trình bày thực trạng môi trường đất
CHƯƠNG V. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 5.1. Vấn đề ô nhiễm và suy thoái đất Các điểm quan trắc môi trường đất Ký hiệu mẫu Vị trí điểm đo (Đất) Kinh độ Vĩ độ Đ1 Ven biển Lý Sơn - thôn Tây - xã An Vĩnh - huyện Lý Sơn 109 0 08'380'' 15 0 22'944'' Đ2 Đất hộ bà Nguyễn Thị Mai - xã Bình Trị - huyện Bình Sơn 108 0 49'474'' 15 0 20'596'' Đ3 Ven biển Đức Phong - huyện Mộ Đức 108 0 56'611'' 15 0 56'598'' Đ4 Đất nông nghiệp Đức Tân - huyện Mộ Đức 108 0 53'169'' 14 0 57'809'' Đ5 Gần bãi rác Nghĩa Kỳ - xã Nghĩa Kỳ - huyện Tư Nghĩa 108 0 44'791'' 15 0 04'759'' Đ6 Đất tại mương nước thải gần cống thải chung của KCN Tịnh Phong - huyện Sơn Tịnh 108 0 48'085'' 15 0 11'203'' Đ7 Đất ven KCN Quảng Phú (đối diện với nhà máy chế biến thủy sản Bình Dung) - TP.Quảng Ngãi 108 0 45'992'' 15 0 07'299'' Đ8 Đất vùng rau Nghĩa Dũng - xã Nghĩa Dũng - TP.Quảng Ngãi 108 0 51'287'' 15 0 08'099'' Đ9 Đất vùng cao Sơn Hà - Thị trấn Di Lăng - huyện Sơn Hà 108 0 28'204'' 15 0 02'643'' Đ10 Đất ven Khu công nghiệp Phổ Phong - xã Phổ Phong - huyện Đức Phổ 108 0 50'999'' 14 0 52'150'' Đối với môi trường đất tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu sau: pH H2O , pH KCl , Pb, Cd, chất hữu cơ (Nitơ Nitrat, Nitơ Amoni và tổng N), độ ẩm, clo hữu cơ, tỷ trọng. 1 Bảng 5.1. Kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 Kết quả phân tích Ký hiệu Đợt T lấy mẫu pH (H 2 O) pH (KCl) Cadimi mg/kg Chì mg/kg Chất hữu cơ (%) Độ ẩm (%) Clo hc mg/kg Tỷ trọng Đợt 1 4/9/09 6,96 6,91 0,889 9,547 3,05 11,35 KPH 2,33 Đợt 2 23/10/0 9 7,02 6,91 0,661 6,489 2,48 15,2 KPH 2,3 Đ1 Đợt 3 11/11/0 9 6,61 6,57 0,663 7,025 1,98 15,4 KPH 2,1 Đợt 1 18/9/09 7,14 7,04 0,824 13,155 2,12 10,8 KPH 2,7 Đợt 2 27/10/0 9 6,86 6,53 0,63 11,698 2,5 14,6 KPH 2,63 Đ2 Đợt 3 14/11/0 9 6,89 6,57 0,644 11,388 2,2 14,6 KPH 2,61 Đợt 1 15/9/09 6,54 6,43 0,737 13,414 2,46 13,3 KPH 2,54 Đợt 2 27/10/0 9 6,91 6,77 0,702 12,706 2,89 15,8 KPH 2,5 Đ3 Đợt 3 10/11/0 9 6,73 6,62 0,713 12,963 2,22 16 KPH 2,7 Đợt 1 15/9/09 6,83 6,71 0,833 14,31 2,68 9,6 KPH 2,76 Đợt 2 27/10/0 9 7,11 6,89 0,78 12,269 2,64 13,9 KPH 2,6 Đ4 Đợt 3 10/11/0 9 6,84 6,78 0,7875 12,45 2,62 13,5 KPH 2,5 Đợt 1 31/8/09 6,82 6,67 1,056 18,009 2,69 16,05 KPH 2,61 Đợt 2 21/10/0 9 7,09 6,83 0,838 16,211 2,4 19,2 KPH 2,54 Đ5 Đợt 3 11/11/0 9 6,91 6,83 0,863 16,713 3,13 19,4 KPH 2,56 Đợt 1 1/9/09 7,12 7,08 0,838 10,918 2,1 19,35 KPH 2,39 Đợt 2 22/10/0 9 6,96 6,78 0,892 13,313 2,3 20,8 KPH 2,36 Đ6 Đợt 3 16/11/0 9 6,81 6,76 0,913 13,725 2,33 20,3 KPH 2,37 Đợt 1 16/9/09 6,97 6,94 0,941 14,042 2,97 11,6 KPH 2,42 Đợt 2 21/10/0 9 7,17 7,01 0,695 13,421 2,48 14,8 KPH 2,38 Đ7 Đợt 3 12/11/0 9 7,17 7,03 0,688 13,838 2,14 15,2 KPH 2,4 Đợt 1 16/9/09 7,13 7,02 0,798 9,584 2,49 13,3 KPH 2,73 Đợt 2 21/10/0 9 6,95 6,73 0,609 7,512 2,37 17,9 KPH 2,69 Đ8 Đợt 3 11/11/0 9 7,01 6,91 0,613 7,625 2,66 18,2 KPH 2,71 Đợt 1 3/9/09 7,08 7,01 0,965 15,129 2,84 21,2 KPH 2,67 Đợt 2 24/10/0 9 7,03 6,87 0,868 13,452 2,16 22,1 KPH 2,61 Đ9 Đợt 3 14/11/0 9 7,05 7,01 0,928 13,609 1,89 22,3 KPH 2,58 Đợt 1 14/9/09 6,32 6,21 0,939 12,655 2,51 11,05 KPH 2,58 Đợt 2 26/10/0 9 6,93 6,8 0,714 11,765 2,34 16,1 KPH 2,52 Đ10 Đợt 3 9/11/09 6,95 6,79 0,788 12,05 2,73 16,4 KPH 2,5 Đất nông nghiệp - - 2 70 - - - - Đất lâm nghiệp - - 2 100 - - - - Đất dân sinh - - 5 120 - - - - Đất thương mại - - 5 200 - - - - QCVN 03:2008/BTN MT Đất Công nghiệp - - 10 300 - - - - 2 Từ kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2009 cho thấy: Tỷ trọng, chất hữu cơ không biến đổi nhiều qua các đợt quan trắc. Tỷ trọng đất tại hầu hết các vị trí quan trắc đều giảm. Giá trị pH(H 2 O) và pH(KCl) tại các điểm quan trắc trong cả thời kỳ là tương đối tốt và dao động không đáng kể. pH(H 2 O) tại các vị trí quan trắc có giá trị nằm trong khoảng 6,32-7,17; pH(KCl) có giá trị nằm trong khoảng 6,21-7,08. Giá trị pH(KCl) là tương đối cao, đất không có tính chua. Theo QCVN 03:2008/BTNMT “Quy định giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong môi trường đất” có thể nhận thấy: Hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd) tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép và biến động không đáng kể trong cả thời kỳ. Hàm lượng clo hữu cơ của mẫu quan trắc đều không phát hiện, điều này cho thấy môi trường đất chưa bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dựa vào kết quả các đợt quan trắc giai đoạn 2005-2009 có thể đánh giá chung về chất lượng môi trường đất tỉnh Quảng Ngãi như sau: Chất lượng môi trường đất tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ít biến động qua các đợt quan trắc và không có dấu hiệu của sự ô nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tại các vùng nông nghiệp thì đất có độ phì nhiêu cao. Ngược lại, tại các vùng ven biển chất lượng đất không tốt. Đối với một số điểm quan trắc ở vùng nông nghiệp có chỉ số hàm lượng chất hữu cơ và tỷ trọng đất cao. So với năm 2005, 2007 hiện trạng đất năm 2009 không biến động nhiều. Nhìn chung, chất lượng môi trường đất tại tỉnh Quảng Ngãi còn tương đối tốt, điều này cũng dễ nhận thấy bởi vì hiện nay lượng chất thải thải vào môi trường đất chưa nhiều và thời gian tích tụ các chất thải trong môi trường đất là chưa lâu, chưa đủ thời gian ngấm vào đất để gây nên ô nhiễm môi trường đất. Tuy nhiên, trong tương lai gần nếu vấn đề chất thải rắn và nước thải không được quản lý và giải quyết triệt để, chắc chắn môi trường đất sẽ bị ảnh hưởng với cường độ cao và quy mô rộng khắp. Theo các số liệu thống kê cho thấy, ảnh hưởng tiềm tàng của các chất thải rắn là rất lớn, nhất là các chất thải rắn sinh hoạt từ các đô thị và các vùng nông thôn và chất thải rắn công nghiệp. Tại các đô thị, tổng khối lượng rác sinh hoạt thải ra tại vùng KTTĐMT theo kết quả báo cáo năm 2000 là 142.090 tấn/năm. Trong đó tỉnh Quảng Ngãi chiếm 18,50% toàn vùng. Khối lượng rác thải được thu gom xử lý của vùng chiếm khoảng 50% - 70% tổng khối lượng rác thải. Phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp hoặc đốt lộ thiên. Hiện nay, có khoảng 11,76% dân số tỉnh Quảng Ngãi sống ở đô thị (tương đương với 143.816 người). Nếu trung bình mỗi ngày một người dân đô thị thải ra 0,5 kg rác thì mỗi ngày khối lượng rác thải ra tại các đô thị khoảng 72 tấn/ngày hay là 26.280 tấn/năm. Một khối lượng không nhỏ trong các đô thị Quảng Ngãi là rác thải bệnh viện. Theo ước tính trong toàn tỉnh, khối lượng rác thải sinh ra từ các cơ sở dịch vụ y tế (chủ yếu tại các bệnh viện, trung tâm y tế tại thị xã và thị trấn) vào khoảng từ 170 đến 200 tấn/năm (chiếm 22% đến 26% lượng rác thải y tế của cả vùng KTTĐMT), trong đó chất thải nguy hại (mô, bệnh phẩm, kim tiêm .) chiếm khoảng 20% (hay từ 34 đến 40 tấn/năm), 70% trong số này là do các trung tâm y tế, bệnh viện tại những tiểu vùng đô thị thải ra. 3 Về rác thải công nghiệp, theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, 11.000 cơ sở và hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do nhà nước quản lý và ngoài quốc doanh. Đã và đang hình thành 4 khu công nghiệp tập trung chủ yếu các ngành công nghiệp chế biến (thực phẩm, kim loại, dầu khí v.v…), sản xuất vật liệu xây dựng v.v… Theo báo cáo của Sở TNMT chỉ tính riêng KCN Quảng Phú, lượng rác thải khoảng trên 140 tấn/ngày. Khối lượng rác thải tại nhà máy đường số II trung bình mỗi ngày có khoảng 30 tấn/ngày. Do đặc thù hoạt động của 2 KCN là ngành chế biến mía đường nên khối lượng rác thải sinh ra rất lớn, nhưng phần lớn lượng rác thải này đều được tái sử dụng (ngành giấy, nung gạch ngói .). Tổng diện tích được lấp đầy của 4 khu công nghiệp là 367 ha (dự kiến là 450 ha). Khối lượng chất thải rắn công nghiệp (không được tái sử dụng) sinh ra từ các khu công nghiệp tập trung của tỉnh khoảng 26 m 3 /ngày, tương đương với 18 tấn/ngày hay 6.570 tấn/năm. Trong đó khối lượng chất thải rắn nguy hại chứa trong chất thải công nghiệp sinh ra từ các KCN tại Quảng Ngãi khoảng 1.315 tấn/năm. Hiện nay, phần lớn chất thải rắn tại các KCN tỉnh Quảng Ngãi chưa được thu gom xử lý đúng quy định cho phép. Lượng chất thải rắn này chỉ được tập trung cùng với các loại chất thải rắn đô thị và đem đốt hoặc chôn lấp tùy theo đặc tính từng loại. Hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải tại KCN Quảng Phú và một số nhà máy xí nghiệp trong thị xã đều do Công ty môi trường đô thị thu gom xử lý chung cùng rác sinh hoạt tại bãi rác Nghĩa Kỳ. Các KCN và các cơ sở sản xuất tự xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Theo số liệu thống kê, lượng hoá chất sử dụng trong nông nghiệp là 60.100 tấn, trong đó lượng phân bón vô cơ là 59.900 tấn và lượng hoá chất bảo vệ thực vật là 200 tấn. Như vậy, bình quân mỗi hecta đất canh tác đã sử dụng 915 kg phân bón vô cơ và 2,1 kg hoá chất bảo vệ thực vật. Đáng lưu ý là nhiều loại thuốc trừ sâu phân hủy rất chậm hoặc rất khó phân hủy cũng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp nên đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới chất lượng môi trường đất và ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái nông nghiệp. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh Quảng Ngãi là 99.880 ha chiếm 19,46% diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua sự khai thác đất quá mức, độc canh lâu năm đã gây nên hiện tượng đất bạc màu, giảm độ phì. Việc sử dụng quá nhiều phân vô cơ đồng thời giảm tỷ lệ bón phân hữu cơ nên đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bạc màu của đất. Diện tích đất bạc màu của tỉnh lên đến 40.000 ha, chiếm trên 40% diện tích đất nông nghiệp. Quảng Ngãi có đường biển dài trên 130 km, kết quả khảo sát cho thấy, diện tích đất bị nhiễm mặn của tỉnh chủ yếu tập trung ở hạ lưu các sông Trà Bồng, Châu Me, Chợ Mới, sông Vệ, Trà Câu, sông Trường, quanh đầm An Khê và đầm nước mặn. Độ mặn trong đất có nguồn gốc từ biển. Trong phạm vi ngập nước ở dải ven biển có hơn 2.500 ha là đất mặn sú vẹt và đầm hồ. Một phần diện tích đã được khai thác bằng quai đê (thậm chí chặt phá rừng ngập mặn) cho mục đích nuôi tôm như ở Tịnh Khê, dọc kênh Kinh Giang. Huyện Bình Sơn có 945 ha đất mặn trung bình đến mặn vừa, 2.065 ha đất bị mặn ít. Phần đất bị nhiễm mặn chủ yếu tập trung ở hạ lưu sông Trà Bồng và một phần ở sông Châu Me Đông. Huyện Sơn Tịnh có 150 ha đất mặn trung bình đến mặn vừa, tập 4 trung ở hạ lưu sông Vệ và sông Phú Thọ. Huyện Tư Nghĩa có 470 ha đất mặn trung bình đến mặn vừa, 1.607 ha đất mặn ít. Phần diện tích đất bị nhiễm mặn ở mức độ ít tập trung ở hạ lưu sông Trà Câu, sông Trường và khu vực đầm An Khê. Tỉnh Quảng Ngãi là vùng đã trải qua nhiều hoạt động quân sự khốc liệt, chịu ảnh hưởng nặng của những chất thải quân sự trong chiến tranh nên chất lượng đất không tốt cho nông nghiệp. Do đó, một diện tích đất không nhỏ bị suy thoái được trình bày trong bảng sau: Bảng 5.2. Diện tích đất bị suy thoái tỉnh Quảng Ngãi Diện tích đất bị bạc màu (ha) 5.695,9 Diện tích đất bị phèn hoá (ha) 18.401,4 Diện tích đất bị mặn hoá (ha) 1.573,1 Diện tích đất bị xói mòn nặng (ha) 9.696,0 Diện tích đất bị sụt lở (ha) 150,0 Tổng diện tích (ha) 35.516,4 Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi Trong hướng phát triển môi trường đất đến năm 2010 cho thấy, tác động của rác thải từ hoạt động sản xuất công - nông nghiệp và du lịch đến môi trường đất là đáng kể. Nguồn chất thải rắn công nghiệp tại Quảng Ngãi là từ các nhà máy xí nghiệp và các khu công nghiệp. Có thể ước tính tải lượng chất thải rắn từ 4 KCN tại tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 như sau (khoảng 40 kg/ha/ngày). Bảng 5.3. Khối lượng chất thải rắn tại các KCN đến năm 2010 STT Khu công nghiệp Khối lượng chất thải rắn công nghiệp (tấn/ngày) 1 Dung Quất 204 - 233,2 2 Quảng Phú 4,4 - 5,2 3 Tịnh Phong 4,8 - 6,0 3 Phổ Phong 3,2 - 4,0 Tổng cộng 216,4 -248,4 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC ) Trong số 216,4-248,4 tấn/ngày chất thải rắn công nghiệp sinh ra từ các KNC tập trung tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 19,5-22,4 tấn/ngày chất thải rắn thuộc loại nguy hại. Ngoài ra, toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 60 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, 11.000 cơ sở và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đa số các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Trong số các cơ sở sản xuất CN-TTCN có khoảng 250 cơ sở ngành công nghiệp cơ khí, hoá chất, khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, khoảng 850 cơ sở ngành công nghiệp chế biến (thực phẩm, đồ uống, trang phục thuộc da, nhuộm da, sản xuất vali túi xách yên đệm và giáy dép), và một số cơ sở sản xuất các ngành khác . Đặc trưng của loại hình sản xuất quy mô vừa và nhỏ tỉnh Quảng Ngãi là phân tán rải rác trong các đô thị, các khu dân cư, dọc các tuyến đường giao thông đường bộ, các con sông hoặc các làng nghề truyền thống .; công nghệ thủ công hoặc bán thủ công, máy móc thiết bị quá lạc hậu, diện tích mặt bằng hẹp, vốn đầu tư không nhiều. 5 Vì vậy, nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ tại Quảng Ngãi (ví dụ: lò gạch, lò gốm, lò đường thủ công, chế biến thuỷ sản, v.v .), hầu hết các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý chất thải, chưa có công nghệ thích hợp để xử lý chất thải hoặc chưa có biện pháp khuyến khích đầu tư xử lý chất thải. Vì vậy, xu thế gia tăng ô nhiễm do chất thải công nghiệp và TTCN là rõ rệt. Với số lượng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 11.060, thì ước tính tới năm 2010, khối lượng chất thải rắn sẽ là 510.000 tấn, tăng khoảng 2 lần so với hiện nay. Rác thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chứa những thành phần có thể tái sử dụng được như gạch vỡ từ các cơ sở gạch ngói dùng để chôn lấp, chất thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản được tái sử dụng làm thức ăn gia súc . Ngoài ra, các loại chất thải sinh ra từ các cơ sở giày da, may công nghiệp có tỉ lệ các chất cháy được rất cao, nhưng lại rất khó phân hủy tự nhiên nên được thu gom và thiêu hủy trong lò đốt chuyên dụng. Tỉnh Quảng Ngãi trong tổng dân số có việc làm thường xuyên hiện nay thì trên 69% là sống bằng nghề sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Năm 2010 tỉ lệ dân số sống bằng nghề nông lâm giảm còn 55%. Công nghiệp tại vùng nông thôn Quảng Ngãi tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến nông sản (ví dụ: Sản xuất mía đường, xay xát luá gạo tạo thức ăn cho gia súc gia cầm, chế biến dừa thành dầu .), lâm sản (ví dụ: chế biến gỗ .). Hàng năm, có hàng triệu tấn phế thải nông nghiệp và công nghiệp chế biến (ví dụ: Rơm rạ, trấu, bã mía, vỏ dừa, mùn cưa, dăm bào .) được thải ra môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp tại Quảng Ngãi, việc sử dụng các chất hóa học, thuốc BVTV đang dẫn đến suy thoái môi trường đất. Theo số liệu thống kê năm 2000 lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp 60.100 tấn, tăng hơn 2,05% so với năm 1999, trong đó phân bón vô cơ 59.900 tấn và lượng hóa chất bảo vệ thực vật là 200 tấn (bình quân 915 kg.a.i/ha đối với phân vô cơ, và 3,1 kg.a.i/ha đối với hóa chất bảo vệ thực vật)… Tính đến năm 2010, dựa vào diện tích nông nghiệp được quy hoạch và tốc độ gia tăng lượng hoá chất dùng trong nông nghiệp thì tỉnh Quảng Ngãi sẽ sử dụng khoảng 72.810 tấn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho hoạt động ngành nông nghiệp. Ngoài ra, do phun thuốc BVTV bừa bãi nên số vụ ngộ độc thuốc BVTV do ăn các loại nông sản có dư lượng thuốc cao sẽ có khả năng gia tăng trong những năm tới (trong giai đoạn 1995 - 2000, số vụ ngộ độc gia tăng 15%/năm). Nếu không có các biện pháp quản lý chặt chẽ, số vụ ngộ độc vào năm 2010 có thể sẽ tăng 7 lần so với năm 2000. Nghiêm trọng hơn do thời gian phân hủy của thuốc BVTV rất lâu, khả năng làm ô nhiểm nguồn nước mặt rất lớn. Người dân vùng nông thôn có thói quen sử dụng nguồn nước mặt hoặc nước ngầm tầng nông do đó khả năng nhiễm bệnh, bị ngộ độc rất có thể xảy ra. 6 Bảng 5.4. Phân bố lượng hoá chất sử dụng trong nông nghiệp tại tiểu vùng nông thôn tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2005, 2010 TT Tiểu vùng nông thôn Khối lượng hoá chất năm 2005 (Tấn/năm) Khối lượng hoá chất năm 2010 (Tấn/năm) 1 TX. Quảng Ngãi 1.019 1.127 2 H. Bình Sơn 8.102 8.967 3 H. Sơn Tịnh 7.267 8.043 4 H. Tư Nghĩa 5.809 6.429 5 H. Mộ Đức 4.510 4.992 6 H. Đức Phổ 7.383 8.175 7 H. Nghĩa Hành 3.938 4.358 8 H. Trà Bồng 4.025 4.455 9 H. Sơn Hà 4.739 5.244 10 H. Sơn Tây 4.331 4.794 11 H. Minh Long 1.148 1.270 12 H. Ba Tơ 13.301 14.720 13 H. Lý Sơn 217 236 Tổng cộng 65.790 72.810 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) Việc phát triển chăn nuôi làm gia tăng chất thải khá nhanh trong các vùng nông thôn, tải lượng chất thải chăn nuôi đến năm 2010 thể hiện trong bảng sau. Bảng 5.5. Ước tính tải lượng chất thải hoạt động chăn nuôi đến năm 2010 Loại gia súc Tải lượng 2005 (tấn/ngày) Số lần gia tăng so với năm 2000 Tải lượng 2010 (tấn/ngày) Số lần gia tăng so với năm 2000 Trâu, bò 768 3 1.200 5 Heo, dê cừu 960 4 1.500 7 Gà, vịt, ngỗng 512 1 800 2 Tổng cộng 2.240 2 3.500 4 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) Lượng chất thải hữu cơ do chăn nuôi nông thôn theo đơn vị hành chính thể hiện trong bảng 5.6. 7 Bảng 5.6. Phân bố khối lượng chất thải từ hoạt động chăn nuôi tại tiểu vùng nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 TT Tiểu vùng nông thôn Khối lượng chất thải chăn nuôi năm 2005 (Tấn/ngày) Khối lượng chất thải chăn nuôi năm 2010 (Tấn/ngày) 1 TX. Quảng Ngãi 213 332 2 H. Bình Sơn 248 387 3 H. Sơn Tịnh 295 461 4 H. Tư Nghĩa 274 428 5 H. Mộ Đức 230 359 6 H. Đức Phổ 257 402 7 H. Nghĩa Hành 157 246 8 H. Trà Bồng 130 203 9 H. Sơn Hà 92 144 10 H. Sơn Tây 85 133 11 H. Minh Long 83 129 12 H. Ba Tơ 105 164 13 H. Lý Sơn 72 112 Tổng cộng 2.240 3.500 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) Tại các vùng có hoạt động du lịch phát triển, vấn đề quản lý rác thải du lịch và bảo tồn phát triển du lịch bền vững đang có nhiều bất cập, nếu tính trung bình mỗi lượt khách du lịch thải ra môi trường một ngày 0,3 kg chất thải rắn, vậy trung bình các khu du lịch tỉnh Quảng Ngãi phải thu gom 450 tấn/ngày, hay 164.250 tấn/năm rác thải du lịch. Phần lớn thành phần của rác thải là chất hữu cơ khó phân hủy (bao ny lông, xốp nhựa, giấy…). Ngoài rác thải sản xuất công - nông nghiệp, kinh doanh du lịch, rác thải sinh hoạt cũng gia tăng, trong đó chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các đô thị và các vùng nông thôn. Hiện nay, quản lý chất thải rắn chỉ được quan tâm tại các thị xã, thị trấn, nơi tập trung đông dân cư, nơi có đô thị phát triển. Tại các vùng nông thôn, đất rộng, dân cư thưa thớt, chất thải rắn thường được người dân tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn làm phân bón. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản bị khai thác và tàn phá ở nhiều nơi đã làm đất đai bị xói mòn và thoái hoá. Ngoài ra, với đặc thù của điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi là diện tích đất dốc khá cao, những canh tác theo phương thức truyền thống của đồng bào, nhất là đồng bào các dân tộc ít người trong tỉnh đã làm cho vấn đề xói mòn đất hiện đang trở nên cấp bách. Nhất là sự tác động tích hợp của canh tác không bền vững và thiên tai làm cho tình trạng suy thoái đất tăng lên sau mỗi đợt thiên tai như bão, mưa lũ hoặc hạn hán. Ví dụ, sau cơn bão lũ năm 1999 đã biến hàng ngàn hécta đất hoa màu thành đất cát không thể canh tác. Quá trình đô thị hoá sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng vật liệu san lấp; thải bỏ chất thải . tác động đến môi trường đất, nguyên nhân là do chất thải rắn đô thị chưa được thu gom triệt để, công tác xử lý rác thải chưa được thực thực hiện đúng quy định. Rác thải công nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, công tác thu gom xử lý chưa hoàn toàn tách rời với rác thải đô thị. Khối lượng rác thải y tế độc hại tại một số 8 bệnh viện chưa được tiêu hủy đúng quy định. Tỷ lệ thu gom rác thải rắn mới đạt 50- 60% ở một số đô thị và khu dân cư. Rác thải nông thôn hiện đang là vấn đề còn bỏ ngỏ, tác động xấu đến hoạt động sống và kinh doanh, du lịch, các hoạt động văn hoá. 5.2. Xu hướng biến đổi của môi trường đất tỉnh Quảng Ngãi Xu hướng ô nhiễm môi trường đát của tỉnh Quảng Ngãi do các chất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý là khá cao liên quan đến sự phát triển của các dự án phát triên công nghiệp, giao thông, du lịch, đô thị, v.v Phát triển của ngành nông nghiệp sẽ gây nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng đặt ra nhiều thách thức, bên cạnh đó việc canh tác trên đất dốc đang dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất. Có thể thấy được bức tranh biến đổi như sau: 5.2.1. Biến đổi sử dụng đất Theo kết quả kiểm kê đất đai của tỉnh Quảng Ngãi năm 2006, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh khoảng 515.267 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 65,7%, đất phi nông nghiệp chiếm 8,7%, còn lại là đất chưa sử dụng. Định hướng sử dụng đất cho các dự án phát triển kinh tế đến năm 2010 được thể hiện trong bảng 5.7. Bên cạnh định hướng sử dụng đất trên. Việc phát triển các dự án kinh tế - xã hội ngoài các KCN và KKT (các khu vực đã được quy hoạch có diện tích cố định) sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp (bao gồm cả đất trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp và đất lâm nghiệp) nhường chỗ cho đất chuyên dùng. Diện tích đất chưa sử dụng cũng sẽ được tận dụng cho nhiều mục đích khác nên cũng sẽ giảm trong thời gian tới. 5.2.2. Biến đổi chất lượng môi trường đất Do mực nước biển trong thời gian tới có xu hướng tăng lên cùng với việc xây dựng nhiều hồ đập thủy lợi, thủy điện dẫn đến xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa làm mất đất thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Chất lượng môi trường đất tỉnh Quảng Ngãi hiện nay bị ô nhiễm chủ yếu do việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại phân hóa học, trong đó có cả các loại thuốc đã bị cấm sử dụng. Dư lượng một số chất BVTV như Basa, Padan, DDT, Simazine, Dimethoate… đã vượt TCVN/QCVN hàng chục, hàng trăm lần, điều này là rất đáng báo động. Hiện nay vẫn chưa có chương trình, hoạt động cụ thể nào nhằm hướng dẫn người nông dân sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, cũng có rất ít quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp được triển khai. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, trong khi diện tích canh tác ngày càng thu hẹp nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu lương thực cao hơn. Do vậy, việc sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV sẽ chỉ tăng chứ không giảm nên ô nhiễm môi trường đất do thuốc BVTV sẽ trầm trọng hơn. Chất thải từ sản xuất và sinh hoạt được thu gom, xử lý kém cũng sẽ tác động cục bộ đến chất lượng môi trường đất. 9 10 Bảng 5.7. Diện tích đất quy hoạch cho các dự án phát triển KT-XH đang và sẽ diễn ra tại tỉnh Quảng Ngãi đến 2010 Các năm trong kỳ kế hoạch TT Chỉ tiêu Diện tích chuyển mục đích sử dụng trong kỳ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 4.551 1.852 967 713 557 462 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.794 1.441 782 634 504 433 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.537 925 517 406 363 326 Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước 1.091 284 260 192 189 166 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.257 516 265 228 141 107 1.2 Đất lâm nghiệp 673 378 158 69 47 21 1.2.1 Đất rừng sản xuất 672 377 158 69 47 21 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1 1 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 76 27 25 10 6 8 1.4 Đất làm muối 8 6 2 2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 145 26 53 43 11 12 2.1 Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản 104 26 37 18 11 12 2.2 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng 41 16 25 3 Đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất không phải đất ở 4 Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở 41 19 7 3 6 6 4.1 Đất chuyên dùng 15 6 4 1 2 2 4.1.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 4.1.2 Đất quốc phòng, an ninh 1 1 Trong đó : đất an ninh 1 1 4.1.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 4.1.4 Đất có mục đích công cộng 14 5 4 1 2 2 4.2 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 24 12 3 2 4 3 4.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2 1 1 . 2,05% so v i năm 1999, trong đó phân bón v cơ 59.900 tấn v lượng hóa chất bảo v thực v t là 200 tấn (bình quân 915 kg.a.i/ha đối v i phân v cơ, v 3,1. tấn phân bón v thuốc bảo v thực v t cho hoạt động ngành nông nghiệp. Ngoài ra, do phun thuốc BVTV bừa bãi nên số v ngộ độc thuốc BVTV do ăn các loại