1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giáo trình lý luận dạy học sinh học và kỹ thuật nông nghiệp phần 2 đh huế

27 652 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Quy luật sinh học Các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên nói chung, trong giới tự nhiên hữu cơ nói riêng, không đứng yên mà vận động ; không vận động hỗn độn, cô lập với nhau

Trang 1

Chương V

GIảNG DạY KHáI NIệM, QUá TRìNH

Và QUY LUậT SINH HọC

I – Sự HìNH THàNH Và PHáT TRIểN các KHáI niệm SINH Học

(Xem chuyên đề : Hình thành và phát triển các khái niệm sinh học Bùi Văn Sâm – Nguyễn

Trước đây khi khảo sát một hiện tượng sinh học phức tạp, người ta chỉ mới có khả năng nắm được khâu đầu và khâu cuối Ví dụ, trong hiện tượng quang hợp, khâu đầu là nước và khí

CO2, khâu cuối là glucôzơ và oxy ; trong hiện tượng giảm phân, khâu đầu là một tế bào lưỡng bội, khâu cuối là 4 tế bào đơn bội Ngày nay người ta đã đi sâu vào cơ chế của các quá trình sinh học, tức là các bước trung gian giữa khâu đầu và khâu cuối Quá trình tiêu hóa là một chuỗi biến đổi cơ lý, hóa học của thức ăn lần lượt xảy ra trong các phần của ống tiêu hoá Quá trình

đường phân trong hô hấp là một chuỗi 11 phản ứng sinh hóa, mỗi phản ứng chịu sự xúc tác của một loại enzym cho ra một sản phẩm trung gian Sinh học hiện đại đã nghiên cứu sâu vào nhiều quá trình sinh học không phải chỉ ở mức cơ thể, cơ quan mà cả ở mức tế bào, phân tử và ở các cấp độ cao hơn Ví dụ, quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân, quá trình nhân đôi ADN, quá trình tổng hợp ARN, quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình quang hợp, hô hấp

Dưới đây chúng ta nói tới những quá trình sinh học ở mức tế bào và phân tử Trong một quá trình sinh học có nhiều cấu trúc vật chất tham gia, mỗi cấu trúc có một chức năng nhất định Cơ chế của quá trình tức là sự vận động của từng cấu trúc, sự tương tác giữa các cấu trúc đó Các cấu trúc này tương tác nhịp nhàng trong một thể thống nhất, làm cho các sự kiện diễn ra theo một trình tự xác định Tính định hướng, tính tự điều chỉnh, tính thống nhất là những đặc điểm nổi bật của các quá trình sinh học

2 Các bước giảng dạy

Có thể có 4 bước chính sau đây :

a) Đặt vấn đề : Trong bước này, GV có thể dùng lời, các phương tiện trực quan, thí nghiệm

để định hướng học tập cho HS

Trang 2

b) Mô tả diễn biến của quá trình : Nội dung của bước này là trình bày các sự kiện theo một

trình tự xác định, nêu bật tính định hướng, tính liên tục, thống nhất của quá trình, tập trung sự chú ý của HS vào những sự kiện cơ bản nhất Yêu cầu nêu rõ các giai đoạn chính, các cấu trúc vật chất tham gia vào quá trình Trong bước này có thể dùng mô hình, sơ đồ, tranh vẽ, phim

để minh họa cho lời giảng của GV

c) Phân tích cơ chế của quá trình : Nội dung của bước này là phân tích chức năng của từng

cấu trúc, sự tương tác giữa các cấu trúc, xác định cấu trúc chủ yếu nhất

Hai bước nói trên không phân biệt nhau một cách tuyệt đối, có thể tiến hành xen kẽ với nhau

d) Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình : Cho HS thấy tầm quan trọng của quá trình đó trong

đời sống của cơ thể, đối với tiến hoá và khả năng vận dụng vào thực tiễn

b) Mô tả quá trình

GV cho HS nhắc lại cấu tạo máu, rồi dùng phương pháp thuyết trình – tái hiện, thông báo, kết hợp với sơ đồ để mô tả quá trình đông máu : những sự kiện chủ yếu là enzym giải phóng khi tiểu cầu vỡ, lon Ca++, prôtêin hòa tan, tơ máu quấn các hồng cầu

Tế bào máu Hồng cầu Mắc vào tơ máu

c) Phân tích cơ chế của quá trình : Có thể xen kẽ lời giảng của GV với hệ thống câu hỏi

sau :

– Bình thường máu gồm những cấu trúc nào ?

– Khi nào tiểu cầu mới bị vỡ Khi tiểu cầu vỡ, trong máu có thêm những cấu trúc nào ?

Trang 3

– Quá trình đông máu là gì ?

d) ý nghĩa sinh học : Nên dùng phương pháp hỏi đáp để HS nêu ý nghĩa của quá trình đông

máu

Sau đó cho HS trả lời các câu hỏi sau :

– Tại sao máu đông lại đỏ ?

– Tại sao hiện tượng đông máu lại được xem như là phản ứng tự vệ của cơ thể ?

– Máu có thể đông được trong mạch máu không ? Máu đông trong những điều kiện nào ? – Sự đông máu có nguy hiểm không ? Trong những trường hợp nào bác sĩ phải quyết định truyền máu ?

Trong phần kết luận, GV nói về bệnh máu khó đông, về việc tìm ra các chất và các loại băng làm máu chóng đông và ngược lại ; về các chất hoà tan cục máu trong cơ thể người khi cần thiết

III – GIảNG Dạy Quy LUậT SINH Học

1 Quy luật sinh học

Các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên nói chung, trong giới tự nhiên hữu cơ nói riêng, không đứng yên mà vận động ; không vận động hỗn độn, cô lập với nhau mà theo chiều hướng nhất định, trong những mối liên hệ xác định, có tính quy luật

Bất cứ một sự vật, hiện tượng hay một nhóm sự vật, hiện tượng nào trong thực tại khách quan bao giờ cũng bao hàm một loạt rất phức tạp mối liên hệ bản chất hoặc không bản chất, bên trong hoặc bên ngoài, bền vững hoặc tạm thời, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, đơn nhất hoặc phổ biến Quy luật (hay tính quy luật) chỉ phản ánh những mối liên hệ bản chất bên trong và do đó bền vững, tất nhiên và phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng ; phản ánh quá trình khác nhau, hoặc giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng ; phản ánh quá trình, hoặc giữa trạng thái trước hoặc trạng thái sau của một sự vật, hiện tượng, tức là xu hướng phát triển của nó Trong các mối liên hệ này, quan trọng nhất là các mối quan hệ giữa nguyên nhân với kết quả, giúp ta nhận thức được tính quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng, quá trình và làm chủ được chúng, dự đoán được điều sẽ xảy ra Tuy nhiên không phải là mọi mối liên hệ nhân quả – đều là quy luật Những hiện tượng có nguyên nhân xác định nhưng chỉ xảy ra một vài lần nào đó thì không được coi là quy luật Chỉ những mối liên hệ nói chung, liên hệ nhân quả nói riêng, được lặp đi lặp lại nhiều lần, có tính bền vững, ổn định, phổ biến mới được xem là có tính quy luật Tính quy luật là của bản thân sự vật, hiện tượng, quá trình trong thực tại khách quan, thường biểu hiện đồng thời trong tính toàn vẹn phức tạp của nó Định luật là của khoa học, được xây dựng từ thực nghiệm trong những điều kiện hạn chế hơn, và vì thế, nghiệm đúng trong những điều kiện xác định Tuỳ trình độ khoa học đương thời mà một định luật nào đó có thể phản ánh đầy đủ hay chưa đầy đủ, khái quát nhiều hay ít về tính quy luật phổ biến tất yếu trong

tự nhiên Có những định luật khoa học chỉ nêu lên khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện

Trang 4

tượng ; cũng có những định luật khoa học mà trong đó mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng

đang xét, đã được lượng hoá và diễn đạt bằng các biểu thức toán học Sự xâm nhập của toán học vào khoa học thực nghiệm đã giúp cho việc phát hiện và diễn đạt các định luật tiến lên trình độ chính xác hơn

Nhìn chung, trong quá trình phát triển của chúng, các khoa học tự nhiên đã trải qua thời kỳ mô tả, thực nghiệm rồi tiến lên giai đoạn lý thuyết ở trình độ lý thuyết, một số định luật khoa học không ra đời bằng suy lý quy nạp từ các thực nghiệm được lặp lại nhiều lần, mà lại ra đời bằng sự suy diễn từ một luận thuyết xuất phát nào đó, hoặc bằng suy luận toán học (Định luật Hacđi - Vanbec)

Kiến thức về các quy luật sinh học cũng thuộc loại kiến thức khái niệm Quy luật phản ánh

xu thế vận động phát triển tất yếu của các sự vật hiện tượng, phản ánh những mối liên hệ bản chất giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là mối quan hệ nhân quả

Các tác giả kinh điển của triết học mácxít đã định nghĩa quy luật bằng những dấu hiệu gì ? Theo K.Marx "Quy luật là mối liên hệ bên trong và tất yếu giữa hai hiện tượng"

Theo F Engels : "Hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên, đó là quy luật"

V.I Lenine đã từng nhấn mạnh rằng quy luật là một phạm trù triết học, khái quát những nét chung vốn có trong các quy luật của từng hình thức vận động của vật chất, và phạm trù triết học này là sự trừu tượng hóa khoa học các định luật chung Như vậy, khái niệm "quy luật" trong triết học có nội dung rộng hơn nhiều so với khái niệm "định luật" trong khoa học

Trong Bút ký triết học, Lenine đã phân tích các dấu hiệu của quy luật như sau :

– Quy luật là quan hệ của những bản chất, hoặc giữa các bản chất

– Quy luật là cái bền vững trong các hiện tượng

– Quy luật là cái đồng nhất trong các hiện tượng

– Quy luật là sự phản ánh cái ổn định tĩnh tại trong các hiện tượng

Từ sự phân tích trên đây, có thể hiểu quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, bền vững, phổ biến, ổn định, lặp đi lặp lại trong các hiện tượng

Người ta thường dùng thuật ngữ "định luật" để chỉ những tri thức phản ánh tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên được phát hiện bằng phương pháp thực nghiệm, gắn với công trình nghiên cứu của một vài tác giả xác định Những kiến thức quy luật trong các lĩnh vực không phải là khoa học thực nghiệm, thường được gọi là "tính quy luật" hoặc nói gọn là "quy luật" Ví dụ nói : Định luật phân ly độc lập của Menđen, tính quy luật trong sự tiến hóa của các hình thức sinh sản ở động vật, quy luật chọn lọc tự nhiên

Tuy nhiên, cũng có thể dùng không phân biệt quy luật và định luật Chẳng hạn nói định luật Lamac, định luật Cuvier (về sự tương quan giữa các cơ quan trong cơ thể động vật) tuy rằng những định luật này không phải là được phát hiện từ thực nghiệm ; hoặc gọi là quy luật chọn lọc

Trang 5

tự nhiên tuy rằng ngày nay, chọn lọc tự nhiên đã được nghiên cứu bằng thực nghiệm

Trong khoa học, kiến thức khái niệm được diễn đạt bằng một từ hay cụm từ, tức là thuật ngữ, còn kiến thức định luật được diễn đạt bằng các mệnh đề hoặc các biểu thức toán học, công thức (trong trường hợp các quan hệ đó được lượng hóa)

2 Các kiến thức quy luật trong chương trình sinh học phổ thông trung học

a) Kiến thức quy luật trong phần "Đặc tính chung của cơ thể sống"

– Quy luật tiến hóa về phương thức trao đổi chất

– Quy luật tiến hoá về sinh sản

– Quy luật tiến hóa về tổ chức cơ thể

– Quy luật tiến hoá về cảm ứng

b) Kiến thức quy luật trong phần "Sinh thái học"

– Quy luật về sự biến động và cân bằng trong quần thể

– Quy luật về sự biến động và cân bằng trong quần xã

– Quy luật tự điều chỉnh trong hệ sinh thái

– Các quy luật sinh thái cơ bản

c) Kiến thức quy luật trong phần "Di truyền học"

– Quy luật về tính đặc trưng và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể

– Quy luật về tính đa dạng và đặc thù của prôtêin

– Các quy luật di truyền

– Các quy luật biến dị

– Quy luật thoái hoá trong dòng tự phối

– Quy luật ưu thế lai

– Quy luật về tính bất thụ của cơ thể lai xa

d) Các kiến thức quy luật trong phần "Tiến hoá"

– Quy luật biến dị và di truyền

– Các quy luật chọn lọc nhân tạo

– Các quy luật chọn lọc tự nhiên

– Các quy luật phát sinh sự sống

– Quy luật phát sinh loài người

Trang 6

3 Phương pháp giảng dạy kiến thức quy luật

a) Cơ sở lý luận

Các định luật sinh học đã ra đời từ thực tế thiên nhiên, thực tiễn sản xuất và thực nghiệm khoa học Vì vậy, việc giảng dạy một quy luật (định luật) sinh học có thể lặp lại lịch sử khám phá ra quy luật đó, nghĩa là đi theo suy lý quy nạp, dựa trên sự quan sát các tài liệu thực tế, thực nghiệm Cách này thường thuận lợi cho việc rèn luyện tư duy thực nghiệm, phương pháp quy nạp khoa học Tuy nhiên, trong dạy học, con đường quy nạp đòi hỏi nhiều thời gian

Người ta có thể trình bày các quy luật sinh học theo suy lý diễn dịch, GV phát biểu nội dung quy luật, cho một vài ví dụ điển hình để minh họa, hoặc để HS đóng góp thêm những ví dụ tương tự để khẳng định tính phổ biến và đúng đắn của quy luật đã nêu Trong một số trường hợp, có thể dựa vào một luận điểm, lý thuyết làm căn cứ xuất phát để dự đoán tính quy luật của nhóm hiện tượng đang khảo sát, rồi xác nhận điều đó bằng những ví dụ cụ thể Các kiến thức quy luật đưa vào phổ thông đã được kiểm tra, khẳng định trong khoa học cho nên có thể trình bày chúng theo suy lý diễn dịch mà không lo tạo ra sự ngộ nhận ở HS

Trình bày các kiến thức quy luật theo con đường diễn dịch đòi hỏi ít thời gian hơn Tuy nhiên cách này không có lợi trong việc rèn luyện tư duy thực nghiệm quy nạp, mà điều này lại có ý nghĩa quan trọng trong việc bồi dưỡng HS, vốn chưa được quen với đời sống xã hội công nghiệp, tiếp xúc với kỹ thuật chưa nhiều Bởi vậy, trong giảng dạy sinh học, GV có thể và nên linh hoạt vận dụng cả hai con đường quy nạp và diễn dịch, nhằm mục tiêu không chỉ là trang bị kiến thức

mà còn phát triển tư duy nữa

Một điểm đáng chú ý nữa là các định luật sinh học ra đời từ thực tiễn phải được trở lại vận dụng vào thực tiễn

Xuất phát từ cơ sở lý luận trên, có thể nêu các bước giảng dạy một quy luật sinh học sau

đây :

b) Các bước giảng dạy quy luật sinh học : 5 bước

– Bước 1 : Xác định nhiệm vụ nhận thức

Bước này chuẩn bị cho HS một tư thế sẵn sàng đón nhận kiến thức sắp học một cách chủ

động, tích cực, bởi vì nó là một yếu tố tâm lý đầu tiên bảo đảm sự nắm vững

Có thể đề cập đến quy luật sinh học sắp học như một nhu cầu nhận thức nảy sinh từ thực tế, hoặc từ chính logic phát triển của hệ thống kiến thức của chương trình, tạo ra tình huống có vấn

đề do mâu thuẫn giữa yêu cầu nắm được tính quy luật của hiện tượng sẽ học với vốn kiến thức

đã có của HS Vấn đề đặt ra càng có ý nghĩa về mặt thực tiễn đời sống và sản xuất thì càng kích thích hứng thú nhận thức của HS

– Bước 2 : Trình bày nội dung quy luật

Yêu cầu của bước này là hướng dẫn cho HS phát hiện tính quy luật của sự vật, hiện tượng

Trang 7

đang xét, tức là chiều hướng phát triển tất yếu của nó, hoặc mối quan hệ tất yếu trong bản thân

nó, hay là giữa nó với sự vật, hiện tượng khác

Có thể thực hiện bước này bằng con đường quy nạp hay diễn dịch Đối với những quy luật

đã có chỗ dựa trong vốn biểu tượng phong phú của HS thì nên trình bày theo con đường diễn dịch Đối với những quy luật đúc kết từ thực nghiệm khoa học, phản ánh những hiện tượng không gần gũi với vốn hiểu biết của HS thì nên trình bày theo con đường quy nạp

Bước 3 : Phân tích bản chất của quy luật

Yêu cầu của bước này là làm sáng tỏ những mối quan hệ nhân – quả, những cơ chế quy

định tính quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng đang khảo sát

– Tuỳ mức độ phức tạp của vấn đề, có thể thực hiện bước này bằng phương pháp giảng giải hoặc vấn đáp tìm tòi bộ phận Đây là bước quyết định chất lượng lĩnh hội và hiệu quả của bước này phụ thuộc vào mức độ tư duy tích cực của HS

Trong khi phân tích bản chất của quy luật, nên lưu ý tới việc giới hạn phạm vi tác động của quy luật, những điều kiện nghiệm đúng của nó

– Bước 4 : Phân tích ý nghĩa của quy luật

Mỗi quy luật sinh học đều có ý nghĩa về mặt thế giới quan, về lý thuyết hay thực tiễn Nắm

được điều này, HS càng quan tâm hào hứng với kiến thức vừa được học, nảy sinh ý muốn được vận dụng kiến thức đó

– Bước 5 : Vận dụng quy luật

Bước này nhằm củng cố, mở rộng hiểu biết về quy luật mới học Việc vận dụng có thể ở mức thấp là giải những bài tập trong quá trình học tập giáo trình, lấy thêm các ví dụ minh họa, hoặc ở mức cao hơn là giải thích những hiện tượng thực tế gặp trong thiên nhiên, trong đời sống sản xuất, hoặc ở mức cao hơn nữa là thực hành trong vườn trường, góc sinh giới hoặc trên đồng ruộng và theo yêu cầu của chương trình

Tóm lại, việc giảng dạy hoàn chỉnh một kiến thức quy luật có thể được trình bày bằng sơ đồ dưới đây :

Trang 8

1 Xác định nhiệm vụ nhận thức

Con đường quy nạp

2a Biểu diễn phương pháp trực

quan hoặc gợi lại những biểu tượng

có liên quan

2b Phát hiện tính quy luật của sự

vật, hiện tượng (phát biểu của HS,

GV bổ sung cho HS hoặc cho HS

nghiên cứu SGK)

Con đường diễn dịch

2a GV phát biểu quy luật hoặc để

HS đọc quy luật trong SGK

2b Minh họa quy luật bằng ví dụ

điển hình (của GV và HS)

2 Trình bày nội dung quy luật

4 Phân tích ý nghĩa của quy luật (lý thuyết, thực tiễn)

5 Vận dụng quy luật (vào quá trình học tập, vào thực tiễn)

3 Phân tích bản chất của quy luật (liên hệ nhân–quả, cơ chế)

Tùy yêu cầu của chương trình, việc giảng dạy một quy luật sinh học nào đó phải đảm bảo

đủ 5 bước trên hoặc giảm bớt một vài bước trong đó nhưng bao giờ cũng phải bảo đảm 2 bước cơ bản nhất là bước 2 và bước 3 Việc trình bày các bước nói trên cũng tùy theo yêu cầu của chương trình mà thực hiện trong một phạm vi tiết học, hoặc trình bày một phần trên lớp và một phần sau tiết học

Trang 9

4 Ví dụ

Giảng dạy Quy luật chiều hướng tiến hóa của sự sinh sản hữu tính

a) Bước 1 : Xác định nhiệm vụ nhận thức

Sau khi giới thiệu các hình thức sinh sản hữu tính ở phần I, sang phần II, vấn đề được đặt ra

là : Trong lịch sử của giới thực vật và giới động vật, sự sinh sản hữu tính đã được hoàn thiện dần theo những chiều hướng cụ thể như thế nào về cơ quan sinh sản và hình thức thụ tinh ?

b) Bước 2 : Trình bày nội dung quy luật

Tuy ở phần này SGK viết cô đọng và trình bày theo lối nêu nhận xét rồi cho ví dụ minh họa, nhưng trong tiết học GV nên sưu tầm lại các tranh vẽ có liên quan trong sách Sinh vật lớp

6, lớp 7 để giúp HS hồi tưởng nhanh và dựa vào đó mà HS tự lực rút ra nhận xét về tính quy luật của sự tiến hóa, ví dụ trình bày trên một tranh lớn :

* Nửa bên trái : Tảo : Chưa có cơ quan sinh sản, vẽ giao

tử đực, giao tử cái giống nhau được hình thành từ 1 tế bào của sợi tảo

Rêu : Vẽ sợi rêu mang hùng khí (cơ quan

sinh sản đực) và sợi rêu mang noãn khí (cơ quan sinh sản cái)

Giun đũa : Vẽ cá thể đực và cá thể cái

(Những hình vẽ trên trích từ SGK lớp 6, 7, được trình bày trên cùng một tranh hoặc treo thành dãy)

Dựa vào tranh, cho HS nhận biết từng loại thực vật, động vật, hồi tưởng lại đặc điểm cơ quan sinh sản của loài đó

Sau đó, đặt câu hỏi gợi mở để đi đến hai nhận xét về chiều hướng tiến hóa về :

– Cơ quan sinh sản : Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản đến chỗ có cơ quan chuyên sản xuất

ra tế bào sinh dục Từ chỗ cơ quan sinh sản đực, cái còn nằm trên cùng một cơ thể đến chỗ các cơ quan sinh sản đực, cái nằm trên những cơ thể khác nhau (phân hoá giới tính) Từ chỗ giao tử

đực và cái giống hệt nhau đến chỗ chúng sai khác nhau về hình dạng, kích thước (phân hoá giao tử)

– Hình thức thụ tinh : Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo, từ thụ tinh nhờ nước đến thụ tinh

Trang 10

khô, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong

Để trình bày chiều hướng tiến hóa của hình thức thụ tinh, có thể dùng tranh nói trên thêm một tranh có vẽ 1 cây có hoa lưỡng tính tự thụ phấn, hoa lưỡng tính giao phấn, hoa đơn tính cùng gốc, hoa đơn tính khác gốc, thụ tinh ở cá, ếch, nhái, bò sát, thú

c) Bước 3 : Phân tích bản chất của quy luật

– Sự phân hoá giao tử : từ giao tử đực, cái giống nhau về kích thước, cấu tạo đến chỗ giao tử

đực, cái khác biệt nhau về cấu tạo, kích thước, chức năng Điều này góp phần đảm bảo hiệu suất của quá trình thụ tinh

– Hình thức thụ tinh :

+ Chung cho động vật và thực vật : từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo

+ Riêng cho thực vật : từ thụ tinh nhờ nước đến thụ tinh không lệ thuộc nước

+ Riêng cho động vật : từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong

d) Bước 4 : Phân tích ý nghĩa của quy luật

– Sự hoàn thiện về cơ quan sinh sản, hình thức thụ tinh có ý nghĩa : đảm bảo hiệu suất thụ tinh, bớt lệ thuộc vào môi trường, tạo sức sống cao, dễ thích nghi với môi trường

– Cơ quan sinh sản và hình thức sinh sản càng hoàn thiện thì số trứng, số con ở mỗi lứa đẻ càng ít đi nhưng tỷ lệ sống càng cao (cá đẻ hàng ngàn, hàng triệu trứng ; ếch nhái đẻ hàng trăm

; bò sát đẻ hàng chục ; đến chim, thú thì dưới một chục và người thường chỉ đẻ một con Người

đẻ nhiều con cùng lúc là dấu hiệu lạc hậu về sinh học, nhắc lại lịch sử động vật)

e) Bước 5 : Vận dụng quy luật

– Liên hệ với chính sách kế hoạch hóa gia đình

– Trong chăn nuôi, trồng trọt, tăng hiệu suất thụ tinh, chăm sóc con cái

Trang 11

CÂU Hỏi HƯớNG dẫN HọC TậP Chương V

1 Anh (chị) hãy định nghĩa thế nào là khái niệm sinh học ? Phân biệt khái niệm sinh học

cụ thể và khát niệm sinh học trừu tượng Cho ví dụ minh họa

2 Nêu con đường hình thành khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng Cho ví dụ minh họa

3 Hãy trình bày con đường giảng dạy sinh học Vận dụng con đường đó như thế nào để dạy

định luật tương tác gen và định luật Hacđi - Vanbec

4 Hãy phân biệt khái niệm sinh học, quá trình sinh học, quy luật sinh học Tại sao nói kiến thức khái niệm sinh học, quy luật sinh học là thành phần kiến thức cơ bản nhất trong nội dung chương trình sinh học ?

Trang 12

– Hệ dạy học tổ chức theo lớp học và bài lên lớp (tiết học), gọi tắt là "lớp – bài"

– Hệ dạy học diễn giảng – Xêmine

2 Đặc điểm các hệ thống tổ chức dạy học

a) Hệ dạy học cá nhân

Xuất hiện đã từ lâu Đặc điểm là GV làm việc trực tiếp với từng cá nhân HS, giảng dạy có

tổ chức nhằm mục đích nhất định, theo một nội dung có quy định không chặt chẽ lắm, và với thời gian có thể thay đổi

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hệ này là cơ sở lý tưởng của việc tổ chức dạy học, có nhiều

ưu điểm cơ bản, mà đặc biệt là nó bảo đảm sự học tập tích cực Do sự tiếp xúc trực tiếp thường xuyên giữa GV và HS nên bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên HS có thể tiến lên theo con

đường và nhịp điệu thích hợp với bản thân Rất thuận tiện cho việc rèn luyện thành thạo kỹ năng

Ưu điểm của hệ tổ chức dạy học này là : tính kinh tế cao (lớp có nhiều HS, giảm chi phí) ; bảo

đảm sự giáo dục cá nhân trong tinh thần tập thể và tính kế hoạch – hệ thống (chia thành môn học, bài học ), hệ thống này được phổ biến rộng rãi cho tới ngày nay ở khắp mọi nơi trên thế giới

c) Hệ diễn giảng – Xêmine

Trang 13

Hình thức cơ bản của việc tổ chức dạy học ở đây là diễn giảng và xêmine, trong đó diễn giảng giữ vai trò chủ đạo Ngoài ra, còn có thực hành, thực tập HS được tập hợp thành nhiều kiểu rất khác nhau (khối lớp, lớp, tổ và cá nhân)

Trong hệ này, ta thấy rõ xu hướng biến đổi các hình thức tổ chức dạy học và các hình thức tập hợp HS tùy theo dạng hoạt động

Hệ này có tính kinh tế cao, tạo điều kiện để bảo đảm trình độ khoa học cao (nhờ diễn giảng), thích hợp với đối tượng, HS có trình độ làm việc tự lập và vốn hiểu biết đáng kể

Ngày nay, đang có xu hướng khai thác những ưu điểm của hệ này và đưa một số dạng tổ chức của nó vào hệ lớp – bài

Trong chương này, chỉ đề cập đến hệ dạy học lớp – bài

II – CáC HìNH THứC DạY HọC TRONG Hệ Lớp – BàI

Có 3 loại tổ chức lớp : dạy lý thuyết, dạy lao động và công tác ngoại khóa, phụ đạo

1 Dạy lý thuyết gồm các hình thức dạy học sau đây :

– Bài lên lớp

– Bài thực tập

– Bài tham quan

– Giờ học kiểu Xêmine

1 Khái niệm bài lên lớp

Bài lên lớp là hình thức tổ chức dạy học, bao gồm một đoạn hoàn chỉnh, có thời gian nhất

định của quá trình dạy học, trong đó GV chỉ đạo sự hoạt động nhận thức tập thể của một nhóm

Ngày đăng: 06/12/2015, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w