1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tìm hiểu một số địa danh ở lâm đồng TS nguyễn hữu xuân

21 402 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Đà Lạt – thành phố cao nguyên, thành phố hoa… bằng nhiều tên gọi mĩ miều và lãng mạn, Đà Lạt trong tâm thức nhiều người là một vùng đất rộng lớn trên cao nguyên Lang Biang.. Hơn 100 năm

Trang 1

TIỀM HIỂU MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở LÂM ĐỒNG

Biên soạn: TS Nguyễn Hữu Xuân Khoa Địa lí – Địa chính – trường Đại học Qui Nhơn TỈNH LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là tỉnh miền núi cực nam Tây Nguyên, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây giáp Đắc Nông và Bình Phước, phía tây nam giáp Đồng Nai, phía nam giáp Bình Thuận, phía bắc giáp Đắc Lắc Lâm Đồng có có diện tích 9.764km2, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước bao gồm thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đamrông Lâm Đồng có một số đô thị, lớn nhất là thành phố Đà Lạt – đô thị loại II với số dân 162.675 người (năm 1999), thị xã Bảo Lộc và các thị trấn Liên Nghĩa, Di Linh, Đình Văn, Thạnh Mĩ…

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2009, Lâm Đồng có 1.189.300 người, chiếm 1,39% dân số cả nước Mật độ dân số thấp so với trung bình cả nước, chỉ đạt 122 người/km2 Lâm Đồng là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống Trong đó, người Kinh là dân tộc chiếm đa

số, các dân tộc bản địa bao gồm người K’Ho (117.730 người), Mạ (28.282 người) chiếm số dân đông nhất, các dân tộc ít người khác như người Hoa, người M’Nông, Chu Ru, Rắc Lây, Xtiêng Những năm gần đây một số dân tộc ít người từ miền Bắc di cư vào như người Tày, Nùng, Thái, Mường, Thổ…

Tự nhiên Lâm Đồng phân hóa mạnh mẽ Thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Nguyên với tính chất nhiệt đới gió mùa, khí hậu ở Lâm Đồng ôn hoà, dịu mát quanh năm, thời tiết thường ít có những biến động lớn Địa hình phân bậc với những bề mặt cao nguyên xếp tầng đã ảnh hưởng tới

sự hình thành và phát triển các loại rừng trên các vùng có độ cao khác nhau Vùng cao dưới 800m, phổ biến là rừng lá rộng, rừng tre nứa tập trung và rừng hỗn giao tre nứa – cây lá rộng, tập trung chủ yếu ở Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên Chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng là những khu vực có độ cao 800 – 1.500m Cảnh quan rừng đáng chú ý nhất ở đây là rừng thông thuần loại với thông 2 lá tập trung ở Đức Trọng, Di Linh và thông 3 lá ở Đà Lạt, Lạc Dương, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và Lâm Hà

Vùng núi cao từ 1.500m trở lên, chủ yếu thuộc huyện Lạc Dương, một phần Lâm Hà và Đơn Dương, phát triển những dải rừng thông 3 lá rộng lớn Đặc biệt ở đây có các loại cây quý hiếm như pơ mu, thông 2 lá dẹt, thông 5 lá…

Kinh tế chính của Lâm Đồng vẫn là nông – lâm nghiệp với thế mạnh là rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả… Năm 2000, Lâm Đồng có 230.762ha đất nông nghiệp, hình thành 4 vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá Vùng sản xuất cây lương thực – thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày bao gồm Đức Trọng – Lâm Hà – Đơn Dương, Bảo Lộc – Bảo Lâm – Di

Trang 2

Linh Đây là vùng sản xuất đa dạng với nhiều chủng loại cây trồng: cà phê, chè, dâu tằm… Diện tích cà phê đạt hơn 100.000ha, Lầm Đồng cũng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước (tới hơn 20.000ha).Vùng rau và hoa Đà Lạt trồng các loại rau, hoa quả đặc sản có nguồn gốc á nhiệt đới và

ôn đới nổi tiếng trên thị trường như mận, đào, hồng, bắp cải, sà lách, su su, actisô…

Tổng diện tích đất lâm nghiệpcủa tỉnh đạt 676.236ha và được chia làm ba loại: rừng phòng hộ: 249.473ha, rừng đặc dụng: 121.204ha, rừng sản xuất: 305.559ha

Những năm gần đây du lịch, dịch vụ đang trở thành lĩnh vực kinh tế mũ nhọn của địa phương Giao thông được đẩy mạnh với sân bay Liên Khương, các tuyến quốc lộ 20, 27… nối Lâm Đồng với các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ Hoạt động du lịch tăng trưởng rất nhanh Năm 2004 đã có khoảng 1,35 triệu du khách trong và ngoài nước đến Lâm Đồng (chủ yếu là Đà Lạt) với doanh thu hơn 1000 tỉ đồng Du lịch, dịch vụ đã và đang làm đổi thay nhanh chóng diện mạo của nhiều vùng trong tỉnh

THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Ai lên xứ hoa đào

Đà Lạt – thành phố cao nguyên, thành phố hoa… bằng nhiều tên gọi mĩ miều và lãng mạn,

Đà Lạt trong tâm thức nhiều người là một vùng đất rộng lớn trên cao nguyên Lang Biang Hơn

100 năm hình thành và phát triển Đà Lạt đã được rất nhiều người trong nước và quốc tế biết tới, đã từng được mệnh danh là một tiểu Pa-ri, thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, cao nguyên Trung Phần, một trong nhiều thành phố nghỉ mát miền núi lý tưởng của Việt Nam

Đà Lạt xưa kia là một vùng rừng núi hoang vu, với dòng suối Đạ Lạch (nay là suối Cam Ly) và tộc người Lạch sinh sống cách biệt với các vùng khác Sau khi được bác sĩ Alexandre Yersin, người Pháp gốc Thụy Sĩ, phát hiện năm 1893, Đà Lạt mới được nhiều người biết đến và ý định xây dựng nơi đây thành một trung tâm nghỉ mát mới trở thành hiện thực

Qua nhiều biến đổi, Đà Lạt ngày nay là đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Lâm Đồng

Đà Lạt có số dân là 162.675 người (năm 1999), người Kinh chiếm 97%, các dân tộc ít người chiếm 3,% với nhiều dân tộc của vùng Nam Tây Nguyên Trong đó các dân tộc Mạ, K’Ho, M’Nông… là những người dân đầu tiên của mảnh đất này Người Kinh ở Đà Lạt từ nhiều miền đất nước về đây sinh sống lập nghiệp qua các thời kỳ, chủ yếu là người Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Ninh Thuận Đây là một trong những yếu tố cơ bản hình thành phong cách đặc trưng của người Đà Lạt

Đà Lạt có khí hậu trong lành và ôn hoà mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm

180C Mùa đông hơi lạnh, mùa hè mát ẩm, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 1600-1800mm, độ

ẩm cao trên 80% là những điều kiện rất lí tưởng cho rừng thông ngút ngàn, những luống hoa, thảm

cỏ, vườn rau xanh vô tận Thời tiết ở Đà Lạt chuyển biến rất nhanh, sáng sớm khí trời lạnh lạnh, nhiệt độ còn thấp, nhiều sương phủ mờ trên thung lũng hay mặt hồ Trưa đến, mặt trời lên cao, nóng ấm, giống thời tiết mùa hè Vào buổi xế chiều, mặt trời Ðà Lạt lặn sớm vì nhiều đồi núi, gió

se lạnh, ta có cảm giác như trời vào thu, sương mù giăng giăng khắp nẻo đường, rừng cây Về đêm, nhiệt độ xuống thấp, nhất vào nửa đêm – trời lạnh ngắt, đó là mùa đông

Đà Lạt với những thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nổi tiếng như các hồ Xuân Hương, Than Thở, Đa Thiện, Chiến Thắng, Tuyền Lâm…; các thác nước: Cam Ly, Đatanla, Prenn, Hang Cọp, Đồi Cù; những khu vực dạo chơi như Thung lũng Tình yêu, rừng Ái ân, Công viên hoa… đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước

Nhiều dinh thự nguy nga tráng lệ kiến trúc theo kiểu Pháp: Dinh I, Dinh II, Dinh III (Dinh Bảo Đại), Dinh Nguyễn Hữu Hào… với những đường nét kiến trúc độc đáo, đã tạo nên phong cách kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt

Trang 3

Đà Lạt còn có nhiều chùa và nhà thờ với kiến trúc và địa thế đẹp như chùa Linh Sơn, Linh Phong, Linh Quang, Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu), Ngọc Thiền, Linh Phước… Thiền viện Trúc Lâm nằm trên bờ hồ Tuyền Lâm mới được xây dựng; các nhà thờ: Chánh Tòa, Thánh Mẫu, Tùng Lâm là những công trình kiến trúc tôn giáo bổ sung vào vẻ đẹp phong phú về kiến trúc chung của

Đà Lạt

Từ thời Pháp, kiến trúc Ðà Lạt đã mang nét nghệ thuật đặc sắc Các công trình kiến trúc được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX, theo các phong cách châu Âu, chủ yếu là phong cách Pháp, như ga xe lửa, Trường Ðại học, Nha Ðịa dư, các nhà thờ, Hiện nay, ở Ðà Lạt có khoảng 2.000 biệt thự, mỗi biệt thự có những nét kiến trúc độc đáo riêng kết hợp hài hoà với cảnh quan thiên nhiên đã khiến cho Ðà Lạt như một thành phố bảo tàng kiến trúc đa dạng, du khách đến thăm đều muốn tìm tòi, khám phá

Về tên gọi địa danh Đà Lạt

Cho đến nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết về địa danh của thành phố này:

Thuyết đầu tiên cho rằng ĐALAT là do tên người Pháp đặt, lấy 5 chữ cái đầu trong một câu

châm ngôn chữ Latinh ghép lại "Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem" - (Cho người này niềm vui,

người kia sự mát dịu) Nhiều người biết Đà Lạt theo giả thuyết này, nhưng chính viên công sứ đầu

tiên của thành phố Đà Lạt - ông Cunhac- đã phủ nhận điều trên và xác nhận rằng ĐALAT là tên do người thiểu số đặt

Giả thuyết thứ hai cho rằng ĐALAT gốc tiếng Hán - Việt: ĐALAT (hoặc ĐALAC) Đa: nhiều; Lạc: bộ lạc, nước suối, Lạc còn có nghĩa là niềm vui Từ đó người ta hiểu Đa Lạt là nơi có nhiều bộ lạc quần tụ, nơi có nhiều suối hoặc Đa Lạt là nơi cho ta nhiều niềm vui, an bình

Giả thuyết này có cơ sở pháp lý từ năm 1956, năm Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh nhằm Hán - Việt hóa, văn chương hóa các tên tỉnh thành thuần Nôm hoặc thuần sắc tộc (dân tộc ít người) và cuối năm 1958 Hội đồng dân biểu Thị xã Đà Lạt do Nguyễn Vỹ làm chủ tịch đặt tên lại cho những con đường, hồ nước Đà Lạt Do đó mà Grand Lac (hồ Lớn) thành hồ Xuân Hương, B'Lao thành Bảo Lộc, Lak thành Lạc Thiện…

Giả thuyết thứ 3 về tên gọi Đà Lạt đã được nhiều người chấp nhận Theo đó: Đà Lạt có gốc

từ tiếng dân tộc ít người của Đà Lạt - Lâm Đồng Trước thế kỷ 19 vùng Đà Lạt có 3 tộc người chính sống gần nhau: Chil, K’Ho, Lát Mỗi tộc người lấy một ngọn núi, một con suối (có khi chỉ một đoạn) làm buôn làng, quê hương, nước của mình Chữ viết "Đa" hoặc "Đà" cũng đều đọc là

"Đạ" nghĩa là "nước", "con sông, dòng suối"; "Lạt" do âm Lát hoặc Lạch chỉ tên một tộc người

thiểu số chỉ có tại cao nguyên Lâm Viên Lát là rừng thưa, địa danh mà tộc người này dùng để đặt tên, phân biệt với các tộc người khác Như vậy, Đạ Lạt có nghĩa là con suối của người Lạch, hay là con nước của người Lạch

VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (CÁT LỘC)

Cách thành phố Hồ Chí Minh 150km, theo quốc lộ 20, đến huyện Tân Phú (Đồng Nai), rẽ vào con đường nhỏ khoảng 15km sẽ đến trung tâm vườn quốc gia Cát Tiên Năm 1992, vườn được thành lập trên cơ sở rừng cấm Nam Cát Tiên Diện tích rộng tới 73.878 ha (phần thuộc tỉnh Đồng Nai: 38.100ha, Lâm Đồng: 30.635ha và Bình Phước: 5.143ha), vườn quốc gia Cát Tiên có đa dạng sinh học hết sức phong phú đặc trưng cho kiểu rừng miền Đông Nam Bộ Đây là nơi lưu giữ các giá trị về văn hoá - lịch sử với di chỉ nền văn hoá Óc Eo, là căn cứ địa cách mạng trong đấu tranh chống Mỹ… Rừng cấm Cát Tiên góp phần bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nước rất hiếm gặp ở Việt Nam, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể voi và các loài động vật quý hiếm khác, góp phần thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục môi trường Ngoài ra, Cát Tiên với môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên thanh bình… là địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, góp phần phát

Trang 4

triển du lịch sinh thái, với nhiều tuyến và điểm lí thú như: Quan sát chim, xem thú ban đêm, du thuyền trên sông Đồng Nai, du lịch mạo hiểm vv

Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp với các cây họ dầu ưu thế, đến vùng đất ngập nước với hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa Vườn quốc gia Cát Tiên là trung tâm đa dạng sinh học lớn thứ 2 ở nước ta sau rừng Cúc Phương (Ninh Bình) với 1.300 loài thực vật bậc cao có mạch Có tới 144 loài cây lấy gỗ, quí hiếm như cẩm lai, trắc ; 80 loài cây làm thuốc; 53 loài cây làm cảnh, đặc sắc nhất là các loại phong lan, quế lan hương, tam bảo sắc ; 15 loài cây cho dầu nhựa: chò trai, dầu lá bóng, dầu mít, sao đen… ; 31 loài cây ăn quả như: dâu da, xoan, trám…; 31 loài cây đặc sản như lồ ô, mun, nứa, song, mây Trong đó có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, nhiều loài đặc biệt quí hiếm như

gõ đỏ, cẩm lai, dáng hương

Động vật rừng Cát Tiên rất độc đáo Có tới 77 loài thú, 318 loài chim và 58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư, 130 loài cá Nhiều loài động vật bò sát như trăn, rắn độc, kỳ đà, ba ba, cá sấu, Cá sông và cá đầm lầy rất phong phú như: cá rô, cá lóc trắng… Cát Tiên có nhiều loài chim đặc hữu như gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, nhiều loài chim nước rất hiếm như ngan cánh trắng, gà đẫy Trong rừng có có nhiều khu vực trũng thấp thường bị ngập nước vào mùa mưa (tới 2500ha), một

số nơi ngập quanh năm tạo nên các bàu lớn như Bàu Sấu, Bàu Cá, Bàu Chim… Cát Tiên cũng là nơi trú ngụ của cá sấu nước ngọt Hiện nay, kế hoạch khôi phục và bảo tồn cá sấu này đã đạt được những kết quả rất khả quan…

Một trong các đặc trưng quan trọng của hệ động vật ở đây là sự có mặt của quần chủng tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam và là quần chủng Tê giác thứ hai được phát hiện trên thế giới (sau vườn quốc gia Ujung Kulon – Inđônêxia) Theo nghiên cứu, hiện nay số cá thể Tê giác trong vườn chỉ còn khoảng 3-5 cá thể Do đó, công tác bảo tồn và phát triển loài thú quí hiếm này cần được quan tâm đặc biệt

Khu vực vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng chủ yếu tập trung ở huyện Đạ Hoai,

là khu vực có đa dạng sinh học rất cao, có giá trị lớn trong nghiên cứu khoa học và phát triển kinh

tế

VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

Nằm ở phía tây và tây bắc Đà Lạt, trải trên diện tích rộng tới 72.753 ha thuộc các huyện Lạc Dương, Đàm Rông, Lâm Hà, với nhiều đỉnh núi cao nhất trường Sơn Nam như Bi Đoup: 2.287m, Lang Biang (Núi Bà): 2.167m, Chư Yan Du: 2.040m… khu bảo tồn thiên nhiên Bi Doup - Núi Bà, được thành lập năm 1993, đến 2004 chính thức trở thành vườn quốc gia Các nhà lâm học

ở Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đã khẳng định Bi Doup – Núi Bà là một mẫu rừng cổ nguyên sinh chuẩn nhất ở Tây Nguyên còn sót lại, nơi có thực vật đa dạng và đặc hữu ở mức cao,

có tới 87 loài/827 loài thực vật đặc hữu cho vùng cao nguyên Trung Bộ, 70 loài quý hiếm đã bị tuyệt chủng nhưng vẫn thấy sinh trưởng ở đây như thông hai lá dẹt, dương xỉ thân gỗ… Vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà còn là nơi quần tụ của 2/3 loài thông hiện diện ở Việt Nam, trong đó có thông 2 lá dẹt, thông 5 lá, thông tre và đặc biệt là loài thông đỏ chữa được bệnh ung thư

Nhiều loài thực vật được phát hiện lần đầu ở khu Bi Đoup - Núi Bà và mang tên Lang Biang hay Bi Đoup như Lan đenrô (Dendrobium langbianense), lan vanđa (Vanda bidupensis), chim họa mi Lang Biang (Crocias langbianis),

Hệ động, thực vật ở đây rất đa dạng, phong phú Có hai kiểu rừng chính là rừng cây lá kim

và rừng thường xanh có diện tích 36.069 ha Cây lá kim chiếm 21.019 ha, ưu thế bởi các loài thông ba lá Ngoài ra còn kiểu rừng thường xanh lá rộng hỗn giao với rừng cây lá kim

Khu hệ động vật cũng rất đa dạng về thành phần loài và có tính đặc hữu cao Hiện có 382 loài động vật có xương sống ở trong khu bảo tồn, bao gồm 89 loài thú, 202 loài chim, 62 loài bò

Trang 5

sát và 29 loài ếch nhái Một số loài đặc trưng như báo gấm, chó sói đỏ bò tót Nhiều loài linh trưởng như vượn, khỉ, sóc bay đen trắng, voọc ngũ sắc

Ở Bi Đoup - Núi Bà cũng phát hiện nhiều cây dược liệu có giá trị hàng hoá như: cẩu tích, đản sâm, củ cung, sa nhân, tô hạp, hương nhu xạ, bạch linh, sâm Ngọc Linh, Các nhà nghiên cứu động vật đã thống kê được nơi đây có 27 loài động vật quý hiếm, 9 loài chim đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu

NÚI LANG BIANG

Núi Lang Biang thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, cách Ðà Lạt 16km Lang Biang như một tấm bình phong án ngữ phía bắc thành phố, hai đỉnh cao nhất của dãy núi được ví như “bộ ngực

của Đông Dương” Từ xa nhìn về Lang Biang trong những ngày đẹp trời, người ta có cảm giác

dãy núi Lang Biang hùng vĩ như một người phụ nữ đang nằm với bộ ngực căng tràn sức sống Ngay từ thời Pháp thuộc để bảo vệ cảnh quan nơi đây và không gian kiến trúc quanh Đà Lạt, người Pháp đã qui định tất cả các công trình xây dựng về phía bắc Đà Lạt không được xây quá cao, làm giảm tầm nhìn về Lang Biang

Có nhiều huyền thoại, truyền thuyết và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc gắn với tên núi Lang Biang là tên gọi về sự tích của một tình yêu đẹp Do phong tục và xung đột của hai bộ tộc người K’Ho ngăn cản, họ đành phải tìm đến chết để bảo vệ tình yêu Cảm phục trước tình cảm của

họ, người dân của 2 bộ tộc đã lấy tên họ đặt cho đỉnh núi cao nhất kia là Lang – Biang, còn gọi là núi Ông và núi Bà (thường gọi là Núi Bà - theo quan niệm mẫu hệ) Trên đỉnh Rađa – một trong những đỉnh cao nhất của ngọn núi, tượng chàng Lang và nàng Biang được tạc khá đẹp, nổi bật trên nền xanh của cây rừng và hoa cỏ Tây Nguyên

Cùng với Chư Ang Sin, Bidoup, Lang Biang là một trong 3 đỉnh núi cao nhất vùng Nam Trường Sơn Dãy Lang Biang sừng sững với nhiều đỉnh sắc nhọn nhô lên bầu trời Núi Lang Biang

có tạo bởi đá mác ma axit xâm nhập, đá rất cứng rắn, khó bào mòn Quá trình “bình sơn nguyên

hoá” cao nguyên Đà Lạt đã hình thành “bề mặt bán bình nguyên cổ Đà Lạt” Lang Biang như một

khối núi sót của vùng, núi kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam hơn 7km, là một quần thể 5 ngọn núi nối tiếp nhau Đỉnh cao nhất nằm ở phía đông bắc, cao 2167m; kề đó là 2 đỉnh nhọn cao 2130m và 2070m Phía tây nam có đỉnh Rađa chỉ cao 1914m, giữa dãy núi là đỉnh cao 1988m Đứng trên đỉnh cao nhất có thể nhìn bao quát toàn cảnh thành phố Ðà Lạt, vào ngày đẹp trời, qua kính viễn vọng có thể thấy biển Ninh Chữ (Ninh Thuận) cách xa hàng trăm cây số

Vùng núi Lang Biang có kiểu khí hậu cận nhiệt đới trên núi Nhiệt độ trung bình tháng luôn thấp hơn 180

C, càng lên cao nhiệt độ càng giảm mạnh Trời nắng vào giữa trưa nhưng trên đỉnh núi cũng chỉ khoảng 200C Vùng này nhiều mưa, những tháng đầu mùa thường mưa rào, mưa dông vào buổi trưa hoặc chiều Độ ẩm không khí trong vùng rất cao, trên 90% Khu vực núi cao hơn 2000m thường xuyên có mây

mù bao phủ vào các tháng mùa

lạnh

Rừng cận nhiệt trên độ cao

1850m – Lang Biang

Dưới chân núi, có những

buôn làng người Lạch sinh sống với

những nét văn hoá đặc thù hấp dẫn,

đây còn là địa điểm diễn ra lễ hội

tưng thành phố Đà Lạt 100 năm và

110 năm nên gọi là “Thung lũng

trăm năm” Lang Biang là một khu

du lịch núi, đặc thù là du lịch dã

ngoại, khám phá thiên nhiên, khám

Trang 6

phá văn hóa Thung lũng trăm năm có thể đáp ứng nhu cầu cắm trại, sinh hoạt lửa trại đêm cho hàng ngàn du khách Khách du lịch sẽ được ngủ trong lều trại, dự lễ hội cồng chiêng của người K’Ho Cil, K’Ho Lạch

Lang Biang đặc trưng cho vùng núi và cao nguyên cao, có nhiều động thực vật nhiệt đới cũng như cận nhiệt với nhiều loài sinh vật đặc hữu Đây là điểm rất thích hợp để phát triển du lịch leo núi, du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu… Núi Lang Biang là một trong những cảnh quan độc đáo của tỉnh Lâm Đồng

Rừng Lang Biang rất phong phú về lan với các loài lan rừng ngát hương thơm như hồng lan, bạch hồng, hồng lan xuân – loài lan đặc hữu của vùng Sự phân tầng của thảm rừng trên núi Lang Biang vô cùng độc đáo Từ độ cao 1500m đến 1800m là thảm rừng thông 3 lá thuần loại, cây

to, cao vút tới 30m, nhiều cây hàng trăm năm tuổi đan xen giữa những rừng thông tái sinh Từ 1800- 2100m là rừng hỗn giao rộng, lá kim á nhiệt đới với các loài tiêu biểu như thông, dẻ, re, đỗ quyên, hồi núi… Ở đây còn có đỗ quyên Lang Biang, hoa to, sắc thắm, nở hàng tháng trời mà vẫn không phai màu Trên đỉnh núi Bà chỉ có trúc lùn, cỏ tranh tạo thành một thảm cỏ đặc thù duy nhất

ở Lâm Đồng Những khu vực ẩm hơn, ngay từ độ cao 1600m thảm thực vật rừng kín thường xanh trên núi đã phát triển mạnh, tạo thành thảm rừng rất giàu có, nhiều lại cây cao, to 2-3 người ôm mới xuể

Leo núi Lang Biang là một cuộc chinh phục cái đẹp và ý chí con người.Sườn núi khá dốc, nhất là lên đến độ cao trung bình 1800m, từ đây đến 2 đỉnh cao nhất của núi, độ dốc tăng đột ngột,

có đoạn dốc đến 50-600 Chinh phục đỉnh cao nhất Lang Biang, nếu leo liên tục cũng phải mất khoảng 4 - 5 giờ đi bộ Càng lên cao không khí càng lạnh dần Núi dốc, leo nhanh dễ gây cảm giác ngộp thở cho người leo núi Trước đây, người Pháp đã

làm đường mòn lên núi nhưng qua năm tháng con đường

đã hầu như không còn Nếu đủ sức khỏe và ý thích khám

phá thiên nhiên bạn nên đi bộ, cắt rừng luồn cây như

những người thổ dân Con đường rừng nhỏ bé, rải đầy lá

mục, những đoạn dốc cao trơn trượt, mây mù bất chợt

che kín tất cả… dễ khiến người ta nản lòng 5 cây số

luồn rừng già là cả một quãng đường gian nan, nhưng bù

lại bạn sẽ là người may mắn được biết đến “rừng sương

mù” với các loài cây khẳng khiu, vặn vẹo vì gió mạnh, vì

rét, các loài rêu, phong lan, dây leo chằng chịt bám đầy

thân cây

Hơn thế nữa, lên đến đỉnh cao nhất, hiện lên

khung cảnh rất ngoạn mục và nên thơ Nhìn về phía nam,

Đà Lạt hiện ra thật xinh xắn với nhà cửa, đồi núi xen lẫn

nhấp nhô; phía tây là những dãy đồi thấp trùng điệp nhấp

nhô đến cuối chân trời Đỉnh núi Bà rất hẹp, chỉ khoảng

100m2, xung quanh là sườn núi dốc đứng cho người ta

cảm giác rờn rợn khi nhìn thẳng xuống

Leo núi Lang Biang

Nếu không phải là một nhà leo núi nghiệp dư, theo xe U oát bạn sẽ được chở thẳng lên đỉnh núi Rađa để tận hưởng những giây phút giao hòa cùng thiên nhiên Lên xuống bằng xe U oát,

sẽ có cảm giác như mình đang du khảo ở tận đâu đó trên dãy núi Trường Sơn với những đèo dốc hiểm trở Trên đỉnh Ra đa những đám mây mù lơ lửng trên đầu tưởng như đã rất gần với trời xanh Ngay dưới chân núi, những đồi cỏ, rừng thông xanh trùng điệp, hồ Suối Vàng Suối bạc rộng mênh mông, những dòng suối uốn cong chảy vào hồ lớn như những dải lụa đào Từ đỉnh Rađa này, với các kính viễn vọng, bạn thỏa sức kiếm tìm những điều bí mật của thiên nhiên

Trang 7

NGƯỜI K’HO Ở XÃ LÁT

Cao nguyên Lang Biang thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương - nơi sinh sống của dân tộc K’Ho Người K’Ho có nét văn hóa rất riêng Một gia đình của người K’ho gồm nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà Nhà của người K’Ho không phải nhà rông mà là nhà dài gồm nhiều gian, trong đó mỗi gian là một gia đình sinh sống Người K’Ho hiện nay vẫn theo chế độ mẫu hệ, vì thế tập tục tìm hiểu, yêu đương, cưới hỏi của họ cũng rất khác biệt: người con trai không phải đi tìm

hiểu mà chờ người con gái đến dạm hỏi Con gái muốn lấy chồng phải đi “bắt” chồng, phải có lễ

vật là một hoặc hai con trâu đem đến ra mắt nhà trai Họ phải cưới người trong dòng tộc để giữ huyết thống Con trai phải ở rể, nếu chẳng may vợ mất sớm, anh ta sẽ kết hôn với em hoặc cháu gái gái nhà vợ

Bản sắc văn hóa của dân tộc K’Ho thể hiện đậm nét qua phong tục thách cưới, truyện kể, thơ

ca dân gian ; đặc biệt qua các vũ điệu cồng chiêng, các nhạc cụ khèn tre, kèn đá và bầu rượu cần Đối với người K’ho, bình rượu cần rất quan trọng, từ lễ hội, cưới hỏi, đặt tên cho em bé hay phạt một ai đó đều phải có bình rượu cần và vài xâu thịt nướng Rượu cần của người K’Ho có mùi vị rất đặc sắc, được làm từ gạo đỏ hoặc gạo nếp trộn với một ít vỏ cây, lá cây hoặc rễ cây cho ra những mùi vị khác nhau

Xã Lát hiện nay đã đổi khác nhiều, những nhà dài truyền thống đã thay thế dần bởi nhà xây, ngói đỏ, đường làng được nâng cấp và trải nhựa, trình độ dân trí, y tế, văn hóa của bà con người K’Ho được nâng cao, họ đã có điện và nước sạch để dùng Người K’Ho ở xã Lát có sự cảm nhận đặc biệt về âm nhạc Đã có nhiều người con của xã Lát đoạt giải cao trong các cuộc thi âm nhạc cấp quốc gia như Bonneur Trinh, giải nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình năm 2002 và gần đây nhất là Cil Pơy và Krafan Ut, hai trong mười lăm thí sinh lọt vào vòng chung kết giải Sao Mai

2003

HỒ XUÂN HƯƠNG

Liễu rủ, chiều im tím mặt hồ…

Nằm ở vị trí trung tâm Ðà Lạt, được xem là một “điểm nhấn” của thành phố, hồ Xuân

Hương là một trong những hồ nằm trên cao bậc nhất nước ta (khoảng 1500m so với mặt biển) Hồ rộng 38ha, vòng quanh hồ phải mất gần 5 cây số Tây nam hồ là Đồi Cù - sân gôn 18 lổ với những đồi cỏ xanh ngọc bích trải dài, phía đông là sân vận động, công viên văn hóa trung tâm, khách sạn Palace, nhà hàng Thủy Tạ… những biệt thự, rừng thông bao quanh như tô điểm thêm cho cảnh đẹp của hồ Mùa nắng, nước hồ thường xanh biếc, nhưng ngày mưa lớn, nước đỏ ngầu Quanh hồ Xuân Hương thường diễn ra các hoạt động văn hóa nổi bật của Đà Lạt, đây còn là đường đua xe đạp tranh cúp truyền hình hàng năm của cả nước Chiều chiều những xe đạp nước đem theo các cặp tình nhân tung tăng khắp mặt hồ Mỗi khi tết đến, những cây Mai anh đào ven hồ lại có dịp khoe sắc thắm đón xuân

Hồ Xuân Hương và Đồi Cù

Hồ Xuân Hương ngày trước

là một dòng suối nhỏ, năm 1919 kỹ

sư công chánh Labbé cho xây đập từ

Thuỷ Tạ đến quán Hướng đạo cũ,

năm 1923 xây thêm đập phía dưới

tạo thành 2 hồ Từ năm 1934 -1935

kỹ sư Trần Ðăng Khoa cho xây một

đập lớn bằng đá gọi là cầu Ông Ðạo

nối liền 2 hồ Người Pháp đặt tên hồ

này là Grand Lac (Hồ Lớn) Năm

1953, ông Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội

đồng Thị chính Ðà Lạt đổi tên hồ thành hồ Xuân Hương, hồ mang tên nữ sĩ của tình yêu, bà chúa

Trang 8

thơ Nôm của Việt Nam từ đấy Trải qua nhiều lần chỉnh trang, tu sửa vào các năm 1984, 1998 và năm 2000, hồ Xuân Hương ngày càng đẹp hơn Hồ nước đã tăng vẻ duyên dáng, yêu kiều cho Đà Lạt Tuy vậy, những năm gần đây, do hiện tượng bồi lắng đã làm mất đi khoảng 5 ha mặt hồ Vào mùa khô, mực hồ xuống thấp cộng với nước thải sinh hoạt, công nghiệp và du lịch đã khiến cho một số loài tảo độc phát triển nhanh khiến nước hồ trở nên xanh lạ thường, nhiều loài thủy sinh chết nổi trong hồ Nếu không có hồ nước, Đà Lạt sẽ trở nên đơn điệu với những ngọn đồi rừng thông Bởi vậy công việc lọc nước, chống bồi lấp, xói lở cho hồ Xuân Hương, trồng thêm nhiều cây xanh quanh hồ là những biện pháp mà thành phố Đà Lạt nên làm

HỒ TUYỀN LÂM

Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Lạt khoảng 5km về phía nam, dưới chân ngọn Pinhatt, Tuyền Lâm là hồ nước lớn nhất thành phố Đà Lạt, hồ có diện tích khoảng 320ha, nơi sâu nhất tới 30m Quanh hồ là những đồi thông trùng điệp, xưa kia nơi đây là khu săn bắn của vua Bảo Ðại Trên đỉnh đồi, phía bắc hồ là Thiền viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc uy nghi của Phật giáo mới được xây dựng từ năm 1992

Hồ Tuyền Lâm được xây dựng để cung cấp nước tưới cho khu vực Ðịnh An, điều tiết nước suối Ða Trea (Suối Tía) và hệ thống thuỷ lợi Quảng Hiệp - Ðức Trọng Từ năm 1982 đến năm

1987, người ta xây mọt con đập dài tới 235m, cao khoảng 40m ngăn giữa 2 mỏm đồi tạo nên hồ nước lớn gọi là hồ Quang Trung, về sau đổi tên là hồ Tuyền Lâm

Khu vực hồ Tuyền Lâm có cấu trúc địa hình khá đa dạng và độc đáo với núi đồi, hồ rộng, khe sâu, thác nước… tạo nên sức quyến rũ riêng của một khu vực nghỉ dưỡng ở ngoại vi thành phố

Đà Lạt Nét đặc biệt của địa hình khu vực là độ cao tuyệt đối ở đây chỉ xấp xỉ 1.500m so với mặt biển Mực nước ở hồ cũng chỉ cao xấp xỉ 1.380m Từ đó tạo nên những đồi thấp bao quanh rất thuận lợi cho việc hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng quanh hồ Phần ngoại vi là các đỉnh núi cao trên 1.500m như núi Voi, núi Pinhatt tạo thành một bức tường núi phía sau vây quanh khu vực, trên đó là quần thể rừng lá rộng, khác biệt với rừng lá kim ở phần bao quanh hồ Đặc điểm này thuận lợi cho bố trí các kiến trúc cao tầng xung quanh hồ mà vẫn hài hoà với khung cảnh xung quanh Càng vào bên trong hồ càng tỏa rộng với nhiều nhánh chạy dọc theo các thung lũng trước đây Phía dưới hồ là thác Đatanla – một trong những thác nước hùng vĩ nhất ở Đà Lạt

Du khách có thể sử dụng ca-nô để du ngoạn trên mặt hồ và ghé thăm nhiều điểm du lịch hấp dẫn ven hồ như thác Bảo Ðại, Ðá Tiên, khu du lịch Phương Nam, Nam Qua, đi săn bắn và viếng cảnh chùa Thông thường, đi ca nô phải mất 40 phút mới đến những địa điểm trên để có một chuyến dã ngoại sống với thiên nhiên Đà Lạt Vùng hồ Tuyền Lâm đã và đang được đầu tư phát triển nhằm biến nơi đây thành một khu du lịch vui chơi, giải trí tổng hợp có sức hấp dẫn lớn trong

và ngoài nước

HỒ ÐAN KIA – SUỐI VÀNG

Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Lạt khoảng 12km về phía tây bắc, giữa một vùng rừng núi bao la hùng vĩ dưới chân ngọn Lang Biang, hồ Ðan Kia - Suối Vàng gồm 2 hồ: hồ lớn có tên

là Ðan Kia, nằm trên cao với diện tích khoảng 250ha và một hồ nhỏ thấp hơn nằm về phía nam rộng khoảng 50ha có tên là Suối Vàng Hai hồ này được tạo bởi 2 đập chắn sông Ða Dâng, phát nguyên từ dãy Lang Biang Hồ rộng và sâu, chứa tới 21 triệu m3 nước, Ðan Kia- Suối Vàng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thành phố Ðà Lạt và cấp nước cho nhà máy thuỷ điện Ăngkroét Phía dưới hồ là thác Ăngkroét (thác bảy tầng), mùa mưa thác nước ào ạt đổ xuống những ngưỡng

đá phiến đen sẫm lóng lánh vẩy mica

Là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, hồ Đankia - Suối Vàng trông như một thiếu nữ vừa bước vào tuổi thanh xuân nằm phơi mình bên những đồi thông xanh biếc chập chùng Nơi đây, năm 1893 bác sĩ A Yersin đã từng ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên của núi non hùng

vĩ trên cao nguyên Lang Biang và từ đó đã khai sinh lý tưởng thiết lập một trạm nghỉ dưỡng trên

Trang 9

cao nguyên tại nơi này Tuy nhiên, sau đó Ðà Lạt được chọn vì có nhiều ưu thế hơn, bởi Đà Lạt rộng, thoáng và ít ẩm ướt so với Đankia

Cảnh quan vùng hồ và không

gian bao quanh rất đẹp, với nhiều

rừng thông, đồi cỏ mênh mông

tế tại vùng đất Ðan Kia - Suối Vàng

Với ý tưởng của dự án là xây dựng

Đankia trở thành một thành phố xanh

và sạch, thành phố nghỉ dưỡng của thế kỷ 21 Khu đất dành cho dự án khu giải trí Đà Lạt - Đankia chiếm một diện tích khoảng 5000 ha, bao quanh hai hồ nước rộng khoảng 300 ha, nằm trong một rừng thông có núi non xanh bao quanh và ở độ cao từ 1400 m đến 2167 m so với mặt biển Tại đây

sẽ xây dựng khoảng 30 nghìn ngôi biệt thự xinh xắn cho mục đích nghỉ ngơi, giải trí Trong vành đai của khu phát triển, có những ngôi làng của người thiểu số Những cư dân này và những nét kiến trúc cổ truyền của họ sẽ góp thêm vào đặc điểm của vùng

Khía cạnh độc đáo nhất của vùng này là cảnh rừng thông và khung cảnh chung quanh Rừng thông nơi này khác hẳn với rừng rậm ở các vùng khác tại Việt nam và Đông nam Á Rừng không dày lắm, với lớp cây cỏ trên mặt đất không nhiều, có thể đi bộ hay leo núi trong rừng Không khí trong sạch, môi trường không bị ô nhiễm, quanh năm mát mẻ, tuy nằm ở trên cao nhưng sườn núi thoai thoải xuống ven bờ hồ nên nơi đây là điểm lí tưởng cho du lịch sinh thái Sắp tới với việc xây dựng tuyến cáp treo từ đỉnh núi Lang Biang xuống hồ Đankia sẽ tạo nên cú hích cho việc khai phá vùng này

HỒ THAN THỞ

Khởi thủy chỉ là một hồ nhỏ, về sau người Pháp cho ngăn đập nước tạo thành hồ và đặt tên

là Lac des Soupirs Sau năm 1975, có thời gian Than Thở thành Sương Mai Nhưng trong lòng người Đà Lạt và du khách, khi nhắc đến cảnh đẹp Đà Lạt người ta vẫn dùng Than Thở chứ không dùng Sương Mai

Hồ cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6 cây số, trên đường đi Thái Phiên hoặc Chi Lăng Xuống bến xe Chi Lăng rẽ sang tay phải vào một con đường nhỏ nằm gần rừng thông, đi khoảng 1 cây số là đến hồ Nằm giữa rừng thông tĩnh mịch, không gian hoang vắng tạo cho hồ một nét buồn man mác, gần đấy có Ðồi thông hai mộ với một truyền thuyết về một mối tình tan vỡ đã làm cho địa danh này càng thêm sức lôi cuốn Cảnh vật quanh hồ thật im vắng, mặt hồ phẳng lặng Con đường đất nhỏ hẹp quanh hồ mất hút xa xa Đã có bao nhiêu truyền thuyết, tình sử về tên gọi của

lần nhưng mặt hồ đang thu hẹp nhanh chóng, hồ đang “than thở” cho thân phận mình trước sự

khai thác bừa bãi, tàn phá cảnh quan sinh thái của con người

Trang 10

THUNG LŨNG TÌNH YÊU

Cách Đà Lạt hơn 5 cây số theo hướng Bắc qua ngã 5 Đại học, theo trục đường Đinh Tiên Hoàng - Phù Đổng Thiên Vương hoặc Bùi Thị Xuân là Thung lũng tình yêu - điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt

Nguyên trước đây là một thung lũng lớn, Thung lũng tình yêu, có cảnh quan đẹp, ngay từ thời Pháp nơi đây đã được biết dưới cái tên Vallê D’Amour Năm 1953, theo chủ trương của hội đồng thị xã Đà Lạt, người ta đã Việt hóa thành tên gọi “Thung lũng tình yêu” Năm 1972, người ta cho xây dựng một đập ngăn nước tạo nên một hồ chứa nước dùng cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đa Thiện (nay là phường 8, Đà Lạt) nên mới có tên là hồ Đa Thiện

Có giả thuyết cho rằng, tên Thung lũng tình yêu bởi nơi đây gần Viện đại học (nay là Đại học Đà Lạt) là nơi sinh viên hay hẹn hò vào cuối tuần nên đã được sinh viên gọi là Thung lũng tình yêu Giả thuyết khác cho rằng có thể do đỉnh núi Lang Biang án ngữ phía xa làm linh hồn cho phong cảnh hữu tình ở đây nên người ta đã gọi nó là Thung lũng tình yêu

Ưu điểm của thắng cảnh này là có nhiều đồi thông đẹp, thoai thoải, hợp cho những cuộc picnic vào ngày nghỉ, ngày lễ, vừa thích hợp cho đi bộ dã ngoại, vừa thích hợp cho việc cưỡi ngựa dạo quanh khuôn viên khu du lịch Với diện tích 242 ha, mặt hồ rộng 13 ha, kéo dài theo các sườn đồi, quanh co uốn lượn Quanh hồ có đồi cao như đồi Mộng Mơ, Vọng Cảnh - từ đây vừa có thể ngắm nhìn đỉnh núi Lang Biang huyền thoại vừa ngắm toàn cảnh hồ Trên đồi Địa Đàng có tượng Ađam và Eva, có trái táo cấm, những cây nấm khổng lồ, bầy nai đang nhởn nhơ gặm cỏ… Qua bàn tay tôn tạo và sắp đặt của con người, cảnh vật tự nhiên hòa quyện vào cảnh quan nhân tạo khiến nơi này vừa như thực, như mơ

Năm 1999, Thung lũng Tình yêu được công nhận là một danh thắng quốc gia Cũng trong năm này, một dự án đầu tư đã

được phê duyệt góp phần phát

triển hơn nữa khu du lịch với

nhiều sản phẩm mang chủ đề tình

yêu, phục vụ du khách tham

quan Dự kiến sẽ xây dựng một

tuyến cáp treo trên đỉnh các đồi

cao từ tây bắc kéo xuống đông

nam, tạo nên một tuyến tham

quan đẹp trên cao, không chỉ

nhìn thấy hồ Đa Thiện, Thung

lũng Tình yêu mà còn có thể nhìn

thấy các thung lũng khác ở phía

Tây

Thung lũng Tình yêu, phía xa là 2 đỉnh Lang Biang

Nhiều cảnh đẹp và huyền thoại khiến du khách không thể không đến đây khi thăm Ðà Lạt, Thung lũng tình yêu sẽ là khu du lịch sinh thái độc đáo của thành phố hoa

THÁC PRENN

Lâm Đồng là địa phương có rất nhiều thác nổi tiếng Đà Lạt có thác Prenn, thác Đatanla, thác Cam ly…, thác Liên Khương, Pongour ở Đức Trọng, thác Đămbri ở Bảo Lộc, thác Voi ở Lâm Hà… mỗi thác đẹp riêng mỗi vẻ, bổ sung nhau tạo thành những thắng cảnh nổi tiếng của vùng núi nam Tây Nguyên này Là một tỉnh miền núi, có sự phân bậc địa hình mạnh mẽ với các cao nguyên xếp tầng đồ sộ như cao nguyên Di Linh – Đức Trọng cao khoảng 800-1000m, cao nguyên Đà Lạt cao 1500m Lâm Đồng là nơi khởi nguồn của nhiều hệ thống lớn như sông Đa Dung, Sông La Ngà

Ngày đăng: 06/12/2015, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w