trình bày hệ thống nước thải tái chế tại làng nghề tái chế nhựa thôn Triều Khúc
Trang 1mở đầu
Các làng nghề ở nước ta đã hình thành từ rất lâu nhưng thời gian gần đây
nhiều làng nghề đã được hồi sinh và phát triển Nhờ vào chủ trương khôi phục và
phát triển các làng nghề truyền thống do Đảng và nhà nước Trong 10 năm trở lại
đây, cùng với sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách của nhà nước và mở rộng thị trường,
cơ chế thông thoáng đã tạo điều kiện cho làng nghề phát triển nhanh tróng với tốc
độ 8%/ năm và mỗi năm việc xuất khẩu hàng hóa ở các làng nghề đạt khoảng 600
triệu USD [7, 10]
Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề chủ yếu mang tính tự phát, quy mô
nhỏ chủ yếu là hộ gia đình Trình độ công nghệ còn thấp, thiết bị và công cụ sản
xuất còn lạc hậu phần lớn còn chế tạo trong nước hoặc mua lại thiết bị đã thanh lý
của các cơ sở sản xuất công nghiệp Lao động của làng nghề hầu hết chưa được đào
tạo đầy đủ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Mặt khác, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
kinh phí và trình độ kỹ thuật tại các làng nghề còn hạn chế nên khó khăn trong đầu
tư đổi mới thiết bị và công nghệ Các hộ sản xuất nằm rải rác khắp trên địa bàn làng
xã không theo quy hoạch, tạo ra những nguồn thải nhỏ phân tán, hầu như không
được xử lý mà thải thẳng ra môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
môi trường và sức khỏe cộng đồng
Nước thải từ làng nghề tái chế nhựa có hàm lượng chất ô nhiễm cao, hàm
lượng chất ô nhiễm COD = 80 – 360 mg/l BOD5 = 45 – 258 mg/l vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 4 – 5 lần so với nước thải công nghiệp loại B (TCVN 5945 -
2005) Nước thải được thải ra mương thải chung và bị ô nhiễm nghiêm trọng Hàm
lượng chất hữu cơ vượt từ 10 đến 14 lần, vi khuẩn vượt tới 240 lần so với nước thải
công nghiệp loại B (TCVN 5945 – 2005) Cũng tại các làng nghề, hầu hết các cơ sở
sản xuất đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, có cơ sở chất hữu cơ vượt đến 180 lần và vi
khuẩn vượt 80 lần [14, 15]
Trang 2Vì vậy cần đưa ra các biện pháp nhằm quy hoạch, giảm thiểu một cách tối đa
lượng nước thải thải ra môi trường Trong các phương pháp tiến hành xử lý nước
thải, phương pháp kết hợp giữa vi sinh và phương pháp hóa lý rất phù hợp với điều
kiện phát triển sản xuất và làm giảm ô nhiễm cho khu vực sản xuất tại làng nghề
Chính vì vậy, mục đích của luận văn nhằm: Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý
nước thải làng nghề tái chế nhựa thôn Triều Khúc, x∙ Tân Triều, huyện Thanh
Trì, Hà Nội Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp quản lý môi trường làng nghề
Nội dung và mục đích của đề tài:
- Thu thập thông tin, khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất, môi trường khu
vực làng nghề Đặc biệt chú trọng đến môi trường nước, nguồn nước
- Đánh giá thực trạng nước thải làng nghề tái chế nhựa thôn Triều Khúc
- Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải ở khu vực làng nghề
- Đánh giá hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải đang áp dụng tại khu vực
làng nghề
- Đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý môi trường làng nghề
Bố cục luận văn gồm có các phần:
Mở đầu
Chương I: Tổng quan tài liệu
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 3Chương I: Tổng quan tμi liệu 1.1 Hiện trạng làng nghề tái chế nhựa
Theo thống kê của Viện Khoa học và công nghệ môi trường, thuộc Trường
đại học Bách Khoa Hà Nội, cả nước hiện có gần 1.450 làng nghề với hơn 4 triệu lao
động tham gia Trong đó, miềm bắc chiếm khoảng 70% số lượng làng nghề Hiện
tại, các làng nghề đã thu hút 20,9% lực lượng lao động nông thôn tại địa phương
Cũng theo thống kê này, 80% cơ sở sản xuất trong các làng nghề có quy mô hộ gia
đình, nằm chủ yếu xen kẽ các khu dân cư, nhưng công nghệ được sử dụng hầu hết
đã lạc hậu, thủ công, chắp vá và thiếu đồng bộ [17, 18]
Các làng nghề Việt Nam phát triển khá đa dạng với nhiều loại hình như: Dệt
nhuộm, đồ da, tái chế phế liệu, chế biến nông sản…Trong đó, số lượng làng nghề
tái chế nhựa tại Việt Nam không nhiều, một số làng nghề điển hình là: Minh Khai,
Phú Xuyên, Hà Tây, Vạn Phúc, Văn Giang, Hưng Yên, Triều Khúc, Trung Văn và
một số làng nghề tái chế nhựa ở Miền Trung và Miền Nam Các làng nghề đã giải
quyết được công ăn việc làm cho người lao động từ khâu thu mua cho đến khâu xay
rửa nguyên liệu và cũng đã xử lý được lượng lớn nhựa phế thải [1]
Theo thống kê tại thôn Minh Khai có hơn 800 hộ dân với trên 3.000 nhân
khẩu Trong số đó có 80% số hộ tham gia nghề tái chế nhựa từ phế thải [12] Nhờ
có nghề tái chế nhựa đời sống người dân ở đây được nâng lên rõ rệt Nghề tái chế
nhựa thường được sản xuất mang tính thủ công, nhưng quy trình sản xuất ở đây lại
mang tính chuyên môn hóa cao vì mỗi gia đình đảm nhiệm một công đoạn khác
nhau như: Mua nguyên vật liệu, tham gia sản xuất, cất hàng, tìm hiểu thị trường…
Quy mô sản xuất ở Minh Khai rất lớn, mỗi ngày có khoảng 120 – 130 tấn phế liệu
được chuyển về làng, lượng rác thải ra môi trường từ 50 - 60 tấn rác Tính theo tỷ lệ
dân cư thì con số này thật khủng khiếp Rác được thải ra khắp nơi gây mùi cho khu
vực dân cư, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và hầu như không sử dụng được
[12]
Trang 4Theo thống kê trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 1.022 cơ sở thu mua,
tái chế nhựa và hơn 800 cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh nhựa từ nguồn nguyên
liệu chính phẩm Trong 1.020 cơ sở thu mua tái chế nhựa chỉ có vài chục cơ sở, còn
lại đều tái chế thủ công, công nghệ rất lạc hậu [10]
Theo tiến sĩ Lê Văn Khoa, phụ trách quỹ tái chế thành phố Hồ Chí Minh
cảnh báo: Hơn 1.020 cơ sở thu mua, tái chế thủ công đều không đảm bảo vệ sinh
môi trường Khí thải có mùi do quá trình nấu chảy nhựa và phế liệu, cũng như lưu
chứa thải đang nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng, khiến môi trường
và sức khỏe người dân ở các khu dân cư bị ảnh hưởng nghiêm trọng Qua kiểm tra
một cơ sở tái chế cho thấy kỹ thuật giặt rửa nhựa chỉ bằng nước thường nên không
loại bỏ được hết chất gây bẩn, nhất là các loại hóa chất độc hại và những chai nhựa
dùng đựng thuốc trừ sâu [10]
Tại làng nghề Triều Khúc nổi tiếng với các nghề truyền thống như dệt, xe tơ,
sợi, thu gom tái chế phế liệu, nghề lông vũ… Nhiều năm trở lại đây, Triều Khúc
còn có thêm một số ngành nghề mới với nhiều mặt hàng được xuất khẩu sang các
nước Hiện tại, làng nghề Triều Khúc đang thu hút khoảng 265 hộ và 1550 lao động
tham gia, mang lại doanh thu 17,904 tỷ đồng/ năm 2007, thu nhập 5,205 tỷ đồng
Nhưng điều đáng báo động hiện nay là sự ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất
ở đây gây ra Các xưởng tái chế nhựa thủ công máy móc lạc hậu, thiếu hệ thống xử
lý khói độc hại Các xưởng dệt, xe tơ, sợi, xưởng nhuộm sợi của các gia đình nằm
trong thôn xóm ngay sát trường học, khu dân cư nên lúc nào cũng ồn, chất thải, hóa
chất tràn ngập trong không khí Cùng với đó, nhiều hộ sản xuất trong làng nghề đã
thu mua các loại phế thải, rác, hoặc lông gà, lông vịt, lông ngan… để tái chế, nên
Triều Khúc còn là một làng chứa rác khổng lồ Do sự phát triển bừa bãi, thiếu quy
hoạch của các hộ sản xuất nên làng Triều Khúc ngày càng ô nhiễm trầm trọng Vì
vậy cần phải có một khu sản xuất cho các hộ của làng nghề Triều Khúc để quy
Trang 5hoạch lại cho phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng phát triển và bảo vệ môi
trường, sức khỏe của cộng đồng [13, 14, 15]
Quy trình công nghệ sản xuất tái chế nhựa
Hình I-1: Sơ đồ công nghệ tái chế nhựa kèm theo dòng thải
Thu gom phế liệu
Công đoạn tạo hạt Phơi khô
Năng lượng
mặt trời
Nước
Bụi Tiềng ồn Nước
Mùi chất hữu cơ phân hủy Chất thải
Mùi chát hữu cơ phân hủy Nước
Chất thải
Công đoạn ép bùn, thổi tạo hình
Hoàn thiện sản phẩm Hơi hữu cơ
Tiếng ồn
Bụi bột Hơi hữu cơ
Trang 6Công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế nhựa nói chung có nhiều công
đoạn tương tự nhau, thường chỉ khác nhau ở khâu cuối, là khâu tạo ra các loại hình
sản phẩm là khác nhau
Quy trình công nghệ sản xuất của các làng nghề tái chế nhựa thể hiện như
sau:
Các chất thải nhựa được thu gom về các làng nghề từ khắp các tỉnh thành
Tiếp theo đó, chúng được phân loại hoàn toàn thủ công dựa trên kinh nghiệm của
người thợ
Sau khi phân loại, nguyên liệu được xay rửa (hoặc xay khô) Nước được bơm
trực tiếp vào máy xay Sau khi ra khỏi máy xay, nhựa được đưa đi làm khô tự nhiên
bằng cách phơi trên sân hoặc cánh đồng, đường làng
Sau khi phơi khô, nhựa nguyên liệu được nạp vào phễu nạp nhiên liệu, được
trục vít đẩy vào bộ phận gia nhiệt nấu chảy, sau đó đùn thành các dây nhựa, làm
lạnh và cắt thành hạt
Do quá trình giặt rửa, phơi khô, phế liệu còn lẫn tạp chất nên người ta đặt các
tấm lưới bằng kim loại ở đầu phun của máy Tùy theo sản phẩm mà thời gian thay
lưới lọc khác nhau
1.2 Hiện trạng môi trường làng nghề tái chế nhựa
1.2.1 Hiện trạng môi trường nước
Tại hội thảo “Môi trường và những tồn tại trong hoạt động sản xuất làng nghề
Việt Nam” do Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra
những con số đáng báo động về hiện trạng môi trường tại các làng nghề 100% mẫu
nước thải ở các làng nghề đều có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt,
nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm Nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm là do các
Trang 7làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, nên thiếu mặt bằng Mặt khác, dưới áp lực
của dân số, một số khâu trung gian điều tiết chất thải như ao hồ, sông ngòi bị san
lấp làm diện tích ở Số lượng ao hồ còn lại quá ít nên quá tải, dẫn đến nước thải ứ
đọng, tràn cả ra khu dân cư, tình trạng này, khiến ô nhiễm không những không
thuyên giảm mà ngày càng thêm trầm trọng
Bên cạnh đó, công nghệ và quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu cũng là nguyên
nhân dẫn đến ô nhiễm Phần lớn sản xuất ở các làng nghề có quy mô hộ gia đình
đơn lẻ nên vốn đầu tư nhỏ, với vốn nhỏ thì lao động thủ công là chính, thiếu những
khâu công nghệ hiện đại, do đó chưa tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu trong
sản xuất, một phần nguyên liệu dôi dư trở thành phế thải, từ đó mà gây ra ô nhiễm
môi trường Tại các làng nghề tái chế nhựa, do đặc thù nguyên liệu thu gom từ
nhiều nguồn và đều là nhựa thải có dính nhiều tạp chất, nên quá trình công nghệ sử
dụng rất nhiều nước để rửa phế liệu Lượng nước này ước tính khoảng 20 - 25
m3/tấn nhựa phế liệu Tính riêng làng nghề tái chế Minh Khai hằng năm thải ra
khoảng 455 nghìn m3 nước thải [11] Do ảnh hưởng của việc tích phế liệu nhiều
năm, cộng với quá trình phân hủy theo thời gian nên nước thải ở đây dần chuyển
màu biến thành màu đen và có mùi tanh, nguồn nước ngầm đều có nguy cơ bị ô
nhiễm Thành phần của nước thải này rất phức tạp, vì chứa nhiều loại hợp chất vô
cơ, hữu cơ bám dính trên nhựa trong quá trình sử dụng, trong đó có cả các chất độc
hại, vi sinh vật gây bệnh
Theo số liệu khảo sỏt của Viện khoa học cụng nghệ và mụi trường trường
Đại học Bỏch Khoa Hà Nội thỡ tỡnh trạng mụi trường ở làng Khoai, thị trấn Như
Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên sản xuất và tái chế túi nilon, chai nhựa bằng cách thủ
công, không qua xử lý hóa học Sau khi tái chế túi nilon thành phẩm người ta chỉ
rửa qua bằng nước vôi trong rồi sấy khô để bàn Tại đây, nước thải bị ô nhiễm hữu
cơ, ụ nhiễm sinh vật và ụ nhiễm dầu Hàm lượng Amoniac, nitrit xuất hiện hầu
hết tại cỏc giếng khoan của cỏc gia đỡnh làm nghề trong làng Cỏc yếu tố chỉ mức
Trang 8độ ụ nhiễm hữu cơ gồm BOD và COD đều vượt tiờu chuẩn Việt Nam cho phộp
Mật độ vi khuẩn coliform ở cỏc ao hồ, kờnh mương trong làng gấp hàng chục lần
tiêu chuẩn Việt Nam
Hiện nay, xã Tân Triều, Triều Khúc có 8 nhóm nghề chính, mang lại giá trị
sản xuất và thu nhập khá lớn Tuy nhiên, hầu hết các nghề thủ công ở đây đều gây ô
nhiễm cho môi trường Đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước
mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản trong đó điển hình là nghề tái chế nhựa Để sản xuất ra các hạt nhựa cứng, hạt
nhựa mềm, suốt chỉ …thì phải trải qua các công đoạn từ khâu thu mua, phân loại,
xay, tẩy trắng, phơi Trong đó có một công đoạn làm ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường đó là sử dụng các chất tẩy rửa để làm sạch nhựa trước khi cho vào máy xay
Nước thải chứa một lượng các chất tẩy rửa và những hạt nhựa nhỏ lơ lửng ở trong
nước, khi thải ra các cống, rãnh trong làng làm ùn tắc và ảnh hưởng đến nguồn nước
sinh hoạt Hầu hết các ao hồ trong các làng nghề không thể nuôi được cá, do đã tiếp
nhận một lượng nước thải khá lớn từ hoạt động sản xuất với nồng độ ô nhiễm cao,
vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường và do rác thải bừa bãi gây bồi lắng
và cản trở dòng chảy của nước sông hồ Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc
mức độ ô nhiễm nặng Do việc thu gom và thải bỏ bừa bãi, nên ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái và sức khỏe người dân
1.2.2 Hiện trạng môi trường không khí
Trong công nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt
trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC
Ngoài ra, quá trình phân hủy các tạp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng
phát sinh khí ô nhiễm Bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm, phát sinh từ khâu
xay nghiền, phơi, thu gom, phân loại và từ các cơ sở dùng than để gia nhiệt trong
quá trình sản xuất
Trang 9Theo kết quả khảo sát tại các làng nghề cho thấy: Nồng độ hơi khí ô nhiễm
đều vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể là [1]:
- Bụi trong không khí dao động trong khoảng 0,45 – 1,33mg/m3, vượt tiêu
chuẩn cho phép 0,5 – 4 lần
- Hàm lượng tổng các chất hữu cơ bay hơi đo được ở khu vực các bãi rác của
làng nghề tái chế nhựa là 5,36 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 1,16 lần
- Nhiệt độ làng nghề luôn cao hơn bên ngoài từ 4- 6 lần, nồng độ khí CO cao
gấp 6 lần so với tiêu chuẩn cho phép
1.2.3 Hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn
Theo kết quả phân tích chất lượng đất tại làng nghề tái chế nhựa cho thấy:
Môi trường đất chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số như hàm lượng cacbon, nitơ,
photpho, độ chua hay các kim loại nặng đều ở mức trung bình Tuy nhiên về lâu dài
nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng nề hơn nữa,
làm giảm sản lượng nông nghiệp nghiêm trọng
Chất thải rắn từ các hoạt động tái chế nhựa được phát sinh ra từ các khâu
phân loại và làm sạch phế liệu Chúng gồm các loại tạp chất như: Bùn, đất, cát, rác,
các loại nhựa thải loại ra từ khâu phân loại Bình quân một ngày làng nghề tái chế
nhựa thu gom được 20,57 tấn các loại nhựa phế liệu Trong đó, lượng chất thải rắn
không sử dụng được chiếm khoảng 10% Các chất thải rắn này được thu gom rất thủ
công, rồi đem chôn lấp đơn giản ở các bãi chô lấp hở, thậm chí thải bỏ và đốt bừa
bãi trên nhưng con đê làng, hoặc đổ xuống mương, ao, dòng sông Lượng chất thải
rắn nếu không được các làng nghề xử lý triệt để thì sẽ gây ô nhiễm đất và nước [1]
1.3 Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải làng nghề tái chế nhựa
Do các cơ sở sản xuất nằm rải rác xen lẫn khu dân cư, phát triển làng nghề
chủ yếu mang tính tự phát và quy mô nhỏ, nên hơn 90% lượng nước thải từ các cơ
Trang 10sở sản xuất tại làng nghề chưa qua xử lý được thải chung vào đường cống của làng
chảy thẳng ra kênh, mương khiến nước ao hồ đen quánh, bốc mùi ô nhiễm quanh
các làng nghề Vì vậy, việc xây dựng hệ thống thu gom nước thải sản xuất để xử lý
là rất khó khăn, hầu như các cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải
Theo những đặc điểm trên, bộ môn Công nghệ hoá học khoa Hoá trường đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu chế tạo thành
công thiết bị xử lý nước thải đa năng, kết hợp phương pháp hóa lý và sinh học dùng
cho làng nghề Thiết bị này sử dụng các chất keo tụ, trợ keo tụ, các chất hấp thụ (tự
chế tạo) để tiến hành xử lý sơ cấp, sau đó tiếp tục xử lý thứ cấp bằng bùn hoạt tính
hoặc lọc sinh học Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn loại B và không gây
hại cho các loài thuỷ sinh [17, 18]
1.3.1 Phương pháp hóa lý [2, 4, 8, 9]
Theo các số liệu đã phân tích nước thải làng nghề tái chế nhựa có nồng độ
cặn lơ lửng và hàm lượng chất hoạt động bề mặt cao Biên độ dao động của các
thông số này chủ yếu phụ thuộc vào từng cơ sở sản xuất trong làng nghề và quy mô
sản xuất Sau khi qua hố ga chứa nước thải lượng cặn lơ lửng kết tủa lớn Hàm
lượng cặn lơ lửng còn lại nhỏ vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam cho phép 2- 3 lần
Nước thải chứa ít các chất hữu cơ và hàm lượng chất tẩy rửa do đó gây khó khăn
cho quy trình xử lý sinh học
Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá trình hóa lý
diễn ra giữa chất bẩn với hóa chất cho thêm vào Các phương pháp hóa học là oxy
hóa, trung hòa, đông keo tụ Thông thường các quá trình keo tụ thường đi kèm theo
quá trình trung hòa hoặc các hiện tượng vật lý khác Những phản ứng xảy ra là phản
ứng trung hòa, phản ứng oxy hóa khử, phản ứng tạo chất kết tủa hoặc phản ứng
phân hủy các chất độc
Trang 11Sơ đồ công nghệ của phương pháp hóa lý gồm các bước sau:
Lưới chắn rác thô, lắng cát
+ Lưới chắn rác: Được đặt ở cửa ống dẫn nước nhằm giữ lại những vật thô, để
bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý Vật nổi
và chất lơ lửng trong nước có thể có kích thước nhỏ như que tăm nổi, hoặc nhành
cây non khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thối
rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu của nước
+ Bể lắng cát: ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l
sau lưới chắn, các hạt cặn lơ lửng vô cơ có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước,
cứng, có khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát
Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích
thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5; để loại trừ hiện
tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong
bể tạo bông và bể lắng
Bể điều hoà
Dùng để điều hòa sự dao động của chất lượng nước thải chảy vào và kiểm
soát lưu lượng đến bể lắng sơ cấp thông qua việc kiểm soát lưu lượng của bơm
chuyển tiếp điều hòa
Keo tụ – Kết bông
Thông thường ta thường sử dụng các hóa chất theo mục tiêu cụ thể như :
+ Keo tụ: Dùng phèn nhôm, sắt, PAC, chất tạo bông tổng hợp PAA
+ Ôxy hoá: Dùng các chất ôxy hoá như Cl2, ozôn, permanganat, H2O2
+ Khử: Dùng các chất khử sulphit, hydrosulphit, hyđrô, Fe2+
+ Điều chỉnh pH: Dùng axit, bazơ
Trang 12+ Hấp phụ - trao đổi ion: Dùng bột than hoạt hấp phụ màu, dùng nhựa trao
đổi ion, chất hấp phụ vô cơ (các ôxit) hấp phụ các ion cụ thể)
Lắng
Lắng là một khâu xử lý quan trọng trong công nghệ xử lý nước Là giai đoạn
làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong
nước Dựa trên nguyên lý rơi theo trọng lực, việc làm lắng có thể loại bỏ từ 90 -
99% lượng chất bẩn chứa trong nước
Lọc
Quá trình lọc nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng hoặc các bông cặn (từ quá
trình keo tụ hoặc tạo bông cặn), bể lọc còn nhằm mục đích khử bớt nước của bùn
lấy ra từ các bể lắng Quá trình lọc dựa trên nguyên tắc chủ yếu là khi nước thải đi
qua một lớp vật liệu có lổ rỗng, các chất rắn có kích thước lớn hơn các lổ rỗng sẽ bị
giữ lại Có nhiều loại bể lọc khác nhau nhưng ít có loại nào sử dụng tốt cho quá
trình xử lý nước thải Hai loại thường sử dụng trong quá trình xử lý nước thải là bề
lọc cát và trống quay Ngoài ra có thể sử dụng lớp vật liệu riêng
Hấp phụ
Nhằm loại bỏ các chất bẩn hòa tan và nước mà phương pháp xử lý sinh học
cùng các phương pháp khác không loại bỏ được với hàm lượng nhỏ Thông thường
đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị nếu có yêu cầu
xử lý màu và những chất có hại đặc trưng Ngoài ra còn thể là màu rất khó chịu
Các chất hấp phụ thường dùng như là: Than hoạt tính, đất sét hoạt tính Tùy thuộc
vào khả năng hấp thụ của từng chất và hàm lượng chất bẩn ở trong nước mà thể loại
bỏ một phần chất hữu cơ và kim loại nặng có trong nước thải Thông thường, sử
dụng các chất hấp phụ có thể hấp phụ được 58 – 95% các chất hữu cơ và màu
Trang 13
HìnhI-2: Sơ đồ công nghệ xử lý hóa lý
1.3.2 Phương pháp sinh học [2, 4, 8, 9]
Dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại
sinh có trong nước thải
Sơ đồ công nghệ của phương pháp sinh học gồm các bước sau:
Trang 14
các hệ yếm khí tạo metan ở pH 6,5 - 7,5 và chúng bắt buộc phải có thức ăn để tạo
sinh khối mới nên nếu nước thải thiếu thì cần bổ sung N, P, đôi khi cả các nguyên
tố vi lượng Thực chất đây là bước chuẩn bị cho hệ xử lý bằng vi sinh tiếp theo
Do hệ vi sinh dùng để xử lý nước thải thường hoạt động tốt ở những vùng pH
xác định và hẹp (các hệ hiếu khí ở pH gần 6,5 - 8,0; các hệ thuỷ phân ở pH 4 - 5;
các hệ yếm khí tạo metan ở pH 6,5 - 7,5 và chúng bắt buộc phải có thức ăn để tạo
sinh khối mới nên nếu nước thải thiếu thì cần bổ sung N, P, đôi khi cả các nguyên
tố vi lượng Thực chất đây là bước chuẩn bị cho hệ xử lý bằng vi sinh tiếp theo
Lắng cấp 1
Lắng 1 với chức năng hoàn thiện chất lượng nước của công đoạn xử lý sơ bộ
Đặc biệt là lưu lại được nhiều chất huyền phù có khả năng lắng và loại bỏ khá lớn
các chất nổi Kích thước của lắng cấp một tùy thuộc vào từng hệ thống riêng biệt
dựa trên cơ sở tốc độ dâng lên của khối nước trong giờ cao điểm là 2,5 m/h và trung
Lắng 1 với chức năng hoàn thiện chất lượng nước của công đoạn xử lý sơ bộ
Đặc biệt là lưu lại được nhiều chất huyền phù có khả năng lắng và loại bỏ khá lớn
các chất nổi Kích thước của lắng cấp một tùy thuộc vào từng hệ thống riêng biệt
dựa trên cơ sở tốc độ dâng lên của khối nước trong giờ cao điểm là 2,5 m/h và trung
Nước thải
Rác, tạp chất thô lớn
Trang 15bình là 30m/ngày Lắng cấp một có thể loại bỏ được 50 – 60% các chất huyền phù
và giảm bớt 20 – 30% chất hữu cơ ô nhiễm (tính bằng BOD5)với chi phí năng lượng
không đáng kể Do vậy, thể tích sục khí tiếp sau giảm đi một lượng tương ứng
Thông thường, các hệ xử lý vi sinh kị các chất nổi, dễ gây bọt Nếu trong quá
trình xử lý lượng cặn lơ lửng (SS) vào bể phản ứng quá cao cũng gây cản trở cho
quá trình vận hành, kiểm soát hiệu quả Vì vậy, ta nên có hệ lắng cấp một, hoặc
tuyển nổi để tách loại SS và vật liệu nổi
Xử lí vi sinh
Tương đương hệ phản ứng với các hoá chất trong sơ đồ trên, nghĩa là các quá
trình loại bỏ chất thải chủ yếu được thực hiện ở đây Sự khác biệt là ở chỗ thay vì
phản ứng với hoá chất, chất thải hữu cơ được phân huỷ bởi vi khuẩn nhờ các phản
ứng khác nhau ở các điều kiện khác nhau:
* Điều kiện hiếu khí (HC-chất hữu cơ):
HC + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO2 + H2O + sinh khối mới
Như vậy trong quá trình này hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ
Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện
được quá trình nitrat hoá:
NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3- + H2O + sinh khối mới
Trong quá trình này hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ chứa N và
amoniac, N biến thành nitrat NO3-
* Điều kiện yếm khí (HC-chất hữu cơ):
HC + vi khuẩn yếm khí → CO2 + CH4 + sinh khối mới
Trong điều kiện này hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ, các hợp chất
chứa N, S, P sẽ phân huỷ như trên kèm theo sự hình thành NH3, H2S, photphat
Trang 16* Điều kiện thiếu khí (nồng độ ôxy gần bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt
nitrat-NO 3 ):
HC + NO3- + vi khuẩn dị dưỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới
Như vậy, kết hợp với quá trình nitrat hoá kể trên ta xử lý được các hợp chất
N Trong các hệ xử lý vi sinh, chất xúc tác chính là các tế bào vi sinh vật Chúng sử
dụng các chất bẩn gây ô nhiễm làm thức ăn để sinh trưởng Do đó, chúng cần những
chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào mới (sinh khối) Ngoài các hợp chất hữu cơ
(nguồn C) là quan trọng nhất chúng còn cần N, P theo những tỷ lệ nhất định và
nhiều nguyên tố vi lượng khác Vì vậy để hệ xử lý vi sinh hoạt động tốt, cần bổ
sung N, P sao cho nước thải có tỷ lệ C : N : P cần thiết cho từng loại phản ứng
Trong các loại nước thải thì trừ nước thải sinh hoạt có tỷ lệ này dư thừa N, P
và rất dễ xử lý vi sinh, còn nước thải công nghiệp thường thiếu N, P Vì vậy xử lý
đồng thời hai loại nước thải nhiều khi loại bỏ được yêu cầu cấp N, P và tăng hiệu
quả xử lý
Ngoài yếu tố dinh dưỡng đã nêu ở trên, yếu tố pH và yếu tố nhiệt độ là những
yếu tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của hệ vi sinh
Theo các phương trình phản ứng kể trên ta cần lưu ý song song với sự phân
huỷ các chất bẩn còn có quá trình ngược lại là quá trình tổng hợp sinh khối mới
Tuỳ bản chất quá trình mà lượng sinh khối sinh ra (tính theo lượng chất bẩn được
phân huỷ) có thể cao tới ≈ 0,5 kg sinh khối/1 kg hữu cơ được xử lý (tính theo BOD5)
trong các quá trình hiếu khí (không kể nitrat hoá) hoặc thấp cỡ ≈ 0,1 kg sinh khối/1
kg hữu cơ được xử lý (tính theo BOD5) như trong quá trình yếm khí
Như vậy xử lý bùn dư (sinh khối vi khuẩn) là một bước tất yếu tiếp theo Đối
với những nhà máy lớn thường bùn được ổn định (phân huỷ một phần), tách nước
bằng các kĩ thuật lọc và làm khô khác nhau, bùn khô đem chôn lấp, làm phân bón
hoặc đốt trong các lò chuyên dụng
Trang 171.3.3 Phương pháp lau sậy
Phương pháp dùng lau sậy để xử lý nước thải do Giáo sư Kathe Seidel người Đức đưa ra từ những năm 60 của thế kỷ 20 Phương pháp này dựa vào tác
dụng đồng thời giữa rễ, cây và các sinh vật tập trung quanh rễ Cây lau sậy có khả
năng chuyển oxy ở bên trong từ trên ngọn tới tận rễ Quá trình này cũng diễn ra
trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây
Rễ và toàn bộ cây lau sậy có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc
nghiệt nhất Oxy được rễ thải vào khu vực xung quanh và được vi sinh vật sử dụng
cho quá trình phân huỷ hoá học Ước tính, số lượng vi khuẩn trong đất quanh rễ loại
cây này có thể nhiều như số vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật, đồng thời
phong phú hơn về chủng loại từ 10 đến 100 lần Chính vì vậy, các cánh đồng lau
sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô
nhiễm lớn Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt (với các thông số như amoni, nitrat,
phosphát, BOD5, COD, colifom) đạt tỷ lệ phân huỷ 92-95% Còn đối với nước thải
công nghiệp có chứa kim loại thì hiệu quả xử lý COD, BOD5, crom, đồng, nhôm,
sắt, chì, kẽm đạt 90-100% ở Việt Nam, phương pháp lau sậy được áp dụng thí
điểm để xử lý nước thải bệnh viện như bệnh viện Nhân ái, tình Bình phước Theo
phó giám đốc Sở Y tế TP HCM phương pháp này cho hiệu quả cao
Trang 18Chương II: Đối tượng vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất nhựa phế liệu và nước thải sinh hoạt
của các hộ gia đình chảy ra cống rãnh và đoạn mương của làng nghề thôn Triều
Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Nghiên cứu đối tượng trên nhằm đánh giá thành phần các chất ô nhiễm có
trong nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người Qua đó tìm
ra các phương pháp để xử lý hiệu quả nhất nước thải từ hoạt động tái chế của làng
nghề
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của làng nghề triều khúc [13, 14, 15]
Vị trí địa lý
Tân Triều là xã ven đô thuộc huyện thanh Trì, nằm ở phía Tây Bắc nội thành
Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 9km, cách thành phố Hà Đông 2km về phía Đông
Nam, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp phường Thanh Xuân Nam – Hạ Đình – quận Thanh Xuân
- Phía Đông giáp với phường Kim Giang - Đại Kim – quận Hoàng Mai
- Phía Nam giáp với xã Tả Thanh Oai, xã Thanh Liệt – huyện Thanh Trì
- Phía Tây giáp với thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây
Với vị trí địa lý như trên Tân Triều có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức sản
xuất lưu thông hàng hóa và tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật
Đặc điểm khí hậu
Tân Triều mang các đặc điểm khí hậu vùng Đồng Bằng Sông Hồng:
Một năm chia làm hai mùa rõ rệt Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng
9, mùa khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô
hanh có các thời kỳ chuyển tiếp vào cuối các mùa hình thành nền khí hậu có 4 mùa:
Trang 19Xuân, Hạ, Thu, Đông thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng hóa sản
phẩm
- Nhiệt độ trung bình năm 23,4 0C Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 có ngày tới
39 - 40 0C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng có ngày chỉ 8 – 100C
- Độ ẩm không khí bình quân 84%, cao nhất 98%, thấp nhất 61%
- Tổng lượng mưa trung bình từ 1700 – 1900 mm/năm, thường tập trung vào
các tháng 7,8,9 Vào mùa mưa thường xảy ra úng lụt làm thiệt hại mùa màng ở
những vùng chân đất trũng
Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên do xã quản lý hiện nay là 297,935 ha Trong đó,
đất nông nghiệp cho chiếm 60,43%, đất chuyên dùng chiếm 20,15%, đất ở chiếm
18,84%, đất chưa sử dụng chiếm 0,88% Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên
đất nông nghiệp của xã ngày càng có xu hướng giảm dần
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt được sử dụng để cung cấp nước tưới cho cây trồng là sông
Tô Lịch, sông Nhuệ và các hồ trong xã Do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp vùng phụ cận kết hợp với nước thải công nghiệp trong quá
trình sản xuất một số ngành nghề thủ công của xã, nên nguồn nước mặt ngày càng
bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân Đây là một
trong nhưng vấn đề hết sức bức xúc cần phải giải quyết để bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân trong xã
Nguồn nước ngầm khá dồi dào, có thể khai thác để phục vụ cho sản xuất và
cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân song đòi hỏi đầu tư lớn
Trang 202.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của làng nghề Triều Khúc [13, 14, 15]
Dân số và lao động
Tân Triều là một xã đất chật, người đông Tổng dân số của xã năm 2008 xã
có 5.347 hộ với 20,497 nhân khẩu Tổng số lao động toàn xã hội là 13.750 người
Trong đó, lao động nông nghiệp thủy sản là 3.270 người chiếm 23,7%, lao động
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 6.150 người chiếm 44,8%, lao động dịch vụ
thương mại 4.330 người chiếm 31.5% Xã có 2 thôn là Triều Khúc và Yên Xá Đời
sống nhân dân trong xã là sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại
dịch vụ, thu gom phế liệu và sản xuất nông nghiệp Hiện tại xã có 10 hợp tác xã, 55
công ty, doanh nghiệp và 1376 hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công và dịch vụ
thương mại
Thực trạng về cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Tân triều có hệ thống đường giao thông tương đối liên hoàn thuận tiện với 4
đầu mối giao thông chính
Quốc lộ 70 chạy qua thôn Yên Xá của xã với chiều dài 2 km Quốc lộ 6 chạy
qua xã với chiều dài 1km Đường liên xã từ Tân Triều qua Đại Kim dài 2km Các
tuyến đường được rải nhựa và bê tông nhưng mặt đường hẹp, rất khó khăn cho việc
vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm các ngành tiểu thủ công nghiệp
- Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi đã cơ bản giải quyết được vấn đề tưới nước chủ động
nhưng tiêu nước gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa mực nước sông cao
hơn nước trong đồng Hiện nay, xã có một trạm bơm chính có 3 máy với tổng với
tổng công suất 2500 m3/h Toàn xã có trạm bơm với tổng công suất 1200 – 1800
m3/h
Hệ thống kênh mương cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng, nhưng vẫn
còn phải đầu tư bổ sung và nâng cấp
Trang 21- Nước sinh hoạt
Hiện nay, toàn xã dùng nước giếng khoan làm nguồn cung cấp nước sinh
hoạt vì hệ thống nước ao hồ, nước giếng khơi đã bị ô nhiễm bởi chất thải công
nghiệp Xã có một trạm nước sạch công suất 16m3/h cung cấp nước sinh hoạt cho
một số hộ ở thôn Triều Khúc Về lâu dài, cần phải đầu tư xây dựng thêm một số
trạm cấp nước sạch nữa mới đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân
- Cơ sở y tế
Xã có 1 tạm xá với 4 phòng bệnh, 10 giường bệnh Đội ngũ cán bộ y tế ở
trạm xá có 7 người Trong đó, xã có 2 bác sỹ, 2 y sỹ còn lại là y tá và dược sỹ
Ngoài ra, xã có một đội ngũ đông đảo y, Bác sỹ đang công tác ở nơi khác hay nghỉ
hưu nhưng sống tại địa phương cũng tham gia khám chữa bệnh góp phần chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cho người dân
- Giáo dục đào tạo
Hệ thống trường tiểu học được xây dựng ở cả hai thôn với tổng số 26 phòng
học Trường trung học cơ sở có 18 phòng, có máy vi tính, có thư viện Trường trung
học và tiểu học đã được xây dựng kiên cố, nội thấy trang bị khá tốt, có đủ bàn ghế,
quạt và hệ thống đèn chiếu sáng Tổng số học sinh trung học và tiểu học khoảng
2200 em Xã có 2 trung tâm mẫu giáo mầm non với tổng số 8 lớp học Các trường
mẫu giáo đã quá tải và phải đi mượn cơ sở
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và tài liệu thứ cấp
Khoá luận sẽ tiến hành điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu cần
thiết có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của khoá luận
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu có sẵn hoặc thống kê ở địa phương (có thể ở
dạng xuất bản hoặc không xuất bản) có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu
Thông tin thứ cấp là cơ sở cho việc chuẩn bị nội dung công việc điều tra
Trang 22Các tài liệu thứ cấp có thể gồm các tư liệu về:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường của đối tượng
nghiên cứu thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội Được tập hợp
từ các nguồn khác nhau như sách, báo, thông tin trên mạng internet
+ Các phương pháp xử lý nước thải được đề cập trong các báo cáo, nghiên
cứu khoa học, tạp chí, sách
Mục đích của phương pháp là để hệ thống hoá các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn
có thành hệ thống phục vụ theo hướng nghiên cứu Phân tích đánh giá tính xác thực
của tài liệu Chọn lọc những nhận xét phù hợp nhất về điều kiện kinh tế xã hội của
đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình xử lý số liệu, ngoài việc phân tích, đánh giá đơn thuần tôi có
sự bổ sung (thông qua khảo sát thực địa với số liệu cập nhật), hiệu chỉnh lại (thông
qua tính toán lại, so sánh với thực tế và lý thuyết) các số liệu đã có và hệ thống hóa
tài liệu bằng các bảng, biểu để tiện sử dụng
2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu
Phương pháp này giúp ta kiểm chứng lại các số liệu, thông tin đã thu thập và
đã được tính toán; nhìn nhận và đánh giá các vấn đề cần được ưu tiên trong nghiên
cứu, từ đó bổ sung hoặc có những nghiên cứu mới
Lấy và phân tích mẫu nước là phương pháp rất cần thiết, đòi hỏi độ chính
xác, kết quả có độ tin cậy cao Công việc được tiến hành:
1) Phương pháp lấy mẫu nước thải theo tiêu chuẩn TCVN 5992-1995 Tại các
điểm đã chọn, mẫu được lấy bằng các dụng cụ chuyên dùng và đựng vào lọ nhựa
0,5 lít (có thêm axit HNO3 với mẫu dùng phân tích kim loại nặng, đựng vào lọ vô
trùng đối với mẫu vi sinh)
Trang 232) Phân tích mẫu
Các mẫu sau khi lấy bảo quản và được phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa
Môi Trường, Trường Khoa học Tự nhiên
2.2.3 Phương pháp thực nghiệm
Vận hành hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề Triều Khúc, Thanh Trì, Hà
Nội Khảo sát và theo dõi hiệu quả của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp
hóa lý kết hợp với phương pháp sinh học Phân tích và đánh giá hiệu quả
Phân tích mẫu:
1 Phân tích COD
Xác định COD bằng phương pháp Bicromat (K2Cr2O7)
a Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho nước có nồng độ COD từ 50-700mg/l Nếu
nồng độ >700mg/l thì cần pha loãng mẫu
b Nguyên lý
Khi đun sôi trong môi trường H2SO4 đặc, bicromat sẽ chuyển hóa hầu hết các
chất vô cơ, hữu cơ trong nước Để oxi hóa hoàn toàn thì sử dụng chất xúc tác
Ag2SO4
Phản ứng:
Cr2O7 + 14H+ + 6e = 2Cr3+ + 7H2O Lượng dư Kalibicromat thêm vào mẫu được xác định bằng cách chuẩn độ với
muối Morh và chỉ thị axit phenylantranylic
c Hóa chất và dụng cụ
Trang 24+ Bếp đun có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian đun
Lắc đều, đậy nắp ống nghiệm rồi đun trong 120 phút ở nhiệt độ 1500C Sau
120 phút đun, cho mẫu vào bình tam giác 100ml (tráng sạch ống nghiệm bằng nước
cất cho đến khi hết kết tủa màu vàng)
Cho 1-2 giọt chỉ thị feroin, lắc đều và chuẩn độ bằng muối Morh đến khi
dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ thì dừng chuẩn độ Ghi lại thể tích
Morh đã dùng
Mẫu trắng: Thay 2ml mẫu phân tích bằng 2 ml nước cất và cũng làm tương tự như
trên
- Chuẩn muối Morh
Cho các hóa chất sau vào bình tam giác 100ml:
+ 1ml K2Cr2O7
+ 9ml Ag2SO4
+ 1-2 giọt feroin
Lắc đều rồi chuẩn độ bằng muối Morh Khi dung dịch chuyển từ màu vàng
sang màu nâu đỏ thì dừng chuẩn độ
Trang 25- Kết quả tiến hành
VT – VM
COD = x 8 x CMMorh x 1000
V Trong đó:
VT: thể tích muối Morh tiêu tốn khi chuẩn mẫu trắng (ml)
VM: thể tích muối Morh tiêu tốn khi chuẩn mẫu phân tích(ml)
V: thể tích mẫu phân tích ( V=2ml)
CM: nồng độ đương lượng của muối Morh(N)
8: khối lượng mol của phân tử oxi
1000: đơn vị đổi từ (l) sang (ml)
2 Phân tích MLSS
Mục đích của việc phân tích MLSS nhằm xác định nồng độ bùn hoạt tính
trong bể aerotan và tính thể tích lắng của bùn Nguyên tắc xác định là phương pháp
khối lượng
* Cách tiến hành:
Cân giấy lọc đã sấy ở 1050C Khối lượng a, gam
Lọc mẫu qua giấy đã sấy nhờ bình hút
chân không
Sấy đến khối lượng không đổi ở 1050C Thời gian sấy thường là 1h
Cân giấy có sinh khối đã sấy Khối lượng b, gam
Đây thực chất là cách xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng, nhưng trong bể
aerotan cũng có thể xem như nồng độ bùn hoạt tính vì cặn hữu cơ chiếm khoảng
80%
Trang 26b: Trọng lượng giấy có sinh khối, g
a: Trọng lượng giấy không có sinh khối, g
c: Thể tích mẫu, ml
2.2.4 Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng
môi trường dựa trên cơ sở quan sát, phỏng vấn tính toán, định lượng trung bình
trong các trường hợp cần thiết
2.2.5 Phương pháp so sánh:
So sánh các kết quả với nhau, với các tiêu chuẩn áp dụng, so sánh hiệu quả về
mặt công nghệ, kinh tế so với các phương án khác
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu:
Lập bảng so sánh giá trị các thông số pH, DO, COD, SS
Lập đồ thị biểu thị các số liệu thực nghiệm
Trang 27Chương III: Kết quả vμ thảo luận 3.1 Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực làng nghề Triều Khúc
Môi trường sinh thái ở xã Tân Triều đã bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn
nước do các nguyên nhân sau:
- Nước thải công nghiệp của nhà máy cấp nước Thượng Đình ảnh hưởng rất
lớn đến đồng lúa của làng Yên Xá và khu đồng sâu làng Triều Khúc Bên cạnh đó
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển thủy sản của xã
- Nước thải công nghiệp do các nghề tẩy nhuộm sợi thải ra nhưng chưa có hệ
thống xử lý đã gây ô nhiễm cho hầu hết ao hồ, nguồn nước trong xã
- Khói bụi do quá trình xẻ cao su, đốt nhựa, đốt phế liệu cao su, phơi lông gà,
lông vịt …làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân
- Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phân tán, do đó việc xử lý ô nhiễm
rất khó khăn
3.2 Kết quả đánh giá đặc tính nước thải làng nghề
Tại làng nghề, do đặc thù nguyên liệu thu gom từ nhiều nguồn và đều là nhựa
phế thải có dính nhiều tạp chất, nên trong quá trình công nghệ sử dụng rất nhiều
nước để rửa phế liệu Thành phần của nước thải này rất phức tạp vì chứa nhiều tạp
chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên nhựa trong quá trình sử dụng Trong đó, có những
tạp chất độc hại(từ bình chứa thuốc sâu, hóa chất…), vi sinh vật gây bệnh
Các cơ sở sản xuất nhựa nằm rải rác xen lẫn các khu dân cư nên việc xây
dựng hệ thống thu gom nước thải sản xuất riêng là rất khó khăn Bên cạnh đó, thành
phần nước thải làng nghề tái chế nhựa có hàm lượng cặn lơ lửng và hàm lượng chất
hoạt động bề mặt cao Biên độ dao động của các thông số này chủ yếu phụ thuộc
vào quy mô sản xuất của từng cơ sở trong làng nghề
Nước thải sản xuất nhựa chứa ít chất hữu cơ, hàm lượng chất dinh dưỡng
thấp Khi tiến hành xử lý sinh học cần phải bổ sung N, P nhằm cân bằng dinh
Trang 28dưỡng BOD5: N: P: = 100: 5: 1 Nhưng khi phối trộn với nước thải sinh hoạt thì hệ
xử lý sinh học hoạt động tốt hơn so với xử lý nước thải sản xuất riêng rẽ, mà không
cần phải bổ sung N, P
Vì vậy, ta nên kết hợp quá trình xử lý nước thải sản xuất với nước thải sinh
hoạt
Bảng III-1 : Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề
tái chế nhựa Triều Khúc
M1 Mẫu nước thải tại cơ sở sản xuất
M2 Mẫu nước thải tại địa điểm cống thải cuối làng
Trang 29* Nhận xét:
Từ kết quả phân tích mẫu nước thải ta thấy rằng nước thải từ các cơ sở sản
xuất nhựa tái chế nhựa đổ ra ngoài môi trường xung quanh đã bị ô nhiễm
Hàm lượng COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3,725 – 4,1 lần, hàm lượng
BOD vượt quá tiêu chuẩn cho phép 4,92 – 5,16 lần, hàm lượng cặn lơ lửng có trong
nước vượt 1,56 – 1,63 lần tiêu chuẩn cho phép (Tiêu chuẩn Việt Nam cho nước thải
công nghiệp loại B)
3.3 Kết quả đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề Triều Khúc, Tân
triều, Hà Nội
3.3.1 Nguyên tắc của việc lựa chọn công nghệ xử lý
Dựa vào đặc tính của nước thải làng nghề, nên công nghệ được áp dụng là xử
lý bằng phương pháp vi sinh là chủ yếu, ngoài ra có hỗ trợ thêm hóa chất Do nước
thải làng nghề có chứa các chất hoạt động bề mặt và hàm lượng kiềm cao do các
chất tẩy rửa mang lại Để đảm bảo cho xử lý vi sinh cần phải nâng điều chỉnh pH
đến nồng độ thích hợp và loại bỏ các chất hoạt động bề mặt có trong nước thải
Sự lựa chọn đứng đắn phương án công nghệ và các giải pháp thực thi sẽ quyết
định không những đến hiệu quả xử lý mà còn quyết định đến các yếu tố quan trọng
khác, đó là:
- Chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, nếu chi phí này quá cao khó áp dụng cho
các làng nghề sản xuất vừa và nhỏ của Việt Nam
- Chi phí vận hành thường có tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, giảm
lợi nhuận, dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh ảnh hưởng tới tính thực tiễn của công
nghệ
- Quy trình vận hành, nếu phức tạp quá công nhân sẽ khó theo đầy đủ dẫn
đến giảm hiệu quả xử lý Yêu cầu bảo trì, nếu quá thường xuyên dẫn đến tăng chi
phí vận hành
Trang 303.3.2 Quy trình công nghệ
Bể chứa bùn Bùn cặn thải
Bùn cặn thải Bùn cặn thải Cấp oxi
Nước thải sản xuất Nước thải sinh hoạt Song chắn rác
Hoá chất
Bể điều hoà
Bể keo tụ kết hợp lắng I
Bùn cặn thải Bùn cặn thải Cấp oxi
Nước thải sản xuất Nước thải sinh hoạt Song chắn rác
Hoá chất
Bể điều hoà
Bể keo tụ kết hợp lắng I
Nguồn tiếp nhận
Hình III- 1: Sơ đồ công nghệ tổ hợp xử lý nước thải làng nghề tái chế nhựa
Trang 31Đây là công nghệ tổ hợp, bắt đầu bằng xử lý hóa lý là chắn rác, điều hòa, rồi
nước thải hỗn hợp được đưa vào hệ xử lý vi sinh
Nước thải bao gồm 2 dòng: Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được
thu gom chung vào đường thoát nước sau đó được đưa vào bể điều hoà
Bể điều hoà có tác dụng điều hoà lưu lượng và chất lượng nước thải đảm bảo
dòng ổn định cho công đoạn xử lý tiếp theo
Sau đó nước được bơm vào thiết bị hoà trộn, phản ứng đồng thời với việc cấp
hoá chất trung hoà (sữa vôi) và hoá chất keo tụ(PAC) Sau khi nước thải được phản
ứng với hoá chất sẽ đi vào bể lắng bậc I Bể lắng bậc I có cấu tạo đặc biệt để có thể
loại bỏ phần cặn lơ lửng có trong nước thải và phần nước trong đi vào bể xử lý sinh
học
Bể xử lý sinh học có chức năng loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải và
một phần nitơ, phốt pho nhờ quá trình xử lý bùn hoạt tính dư thừa trong bể Bể xử lý
sinh học có cấp khí cưỡng bức cho quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ Xử lý
sinh học hiếu khí có khả năng cho chất lượng nước sau xử lý tốt hơn so với phương
pháp xử lý kị khí Bùn hoạt tính sinh ra trong quá trình hoạt động được giữ lại ở bể
lắng bậc II Một phần được tuần hoàn lại bể vi sinh, phần còn lại được thu về bể
chứa bùn Sau khi qua bể lọc sinh học nước thải vào bể lắng Bể lắng có chức năng
loại bỏ bông bùn hoạt tính sinh ra trong bể vi sinh
Trong pilot có sử dụng thêm một module được thiết kế với màng lọc đặc biệt
có tác dụng làm việc thay cho bể lắng bậc II đồng thời có tác dụng như một thiết bị
lọc sinh học Việc sử dụng module này mang lại nhiều hiệu quả kỹ thuật và kinh tế
so với phương pháp truyền thống: Giảm được chi phí xây dựng bể lắng bậc II đồng
thời tăng hiệu quả xử lý nước thải
Trang 32Cuối cùng nước thải đi qua bể lọc trọng lực Bể lọc trọng lực có chứa các vật
liệu hấp phụ có tác dụng loại bỏ các chất màu, mùi và một phần các chất hữu cơ,
kim loại nặng trong nước
3.3.3 Thuyết minh cấu tạo và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải làng
nghề
Pilot được thiết kế với 2 quy trình xử lý nước thải cùng song song hoạt động
với mục đích dễ dàng đánh giá hiệu quả của 2 quy trình công nghệ xử lý
Quy trình công nghệ 1 sử dụng phương pháp truyền thống là sử dụng bể lắng
bậc II
Quy trình công nghệ 2 sử dụng module lọc bằng vi màng Ciclaro
Nước thải từ bể trung hoà được hoà trộn với hoá chất và phản ứng diễn ra
trong thiết bị hoà trộn, phản ứng rồi đi qua bể lắng bậc I Bể lắng bậc I giữ lại bùn
cặn trong nước thải, nước trong chảy vào bể vi sinh Bể vi sinh có nhiệm vụ xử lý
các chất hữu cơ có trong nước thải Oxi được cấp cưỡng bức cho vi sinh vật hoạt
động phân huỷ các chất hữu cơ Nước qua bể vi sinh được chia thành 2 dòng
Dòng 1 vào bể lắng bậc II
Dòng 2 đi vào bể xử lý có sử dụng module lọc Ciclaro Module lọc Ciclaro sử
dụng công nghệ màng vi lọc thẩm thấu ngược cho phép giữ lại các chất lơ lửng có
trong nước thải Màng lọc được chế tạo đặc biệt có khả năng cho phép những chất
nhất định thẩm thấu qua đồng thời rất bền về mặt lý, hoá học Sử dụng màng lọc
Ciclaro cho phép sử dụng thay cho bể lắng bậc II đồng thời màng lọc còn tạo ra một
lớp vật liệu làm giá đỡ bám dính cho vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong
nước thải Màng lọc Ciclaro áp dụng công nghệ mới của Đức với tính năng cao
nhưng cần phải tính toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng