và can ae
ĐỈA LÍ TỈNH HẬU GIANG
I~ VI TRE DIA LÍ, LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH 1 Vị trí và lãnh thổ ~ Vị trí Hậu giang thuộc nhóm các tỉnh nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam và đông nam giáp tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
Phía Đông Bắc - Tay Bắc, giáp với Vĩnh Long, TP Cần Thơ
Vị trí nội địa trong vùng Tây Nam Bộ cho thay Hau Giang cũng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhất là không gặp
phải những phức tạp mang tính đặc trưng của vùng biên Tuy nhiên
vị trí này cũng gây khó khăn cho việc khai thác các nguồn lực bên
ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hố Điều đó đòi hỏi Hậu Giang phải có nỗ lực lớn hơn trong việc khai thác nội lực để
phát triển
Là một tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, trong khu vực đồng bằng trẻ, thấp nên Hậu Giang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sông, biển như tác động của thuỷ triều, sự xâm lấn của nước mặn Do đó, việc khai thác tài nguyên đất đai đòi hỏi phải có đầu tư lớn cho công tác thuỷ lợi
cũng như xác định cơ cấu vật nuôi, cây trồng
Trang 2
280
Bản đô Tỉnh Hậu Giang M thành phổ Cần Thơ
Trang 3là tuyến nối Cần Thơ với Rạch Giá và Cà Mau đi qua Châu Thành A,
Vi Thuy, Vi Thanh và tuyến nối Cân Thơ với Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau đi qua Châu Thành, Phụng Hiệp - Quy mô lãnh thổ :
Hậu Giang là một trong hai đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện
tích nhỏ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1607,7 km”, chiếm hơn 4% diện tích Tây Nam Bộ Hình thể của tính chếch theo hướng đông bắc - tây nam, trong khoảng từ
9°35' vĩ Bắc đến 10” vĩ Bắc và từ gần 105° 20' kinh Đông đến 105°56' kinh Đông Bộ phận lãnh thổ chử yếu của tỉnh nằm trong giới hạn giữa kênh Xà No ở phía tây bắc, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và
sông Cái Côn ở phía đông nam, Sông Hậu ở phía đông bắc và sông Nước Trong, rạch Ngan Dừa phía tây nam
Lãnh thổ Hậu Giang phân hoá thành nhiều vùng khác nhau theo
các đặc điểm tự nhiên như cao độ địa hình, đặc tính đất đai, mức độ ngập nước, nhiễm mặn Nó còn bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chẳng chịt khiến việc tổ chức các mối liên hệ kinh tế - xã hội có
những nét độc đáo, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn để trong quá
trình phát triển
2 Sự phân chia hành chính
Từ sau khi đất nước tái thống nhất đến nay, lãnh thổ Hậu Giang có nhiều thay đổi về hành chính Lúc đầu, các lãnh thổ thuộc 3 tỉnh ngày nay là Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng được nhập thành tỉnh Hậu Giang, một tỉnh lớn, đông đân và là tỉnh trọng điểm số một về sản xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long Từ năm 1991, tinh
Hậu Giang (cũ) được tách thành hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ Với mục đích xây đựng một trung tâm phát triển cho Tây Nam Bộ, tháng íÍ năm 2004, thành phố Cần Thơ, một đơn vị hành chính cấp tỉnh
được thành lập bao gồm thành phố Cần Thơ cũ và các huyện phía bắc
tỉnh Cần Thơ, một phản huyện Châu Thành Bộ phận còn lại được
mang tên tỉnh mới là Hậu Giang
Trang 4Hậu Giang hiện nay bao gồm thị xã Vị Thanh và 5 huyện là Châu Thành, Chau Thanh A, Phụng Hiệp, Vị Thuy, Long Mi Cac huyện thị trong tỉnh có quy mô lãnh thổ rất khác nhau Các huyện phía Bắc như Châu Thành, Châu Thành A có diện tích nhỏ nhất (L4 - 15 ngàn ha) Các huyện phía Nam có quy mô lớn hơn Chẳng hạn
Phụng Hiệp có diện tích đến 56375 ha, gần bằng diện tích tỉnh Bắc
Ninh ở Bắc Bộ
Ở cấp hành chính dưới huyện, thị, toàn tỉnh Hậu Giang bao gồm 4
phường thuộc thị xã Vị Thanh, 7 thị trấn và 49 xã Số đơn vị hành
chính cấp cơ sở của mỗi huyện, thị là từ 8 đến 10, riêng huyện
Phụng Hiệp lên tới 17 Huyện này cũng có tới 3 thị trấn là Phụng Hiệp, Kinh Cùng và Cây Dương
Quy mô diện tích mỗi đơn vị hành chính cấp cơ sở của Hậu Giang khoảng gần 2680 ha Ở Hậu Giang có nhiều xã diện tích từ khoảng
3000 - 7000ha (Phụng Hiệp 5, Long Mỹ 4), nghĩa là quy mô tương,
đương với một huyện nhỏ ở Đồng bằng Bắc Bộ
Vị Thanh là thị xã đồng thời là trung tâm hành chính của Hậu Giang Do mới được nâng cấp từ thị trấn lên thị xã nên Vị Thanh
cần tiếp tục được đầu tư để đắm đương vai trò trung tâm của tỉnh
II— ĐIỀU KIỆN THIÊN NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 Địa hình
Nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình Hậu Giang mang nét chung của vùng là địa hình thấp Toàn bộ lãnh
thổ tự nhiên của tỉnh nằm ở độ cao dưới 2m Tuy nhiên cũng có sự
chênh lệch giữa các khu vực Khu vực ven sông Hậu cao nhất, với độ
cao vào khoảng I - 1,5m và địa hình thấp đần khi xa sông
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang nằm giữa kênh Xà No và Quản lộ — Phụng Hiệp là vùng thấp, trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng
0,2 - 0,5m 282
Trang 5ev ve
Một nét độc đáo của địa hình Hậu Giang là nó bị chia cắt bởi
nhiều kênh rạch Việc đào kênh chẳng những tạo ra các địa hình âm để tiêu thoát nước mà còn tạo ra các địa hình dương có độ cao tương đối hàng mét
Sự chênh lệch về độ cao trong tỉnh tuy không lớn nhưng đã tạo nên sự tương phản rõ rệt Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
2 Khí hậu
Hậu Giang có khí hậu cận xích đạo gió mùa
Tính chất cận xích đạo được thể hiện ở những đặc điểm về quang và
nhiệt Hậu Giang có số giờ nắng trong năm nhiều (trung bình 2300 — 2500 giờ), tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1500 kcal/cm2/năm
Nhiệt độ trung bình năm cao, khoảng 26,7 - 27°C với tổng nhiệt là
9800°C Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng nóng nhất là tháng 4 có nhiệt độ trung bình 28,6°C, trong khi tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt
độ vẫn là 25,5°C, chênh lệch chỉ 3,1°C Những cực đoan về thời tiết
có thể đưa nhiệt độ lên mức cao nhất là gần 38°C, hay thấp nhất là
hon 16°C Dù vậy, sự thay đổi nhiệt độ này ít gây ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây trồng, vật nuôi
Biên độ ngày đêm cao hơn biên độ năm Chênh lệch ngày đêm
khoảng hơn 7C Tuy nhiên, mùa khô chênh lệch cao hơn, còn mùa
mưa thì ít hơn
Tính chất mùa thể hiện rõ nhất ở chế độ gió và chế độ ẩm Trong năm, Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai mùa gió là gió tín phong vào
mùa đông với nét chung là gây ra thời tiết khô và gió tây nam thổi vào
mùa hè, mang theo hơi ẩm từ biển vào và gây ra thời tiết mưa, ẩm Phù hợp với chế độ gió, lượng mưa của Hậu Giang phân hoá sâu
sắc theo mùa Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến thang 11, tập trung tới
92 - 97% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng I2 đến tháng 4 với
Trang 6tổng lượng mưa chỉ đạt khoảng 100mm và chiếm không đây 5 - 6 % lượng mưa cả năm Sự phân hoá theo các tháng còn sâu sắc hơn tháng 9 tháng 10 mưa nhiều nhất tới hơn 270mm/tháng
Lượng mưa của Hậu Giang có sự phân hoá theo lãnh thổ Khu vực
phía Tây có số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như phía đơng
SỰ PHÂN HỐ LƯỢNG MƯA Ở HẬU GIANG Địa phươn, Lượng mưa Lượng mưa Lượng mưa tạ Phương (mm) tháng ít nhất tháng lớn nhất Vi Thanh 1736 Tháng 2 : 0 mm Thang 8 : 298mm Phung Hiép 1553 Tháng 1 : 6 mm Tháng 8 : 279mm
Nằm trong vùng Tây Nam Bộ, Hậu Giang ít chịu ảnh hưởng của
bão Tuy nhiên những hiện tượng thời tiết như giông, mưa đá, vòi
rồng, sương mù cũng có thể gây những thiệt hại nhất định cho sản xuất và đời sống
3 Thuỷ văn
Khí hậu, địa hình và vị trí địa lí là những nhân tố quyết định đến đặc điểm thuỷ văn của Hậu Giang
Một điểm nổi bật là phân lớn lãnh thể Hậu Giang trong năm đều có thời kì ngập nước Độ sâu và thời gian ngập nước tuỳ thuộc độ cao tương đối, vị trí so với các đồng sông, kénh rạch.và vào lượng nước
mưa Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó được
bổ sung bằng lũ sông Hậu
Bắt đầu từ tháng 7 các vùng đất trong tỉnh bắt đầu lần lượt bị ngập với thời gian có thể kéo dài 2 - 3 tháng, cho đến tận tháng 1l nước
mới rút hết Nói chung những vùng cao ven sông Hậu và những vùng
phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập 284
Trang 7Gà
hoặc thời gian ngập ngắn Vùng đất thấp rộng lớn trong tỉnh thoát nước kém nên thời gian ngập lụt dài hơn
Tuỳ theo mức độ ngập lụt có thể chia lãnh thổ Hậu Giang thành các vùng với mức độ ngập lụt như sau :
- Vùng ngập dưới 30cm gồm phần lớn Châu Thành và Châu Thành A,
vùng Đồng Gò Phụng Hiệp, phần lớn huyện Long Mĩ
- Vùng ngập từ 30 đến 60 cm gồm khu vực nam Châu Thành, phần lớn huyện Vị Thuỷ
- Vùng ngập từ 60 cm trở lên gồm Trường Long Tây của Chau Thành A và phần lớn huyện Phụng Hiệp
- Vùng không bị ngập hoặc thời gian ngập không đáng kể bao
gồm phần lớn thị xã Vị Thanh, và một phần Vị Thuỷ, do lưu vực sông, Cái Lớn thoát nước tốt
Điểm nổi bật thứ 2 là Hậu Giang có mạng lưới sông rạch dày đặc
trong đó phần chính thuộc lưu vực sông Hậu và chịu tác động của
dòng sông này
Sông Hậu đoạn qua Châu Thành của Hậu Giang có chiéu dài
khoảng 14 - 15km Ở đoạn này sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh Trong thời gian con người khai khẩn đất đai, một hệ thống
kênh rạch đã được xây dựng bao gồm các kênh lớn như Xà No, Quản Lộ và vô vàn kênh rạch khác Những con kênh này mang nét đặc biệt của Nam Bộ : có nước chảy theo 2 chiều tuỳ theo mùa lũ hay
mùa cạn của sông Hậu và sự lên xuống của thuỷ triều Chúng vừa là
đường tiêu vừa cung cấp nước tưới
Do là hạ nguồn, sông Hậu đoạn qua Hậu Giang chịu tác động
mạnh của thuỷ triểu Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, chỉ độ 0,5m nhưng vào mùa khô, nó có thể tới vài mét Người ta có thể lợi dụng
điều này để xây dựng hệ thống tưới tiêu tự chảy, nhưng đồng thời luôn phải cảnh giác để phòng nước mặn xâm nhập vào ruộng đồng
Trang 8Vùng Tây Nam tỉnh nằm trong khu vực sông Cái Lớn Sông rộng, sâu đóng vai trò là kênh dẫn giúp cho việc tiêu nước nhưng đồng thời
cũng làm cho khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triểu của
vịnh Thái Lan Nước mặn có thể theo sông này gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng nề cho khu vực Vị Thanh, Long Mỹ, Vị Thuỷ, ven các sông Nước Trong, Cái Tư, Ngan Dừa, Cái Côn, thậm chí đưa nước
mặn vào cả kênh Quản Lộ 4 Đất đai
4) Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là gân 160,8 ngàn ha Toàn bộ lãnh thố đều là đất của vùng đồng bằng đang trong quá trình thành tạo Vì vậy xét về mặt lí tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng trên là sét pha thịt có độ đẻo cao, dày hàng chục mét, tầng dưới là sét dẻo xuống đến độ sâu
vài chục mét Do đó khả năng chịu lực của đất là rất kém
Về hoá tính, đất Hậu Giang có tỉ lệ mùn cao, nhất là trong các
tầng đất than bùn và phèn Lượng lân, kali tổng số cao nhưng do tác động của AD* va Fe™* nén lượng lân dễ tiêu nói chung thấp Do điện
tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO2”,
vượt quá sức chịu đựng của cây trồng nên vấn đề thau rửa mặn rõ ràng là việc cần thiết và thận trọng
Tuy cùng là đất đồng bằng nhưng đất cũng có sự phân hoá Ở
Hậu Giang có 4 nhóm chính sau đây :
- Đất phù sa chủ yếu nằm trong vùng đồng bằng trong phạm vi tác
động mạnh mẽ của sông Hậu Loại đất này được khai thác sớm, lại
được bồi phù sa hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kẻ
- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phía Tây của tỉnh Do tác động qua lại của con người với các nhân tố tự nhiên mà ở đây có đất phèn hoạt động, đất phèn tiểm tàng
Dậy phèn là hiện tượng rất lưu ý vào mùa khô Giữ nước ém phèn
hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng
286
Trang 9Trên địa bàn của tỉnh, đất phèn ở dạng hoạt động với sự di động tích tụ SOT có diện tích lớn nhất Ở nhiều vùng, tầng phèn hoạt động nông thường xuyên ảnh hưởng đến cây trồng Diện tích đất phèn tiểm tàng nhỏ hơn, nhưng cũng vào khoảng 7000 - 8000ha Gọi là phèn tiểm tàng vì trong đất trồng có tập trung FeS, gặp điều kiện thuận lợi, ion S? sé chuyển thành soz- và phát huy tác dụng Đất phèn tiém tàng tập trung ở những nơi thấp, thời gian ngập nước kéo dài
Phù hợp với chế độ nước, hoạt động của phèn cũng chia thành hai mùa mỗi năm Mùa khô là mùa phèn đậy, ion soz di chuyén theo nước lên tích tụ ở tầng đất mặt Để giảm dần sự nhiễm phèn của đất đồng thời phát triển sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng các biện pháp thuỷ lợi để ém phèn, rửa phèn hay lựa chọn những cây trồng
thích hợp, trong đó có những loại cây ưa phèn là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu
Vùng Tây Nam của tỉnh bao gồm một phần Long Mỹ, Vị Thuỷ, Vị Thanh là nơi tập trung đất phèn mặn với diện tích tới gần 17000 ha Đây là vùng trước đây bị nhiễm mặn do các sông Cái Tư,
Nước Trong, Ngan Dừa Hiện nay nhờ các hệ thống ngăn mặn, tình
trạng nhiễm mặn coi như chấm dứt -Tuy vậy, các yếu tố phèn, mặn vẫn phát huy tác dụng Trong đất không chỉ có nhiều ion soz ma con c6 nhiéu CI nita
- Dat man còn khoảng 5000 ha ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh Vùng này vẫn tiếp tục bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước
biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào Việc cải tạo đất mặn trước
hết phải dựa vào hệ thống đê và các cống đập để điều phối nước Từ nhiều năm qua, tỉnh đã có tiến bộ đáng kể trên lĩnh vực này
b) Về cơ cấu sử dụng đất
Diện tích đất đã được sử dụng của cả tỉnh lên đến 94,5 tổng diện
tích lãnh thổ Tương tự như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,
Trang 1044 “sử
đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm tuyệt đại da số với 85,6%
diện tích đất tự nhiên và gần 90,6% diện tích đã được sử dụng của
tỉnh Các đất khác đều chiếm tỉ lệ nhỏ Riêng đất chưa sử dụng vẫn
còn 8,8 nghìn ha, chiếm 5,5% diện tích Hậu Giang
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH HẬU GIANG NĂM 2003
Các loại Diện tích % so với tổng diện tích (nghìn ha) tự nhiên của tỉnh Tổng diện tích đất tự nhiên 160,8 100,0 Điện tích đất đã được sử dụng 152,0 94,5 - Đất nông nghiệp 137/7 85,6 ~ Đất lâm nghiệp 3,6 2,2 ~ Đất chuyên dùng 7,3 4.5 - Đấtở 34 22 Diện tích đất chưa sử dụng 88 5,5
5 Tai nguyén sinh vật
Theo kết quả điều tra sơ bộ, 6 thé thay thc vde tu nhién trén cạn khá nghèo về thành phân loại, ít cá thể thân gỗ có kích thước lớn Điều nay
có thể giải thích bởi đây là vùng đất trũng đang có những biến đổi nhanh
về điều kiện sinh thái và do kết quả khai phá của con người
Thực vật chủ yếu là những loại tấn mát trong tự nhiên dưới đạng xen kế với những cây trồng Thảm thực vật rừng hiện có chừng 2000 ha chủ yếu là rừng trồng tập trung ở một số lâm trường trong tỉnh
Quần thể cây trồng rất đa dạng Chúng kết hợp với thực vật tự
nhiên tạo thành những quần thể hỗn hợp Tại các vùng cao, các vườn
cây ăn trái tạo nên nét độc đáo cho giới sinh vật trong vùng
Trang 11ne
Động vật tự nhiên của Hậu Giang không giàu như nhiều tỉnh lân cận Ngồi vật ni, động vật có giá trị kinh tế chủ yếu là các loài thuỷ sinh Động vật thuỷ sinh bao gồm các loại gốc gác ở sông và các động vật nội đồng
Động vật sống ở sông quan trọng nhất có cá, tôm, tép Vào mùa lũ, lượng thuỷ sản này rất lớn, tràn vào sông rạch, đồng ruộng Vị trí hạ nguồn khiến những vùng ngập nước trong tỉnh trở thành những túi tôm cá lớn từ thượng nguồn đi xuống, đồng thời cũng có nhiều động
vật nước lợ, nước mặn theo sông Hậu, sông Cái Lớn vào
Động vật nội đồng gồm rất nhiều loài từ cá đến bò sát, ếch
Chúng tập trung trong đồng ruộng, kênh rạch và đặc biệt tập trung trong những vùng có rừng
6 Khoáng sản
Khoáng sản của Hậu Giang nghèo, ít có giá trị kinh tế Nổi bật hơn cả có đất sét, cát xây dựng, than bùn
Đất sét có chất lượng tốt có thể sản xuất gạch ngói và phân bố tập
trung ở vùng ven sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành với trữ lượng hàng triệu tấn Lòng sông Hậu ở khư vực Cái Lân (Châu Thành) cũng là nơi tập trung cát có thể khai thác để cung cấp cho xây dựng Ngoài
ra, tỉnh còn có trữ lượng than bàn trữ lượng hàng triệu tấn, nằm ở độ sâu Ö,5 ~ Im ở một số vùng thuộc Vị Thanh, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Phụng Hiệp nhưng ít có giá trị về kinh tế
Tóm lại : Hậu Giang là tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, thiên nhiên của tỉnh đã tạo ra nhiều khả năng to lớn cho việc phát triển nên nông
nghiệp nhiệt đới, du lịch sinh thái Tuy nhiên do đặc điểm khí hậu và
thuỷ văn nên phát triển thuỷ lợi và xác định cơ cấu cây trồng trở thành những vấn để cơ bản đảm bảo cho sự phát triển của tỉnh
Trang 12It- DAN CU
1 Số dân và động lực tăng dân số
Tính đến năm 2003 dân số tỉnh Hậu Giang 767,4 nghìn người Với
quy mô như vậy, Hậu Giang là tỉnh có dân số tương đối ít của
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trước đây dân số Hậu Giang tăng khá nhanh Vào thập kỉ 90 của thế ki XX đo kết quả của cơng tác kế hoạch hố dân số, mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm rõ rệt, chỉ còn xấp xỉ 1% mỗi năm Tuy nhiên kết quả của sự giảm gia tăng dân số là không bền vững Vài năm gần đây mức tăng dân số tự nhiên lại nhích lên Năm 2002 -
2003 tỉ suất gia tăng đã lên đến I,17% (năm 2000 - 2001 : 0,95% ; 2001 ~ 2002 : 1,0%) Điều này cho thấy sự quan tâm đúng mức tới
công tác dân số kế hoạch hoá gia đình vẫn là điều cần thiết
Mức độ gia tăng dân số tương đối đều giữa các huyện Sự phân hoá về mức gia tăng không nhiều Trong các huyện thì Vị Thuỷ có mức tăng dân số cao nhất Trong thời gian từ 2000 - 3003 mức tăng
dân số trung bình hằng năm của huyện này là 1,26% so với mức
chung của cả tỉnh là 1,04% Cũng trong thời gian đó, huyện Châu Thành có mức tăng thấp nhất, chỉ 0,84% mỗi năm
Sự gia tăng rất khác nhau giữa các dân tộc Người Kinh có mức
tăng thấp, khoảng 1% Trong khi đó, mức tăng của người Khơ-me là 1,26%, còn người Hoa tới 4,86% Tuy nhiên, mức gia tăng của người
Hoa cao là do có sự nhập cư bổ sung vào
Việc hình thành các đô thị mới dẫn đến việc tăng nhanh quy mô
dân số đô thị Từ năm 2000 đến năm 2003, dân số thành thị tăng từ
91560 người lên 11585! người, trung bình hằng năm là 7,81% Trong khi đó số dân nông thôn giảm sút với tốc độ trung bình là 0,03% mỗi năm
290 19 - ĐLCT, T6 - B
Trang 13are ne
2 Kết cấu dân số
4) Kết cấu theo độ tuổi và giới tính
Hậu Giang là tỉnh có dân số trẻ Tỉ lệ trẻ em chiếm khoảng 40% đân số Trong khi đó, tỉ lệ người già hơn 60 tuổi chỉ vào khoảng hơn 6% Hiện nay, do tỉ suất sinh giảm nên cơ cấu dân số của tỉnh cũng
chuyển biến theo hướng giảm tỉ lệ trẻ em Tuy nhiên, sự chuyển biến diễn ra còn chậm Dân số trẻ tuy có mặt tích cực là có nguồn lao
động tiểm năng đông, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế — xã hội Trước hết, đó là vấn để bảo đảm công
ăn việc làm, phát triển giáo đục, y tế, văn hoá Bên cạnh đó, việc thực
hiện những chỉ tiêu dân số sẽ gặp khó khăn do số phụ nữ bước vào độ
tuổi sinh đẻ hằng năm rất lớn
b) Kết cấu dân tộc
Là tỉnh nằm sâu trong Đồng bằng sông Cửu Long, kết cấu dân tộc của Hậu Giang khá đơn giản Người Kinh chiếm đa số tuyệt đối
Ngoài ra có hai dân tộc khác đó là người Hoa và Khơ-me Các dân tộc khác có số lượng rất nhỏ
Trong những năm qua do mức tăng dân số của người Hoa và Khơ-me cao hơn của người Kinh nên tỉ lệ của hai dân tộc này trong số dân của tỉnh có tăng lên Tuy nhiên, đến năm 2003, người Kính vẫn chiếm tới
86,5%, người Khơ-me 2,4%, người Hoa gần I,1% dân số của Hậu Giang
c) Kết cấu xã hội
- Kết cấu theo lao động
Nguồn lao động của Hậu Giang có khoảng 480 ngàn người (2004) chiếm 60,9% dân số Trong những năm tới, do ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nguồn lao động tăng hằng năm vẫn nhiều, khoảng trên
dưới 15 ngàn người, nghĩa là hơn 3% Tuy nhiên, sau đó tốc độ tăng
sẽ giảm dân phù hợp với tốc độ tăng dân số hiện nay
Trang 14Trong nguồn lao động của tỉnh, lực lượng lao động thực tế đang làm
việc chiếm khoảng 91,9%, riêng lao động hoạt động trong các ngành
kinh tế là 81,4% Những người trong độ tuổi lao động nhưng thực tế
không tham gia hoạt động kinh tế như học sinh, người thất nghiệp, mất
sức hay không có nhu cầu làm việc chiếm hơn 8%, trong đó đông nhất là học sinh (4,9%), lao động thất nghiệp chỉ khoảng 2%
Về hình thức, rõ ràng các hoạt động kinh tế - xã hội đã thu hút
đông đảo lao động của tỉnh Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ở chỗ việc sử dụng có hiệu quả hay không
Về cơ cấu lao động hoạt động trong các ngành kinh tế, lao động trong khu vực I khá cao (79,6%), khu vực III thấp hơn (14,6%) và
khu vực II là thấp nhất (chỉ 5,6%) Lao động tập trung nhiều ở khu vực I là kết quả tất yếu của một nền kinh tế, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt Nông nghiệp không chỉ chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP mà còn góp phần đảm bảo công ăn việc làm người lao
động Để có thể sử dụng hiệu quả hơn nguồn lao động, nâng cao đời
sống nhân đân, thì việc đổi mới hoạt động nông nghiệp phải là một trong những vấn để cần quan tâm đặc biệt
Đối với khu vực II, lao động đã ít nhưng lại tập trung hầu như chỉ
trong hai ngành công nghiệp là chế biến và xây dựng Trong khu vực IH, phần đông lao động (50 - 60%) hoạt động trong lĩnh vực thương
nghiệp, nhà hàng Những điều trên cho thấy tính đơn điệu về cơ cấu kinh tế, nhưng mặt khác cũng chỉ ra khả năng thu hút lao động rất lớn của khu vực II và II, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
~ Kết cấu theo trình độ văn hoá
Hậu Giang là tỉnh đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học
Hiện nay, số học sinh phổ thông chiếm tới 20% dân số, nghĩa là cứ 5 người đân là có 1l người đi học Tỉ lệ này những năm gần đây giảm dần, chủ yếu là giảm số trẻ em bước vào độ tuổi đến trường
292
Trang 15ate atts) be
Lực lượng lao động có chuyên môn, kĩ thuật của Hậu Giang có khoảng 10 ngàn người Trong số đó, có trình độ trung cấp là 5000,
cao đẳng 2500 Lao động có trình độ đại học, sau đại học khoảng
2600 người Điêu đáng chú ý là lao động có trình độ chủ yếu tập
trung trong ngành giáo dục và các cơ quan quản lí Vì vậy vấn để thiếu “thợ” vẫn là vấn đề nan giải
3 Phân bố dân cư và đơ thị hố
a) Phan bố dân cư
Mật độ dân số Hậu Giang năm 2003 là 477 người/ km’, thuộc loại
trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long Mật độ này tuy chưa bằng 1/2 Đồng bằng sông Hồng, chỉ bằng 1/3 tỉnh Thái Bình, nhưng Hậu Giang đã có những biểu hiện về sức ép đân số đối với tài nguyên đất đai Trên lãnh thổ của tỉnh, mỗi người dân có một không gian sống trung bình độ hai công đất, hay 6 sào Bắc Bộ Nếu trừ đi các loại đất thổ cư, chuyên dụng, mặt nước, đất chưa thể sử dụng thì có thể nói người dan Hậu Giang cũng dang tiếp cận tới cdi “xiéng 3 sào” nghĩa là mỗi nhân khẩu chỉ có khoảng một công đất nông nghiệp Hình ảnh đồng ruộng thẳng cánh cò bay mau chóng đi vào đĩ vãng
Dân cư Hậu Giang phân bố rất chênh lệch giữa các huyện, thị Về quy mô đân số, Long Mỹ và Phụng Hiệp là hai huyện rất đông dan,
vượt xa các địa phương khác Năm 2003 dân số Long Mỹ là : 160721
người, nhưng vẫn kém xa Phụng Hiệp với 263469 người, chiếm tới hơn 1/3 dân số của tỉnh
Về mật độ dân số, bức tranh phân bố dân cư Hậu Giang chia thành hai phân rõ rệt Phía bắc và đông bắc, bao gồm Châu Thành, Châu Thành A, Đóng Bắc Phụng Hiệp dân cư tương đối trù mật Mật
độ dân số của Châu Thành hơn 560 ngudi/km?, Chau Thanh A
Trang 16650 người/km” Trên lãnh thổ hai huyện này có những xã mật độ dân
số lên tới hơn 700 người/km? như Thanh Xn, Tâm Hồ, Đơng Thạch thậm chí đến hàng ngàn ngudi/km? như Tân Phú Thạch Các
xã phía đông Phụng Hiệp cũng có mật độ cao, chẳng hạn như Đại Thành, Tân Bình, Thạnh Hoà với trên 500 người/km2, Tân Long,
Long Thạnh trên 600/km”
Mật độ dân số cao của vùng Bắc và Đông Bắc trước hết do vị trí và đặc điểm địa hình chỉ phối Các xã có dân số đông đều nằm trong vùng đất phù sa, địa hình cao, thời gian ngập nước ít Vị trí vùng này này nằm giáp với thành phố Cần Thơ hoặc với quốc lộ 1 nên có điều kiện phát triển kinh tế, tập chung dân cư
Phan phía nam và tây nam tỉnh là khu vực có mật độ thấp, trên
dưới 400 người/km” Đó là khu vực ít thuận lợi về vị trí, đất đai bị
úng ngập lâu, phèn mặn Trừ một số điểm đô thị và một vài xã, còn nhìn chung các xã đều có mật độ dân số dưới 500 người/km” Tại các vùng đất ngập lâu, phèn nặng như Phước Hưng, Phương Phú, Phương
Bình, Hiệp Hưng (Phụng Hiệp), Vĩnh Tường, Vĩnh Long (Vị Thuỷ)
mật độ chỉ 300 ~ 350 người/kmỸ
Vùng đất nhiễm mặn ở phía tây nam là khu vực có mật độ thấp
nhất tỉnh Ở đây có 2 xã mặt độ dân số dưới 300 người/km” là
Vĩnh Viễn (Vị Thanh), 285 người/km? và Phương Bình (Phụng Hiệp),
294 người/kmẺ
Cũng như nhiều tỉnh Tây Nam Bộ, người dân Hậu Giang thường sống trong những điểm quần cư trải dài theo các dòng kênh, bờ sông,
trên những giồng đất cao ít bị ngập nước, thuận tiện cho việc đi lại Đồng bào Khơ-me quần tụ trong các phum, sóc, tuy không bị ngập
nước nhiều như ở An Giang, Đồng Tháp, nhưng tình trạng ngập lụt vẫn có ảnh hướng ít nhiều
294
Trang 17
5) D6 thi hoa
Là một tỉnh thuần nông, thời kì trước đây các đô thị của Hậu Giang
thường rất nhỏ bé Trước khí thành lập thị xã Vị Thanh, toàn bộ khu vực này chỉ có các thị trấn và thị tứ
Gần đây quá trình đô thị hoá của tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể Thị trấn Vị Thanh được nâng cấp thành thị xã gồm 5 phường và 3 xã, với dân số gần 70 ngàn người Các thị trấn huyện lị hoặc các thị trấn trung tâm cụm xã cũng được củng cố, mở rộng Kết quả, Hậu Giang
đã có 1 thị xã tỉnh lị, 7 thị trấn Riêng huyện Phụng Hiệp, ngoài thị trấn huyện lị cùng tên tương lai phát triển thành thị xã còn có các thị trấn khác là Kinh Cùng và Cây Dương
Dân số đô thị trong những năm gần đây tăng nhanh chóng vào
năm 2000, cả tỉnh có 91560 người sống ở đô thị Đến năm 2003, số dân này lên tới 115851 người, tăng đến 26,5% sau 3 năm Tuy nhiên,
trên bình diện cả tỉnh, tỉ lệ dân thành thị mới chỉ khoảng 15% Hơn
nữa, trong số dân của các đô thị thì dân ngoại thị còn chiếm phần khá
lớn Ví dụ, thị xã Vị Thanh năm 2003 có 70 ngàn dân, thì riêng 3 xã
ngoại thị là Hoả Tiến, Hoả Lựu, Vị Tân đã chiếm gần 31 ngàn Đối với các thị trấn, tỉ lệ này còn cao hơn
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, Hậu Giang có những quy hoạch mở mang đô thị Cac tinh li, huyện lị sẽ được mở rộng để đảm nhận được chức năng kinh tế, xã hội của một đơn vị hành chính Đối với một số xã quá lớn, trong thời gian tới chắc chắn sẽ hình thành các đô thị dạng thị tứ
đóng vai trò hạt nhân của xã hay cụm xã 4 Giáo dục, y tế
a) Gido duc
Mặc đù còn nhiều khó khăn nhưng hệ thống giáo dục của tỉnh đã
gồm đây đủ các cấp học, ngành học, từ giáo dục mầm non, giáo dục
tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
Trang 18* Giáo dục mâm non là ngành học đã có các cơ sở ở tất cả các
huyện, thị nhưng nói chung còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển Nhiều xã coi như vẫn còn trắng Đến năm 2003, cả tỉnh mới có 4l trường mầm non Cho đến nay, trừ huyện Châu Thành, các huyện, thị khác đều còn các xã trắng Điển hình là khu vực Vị Thanh, Vị Thuỷ Số lượng trẻ em đến các cơ sở giáo dục mầm non chỉ 11000 - 12000 em, nghĩa là khoảng 30% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo Việc tồn tại các xã trắng về giáo dục mầm non có thể bắt nguồn từ thói quen nuôi trẻ tại nhà của các gia đình Nhưng mặc
dù vậy, điểu này sẽ gây khó khăn cho công tác tiêu chuẩn hố việc
ni dạy trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non cũng như ở
bậc học cao hơn
* Giáo dục phổ thông ở Hậu Giang đã bước đầu phát triển và
không còn những xã trắng về trường lớp
Trên địa bàn tỉnh, vào năm 2003 có 217 trường phổ thông các cấp Riêng cấp trung học cơ sở, tiểu học, mật độ trường phân theo xã khá
cao, bình quân gần 3,5 trường/xã Các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ,
Châu Thành A, mỗi đơn vị hành chính cấp xã có tới 4 trường tiểu học và trung học cơ sở Điều này (rong một chừng mực nhất định phản ánh đặc điểm thành phần dân tộc, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư cũng như thực trạng nền kinh tế
Với 217 trường phổ thông, cả tỉnh có 4712 lớp học Số giáo viên tăng từ 5159 người năm 2000 lên 5935 người năm 2003 Cũng trong năm này
Hậu giang có 149,3 ngàn học sinh, nghĩa là giảm đi so với năm 2000
Giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có thể nói còn là
khâu yếu nhất của Hậu Giang Trong nhiều năm, trên địa bàn của tỉnh không có các loại hình giáo dục sau phổ thông Nhu cầu về nguồn lao động có trình độ nghề, hay trình độ cao đẳng, đại học đều do Cần Thơ và các tỉnh khác cung cấp Hiện nay, với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, Hậu Giang đang từng bước xây dựng cấp học này để tự đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá
Trang 19ty se
bY
Cho đến năm 2003, Hau Giang có 69 cơ sở y tế bao gồm 17 bệnh viện, phòng khám đa khoa và 52 trạm y tế xã, phường với tổng số
giường bệnh là 786
Về đội ngũ cán bộ ngành y, cả tỉnh có 1367 người trong đó có 217
bác sĩ, 526 y sĩ, 464 y tá, và 160 nữ hộ sinh Nhìn chung, ngành y tế
chưa đáp ứng đây đủ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh Điều này thể hiện ở chỉ tiêu số cán bộ y tế trên số dân Chỉ tiêu này ở tỉnh mới ở
mức hơn 1 y, bác sĩ /1000 dân Một số huyện lớn như Long Mỹ,
Phụng Hiệp chỉ có 0,7 - 0,8 y, bác sĩ /I000 dân Lực lượng của ngành y ở tuyến xã, ấp phum sóc còn quá mỏng Điều này rõ ràng là một
khó khăn cho việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân vì các huyện, xã của Hậu Giang rất rộng, có những xã có diện tích tới 5000 - 6000 ha,
đường từ ấp, phum sóc tới trung tâm xã xa hàng chục cây số
Về cán bộ ngành dược, năm 2003 Hậu Giang có !4l người, trong
đó bao gồm 7 được sĩ cao cấp, ! 10 được sĩ trung cấp và 24 được tá II - KINH TẾ
1 Khái quất
4) Là một tỉnh vùng sâu của Đồng bằng sông Cửu Long, cho đến nay, kinh tế Hậu Giang vẫn là nên kinh tế nông nghiệp dựa vào đất nông nghiệp vốn có và nguồn lao động đồi dào Trước hết, diện tích đất nông nghiệp có tới 137,7 ngàn ha chiếm 85,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nhìn chung, đất đai màu mỡ Tiểm năng đất đai không chỉ thể hiện ở quy mô diện tích, mà còn có giá trị đa chiều do những tác động của điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Lực lượng lao động của tỉnh có khoảng hơn 470 ngàn Trong số
này, lao động nông nghiệp là lực lượng đông đảo nhất và cơ cấu lao động trong một số năm gần đây ít thay đối
Trang 20Với đặc điểm nguồn lực như trên, tài nguyên đất và lao động trở thành những thế mạnh để phát triển kinh tế — xã hội của Hậu Giang
Trong điều kiện là một tỉnh nghèo, để khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh, Hậu Giang đã thu hút các nguồn lực từ bên ngoài Đó là những khoản đầu tư từ ngân sách hoặc các dự án đầu tư của tư nhân Thời gian vừa qua, các lĩnh vực thu hút nguồn đầu tư gồm xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, môi trường Kết quả là đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh, tạo ra bước đột phá trong
chiến lược cơng nghiệp hố và hiện đại hoá
b) Trong những năm gần đây, kinh tế Hậu Giang tăng trưởng với tốc độ khá cao khoảng hơn 10% mỗi năm, cao hơn so với mức trung
bình của cả nước Từ năm 2000 đến 2003, GDP tính theo giá thực tế
của tỉnh tăng hơn 1,5 lần, từ 2618 tỉ đồng lên 4069 tỉ đồng
Thu nhập bình quân theo đậu người của Hậu Giang khoảng hơn 5 triệu đồng, hay hơn 300 USD/người, chỉ bằng 60% mức trung bình cả nước Vì vậy đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Mục tiêu mà tính đặt ra trong giai đoạn 2006 - 2010 là phải đạt tốc độ tăng trưởng tốc độ tăng GDP trung bình năm là 10% - 11% Tốc độ
đó tuy cao nhưng đó là điều kiện để Hậu Giang có thể đuổi kịp các tỉnh, thành trong cả nước
Gần đây, hoạt động phi nông nghiệp đã được đẩy mạnh, nhất là
công nghiệp với tốc độ tăng trưởng trung bình năm trên 10% Từ năm
2000 đến nay, chỉ tiêu này thường xuyên vượt trên 15%, vượt xa mức
tăng GDP nói chung Ngành dịch vụ cũng tăng khá, tốc độ khoảng trên dưới 10% Kết quả là cơ cấu thay đổi
Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hậu Giang đã chuyển dịch theo hướng giảm tỈ trọng của khu vực I (nông ~ lâm — ngư), tăng tỉ trọng
khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực II (dịch vụ) 298
Trang 21tà
pe
Chỉ tính trong giai đoạn 2000 — 2003, tỉ trọng của khu vực I giảm từ 51,3% xuống 46,3% GDP của tỉnh Trong khi đó, khu vực II tăng từ
26,2% lên 29,1% và khu vực III từ 22,5% lên 29,] % GDP
Như vậy, nền kinh tế của Hậu Giang đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, nhưng nhìn chung còn khá chậm Khu vực I vẫn
còn chiếm ưu thế Việc phát triển khu vực II và III chưa tương xứng
với những tiểm năng của tỉnh
CO CAU GDP THEO KHU VUC KINH TE GUA HAU GIANG (%) Nam 2000 | 2001 | 2002 | 2003 Téng GDP 100 100 100 100
Nông ~ lâm - ngư 513 50,8 51,8 46,3
Công nghiệp ~ xây dựng 28,2 25,6 24,8 29.1
Dịch vụ 225 23,6 23,4 246
Vẻ cơ cấu thành phần kinh tế, Hậu Giang cũng có những chuyển biến tích cực Tương tự như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ở Hậu Giang xu hướng chung đối với khu vực kính tế trong nước là giảm tỉ trọng của kinh tế quốc doanh và tăng tỉ trọng của khu vực ngoài quốc doanh Năm 2000, khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 19% GDP của tỉnh thì đến năm 2003 giảm xuống còn 13,5% Trong số đó, phần của trung ương là 0,7%, của địa phương là 12,8% Ngược
lại khu vực ngoài quốc doanh trong thời gian trên đã tăng từ 81% lên
86,5% Điều đáng lưu ý là trong khu vực ngoài quốc đoanh thì khu
vực cá thể chiếm tỉ trọng lớn nhất, tới 72% vào năm 2003 Sau thành
phần cá thể là thành phân kinh tế tư nhân với tỉ trọng tăng rất nhanh,
từ 23% năm 2000 lên 12,9% năm 2003 và cuối cùng là thành phần
kinh tế tập thể với tỉ trọng không đáng kể (1,6% năm 2003)
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Hậu giang vẫn đang còn là mảng trống Điều đó liên quan tới vị trí vùng sâu, vùng xa của tỉnh cũng như môi trường đầu tư và sức hấp dẫn còn kém
Trang 22Về cơ cấu lãnh thổ, Hậu Giang vẫn chưa có những trung tâm đủ
mạnh làm thay đổi không gian kinh tế Có thể phác thảo bức tranh
phân hoá lãnh thổ của Hậu Giang thành ba tiểu vùng :
Tiểu vùng phát triển nhất bao gồm một dải tiếp giáp thành phố Cân Thơ của các huyện Châu Thành, Châu Thành A, và dải chạy dọc
quốc lộ 1 trong địa phận phía đông Phụng Hiệp Nhờ địa hình cao, quá trình khai khẩn đất đai có lịch sử dài lâu nên công nghiệp phát triển với cơ cấu đa dạng Bên cạnh đó cũng có nhiều hoạt động tiểu thủ công nghiệp
Tiểu vùng đang phát triển với tốc độ nhanh nằm đọc quốc lộ 6] và
Kênh Xáng Xà No Với việc hình thành thị xã Vị Thanh, vị trí địa —
kính tế được cải thiện rõ rệt Một số dự án kinh tế đã góp phần làm bộ mật của thị xã thay đổi và đưa nó từng bước vươn lên xứng đáng là trúng tâm kinh tế của tỉnh
Tiểu vùng còn lại vẫn trong tình trạng sản xuất chậm phát triển Hỏạt
động kinh tế thuần nông đi kèm với những hoạt động lâm, ngư nghiệp, mang màu sắc thích nghỉ với tự nhiên Một số cố gắng để cải thiện tình hình kính tế như nâng cấp các tuyến giao thông, xây dựng các khu du lịch sinh thái Có thể coi là điểm nhấn ban đầu để giúp cho tiểu vùng
phát triển
2 Nông nghiệp - làm nghiệp - thuỷ sản
4) Nông nghiệp
Là một tỉnh thuộc vùng xa, đang trong giai đoạn đầu của quá trình
công nghiệp hố nên nơng nghiệp Hậu Giang có vai trò quan trọng
hàng đầu đối với sự phát triển của nền kinh tế Nông nghiệp hiện sử dụng 137/7 ngàn ha đất, bằng hơn 85,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh và thu hút khoảng hơn 300 ngàn lao động, chiếm gần 80% tổng
số lao động làm việc trong các ngành kinh tế, đảm bảo thu nhập cho hơn
300
Trang 2382% dan cu Di rằng nền kinh tế Hậu Giang có nhiều ngành, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tới gần 1/2 GDP Trong nông nghiệp, ưu thế tuyệt đối vẫn thuộc về ngành trồng trọt Những nỗ lực khai phá đất, đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất lúa, cây hoa màu, cây công nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành này phát triển mạnh Trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, dù rằng đang có chiéu hướng giảm và chỉ còn 79,9% giá trị sản xuất nông nghiệp của Hậu Giang vào năm 2003 Tỉ trọng của chăn nuôi có xu hướng tăng nhưng tỉ trọng còn nhỏ, chỉ ở mức 15% (2003) Ngành này đang vấp phải những khó khăn do gánh chịu hậu quả của dịch cúm gia cầm Trong khi đó, dịch vụ nông nghiệp ít thay đổi về tỉ trọng và dao động trong khoảng trên dưới 5%
CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA HẬU GIANG (%) Năm 2000 2001 2002 2003 Ngành Trồng trọt 84,3 81,3 81,7 79,9 Chăn nuôi 10,0 13,0 13,5 45,0 Dịch vụ 57 57 A7 541
Giá trị sản xuất nông nghiệp gia tăng từ 2110 tỉ đồng (theo giá
thực tế) năm 2000 lên 2956 tỉ đồng năm 2003 Có thể coi đây là
những cố gắng lớn của tỉnh trên mặt trận nông nghiệp trước diễn biến thất thường của thời tiết và thị trường tiêu thụ nông sản
- Trồng trọt
Trồng trọt là hoạt động quan trọng nhất của nông nghiệp Ngành này có ưu thế nhờ trực tiếp khai thác tiểm năng đất đai, sử dụng nguồn lao động dồi dào và mang lại thu nhập cho đại đa số đân cư trong tỉnh
Trang 24Trong ngành trồng trọt, cây lúa đóng vai trò chủ đạo Ngoài ra,
Hậu Giang cũng phát triển nhiều loại cây khác nhau như hoa màu
lương thực, rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả Trong những năm qua, do những nỗ lực trong sản xuất, diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng Trong 3 năm từ 2000 - 2003, diện tích gieo trồng đã tăng thêm 29239 ha, tức là tăng 11,6% Tốc độ tăng của một số loại cây như ngô, cây ăn quả, rau đậu nhanh hơn nhiều so với lúa nhưng cây lúa vẫn chiếm ưu thế với hơn 80% diện tích gieo trồng
DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG
CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA HẬU GIANG Năm 2000 2001 2002 2003 Tổng diện tích gieo trồng tha) 251278 264478 279501 280517 Trong đó (%) Lúa 814 82,8 81,6 80,1 Cây màu lương thực 0,4 0,4 0,4 0,8 Rau đậu 1,8 241 2,2 2,8 Cây công nghiệp hằng năm 7,7 5,7 6,1 6,0
Cây công nghiệp lâu năm 27 25 24 24
Cây ăn quả 6,0 65 T3 798
+ Cây lúa
Lúa được trồng trên diện tích khoảng 90 ngàn ha trên khắp các huyện thị Về lí thuyết, diện tích trồng lúa có thể mở rộng ra những vùng đất còn chưa được sử dụng với gần 9 ngàn ha, nhưng việc mở rộng rất khó khăn Trong khi đó nhiều diện tích thuận lợi cho sản xuất lúa ở các vùng ven đường giao thông, ven các thị xã, thị trấn tới
đây sẽ bị chuyển đổi sử dụng cho các mục đích khác Vì thế, diện
tích đành cho trồng lúa sẽ giảm xuống 302
Trang 25vẻ
Khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo khiến nền nhiệt cao, ổn định là điểu kiện rất cơ bản để cây lúa phát triển Nông dân Hậu giang có thể
trồng lúa quanh năm mà không cần phải có thời kì gián đoạn như các tỉnh phía bắc Vấn để còn lại chỉ phụ thuộc vào việc điều tiết nguồn nước tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của cây lúa
Do địa hình thấp, đất đai có nhiều vùng nhiễm phèn, mặn, hay úng ngập nên việc trồng lúa của Hậu Giang phụ thuộc nhiều vào chế độ nước
của hệ thống thuỷ văn và sự phát triển của các công trình thuỷ lợi Từ sau năm 1975, nhân dân Hậu Giang đã xây dựng, nâng cấp hệ
thống kênh, đê bao, cống thoát và từng bước hạn chế được ảnh hưởng
của lũ, thực hiện xổ phèn, rửa mặn Nhiều diện tích được đưa vào
trồng lúa Hệ số sử dụng đất được nâng cao Do vậy, diện tích gieo trồng lúa tiếp tục tăng lên Năm 2000, cả tỉnh trồng được 203,0 ngàn
ha lúa thì đến năm 2003, diện tích trồng lúa đã đạt tới 227,2 ngàn ha
Lúa ở Hậu Giang hiện nay được trồng 3 vụ : vụ đông xuân, hè thu
và thu đông Vụ đông xuân và hè thu thường trùng vào mùa khô Việc
trồng lúa trong các vụ này gặp trở ngại do hiện tượng dậy phèn, đất đai nhiễm mặn nên trước đây điện tích hạn chế, năng suất thấp Sau
này nhờ kinh nghiệm cải tạo đất, ém phèn nên diện tích 2 vụ này đã được mở rộng Hầu hết diện tích canh tác đều làm được 2 vụ này Tuy nhiên, vụ lúa hè thu thư hoạch vào đầu mùa lũ trở thành vụ lúa bấp
bênh nên có xu hướng giảm dần diện tích trong những năm gần đây
Vu hia thu đông trùng với mùa lũ Trước đây chỉ những vùng ít ngập
nước mới làm được vụ này Những năm gần day, do làm tốt việc tiêu nước, kết hợp với xây dựng đê bao, chọn giống, xác định hệ thống nông lịch thích hợp nên diện tích gieo trồng tăng nhanh, đặc biệt ở
các vùng trũng thuộc Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Vị Thanh vì vậy cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi đáng kể
Trang 26CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA THEO MÙA VỤ CỦA HẬU GIANG Năm 2000 2001 2002 2003 Diện tích gieo trồng lúa | 203882 219069 228100 227189 cả năm (ha) Trong đó chia theo vu (%) Vụ Đông xuân 41,8 39,7 37,8 36,5 Vụ Hè thu 39,5 37,1 34,7 34,7 Vụ Thu đông 18,8 23,2 27,5 28,0
Trên những diện tích lúa, hệ số sử dụng đất khá cao, trung bình là 2,5 - 2,6 Vì vậy, trên thực tế, khả năng mở rộng diện tích gieo trồng đã dân đến giới hạn Vấn để quan trọng hiện nay là đầu tư thâm canh phát triển theo chiều sâu Dù là tỉnh có nhiều khó khăn nhưng năng
suất lúa khá cao và ổn định khoảng 40 — 45 tạ/ha Trình độ sản xuất
của các huyện, thị khá đều nên chênh lệch năng suất chung chủ yếu do
tác động của cơ cấu mùa vụ
Năng suất lúa vụ đông xuân là cao nhất, đạt hơn 50 tạ/ha Đặc biệt năm 2002 năng suất bình quân lên tới 58,3 tạ/ha cho toàn bộ diện tích
gieo trồng Trong đó Vị Thuỷ, Vị Thanh đạt trên dưới 60 tạ/ ha Vụ hè thu năng suất thấp hơn, không ổn định và trong những năm gần
đây thường dưới 40 tạ/ ha Riêng vụ thư đông năng suất tuy còn thấp
nhưng tăng ổn định
Hậu Giang là tỉnh có sản lượng lúa vào loại trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long Sản lượng đó tăng liên tực trong những năm gần đây và hiện nay ở mức trên dưới ! triệu tấn Trong tỉnh có những huyện đạt sản lượng tới 200 — 300 ngàn tấn (năm 2003) như Vị Thuỷ
(210 ngàn), Phụng Hiệp (266 ngàn), Long Mỹ (290 ngàn) Bình
quân lương thực theo đầu người của Hậu Giang vào hàng cao nhất nước ta Trong tỉnh có những huyện có bình quân sản lượng lúa tới
trên đưới 2 tấn như VỊ Thuỷ (2,2 tấn) hay Long Mi (1,8 tấn)
304
Trang 27age a
Cũng như các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang chẳng những đảm bảo đủ nhu cầu lương thực của tỉnh mà còn cung
cấp cho xuất khẩu, mỗi năm tới 300 ngàn tấn gạo
Trong bức tranh chung về sản xuất lúa của tỉnh, rõ ràng Vị Thuỷ, Long Mỹ là các huyện không chỉ có sản lượng lớn, mà bình quân đầu người cũng cao và còn nhiều khả năng tăng trưởng
Tuy có những ưu thế, nhưng việ:
sản xuất của Hậu Giang cũng đang đứng trước hàng loạt vấn để cần giải quyết Đó là đầu ra của hạt gạo, hiệu quả của trồng lúa, vấn để kết hợp sản xuất lúa với bảo vệ đất dai , đảm bảo hài hoà giữa phát triển lãnh thổ công nghiệp, đô thị, với việc duy trì điện tích lúa Tỉnh có chủ trương giữ điện tích đất lúa ở mức 80 ngàn ha, trong đó có 70 ngàn ha lúa chất lượng cao, đảm bảo sản lượng ổn định ở mức Ì triệu tấn Các giải pháp đưa ra chủ yếu tập trung vào thâm canh, sử dụng giống mới và
đặc biệt coi trọng công tác thuỷ lợi để chủ động tưới tiêu Để nâng
cao hơn nữa hiệu quả của sản xuất lúa, tỉnh cần chú trọng đến cả
việc phát triển chăn ni Ngồi ra cũng nên tính tới việc tạo ra
những thực phẩm độc đáo có nguồn gốc từ gạo, làm tăng tính hấp dẫn trên thương trường
+ Các cây hoa màu lương thực
Ngô (bắp) là loại ngũ cốc có giá trị nhiều mặt Chúng có thể dùng lầm lương thực phụ, thức ăn cho chăn nuôi hay nguyên liệu sản xuất
rượu hoặc các món ăn mang tính chất giải trí, tiêu khiển
Đất Hậu Giang đa số không thích hợp cho cây ngô Vì vậy, ngô
chỉ được trồng trên các vùng đất cao với điện tích rất ít, chỉ trong khoảng 1000 ha Sự đa dạng hoá cơ cấu trồng trọt trong điều kiện đời sống của nhân dân được nâng cao làm cho diện tích ngô trong vài
năm gần đây tăng nhanh Từ 470 ha năm 2001 lên 1516 ha năm 2003,
nghĩa là tăng hơn 3 lần Ngô trồng nhiều nhất ở Phụng Hiệp (hơn 1/3 diện tích ngô cả tỉnh) nhưng gần đây lại tăng mạnh ở Châu Thành A,
Vị Thuỷ
Trang 28Việc sử dựng các giống mới khiến nãng suất ngô tăng nhanh, ồn
định và hiện nay đạt khoảng 42 tạ/ha Ở vùng ven sông Hậu, năng suất ngô khá cao như Phụng Hiệp (46,3 ta/ha - 2003) Chau Thanh A
(43 - 44 tạ/ha)
Sản lượng ngô của tỉnh tuy tăng mạnh nhưng đến nay cũng mới chỉ có 6432 tấn Ba huyện trồng ngô nhiều nhất đồng thời cũng có sản lượng lớn nhất là Phụng Hiệp (2700 tấn), Vị Thuỷ (gần 2000 tấn) va Chau Thanh A (hon 1200 tấn) Với đặc điểm đất đai của tỉnh, cây ngô trước mắt chưa thể là cây có vai trò đáng kể trong cơ cấu cây trồng của tỉnh -
Khoai lang là loại cây đứng thứ hai trong các loại cây màu lương
thực sau cây ngô Giống như tình trạng chung của cả nước, cây khoai lang của Hậu Giang thời gian qua cũng phát triển bấp bênh do mất vai trò cây lương thực phụ Diện tích khoai lang giảm đần trong thời gian dài và cho đến năm 2002 chỉ còn 269 ha Tuy nhiên, gần đây với xu hướng chú trọng hiệu quả sản xuất, nhiều hộ nông dân đã thay thế
cây lúa bằng khoai lang Nhờ vậy, diện tích khoai lang tăng lên Năm
2003, cả tỉnh có 307 ha với sản lượng khoảng 3700 tấn, Vị Thuỷ,
Long Mỹ là 2 huyện có diện tích khoai lang tăng mạnh và hiện trồng,
nhiều nhất (hơn 90% diện tích khoai lang của tỉnh) + Cây thực phẩm
Là tỉnh mới thành lập, Hậu Giang chưa có những vùng rau chuyên canh phục vụ cho các đô thị Tuy nhiên ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A có nhiều xã đã trồng rau đậu phục vụ cho thị trường
Cần Thơ Ngoài ra, tỉnh cũng hình thành một số vùng tập trung trồng rau quả do điều kiện tự nhiên thích hợp
Trong số các loại rau quả, dưa hấu là loại cây có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hoá và được trồng chủ yếu ở 2 huyện Phụng Hiệp và Long Mỹ (55% và 42% điện tích dưa hấu cả tỉnh) Trong những năm gần đây, điện tích và sản lượng dưa đều tăng nhanh Năm 2000
Trang 29hay
oe
cả tỉnh có 364 ha, đến năm 2003 đã lên 1098 ha, tăng gấp 3 lần, riêng
Long Mỹ tăng tới 6 lần, từ 79 ha (2000) lên 446 ha (2003) Sản lượng
đưa hấu của Hậu Giang hiện nay khoảng hơn 12 ngàn tấn Việc trồng đưa cũng gặp trở ngại, chủ yếu do khó chủ động được đầu ra, cũng như chưa có công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch
Nhằm khắc phục khó khăn này, hiện nay tỉnh dang dự định xây dựng các nhà máy chế biến rau quả
+ Cây công nghiệp
Cây công nghiệp ngắn ngày của Hậu Giang còn khá đơn điệu, trong
đó mía là cây quan trọng nhất với điện tích khoảng trên dưới 2 vạn ha Mía được trồng trên những vùng đất cao ở các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thuỷ và thị xã Vị Thanh Trong số này Phụng Hiệp vừa là nơi có điện tích trồng lớn nhất (50%) vừa có năng suất cao nhất (766 tạ/ha so với 736ta/ha của cả tỉnh) Sản lượng mía hiện nay ổn
định ở mức 1,2 triệu tấn
Ngành trồng mía ở Hậu Giang hiện nay phụ thuộc nhiều vào quy hoạch công nghiệp mía đường của cả nước Việc xây dựng nhà máy đường Vị Thanh là điều kiện đảm bảo cho cây mía phát triển
TÌNH HÌNH SẲN XUẤT MÍA Ở HẬU GIANG Năm 2000 2001 2002 2003 Diện tích (ha) 19237 15184 16.956 16732 Năng suất (tạ/ha) 698,4 706,9 724.3 736,3 Sản lượng (tấn) 1343425 | 1074.100 1228179 1221944 Ngoài mía, Hậu Giang còn trồng bông, vừng (mè) nhưng diện tích không đáng kể
Trang 30ở các vùng đất nhiều mặn Là loại cây lâu nãm sản phẩm được sử dụng với nhiều mục đích và gắn với cuộc sống bình thường của người dân nên cây đừa ở Hậu Giang ít biến động về diện tích và sản lượng
Với 6500 ha, mỗi năm tỉnh thu hoạch khoảng hơn 31 triệu trái dừa
Phụng Hiệp và Long Mỹ là hai huyện trồng nhiều đừa Trong đó Long Mỹ là huyện trồng nhiều dừa nhất Ở đây cây dừa bao phủ trên 2000 ha, chiếm tới 6% diện tích đất nông nghiệp
+ Cây ăn quả
Cũng như các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, cây ăn quả
là thế mạnh của Hậu Giang Với 20458 ha, việc trồng cây ăn quả hằng năm đem lại khoản thu nhập khoảng 16% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt
Ở Hậu Giang, các loại cây ăn quả quan trọng gồm cam, quýt, dứa
(khóm), xồi, nhãn, chuối, chơm chơm, bưởi
Do điều kiện khí hậu thuận lợi, xoài là cây ăn quả được trồng khấp nơi nhưng tập trung nhất là ở các vùng đất cao ven sông Hậu thuộc
Châu Thành, Phụng Hiệp Nhờ có thị trường tiêu thụ cùng với việc sử dụng các giống mới cho nãng suất cao nên cây xoài được chú ý phát
triển hơn Diện tích, năng suất và sản lượng xoài đều tăng đáng kế
Tir nam 2000 đến 2003, diện tích xoài tăng gấp 1,7 lần (từ 2405 ha lên 4106 ha), sản lượng tăng 2,2 lần từ 6189 tấn lên đến 13456 tấn
Các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, mỗi huyện có sản lượng 3000 -
4000 tấn
Cam, chanh, quýt là những loại cây được trồng trên diện tích rộng,
khoảng 7000 ha Các huyện trồng nhiều là Phụng Hiệp, Long Mỹ song mức độ trồng tập trung cao thì lại ở Châu Thành A Tại đây, các loại cây này chiếm tới hơn 8,3% diện tích đất nông nghiệp Sản lượng cam chanh, quýt những năm qua tăng mạnh Năm 2000 cả tỉnh thu được gần 40 ngàn tấn quả, đến năm 2003 sản lượng đã lên tới gần
55 ngàn tấn
308
Trang 31` về
Bưởi là cây trồng có diện tích tăng mạnh trong những năm qua, nhưng diện tích cũng như sản lượng bưởi còn rất khiêm tốn Đến năm
2003 Hậu Giang mới có 771 ha bưởi và thu được 4942 tấn quả Bưởi chủ yếu được trồng ở Châu Thành và Châu Thành A với khoảng 90%
điện tích bưởi toàn tỉnh
Trong thời gian tới diện tích cam, chanh, quýt, bưởi tiếp tục tăng lên do nhiều nguyên nhân Bên cạnh các giống mới du nhập từ ngoài vào, các giống truyền thống như cam Phong Điền, bưởi Ô Môn vẫn
có vai trò rất quan trọng
Chuối cũng là loại cây được trồng với diện tích lớn, khoảng hơn 1000 ha Địa bàn tập trung của cây chuối là Châu Thành, sau đó đến Long Mỹ, Phụng Hiệp
Chôm chôm là thế mạnh của nhiều tỉnh Tây Nam Bộ, nhưng ở Hậu Giang lại trồng tương đối ít, chỉ có 100 ha Riêng nhãn có hơn 1000 ha với sản lượng 12 - 13 ngàn tấn quả mỗi năm
Trong những năm qua, xu hướng sản xuất hàng hoá ngày càng trở lên phổ biến Nhiều hộ nông dân đã cải tạo vườn tạp thành các vườn cây đặc sản Một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp được chuyển sang trồng cây ăn quả Một số dự án phát triển công nghiệp chế biến để giải quyết đâu ra đã được xây dựng Tuy nhiên hàng loạt khó khăn vẫn đang đặt ra trước ngành trồng cây ăn quả, đặc biệt là thị
trường tiêu thụ + Chăn nuôi
Mặc dù có nhiều thuận lợi do nguồn phụ phẩm khá dồi dào từ trồng trọt, nhưng cho đến nay chăn nuôi vẫn là một khâu yếu của nông nghiệp Hậu Giang TỈ trọng của nó thấp và mới chỉ bằng 15% giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2003
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chăn nuôi của tỉnh chính là chế độ thuỷ văn Phần lớn lãnh thổ có thời gian ngập nước kéo đài xen với mùa khô sâu sắc là nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thức ăn tự
nhiên cũng như môi trường sống và hoạt động của các loại gia súc
Trang 32Cho đến nay, chăn nuôi trong tỉnh vân đựa vào hoạt động của các
hộ cá thể Chăn nuôi có thể là hoạt động phụ của các nông hộ và
cũng có thể là hoạt động chuyên của các hộ sống bằng nghề chăn nuôi, nhất là nuôi thuỷ cầm Việc hỗ trợ của các tổ chức địch vụ như trung tâm giống, thú y hay của các trường Đại học chưa đủ sức tạo ra bước ngoặt trong chăn nuôi Sự rủi ro của ngành này không chỉ là những biến động của thị trường mà còn cả tình hình dịch bệnh khó
kiểm sốt
+ Chăn ni gia súc
Heo (lợn) là gia súc chủ lực của nông dân Hậu Giang Thuận lợi cơ bản của việc nuôi heo là nguồn phụ phẩm rất phong phú Khó
khăn đáng kể là tình trạng úng ngập vào mùa mưa và nguồn thức ăn thô khan hiếm vào mùa khơ Ngồi ra khi tăng đàn lợn thì vấn đề thị trường tiêu thụ lại có ý nghĩa rất quan trọng
Trong những năm qua, đàn heo tăng nhưng chậm Quy mô đàn heo
trên bình diện cả tỉnh vẫn ở mức dưới 200 ngàn con, thấp xa so với khả năng cung ứng thức ăn Tình hình phát triển đàn heo rất khác
nhau giữa các huyện, thị
Trang 33
Trong nhiều năm qua, các địa phương đã chú ý triển khai chương
trình cải tạo đàn lợn theo hướng nạc hoá, tăng năng suất, du nhập
giống mới, sử dụng thức ăn tổng hợp Việc thực hiện các du án chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm đóng hộp sẽ tạo cơ hội mới
cho nghề nuôi heo Định hướng trong những năm tới của tỉnh là phát triển nuôi heo chất lượng cao, tăng trọng nhanh, chất lượng tiêu
chuẩn với quy mô tổng đàn tăng 10% mỗi nam
- Trâu bò được nuôi rất íL ở Hậu Giang Vào năm 2003, tổng đàn trâu, bò của tỉnh chỉ có khoảng 2600 con
Đàn trâu có 784 con (2003), chủ yếu là trâu cày kéo, tập trung ở khu vực phía Tây của tỉnh thuộc Long Mỹ, Vị Thanh, Vị Thuỷ Trong những năm qua, số lượng trâu giảm nhiều, từ I127 con năm 2000 xuống còn 784 con vào năm 2003 Nhìn chung, tỉnh ít có đầu tư để
phát triển đàn trâu vì hiệu quả kinh tế thấp
Bò có thể coi là vật nuôi “mới” đối với vùng đất thấp Hậu Giang
Cho đến tận năm 2000, cả tỉnh mới có 212 con Mấy năm gần đây,
đàn bè tăng rất nhanh, từ 668 con năm 2001 lên 1817 con năm 2003
Có thể nói, số lượng đàn bò của tỉnh là quá ít Về cơ cấu, đàn bò của Hậu Giang chủ yếu được nuôi để lấy thịt Số lượng bò sữa hay bò cày không đáng kể
Có thể nhận thấy số lượng bò còn quá ít Đặc biệt trong cơ cấu đàn bò, bò sữa chỉ có số lượng không đáng kể, bờ cày khoảng 100 con (2003) phương hướng gia tăng thời gian chủ yếu là tăng bò thịt
Bò được nuôi ở khắp các huyện Tuy nhiên, các huyện Châu Thanh A, Chau Thanh có số lượng bò lớn và tăng nhanh hơn Điều đó cho thấy sức hút của đô thị với việc chăn nuôi bò
Đàn trâu bò của Hậu Giang chưa tương xứng với khả năng về thức
ăn tự nhiên Trong điều kiện đất đai được chủ động tưới tiêu, nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn từ trồng trọt nhiều, nên đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu bò bởi vì đó cũng là một thế mạnh cần khai thác
Trang 34Thời gian tới, định hướng của tỉnh là phát triển đàn bò thịt sữa lai Shin với số lượng 2000 - 2500 con ở các vùng Châu Thành, Châu
Thành A, Phụng Hiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và
thực phẩm cho nhân dân ~
+ Chăn nuôi gia cẩm
Gia cảm được nuôi trong tỉnh gồm gà, vịt, vịt xiém, ngỗng
Gà ở Hậu Giang hiện nay vẫn chủ yếu được nuôi trong các hộ gia đình, ngày càng có nhiều hộ kết hợp sử dụng thức ăn có đỉnh dưỡng cao để nuôi gà Việc hình thành các đô thị, khu công nghiệp, cũng như thuận lợi về giao lưu buôn bán bắt đầu làm xuất hiện các hộ nuôi kiểu công nghiệp
Mấy năm gần đây, đàn gà tăng nhanh, từ 670 ngàn con năm 2000 lên 1058 ngàn con năm 2003
Nuôi vịt là một nghề mang tính truyền thống của nhân dân trong tỉnh Nhiều hộ có kinh nghiệm chăn thả vịt dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong đông ruộng, kênh rạch và đặc biệt nuôi vịt tận dụng thóc rơi vãi sau vụ gặt Trong những năm qua, các địa phương đã đầu tư con giống, công tác thú y để hỗ trợ nông dân Đàn vịt của tỉnh có quy mê lớn và tăng mạnh Năm 2000 cả tỉnh có 1195 ngàn con, đến năm 2003 đã tăng lên 1756 ngàn con, nghĩa là tăng hơn 1,5 lần qua 3 nam Tuy nhiên dịch cúm gia cầm làm cho việc duy trì số lượng đàn thuỷ cầm là rất khó khăn
Ngoài gà, vịt, nhân dân còn nuôi vịt xiêm, ngỗng với khoảng 120
ngàn con và gần đây có thêm nghề nuôi chim cut
Việc nuôi gia cầm đem lại những sản phẩm được sử dụng nhiều như lông, thịt, trứng Đặc biệt thịt, trứng là nguồn thực phẩm có giá trị
312
Trang 35MỘT S6 SAN PHAM CUA NGANH CHAN NUOI GIA CAM CUA HAU GIANG Năm 2000 2001 2002 2003 Thịt gia cầm (tấn hơi) 4602 7234 8540 8929 Trứng gà (1000 quả) 6573 8145 8933 9656 Trứng vịt (1000 quả) 66271 69211 77771 83161
Trong thời gian tới, định hướng của tỉnh là phát triển đàn gia cầm, chủ yếu là gà, vịt để đáp ứng nhu cầu thịt, trứng cho nhân dân và chú
ý các gia cầm chất lượng cao để lấy thịt, trứng, lông xuất khẩu Tốc
độ tăng đàn gia cầm hằng năm ở mức 2 con số
Tuy nhiên, việc phát triển đàn gia cầm hiện nay gặp những trở ngại to lớn Đó là nguy cơ dịch bệnh rất cao dẫn đến gia cầm chết
- hàng loạt trên diện rộng Tập quán chăn thả tự nhiên, nhất là việc
chăn thả chạy đàn theo cách truyền thống hiện nay không còn phù hợp Vấn đề đặt ra là phải tìm những hình thức chăn nuôi thích hợp
mới, tránh được rủi ro từ dịch bệnh b) Thuỷ sản
Ngành thuỷ sản bao gồm hai hoạt động là nuôi trồng và khai thác thuỷ sản Đây cũng là thế mạnh của Hạu Giang Hệ thống sông, rạch ching chịt cùng với nguồn nước phong phú gây ngập trên diện rộng theo mùa đã tạo ra môi trường sống cho các sinh vật thuỷ sinh mà
trước hết là cá, tôm phát triển, cho phép khai thác với khối lượng lớn Theo tính toán sơ bộ, tổng diện tích mặt nước có thể nuôi trồng, đánh
bắt thuỷ sản của tỉnh lên tới 54 ngàn ha
Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành thuỷ sản vẫn là hoạt ` động của các hộ cá thể Các đơn vị quốc doanh hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực dịch vụ
Trang 36Sản lượng thuỷ sản đánh bắt trong thời gian qua có xu hướng giảm từ
5215 tấn năm 2000 xuống còn 4281 tấn năm 2003 với sản phẩm chính là
cá (hơn 80% sản lượng) Ngoài ra còn có tôm và các thuỷ sản khác Ngược lại với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng nhanh chóng Năm 2000, sản lượng nuôi trồng là 3868 tấn, đến năm 2003 tăng lên 8957 tấn, nghĩa là tăng hơn 2 lần Cá là vật ni chủ
yếu, ngồi ra cịn có tôm
Nuôi thuỷ sản là hoạt động có thế mạnh chỉ đứng sau ngành trồng lúa Tuy nhiên việc nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do cồn bị động về nguồn thức ăn và thị trường Hi vọng việc Việt Nam gia nhập
WTO cé thể tạo thuận lợi hơn cho con cá của Hậu Giang Ă©) Lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp của tỉnh tập trung vào diện tích đất có khả
năng trồng rừng tập trung thuộc huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ với
diện tích khoảng 5000 ha
Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là hoạt động lâm sinh bao gồm trồng và chăm sóc rừng Diện tích rừng của Hậu Giang có khoảng
hơn 2000 ha Hầu hết điện tích trên là rừng trồng với tràm là cây chủ
lực Việc trồng rừng không chỉ nhằm cung cấp gỗ, củi mà còn tái tạo
môi trường sinh thái tự nhiên để tăng hiệu quả khai thác lãnh thổ
Mỗi năm tỉnh trồng hàng trăm ha rừng tập trung và phân tán
Sản phẩm khai thác từ rừng có gỗ, củi, tre, trúc, lá dừa nước phục vụ cho đời sống nhân dân trong tỉnh
Trang 37ve
Trên địa bàn Hậu Giang có 2 lâm trường là Mùa Xuân và
Phương Ninh Tương lai, sản phẩm của rừng sẽ gắn với một hoạt động mới là du lịch sinh thái Nhưng một trong những vấn để quan trọng hàng đầu là cần bảo vệ rừng và phòng chống hoả hoạn
2 Công nghiệp
4) Tuy có rất ít tài nguyên khống sản nhưng cơng nghiệp
Hậu Giang cũng có nhiều lợi thế để phát triển Đó là nguồn nguyên
liệu đổi dào cho công nghiệp chế biến Nguồn nguyên liệu này có thể được cung cấp từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành thuỷ sản Hơn
nữa, do vị trí đặc biệt của mình, Hậu Giang cũng có thể thu hút nguyên liệu từ các vùng lân cận
Là một tỉnh đồng bằng với số dân tương đối đông, nếu chuyển
dich cơ cấu lao động, tỉnh có thể thu hút lực lượng lao động từ nông nghiệp để phát triển công nghiệp, nhất là trong xu thế của quá trình hiện đại hoá, tăng năng suất lao động nông nghiệp như hiện nay
Việc thành lập tỉnh Hậu Giang cùng với đầu tư xây dựng và nâng
cấp mạng lưới giao thông, nhất là các trục đường 1, đường 6l cũng như tiến bộ trong các lĩnh vực khác có khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn hoàn toàn mới mẻ này
b) Công nghiệp Hậu Giang có nét riêng biệt
Tuy là tỉnh vùng sâu nhưng công nghiệp đã tăng trưởng với tốc
độ nhanh, trung bình hằng năm là 18 - 19% Công nghiệp tạo ra
khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng, từ 1596 tỉ đồng (theo giá thực tế) năm 2000 lên 2799 tỉ đồng năm 2003
Về cơ cấu, công nghiệp Hậu Giang nghiêng hẳn vẻ khai thác lợi thế từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp phong phú và thị trường rộng lớn Công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm ưu thế tuyệt
đối từ số cơ sở sản xuất (956/2208), số lao động (11390/15062) cho
đến giá trị sản xuất (2657 tỉ đồng/2799 tỉ đồng) Các ngành còn lại chỉ còn khoảng 5% giá trị sản xuất công nghiệp Điều đó có nghĩa là đa số các ngành công nghiệp khác mới ở dạng manh nha và rất nhỏ bé
Trang 38Công nghiệp thực phẩm và đồ uống bao gồm nhiều cơ sở sản xuất từ xay xát gạo đến sản xuất đường, chế biến nước quả, sản xuất rượu bia Hoạt động xay xát gạo tuy có sản lượng lớn, nhưng phần nhiều là cơ sở nhỏ Gần đây nhà máy đường Phụng Hiệp (hơn 1000 tấn mía
cây/ngày) và Vị Thanh (hơn 500 tấn mía/ngày) được xây dựng đã tạo
ra những điểm nhấn trên bản đồ công nghiệp của tỉnh
Hậu Giang đang chú ý gọi vốn đầu tư để xây dựng thêm nhà máy
chế biến rau quả công suất 2 vạn tấn thành phẩm/năm, hay nhà máy chế biến nước quả cô đặc (6000 tấn/năm), nhà máy thực phẩm đóng hộp (10 ngàn tấn/năm), nhà máy sản xuất rượu mạnh, rượu cao cấp xuất khẩu (12 triệu lít/năm)
Về cơ cấu thành phần kinh tế, công nghiệp Hậu Giang bao gồm công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể)
Khu vực công nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 12% lao động
với một cơ sở sản xuất tạo ra 44,4% giá trị sản xuất công nghiệp Ngược lại khu vực sản xuất cá thể với hơn 2100 cơ sở sản xuất
(chiếm 96%), thu hút hơn 40 ngàn lao động (70,1%), nhưng chỉ tạo ra
19,8% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh
Trang 39Nhìn chung quy mô của các cơ sở sản xuất công nghiệp là rất nhỏ Phần đông là các cơ sở cá thể mà mỗi cơ sở trung bình có 5 công nhân Với cơ sở tư nhân, con số này là 15 Các cơ sở hỗn hợp có quy mô trung bình khoảng 500 công nhân cho mỗi cơ sở Cùng với quy mô lao động nhỏ bé thì giá trị sản xuất tạo ra bởi mỗi cơ sở hằng năm cũng rất thấp Vì vậy, bên cạnh ưu thế là năng động, dễ
chuyển đổi thì các cơ sở công nghiệp Hạu Giang ít có sức cạnh
tranh do quy mô nhỏ
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hậu Giang gồm hàng loạt
sản phẩm của công nghiệp thực phẩm, đồ uống và một vài ngành công nghiệp khác MOT SO SAN PHAM CONG NGHIỆP CHÍNH CỦA HẬU GIANG Sân phẩm 2000 2001 2002 2003 Thuỷ sản đông lạnh (tấn) 4953 4946 7843 5434 Gạo xay xát (nghìn tấn) 605 694 958 998 Nước mắm (nghìn lí) 15 +7 26 30 Gạch nung (triệu viên) 1,2 5,9 32 34 Gỗ xẻ (nghìn mŠ) - 32 29 28 Quần áo {nghìn chiếc) 195 233 456 52 Điện (nghìn kwh} - 217 152 226
Về sự phân hoá lãnh thổ, có thể thấy hoạt động công nghiệp của
tỉnh thường trải ra theo các quốc lộ, tỉnh lộ hoặc theo các dòng kênh lớn tiện lợi cho giao thông Tại các giao lộ của các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp Những
khu vực tập trung công nghiệp cao hiện nay là thị xã Vị Thanh, thị
trấn Cây Dương, thị trấn Phụng Hiệp huyện Phụng Hiệp, khu vực xã
Tân Phú Thạnh huyện Châu Thành A
Trang 40Theo đơn vị hành chính, Phụng Hiệp là nơi tập trung đến gần 50%
số cơ sở công nghiệp của tỉnh, trong đó có nhiều cơ sở đường mía thủ công và nhà máy đường Phụng Hiệp Nhiều cơ sở sản xuất đường mía
tập trung quanh khu vực Cây Dương hoặc phân bố dọc theo Kênh
Quản Lộ - Phụng Hiệp Tỉnh có dự kiến xây dựng khu công nghiệp Phụng Hiệp với diện tích 24,7 ha nhằm thu hút đầu tư, chủ yếu vào các ngành chế biến nông sản, may mặc, cơ khí, sản xuất đồ gia dụng
Thị xã Vị Thanh, là trung tâm của tỉnh, nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, trong đó có nhà máy đường Vị Thanh Hiện nay tỉnh tập trung đầu tư xây dựng Vị Thanh thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Việc xây dựng khu công nghiệp Vị Thanh (232 ha) thuộc xã Hoả Tiến với cơ cấu ngành chủ yếu phục vụ đầu vào, đầu ra cho công
nghiệp, và khu công nghiệp, thủ công nghiệp Vị Thanh (52,5 ha)
thuộc phường 7 sẽ tạo ra vị thế mới cho Vị Thanh, góp phần cải thiện
bộ mặt của khu vực Tây Sông Hậu
Châu Thành và Châu Thành A nằm trong khu vực ảnh hưởng của thành phế Cân Thơ Tỉnh dự kiến đầu tư xây dựng hai cụm công
nghiệp là Cụm công nghiệp Sông Hậu (diện tích 578 ha thuộc huyện Châu Thành) và cựm công nghiệp Tân Phú Thạnh (226 ha thuộc huyện Châu Thành A) với cơ cấu ngành đa dạng bao gồm từ công
nghiệp chế biến đến cơ khí, sản xuất xi măng, công nghiệp điện tử,
tin học
Nhìn chung, do mới thành lập, lại nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa nên việc xây dựng công nghiệp của Hậu Giang theo hướng hiện đại hoá với cơ cấu hợp lí còn đang là nhiệm vụ rất nặng nề
3 Dịch vụ
a) Giao thông vận tải
Hậu Giang hiện nay mới có 2 loại hình là giao thông vận tải
đường bộ và giao thông vận tải đường sông
318