1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng tổng quan về nghề luật sư ths nguyễn hữu ước

46 766 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 158,12 KB

Nội dung

Khái niệm về nghề luật sư Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó luật sư có quyền tự do trong phương thức hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập theo quy đ

Trang 1

TỔNG QUAN

VỀ NGHỀ LUẬT SƯ

GVC.THS Nguyễn Hữu ƯớcHỌC VIỆN TƯ PHÁP

Trang 3

Tài liệu tham khảo:

+ Tập Bài giảng luật sư và nghề luật sư – HVTP 2011

+ Kỹ năng hành nghề luật sư T1 NXB CAND – Học viện tư pháp;

+ Đạo đức và kỹ năng của luật sư trong cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa – PGS TS Lê Hồng Hạnh, NXB TP HCM

+ Vấn đề hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam

-TS Phan Trung Hoài.NXB Chính trị quốc gia;

+ Luật sư và hành nghề luật sư -TS Nguyễn Văn Tuân – NXB đại học quốc gia Hà Nội;

+ Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trang 4

NGHỀ LUẬT SƯ TRONG HỆ THỐNG NGHỀ LUẬT

 Nghề luật - xây dựng pháp luật;

 Nghề luật bảo vệ công lý với tư cách độc lập nhân danh nhà nước;

 Nghề luật bảo vệ công lý với tư cách độc lập nhân danh cá nhân;

 Nghề luật làm công tác tư pháp;

 Nghề luật làm công tác bổ trợ tư pháp;

 Nghề luật làm công tác hành chính - tư pháp

Trang 5

Nghề luật sư và các nghề luật

- Nghề công chứng (Công chứng viên)

- Nghề luật khác (chuyên viên pháp

lý, công chức pháp chế, trọng tài viên…)

Trang 6

Đặc điểm nghề luật

 Gắn liền với quyền lực nhà nước

 Gắn liền với việc thực thi quyền, nghĩa vụcủa công dân, cơ quan, tổ chức

 Sáng tạo, áp dụng, thực thi, vận dụng phápluật

Trang 7

Khái niệm về nghề luật sư

Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó luật sư có quyền tự do trong phương thức hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trang 8

Đặc điểm của nghề luật sư

Về lĩnh vực ngành nghề, nghề luật sư là nghề luật, nằm trong hệ thống nghề luật (Phân biệt với nghề kỹ sư, bác sỹ…)

Trang 9

Đặc điểm của nghề luật sư

Về chức năng xã hội và nhân văn, nghề luật sư là nghề bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, công bằng xã hội, gắn liền với hệ thống tư pháp.

Trang 10

Đặc điểm của nghề luật sư

Về đối tượng khách thể nghề nghiệp, nghề luật sư là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý.

Trang 11

Đặc điểm của nghề luật sư

Về nguồn quy phạm điều chỉnh và nguyên tắc quản lý, nghề luật sư bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, kết hợp quản lý nhà nước và tự quản.

Trang 12

Đặc điểm của nghề luật sư

Về phạm vi và không gian hành nghề, nghề luật sư ngày càng trở thành định chế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.

Trang 13

Khái niệm về luật sư

+ Trong hệ thống luật thực định;+ Trong khoa học pháp lý;

Trang 14

Khái niệm về luật sư

luật sư là chức danh bổ trợ tư pháp có tư cách pháp

lý độc lập, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm tham gia tố tụng,

tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch

vụ pháp lý khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Tòa án, các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật

Trang 15

Đặc điểm của luật sư

Luật sư là chức danh bổ trợ tư pháp có tư cách pháp lý độc lập

Trang 16

Đặc điểm của luật sư

Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo nhu cầu của xã hội

Trang 17

Đặc điểm của luật sư

Luật sư có phương thức hành nghề tự do

Trang 18

Đặc điểm của luật sư

Luật sư lấy pháp luật, công lý là mục tiêu bảo vệ và cũng là phương tiện hành nghề

Trang 19

Đặc điểm luật sư

 Luật sư hành nghề dựa trên kiến thức pháp

luật và kỹ năng, thể hiện vai trò cá nhân, uy tín

và đạo đức nghề nghiệp, có tính tự do trong tổ chức và phương thức hành nghề

Trang 20

Đặc điểm của luật sư

Luật sư hành nghề không chỉ vì tiền, mà còn nhằm mục đích cao cả, bảo vệ công lý, công bằng xã hội - Hiệp sỹ bảo vệ công lý

Trang 21

Khách hàng của luật sư

 Khái niệm về khách hàng;

 Đặc điểm cơ bản của khách hàng;

 Các loại khách hàng trong nghề luật sư

Trang 22

Khái niệm về khách hàng của luật sư

 Khách hàng là đối tượng để luật sư chinh

phục, người quyết định công việc của luật

sư, là nguồn thu nhập cũng là nguồn rắc rối;

 Khách hàng là bên yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với luật sư

KN:Khách hàng của luật sư là cá nhân, cơ

quan, tổ chức có yêu cầu cung cấp và được luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo quy định của pháp luật;

Trang 23

Đặc điểm khách hàng của luật sư.

 Đặc điểm chung Khách hàng;

 Đặc điểm chuyên biệt Khách hàng

Trang 24

Phân loại khách hàng

 Theo tiêu chí chủ thể: cá nhân, cơ quan, tổ chức

 Theo tiêu chí lĩnh vực dịch vụ pháp lý: bào

chữa (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo…),

bảo vệ (đương sự trong các vụ án…) tư vấn

 Theo quan hệ pháp luật: tố tụng hình sự, dân

sự, hành chính…

Trang 25

Dịch vụ pháp lý

 Dịch vụ pháp lý theo phân loại của WTO;

 Dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật Luật sư;

Trang 26

Lịch sử nghề luật sư trên thế giới

 Theo tài liệu của các nhà cổ học, các nhà

nghiên cứu thì hoạt động bào chữa xuất hiện sớm nhất ở châu Âu cùng với sự xuất hiện của Tòa án và người biện hộ xuất hiện cùng thẩm phán

Trang 27

Lịch sử nghề luật sư trên thế giới

 Trong nhà nước Hy Lạp cổ đại, khi tổ chức Tòa án được hình thành, nguyên cáo hoặc bị cáo được nhờ người thân thích của mình

bào chữa trước Tòa án

 Vào giai đoạn cuối cùng của nền cộng hòa ở

La Mã cổ đại, thế kỷ thứ 4 trước công

nguyên, chế độ bào chữa đã bắt đầu được xác lập và phát triển

Trang 28

Lịch sử nghề luật sư trên thế giới

 Nghề luật sư xuất hiện khi pháp luật đã phát triển đến mức độ nhất định và trình độ lập pháp của nhà nước đã đạt đến một trình độ nhất định

Nghề luật sư phát triển khi chế độ tư bản ra

đời với nền kinh tế thị trường và sự phân

công lao động xã hội

Trang 29

Nghề luật sư ở một số nước trên thế giới

 Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau

về nghề luật sư

Có chung một điểm là luật sư là nghề đặc

biệt trong xã hội, là công cụ hữu hiệu để đảm bảo công lý Nghề luật sư có đặc thù riêng

hành nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng, thể hiện vai trò cá nhân, uy tín và đạo đức nghề nghiệp, có tính tư do trong tổ chức

và phương thức hành nghề.

Trang 30

Về tiêu chuẩn hành nghề luật sư

 Tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận là luật sư và được cấp chứng chứng chỉ hành nghề luật sư bao gồm:

+ Là công dân nước sở tại, có bằng cử nhân luật và có phẩm chất đạo đức tốt

+ Qua khóa đào tạo luật sư;

+ Trải qua một thời gian tập sư

+ Vượt qua kỳ thi công nhận luật sư,

Trang 31

Về điều kiện hành nghề

 Có chứng chỉ công nhận luật sư;

 Gia nhập một Đoàn luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư ở trung ương;

Trang 32

Về hình thức hành nghề luật sư.

 Văn phòng luật sư cá nhân hành nghề độc lập (solepractitioner – principal) và Công ty luật hợp danh partnership (TNVH)

 Một số nước cho phép công ty TNHH

Trang 33

Về hành nghề của luật sư nước ngoài.

 Quy định riêng trong luật của nước sở tại

(Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng

kông)

 Phải thỏa mãn các điều kiện của luật sư

nước sở tại, được Bộ Tư pháp cho phép và đăng ký tên vào danh sách luật sư

 Có quyền tham gia tranh tụng trong giới hạn

đã được quy định trong chứng chỉ hành

nghề

Trang 34

Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.

 Luật sư phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng;

 Khách hàng có quyền kiện luật sư hoặc

công ty luật;

 Các công ty luật thường mua bảo hiểm

chung cho cả công ty để bồi thường cho các thiệt hại do luật sư của mình gây ra cho

khách hàng

Trang 35

Tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật Kinh phí hoạt động.

sư- Đoàn luật sư, Hội luật sư tỉnh, thành phố

hoặc khu vực là cấp địa phương và

 Hiệp hội, Liên đoàn đại diện cho luật sư ở

phạm vi quốc gia

 Kinh phí hoạt động chủ yếu của Đoàn/Hội

luật sư, Hiệp hội, Liên đoàn Luật sư được lấy

từ hội phí do luật sư, văn phòng luật sư đóng góp Từ khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài

Trang 36

Quản lý nhà nước đối với hành nghề luật sư

 Các mô hình quản lý nhà nước đối với luật sư, phạm

vi, mức độ quản lý nhà nước là khác nhau,

 không phó mặc cho Tổ chức nghề nghiệp, có sự can thiệp của Quyền lực nhà nước là quyền hành pháp hay quyền tư pháp đều phụ thuộc vào phương thức

tổ chức quyền lực của từng quốc gia cụ thể.

 Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm chủ thể luật sư và nghề luật sư, pháp luật hầu hết các nước đều trao quyền tối đa cho Tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện vai trò tự quản.

Trang 37

Nghề luật sư ở Anh quốc

 Các nghề luật ở nước Anh được xây dựng dựa trên mô hình tổ chức Tòa án được hình thành từ thế kỷ XII và XIII, luật sư đã ra đời

từ giai đoạn này

 Luật sư được phân thành hai chức danh:

Luật sư tư vấn (Solisitor) hơn 60.000 luật sư

và hơn 5000 luật sư bào chữa (Barrister)

Trang 38

Nghề luật sư ở Anh quốc

 Luật sư bào chữa có độc quyền bào chữa

bảo vệ các khách hàng trước Tòa án tối cao của nước Anh (Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal), Viện nguyên lão (House of Lords)

 Luật sư bào chữa tập hợp trong một đoàn luật sư duy nhất – Đoàn luật sư Luân Đôn;

 Luật sư bào chữa phải mang trang phục bắt buộc với bộ quần áo dài đen và đội tóc giả khi tác nghiệp tại Tòa án

Trang 39

Nghề luật sư ở Hoa Kỳ

 Hợp chủng quốc Hoa kỳ không có sự phân biệt nào giữa luật sư bào chữa và luật sư tư vấn

 Hiện nay số lượng Luật sư Hoa kỳ vào

khoảng hơn 1 triệu luật sư, bình khoảng 250 người dân có 1 luật sư

 Luật sư ở Hoa kỳ hành nghề tự do, được

phép quảng cáo, chào hàng, có thể hành

nghề và trong mọi lĩnh vực pháp luật

Trang 40

Nghề luật sư ở Pháp và liên bang Đức

 Nghề luật sư ở hai quốc gia này có nhiều

điểm tương đồng, các điều kiện trở thành

luật sư, về cơ bản ở Pháp và Đức đều giống nhau, ngoài một số điểm khác biệt,

 Chương trình đào tạo luật sư ở Đức dài hơn Pháp, quá trình thực tập hành nghề trở thành luật sư chính thức ở Đức kéo dài hơn ở

Pháp

Trang 41

Nghề luật sư ở Pháp và liên bang Đức

 Ở Đức có luật riêng về thù lao luật sư, mức tối

thiểu và mức tối đa Luật sư không được tính

hoặc yêu cầu mức thù lao vượt quá mức tối đa, cũng không được tính thù lao thấp hơn mức tối thiểu

 Ở Pháp, luật sư tự do thỏa thuận với khách hàng

về thù lao

 Pháp, Đức đều quy định việc thỏa thuận thù lao luật sư dựa trên cơ sở thành công của vụ việc Hứa trước kết quả công việc đều bị coi là vô hiệu

và vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

Trang 42

Nghề luật sư ở Việt Nam

* Thời kỳ dựng nước và 1000 năm Bắc thuộc;

* Thời kỳ chế độ phong kiến độc lập và mở mang bờ cõi;

* Thời kỳ pháp thuộc.

Trang 43

Nghề luật sư ở Việt Nam

* Trước cách mạng tháng Tám 1945.

+ Thời kỳ Bắc thuộc:Thời kỳ bắc thuộc; + Thời kỳ độc lập 938 – 1858;

+ Thời kỳ Pháp thuộc 1858 – 1945;

Trang 44

Nghề luật sư ở Việt Nam

Giai đoạn năm 1945 đến nay

+ Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và

Trang 45

Tổ chức hành nghề và số lượng luật sư

 2624 tổ chức hành nghề;

 6244 luật sư;

 3180 người tập sư hành nghề luật sư

(báo cáo Vụ bổ trợ Tư pháp – Bộ Tư pháp

tháng 6 - 2010 cập nhật 6 tháng/lần)

Trang 46

Đánh giá về nghề luật sư ở Việt Nam

và triển vọng nghề nghiệp

 Đánh giá về nghề luật sư Việt Nam sau hơn

20 năm đổi mới;

 Triển vọng nghề nghiệp luật sư trong bối

cảnh cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và hội nhập

kinh tế quốc tế;

Ngày đăng: 06/12/2015, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w