa bãi, chua hoá và phènhoá do các hoạt động nông nghiệp của con người
Trang 101 Hiện trạng tài nguyên đất
a Tài nguyên đất trên thế giới
Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 148 triệu km2 (29% bề mặt tráiđất), trong đó đất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 12% (đất phù sa,đất nâu, đất đen), đất xấu chiếm 40,5% (đất hoang mạc, đất núi, đất tài nguyên),còn lại là đất chưa sử dụng và không sử dụng được
Toàn bộ đất đai có thể khai thác dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau củacon người hầu như đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất tựnhiên
Tỷ lệ sử dụng đất cao nhất - Châu Âu 31%, ít nhất - Châu Úc 1,2%
Diện tích đất thế giới phân bố không đồng đều cả về số lượng và chấtlượng Phân bố ở các vùng như sau: vùng quá lạnh: 20%; vùng quá khô: 20%;vùng quá dốc: 20%; vùng có tầng đất mỏng: 10%; vùng trồng trọt được: 10%;vùng làm đồng cỏ: 20% Đất trồng trọt được chiếm tỷ lệ thấp, trong đó đất trồngtrọt tốt, cho năng suất cao chỉ chiếm 14%, trung bình 28% và thấp là 58%(FAO)
b Tài nguyên đất ở Việt Nam
Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam khoảng 33 triệu ha, xếp thứ 57/200nước Với dân số gần 86 triệu người nên bình quân đất mỗi người vào loại thấp(khoảng 0,41 ha), xếp thứ 159/200
Trang 11Với địa hình đồi núi chiếm đa số nên đất vùng đồi núi, đất dốc chiếm 22triệu ha (67% diện tích), đất tốt có 2,4 triệu ha chiếm 7,2% (bazan), đất phù sa
có 3 triệu ha chiếm 8,7%
Đất nông nghiệp nước ta khoảng 7,36 triệu ha, trong đó 5,9 triệu ha là đấttrồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, lương thực phẩm Việt Nam thuộc vùngnhiệt đới gió mùa nên mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, quá trình khoáng hoáxảy ra mạnh mẽ, dễ bị rửa trôi, xói mòn, đất dễ bị thoái hoá và rất khó phục hồilại trạng thái ban đầu
Hiện trạng sử dụng đất (tại thời điểm 01/01/2007) Việt Nam
Nghìn ha
Tổng diệntích
Trong đó:Đất đã giao
Trang 122 Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất.
Dân số tăng, diện tích đất canh tác bình quân trên một đầu người giảmxuóng Nhu cầu sử dụng đất không đúng kỹ thuật và quá trình phát triển kinh tế,
xã hội của con người khiến cho chất lượng đất suy giảm, tài nguyên đất bị suythoái
- Thoái hoá đất do chặt phá rừng bừa bãi và đốt rẫy: làm tăng xói mòn, mật
độ ẩm của đất, không giữ được nước ngầm, tăng lũ lụt Ở Việt Nam, lượng đấtxói mòn khoảng 100-200 tấn/ha/năm, trong đó có 6 tấn mùn và đang gia tăngnhanh chóng (Lê Văn Khoa etal, 2000) Làm giảm năng suất cây trồng, ở MộcChâu - Sơn La, khi mới khai hoang (1959) 25 tạ/ha, (1960) 18 tạ, đến năm 1962không thể canh tác được nữa
- Thoái hoá đất do chính sách, quản lý, quy hoạch đất đai kém:
Việc quy hoạch sử dụng đất không tốt, trông cây không thích hợp, (VD:trồng cây bạch đàn ở nơi đất tốt), du canh du cư, dựng các đập thuỷ điện là tăng
Trang 13bồi tụ ở thượng lưu nhưng lại làm xói mòn đất đồng bằng, chăn thả quá mức,biện pháp canh tác lạc hậu.
- Ô nhiễm đất do sử dụng phân vô cơ: Thực trạng sử dụng phân vô cơ ở
nước ta hiện nay chưa đủ cơ sở để khẳng định việc sử dụng phân vô cơ đã gây ra
ô nhiễm cho môi trường đất ở nhiều nơi, nhiều vùng (đặc biệt là vùng đất bạc
màu), việc sử dụng phân vô cơ còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp tăng
năng suất cây trồng Tuy nhiên, ở một số nơi sản xuất thâm canh cao, đã có hiệntượng phú dữong một số chất không có lợi cho cây trồng, đất bị chai hoá, độ phìnhiêu kém và không cân bằng dinh dưỡng
- Ô nhiễm đất do sử dụng phân hữu cơ: Ngoài tác dụng tích cực làm phân
bón cải tạo đất, phân hữu cơ cũng là một trong những nguồn quan trọng gây ônhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Kết quảnghiên cứu ở một số diện tích đất trồng rau cho thấy môi trường đất đều có biểuhiện ô nhiễm do sử dụng phân hữu cơ
- Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học: Các nghiên cứu về
lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng ở Việt Nam cho thấy lượng thuốcBVTV đang được sử dụng hiện còn thấp Tuy nhiên nhiều nơi, việc sử dụngchúng còn chưa đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và chủng loại nên đã gây
ô nhiễm cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng
- Ô nhiễm do chất thải công nghiệp và đô thị: ở Việt Nam, tốc độ công
nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra khá nhanh chóng, đồng thời với nó là sự giatăng ngày một nhiều lượng chất thải từ các đô thị và hoạt động sản xuất côngnghiệp Các chất thải, đặc biệt là các kiem loại nặng có thể tích tụ trong môitrường nước nhiều năm
- Ô nhiễm chất thải từ các làng nghề: hiện cả nước có 1.450 làng nghề, ô
nhiễm môi trường đất tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sảnxuất theo làng nghề và loại hình sản phẩm
- Ô nhiễm đất do phóng xạ: Hiện nay ở Việt Nam các nguồn có khả năng
gây ô nhiễm đất do phóng xạ ở Việt Nam chủ yếu là từ việc khai thác, chế biến