1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới

98 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Năm 1868, ông thành lập "Đồng minhdân chủ XH", một tổ chức cách mạng có tính chất vô chính phủ, chủ trương xóa bỏ giai cấp, đưamọi của cải vào làm của chung, thủ tiêu Nhà nước và mọi quy

Trang 1

Acơba một mặt thiết lập chính quyền chuyên chế tập trung cao độ, tiến hành chinh phục vàđàn áp khốc liệt các vùng lân cận không chịu quy thuận; mặt khác, lại thi hành chính sách khoandung đối với mọi tôn giáo Tuy là một tín đồ trung thành của đạo Hồi, ông đã có một thái độ rất

độ lượng đối với mọi tôn giáo đang tồn tại ở ấn Độ Ông đã ra lệnh bãi bỏ "thuế đầu người" hay

"thuế ngoại đạo", một thuế đánh vào bất cứ người dân nào không theo đạo Hồi Ông khuyếnkhích quý tộc Mông Cổ kết thân với quý tộc ấn Độ theo ấn giáo Chính Acơba cũng lấy mộtcông chúa xứ Ratputana theo ấn giáo làm vợ và tuyển nhiều cung phi là con gái của các gia đìnhquý tộc ấn Độ Acơba thực hiện chính sách trọng đãi người tài, tuyển dụng cả những người ấn

Độ theo ấn giáo vào những chức vụ cao trong chính quyền Do đó, Acơba đã đưa đế quốcMôgôn trở thành đế quốc hùng cường nhất trong lịch sử ấn Độ

Tuy bản thân không biết chữ, nhưng Acơba rất trọng đãi các trí thức và văn nghệ sĩ Trongcung điện của Acơba thường tổ chức những buổi bàn luận của các học giả Nhà vua hăng háitham gia thảo luận với họ về các vấn đề văn học, triết học, tôn giáo Acơba đã cho thành lập mộtthư viện lớn gồm hàng vạn cuốn sách chép tay và những bản dịch sách cổ ấn Độ sang tiếng Ba

Tư (ngôn ngữ được sử dụng ở triều đình Môgôn) Một sử gia đã gọi Acơba là "nhà vua học giảuyên bác không biết chữ"

ACSIMET (281 - 212 TCN)

Acsimet (Archimède) - nhà bác học lớn của Hi Lạp cổ đại sinh ở thành Xiracudơ trên đảoXixilia, một thành bang của Hi Lạp cổ đại Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán họcnổi tiếng, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này Về sau, ông đượcgửi sang thành phố Alêchxanđria ở Ai Cập, một trung tâm khoa học của Hi Lạp cổ đại, tiếp tụchọc tập, nghiên cứu và trau gồi tài năng

Acsimet có nhiều cống hiến trong lĩnh vực vật lý, toán và thiên văn học Về vật lý, ông cónhiều phát minh đặc sắc Ông đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồngruộng Ai Cập Ông là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vậtlên cao Ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước Về toán, Acsimet đã giải những bài toán

về tính độ dài đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt đã tính ra số pi bằng cách đo hình nhiều gócnội tiếp và ngoại tiếp Về thiên văn, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vìsao

Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu Tương truyền rằng ông đã tìm ta địnhluật về sức đẩy của nước khi đang tắm Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng vềphòng làm việc, quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca ! Ơrêca" (Tìm thấy rồi! Tìm thấyrồi) Trong cuộc chiến tranh của Hi Lạp chống quân xâm lược Rôma, ông đã sáng chế ra nhiều

vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quanghọc để đốt thuyền giặc Thành Xicacudơ đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ Khi bọnxâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trênđất Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thùđâm vào ngực Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường

Trang 2

sĩ (1945 - 1970), Phó chủ tịch và Chủ tịch Thượng nghị viện (trong nhiều năm)

Tháng 12-1969, Liên minh đoàn kết nhân dân bao gồm các Đảng XH, Cộng sản, Cấp tiến,

XH - dân chủ và một số tổ chức quần chúng nhân dân khác đã được thành lập Trong cuộc tổngtuyển cử bầu Tổng thống năm 1970, Liên minh đã đưa bác sĩ S.Agienđê, thủ lĩnh Đảng XH ratranh cử và giành được thắng lợi Chính phủ Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thốngAgienđê cầm đầu được thành lập

Chính phủ Agienđê đã tiến hành nhiều cải cách KT - XH như quốc hữu hóa các mỏ đồnglớn, cải cách ruộng đất, cải thiện đời sống cho nhân dân lao động và thiết lập quan hệ ngoạigiao với các nước XH chủ nghĩa, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc

Các thế lực phản động Chilê được sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ đã tiến hành chống đối lạicách mạng Chilê trên khắp các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, gây nhiều khó khăn chochính phủ Agienđê Tháng 9-1973, bọn chúng đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự lật đổchính phủ Agienđê Tổng thống Agienđê đã chiến đấu chống quân thù và bị hi sinh

Trong Chiến tranh thế giới II, ông là Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh (Anh - Mỹ) đổ bộlên Bắc Phi, lên đảo Xixilia (Italia) (1943) Năm 1944, Aixenhao chỉ huy quân Đồng minh mởmặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào nước Pháp, rồi đánh sang Đức Năm 1945, Aixenhao làTổng chỉ huy quân đội Mỹ chiếm đóng Tây Đức Từ 1945 - 1948, ông giữ chức Tham mưutrưởng và từ 1948, làm Giám đốc trường đại học Côlômbi, đồng thời là cố vấn quân sự của Tổngthống Mỹ Từ 12-1950 đến 6-1952, Aixenhao được cử làm Tổng tư lệnh tối cao của Tổ chứchiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Năm 1952, Aixenhao được Đảng Cộng hòa đưa ra ứng cử tổng thống và đã giành đượcthắng lợi trong cuộc bầu cử (nhiệm kỳ tổng thống 1953 - 1956) Khi lên làm tổng thống do quânđội Mỹ bị thiệt hại năng nề trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953) Aixenhao đã phảichấp nhận ký hiệp định đình chiến với Triều Tiên và Trung Quốc (27-7-1953) Tháng 11-1956Aixenhao trúng cử Tổng thống lần thứ hai (nhiệm kỳ 1957 - 1960) Đầu năm 1957, ông đề ra

"chủ nghĩa Aixenhao" nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Cuộc đấutranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ - Diệm đặc biệt là cuộc đồng khởi 1959 -

1960, đã làm cho "chủ nghĩa Aixenhao" bị phá sản

ALÊCHXAN ĐẠI ĐẾ (356 - 323 TCN)

Alêchxan Đại đế (hay Alêchxanđrốt Makêđônia - Alexandros Makedonia) - vua của nướcMakêđônia (336 - 323 TCN) một nhà quân sự nổi danh của thế giới cổ đại

Trang 3

Alêchxan là con của vua Makêđônia Philip II và hoàng hậu Ôlimpiát Alêchxan được hưởngthụ một nền giáo dục toàn diện, không chỉ giỏi về võ nghệ mà còn rất yêu thích văn học Ôngđược nhà triết học nổi tiếng nhất thời cổ đại là Arixtốt bồi dưỡng cho những tinh hoa của nềnvăn hóa Hi Lạp cổ đại

Năm 336 TCN, Philip II bị ám sát chết, Alêchxan lên kế nghiệp vua cha, năm 20 tuổi Ông làmột người chỉ huy quân sự tài giỏi, một nhà chính trị và tổ chức giàu năng lực Sau khi đàn ápcác cuộc khởi nghĩa của các thành bang Hi Lạp, ông đã đem quân đội liên minh Hi Lạp -Makêđônia chinh phục đế quốc Ba Tư Quân đội của ông thực hiện chiến thuật "Phương trận"(Phalange) hay hình khối vuông Bộ binh xếp thành từng khối dày đặc, hàng trước mang giáongắn, hàng sau giáo dài (có ngọn giáo dài tới 5 mét), tua tủa như những con nhím Binh sĩ còn

có mộc che bảo vệ Kị binh tinh nhuệ được bố trí hai bên sườn của bộ binh Khi tác chiến, bộbinh có nhiệm vụ công kích chính diện, còn kị binh nhanh nhẹn thì vòng sang hai bên đối thủ vàbao vây đằng sau lưng nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân địch Nhờ có một đội quân tinh nhuệ vàmột chiến thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ, trong vòng 4 năm (334 đến 331 TCN), ông đã tiêudiệt toàn bộ đế quốc Ba Tư, xâm chiếm một lãnh thổ rộng lớn từ Ai Cập đến Ba Tư Ông cònkéo quân vào miền tây bắc ấn Độ, nhưng không giành được thắng lợi phải quay trở về, đóngkinh đô tại Babilon

Alêchxan tích cực truyền bá nền văn hóa Hi Lạp cổ đại sang phương Đông và xây dựngnhiều thành thị kiểu Hi Lạp tại đây ( các thành thị này đều mang tên Alêchxanđria) Hai nền vănhóa Đông - Tây đã hòa hợp với nhau, tạo thành một nền văn hóa rực rỡ mới gọi là nền văn hóa

Hi Lạp hóa

Trong khu đang chuẩn bị cuộc viễn chinh mới, thì Alêchxan bị mắc bệnh sốt ác tính, và mất

ở Babilon lúc mới 33 tuổi (323 TCN) Sau khi ông mất, không có con thừa kế, đế quốc đã bị cáctướng tranh giành và cuối cùng chia xẻ thành ba vương quốc: Hi Lạp - Makêđônia, Ai Cập và

Ba Tư

ARABI (1839 - 1911)

Amét Arabi (Ahmed Arabi hay Arabi Pacha) - sĩ quan quân đội Ai Cập, người lãnh đạophong trào giành độc lập dân tộc của nhân dân Ai Cập chống đế quốc Anh cuối thế kỷ XIX Arabi xuất thân nông dân, theo nghề binh từ khi còn trẻ và đã lên đến chức đại tá Khi ĐảngDân tộc, đảng của các sĩ quan và trí thức yêu nước tiến bộ Ai Cập, có xu hướng đòi độc lập dântộc thoát khỏi sự nô dịch của thực dân Anh được thành lập, Arabi được bầu làm thủ lĩnh củaĐảng

Tháng 9 - 1881, Arabi lãnh đạo binh sĩ bao vây hoàng cung, yêu cầu quốc vương triệu tậpquốc hội mới và thay đổi chính phủ Tháng 12 - 1881, trong cuộc bầu cử quốc hội mới, ĐảngDân tộc chiếm đa số ghế và một chính phủ mới của Đảng Dân tộc được thành lập Arabi giữchức vụ Bộ trưởng Bộ Chiến tranh

Việc Đảng Dân tộc lên cầm quyền đã uy hiếp sự thống trị của Anh ở Ai Cập Sau nhiều lầnmua chuộc dụ dỗ Arabi không thành công, thực dân Anh quyết định dùng vũ lực Arabi trởthành lãnh tụ cuộc kháng chiến của nhân dân Ai Cập chống thực dân Anh Quốc vương và bè lũphản động Ai Cập chạy sang phía Anh Quân xâm lược Anh đã vi phạm công ước quốc tế, đưaquân tiến vào kênh Xuyên - vùng trung lập hóa, điều mà Arabi không ngờ tới, rồi từ vùng kênhđào tiến vào phía đông Cairô Cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức, Arabi đã bị thất bại Tháng9-1982, thực dân Anh bắt được Arabi, và đày ông ra đảo Xâylan (bây giờ là Xri - Lanca khi đóđang là thuộc địa của Anh)

ARAPHAT (1929 - )

Yatxe Araphat (Yasser Araphat) - Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Tổ chức giải phóngPalextin (PLO), Tổng thống nước Cộng hòa Palextin, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang cáchmạng Palextin

Trang 4

Araphat sinh ngày 27-8-1929 ở Giêrusalem, theo đạo Hồi Năm 1948, khi quân đội Ixraenxâm chiếm xứ Palextin, ông đã tham gia cuộc chiến tranh chống Ixraen Sau đó, ông sang Cairô(thủ đô Ai Cập) học đại học và được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp học sinh Palextin ở AiCập Năm 1956, khi đang là lính công binh của Liên bang Arập, ông đã tham gia cuộc chiếntranh chống đế quốc Anh, Pháp, Ixraen của nhân dân Ai Cập ở cảng Sait Năm 1958, ông đếnCôoét làm công trình sư các công trình công cộng ở đó

Sau khi quân đội Ixraen chiếm đóng Palextin, phong trào đấu tranh của nhân dân Arập Palextin lúc đầu có tính chất tự phát, lẻ tẻ, nhưng từ năm 1964 đã được tập hợp thành một mặttrận dân tộc thống nhất - Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) Năm 1969, ông được bầu làm Chủtịch Ban chấp hành trung ương Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) kiêm Tổng tư lệnh lực lượng

-vũ trang cách mạng Palextin Năm 1974, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Tổ chức giải phóng Palextin(PLO), tham gia cuộc thảo luận về vấn đề Palextin ở Hội nghị lần thứ 20, khóa 9 của Đại hộiđồng Liên Hiệp Quốc Tháng 12-1987, Nhà nước Cộng hòa Palextin được thành lập, YatxeAraphat được bầu làm Tổng thống

Tháng 9-1993, Araphat thay mặt Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) đã ký kết hiệp định vớiIxraen, hai bên công nhận dải Gada (Gaza) và thành phố Giêricô (Jericho) do PLO quản lý đượchưởng quyền tự trị Sự hòa giải giữa PLO và Ixraen là bước đầu đem lại ổn định cho khu vựcTrung Đông

ARIXTÔT (384 - 322 TCN)

Arixtôt (Aristote) - nhà triết học và bác học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại

Arixtôt sinh ở Xtagia, một thành phố của nước Makêđônia, trên biển Êgiê, con của một vịlương y tại triều vua Philip II xứ Makêđônia Arixtôt đã sang Aten học Platôn và ở lại bên đó lâungày Nhờ đó, ông đã trở thành nhà bác học am hiểu, tinh thông nhiều ngành khoa học Ông đãđược vua Philip II nuôi làm thầy dạy Alếchxan đại đế

Arixtôt đã để lại nhiều tác phẩm về nhiều môn khoa học khác nhau: chính trị học, lôgíchhọc, siêu hình học, tu từ học, thi học, sinh vật học, vật lý học, thiên văn học Tác phẩm quantrọng nhất về mặt triết học của ông là cuối "Lô gích học", trong đó ông cho rằng con người làmột "sinh vật chính trị" chỉ có thể sống một cách đạo đức trong khuôn khổ một đô thị, mà chế độchính trị của nó là chế độ cộng hòa ôn hòa

Học thuyết của Arixtôt đã chi phối khoa học Âu châu trong suốt hơn 1000 năm dưới thờitrung đại Giáo hội Thiên chúa giáo đã biến học thuyết Arixtôt thành một thứ giáo điều, bắt mọingười phải tuyệt đối tuân thủ Nhưng thực ra, đúng như V.Lênin nhận xét: "Chế độ tăng lữ đãbóp chết cái chất sống trong học thuyết Arixtôt mà chỉ còn giữ lại cái chất chết của nó mà thôi"

Dưới thời Asôca, đạo Phật phát triển mạnh và được coi là quốc giáo Nhà vua đã gia nhậphội Phật giáo Dưới sự bảo trợ của Asôca, lần đầu tiên trong lịch sử ấn Độ và lịch sử Phật giáo,một đại hội Phật giáo có tính chất quốc gia đã được triệu tập tại kinh đô Pataliputơra Nhờ đạihội này, giáo hội Phật giáo đã được củng cố và hoàn thiện với hệ thống tổ chức, giáo lý, lễ nghi

và cùng với nó là việc xuất hiện nhiều chùa chiền, nhiều ngôi mộ hình tháp (stupa) Asôca cònkhuyến khích việc truyền bá đạo Phật ra nước ngoài Một phái đoàn trong đó có em trai và em

Trang 5

gái của Asôca tham gia đã được phái sang truyền đạo ở Xrilanca (đảo Xâylan) và trồng cây bồ

đề làm lưu niệm ở bên đó

BẠCH CƯ DỊ (772 - 846)

Bạch Cư Dị - nhà thơ nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc) Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, xuấtthân trong một gia đình địa chủ quan lại, người tỉnh Thiểm Tây Thuở nhỏ, Bạch Cư Dị đi theocha làm quan ở tỉnh Giang Nam Ông có điều kiện đi thăm nhiều nơi danh lam thắng cảnh vàtiếp xúc với cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân Năm 28 tuổi, ông thi đỗ tiến sĩ và hai nămsau được bổ làm quan Con đường quan chức của ông có nhiều gập ghềnh, khi thăng khi giáng,lúc được vời vào triều, khi bị đẩy về các vùng xa xôi hẻo lánh Bạch Cư Dị là người thanh liêm,chính trực, có tư tưởng tiến bộ, nhưng sống vào lúc nhà Đường đang bị suy thoái, bộ máy quanliêu thối nát, cho nên tuy là quan lại nhưng ông đã viết những bài thơ vạch trần tội ác của giaicấp thống trị và nói lên nỗi thống khổ của nhân dân Về hình thức, thơ ca của ông bình dị, lưuloát được nhân dân ưa thích

Ông đã để lại cho đời sau gần 3000 bài thơ Ông còn là nhà lý luận văn học xuất sắc

BACUNIN (1814 - 1876)

Mikhain Alêchxanđrôvitsơ Bacunin

(Mikhail Aleksanđrovitch Bukunin)? - nhà hoạt động cách mạng Nga, lý thuyết gia về chủnghĩa vô chính phủ

Bacunia là sĩ quan pháp binh có nguồn gốc quý tộc; vì có tư tưởng cách mạng, ông đã từchức và buộc phải lánh ra nước ngoài Ông tới Pari, thủ đô nước Pháp (1842 - 1847) được gặp

và quen biết Các Mác, Pruđông Năm 1849, ông trở về Nga, bị bắt và đày đi Xibia (1859).Nhưng sau đó, ông trốn thoát (1861) và lánh nạn ở Anh, Thụy Sĩ và hầu khắp các nước châu Âu.Ông đã tham gia hoặc ủng hộ hầu như tất cả các cuộc cách mạng ở châu Âu (khởi nghĩa ở Pari

1848, Praha 1848, Ba Lan 1863, Lyông 1870 và Macxây 1870) Năm 1867, ông tham gia Quốc

tế I và đã thành lập một chi bộ của người Italia ở Napôli Năm 1868, ông thành lập "Đồng minhdân chủ XH", một tổ chức cách mạng có tính chất vô chính phủ, chủ trương xóa bỏ giai cấp, đưamọi của cải vào làm của chung, thủ tiêu Nhà nước và mọi quyền lực Trong Quốc tế I, Bacunin

âm mưu chia rẽ, đối lập với Các Mac, hòng chiếm quyền lãnh đạo Tại đại hội của Quốc tế I ở

La Hay (Hà Lan 1872), ông đã bị trục xuất ra khỏi tổ chức Quốc tế Tác phẩm thể hiện đầy đủ tưtưởng vô chính phủ của ông là cuốn Nhà nước và vô chính phủ (1873) Tư tưởng của ông đã cóảnh hưởng lớn đến phong trào vô chính phủ, nhất là ở Nga

Cuộc sống của Băc, cũng như Bitôven có nhiều nỗi bất hạnh Về cuối đời, Băc mắc bệnhhiểm nghèo và bị mù hai mắt Tuy vậy, ông vẫn vượt qua mọi đau khổ, tiếp tục sáng tác Ông cóbốn người con sau này đều trở thành nhạc sĩ nổi tiếng

BAIRƠN (1788 - 1824)

Trang 6

Bairơn (George Gordon, huân tước Byron) - nhà thơ lớn của nước Anh

Bairơn sinh tại Luân Đôn thủ đô nước Anh, trong một gia đình quý tộc Ông khỏe mạnh vàđẹp trai, nhưng chân đi hơi thọt Ông có thái độ khinh thường dư luận, thường hay châm biếm,mỉa mai XH thượng lưu với khuôn sáo đạo đức giả của nó Ông đã dùng văn thơ trào phúng làm

vũ khí chống bọn cầm quyền thống trị tàn bạo đàn áp nhân dân và vạch rõ những bất công trong

XH Những bài thơ của ông tố giác cái xấu của cuộc đời (bài thơ trường thiên Cuộc du hành củaTraidơ Harôn, xuất bản năm 1812); ca ngợi những người anh hùng khởi nghĩa (tập truyện thơManphơrết xuất bản năm 1817) Tập truyện thơ Đôn Giuan là một tác phẩm dí dỏm nói về bảnthân tác giả, xuất bản năm 1824 Những tác phẩm của ông nổi tiếng ở khắp châu Âu

Chán ghét thói đạo đức giả của XH Anh, ông đã sang cư trú ở Italia, Thụy Sĩ, rồi Thổ Nhĩ

Kỳ, Hi Lạp Ông đã tham gia vào cuộc chiến đấu vì tự do của nhân dân Hi Lạp, chống quân xâmkược Thổ Nhĩ Kỳ và hi sinh lúc mới 36 tuổi

Bairơn thuộc thế hệ các nhà thơ lãng mạn Anh đã đứng lên chống lại XH quý tộc thượng lưu

và những bất công XH Những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng đến trào lưu văn học lãngmạn ở châu Âu

BANDĂC (1799 - 1850)

Ônôrê đơ Bandăc (Honoré de Balzac) - nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp

Bandăc vốn không phải dòng dõi quý tộc, mà xuất thân trong một gia đình bình dân (cha lànông dân, mẹ là con nhà buôn), nhưng vì có cảm hình với tầng lớp quý tộc, nên tự nhận mình làquý tộc (chữ "đờ" để chỉ dòng dõi quý tộc)

Bandăc sinh ra và lớn lên tại thành phố Tua, miền Tây nước Pháp Sau khi tốt nghiệp đại họcluật khoa (1820), ông làm thông sự ở tòa án Sau thấy mình có thiên hướng viết văn, ông chuyểnsang viết văn Vì muốn giàu nhanh chóng, ông viết vội vàng để in cho được nhiều cuốn truyện.Nhưng thấy tiền kiếm chẳng được bao nhiêu, ông lại xoay sang nghề xuất bản Kết quả ông bịphá sản và mắc nợ rất nhiều Ông trở lại nghề viết văn Ông làm việc hết sức cần cù, trung bìnhmỗi ngày từ 14 đến 16 tiếng đồng hồ Ông viết đi viết lại, sửa chữa nhiều lần những trang bảnthảo của mình Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, quan sát cuộc sống và đọc sách thamkhảo Trong hơn 20 năm cặm cụi (kể từ tác phẩm đầu ta ra đời năm 1829), ông đã viết tới 96cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn, tập hợp thành một bộ mang tên là Tấn trò đời

Tấn trò đời của Bandăc là một bức tranh miêu tả trung thực sinh động XH Pháp ở nửa đầuthế kỷ XIX Bandăc đã lột trần những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản Đối lập với giai cấp

tư sản giàu có, trong các tác phẩm của Bandăc cũng hiện lên hình ảnh đáng thương của nhữngngười bình dân chỉ mong muốn một cuộc sống yên ổn mà không được Những tác phẩm nổitiếng của ông là: Tấm da sầu não, Ơgiêni Grăngđê, Lão Gôriô, Vỡ Mộng, Trời không có mắt(hay Cậu em họ Pông) v.v

BECDƠ (1885 - 1935)

Anban Becdơ (Alban Berg) - nhà soạn nhạc nổi tiếng người áo

Becdơ sinh ở Viên (thủ đô áo) trong một gia đình trí thức giàu có Từ thời học sinh, Becdơ

đã sáng tác một số ca khúc Bố mất sớm (1900) cho nên sau khi tốt nghiệp trung học, ông phải

đi làm viên chức Nhà nước Nhưng sau được hưởng một số gia sản thừa kế, ông thôi nghề côngchức và chuyên vào âm nhạc Năm 1915, ông bị gọi nhập ngũ, làm việc ở Bộ Quốc phòng Sauchiến tranh, ông thành lập trường dạy nhạc có nhiều học sinh theo học Ông được nhà xuất bảnPhổ biến ở Viên ký hợp đồng in tất cả các tác phẩm nhạc mà ông sáng tác Năm 1930, ông đượcphong Viện sĩ Hàn lâm Viện Nghệ thuật ở Beclin Khi phát xít Hitle cầm quyền ở Đức, ôngphản đối chính sách văn hóa của Đức Quốc xã, trở về áo Tháng 12 - 1935, ông đã mất trongmột ca phẫu thuật

Becdơ là một trong những người mở đường cho lối ký âm theo thập nhị bán âm giai và là tácgiả của nhiều bản nhạc, vũ kịch, hòa khúc dành cho pianô , nổi tiếng là vở vũ kịch Vôdếch(1925) (Dựa theo vở kịch của nhà thơ Đức Buycne), vở vũ kịch Lulu (1928 - 1935)

Trang 7

BITÔVEN (1770 - 1827)

Lutvich phan Bitôven (Ludwig van Beetthoven) - nhạc sĩ, nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Bitôven sinh ra ở Bon (Đức), trong một gia đình có truyền thống lâu đời về âm nhạc Chaông là Iôhan Bitôven cũng là một nhạc công có tài, đã dẫn dắt ông những bước đầu tiên trênđường âm nhạc Năm 8 tuổi, Bitôven đã tham gia trình diễn trong dàn nhạc cung đình cùng vớingười cha thân yêu của mình Năm 12 tuổi, Bitôven bắt đầu sáng tác âm nhạc Năm 16 tuổi,Bitôven đã nổi tiếng, những tác phẩm của ông sánh được với những sáng tác của các nghệ sĩĐức danh tiếng thời đó Năm 18 tuổi, Bitôven gặp Môda ở Viên, ông rất cảm phục nhạc sĩ thiêntài người áo này Lúc đầu ông chịu ảnh hưởng của Môda, sáng tác theo phong tác cổ điển, nhưngdần dần với ý thức tự do trong sáng tác, ông đã đi đến chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc Khicách mạng Pháp 1789 nổ ra, Bitôven hoan nghênh cuộc cách mạng đó và đã sáng tác một bảnhợp xướng nhan đề là Người tự do để ca ngợi Năm 1792, Bitôven sống ở Viên, cái nôi của nền

âm nhạc thế giới ở đó, ông vừa bồi dưỡng thêm tài năng vừa dạy nhạc cho con em quý tộc vànhững người giàu có để kiếm sống Ông cũng nhiều lần đi công diễn ở các thành phố lớn củachâu Âu (Paraha, Drexđen, Beclin )

Trong đời tư, Bitôven gặp nhiều khó khăn về tinh thần và vật chất Ông yêu Giulieta và đãviết Xônát ánh trăng để tặng nàng Nhưng khi bản nhạc hoàn thành, thì cũng là lúc nàng đã phụtình ông Ông suốt đời sống trong cô đơn Năm 1800, Bitôven bị điếc Tuy nhiên, ông vẫn sángtác đều đặn và có nhiều tác phẩm kiệt xuất Chỉ có điều là, ông không thể nghe biểu diễn đượcnhững tác phẩm mà mình đã sáng tác

BIXMAC (1815 - 1898)

Ottô phôn Bixmac (Otto von Bismarck, bá tước) - Thủ tướng của nước Phổ (1862 - 1870) vàcủa nước Đức thống nhất (1871 - 1890), người đóng vai trò chủ chốt trong việc thống nhất nướcĐức ở nửa sau thế kỷ XIX

Bixmac sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Ông là người có đầu óc thực tiễn, lắm mưumẹo và có tính cực đoan, đại diện cho giai cấp quý tộc địa chủ Phổ

Giữa thế kỷ XIX, nước Đức đang ở trong tình trạng bị chia cắt, bao gồm 38 bang, họp thànhmột quốc gia liên hiệp gọi là Liên hiệp Đức, áo và Phổ là hai nước lớn mạnh nhất của Liên hiệp

và đang giành giật với nhau về vị trí đứng đầu nước Đức

Năm 1862, Bixmac đang làm đại sứ Phổ tại Pháp thì được vua Phổ mời về làm Thủ tướngkiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bixmac chủ trương thực hiện việc thống nhất nước Đức "từ trênxuống" bằng chính sách "sắt và máu"

Năm 1866, Bixmac gây chiến và đánh bại áo Phổ trở thành người đứng đầu Liên hiệp Đức.Nhưng Phổ cũng mới chỉ tập hợp được các bang ở miền Bắc Đức, còn các bang ở miền Namkhông tham gia vì bị Napôlêông III ngăn cản Năm 1870, Bixmac gây chiến tranh với Pháp vàđánh bại Pháp Tháng 1 - 1871, đế quốc Đức thống nhất được thành lập, vua Phổ Vinhem I đượcsuy tôn là Đức hoàng

Sau khi lên ngôi hoàng đế Đức, Vinhem I đã cử Bixmac làm Thủ tướng Bixmac giữ chức vụnày trong suốt 20 năm Bixmac thực hiện chính sách phản động để củng cố và phát triển thế lựccủa đế quốc Đức, đặc biệt là đấu tranh khốc liệt chống phong trào công nhân XH chủ nghĩa bằng

"đạo luật đặc biệt" Tuy vậy, phong trào công nhân XHCN Đức vẫn tiếp tục lớn mạnh, vì thếnăm 1890, hoàng đế Đức Vinhem II đã buộc Bixmac phải từ chức

Trang 8

(Pháp) đạt thành tích xuất sắc, nhất là về lĩnh vực toán học và điều khiển pháo Năm 24 tuổi, ôngđược phong vượt cấp từ đại úy lên thiếu tướng, nhờ đã sử dụng pháo binh, đánh bại quân Anh,giải phóng Tulông (Nam Pháp)

Nhờ có tài tổ chức và lãnh đạo quân sự, Bônapac đã nhiều lần đánh bại liên quân phong kiến

áo - Phổ - Nga được Anh hỗ trợ (trận chiến thắng oanh liệt nhất là trận Aoxteclit ngày 2-12-1805đánh bại liên quân áo - Nga)

Lên ngôi hoàng đế năm 1804, Napôlêông I củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp vàcác vùng chiếm đóng (ban hành bộ dân luật, khuyến khích phát triển KT tư bản chủ nghĩa ),mặt khác, tiếp tục cuộc chiến tranh với Anh và các quốc gia phong kiến châu Âu Napôlêông I

đã ban bố sắc lệnh về "phong tỏa lục địa" nhằm bao vây KTAnh Cuộc kháng chiến của nhândân Tây Ban Nha (1808 - 1814) và nhất là cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại của nhân dân Nga(1812) đã làm phá sản mưu đồ thống trị toàn châu Âu của Napôlêông I

Napôlêông bị bắt và đày ở đảo Enba (một đảo nhỏ nằm bên đảo Coocxơ và Italia) (4-1814).Năm sau, ông trốn về Pháp, khôi phục lại chính quyền, nhưng chỉ được có 100 ngày (từ 20-3đến 22-6-1815) Trong trận đánh cuối cùng ở Oateclô (gần Brucxen, Bỉ), Napôlêông bị thua và

bị đày ra đảo Xanh Êlen, ngoài khơi Đại Tây Dương và chết ở đó năm 1821

BÔNAPAC (LUI NAPÔLÊÔNG) (1808 - 1873)

Lui Napôlêông Bônapac (Lui Napoléon Bonaparte) - chính khách Pháp, Tổng thống nướcCộng hòa Pháp từ 1848 - 1852, hoàng đế Pháp, hiệu là Napôlêông III từ 1852 - 1870

Lui Napôlêông Bônapac là cháu gọi Napôlêông I (Napôlêông Bônapac) bằng bác ruột;nhưng so với Napôlêông I thì ông là người tầm thường, ti tiện, xảo quyệt; vì thế người ta gọi ông

là "đứa cháu nhỏ của một ông bác vĩ đại" hay "Napôlêông bé", "Napôlêông tiểu đế"

Sau cuộc cách mạng 1848 nước Pháp thành lập chế độ cộng hòa và bầu cử tổng thống Ôngtranh cử chức tổng thống và giành được thắng lợi, nhờ vào uy tín của Napôlêông I và được nôngdân, công nhân ủng hộ vì họ căm thù viên tướng Cavainhăc, tên đao phủ đàn áp cuộc biểu tìnhcủa quần chúng nhân dân, đối thủ chính tranh cử chức tổng thống với ông

Khi hết nhiệm kỳ tổng thống 4 năm, ông tiến hành một cuộc đảo chính (2-12-1851), để kéodài nhiệm kỳ tổng thống 10 năm Nhưng một năm sau, ông xóa bỏ chế độ Cộng hòa, lên ngôihoàng đế, hiệu là Napôlêông III

Napôlêông III đã dựa vào giáo hội Thiên chúa giáo và những tay chân thân tín để thực hiệnchế độ độc tài Nhưng phong trào đấu tranh của phe Cộng hòa tư sản và của giai cấp công nhânngày càng lên mạnh, đã làm lung lay Đế chế II của Napôlêông III Cuộc chiến? tranh Pháp - Phổnăm 1870 - 1871 đã bộc lộ sự thối nát và yếu hèn của Đế chế II Cuộc chiến tranh kéo dài chưađược một tháng (4-8 đến 2-9-1870), hoàng đế Napôlêông III cùng đạo quân chủ lực của mình ởXơđăng đã phải đầu hàng quân đội Phổ và bị đưa sang giam giữ ở Đức ít lâu sau, ông đượcchính quyền Đức cho phép rời Đức sang Anh xum họp với vợ và mất ở bên đó

Năm 1936, Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở Pháp, bao gồm các Đảng cấptiến, XH Cộng sản Trong cuộc bầu cử vào quốc hội, Mặt trận nhân dân chiếm được đa số vàđược giao cho thành lập chính phủ Chính phủ của Mặt trận nhân dân do Lêông Bơlum đứngđầu, lúc đầu đã thực hiện một số yêu sách về KT- XH của cương lĩnh mặt trận Nhưng LêôngBơlum, đại diện cho cánh hữu của Đảng XH, không dám đề ra những biện pháp động chạm đếnquyền lợi cơ bản của bọn tư bản lũng đoạn, đã dần dần thiên về hữu Chính phủ Bơlum đã thi

Trang 9

hành chính sách phong tỏa đối với nước Cộng hòa Tây Ban Nha, thực tế là giúp cho bọn phát xítTây Ban Nha đánh bại những chiến sĩ cách mạng Tây Ban Nha và dung túng cho sự can thiệp vũtrang của bọn phát xít Đức, Italia vào Tây Ban Nha Tháng 7-1937, Lêông Bơlum xin từ chứcthủ trướng chính phủ, đồng thời chính quyền Mặt trận nhân dân cũng bị thủ tiêu

Khi bọn phát xít Đức chiếm đóng Pháp (1940), Lêông Bơlum bị bắt giam tại Đức Sau khiChiến tranh thế giới II kết thúc, Lêông Bơlum đã đứng đầu chính phủ một thời gian (12-1946đến 1-1947), đúng vào lúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương nổ ra

Xô viết tối cao Liên Xô, kiêm Chủ tịch Hội đồng quốc phòng Liên Xô Ông được tặng nhiềudanh hiệu: Anh hùng lao động XH chủ nghĩa (1961), Anh hùng Liên Xô (1966, 1976, 1978,1981) và nhiều huân chương cao quý Ông mất ngày 10-11-1982 tại Matxcơva

Brêgiơnhép đã lãnh đạo Liên Xô trong hoàncảnh hết sức khó khăn sửa chữa những sai lầmtrong chính sách của Khơrutsôp, ổn định tình hình XH, chính trị và phát triển nền KTđang bướcvào thời kỳ "trì trệ" Tuy nhiên, Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Brêgiơnhép vẫn giữ được vai trò

"siêu cường" thế giới, bảo vệ phe XH chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt

đã giúp đỡ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam

tu viện có cuốn sách về thiên văn học của Côpecnich Ông rất khâm phục nhà bác học thiên tài

Ba Lan đó và ông đã phát triển thêm tư tưởng của Côpecnich Brunô đã chỉ ra rằng không chỉTrái đất, mà Mặt trời cũng chuyển động xung quanh trục của nó; quay xung quanh Mặt trờikhông phải chỉ có bảy hành tinh như thời đó người ta đã biết mà còn có nhiều hành tinh khác.Bằng trí tuệ thông minh tuyệt vời, Brunô đã đề xuất quan niệm về sự vô cùng tận của vũ trụ(trong vũ trụ không phải chỉ có một hệ Mặt trời của ta mà còn có vô vàn hệ Mặt trời khác) vàquan niệm về sự biến đổi không ngừng của vũ trụ (các hành tinh vẫn tiếp tục ra đời và kết thúc) Những quan điểm của Brunô đã làm sụp đổ hoàn toàn nền tảng những giáo lí của đạo Kitô.Giáo hội Thiên chúa giáo Rôma đe dọa trừng phạt ông, buộc ông phải bỏ quê hương Italia(1576), đi phiêu bạt sang nhiều nước châu Âu Những tác phẩm của ông càng được lưu hànhrộng rãi Một tên quý tộc ở Vênêdia câu kết với giáo hội âm mưu đưa ông trở về Italia để Tòa ángiáo hội bắt ông Hắn biên thư mời ông về Vênêdia để dạy học cho hắn và sau đó báo cho tòa ángiáo hội đến bắt ông Năm 1592, nhà bác học bị bỏ ngục và bị giam cầm trong suốt tám năm

Trang 10

Giáo hội dùng cực hình để buộc ông từ bỏ quan điểm của mình, nhưng ông kiên quyết giữ vữngchân lí Năm 1600, Brunô đã bị Tòa án giáo hội kết án tử hình và bị thiêu sống trên dàn lửa

BUSƠ (1924 - )

Gioocgiơ Busơ (Gieorge Bush) - Tổng thống Hoa Kỳ, thuộc Đảng Cộng hòa (1989 - 1992) Gioocgiơ Busơ sinh năm 1924 tại bang Matxasuxet (Massachusets) Năm 1942, sau khi tốtnghiệp trung học, ông gia nhập quân đội, làm phi công trong binh chủng hải quân Trong cuộcChiến tranh thế giới II, ông tham gia cuộc chiến ở Thái Bình Dương, được hưởng Huân chươngchữ thập

Chiến tranh kết thúc, Gioocgiơ Busơ vào học đại học khoa kinh tế Năm 1948, sau khi tốtnghiệp đại học ông kinh doanh dầu lửa ở bang Têchdat, mười năm sau trở thành triệu phú dầulửa

Gioocgiơ Busơ, đã tham gia tích cực vào hoạt động chính trị: 1966 - 1970 là đại biểu Quốchội (Hạ nghị viện), 1971 - 1973, là đại sứ ở Liên Hiệp Quốc, sau làm Chủ tịch Ban chấp hànhĐảng Cộng hòa, đại diện Hoa Kỳ ở Trung quốc, Cục trưởng Cục tình báo

Từ 1980 - 1988, ông làm Phó tổng thống hai nhiệm kỳ Tháng 11-1988 ông trúng cử Tổngthống nhiệm kỳ 1989 - 1992 Vì không ngăn chặn được cuộc suy thoái kinh tế, nạn thất nghiệpgia tăng, sự mất an ninh XH như cuộc bạo động của những người da đen tại thành phố LôtAngiơlet, thuộc bang Caliphonia, ông đã bị thất bại trong cuộc bầu cử chức vụ tổng thống vàotháng 11-1992

Tháng 7-1839, thực dân Pháp bội ước, chúng đã tập trung binh lực tấn công Apđen Cađe.Sau khi tổng hành dinh của ông bị thất thủ và bạn đồng minh Marôc của ông bị bại trận ở Isly(giáp giới với Angiêri), năm 1847, ông phải đầu hàng thực dân Pháp Ông bị đưa về Pháp giamcầm cho đến năm 1952, thì bị đưa sang quản chế ở Damat (Xyri) và mất ở đây năm 1883 Apđen Cađe là người anh hùng dân tộc Angiêri, được nhân dân kích phục Năm 1966, saukhi Angiêri giành được độc lập, chính phủ Angiêri đã đưa thi hài của ông về nước

CANVANH (1509 - 1564)

Giăng Canvanh (Jean Calvin) - nhà cải cách tôn giáo Pháp, người sáng lập giáo hội Tin lành

ở Giơnevơ và đã gây ra một phong trào cải cách tôn giáo rộng lớn ở châu Âu

Canvanh sinh ngày 10-9-1509 tại thị trấn Noayông, miền Bắc nước Pháp Cha ông làm thư

ký cho vị giám mục của xứ này, và muốn con mình trở thành luật sư, nên đã gửi ông học luật ởtrường đại học Pari Tại thủ đô nước Pháp, ông đã tiếp thu tư tưởng của các nhà nhân văn chủnghĩa và tư tưởng cải cách tôn giáo của Luthơ Khi chính quyền quân chủ chuyên chế Pháp tiếnhành khủng bố những người theo cải cách tôn giáo, ông đã bỏ sang Đức, rồi sau định cư ởGiơnevơ

Trang 11

Năm 1536, ông đã cho ra mắt công chúng tác phẩm Thiết chế của đạo Kitô, trình bày mộtcách hệ thống tư tưởng cải cách tôn giáo Giáo lý căn bản của ông là thuyết định mệnh Ông chorằng số phận của mỗi người, giàu hay nghèo, là do Chúa trời định Nhưng người ta không biếtđược số mệnh của mình, mà cứ phải lao động, kinh doanh kiếm tiền hết sức mình, còn kết quảthành bại là do Thượng đế quyết định Thuyết định mệnh của Canvanh phản ảnh đúng thực trạng

tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, nhưng nó cũng thúc đẩy sự phát triển KTtư bản chủnghĩa

Năm 1541, Canvanh đã xây dựng ở Giơnevơ một tổ chức Công xã của những người đượclựa chọn hay quốc gia của Canvanh giáo Nhà thờ của giáo hội Canvanh được trang trí đơn giản,mục sư là người giảng giải giáo lý (chủ yếu là kinh Phúc âm) và lo về phần hồn của tín đồ Vaitrò quản lý của công xã là thuộc về Hội đồng trưởng lão do tín đồ bầu ra

Tôn giáo cải cách của Canvanh đáp ứng được yêu cầu về tư tưởng và tổ chức của giai cấp tưsản, cho nên đã truyền bá rộng rãi ở Pháp, Anh và nhất là ở Nêđeclan

CAVUA (1810 - 1861)

Camilô Benxô đơ Cavua (Camillo Benso de Cavour bá tước)- Thủ tướng của vương quốcPiêmôntê, người đóng vai trò chủ chốt trong việc thống nhất Italia

Cavua xuất thân từ một gia đình quý tộc đại địa chủ, nhưng lại mang tư tưởng tự do tư sản,

có đầu óc canh tân Năm 1852, ông được vua Piêmôntê vời ra làm thủ tướng

Vương quốc Piêmôtê là một trong bảy quốc gia phong kiến trên bán đảo Italia và là quốc giaduy nhất thoát khỏi ách thống trị của đế quốc áo Cavua đã đẩy mạnh canh tân xứ Piêmôtê nhỏ

bé và xúc tiến việc thống nhất quốc gia Italia "từ trên xuống" Ngoài việc phát triển thực lực củamình, Cavua còn trông mong vào sự ủng hộ của Pháp Năm 1859, Piêmôntê đã cùng Pháp tiếnhành cuộc chiến tranh chống áo trên đất Italia Cuộc chiến tranh này đã mang lại cho Piêmôntê

xứ Lômbacđia

Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân và của phái dân chủ đã thúc đẩy nhanh sựthống nhất nước Italia Đạo quân "áo đỏ" hay đạo quân "một nghìn" do người anh hùng dân tộcGaribandi chỉ huy, đã giải phóng miền Nam Italia Vùng này sau được sát nhập vào Piêmôntê.Tháng 3-1861, Quốc hội Italia đầu tiên họp ở Tôrinô (thủ đô của Piêmôntê), tuyên bố thành lậpvương quốc Italia thống nhất Vua Piêmôntê Vichto- Emmanuen II được tôn làm vua Italia vàCavua làm thủ tướng Nhưng ba tháng sau Cavua mất Công cuộc thống nhất Italia tuy chưahoàn thành, nhưng Cavua đã là người đóng góp phần cơ bản cho sự thống nhất của nước Italia

CAXTƠRÔ (PHIĐEN) (1927 - )

Phiđen Caxtơrô (Fidel Castrô) - nhà hoạt động cách mạng của Cuba, Bí thư thứ nhất ĐảngCộng sản, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng tư lệnh lựclượng vũ trang Cuba

Phiđen Caxtơrô sinh ngày 13-8-1927, tại tỉnh Ôrientê trong một gia đình chủ đồn điền Năm

1945, ông học luật ở trường đại học La Habana và năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học

Năm 1952, Phiđen Caxtơrô đã cùng một số thanh niên Cuba yêu nước và cách mạng tập hợpnhau lại trong một tổ chức gọi là Phong trào cách mạng để chống lại chính quyền độc tài quân

sự của Batixta Ngày 26-7-1953, Phiđen Caxtơrô đã cùng các đồng chí trong Phong trào cáchmạng tổ chức cuộc tấn công vào trại lính Mônđaca ở Xanchiagô (trại lính lớn thứ hai của quânđội Batixta) Cuộc khởi nghĩa bị thất bại Phiđen Caxtơrô bị bắt và bị kết án 15 năm tù Năm

1955, để xoa dịu phong trào cách mạng đang lên cao, chính quyền Batixta đã trả lại tự do choông và nhiều chiến sĩ cách mạng Ông cùng một số đồng chí sang Mêhicô để chuẩn bị lực lượng

ở trong nước, tổ chức Phong trào cách mạng đổi tên là Phong trào 26 tháng Bảy cũng tổ chức lạiđội ngũ, tập hợp lực lượng tiến hành hoạt động cách mạng ở trong nước

Năm 1956, Phiđen Caxtơrô cùng 82 chiến sĩ cách mạng Cuba từ Mêhicô vượt biển trên tàuGranma trở về tổ quốc, xây dựng căn cứ du kích ở vùng Xiera Maextơra Trải qua ba năm chiếnđấu gian khổ, ngày 1-1-1959, phối hợp chặt chẽ với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân

Trang 12

và cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân đã tiến vào thủ đô La Habana, lật đổchế độ độc tài Batixta

Sau khi cách mạng thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của chính phủ cách mạng do Phiđen Caxtơrôđứng đầu, nhân dân Cuba đã tiến hành những cải cách dân chủ nhằm hoàn thành những nhiệm

vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành xây dựng chủ nghĩa XH Đế quốc

Mỹ đã phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa XH của nhân dân Cuba trên mọi lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, quân sự Ngày 17-4-1961, quân lính đánh thuê của Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Hirôn.Quân dân Cuba dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Phiđen Caxtơrô đã tiêu diệt hoàn toàn bọnxâm lược

Phiđen Caxtơrô đã đề xướng việc thống nhất các chính đảng và cách mạng (Phong trào 26tháng Bảy, Đảng XH nhân dân và Phong trào 13 tháng Ba) thành Tổ chức cách mạng thống nhất(26-7-1961) và đến ngày 3-10-1965, đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba Phiđen Caxtơrô đượcbầu làm Bí thư thứ nhất của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Cuba

Phiđen Caxtơrô là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người kiên quyết đấutranh chống mọi thế lực phản động, đứng đầu là đế quốc Mỹ, lãnh đạo nhân dân Cuba đi theocon đường XH chủ nghĩa

CAYXỎM PHÔMVIHẢN (1920 - 1992)

Cayxỏn Phômvihản - nhà hoạt động cách mạng, Tổng bí thư, Chủ tịch Ban Chấp hành trungương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cayxỏn Phômvihản sinh ngày 13-12-1920 ở Xanvanakhét Ông học đại học luật khoa ở HàNội, đã từng tham gia phong trào học sinh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam.Năm 1946, ông làm việc tại Bang liên lạc Lào - Việt Nam ở Hà Nội và phụ trách kiều dân Lào ởViệt Nam chống Pháp Năm 1948, ông trở về nước, lãnh đạo phong trào kháng chiến chốngPháp ở vùng Đông Bắc Lào Ông đã thành lập đại đội Latxavông ở Sầm Nưa, và làm đại độitrưởng Tháng 1-1949, đơn vị Latxavông được vinh dự làm hạt nhân cho việc thành lập quân độiLào Itxala và ông được cử làm Tư lệnh Tháng 8-1950, chính phủ kháng chiến Lào Itxala doHoàng thân Xuphanuvông làm Thủ tướng được thành lập, Cayxỏn được cử làm Bộ trưởng Bộquốc phòng Năm 1955, Đảng Nhân dân Lào được thành lập, Cayxỏn được bầu làm Bí thư thứnhất của Ban lãnh đạo Đảng, Bí thư quân ủy trung ương, đồng thời là tư lệnh tối cao Sau Hiệpđịnh Giưnevơ năm 1954, ông chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ hai tỉnh tập kết Sầm Nưa vàPhongxalì Thực hiện đường lối hòa hợp dân tộc, đoàn kết các bộ tộc và các tầng lớp nhân dân,Đảng Nhân dân Lào đã thành lập Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hăc sạt) năm 1956 Cayxỏnđược bầu giữ chức Phó Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước Đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranhhòng tiêu diệt cách mạng Lào Đảng Nhân dân Lào đã xây dựng lực lượng vũ trang, lần lượtđánh bại mọi âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai Tháng 2-1972, Đảng Nhân dân Làotriệu tập Đại hội lần thứ hai, đổi tên là Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Cayxỏn Phômvihảnđược bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành trung tương và đến Đại hội Đảng lần V (3-1991) đượcbầu giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Tháng 2-

1973, đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiệnhòa hợp dân tộc ở Lào Trong tình hình mới có nhiều thuận lợi, Đảng Nhân dân cách mạng Làođẩy mạnh cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước Ngày2/12/1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời, Cayxỏn Phômvihản được cử làm Chủtịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và đầu năm 1991 được bầu làmChủ tịch nước

Ông mất ngày 21-11-1992 tại Thủ đô Viêng Chăn

CHÂU A NỤ (1967 - 1829)

Chậu A Nụ - Nhà vua yêu nước Lào, người đã lãnh đạo nhân dân Lào nổi dậy lật đổ áchthống trị của Xiêm La, nhưng thất bại

Trang 13

Chậu A Nụ là một hoàng thân Lào được vua Xiêm La đưa về Băng Cốc nuôi dưỡng từ nhỏvới hi vọng biến A Nụ thành vua bù nhìn Lào, lệ thuộc Xiêm Năm 1795, vua Xiêm phong A Nụ

là Thái tử Lào và cấp cho 20.000 quân để đánh chiếm lại những vùng đất của Lào đang bịMianma chiếm giữ Năm 1802, A Nụ chiếm lại được Xiêng Xển, 2 năm sau (năm 1804) chiếmđược Xiêng Mai Năm 1804, A Nụ được vua Xiêm phong làm quốc vương Viêng Chăn Là mộtngười yêu nước, A Nụ luôn luôn mong mỏi xây dựng một nước Lào độc lập, tự do, do vậy bềngoài chịu phục tùng Xiêm nhưng A Nụ vẫn khéo léo bí mật khôi phục, xây dựng lực lượng củamình làm vua Chăm Pasắc - một vị trí chiến lược quan trọng của Lào Ông cũng tìm mọi cáchtập hợp, thống nhất lực lượng quý tộc Lào trong mặt trận chung, thống nhất nhằm đấu tranhchống lại sự lệ thuộc Xiêm khi có thời cơ

Năm 1827, nhân dịp vua Xiêm qua đời, nước Xiêm đang gặp nhiều khó khăn, lại thêm có sựcan thiệp, tấn công vào Băng Cốc của Anh, Chậu A Nụ đã quyết định khởi sự tiến hành côngcuộc giành độc lập Chậu A Nụ đã thống lĩnh 8000 quân tinh nhuệ, tiến vào đất Xiêm và khẩntrương tiến quân về hướng Băng Cốc Do sự phản bội của phó vương Titxa, vua Xiêm biết trước

kế hoạch hành quân của A Nụ và chủ động đối phó, phản công lại Quân Xiêm ồ ạt tấn côngChămpasắc rồi tràn vào đất Lào Chậu A Nụ phải lui về phòng thủ trên hai bờ sông vùng ViêngChăn Nhưng rồi tuyến phòng thủ Viêng Chăn vỡ, A Nụ phải rời Viêng Chăn về Mườn Phuôn,sau đó chạy sang Nghệ An (Việt Nam) Ngày 18-5-1827, quân Xiêm lọt vào Viêng Chăn và tànphá tan hoang kinh thành

Chậu A Nụ không từ bỏ ý đồ giành nền độc lập Ngày 1-8-1827, được sự giúp đỡ của vuaMinh Mạng, A Nụ đã kéo quân trở về Lào và chiếm lại được Viêng Chăn, đuổi quân Xiêm vềbên kia biên giới

Với dã tâm chiếm bằng được Lào, Vua Xiêm đã huy động đại quân tấn công Viêng Chăn

Do lực lượng quá chênh lệch, một lần nữa, A Nụ phải lui về Mường Phuôn phòng vệ Nhưng lầnnày thủ lĩnh Mường Phuôn vì lợi ích ích kỷ đã phản bội, bắt giữ ông và nộp cho quân Xiêm lĩnhthưởng Ngày 15-1-1829, Chậu A Nụ cùng gia quyến bị áp giải về Băng Cốc Sau khi bị tra tấncực hình và từ chối mọi sự dọa dẫm, mua chuộc, ngày 23-1-1829, Chậu A Nụ đã bị sát hại, năm

đó ông 62 tuổi

Chậu A Nụ đã anh dũng hy sinh, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của ông đấu tranh vì nền độclập tự do của một nước Lào thống nhất, tự chủ còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Lào yêunước

CHIE (1797 - 1877)

Ađônphơ Chie (Adolphe Thiers) - Chính khách và sử gia Pháp, kẻ đã tàn sát đẩm máu cuộckhởi nghĩa Công xã Pari năm 1871

Chie bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc nghiên cứu lịch sử Từ 1823 - 1827, ông xuất bản

bộ Lịch sử cách mạng gồm 10 tập Từ 1830, ông bắt đầu hoạt động chính trị Ông cùng một sốbạn lập ra Đảng Dân tộc (1830) và tham gia vào chính phủ của vua Lui Philip (hay nền quân chủtháng Bảy), làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (1930 - 1831), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1832 - 1836) vàhai lần làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1836 - 1840) Chie đã góp phần thúc đẩy

sự phát triển của nền KTtư bản chủ nghĩa, mặt khác thẳng tay đàn áp những cuộc đấu tranh củaquần chúng nhân dân (Cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Lyông năm 1832 - 1834) Cuối năm

1840, vì không hoàn toàn ăn ý với vua Lui Philip, ông đã bị nhà vua gạt ra khỏi chức thủ tướng.Sau cuộc cách mạng 1848, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội, và là đại diện cho phái phảnđộng bảo thủ dưới nền Cộng hòa II Tháng 12-1851, khi Lui Napôlêông Bônapac, làm cuộc đảochính, ông bị bắt và bị trục xuất Ông quay trở lại nghiên cứu lịch sử Từ 1845 - 1862, ông đãxuất bản bộ Lịch sử của Chế độ Tổng tài và Đế chế gồm 20 tập

Năm 1863, khi chính quyền của Napôlêông III nới rộng quyền dân chủ, ông lại được bầu vàoQuốc hội Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), đế chế II của Napôlêông III sụp đổ,một chính phủ mới do Chie đứng đầu, hoàn toàn phải chấp nhận những điều khoản trong hòaước với Đức Được sự giúp sức của Đức, quân đội của Chie đã tàn sát đẫm máu những chiến sĩCông xã Pari (30.000 người bị giết, hơn 40.000 người bị tù đầy) Tháng 8-1971, Chia trở thànhTổng thống nước Cộng hòa Pháp Tuy nhiên, trong Quốc hội, phái bảo hoàng chiếm đa số, họ

Trang 14

muốn khôi phục lại chế độ quân chủ Nhưng cái kỷ niệm khủng khiếp về Công xã Pari làm choChie không dám lập lại chế độ quân chủ Tháng 5-1873, phái bảo hoàng trong quốc hội buộcChie từ chức Từ đó Chie chỉ còn là thủ lĩnh của phái đối lập Cộng hòa trong quốc hội

CHU ÂN LAI (1898 - 1976)

Chu Ân Lai - nhà hoạt động cách mạng, Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,Phó Chủ tịch và ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chu Ân Lai sinh trưởng ở tỉnh Triết Giang, thời trẻ học tại Thiên Tân, đã từng lưu học sinh ởNhật Bản Năm 1920, ông sang du học ở Pháp, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tập hợp một sốthanh niên lưu học sinh Trung Quốc ở Pari (Pháp) thành lập một tiểu tổ cộng sản Ông tham dựĐại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải năm 1921 Năm 1924, Chu Ân Laigiữ chức Chủ nhiệm Cục Chính trị trường võ bị Hoàng Phố Tháng 8-1927, ông cùng Chu Đức,

Hạ Long lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Xương Cũng từ năm ấy, ông được bầu làm ủy viêntrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động bí mật trong vùng chiếm đóng của Quốc dânĐảng

Năm 1928, ông là ủy viên Bộ Chính trị và là Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.Cuối năm 1931, ông được điều lên căn cứ địa cách mạng, làm Tổng chính ủy hồng quân côngnông Năm 1934, ông tham gia cuộc Vạn lý trường chinh Chu Ân Lai có nhiều công lao trongviệc xây dựng mặt trận thống nhất chống Nhật (hay Quốc - Cộng hợp tác trong cuộc chiến tranhkháng Nhật) và chỉ huy cuộc chiến tranh giải phóng

Khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập (1949), ông được bầu làm Thủ tướngchính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương, PhóChủ tịch Hội đồng quân sự nhân dân cách mạng

Tháng 9-1956, ông lại được bầu làm Phó chủ tịch và ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hànhtrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Ông đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng nhưhội nghị Giơnevơ năm 1954 giải quyết vấn đề hòa bình ở Đông Dương, hội nghị đoàn kết cácước á Phi họp ở Băngđung năm 1955

Từ năm 1966, do không cùng quan điểm với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai bị gạt ra khỏitrường chính trị và bị giam lỏng trong bệnh viện cho đến lúc mất (1976)

CHU NGUYÊN CHƯƠNG (1328 - 1398)

Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân Hồng Cân cuốiđời Nguyên, lập ra nhà Minh, hiệu là Minh Thái Tổ (1368 - 1398)

Chu Nguyên Chương xuất thân từ gia đình bần nông, bố mẹ mất sớm vì bệnh dịch Ông làm

sư đi khất thực một thời gian Năm 1352, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa nông dân Hồng Cân

ở An Huy do Quách Tử Hưng lãnh đạo Chiến đấu dũng cảm, có nhiều mưu lược và tài tổ chức,ông được Quách Tử Hưng phong làm tướng và gả con gái cho Năm 1355, Quách Tử Hưng chết,ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của cánh quân này Năm 1356, Chu Nguyên Chươngthành lập chính quyền ở Nam Kinh, xưng là Ngô Quốc Công, năm 1364, xưng là Ngô Vương,Quân đội của Chu Nguyên Chương đã tiêu diệt được chủ lực của quân Nguyên và các thế lựcquân phiệt người Hán ở Giang Nam Năm 1367, Chu Nguyên Chương sai tướng đem quân lênmiền Bắc, lật đổ triều Nguyên Mùa thu năm 1368, quân Chu Nguyên Chương tiến đánh Đại Đô(kinh đô của nhà Nguyên, nay là Bắc Kinh), triều đình nhà Nguyễn bỏ chạy Cùng năm đó, ChuNguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, đặt tên nước là Minh, hiệu là Minh Thái Tổ Khi lên ngôi vua, Minh Thái Tổ ban hành nhiều chính sách, biện pháp nhằm khôi phục vàphát triển kinh tế, ổn định tình hình XH, trừng trị tham quan ô lại, giảm bớt nỗi cực khổ chonhân dân Nhờ đó triều đại Minh tồn tại được gần ba thế kỷ (1369 - 1644) và là triều đại phongkiến phồng thịnh ở Trung Quốc

CLÔVIT (465 - 511)

Trang 15

Clôvit (Clovis) - vua đầu tiên của vương quốc Phơ-răng, một quốc gia tiền thân của cácvương quốc phong kiến Pháp, Đức và Italia sau này

Clôvit là con thủ lĩnh quân sự tối cao của bộ lạc Phơrăng Xaliêng thuộc bộ tộc Giecmanvùng ven biển Hắc Hải Thuở nhỏ, Clôvit nổi tiếng thông minh, mưu trí, dũng cảm Năm 481,khi vua cha mất, ông đã được hội nghị quý tộc bầu làm thủ lĩnh quân sự tối cao của bộ lạc Lúcnày thị tộc bầu làm thủ lĩnh quân sự tối cao của bộ lạc Lúc này, đế quốc Rôma đang sụp đổ XứGôlơ (nước Pháp ngày nay) trước kia là một tỉnh của đế quốc Rôma, nay bị phân chia thànhnhiều vùng độc lập Viên thống đốc đế quốc Rôma xứ Gôlơ là Xyagriút xưng vương, chiếm cứmiền Bắc xứ Gôlơ Còn miền Đông và Nam xứ Gôlơ bị các bộ lạc Alamăng, Buôcgôngđơ vàVixigôt (hay Tây Gôt thuộc bộ tộc Giecman chiếm giữ) Năm 486, Clôvit tấn công vương quốcXyagriut, thôn tính cả miền Bắc xứ Gôlơ Clôvit lên ngôi vua, lập ra vương quốc Phơrăng Đểlôi kéo nhân dân Rôma ở xứ Gôlơ là những người theo đạo Kitô, Clôvit đã tiếp nhận đạo Kitôlàm quốc giáo Ông là vua "man tộc" đầu tiên theo đạo Kitô Ông đã nhận lễ rửa tội từ tay giámmục Xanh Rêmi ở nhà thờ Rem vào năm 496 Các giám mục và linh mục của giáo hội Kitô ở xứGôlơ trở thành đẳng cấp quý tộc tăng lữ, một bộ phận của giai cấp thống trị vương quốcPhơrăng

Sau khi củng cố và ổn định vương quốc Phơrăng ở miền Bắc xứ Gôlơ, Clôvit lại tiếp tục mởrộng cuộc chiến tranh bành trướng, chiếm cứ đất đai của các bộ lạc Alammăng, Buôcgôngđơ ởmiền Đông và đánh đuổi người Vixigôt ra khỏi miền Nam xứ Gôlơ Vương quốc Phơrăng chiếm

cứ toàn bộ xứ Gôlơ, trở thành vương quốc "man tộc" mạnh nhất ở Tây Âu thời bấy giờ Sau khiông mất, lãnh thổ của vương quốc Phơrăng còn được tiếp tục mở rộng, nhất là dưới đời hoàng

đế Saclơmanhơ, bao gồm cả nước Pháp, Đức và Italia ngày nay

CÔLÔMBÔ (1451 - 1506)

Crixtôphôrô Côlômbô (Christophoro Colombo) - nhà hàng hải Italia, phục vụ triều đình vuaTây Ban Nha, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên qua Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ Côlômbô xuất thân trong gia đình công nhân dệt ở Giênôva, một hải cảng sầm uất ở phíaBắc Italia Ông thường có những suy nghĩ táo bạo và lãng mạn, luôn mơ ước vượt trùng dươngtới miền đất xa lạ Ông đã nhiều lần vượt biển theo các đoàn tàu buôn Năm 1476, ông sang BồĐào Nha đề xuất dự án vượt đại dương theo hướng tây tới Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng vua

Bồ Đào Nha không chấp thuận Ông bỏ sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban NhaPhecnanđô và nữ hoàng Ixabenla chấp nhận dự án và cấp kinh phí cho ông thực hiện cuộc thámhiểm

Ngày 3-8-1492, Côlômbô được phong Đô đốc, cầm đầu một đoàn tàu gồm ba thuyền buồm

và 60 thủy thủ rời cảng Palôxơ (Nam Tây Ban Nha) đi tìm đường sang ấn Độ theo hướng tây.Sau hai tháng rưỡi lênh đênh ngoài biển khơi Đại Tây Dương đầy gian khổ và lo âu, ngày 12-10-

1492, đoàn tàu của Côlômbô đến được vùng quần đảo Bahama, rồi Cuba và Haiti Côlômbôtưởng rằng mình đã đến Nhật Bản hoặc những hòn đảo ven bờ ấn Độ (cho nên ông gọi dân bản

xứ là người ấn Độ - Indian) Nhưng gần nửa năm sục sạo ở các hòn đảo này, ông không tìm thấyhạt tiêu và hương liệu và những thứ hàng đắt giá ở châu Âu, mà chỉ thu hoạch được một ít vàng

và đường Tháng 3-1943, ông trở về Tây Ban Nha, được triều đình và nhân dân Tây Ban Nhađón tiếp trọng thể Ông được vua Tây Ban Nha phong phó vương các thuộc địa ở Tần lục địa

Từ 1493 - 1504, Côlômbô còn thực hiện ba chuyến thám hiểm nữa sang lục địa mới Ông đãkhám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Ăngti và cả bờ biển Trung Mỹ Nhưng số vàng bạc

và của cải mà ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi, vì thế ông không được nhà vua tínnhiệm nữa Năm 1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèokhổ và lãng quên

CÔPECNICH (1473 - 1543)

Nicôlai Côpecnich (Nicolai Copernic) - nhà thiên văn học vĩ đại người Ba Lan, người đầutiên đề xuất học thuyết Nhật tâm (coi mặt trời là trung tâm của thái dương hệ, các hành tinh khác

Trang 16

quay xung quanh mặt trời và tự xoay quanh mình), làm đảo lộn học thuyết của Ptôlêmê đượcgiáo hội Thiên chúa giáo chấp nhận cho đến bây giờ

Côpecnich sinh ngày 19-2-1473 tại thành phố cảng Tôrun, Ba Lan Cảng Tôrun xinh đẹp vàsầm uất nằm trên bờ sông Vistuyn, cách bờ biển Bantích chừng 100 dặm Cha của Côpecnich làmột thương nhân khá giả, có uy tín trong thành phố Nhưng cậu bị mồ côi cha khi vừa tròn 10tuổi May thay, cậu được một giám mục giàu có là Luca Vagiencô, em trai của mẹ, đỡ đầu vàgửi đến Italia học tập Côpecnich học cả về thần học, y học và cơ học

Năm 1503, khi tốt nghiệp trở về Ba Lan, Côpecnich được cử làm giáo sĩ ở thành phốPhrômboóc Nhưng Côpecnich lại rất ham mê thiên văn học Ngoài giờ hành lễ ở nhà thờ vàthăm, chữa bệnh cho người nghèo, ban đêm ông lại leo lên ngọn tháp của nhà thờ để quan sátcác vì sao Quan sát bằng mắt thường và sử dụng những dụng cụ thiên văn thô sơ thời bấy giờ,Côpecnich cũng đã nhận ra sự sai lầm của thuyết địa tâm của Ptôlêmê Ông nhận thấy chỉ cóMặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, còn sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và các hành tinh kháckhông quay xung quanh Trái Đất mà quay xung quanh Mặt Trời Chúng ta cảm thấy Mặt Trời vàcác vì sao quay xung quanh Trái Đất, chính là vì Trái Đất chuyển động quanh trục của nó mộtlần trong một ngày đêm

Học thuyết Nhật tâm của Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào quan điểm "Vai trò củaThượng đế sáng tạo ra thế giới" của giáo hội Thiên chúa giáo Vì sợ bị giáo hội Thiên chúa giáotrừng phạt, nên tuy phát kiến khi chưa đầy 40, nhưng vào cuối đời, ông mới công bố học thuyếtnày trong một cuốn sách thiên văn học của ông

CRÔMOEN (1599 - 1658)

Ôlivơ Crômoen (Oliver Cromwell) nhân vật chủ chốt của cách mạng tư sản Anh (1640 1660), người có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm chính quyền độctài quân sự 1653 - 1658

-Crômoen là một địa chủ, đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, có tinh thần cách mạng, khảnăng tổ chức và chỉ huy quân sự Năm 1640, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Trong Quốchội, ông đã hăng hái chống lại nhà vua và giáo hội Anh Khi cuộc chiến tranh chống vua Saclơ I

nổ ra (1642), ông đã tổ chức đạo quân "kiểu mới", làm hạt nhân cho quân đội của Quốc hội(quân "đầu tròn", vì đầu tóc cắt ngắn, ăn mặc giản dị) Đơn vị kị binh của Crômoen, do lòngdũng cảm và chí kiên quyết, được mệnh danh là "sườn sắt" Quân đội "đầu tròn" của Quốc hội

đã đánh bại quân đội "kị sĩ" của vua và bắt giam vua (1648)

Sau khi vua Anh Saclơ I bị xử tử (1649), chế độ Cộng hòa được thành lập Chính phủ Cộnghòa đã phái Crômoen mang quân đội sang đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Airơlen,Xcôtlen và tiến hành chiến tranh với Hà Lan buộc nước xảy ra nhiều biến động do quần chúnglớp dưới không thỏa mãn với những chính sách của chính phủ Cộng hòa, bọn sĩ quan cao cấp vàbọn đại tư sản ở Luân Đôn đã ủng hộ Crômoen thực hiện chế độ độc tài quân sự Năm 1653, Hộiđồng sĩ quan bầu Crômoen làm người đứng đầu Chính phủ và phong cho ông chức vụ suốt đờilàm Bảo hộ công Lúc đầu, Crômoen còn chia sẻ quyền lợi với một hội đổng quốc gia, nhưng từ

1655, ông nắm tất cả mọi quyền hành, không triệu tập cả Quốc hội Crômoen mất ngày

Cuôcbê là một họa sĩ tiến bộ, có quan hệ bạn bè với nhà tư tưởng XH chủ nghĩa Pruđông vànhà tư tưởng này từng có mặt trong tranh của ông Những bức tranh miêu tả cuộc sống của nhândân lao động như bức Đám tang ở Oocnăng, Người đập đá v.v khiến Cuôcbê trở thành lớp học

Trang 17

sĩ hiện thực có khuynh hướng tiến bộ Thời bấy giờ, ông thường bị giai cấp thống trị Pháp bàixích, không cho tham dự các cuộc triển lãm quốc gia Ông phải tổ chức những cuộc triển lãmriêng hoặc mang tranh sang triển lãm ở Đức

Thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ và Công xã Pari (1870 - 1871), ông bị tố cáo là có liên quanvới những người khởi nghĩa, nên bị trục xuất sang Thụy Sĩ và mất năm 1877 Hiện nay ở thànhphố quê hương Oonăng, có một viện bảo tàng trưng bày những tác phẩm của ông

ĐACUYN (1809 - 1882)

Saclơ Đacuyn (Charles Darwin) - nhà tự nhiên học và sinh vật học người Anh

Đacuyn là con một gia đình trí thức Ngay từ bé, Đacuyn đã ham mê đùa nghịch ngoài đồngnội, thích đi lang thang trong rừng để nhặt nhạnh những mẫu đá, cây cỏ, sưu tập những loài sâubọ Gia đình cho ông đi học ngành y Nhưng được hai năm, thấy "không có khả năng" với nghề

y, gia đình lại chuyển ông sang học khoa triết để hi vọng trở thành giáo sĩ Sau kỳ thi tốt nghiệpkhoa triết vào loại trung bình, người ta chuẩn bị cho ông bộ áo dài đen của một thầy tu trẻ, thìmột việc xảy ra làm đảo lộn hết thảy

Một đoàn khảo sát vùng Đất Lửa (Nam Mỹ) trên con tàu Bigơn đang chuẩn bị tiến hành.Đacuyn lúc đó 22 tuổi tìm mọi cách để được tham gia cuộc khảo sát Suốt năm năm trời (1931 -1836), ông đã cùng con tàu Bigơn đi dọc theo bờ biển châu Mỹ, châu úc Ông đã quan sát thiênnhiên, sưu tầm các động thực vật, tìm hiểu phong tục thổ dân Ông viết nhật ký và thư từ traođổi với bạn bè và gia đình về những kết quả sưu tập và những nhận xét khoa học Trong lúc contàu Bigơn còn đang lênh đênh trên Thái Bình Dương, thì một người bạn của ông đã thông báo vềnhững công trình sơ thảo của ông cho các hội viên của Hội khoa học Hoàng gia Anh Cho nênkhi ông trở về nước, ông đã được đón tiếp như một nhà bác học lớn

Nhưng Đacuyn còn nhiều việc phải làm, phân loại mẫu sưu tập, chỉnh lý những tài liệu ghichép, thực hiện thí nghiệm mới hoàn chỉnh được học thuyết về tiến hóa đang thai nghén.Đacuyn đã dành suốt 20 năm để hoàn thành công trình nghiên cứu Cuốn Nguồn gốc các giốngloài theo con đường đào thải tự nhiên của ông xuất bản năm 1859 như một tiếng sấm làm rungchuyển màn mây mù tăm tối Bằng những lập luận chặt chẻ trên cơ sở tư liệu phong phú,Đacuyn đã giải thích sự hình thành các loài sinh vật bằng quá trình tiến hóa chọn lọc, chứ khôngphải bằng "bàn tay Thượng đế" Học thuyết của ông đã lật đổ quan niệm cũ về tính cố định vàbất biến của tự nhiên

Giáo hội Thiên chúa giáo và một số nhà bác học thủ cựu, đả kích kịch liệt học thuyết "phảnchúa" của Đacuyn Nhưng những công trình lý thuyết của Đacuyn và của các nhà khoa họckhác, cùng những công trình thực nghiệm ở nhiều nước đã tạo thêm sức thuyết phục cho họcthuyết tiến hóa và đã làm cho học thuyết Đacuyn chiến thắng

Cuộc chiến đấu cho chân lý đã làm cho sức khỏe của ông giảm sút Tuy nhiên, ông vẫn bắttay vào soạn thảo những công trình kế tiếp để bổ sung hoàn chỉnh cho những lập luận về tiếnhóa Cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi đã 73 tuổi, ông vẫn không rời căn phònglàm việc Ông mất ngày 19-7-1882

ĐAVIT (1748 - 1825)

Lui Đavit (Louis David) - họa sĩ lỗi lạc thời Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Đavit đã bộc lộ khuynh hướng hiện thực và trở thànhngười đứng đầu trường phái Tân Cổ điển trong hội họa Bức tranh Lời thề của anh em Hôraxơcủa ông được sáng tác trước cuộc Cách mạng Pháp 1789 đã có giá trị cổ động quần chúng đứnglên làm cách mạng (bức tranh này hiện nay được trưng bày ở Viện bảo tàng Luvrơ, Pari - Pháp) Khi cuộc Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, ông đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng

và đã thể hiện trên tranh vẽ của mình những hình ảnh cách mạng của nhân dân Đặc biệt trongbức tranh Cái chết của Mara, ông đã diễn tả hình ảnh người anh hùng bất tử, "người bạn củanhân dân", tuy bị kẻ thù hèn mạt ám hại, nhưng đã biểu hiện sáng chói chủ nghĩa anh hùng cáchmạng

Trang 18

Thời kỳ Napôlêông Bônapac cầm quyền, Đavit được phong "họa sĩ số một" của nước Pháp.Trong bức tranh Lễ đăng quang (vẽ buổi lễ Napôlêông đang đội vương miện cho vợ làGiôdêphin lên ngôi hoàng hậu), ông đã thể hiện đám đình thần như một bầy vô lại láo nháo vàgiáo hoàng tỏ ra ấm ức vì phải khuất phục uy quyền của một tên vua lộng hành, mà phải nénlòng cam chịu

Khi phái phản động lên cầm quyền, ông đã hai lần bị tù Lần thứ nhất, khi nền chuyên chính?Giacôbanh bị lật đổ, vì ông ủng hộ phái Giacôbanh và thân với Rôbexpie, ông bị những ngườighen ghét, thù địch tố giác và bị tù Lần thứ hai, khi nền quân chủ của dòng họ Buôcbông phụchồi, ông bị lưu đày vì tội đã biểu quyết giết vua Lui XVI Ông cư trú ở Brucxen kinh đô nước

Bỉ Nhiều vua chúa các nước đến nhờ ông vẽ chân dung, nhưng ông đều từ chối

ĐÊCACTƠ (1596 - 1650)

Rơnê Đêcactơ (René Descartes) - nhà toán học, vật lý học và triết học nổi tiếng người Pháp Rơnê Đêcactơ sinh ngày 31-3-1596 tại một thành phố nhỏ ở Pháp, trong một gia đình quýtộc Rơnê ra đời được có mấy ngày đã mồ côi mẹ Tạng người yếu đuối, nhưng nhờ bà vú tậntình chăm sóc nuôi dưỡng mới sống nổi Đến tuổi đi học, Rơnê được gửi vào trường dòng(trường của giáo hội dòng Tên) Khi học tỏ ra thông minh khác thường, nhưng lại không hamhọc,? Rơnê chán ghét những giáo lý của đạo Thiên chúa mà trường dòng nhồi nhét cho

Năm 17 tuổi, Rơnê Đêcactơ tới Pari Lúc đầu, chàng quý tộc trẻ tuổi này lao vào cuộc sống

ăn chơi hưởng lạc chốn đô thành hoa lệ ít lâu sau, Đêcactơ hối tiếc thời gian lãng phí đó và laovào nghiên cứu toán học Sau khi tốt nghiệp đại học, với tấm bằng luật sư loại ưu, Đêcactơ cóthể dễ dàng tìm được một cương vị ưu đãi Nhưng tính hiếu động, không chịu ngồi yên một chỗ,Đêcactơ xung phong vào làm sĩ quan kị binh, và tìm cách đi chu du khắp châu Âu Ông sống ở

Hà Lan tới 20 năm Năm 1649, ông được nữ hoàng Thụy Điển Crixtina mời sang Xtôckhôm Nữhoàng trọng đãi nhà bác học, yêu cầu ông giảng cho bà về triết học và tổ chức giúp Viện hàn lâmkhoa học Thụy Điển Một buổi sáng tới hoàng cung, ông bị cảm lạnh, viêm phổi cấp tính Ôngmất tại Xtôckhôm năm 1650, khi mới 54 tuổi Mười bảy năm sau, thi hài của ông được đưa vềnước Pháp và nhân dân Pháp đã tổ chức lễ tang nhà bác học kiêm triết học của họ lần thứ hai Đêcactơ đã sáng tạo ra phép tính vi phân và tích phân, hình học giải tích và nhiều phươngpháp toán học khác Ngoài ra ông còn có những cống hiến về cơ học, thiên văn học Ông sửdụng khoa học để xây dựng hệ thống triết học mới và phê phán triết học kinh viện của giáo hội.Tác phẩm của ông đã bị giáo hội liệt vào "danh mục sách cấm" Cuộc đời của ông phần lớn thờigian phải sống ở nước ngoài để tránh sự khủng bố của giáo hội

ĐÊMÔCRIT (460 - 370 TCN)

Đêmôcrit - nhà bác học toàn năng và nhà triết học duy vật lớn nhất của Hi Lạp cổ đại Đêmôcrit sinh trưởng ở Apđerơ, một thành phố thực dân địa của Hi Lạp ở xứ Tơraxia, ven

bờ phía Bắc của biển Êgiê

Đêmôcrit là người đầu tiên giải thích cơ cấu của tự nhiên là nguyên tử Theo ông đó lànhững hạt nhỏ mà mắt người không thấy được, không thể phân chia được nữa và sự vận độngcủa các hạt là sự vận động của tự nhiên Ông nói rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều là kết quả

do sức hấp dẫn của các nguyên tử ảnh hưởng lẫn nhau mà sinh ra Ông cho rằng mọi biến độngtrong thế giới vật chất đều là những hiện tượng tự nhiên và hợp với quy luật

Đêmôcrit đã áp dụng học thuyết nguyên tử của mình vào toán học Ông cho rằng mọi đạilượng hình học đều gồm những đại lượng - ban đầu là những "nguyên tử hình học" Cống hiếncủa Đêmôcrit trong lịch sử toán học: ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu vấn đềthể tích và chủ trương sử dụng một phương pháp nghiên cứu toán học, mà sự phát triển tiếp theocủa nó đã đưa đến việc sáng lập lý thuyết các đại lượng vô cùng bé

Đêmôcrit đã có nhiều công trình về khoa học tự nhiên Luận văn "Về bản chất con người củaông" có những kiến thức giải phẫu sinh lý con người rất có giá trị Ông đã thu nhập được những

Trang 19

tài liệu phong phú về động vật học và thực vật học Các Mác đánh giá Đêmôcrit là "trí thuệ vạnnăng đầu tiên trong những người Hi Lạp"

Đêmôcrit là người không tin có thần thánh Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vũ trụ.Ông cho bản chất của vạn vật là các nguyên tử và các khoảng chân không Ông cho nguồn gốccủa những quan niệm tôn giáo là sự sợ hãi và dốt nát của con người Đêmôcrit đã giải quyếtđược những thiếu sót của các nhà duy vật trước ông và đã căn bản phê phán được học thuyết duytâm cổ đại

ĐIAXƠ (k 1450 - 1500)

Bactôlômêu Điaxơ (Bartolomeu Đias) - nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đầu tiên đi vòng quanh

bờ biển phía tây châu Phi đến được mũi Hảo Vọng

Bồ Đào Nha là nước đầu tiên ở châu Âu từ đầu thế kỷ XV đã thăm dò con đường men theo

bờ biển châu Phi để sang phương Đông Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha mỗi lần chỉ thám hiểmmột phần đường rồi lại quay về Cứ như thế đến năm 1445, họ tới được mũi Xanh và năm 1472đến vịnh Ghinê

Bactôlômêu Điaxơ là một thành viên trong đoàn hàng hải Bồ Đào Nha, đã nhiều lần có mặttrong đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển châu Phi Năm 1486, Điaxơ được giao chỉ huy một đoànthám hiểm gồm hai thuyền buồm Caravela vượt qua vịnh Ghinê đi tiếp xuống phía nam Sau nửanăm trời vật lộn với sóng biển đại dương, dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn, ngày 3-2-

1487, Điaxơ đã tới mỏm cực Nam châu Phi Khi vượt qua mũi cực Nam Châu Phi đoàn thuyềncủa Điaxơ đã gặp bão tố, vì thế ông đặt tên mũi đất cực Nam châu Phi này là mũi "Bão Táp".Nhưng vua Bồ Đào Nha Gioan II đã đổi tên mũi "Bão Táp" thành mũi "Hải Vọng" (hi vọng tốtđẹp) Con đường "hi vọng" tốt đẹp sang ấn Độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha

ĐICHCƠN (1812 - 1870)

Saclơ Đichcơn (Charles Đickens) - nhà văn hiện thực lớn của nước Anh

Khi Đichcơn còn nhỏ, cha ông đã bị phá sản và bị bắt giam vì vỡ nợ Chàng thiếu niên Saclơ

đã phải đi làm thuê trong một công xưởng, do đó đã hiểu rõ tình cảnh nghèo khổ của nhữngngười lao động và sự bóc lột của các chủ xưởng Ước ao trở thành văn sĩ, khi màn đêm buôngxuống, công việc của công xưởng đã xong, ông mang những cuốn tiểu thuyết cũ trong thư việngia đình ra đọc và tập viết văn Lớn lên, Đichcơn làm phóng viên cho một số tờ báo ở LuânĐôn Những cuộc phiêu lưu Phichuynh (1837) là tác phẩm thành công đầu tiên của ông Vớimột giọng văn hài hước, tế nhị và đầy cảm xúc, trong cuốn truyện này, Đichcơn đã gợi lên hìnhảnh nước Anh nông nghiệp đang chuyển biến thành nước Anh công nghiệp, gợi lên nhữngphong tục của các thành phố nhỏ của Anh Những tác phẩm tiếp theo của ông là Ơlivơ Tuyt(1838), Nicôla Nickơnbi (1839), v.v đều và những tác phẩm xuất sắc Đặc biệt cuốn ĐêvitCôpơphin (1849) là tác phẩm có tính cách tự thuật, được coi là kiệt tác

óc tưởng tượng phong phú của Đichcơn "khi thì trào lộng, khi thì rùng rợn, có lúc lại hoàntoàn kì quái" đã biến những nhân vật trong truyện của ông thành những người "khổng lồ".Đichcơn đã nói lên những cảnh đen tối trong cuộc sống của nước Anh ở nửa đầu thế kỷ XIX,đến chế độ khắc nghiệt của nhà trường v.v Ông đã dựng lên các nhân vật là những nhà tư sảntham lam, vô đạo đức, bên cạnh đó là những người công nhân thông minh, tháo vát Bằng lốivăn hài hước nhẹ nhàng, Đichcơn đã vạch trần bộ mặt xấu xa của XH tư sản Anh

tự do

Trang 20

Trong các tác phẩm của ông như Tư tưởng triết học, các tiểu thuyết Nữ tu sĩ, Giắc - tín đồđịnh mệnh, Cháu Ramô, ông đả phá kịch liệt giáo hội Thiên chúa giáo và bọn quý tộc phongkiến

Cuốn sách đã làm cho ông đạt tới tuyệt đỉnh vinh quang là bộ Bách khoa toàn thư hay Từđiển lý luận về khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp (gồm 35 cuối) Bộ sách này do ông chủ trì

đã tập hợp rất nhiều học giả tiến bộ, các nhà bác học và chuyên gia về tất cả các bộ môn thamgia vào việc biên soạn Bộ Bách khoa toàn thư mang khuynh hướng chính trị, chiến đấu rõ rệt

Nó khai chiến với giáo hội Thiên chúa giáo, kịch liệt công kích những quy định của chế độphong kiến và chính quyền chuyên chế Do đó, việc xuất bản bộ Bách khoa toàn thư nhiều lần bịđình chỉ và bị cấm Tuy vậy, toàn bộ bộ sách này cũng đã được lần lượt xuất bản trong hơn haimươi năm (1751 - 1772)

F.Enghen đã viết về Điđơrô: "Nếu như có một người nào đó đã cống hiến trọn cuộc đời mìnhcho chân lý và lẽ phải, thì người đó chính là Điđơrô" Và CacMac coi Điđơrô là nhà văn màmình yêu thích

ĐIMITƠRÔP (1882 - 1849)

Ghêoocghi Đimitơrôp (Georgi Đimitrov) - nhà hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vôsản Bungari và của thế giới, Tổng Bí thư Quốc tế Cộng sản, Tổng bí thư Ban Chấp hành trungương Đảng Cộng sản Bungari, Chủ tịch Hội đồng chính phủ nước Cộng hòa dân chủ Bungari Đimitơrôp xuất thân từ một gia đình lao động, ông chỉ được học hết tiểu học và hai nămtrung học Năm 12 tuổi, ông học nghề sắp chữ và trở thành công nhân ngành in ở Xôphia Năm

16 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng làm công tác công đoàn và viết báo Năm 1902, khivừa tròn 20 tuổi, Đimitơrôp tham gia Đảng XH dân chủ Bungari Năm 1904, ông là Bí thư Đảng

bộ Xôphia, đồng thời được bầu vào Ban Chấp hành Tổng nghiệp đoàn công nhân Bungari Ônglãnh đạo cuộc đình công của công nhân mỏ ở Pecnic và giành được thắng lợi Mùa hè năm 1912,Đimitơrôp bị bắt Nhưng trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân, Chính phủ tư sản Bungari phảitrả lại tự do cho ông Cuối năm 1913, Đimitơrôp được bầu vào Quốc hội Bungari Tại Quốc hội,ông đã cùng các đại biểu phái tả của Đảng XH dân chủ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vôsản và nhân dân lao động Trong chiến tranh thế giới I (1914 - 1918) Bungari tham gia bên cạnhnước Đức, Đimitơrôp đã nhiều lần tới các thành phố gần mặt trận, vận động binh sĩ phản chiến.Tháng 8-1918, tòa án quân sự kết án ông ba năm tù về tội xúi giục binh sĩ nổi loạn Nhưng dođấu tranh của quần chúng nhân dân, ba tháng sau ông lại được tha Sau chiến tranh, nướcBungari bại trận, bị quân Đồng minh chiếm đóng Nạn đói lan tràn khắp nơi Đimitơrôp đứnghàng đầu trong cuộc đấu tranh của nhân dân đòi cải thiện đời sống Năm 1920, Đimitơrôp thamgia đoàn đại biểu Đảng cộng sản Matxcơva, nhưng bị giữ lại ở Rumani Tháng 1-1921,Đimitơrôp lại sang Nga dự Đại hội Công đoàn toàn nước Nga và dự Đại hội Quốc tế Cộng sản.Lần này Đimitơrôp đã được gặp Lênin và được Lênin góp nhiều ý kiến về phương hướng hoạtđộng của phong trào cách mạng Năm 1923, bọn phát xít Bungari tổ chức cuộc đảo chính lật đổchính phủ dân chủ, thành lập chính quyền phát xít Chúng tiến hành bắt bớ và bắn giết hàng loạtnhững người cộng sản và nhân dân Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Bungari quyếtđịnh khởi nghĩa ủy ban cách mạng trung ương được thành lập, trong đó có G.Đimitơrôp thamgia Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số nơi, nhưng cuối cùng bị thất bại Đimitơrôp phải chạy ranước ngoài Năm 1933, Hitle và Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức Chúng tổ chức vụ đốt tòanhà Quốc hội Beclin để vu cáo cho Đảng Cộng sản Đức và Quốc tế Cộng sản Đimitơrôp khi đóđang ở Beclin đã bị cảnh sát Đức bắt Bọn phát xít Đức đưa ông ra tòa, vu cho ông đốt nhà Quốchội Tại tòa án phát xít ở Laixich, ông đã vạch trần âm mưu của bọn chúng và buộc chúng phảitha ông Chính phủ Liên Xô nhận ông là công dân và đòi chúng giao trả ông về Matxcơva Năm

1935, trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Đimitơrôp được bầu làm Chủ tịch Quốc tế Cộngsản Năm 1936, cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha bùng nổ Theo sáng kiến của Đimitơrôp, nhiềuđội tình nguyện quốc tế đã được thành lập sang chiến đấu bên cạnh nhân dân Tây Ban Nhachống bọn phát xít Phơrăngcô Đội tình nguyện của vùng Đông Nam Âu được mang tên "binhđoàn Ghêoocghi Đimitơrôp"

Trang 21

Chiến tranh thế giới II bùng nổ, Đimitơrôp và Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương ĐảngCộng sản Bungari quyết định phát động cuộc đấu trang vũ trang ở Bungari Sau khi lật đổ chínhquyền phát xít ngày 15-9-1946, Bungari tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Đimitơrôpđược bầu làm Chủ tịch Hội đồng chính phủ cho đến khi mất (1949)

ĐỖ PHỦ (712 - 770)

Đỗ Phủ - Nhà thơ hiện thực lớn đời Đường Trung Quốc

Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình dòng dõi quý tộc, nhưng đã sa sút ở tỉnh Hà Nam Ông

là người có tính tình hào phóng, cương trực, ghét những thói xấu ở đời và sớm có hoài bão "sẵnchí dong buồm vượt biển khơi"

Năm 20 tuổi, Đỗ Phủ bắt đầu cuộc tham quan du lịch miền Giang Nam Năm 24 tuổi, ông trở

về Lạc Dương (kinh đô thứ hai của nhà Đường) dự thi tiến sĩ, nhưng không đổ Ông lại tiếp tụccuộc du lịch vùng Sơn Đông, Hà Bắc Trong mười năm, qua hai lần du lịch, ông đã quan sát vànghiên cứu quang cảnh sông núi tráng lệ, những di tích văn hóa cổ và đời sống của nhân dân.Điều đó đã làm cho tài năng văn học của ông được hình thành và phát triển

Năm 744, Đỗ Phủ gặp nhà thơ Lý Bạch ở Lạc Dương Tuy Lý Bạch hơn Đỗ Phủ đến 11 tuổi,nhưng do tâm đồng ý hợp, hai ông đã kết bạn thân Năm 746, Đỗ Phủ đến Trường An (kinh đôthứ nhất của Nhà Đường) tham dự kỳ thi văn học nhưng lần này cũng lại bị đánh hỏng Năm

751, nhân vua Đường Huyền Tông tổ chức ba cuộc tế lễ lớn, ông làm ba bài Đại lễ phủ dâng lênđược nhà vua tán thưởng, nhờ đó ông được ban một chức quan nhỏ Trước khi nhậm chức, ôngtrở về quê thăm vợ con Khi qua Ly Sơn, ông thấy vua Đường cùng Dương Quý Phi đang tránhrét ở đó, suốt ngày yến tiệc vui chơi Khi về đến nhà, ông lại gặp cảnh con thơ chết đói vì thiếu

ăn Ông đã làm những bài thơ mô tả cảnh ngộ đau thương của XH và sự thối nát của giai cấpthống trị, đồng thời nói lên hoài bão của mình muốn đóng góp cho nước, cho đời

Năm 755, viên tướng người Hồ là An Lộc Sơn khởi loạn, đánh chiếm cả hai kinh đô của nhàĐường Vua và triều đình phải bỏ chạy sang Tứ Xuyên, ông cũng đi theo Thời gian lưu lạc này,ông đã trải qua bao cảnh gian lao vất vả, đồng thời cũng thấy cảnh nhân dân li tán, loạn lạc vàkhổ sở vì đi lính, phu phen tạp dịch, cho nên thời gian này là lúc ông sáng tác được nhiều bài thơnổi tiếng Năm 759, Đỗ Phủ treo ấn từ quan, kết thúc cuộc đời quan chức của mình

Cuối đời, nhà thơ phiêu bạt nhiều nơi, rồi mất trong một chiếc thuyền nhỏ trên dòng sôngTương Đỗ Phủ đã để lại cho đời sau hơn 1400 bài thơ Thơ của ông phần lớn miêu tả nhữngcảnh bất công trong XH, nỗi khổ cực, oan khuất của nhân dân và vạch trần sự áp bức, bóc lột;cuộc sống xa hoa, đồi trụy của giai cấp thống trị

Vì thế người ta gọi thơ của Đỗ Phủ là "thi sử" (một tập sử viết bằng thơ) để nhấn mạnh tínhhiện thực của thơ của ông

ĐƠ GÔN (1890 - 1970)

Saclơ Đơ Gôn (Charles De Gaulle) - người đứng đầu phong trào kháng chiến chống phát xítĐức của nhân dân Pháp ở nước ngoài Tổng thống đầu tiên của nước Pháp sau ngày giải phóngnăm 1945

Đơ Gôn sinh ngày 22-11-1890 tại thị trấn Linlơ (miền Đông Bắc Pháp) Năm 1912, ông tốtnghiệp Học viện lục quân Xanh Xia và trở thành sĩ quan Trong Chiến tranh thế giới I, ông thamgia trận Vecđoong, bị thương và bị bắt làm tù binh Sau chiến tranh, ông được tha Từ 1932 -

1936, ông làm việc ở Hội đồng quốc phòng, có viết một vài tác phẩm quân sự cổ vũ việc sửdụng xe thiết giáp Khi phát xít Đức tấn công nước Pháp, ông là thiếu tướng, thứ trưởng BộQuốc phòng trong chính phủ "Râynô" Ông không chấp nhận đình chiến và đầu hàng, nên đãchạy sang Luân Đôn (Anh), kêu gọi nhân dân Pháp tiếp tục kháng chiến (6-1940) Ông dần dầntrở thành người đứng đầu nước Pháp tự do Năm 1943, ông thành lập ở Angiê (Angiêri) ủy bangiải phóng dân tộc Pháp chống phát xít Nhờ cuộc kháng chiến anh dũng của các đội du kích doĐảng Cộng sản Pháp tổ chức và lãnh đạo, và sau đó quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp (6-1944),nước Pháp được giải phóng Những người Pháp lưu vong trở về, tìm mọi cách đoạt lấy thành

Trang 22

quả của nhân dân Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Pháp do Đơ Gôn đứng đầu, đượcthành lập ở Pari (8-1944) Tháng 1-1946, ông từ chức tổng thống, vì không giải quyết được cuộctranh chấp quyết liệt giữa các đảng phái Từ 1947 - 1953, ông sáng lập và lãnh đạo tổ chức Tậphợp nhân dân Pháp (R P F) và viết Hồi ký chiến tranh (1954 - 1959) Tháng 5-1958, nhân cuộckhủng hoảng chính phủ do bọn thực dân phản động Pháp làm đảo chính ở Angiêri, Quốc hội đãtrao chính quyền cho tướng Đơ Gôn Ông đưa ra Quốc hội thông qua một bản Hiến pháp mới,quyền hành của tổng thống được mở rộng Nền Cộng hòa thứ 5 của Pháp được xác lập với bảnHiến pháp 1958 và chế độ độc tài của Đơ Gôn Chính quyền Đơ Gôn về mặt đối nội dựa vàobọn tư bản độc quyền để phát triển kinh tế; về mặt đối ngoại, thực hành chính sách ngoại giaođộc lập tự chủ, rút khỏi khối NATO và yêu cầu triệt thoái quân đội và các căn cứ quân sự Mỹtrên đất Pháp, chấm dứt cuộc chiến tranh và công nhận nền độc lập của Angiêri (1962) Đơ Gônđược bầu Tổng thống hai nhiệm kỳ 1959 - 1965 Trong thời gian ông cầm quyền, tuy KTpháttriển, nhưng đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện Phong trào đấu tranh của công nhân

và thanh niên sinh viên tiếp tục phát triển Sau cuộc trưng cầu ý dân về địa phương phân trị vàcải tổ Thượng nghị viện thất bại, ngày 28-4-1969, Đơ Gôn đã từ trần

Năm 23 tuổi, ông đã trưng bày bức tranh Đăngtơ và Viêcgilơ ở địa ngục (1822) tại phòngtriển lãm tranh Pari Tác phẩm của ông được nhiều người chú ý, vì tính cách mới mẻ, giải phápmạnh dạn, bố cục và màu sắc hài hòa, diễn đạt chân thật những nỗi đau khổ của con người, sứcmạnh hình tượng đầy xúc cảm bi kịch, khác hẳn những bức tranh nặng tính ước lệ, khuôn sáocủa các họa sĩ đương thời

Hai năm sau, ông triển lãm bức tranh thứ hai Vụ thảm sát ở Siô (1824) trong đó ông ca ngợi

ý chí quật cường, bất khuất của những chiến sĩ Hi Lạp đấu tranh chống lại bọn xâm lược ThổNhĩ Kỳ hung bạo Màu sắc của tranh được sử dụng mạnh dạn với một kỹ thuật phong phú, tươitắn, tôn hẳn vẻ sinh động của chủ đề

Qua chuyến tham quan Marôc, Angiêri và một số vùng khác ở châu Phi, ông đã quan sát vàthu nhận những chất liệu sống vô cùng quý giá về thế giới Hồi giáo, những phong tục tập quán,

y phục và sinh hoạt của người Ai Cập Ông đã sáng tác những bức tranh về chủ đề phương Đôngnhư Những phụ nữ cấm cung ở Angiê (1834) và những bức tranh làm sống lại những trang sửhuy hoàng của nước Pháp có liên quan với đế quốc Arập như: Trận chiến đấu gần Pozchiê, QuânThập tự chiếm kinh thành Côngxtăngtinốp (1840) Phần lớn những bức tranh của ông hiện cònđược lưu giữ ở Viện bảo tàng Luvrơ Ngoài ra, ông còn là tác giả của những bức tranh tường lớn

ở thư viện Hạ nghị viện và Thượng nghị viện, trên trần hành lang Apônlông ở Luvrơ, trên tườnggiáo đường Xanh Angiơ, nhà thờ Xanh Xuynpixơ

Đơlacroa còn nổi tiếng với tập Nhật ký Ngoài những ghi chép về sinh hoạt riêng tư của ông,

sự tu dưỡng, tự rèn luyện, phấn đấu cho một lý tưởng cao quý, cuốn Nhật ký còn để lại nhiềunhận xét về nền nghệ thuật Pháp nửa đầu thế kỷ XIX

Đơlacroa là người đứng đầu trường phái lãng mạn tích cực, một phong cách biểu hiện mớithời bấy giờ Ông đã phải kiên trì đấu tranh chống những lực lượng trì trệ, lạc hậu, phản độngtrong nền nghệ thuật đương thời, để cuối cùng buộc bọn họ phải chấp nhận giá trị nghệ thuật củaông Cuối đời, lúc đã gần 60 tuổi, ông mới được nhận vào Viện Mỹ thuật Pháp

ENGHEN (1820 - 1895)

Trang 23

Phơriđrich Enghen (Friedrich Engels) - nhà triết học, XH học, bác học và lý thuyết của chủnghĩa XH khoa học, bạn thân thiết và đồng chí chiến đấu của Các Mác, lãnh tụ cách mạng vĩ đạicủa giai cấp công nhân thế giới

Ph.Enghen sinh ngày 21-11-1820 ở thành phố Bacmen (Phổ) trong một gia đình chủ xưởng.Nhờ làm việc ở hiệu buôn của cha và làm quản lí cho một hội buôn lớn, ông đã nhận thấy mặtxấu của chủ nghĩa tư bản Năm 1841, Enghen đến Beclin, gia nhập quân đội, đồng thời nghegiảng ở trường đại học Cuối năm 1842, ông sang Anh, tìm hiểu đời sống và sinh hoạt của giaicấp công nhân Anh và viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (xuất bản ở Đức năm1845)

Năm 1844, Enghen sang Pari và gặp Các Mác Hai ông đã cùng nhau viết một số tác phẩmtriết học và cùng nhau soạn thảo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (2-1848)

Thời gian cách mạng 1848, Enghen tổ chức nghĩa quân và tham gia chiến đấu trực tiếpchống quân đội Phổ Sau khi cuộc cách mạng thất bại, Enghen đã viết tác phẩm Cách mạng vàphản cách mạng ở Đức (1850 - 1852) phân tích lý do thất bại của cuộc cách mạng tư sản Đức Những năm 50 - 60 thế kỷ XIX, Enghen đã vào làm việc trong một chi nhánh của hãng lenvải của cha ở Mansextơ (Anh) để có tiền giúp đỡ Mác đang sống trong cảnh tha phương ở LuânĐôn, gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn

Trong Quốc tế I (1864 - 1876), Enghen đã cùng với Mác đấu tranh chống những tư tưởng

XH chủ nghĩa phi vô sản và giành thắng lợi cho học thuyết Mác trong phong trào công nhân Sau khi Các Mác qua đời (1883), Enghen một mặt đảm bảo hoàn thành việc xuất bản quyển

2 và 3 của bộ Tư bản của Các Mác, một công việc hết sức vất vả, mặt khác tiếp tục chỉ đạokhông hề mệt mỏi phong trào công nhân quốc tế Ông kiên quyết lên án bọn cơ hội chủ nghĩa vànhững khuynh hướng xét lại Do sự ra đời của hàng loạt các đảng công nhân ở các nước ở Tây

Âu và Bắc Mỹ, và sự cần thiết phải thống nhất các đảng công nhân trong một quốc tế mới, năm

1889 Quốc tế II ra đời Mặc dù tuổi cao, Enghen vẫn tham gia tích cực công việc chuẩn bị đạihội thành lập Quốc tế II và đấu tranh để đảm bảo cho Quốc tế II có một cơ quan lãnh đạomacxit

Ph.Enghen từ trần vào ngày 5-8-1895 ở Luân Đôn (Anh)

do dân chủ phát triển, Aten là một quốc gia dân chủ và là trung tâm của nền văn minh Hi Lạp cổđại

Từ thế kỷ VI TCN, ở Aten hàng năm có tổ chức những buổi diễn kịch nhân dịp tế thầnĐiônixôt và có trao giải thưởng Tác giả những vở kịch được thưởng sẽ được khắc tên vào bia đá,diễn viên và tác giả được đội vòng hoa lên đầu và được công kênh lên vai trong sự chúc mừngnhiệt liệt của nhân dân Giải thưởng chủ yếu là tinh thần, chứ phần vật chất không đáng kể Etsinbắt đầu sáng tác từ năm 500 TCN (25 tuổi) và đoạt giải nhất trong kỳ thi năm 484 TCN Ông đãsáng tác khoảng 90 vở kịch, nhưng hiện nay chỉ còn lưu lại được 7 vở Trong các cuộc thi biểudiễn kịch ông đã giành được 30 giải nhất Ông được nhân dân hâm mộ và kính phục

Những vở kịch được lưu lại là Quân Ba Tư, Prômêtê bị xiềng, Những người phụ nữ cầu xin,Bảy tướng đánh thành Tebơ, và bộ ba vở kịch Ôrexti gồm có Agamemnông, Những người phụ

nữ mang đồ tế và Các nữ thần ân đức Ngoài vở Quân Ba Tư lấy đề tài thời sự nóng hổi của thời

Trang 24

đại, nói về chiến công của người Hi Lạp đánh bại quân đội Ba Tư, các vở kịch khác được khaithác trong thần thoại (như Prômêtê bị xiềng) hay truyền thuyết cổ đại Ông không những mởđường cho sự ra đời của thể loại bi kịch, mà những tác phẩm của ông còn đạt tới trình độ hoànchỉnh, phản ánh được những nét nổi bật cuộc sống và con người thời đại

Sau cuộc khởi nghĩa ngày 9-11-1918 của công nhân và binh sĩ cách mạng ở Béclin do Liênminh Xpactacut (gồm những người XH dân chủ cánh tả) lãnh đạo, chính thể quân chủ củaVinhem II bị lật đổ, những người cách mạng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xô Viết Bọn

XH dân chủ phái hữu do Êbe cầm đầu, tìm cách cướp thành quả cách mạng, thành lập một chínhphủ, cũng mang tên là Hội đồng ủy viên nhân dân như ở nước Nga Xô Viết Chính phủ Êbe mộtmặt ban hành những chính sách mị dân như bầu cử phổ thông, ngày làm việc 8 giờ và tuyên bốnhiều hứa hẹn, nhưng mặt khác lại liên kết với bọn quân phiệt phản động để đàn áp phong tràocách mạng

Ngày 5-1-1919, công nhân Beclin đứng lên làm cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ chínhphủ Êbe Êbe đã dùng quân đội dìm phong trào cách mạng trong biển máu, đã lộ nguyên hình làmột chính phủ tư sản

Tháng 1-1919, chính phủ Êbe tiến hành bầu cử quốc hội, trong đó Đảng XH dân chủ cánhhữu vẫn chiếm đa số Quốc hội gọp ở thành phố Vâyma, đã thông qua hiến pháp làm cơ sở pháp

lý cho chế độ Cộng hòa tư sản ở Đức sau chiến tranh (gọi là chế độ Cộng hòa Vâyma) Việc Êbeđược bầu lại làm tổng thống, chứng tỏ giai cấp tư sản Đức còn cần đến sự ủng hộ của bọn XHdân chủ cánh hữu trong tình hình phong trào cách mạng Đức còn đang sôi sục

Tháng 2-1929, tổng thống Êbe chết Thống chế Hinđenbua, một phân tử bảo hoàng được đưalên làm Tổng thống Vai trò của Đảng XH dân chủ không còn nữa

ÊPICUYA (341 - 270 TCN)

Êpicuya (Epicure) - nhà triết học duy vật Hi Lạp cổ đại, người đề xướng chủ nghĩa khoái lạc,đại diện cho tư tưởng của những người dân chủ tiến bộ ở Hi Lạp chống lại sự thống trị củaMakêđônia

Êpicuya sinh ở đảo Samôt, nhưng sống phần nhiều ở Aten, ở đó ông thành lập một trườnghọc gọi là "vườn cây" hay còn gọi là học phái Êpicuya

Êpicuya thừa kế duy vật luận của Đêmôcrít, cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo thành Ông đãsớm biết rằng nguyên tử không những có hình thái khác nhau, mà cũng còn có trọng lượng khácnhau Về điểm này thì ông là người đầu tiên đã đề xướng lý luận về "nguyên tử lượng"

Êpicuya triệt để chống tư tưởng duy tâm thần bí, ông phản đối mọi quan niệm tôn giáo và

mê tín Các Mác đã từng gọi Êpicuya là "nhà triết học vĩ đại của Hi Lạp đã giải phóng con người

ra khỏi chỗ mông muội"

Về mặt XH học, ông đề cao khoái lạc Ông xem khoái lạc là bí quyết của hạnh phúc, nhưngông đặt những khoái lạc tinh thần lên trên những khoái lạc thể xác và ông khuyên phải thỏa mãnmột cách vừa phải Chủ nghĩa khoái lạc của ông thực ra là nhằm để khích lệ tinh thần đấu tranh

vì tự do của nhân dân Hi Lạp chống Makêđônia

GAGARIN (1934 - 1968)

Trang 25

Iuri Alêchxâyêvistơ Gagarin (Iuri Alekseievitch Gagarine) - nhà du hành vũ trụ Liên Xôthực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ (1961)

Iuri Gagarin sinh trưởng trong một gia đình nông dân Ông nội là bần nông, ông ngoại là thợnguội Gia đình anh là những người lao động cần cù, trong một nông trang tập thể ở vùngXmôlenxcơ, trên bờ sông Vônga Sau khi học hết lớp bảy, anh làm công nhân, rồi học trườngtrung cấp kỹ thuật ở Xaratôp ở đây, anh vừa học trường chuyên nghiệp vừa tham dự một câu lạc

bộ hàng không Khi tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật, đồng thời tốt nghiệp câu lạc bộ hàngkhông hạng ưu, Iuri Gagarin được nhận vào trường không quân Ôrenbua Tốt nghiệp, anh đượcphong quân hàm trung úy không quân và tình nguyện công tác tại một căn cứ quân sự ở miềnBắc

Năm 1959, khi đội du hành vũ trụ đầu tiên được thành lập, anh đã gửi đơn tình nguyện vàđược thu nhận sau những cuộc khám sức khỏe hết sức khắc khe Tại trung tâm huấn luyện cácnhà du hành vũ trụ, anh được học tập lý thuyết và qua những cuộc rèn luyện, thử thách đầy giankhổ Khi chọn người thực hiện chuyến bay đầu tiên, mọi người nhất trí đề nghị Iuri Gagarin vìanh có tinh thần kỷ luật cao, thái độ bình tĩnh, hệ thần kinh vững vàng và sức khỏe hoàn hảo Sáng ngày 12-4-1961, tàu vũ trụ Phương Đông I chở nhà du hành vũ trụ Liên Xô, thiếu táIuri Gagarin, đã được phóng lên vũ trụ Con tàu có trọng lượng là 4.725kg, bay với tốc độ28.000 km/giờ, trên một quỹ đạo hình bầu dục, điểm gần Trái Đất nhất là 175 km, điểm cao nhất

là 302 kh, thời gian bay một vòng là 89,1 phút Sau khi bay một vòng quanh Trái Đất, tàu vũ trụPhương Đông I đã hạ cánh an toàn xuống một cánh đồng bên bờ sông Vônga, ở vùng Xaratôpcách Matxcơva gần 600km về phía đông nam Thời gian từ khi cất cánh đến khi hạ cánh là 108phút

Sau khi kết thúc thắng lợi chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, Iuri Gagarin đãđược tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, huân chương Lênin, huân chương Sao vàng và nhiềuhuân chương, danh hiệu cao quý khác Anh cũng được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộnghòa tặng danh hiệu Anh hùng lao động

Iuri Gagarin đã mất trong một chuyến bay luyện tập ngày 27-3-1968 Chiếc máy bay luyệntập của anh, không may hỏng động cơ, rơi xuống đất và anh đã hi sinh

GALILÊ (1564 - 1642)

Galilêô Galilê (Galileo Galilei) - nhà vật lý và thiên văn học lỗi lạc người Italia

Galilê xuất thân trong một gia đình thị dân nghèo ở thành phố Phlôrenxia xinh đẹp Sau khitốt nghiệp vào loại xuất sắc ở trường trung học Phlôrenxia, ông xin vào học trường đại học tổnghợp Pida Ngoài 30 tuổi, ông trở thành giáo sư toán học nổi tiếng ở thành phố Pađua Chính từđây, tài năng của nhà bác học nở rộ với những thực nghiệm và phát minh khoa học Ông đã phátminh ra nguyên lý về quán tính, định luật về sự rơi, về sự hợp lực của tốc độ Năm 1609, ông

đã sáng chế ra ống kính thiên văn viễn vọng (khi đó chỉ mới phóng đại được gấp 30 lần), nhờ

đó, ông phát hiện ra những vết đen trên mặt trời, những chỗ lồi lõm trên mặt trăng, những vệtinh của sao Mộc và những biến tướng của sao Kim Vì ông thừa nhận học thuyết Nhật tâm củaCôpécnich, học thuyết đã bị giáo hội Thiên chúa giáo cấm đoán, nên ông không được dạy ởtrường đại học nữa Khi trở về Phlôrenxia, ông đã cho xuất bản cuốn Đối thoại giữa Ptôlêmê vàCôpecnich về hai hệ thống thế giới (1632), trong đó ông đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng tỏ sựđúng đắn của học thuyết Côpechnich, do đó ông đã bị Tòa án giáo hội đưa ra xét xử (1632).Trước tòa, dưới áp lực của quan tòa, ông phải tuyên bố tác phẩm của mình "sai lầm" Ông bịgiáo hội giam cầm cho đến khi mất (1642) Tuy nhiên trong nhà tù, ông lại tiếp tục viết một tácphẩm thiên văn học nữa trình bày quan điểm của mình

Galilê là một trong những nhà khoa học vĩ đại, một chiến sĩ dũng cảm bảo vệ chân lý khoahọc của thời đại Văn hóa Phục hưng

GAMA (VAXCÔ ĐƠ) (k 1469 - 1524)

Trang 26

Vaxcô đơ Gama (Vasco de Gama) - nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã hoàn thành cuộc thámhiểm vòng quanh châu Phi sang ấn Độ lần đầu tiên (1497 - 1498)

Vaxcô đơ Gama thủy thủ Đồ Đào Nha, từ thời niên thiếu đã theo các tàu buôn qua lại nhiềunước ở châu Âu và dọc bờ biển châu Phi Sau cuộc thám hiểm thành công của BactôlômêuĐiaxơ tới mỏm cực Nam châu Phi (1487), nhiều nhà hàng hải muốn tiếp tục hoàn thành cuộcthám hiểm sang ấn Độ, nhưng vua Bồ Đào Nha đã chọn Vaxcô đơ Gama, nhà hàng hải dũngcảm và có chí lớn này thực hiện

Ngày 6-7-1497, Vaxcô đơ Gama chỉ huy đoàn tàu gồm 4 chiếc Caravela cùng 168 thủy thủ,

mở đầu cuộc thám hiểm Cuối năm, họ tới mũi Bão Táp và đi lên phía Bắc Vaxcô đơ Gamaloanh quanh ở bờ biển phía đông Châu Phi một thời gian không dám vượt qua ấn Độ Dương.Sau nhờ một thủy thủ ARập thông thuộc đường đi và hiểu biết gió mùa ở ấn Độ Dương dẫnđường đoàn tàu của Vaxcô đơ Gama cập được bến Calicut ở bờ biển Tây Nam ấn Độ (1498).Lưu lại ở đây hơn một năm, tiến hành nhiều cuộc cướp bóc và cũng xảy ra nhiều vụ xung độtvới các tàu buôn ARập và dân địa phương, đến tháng 8-1499, đoàn tàu của Vaxcô đơ Gama trở

về nước, chỉ còn 55 người sống sót, nhưng chở về đầy vàng và hương liệu Sau đó, Vaxcô đơGama còn trở lại ấn Độ nhiều lần và đã hi sinh trên đất ấn Độ

GĂNGĐI (MAHATMA) (1869 - 1948)

Môhanđat Karamsan Găngđi (Mohandas Karamchand Gandhi), biệt hiệu Mahatma, có nghĩa

là Tâm hồn vĩ đại thường được nhân dân gọi là "Thánh" Găngdi - nhà hoạt động cách mạng ấn

Độ lãnh tụ Đảng Quốc đại, người lãnh đạo chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ấn Độtheo đường lối phản kháng thụ động và không bạo lực

Găngđi sinh ra trong một gia đình khá giả ở bang Gigiarat (Tây ấn) Bố là quan chức cao cấpcủa chính quyền địa phương, nhưng có tinh thần dân tộc, ghét bọn thực dân Anh Mẹ là người

mộ đạo Giaina Năm 1888, Găngđi được gia đình cho du học ở Anh, theo học ngành luật Năm

1891, ông tốt nghiệp đại học và trở về nước Năm 1893, ông nhận làm cố vấn pháp luật cho mộthãng buôn ấn Độ ở Nam Phi Gần hai mươi năm làm việc ở Nam Phi, ông đã chứng kiến nhữngcảnh bất công và tủi nhục của người ấn Độ và những người da màu Nam Phi khác do chính sáchphân biệt chủng tộc của bọn thực dân Anh gây nên Ông đề xướng biện pháp đấu tranh phảnkháng thụ động, tức là bất hợp tác mọi mặt với nhà cầm quyền thực dân

Đầu năm 1915, ông trở về nước, được nhân dân đón tiếp nồng nhiệt Ông vận động nhân dân

ấn Độ đấu tranh bằng cách bất hợp tác, bất bạo động Đặc biệt sau vụ thảm sát Amrixta 1919), hàng vạn người dân ấn Độ bị thực dân Anh tàn sát, phong trào bất hợp tác toàn diện vớichính quyền thực dân Anh được đặt ra Nhân dân ấn Độ tẩy chay dùng hàng hóa của Anh, tự kéosợi và dệt vải may quần áo, không làm việc, không đi lính cho chính quyền Anh

(13-4-Năm 1930, Găngđi còn phát động "cuộc hành trình muối" vận động hàng chục vạn quầnchúng ra bờ biển, sản xuất và mua bán muối, bất chấp luật học quyền muối của chính quyền thựcdân Anh Bọn thực dân Anh đã nhiều lần bắt giam ông (1922 - 1924; 1930 - 1931; 1942 - 1944).Trong nhà tù, ông đã nhiều lần đấu tranh bằng phương pháp tuyệt thực

Năm 1947, chính phủ Anh thấy không thể thống trị ấn Độ như trước được nữa, đã phải tuyên

bố trao trả độc lập cho ấn Độ Sau khi ấn Độ giành được độc lập (18-5-1947), những cuộc xungđột đẫm máu giữa hai cộng đồng ấn giáo và Hồi giáo vẫn tiếp diễn, Găngđi hết sức đau lòng, đikhắp nơi để kêu gọi toàn dân đoàn kết, chấm dứt xung đột tôn giáo Ngày 31-1-1948 Găngđi đã

bị một thanh niên theo ấn giáo trong tổ chức phản động Hindu Mahasapha ám hại

GARIBANĐI (1807 - 1882)

Giuxeppo Garibanđi (Giuseppe Garibaldi) - người anh hùng dân tộc Italia, chỉ huy quân "áođỏ" hay đội quân "một nghìn" tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước Italia khỏi áchthống trị của đế quốc áo và bọn phong kiến cát cứ Italia

Garibanđi xuất thân trong một gia đình thủy thủ gốc Giênôva, lập nghiệp ở Nixơ Ông làmthủy thủ từ nhỏ, sau trở thành thuyền trưởng, đi lại nhiều nơi Năm 1833, ông tham gia tổ chức

Trang 27

"Italia trẻ" so Mađini lãnh đạo và năm 1834, tham dự một vụ đột kích xưởng đóng tàu ởGiênôva, nhưng thất bại và bị kết án tử hình vắng mặt Ông bỏ trốn sang Nam Mỹ, ở đó ông đãtham gia cuộc khởi nghĩa của nhân dân Brazin và chiến đấu bảo vệ nước Cộng hòa Uruguay.Trong những trận chiến đấu này, đội quân của ông mặc áo sơmi đỏ, nên được mệnh danh là độiquân "áo đỏ" Những chiến thắng của đội quân "áo đỏ" đã vang dội về đất nước Italia

Khi cuộc kháng chiến chống áo của nhân dân Italia nổ ra, ông trở về nước Tháng 6-1848,ông cập bến Nixơ và được đón tiếp như "người anh hùng của hai lục địa" Tháng 2-1849, nướcCộng hòa Rôma do Mađini đứng đầu, được thành lập; Garibanđi nhận nhiệm vụ chỉ huy nhữngchiến sĩ bảo vệ nước Cộng hòa này Quân đội Pháp sang giúp Giáo hoàng đàn áp cuộc khởinghĩa, chiếm lại Rôma và tiêu diệt nước Cộng hòa Rôma, Garibanđi phải lưu lạc nhiều nơi vàcuối cùng dừng lại ở đảo Caprêra bên bờ Địa Trung Hải, mua một thái ấp làm nơi trú ngụ Năm 1859, chiến tranh nổ ra giữa áo và liên minh Pháp - Piêmôntê Garibanđi tổ chức và chỉhuy đội quân tình nguyện "xạ thủ núi Anpơ" chiến đấu bên cạnh quân đội Piêmôntê, được thủtướng Phiêmôntê Cavua phong làm trung tướng Quân đội của Garibanđi đã giải phóng một loạithành phố Lômbacđia

Năm 1860, cuộc khởi nghĩa của nhân dân đảo Xixilia nổ ra chống chính quyền phong kiếntay sai đế quốc áo Cavua khuyến khích Garibanđi đem quân xuống giúp nhân dân Nam Italia.Đội quân tình nguyện "áo đỏ" hơn một nghìn người do Garibanđi chỉ huy (cho nên gọi là độiquân "một nghìn" đổ bộ lên đảo Xixilia, giải phóng toàn đảo Sau đó, đội quân "một nghìn" tănglên đến 16.000 người, đổ bộ lên miền Nam Italia tiến vào thủ đô Napôli, giải phóng toàn bộmiền Nam Italia Cavua không muốn cho miền Nam Italia thành lập chính quyền dân chủ, chonên đã đưa quân xuống miền Nam Italia, ép Garibanđi đem Nam Italia sát nhập vào Piêmôntê.Tháng 1-1861, vương quốc Italia thống nhất được thành lập, vua Piêmôntê được tôn lên làm vuaItalia Nhưng còn hai vùng lãnh thổ trên bán đảo chưa được giải phóng là Vênêđia (thuộc áo) vàRôma (quân đội Pháp bảo hộ) Garibanđi không nhận một chức vụ nào của triều đình mà quaytrở về sống ở thái ấp của mình trên đảo Caprêra

Năm 1866 Garibanđi tham dự cuộc chiến tranh của Italia liên minh với Phổ chống áo Trongkhi quân đội Italia thua cả trên bộ và trên biển thì quân tình nguyện của Garibanđi đánh thắng áonhiều trận ở vùng Tirôn Cuộc chiến tranh kết thúc áo phải trao trả Vênêdia cho Italia

Tháng 10-1867, Garibanđi lại hành quân vào Rôma, đánh bại quân đội của Giáo hoàng.Nhưng quân viễn chinh Pháp kéo sang giúp Giáo hoàng, đánh bại Garibanđi

Năm 1870, khi chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra, Garibanđi kéo quân sang giúp nước Cộng hòaPháp chống lại quân đội Phổ Sau khi Công xã Pari thất bại, ông lại trở về sống những ngày cuốicủa đời mình trên đảo Caprêra

Sau khi lên ngôi, Giayavacman VII bắt tay vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh,đặc biệt chú trọng xây dựng quân đội, nhất là thủy quân Để trả thù việc Champa xâm chiếm vàtàn phá đất nước mình năm 1190, Giayavacman VII đã đem quân tiến đánh Champa, bắt vuaChampa làm tù bình đưa về Ăngco và đặt ách thống trị lên Champa Nhưng chỉ được hai năm,Champa lại giành lại độc lập Giayavacman VII còn cho quân đi chinh phục cả vùng đất ởthượng lưu sông Mêkông, lưu vực sông Mênam và sông Iraoađi

Trang 28

Giayavacman VII tiến hành xây dựng lại kinh đô Ăngco Thom bị tàn phá bởi chiến tranh.Kinh đô mới rộng hơn 4 lần so với kinh đô cũ (hiện nay Ăngco Thom với hệ thống đền đài, thápthần 4 mặt thu hút khách du lịch đến tham quan

Giayavacman VII sùng bái đạo Phật Đại thừa, nhưng vẫn tôn trọng truyền thống cũ và đạoBàlamôn tồn tại từ trước Với lòng nhân ái, ông đã cho xây dựng 102 bệnh viện ở khắp đất nước

để chữa bệnh cho mọi tầng lớp nhân dân và thường xuyên xây dựng tu bổ đường sá, đặt trạmnghỉ chân để giúp cho nhân dân đi lại dễ dàng Giayavacman VII là một nhân vật vĩ đại tronglịch sử Campuchia

GIENGIT KHAN (Thành Cát Tư Hãn) (1206 - 1227)

Giengit Khan tên hiệu của Têmudin (Thiết Mộc Chân) (1155 - 1227)- vua đầu tiên của đếquốc Mông Cổ, nổi tiếng trong lịch sử trung đại về tài quân sự thao lược, cũng như về sự tànbạo

Giengit Khan xuất thân trong một gia đình quý tộc thị tộc Mông Cổ, con trai của thủ lĩnh bộlạc Taisiut Ông thông minh, khôn ngoan, dũng cảm, nhưng cũng hết sức lạnh lùng, tàn nhẫn.Năm 1189, Têmudin được giới quý tộc trong bộ lạc mình bầu làm thủ lĩnh bộ lạc (gọi là Khan).Năm 1206, trong hội nghị quý tộc thị tộc Kuruntai của liên minh bộ lạc Mông Cổ - Tatarơ (TháiĐát0), Têmudin được bầu làm thủ lĩnh tối cao của liên minh bộ lạc (gọi là Khan lớn hay vua).Têmudin lấy biệt hiệu là Giengit Khan (vua của những người dũng cảm)

Sau khi nắm quyền hành, Giengit Khan xây dựng liên minh bộ lạc Mông Cổ - Tatarơ thànhmột quốc gia phong kiến tập trung hùnh mạnh Giengit Khan đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức

và huấn luyện quân đội, biến những người dân du mục thành những kị binh ưu tú, Giengit Khan

đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, chiếm đóng một lãnh thổ rộng lớn bao gồmmiền Nam Xibia, Bắc Trung Quốc, Trung á và một phần ngoại Capcadơ Quân đội Mông Cổ điđến đâu, tàn phá, giết chóc, cướp bóc khủng khiếp đến đó Nhiều thành thị, làng mạc bị thiêutrụi, biến thành đống gạch vụn, xác chất cao như núi Nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy, khángchiến anh dũng chống trả quyết liệt quân xâm lược Mông Cổ

Năm 1227 trên đường viễn chinh, Giengit Khan lâm bệnh rồi chết Đế quốc Mông Cổ cònđược những người thừa kế của Giengit Khan tiếp tục bành trướng, mở rộng bằng chiến tranhxâm lược tàn bạo

Glinca có quan hệ thân thiết với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới và chịu ảnh hưởngnhững truyền thống và hình thức cổ điển phương Tây, vì thế tác phẩm âm nhạc của ông mangtính chất lai Nga và phương Tây Về cuối đời, nhà soạn nhạc không thành công như trước, nênông ra nước ngoài và mất ở Beclin năm 1857

Nước Cộng hòa liên bang Nga ngày nay đã chính thức chuẩn y lấy một nhạc phẩm uy nghi,trang trọng của Glinca làm phần nhạc cho bài quốc ca

GOOBACHÔP (1931 )

Trang 29

Mikhai Goocbachôp (Mikhail Gorbachov) - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Tổngthống Liên Xô, người cầm quyền thời kỳ cuối cùng của Liên bang Xô viết

Goocbachôp sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở tỉnh Xtavrôpôn (Stavropol) thuộcmiền Bắc Capcadơ Năm 1946 - 1950, ông làm phụ máy trạm máy kéo của tỉnh Năm 1952, ônggia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô, sau đó được cử đi học đại học Năm 1955, ông tốt nghiệpkhoa luật trường Đại học Tổng hợp Lômônôxôp Matxcơva; rồi trở về quê hương tham gia côngtác Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô (Kômsômôn) ở tỉnh Đầu tiên, ông làm Bí thư Đoànthanh niên thành phố Xtavrôpôn, sau là Bí thư đoàn tỉnh Xtavrôpôn Năm 1962, ông bầu làm ủyviên Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh Xtavrôpôn, sau là Bí thư Thị ủy Xtavrôpôn Năm 1970, ôngđược bầu làm đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô Năm sau (1971) ông trở thành ủy viên trungương Đảng Cộng sản Liên Xô Từ năm 1978 - 1985, ông là Bí thư Ban Chấp hàng Đảng Cộngsản Liên Xô, phụ trách công tác nông nghiệp

Năm 1985, Goocbachôp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và năm 1989,làm Tổng thống Liên Xô Ông lên nắm quyền khi nền KTxô viết đang bộc lộ những biểu hiệncủa một cuộc khủng hoảng toàn diện Ông đề xướng chủ trương "cải tổ" (Perestroika) Sau 7năm thực hiện chính sách "cải tổ" của Goocbachôp, nền KTLiên Xô ngày càng suy sụp, kéo theo

sự rối ren, hỗn loạn trong tình hình chính trị, XH Một số nước trong Liên bang Xô viết đòi tách

ra khỏi Liên bang, mở đầu là Litva, rồi đến Extônia, Latvia, Mônđôva Về mặt đối ngoại,Goocbachôp đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác đối với Mỹ và các nước phương Tây.Trong khi đó, ông lại có chính sách "không can thiệp" (tức là bàng quan) và không thực hiệnnhững cam kết với các nước đồng minh, dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu và

sự sáp nhập của CHDC Đức vào CHLB Đức Ngày 19-8-1991, một nhóm những người lãnh đạochủ chốt của Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goocbachôpkhi ông đang an dưỡng tại thành phố Yalta (Crưm) Nhưng thất bại

Sau cuộc đảo chính này, Tổng thống Goocbachôp tìm cách thuyết phục để các nước Cộnghòa cùng ký kết một hiệp ước thành lập "Liên bang các quốc gia có chủ quyền", nhưng Ukrainakhông chấp nhận Cuộc gặp gỡ của những người lãnh đạo 3 nước CH Bêlarút, Ukraina và CHLBNga ở Minxcơ (thủ đô Bêlarút) (8-12-1991) và việc ký hiệp định thành lập "Cộng đồng các quốcgia độc lập" của 11 quốc gia ở Anma Ata (thủ đô CH Cadăcxtan) (21-12-1991) đã đánh dấu sựchấm dứt tồn tại của Liên bang CHXHCNXV (Liên Xô) Ngày 25-12-1991, Tổng thống Liên

Xô M.Goocbachôp phải tuyên bố từ chức Như vậy là sự tan rã của Liên bang Cộng hòa XH chủnghĩa Xô viết (Liên Xô) và sự giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô có phần trách nhiệm của ngườiTổng thống và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cuối cùng này

số văn nghệ sĩ và được họ giúp sức, đặc biệt ông chịu ơn rất nhiều nhà thơ Puskin

Những tập truyện ngắn viết về quê hương Ukraina của ông và chùm truyện về Pêtecxbua lànhững bức tranh hiện thực, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, tinh thần yêu tự do của nhân dân vàphê phán cuộc sống ăn bám, trụy lạc của giai cấp quý tộc Trong truyện lịch sử Tarat Bunha(1835), ông đã ca ngợi những người anh hùng dân tộc sống phóng khoáng tự do, chiến đấu kiêncường chống phong kiến Ba Lan Ông cũng sử dụng hài kịch làm vũ khí sắc bén phê phán XHphong kiến đương thời, vở kịch đặc sắc của ông là Quan thanh tra (1836)

Để tránh sự bức bách của chính quyền chuyên chế Nga hoàng và cũng là để dưỡng bệnh,năm 1836, Gôgôn ra nước ngoài (ông đã sống ở Đức, Thụy Sĩ, Pháp, rồi Italia) và tiếp tục sángtác Năm 1842, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Những linh hồn chết (tập I) Những linh hồnchết là một tác phẩm lớn của Gôgôn đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn học Nga

Trang 30

khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực Tác phẩm đã làm chấn động cả nước Nga.Gôgôn sử dụng tiếng cười như một vũ khí lợi hại, sắc bén, tấn công dữ dội, liên tiếp vào giai cấpthống trị của nước Nga nông nô chuyên chế Tập II của cuốn Những tinh hồn chết được xuất bảnsau khi tác giả mất

Gôgôn mất ngày 4-3-1852 Chính quyền chuyên chế cấm báo chí đưa tin cái chết của ông.Nhưng nhân dân Nga đánh giá cao những đóng góp của ông cho nền văn học hiện thực Nga

GÔLA (1746 - 1828)

Phơranxinô đơ Gôia (Francisco de Goya y Lucientes) - họa sĩ nổi tiếng Tây Ban Nha

Thời gian đầu, Gôia là họa sĩ trong cung đình Tây Ban Nha Tuy phục vụ nhà vua, nhưngvới cách nhìn sắc sảo, các tác phẩm của ông lại đả kích quyết liệt bọn quý tộc phong kiến Trong bức tranh Gia đình của Saclơ IV (1800), ông châm biếm một cách sâu cay những conngười cầm vận mệnh đất nước mà chỉ quan tâm đến ăn chơi hưởng lạc

Khi cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nổ, ông đã chào đón một cách nhiệt tình, nhưngcũng phê phán cuộc chiến tranh xâm lược của Napôlêông I vào Tây Ban Nha Ông vẽ hai bứctranh tố cáo tội ác của quân xâm lược và ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân Tây Ban Nha Bằng bút pháp mang khuynh hướng tự do chủ nghĩa, ông đã vẽ 14 bức tranh tường mang tênCăn nhà của người điếc (1819) được coi như mở đầu nền hội họa hiện đại Ông cũng chú ý đến

vẻ kiều diễm, nét khêu gợi của phụ nữ, được thể hiện trong những bức tranh chân dung Nữ côngtước Uxana, Nàng Mada khỏa thân Do bức tranh khỏa thân này, ông đã bị đưa ra tòa án giáo hộinhư một chứng cứ về hành động chống giáo hội

Vào cuối đời, ông phiêu bạt sang Pháp và chết nơi đất khách

GÔTVAN (1896 - 1953)

Klêmen Gôtvan (Klement Gotwald) - nhà hoạt động cách mạng trong phong trào Cộng sảnTiệp Khắc và Quốc tế, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Chủ tịch nước Cộng hòa TiệpKhắc (1948 - 1953)

Gôtvan xuất thân trong một gia đình bần nông ở Môravi Sau khi học xong tiểu học, gia đìnhkhông có điều kiện cho học thêm Gôtvan đã sang thành phố Viên học nghề mộc và tham giaphong trào công nhân Năm 1921, ông gia nhập Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ngay khi đảng mớithành lập Năm 1925, ông được bầu làm ủy viên trung ương, phụ trách công tác tuyên truyền.Năm 1929, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản TiệpKhắc Từ 1935 - 1943, ông là Bí thư Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản

Khi phát xít Đức xâm lược Tiệp Khắc (3-1939), Gôtvan sang Liên Xô và từ bên đó lãnh đạocuộc kháng chiến ở Tiệp Khắc Các ủy ban dân tộc và các đội du kích do Đảng Cộng sản lãnhđạo được thành lập trong cả nước, đã tiến hành nhiều hoạt động phá hoại sau lưng phát xít Đức.Vào giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới II, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã cùng với cácĐảng đại diện cho giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến hành đàm phán, thành lập Mặt trận dân tộc

và chính phủ của Mặt trận (3-1945), Gôtvan được cử làm Phó Thủ tướng Cuộc khởi nghĩa vũtrang của công nhân thủ đô Praha và nhiều thành phố khác vào tháng 5-1945 do Mặt trận dân tộclãnh đạo và được Hồng quân Liên Xô giúp đỡ, đã giải phóng hoàn toàn đất nước Tiệp Khắc khỏiách phát xít Đức

Sau ngày giải phóng, chính phủ của Mặt trận dân tộc tiến hành tịch thu ruộng đất của bọnchủ người Đức, Hungari và của người Tiệp Khắc làm tay sai cho bọn phát xít trước đây và quốchữu hóa toàn bộ ngành công nghiệp nặng, ngân hàng và các hội bảo hiểm Việc thực hiện cảicách dân chủ, đặc biệt là việc quốc hữu hóa các xí nghiệp và ngân hàng đã bị giai cấp tư sản vàcác phần tử tư sản trong chính phủ tìm cách ngăn cản, phá hoại Nhưng nhờ sự đấu tranh kiênquyết của Đảng Cộng sản và nhân dân, nên những cải cách dân chủ vẫn được thực hiện Trongcuộc bầu cử vào Quốc hội mới tháng 6-1946, Đảng Cộng sản chiếm được nhiều ghế nhất trongQuốc hội, lãnh tụ của Đảng Cộng sản là Klêmen Gôtvan được cử ra thành lập chính phủ Thủ

Trang 31

tướng Gôtvan đã đưa ra một chương trình toàn diện xây dựng nhà nước dân chủ và kế hoạch 2năm (1947 - 1948) nhằm phục hồi và phát triển nền KTquốc dân.

Tháng 2-1948, các thế lực phản động ở Tiệp Khắc được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, đãgây ra vụ khủng hoảng trong Chính phủ liên hiệp, hòng xóa bỏ thành quả của nhân dân ĐảngCộng sản Tiệp Khắc, đứng đầu là Tổng Bí thư Gôtvan, đã đập tan âm mưu này bằng việc tổchức cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn của nhân dân, loại trừ các phần tử tư sản phản động khỏichính quyền Tháng 6-1948, Gôtvan được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Tiệp Khắc

và ông giữ chức vụ này cho đến khi mất (1953)

Khi đó "mốt" bảo hộ các tài năng và dùng những người nổi tiếng để tô điểm cho triều đìnhđang thịnh hành, ông được công tước trẻ tuổi xứ Dăcden - Vâyma là Calơ Aogutxơ mời sangVâyma (1776) Ông được cử giữ chức cố vấn cơ mật, chủ tịch phòng tài chính và được phongtước quý tộc Tuy ông được hậu đãi và làm được một số điều hữu ích cho công quốc Vâyma,nhưng "trong chiếc lồng vàng Vâyma khó cất lời ca", cho nên ông đã bỏ sang Italia, tìm cảmhứng và sáng tác Đồng thời ông cũng tiến hành nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về khoánghọc và hình thái học Năm 1792 - 1793, ông tham gia cuộc hành quân trong các đội quân phongkiến châu Âu chống lại cách mạng Pháp Tuy có tư tưởng chống lại cách mạng bạo lực, nhưngông cũng thấy sự cần thiết phải làm cách mạng để xóa bỏ chế độ phong kiến thối nát

Guêthơ đã viết nhiều cuốn tiểu thuyết, nhiều vở kịch, nhiều tập thơ, trong đó nổi tiếng nhất

là vở kịch thơ Phaoxtơ (Faust - phần I xuất bản năm 1806, phần II hoàn thành trước khi tác giảmất năm 1832) Trong tác phẩm Phaoxtơ, Guêthơ đã gợi lên lòng khao khát hạnh phúc của conngười, sự nỗ lực vươn lên không ngừng nhằm chinh phục thiên nhiên, ông cũng đề cao tự do,cuộc đấu tranh cho tự do và sự cao cả của lao động sáng tạo

Guêthơ mất năm 83 tuổi

HAINƠ (1797 - 1856)

Henrich Hainơ (Heirich Heine) - nhà thơ lớn của nước Đức

Hainơ sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái, làm nghề buôn bán ở thành phố Đuyxenđooc,bên bờ sông Rainơ Hainơ sống ở nước Đức khi chế độ phong kiến còn đang ngự trị, nhưng quêhương của ông có một thời gian bị quân Pháp chiếm đóng nên đã ảnh hưởng tư tưởng tự do tưsản Năm 1816, Hainơ ở với cậu là chủ ngân hàng Hămbua và học trường đại học Luật Năm

1825, ông đỗ tiến sĩ luật và trở thành luật sư ở Hămbua Tuy vật, ông chú ý đến văn học, triếthọc nhiều hơn là luật Năm 1826, ông đã cho xuất bản tập thơ Du ký vùng Hácxơ và năm 1827,tập thơ Cuốn sách về những bài ca Hainơ là nhà thơ lãng mạng Bên cạnh những bài thơ hay vềtình yêu và thiên nhiên ông còn có những bài thơ đả kích sâu cay bè lũ quý tộc thiển cận, và tốcáo giáo hội là chỗ dựa của chủ nghĩa chuyên chế Năm 1831, để tránh sự khủng bố của giai cấpquý tộc thống trị Đức, ông đã sang sống ở Pari Trong thời gian này, ông gặp Các Mác và trởthành bạn thân của gia đình Mác Chịu ảnh hưởng của Mác, ông đã sáng tác bài Những ngườithợ dệt ở Xilidê nói về cuộc nổi dậy của thợ dệt ở Xilêdi (Đức) năm 1844 Ngoài thơ ca, ông còn

có những bài báo chống lại chế độ thống trị đương thời Năm 1845, ông bị ốm nằm liệt giường

và mất tại Pari năm 1856

HENRI- Nhà hàng hải (1394 - 1460)

Trang 32

Henri- Nhà hàng hải (Henri le Navigateur) - người tổ chức và cổ vũ những chuyến thámhiểm của Bồ Đào Nha ở bờ biển châu Phi

Hoàng tử Henri nước Bồ Đào Nha, dòng dõi vương hầu (con thứ tư vua Gioan I và là em vuaÊđua), say mê nghiên cứu khoa học Sau khi công cuộc khôi phục đất nước thoát khỏi ách thốngtrị của người Arập Hồi giáo hoàn thành, người Bồ Đào Nha tiếp tục thám hiểm vùng lãnh thổcủa người Arập ở ven biển phía Tây châu Phi

Năm 1416, hoàng tử Henri, biệt hiệu Nhà hàng hải đã tổ chức một trung tâm nghiên cứu địa

lý và lập bản đồ ở lâu đài Sagrơ Bản thân Henri không tham gia một cuộc du hành nào, nhưngông là người cổ vũ và tổ chức những cuộc thám hiểm lớn của Bồ Đào Nha ở thế kỷ XV Ông ralệnh và chỉ dẫn một cách chi tiết cho những đoàn thám hiểm do ông trợ cấp Những đoàn thámhiểm này vừa có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, vừa làm công việc buôn bán và truyền giáo.Cho đến lúc ông mất (1460), đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đã thực hiện nhiều chuyến viễn du và

đã tới vùng Xieca Lêôn Trong lịch sử phát kiến địa lý của Bồ Đào Nha, Henri Nhà hàng hải đãgóp phần công lao lớn

-Qua những bài giảng và những tác phẩm triết học của ông (như Lôgich học, Những nguyêntắc của triết học pháp quyền, Những bài giảng về mỹ học ), tư tưởng triết học của Hêghen (haychủ nghĩa Hêghen) phân định rõ hai mặt: phép biện chứng phát triển trên cơ sở duy tâm và hệthống triết học duy tâm khách quan (hay tuyệt đối) Phép biện chứng của Hêghen là mặt tiến bộtrong triết học của ông, là một thành quả vĩ đại của triết học cổ điển Đức Các nhà sáng lập chủnghĩa Mác (Các Mác và Ph.Enghen) đã tiếp thu có phê phán phép biện chứng của Hêghen, đề raphép biện chứng duy vật Hệ thống duy tâm khách quan lại là mặt bảo thủ của triết học Hêghen

Nó là cơ sở lý luận của những quan điểm XH - chính trị phản động của Hêghen Mâu thuẫntrong triết học của Hêghen phản ánh sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản Đức mới nảy sinh hãy cònyếu đuối với giai cấp phong kiến Đức đang suy tàn, nhưng còn mạnh Triết học của Hêghen đã

có ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa thế giới ở thế kỷ XIX và XX

HÊRACLIT (K.540 - 480 CTN)

Hêraclit (Héraclite) - nhà triết học duy vật biện chứng của Hi Lạp cổ đại

Hêraclit sinh trưởng ở Êphedơ, một thành phố thương mại - ngân hàng lớn ở vùng Iôni,ven bờ biển Êgiê Hêraclit thuộc dòng dõi đại quý tộc, là trưởng họ của nhà vua (chỉ người đứngđầu thành phố), cho nên đáng lẽ được lên làm vua, nhưng vì ông có tư tưởng tiến bộ, khôngmuốn sống xa hoa như bọn quý tộc, nên ông từ chối danh hiệu đó và nhường cho người em Hêraclit coi lửa là yếu tố đầu tiên của nguồn gốc vật chất Ông nói : "Vũ trụ là một thểthống nhất vạn vật, không phải do thần sáng tạo ra, cũng không phải do người sáng tạo ra, màbao giờ nó cũng có Trong quá khứ, trong hiện tại cũng như trong tương lai, nó là do ngọn lửavĩnh viễn, linh hoạt nhen nhóm lên và tắt đi theo những quy luật nhất định" Lửa đây chính làvật chất căn bản, luôn luôn biến chuyển theo quy luật nhất định

Hêraclit nhận thấy hiện tượng biến chuyển và mâu thuẫn của vật chất Ông cho rằng: "Mọi

sự vật đều chuyển động, mọi sự vật đều biến đổi" Một câu nói của Hêraclit thường được người

ta nhắc đến: "Người ta không bao giờ cò thể tắm hai lần trong một dòng sông" Theo nhận địnhcủa V.Lênin thì những câu nói trên của Hêraclit là những lời thuyết minh rất rõ ràng về chủnghĩa duy vật biện chứng nguyên thủy

Trang 33

Hai tác phẩm lớn của Hêrôđôt là cuốn Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư là bộ Lịch sử(gồm 9 tập) Cuốn Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư ra đời vào khoảng năm 430 TCN(cuộc chiến tranh này kéo dài từ năm 492 đến 477 TCN) Quá trình diễn biến cuộc chiến tranh,

sự tàn khốc của nó cùng những ấn tượng sâu sắc và niềm vinh quang thắng trận của người dân

Hi lạp đã được Hêrôđôt phản ánh đầy đủ trong tập sách này Bộ Lịch sử (9 tập) giới thiệu một sốquốc gia châu á, châu Phi thời cổ đại Khi biên soạn bộ sách này, ông đã đi thu thập rất nhiều tựliệu về nền văn minh các nước phương Đông, ông ghi nhận những điều xác thực mắt thấy tainghe, loại bỏ những chuyện hoang đường

Hêrôđôt được tặng danh hiệu "ông tổ của nền sử học" hay "người cha của sử học", vì ông làngười đầu tiên ghi chép lại những sự kiện lịch sử thành bộ sách lịch sử và người đầu tiên đónggóp những công trình nghiên cứu lịch sử của mình vào kho tàng sử học

Năm 1925, nhân dịp Tổng thống Ebe mất, giai cấp tư sản Đức đã đưa Thống chế Hinđenbua,phần tử bảo hoàng, làm tổng thống

Đầu năm 1932, trong cuộc bầu cử tổng thống theo thường lệ, Thống chế Hinđenbua được tái

cử Trước tình hình KTkhủng hoảng ngày càng trầm trọng, trước phong trào công nhân sôi nổi

và Đảng Cộng sản ngày càng có uy tín trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giai cấp

tư bản lũng đoạn đã buộc Tổng thống Hinđenbua bổ nhiệm Hitle làm thủ tướng (30-1-1933).Chế độ độc tài phát xít đã được thành lập ở nước Đức Ngày 2-8-1934, Tổng thống Hinđenbuachết, Hitle nắm cả quyền hành tổng thống và thủ tướng, tự xưng là Quốc trưởng nước Đức

Trang 34

Sau khi lên nắm chính quyền, Hitle đã thực hiện chế độ độc tài phát xít Bọn phát xít đã giảitán các chính đảng và các tổ chức nhân dân chỉ để lại Đảng Quốc xã và những tổ chức phát xít

do chúng lập ra Bọn phát xít tổ chức vụ đốt nhà Quốc hội, rồi vu cho Đảng Cộng sản là thủphạm Chúng đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, bắt giam và xử lãnh tụ Quốc tế Cộngsản G.Đimitơrôp (vụ án Laixích) và bắt giam hàng vạn các chiến sĩ cách mạng Chúng còn thựchiện chính sách bài trừ những người Do Thái Nhà tù và trại tập trung mọc lên khắp nơi Hitlegiao cho cơ quan cảnh sát nhà nước Ghêxtapô và các đội xung kích SA, đội bảo vệ SS của ĐảngQuốc xã thực hiện nhiệm vụ khủng bố

Hitle đã thực hiện một chính sách đối ngoại cực kỳ phản động Năm 1936, Đức đã cùng vớiItalia can thiệp vũ trang vào Tây Ban Nha, giúp đỡ bọn phát xít Phơrăngcô bóp chết nước Cộnghòa Tây Ban Nha trẻ tuổi Đức cùng với Italia và Nhật Bản thành lập trục Beclin - Rôma - Tôkiô

để chuẩn bị Chiến tranh thế giới II Tháng 3-1938, Hitle dùng vũ lực thôn tính nước áo Tháng9-1938, được sự thỏa hiệp của bọn đế quốc phương Tây ở hội nghị Muynkhen, Đức đã xâmchiếm Tiệp Khắc, bọn đế quốc phương Tây âm mưu đẩy nước Đức phát xít tấn công Liên Xô,nhưng ngày 1-9-1939, Đức lại tấn công xâm lược Ba Lan, một đồng minh của Anh - Pháp, buộchai nước này phải tuyên chiến với Đức (3-9-1939) Cuộc chiến tranh thế giới II bùng nổ Ngày30-4-1945, khi Hồng Quân Liên Xô đánh bại quân đội phát xít Đức, tràn vào Beclin, thủ đô củanước Đức phát xít, Hitle đã tự sát

HOÀNG SÀO

Hoàng Sào - thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân thời Đường (Trung Quốc)

Hoàng Sào xuất thân gia đình buôn người, giao thiệp rộng, thích làm những việc nghĩa hiệp,giỏi cưỡi ngựa, bắn cung Khi trẻ, ông có được đi học, nhưng thi mấy lần không đỗ Năm 875,thấy phong trào nông dân khởi nghĩa chống giai cấp phong kiến nhà Đường nổi lên ở nhiều nơi,Hoàng Sào tập hợp mấy ngàn người nổi lên ở Sơn Đông hưởng ứng Nhân dân vùng hạ lưuHoàng Hà tham gia đội quân khởi nghĩa rất đông, chỉ vài tháng, quân khởi nghĩa đã tới mấy vạnngười Hoàng Sào tự xưng là "Xung thiên đại tướng quân"

Triều đình nhà Đường kêu gọi phiên trấn mang quân về giúp, đàn áp cuộc khởi nghĩa Đểtránh bị bao vây Hoàng Sào quyết định rút quân xuống miền Nam Trung Quốc Trong suốt cuộchành quân từ Hà Nam xuống tới Quảng Đông, quân đội Hoàng Sào đã tiêu diệt nhiều quan lạitham nhũng, cường hào ác bá, chia của cải và ruộng đất cho người nghèo Nhưng nghĩa quân làngười miền Bắc không quen khí hậu miền Nam, bị ốm bệnh và chết rất nhiều, Hoàng Sào lạiquyết định kéo quân trở về miền Bắc và trực tiếp tấn công vào kinh đô Trường An của nhàĐường Năm 880, nghĩa quân chiếm được Trường An, vua Đường phải bỏ chạy sang Tứ Xuyên.Hoàng Sào lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Tề

Chính quyền của Hoàng Sào chưa kịp củng cố thì đã lục đục chia rẽ Giai cấp thống trịĐường đã lôi kéo được một số tướng tá của nghĩa quân chống lại Hoàng Sào, đồng thời tiếnhành bao vây, cắt đứt đường tiếp tế của nghĩa quân Quân phiên trấn ở các nơi kéo về giúp quânĐường, tấn công chiếm lại Trường An Năm 883, Hoàng Sào phải bỏ Trường An, chạy về SơnĐông Sau nhiều lần bị tấn công, tập kích, quân của Hoàng Sào bị thất bại nặng nề và hầu nhưtan rã Năm 884, Hoàng Sào tự sát

Cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Đường do Hoàng Sào lãnh đạo đã kéo dài tới mười năm(875 - 884), tuy bị thất bại, nhưng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào nền thống trị thối nát của nhàĐường Triều đình nhà Đường đã được khôi phục lại, nhưng hơn 20 năm sau thì bị diệt vong

HÔMERƠ (TK TCN)

Hômerơ (Homère) - thi sĩ dân gian của Hi Lạp cổ đại, người đã sáng tác hai thiên anh hùng

ca nổi tiếng Iliat và Ôđixê

Về thân thế của Hômerơ hiện nay còn lưu lại tới 9 bản tiểu sử, 7 đến 11 thành bang giànhnhau quê hương của nhà thơ Thời gian ông sống có người cho là thế kỷ IX, VIII, thậm chí thế

kỷ VI TCN Theo sử gia Hi Lạp Hêrôđôt, Hômerơ là một ca sĩ mù hát rong, sinh ở Tiểu á, mộtthuộc địa của Hi Lạp, vào khoảng năm 850 TCN Theo truyền thuyết, Hômerơ xuất thân trong

Trang 35

một gia đình bình dân, mồ côi cha từ sớm, được mẹ nuôi nấng, dạy dỗ Ông đi nhiều nơi với bạnthương nhân là Năngtet Ông có vốn sống phong phú, có kiến thức văn học dân gian và là mộtthiên tài về thi ca Theo các nhà nghiên cứu thì Hômerơ đã sáng tác anh hùng ca Iliat khi còn trẻ

và anh hùng ca Ôđixê khi đã về già Hai tác phẩm anh hùng ca này được sáng tác trên cơ sở khaithác đề tài và cốt truyện từ "Truyền thuyết về cuộc chiến tranh ở thành Tơroa", một cuộc chiếntranh có thực đã xảy ra vào khoảng thế kỷ XII TCN giữa những người Hi Lạp ở bán đảo Hi Lạp(hay người Akêen) với những người ở thành Tơroa (còn gọi là thành Iliông) Trước Hômerơ đã

có nhiều ca sĩ hát rong sáng tác những bản trường ca về cuộc chiến tranh ở thành Tơroa, nhưngrất tiếc là không còn lưu lại được bản nào, do đó không biết Hômerơ đã vay mượn của những thi

dĩ dân gian những gì và mức độ bao nhiêu Đó là những vấn đề còn tồn tại về thân thế và sựnghiệp của Hômerơ, cái mà người ta gọi là "vấn đề Hômerơ"

Iliat là bản anh hùng ca, ca ngợi cuộc chiến đấu giữa những người anh hùng của Hi Lạp vàcủa thành Tơroa (con có tên gọi là thành Iliông) Tác phẩm gồm 15693 câu thơ chia thành 24khúc ca

Ôđixê là bản anh hùng ca, ca ngợi cuộc sống hòa bình, kể cuộc phiêu lưu của Uylitxơ, ngườianh hùng Hi Lạp đã tham gia cuộc chiến tranh ở thành Tơroa, phiêu bạt mười năm khắp vùngđất quanh Địa Trung Hải mới về đến quê hương Ôđixê gồm 12110 câu thơ và cũng được chia là

24 ca khúc

Hai tác phẩm anh hùng ca của Hômerơ không những bao quát thực tế rộng lớn thời đại ông,

nó còn có giá trị nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo rất lớn Vì thế những bản anh hùng ca củaHômerơ đã có một vị trí quan trọng trong nền văn hóa cổ điển châu Âu và nhiều triết gia, văn sĩchâu Âu đã chịu ảnh hưởng của "người thầy của các nhà thơ" này

HỒNG TÚ TOÀN (1813 - 1864)

Hồng Tú Toàn - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình thiên quốc ở Trung Quốc Hồng Tú Toàn xuất thân trong một gia đình trung nông ở Quảng Đông Khi còn nhỏ, học rấtthông minh; sau gia đình gặp khó khăn, ông phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ gia đình và trở thànhthầy đồ dạy trẻ Ông mấy lần đi thi nhưng không đỗ Một lần, tình cờ đọc cuốn Lời lành răn đờicủa Hội Truyền bá đạo Kitô xuất bản ở Quảng Châu, đang sẵn có tâm lý bất mãn với chế độkhoa cử, căm thù sự hủ bại của triều đình Mãn Thanh và thông cảm với nỗi thống khổ của nhândân, ông đã quyết tâm lấy chủ nghĩa bình đẳng của đạo Kitô làm gốc, sáng lập ra đạo "BáiThượng đế" để tập hợp nhân dân chống lại chính quyền Mãn Thanh

Năm 1844, ông đi truyền đạo và năm 1850, phát động khởi nghĩa vùng núi tỉnh Quảng Tây.Sau khi giành được một số thắng lợi, ông tuyến bố thành lập chính quyền mới gọi là Thái bìnhthiên quốc, tự xưng là Thiên vương và phân phong cho các tướng lĩnh Tháng 3-1853, quân TháiBình chiếm được Nam Kinh, đặt làm kinh đô của Thái Bình thiên quốc và đổi tên là Thiên kinh.Ngoài việc tiến hành Bắc phạt và Tây chinh nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh, Hồng Tú Toàncòn ban bố Chế độ ruộng đất thiên triều và nhiều chính sách cải cách chính trị, XH tiến bộ khác Nhưng Thái Bình thiên quốc đã không xây dựng những căn cứ vững chắc trong những vùngmình chiếm đóng Bộ phận lãnh đạo phạm vào nhiều sai lầm về chính trị và quân sự Năm 1856,Hồng Tú Toàn thủ tiêu một số tướng tá có thế lực của Thái bình thiên quốc (trong đó có Dương

Tú Thanh, một viên tướng tài giỏi, thành phần cố nông) không ăn cánh với mình, làm cho lựclượng cách mạng giảm sút đi nhiều

Các nước tư bản phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ) lợi dụng sự rối ren của đất nước Trung Quốc,trước hết dùng vũ lực buộc triều đình Mãn Thanh khuất phục (Cuộc chiến tranh thuốc phiện lầnthứ 2 1857 - 1860), sau đó tích cực giúp đỡ triều đình Mãn Thanh và bọn địa chủ quan liêu vũtrang tấn công Thái bình thiên quốc Năm 1864, Thiên Kinh bị quân đội Mãn Thanh và đội vũtrang của bọn địa chủ quan liêu bao vây chặt Quân đội và tàu chiến của Anh, Pháp, Mỹ cũngtham gia tấn công Nghĩa quân và nhân dân trong thành chiến đấu dũng cảm Khi thành ThiênKinh sắp thất thủ, Hồng Tú Toàn đã tự vẫn (1-6-1864)

HÔRAXƠ (65 - 8 TCN)

Trang 36

Hôraxơ (Horaxe, tên la tinh Quintus Horatius Flaccus) - một trong những nhà thơ lớn của đếquốc Rôma cổ đại

Hôraxơ vốn là con của một người nô lệ được giải phóng, đã phải trải qua những năm sốngđau khổ trong tình cảnh nô lệ Sau khi được giải phóng, ông được nhà bảo trợ Mêxêna (một quýtộc Rôma dưới triều Auguxtut) giúp đỡ sáng tác thơ Thơ Hôraxơ nói về tình yêu, tình bạn, cangợi thú điền viên và đức tính điều độ, phê phán bằng giọng trào phúng về đạo đức và sự hưởnglạc của bọn quý tộc phong triều đình Auguxtút Hình thức thơ của Hôraxơ rất phong phú, nhiềucảm xúc, linh hoạt, bóng bẩy Ông hằng mơ ước truyền thụ cho người đương thời và người đờisau nghệ thuật sáng tác của mình Trong một bài thơ, ông đã nói lên mong muốn sẽ tạo nênnhững tác phẩm của mình một bức tượng đồng kỷ niệm "cao hơn Kim tự tháp"

Những tập thơ Hôraxơ còn để lại là tập Thơ trào phúng (Satires) gồm những bài thơ manggiọng khôi hài, phê phán tư cách đạo đức của bọn quý tộc triều đình; Thơ trữ tình (Odes) ca ngợicuộc sống nơi thôn dã và tình yêu; Thi thư (Epêtres) là những bức thư bằng văn vần bàn luận vềđạo lí, thị hiếu, trong đó tập cuối bàn về nghệ thuật thơ ca

KILIĐASA (T.K.IV-V)

Kaliđasa - nhà thơ lớn của ấn Độ, ở thời Gupta, tác giả vở kịch Sơkuntơla nổi tiếng

Theo truyền thuyết, Kaliđasa mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bè, được một người chăn bò nuôidưỡng Lớn lên, Kađiđasa là một chàng trai khỏe mạnh, nhưng trí tuệ rất kém cỏi Về sau được

nữ thần Kali truyền cho trí tuệ và óc thông minh Do vậy, ông đã lấy tên là "kẻ nô lệ của thầnKali" (Kaliđasa) Kaliđasa đã hấp thụ được những truyền thống văn hóa lâu đời và rực rỡ củanền văn minh ấn Độ Bản chất là một người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, đặc biệt là lòng thươngyêu con người sâu sắc, Kaliđasa đã tiếp tục phát triền chủ đề tình yêu trong một XH mà chế độđẳng cấp khắc nghiệt đang ngự trị, và có lẽ cũng chính vì thế Kaliđasa đã trở thành một trongnhững nhà thơ, nhà viết kịch lớn của thời đại Kaliđasa được vua ấn Độ Vikrammađitya (biệthiệu của Chandragupta II) mời vào cung và được coi là một trong chín viên ngọc quý của hoàngcung

Kaliđasa có nhiều sáng tác về thơ ca, về kịch, trong đó nổi tiếng nhất là tập thơ trỡ tình Mâyđưa tin và vở kịch thơ Sơkuntơla viết bằng tiếng Sănxkri Đối với nhân dân ấn Độ, Sơkuntơlacủa Kaliđasa từ lâu đã đi vào tâm tư tình cảm của họ, đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận chonhững sáng tác, những hoạt động văn hóa của họ (ngâm vịnh, diễn kịch, đóng phim, hội họa, âmnhạc ) Kaliđasa cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, đã được dàn dựng ôpêra, quayphim và công diễn ở khắp mọi nơi

ở miền Nam Việt Nam, "Chiến tranh một phía" của Mỹ - Diệm đã bị cuộc đồng khởi củanhân dân miền Nam Việt Nam (1959 - 1960) làm thất bại, Giôn Kennơđi đã phát động cuộcchiến tranh đặc biệt, một loạt chiến tranh trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của đếquốc Mỹ Tuy đã tập trung mọi sức lực và thủ đoạn cho cuộc Chiến tranh đặc biệt này, nhưng đếquốc Mỹ vẫn không đương đầu nổi với quân dân miền Nam Việt Nam

Trang 37

Ngày 22-11-1963, Giôn Kennơđi bị ám sát "Chiến lược hòa bình" của Giôn Kennơđi cònđược Giônxơn, người kế tục chức vụ Tổng thống tiếp tục triển khai trên toàn thế giới Cuộcchiến tranh ở Việt Nam, sau cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1968, đã làm phá sản hoàn toànchiến lược Kennơđi

KÊNENXKI (1881 - 1970)

Alêchxanđrơ Phêđôrôvitsơ Kêrenxki (Aleksandr Fedorovitch Kerenski) - nhà hoạt độngchính trị, Thủ tướng chính phủ lâm thời sau Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga và bị Cách mạngtháng Mười 1917 lật đổ

Kêrenxki là luật sư, tham gia Đảng XH - cách mạng, một đảng cách mạng tiểu tư sản Dướichế độ Nga hoàng, ông là nghị sĩ trong Quốc hội khóa 4 Sau khi Cách mạng tháng Hai 1917 ởNga thắng lợi, Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập, do huân tước Lơvôp làm Thủ tướng,gồm đa số bộ trưởng là tư sản và địa chủ Để lôi kéo Đảng XH - cách mạng Mensơvich liênminh với giai cấp tư sản và để lừa dối nhân dân, Chính phủ lâm thời đã đưa Kêrenxki vào làm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sau những cuộc biểu tình của nhân dân chống lại Chính phủ lâm thờivào tháng Tư 1917, chính quyền tư sản bị khủng hoảng Chính phủ lâm thời đưa thêm bọn XH -cách mạng và Mensơvich vào chính phủ, vai trò của Kêrenxki được đề cao Ông được đưa lênlàm Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, sau đó kiêm luôn cả chức Tổng tư lệnh quân đội Vào tháng Bảy

1917, Chính phủ liên hợp Lơvôp bị lật đổ vì những thất bại ngoài mặt trận và vì những cuộcbiểu tình của nhân dân, Kêrenxki lên thay làm Thủ tướng Từ khi tham gia chính phủ lâm thờicho đến khi đứng đầu chính phủ đó, Kêrenxki luôn luôn có thái độ phản động, tiếp tục tham giachiến tranh đế quốc và tiến hành khủng bố những người cách mạng Nhưng khi tướng Coocnilôpđược giai cấp tư sản trong nước ủng hộ và bọn đế quốc Anh, Pháp giúp đỡ, âm mưu lật đổ chínhphủ Kêrenxki và thiết lập chế độ độc tài quân sự thì Kêrenxki đã phải cầu cứu sự giúp đỡ củaĐảng Bônsơvich Vụ phiến loạn Coonilôp đã bị đập tan (8-1917) Khi nghe tin cuộc khởi nghĩa

vũ trang ở Pêtơrôgrat sắp nổ ra Kêrenxki đã rút những đơn vị đặc biệt từ mặt trận về thủ đônhằm chống lại cách mạng, nhưng cách mạng vẫn bùng nổ và giành được thắng lợi Đêm 25-10(7-11-1917), Cung điện Mùa đông, nơi ẩn náu của Chính phủ lâm thời bị chiếm Toàn bộ Chínhphủ lâm thời bị bắt, trừ Kêrenxki lấy cớ đi kiếm viện binh, trốn thoát

Sau khi chạy từ Pêtơrôgrat đến vùng mặt trận phía bắc, Kêrenxki dùng những lực lượngCôdắc của tướng Kraxnôp để tiến đánh Pêtơrôgrat Bọn XH - cách mạng xúi giục học sinh sĩquan nổi loạn Nhưng cả bọn học sinh sĩ quan và quân đội của Kraxnôp đều bị đội cận vệ đỏ vàthủy binh cách mạng đánh tan (31-10 tức 13-11-1919) Kêrenxki hóa trang giả làm phụ nữ trốnthoát Từ đó Kêrenxki sống lưu vong ở nước ngoài cho đến khi chết

KHANG HỮU VI (1858 - 1927)

Khang Hữu Vi - học giả, chính khách có xu hướng cải lương, người đề xướng phong tràoDuy Tân năm 1898 ở Trung Quốc

Khang Hữu Vi xuất thân trong một gia đình địa chủ quan liêu ở tỉnh Quảng Đông Tuy chịu

sự giáo dục của Nho học, nhưng rất hâm mộ những thành tựu của nền văn hóa, khoa học, kỹthuật và chế độ dân chủ tư sản phương Tây Ông cho rằng chỉ có cải cách đất nước theo conđường tư bản chủ nghĩa với thể chế quân chủ lập hiến như ở Anh thì mới cứu Trung Quốc khỏinguy cơ thuộc địa

Năm 1888, ông lên Bắc Kinh dự thi và viết một bức thư dâng lên Hoàng đế Quang Tự yêucầu cải cách, nhưng thư không đến được tay vua, ông còn bị gạt ra khỏi danh sách trúng cử.Năm 1895, ông lại lên Bắc Kinh dự thi lần thứ hai Lần này, ông đã vận động được 1300 cửnhân cùng ông viết bức thư tuy cũng không đến được tay vua, nhưng đã gây một tiếng vang lớntrong giới trí thức và quan lại tiến bộ Ông còn thành lập tổ chức Cường học hội và xuất bản báochí để tuyên truyền cổ động cho cải cách Lần này ông đỗ tiến sĩ và được bổ nhiệm làm quantrong triều, điều kiện thuận lợi cho ông tiến hành cuộc vận động cải cách

Vua Quang Tự 28 tuổi, đang có nhiệt tình và đầy tham vọng Nhà vua muốn dựa vào pháicải cách làm một cuộc duy tân để thay đổi XH Trung Quốc, đồng thời thay đổi luôn cả địa vị lệ

Trang 38

thuộc của mình vào Từ Hi thái hậu Năm 1898, sau nhiều lần bàn bạc với Khang Hữu Vi, vuaQuang Tự đã ban bố một loạt pháp lệnh cải cách về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và vănhóa - giáo dục (lịch sử gọi là biến pháp Mậu Tuất) Những biện pháp cải cách trên có ý nghĩatiến bộ rất lớn nhằm chuyển biến Trung Quốc từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủnghĩa Động chạm tới quyền lợi của đa số quan lại phong kiến, cho nên bọn họ đã tập hợp xungquanh Từ Hi thái hậu, chống phá phong trào Duy Tân Từ Hi thái hậu đã tổ chức tiến hành chínhbiến, bắt giam vua Quang Tự và truy nã phái Duy Tân Khang Hữu Vi trốn thoát và nhờ sứ quánAnh đưa ra nước ngoài Khang Hữu Vi tuy thất bại trong cuộc Duy Tân năm 1898, nhưng vẫnkhông từ bỏ con đường cải lương, vẫn chủ trương bảo tồn nên quân chủ và phản đối chính thểcộng hòa khi cách mạng Tân Hợi 1911 nổ ra

Lỗ đi chu du khắp các nước chư hầu của nhà Chu Nhưng ở đâu ông cũng không được trọngdụng Cuốn cùng, ông trở về nước Lỗ, mở trường dạy học Ông được mọi người gọi là Khổng

Tử (ông thầy họ Khổng) Học trò theo học ngày một đông, tương truyền có hơn 3000 học trò,tong số đó có 72 "người hiền" (người tài giỏi) Vừa dạy học, Khổng Tử vừa biên soạn sáu bộsách làm sách giáo khoa (lục kinh), đó là Kinh Thư, Thi, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu Sau khiông mất, học trò đã sưu tập những lời dạy của ông, soạn thành bộ "Luật ngữ" Luận điểm chínhtrị, đạo đức cơ bản của Khổng Tử là đề cao chữ "nhân" và thuyết "chính danh định phận" Hoàncảnh đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ, chiến tranh, loạn lạc xảy ra khắp nơi, giai cấp thống trị

sử dụng bạo lực để chống lại nhau và đàn áp nhân dân, Khổng Tử chủ trương dùng "lễ trị" trongquan hệ giữa giai cấp thống trị và dùng "nhân nghĩa" để cai trị nhân dân Khổng Tử khuyên mọingười hãy sống nhẫn nhục theo đúng cương vị của mình, theo một định mệnh dường như đãđược Thượng đế an bài: "vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" Sau này những tư tưởng

ấy trở thành khuôn mẫu đạo đức, tư tưởng cho lối sống của con người trong XH phong kiếnTrung Quốc cũng như một số nước phương Đông

KHƠRUTXÔP (1894 - 1971)

Nikita Xecghêiêvitsơ Khơrutxôp (Nikita Sergueievitch Khrouchtchev) - Bí thư thứ nhất BanChấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1953 - 1964) và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngLiên Xô (1958 - 1964)

Khơrutxôp sinh ngày 17-4-1894 trong một gia đình công nhân mỏ ở thôn Khơrutxôp thuộctỉnh Cuôcxcơ

Khi Cách mạng tháng Mười 1917 bùng nổ, ông tham gia cách mạng và làm Chủ tịch BanChấp hành bần nông ở địa phương Năm 1918, ông gia nhập Đảng Cộng sản (Bônsơvich) Nga

và tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Nam trong thời kỳ nội chiến Nội chiến kết thúc, ông làmviệc ở mỏ dầu Đônbat và học tại chức ở Học viện công nghiệp Đônetxcơ (vùng Đônbat) Sau lênMatxcơva, ông học tại Học viện Xtalin và ở lại làm công tác đảng ở Mátxcơva Năm 1934, ôngđược bầu làm ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, sau đó Bí thư thứ nhất Ban chấphành Đảng cộng sản Ukraina (1935), đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô (1937) và ủy viên BộChính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1939) Trong thời kỳ Chiến tranh

vệ quốc (1941 - 1945), ông là ủy viên Hội đồng quân Tập đoàn quân Tây Nam và được phonghàm Trung tướng (1943) Năm 1947, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa XHchủ nghĩa Ukraina Năm 1949, ông được bầu vào Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Liên

Trang 39

Năm 1953, sau khi Xtalin mất, ông buộc người kế tục Xtalin là Malencôp thôi chức và lênlàm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô Tại Đại hội XX xủa Đảng Cộngsản Liên Xô (2-1956), ông đã phát động phong trào chống tệ sùng bài cá nhân Xtalin và tại Đạihội XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô (10 - 1961), ông đề ra cương lĩnh xây dựng chủ nghĩacộng sản ở Liên Xô Năm 1958, ông kiêm nhiệm cả chức vụ Chủ tịch Hội động Bộ trưởng Liên

Xô Do có nhiều sai lầm trong chính sách đối nội và đối ngoại, nên hội nghị Ban Chấp hànhtrung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 14-10-1964 đã loại Khơrutxôp ra khỏi mọi chức vụ.Ông mất ngày 11-9-1971

KHUẤT NGUYÊN (399 - 278 TCN)

Khuất Nguyên - nhà thơ yêu nước của Trung Quốc cổ đại

Khuất Nguyên là người nước Sở, tên chính là Khuất Bình, nổi tiếng là một người học rộng,trí nhớ như thần

Khuất Nguyên được Sở Hoài Vương yêu mến và đặc biệt tin dùng, giao cho ông chức Tả đô,một chức quan rất gần gũi với nhà vua - cùng vua bàn tính việc nước, soạn thảo pháp lệnh, tiếpkhách và ứng đối với các sứ thần

Khuất Nguyên lòng dạ ngay thẳng, trung thực, căm ghét bọn gian thần nịnh bợ, ton hót; bịbọn gian thần ghen ghét, hùa nhau lập kế hãm hại, ghèm pha

Mù quáng và cả tin bọn gian thần, Sở Hoài Vương đã dần dần bỏ rơi ông, không sử dụngtrong các công việc hệ trọng của triều đình, lại bắt đi sứ nước Tề Tới thời Khoảnh TươngVương - con trai Sở Hoài Vương - bọn gian thần lại tiếp tục gièm pha, hãm hại ông đến nỗiKhoảng Tương Vương đã khép ông tội khinh quân và đưa đi đầy biệt xứ

Phẫn uất trước thái độ của Khoảng Tương Vương và thấy rõ sự thối nát, hủ bại của vươngtriều Sở, Khuất Nguyên đã xõa tóc, tới sông Tương và trẫm mình xuống dòng Mịch La (thuộctỉnh Hồ Nam bây giờ) tự vẫn, khi ông vừa tròn 62 tuổi

Sáng tác của Khuất Nguyên phong phú, đồ sộ Theo sử liệu của Tư Mã Thiên và của các nhà

sử học thời Hán, những tác phẩm chính của Khuất Nguyên phần lớn được viết khi ông bị vươngtriều Sở ruồng bỏ Khuất Nguyên đã để lại cho hậu thế 23 tác phẩm Về sau được in gộp lạitrong tập "Sở từ", trong đó "Ly Tao" là tác phẩm tiêu biểu nhất, đồng thời cũng là đỉnh cao củathi ca cổ điển Trung Quốc

Với chính sách giết sạch, cướp sạch, đốt sạch của người Mông Cổ, đất nước Trung Hoa bịtàn phá nặng nề Nguyên Thế Tổ (Khubilai) được bọn Hán gian giúp sức, đã tổ chức lại bộ máynhà nước giống như các triều đại phong kiến trước, những người Mông Cổ và các dân tộc khác

đi theo Mông Cổ vào xâm lược Trung Quốc được dành quyền ưu đãi Mâu thuẫn dân tộc kết hợpvới mâu thuẫn giai cấp đã tồn tại trong suốt thời kỳ thống trị của nhà Nguyên

Trang 40

Sau khi chinh phục Nam Tống xong Nguyên Thế Tổ tiếp tục bành trướng xuống phươngNam Năm 1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy, vượt biển, xâm chiếm Champa Năm 1285

và năm 1287 - 1288, hai lần quân Nguyên do Thoát Hoan, con trai của Khubilai, cầm đầu kéoquân vào lâm lược Đại Việt Nhưng những cuộc xâm lược của quân Nguyên đều thất bại Từ đónhà Nguyên không dám tiến xuống phương Nam nữa

đi phiêu lãng Có tài liệu nói, ông tham gia nghĩa quân nông dân Trương Sĩ Thành chốngNguyên Sau khi Chu Nguyên Chương diệt nghĩa quân Trương Sĩ Thành, ông không tham giahoạt động chính trị nữa, mà chuyển sang hoạt động văn chương Ngoài Tam Quốc chí diễnnghĩa, ông còn có những bộ tiểu thuyết khác như Tùy Đường lưỡng triều chỉ truyện, Tấn Đườngngũ đại sử diễn nghĩa Những bộ tiểu thuyết này của ông đã bị người đời sau thay đổi đi nhiềukhông còn như nguyên tác nữa

Sáng tác Tam Quốc chí diễn nghĩa, La Quán Trung căn cứ vào những truyện kể dân gian, cótham khảo bộ chính sử Tam Quốc chí của Trần Thọ (viết vào đời Tấn), và Tam Quốc chí chúcủa Bùi Tùng Chi (đời Lưu Tống - Nam Triều)

Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung gồm 240 hồi, kể lại cuộc tranh chấp giữa batập đoàn phong kiến Ngụy, Thục, Ngô thời Tam Quốc, diễn tả sinh động những nhân vật, nhữngcuộc chiến tranh tàn khốc, những tai họa và nỗi thống khổ của nhân dân Tác phẩm là một bộbách khoa về lịch sử, quan hệ XH, đặc biệt có nhiều tri thức vầ quân sự Bộ Tam Quốc chí diễnnghĩa về sau được Mao Tôn Cương (đời Thanh) chỉnh lý còn 120 hồi và thêm lời bàn, hiện nayđang lưu truyền

và xây dựng nhà nước Liên Xô

Lênin sinh ngày 22-4-1870 ở Simbiêc (nay là Ulianôp) trong một gia đình nhà giáo tiến bộ.Người anh cả của Lênin bị án tử hình vì tham gia mưu sát Nga hoàng (1887) Lênin đã tham giaphong trào cách mạng từ hồi còn là sinh viên, nhưng không đi theo con đường của anh mình, mà

Ngày đăng: 07/12/2015, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w