ô nhiễm môi trường đất

32 4.3K 24
ô nhiễm môi trường đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH LỜI MỞ ĐẦU Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia nghèo vì muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà xem nhẹ và lơi lỏng việc bảo vệ môi trường sống và kiểm soát công nghệ đã trở thành nạn nhân của các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng gặp phải những vấn nạn về những dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề. Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả . ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Do đó ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm môi trường đất cần phải được ngăn chặn và giải quyết một cách có hiệu quả. SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 1 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 1. Môi trường. 1.1. Định nghĩa. Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. 1.2. Thành phần của môi trường. Môi trường sống của con người thường bao gồm các thành phần môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo:  Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan, ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động chi phối của con người.  Môi trường nhân tạo: Gồm các yếu tố vật lý, sinh học, xã hội .v.v… do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.  Môi trường xã hội: Gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con người với tư cách là cá thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng). Ba thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Các thành phần môi trường luôn chuyển hóa và diễn ra theo chu kỳ. Thông thường là dạng cân bằng động. Sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định. Các chu trình tuần hoàn phổ biến thường gặp là chu trình tuần hoàn cacbon, nitơ, lưu huỳnh, phospho, …. gọi chung là chu trình sinh-địa-hóa học. SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 2 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH 1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và con người. Con người và môi trường không phải là mối quan hệ một chiều mà con người có mối quan hệ gắn bó mật thiết và tác động qua lại với môi trường.  Con người sống trong môi trường không phải chỉ tồn tại như một sinh vật mà con người là một sinh vật biết tư duy, nhận thức được môi trường và biết tác động ngược lại các yếu tố môi trường để cùng tồn tại và phát triển.  Mối quan hệ giữa con người và môi trườngmối quan hệ tương tác (tác động qua lại), trong đó bao gồm cả những tương tác giữa các cá thể người, các cộng đồng con người.  Con người sống trong môi trường không phải chỉ như một sinh vật, một bộ phận sinh học trong môi trường mà còn là một cá thể trong cộng đồng xã hội con người. Con người đây vừa có ý nghĩa sinh học vừa có ý nghĩa xã hội học. Chính vì vậy, những vấn đề về môi trường không thể giải quyết bằng các biện pháp lý-hóa-sinh, kỹ thuật học, mà còn phải được xem xét và giải quyết dưới các góc độ khác nhau như kinh tế học, pháp luật, địa lý kinh tế- xã hội …  Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (bao gồm thạch quyển, thủy quyển và khí quyển) và yếu tố vật chất nhân tạo (như đồng ruộng, vườn tược, công viên, thành phố, các công trình văn hóa, các nhà máy sản xuất công nghiệp …), quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên". 1.4. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường việt nam. Công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, sinh hoạt thải ra môi trường đủ dạng chất thải rắn, nước, khí với hàng triệu tấn/năm. Nước mặt tràn lên mặt đất, sông hồ, ngấm sâu xuống đất, chất khí độc cũng dâng lên cao, gây hại cho tầng ozone. Mặt đất bị xói mòn, lớp phủ đất – dinh dưỡng cho thực vật cũng bị mất dần, đồng thời trở thành bãi chôn rác và phóng xạ. SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 3 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH Đất nông nghiệp bị thâm canh bằng đủ các loại hóa chất gây chai cứng đất. Diện tích canh tác bị thu hẹp hàng năm 5 – 7 triệu ha. Nguồn nước sạch bị thu hẹp do khai thác bừa bãi, do ô nhiễm. 60% dân đô thị và nông thôn không có nước để dùng. 2. Môi trường đất. 2.1. Định nghĩa. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. 2.2. Các yếu tố hình thành đất.  Đá mẹ: sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu tố. Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…  Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử (N 2 ) từ không khí dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống khác tồn tại.  Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất. Cùng một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng địa hình cao thì lạnh và địa hình gần với mặt đất thì nóng SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 4 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH  Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.  Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi, tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc. Hoặc tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mòn đất… 2.3. Ô nhiễm đất. Khái niệm ô nhiễm đất: Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vài đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định. Thí dụ nồng độ thuốc trừ sâu, phân hóa học, kim loại nặng quá mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới. 2.4. Ảnh hưởng của tự nhiên và nhân tạo tới môi trường đất. 2.4.1 Phân loại Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.  Theo nguồn gốc phát sinh thì có: SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 5 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH  Nguồn gốc tự nhiên.  Nhiễm phèn: do nước phèn tự một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong môi trường đó.  Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật.  Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S. FeS, ).  Do hoạt động của núi lửa  Nguồn gốc nhân tạo.  Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt • Rác và phân xả vào môi trường đất: rác gồm cành lá cây,rau, thức ăn thừa vải vụn , gạch ,vữa, polime, túi nylon • Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh. • Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.  Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon, các loại thuốc nhộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 6 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH  Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp • Phân và nước tiểu động vật. • Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh học, thay đổi cân bằng sinh học giữa đất và cây trồng. • Lan truyền từ môi trường đã ô nhiễm (không khí, nước), từ xác bã thực, động vật.  Theo tác nhân gây ô nhiễm:  Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt và công nghiệp.  Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…  Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làm sạch của đất. 2.4.2 Khái niệm: Khả năng tự làm sạch của đất Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:  Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả năng tự làm sạch cao. SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 7 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH  Đất nhiều mùn, nhiều acid humic  Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch tốt hơn.  Sự thoát nước và giữ ẩm  Cấu trúc đất tốt.  Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất độc chất ô nhiễm nhanh chóng.  Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. 2.5. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất. 2.5.1 Nguyên nhân tự nhiên. Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật đất, tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm. Bảng 1: Thành phần kim loại vết trong một số khoáng vật điển hình. SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 8 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH Trạng thái phong hoá Khoáng vật Hiện diện Thành phần kim loại vết Dễ bị phong hoá Olivine Đá macma Mn, Co, Ni, Cu, Zn Anorthite Mn, Cu, Sr Augite Đá siêu bazơ và bazở núi lửa Mn, Co, Ni, Cu, Zn, Pb Hornblende Phân bố rộng trong đá macma và biến chất Mn, Co, Ni, Cu, Zn Albite Coase, intermediate igneous rocks Cu Biotite Mn, Co, Ni, Cu, Zn Orthoclase Đá macma axít Cu, Sr Muscovite Granite, phiến thạch, thuỷ tinh Cu, Sr Khả năng ổn định khoáng tăng Magnetite Đá mácma và biến chất Cr, Co, Ni, Zn Bảng 2: Hàm lượng kim loại trong một số loại đá Đá macma Đá thứ sinh Nguyên tố Đá siêu bazơ (serpentin) Bazơ (basalt) (µg/g) Granie (µg/g) Đá vôi (µg/g) Đát cát kết (µg/g) Đá phân lớp (µg/g) SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 9 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH (µg/g) Cr 2000-2980 200 4 10-11 35 90-100 Mn 1040-1300 1500-2200 400-500 620-1100 4-60 850 Co 110-150 35-50 1 0.1-4 0.3 19-20 Ni 2000 150 0.5 7-12 2-9 68-70 Cu 10-42 90-100 10-13 5.5-15 30 39-50 Zn 50-58 100 40-52 20-25 16-30 10-120 Cd 0.12 0.13-0.2 0.9-0.2 0.028-0.1 0.05 0.2 Sn 0.5 1-1.5 3-3.5 0.5-4 0.5 4-6 Hg 0.004 0.01-0.08 0.08 0.05-0.16 0.03-0.29 0.18-0.5 Pb 0.1-0.4 3-5 20-2.4 5.7-7 8-10 20-23 Ví dụ: Chì: Trong các đá magma, Pb có xu thế tăng dần hàm lượng từ siêu mafic đến axit. Trong các đá magma, Pb chủ yếu tập trung trong khoáng vật felspat, tiếp đó là những khoáng vật tạo đá xẫm màu mà đặc biệt là biotit. Trong thành tạo đá trầm tích và biến chất:Ở khu vực Đông Bắc Bộ, Pb được xếp vào nhóm nguyên tố quặng kim loại (Sn, Cu, Pb, Zn, Ga, Ag) rất phổ biến; chúng được phát hiện với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích biến chất, đặc biệt trong các đá Paleozoi. khu vực Tây Bắc Bộ, Pb và Cu là 2 nguyên tố quặng kim loại phổ biến với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích biến chất. Pb thường tập trung cao trong các đá trầm tích 2 bên tả và hữu ngạn sông Đà. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, chì là nguyên tố kém linh động. 2.5.2 Nguyên nhân nhân tạo  Do chiến tranh miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 10 [...]... đang hủy hoại môi trường sống của chúng ta Các loại ô nhiễm này có quan hệ mật thiết với nhau, ô nhiễm không khí tạo mưa acid rơi xưống làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước thải vào đất gây ô nhiễm và ngược lại ô nhiễm đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ dần trong đất qua các mùa... chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt khu ô thị, chất thải nguy hại hay giúp khôi phục những vùng đất bị ô nhiễm KẾT LUẬN SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 31 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu sắc bởi những tác hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác Ô nhiễm đất cùng với những ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước... làm thiệt hại mấy chục triệu đôla cho nông nghiệp vùng này  Do hoạt động công nghiệp Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận... hưởng tới môi trường như sinh hoạt, sử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt… và đồng thời kết hợp tu bổ cải tạo lại môi trường đất 2 Biện pháp xử lý ô nhiễm đất SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 30 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH Hiện nay một biện pháp hữu hiệu nhất để xử lý ô nhiễm đất là nhờ vào lĩnh vực sinh học Qua gần 50 công trình nghiên cứu, các đại biểu giới thiệu khả năng phong phú của công nghệ... Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá 2 Hiện trạng ô nhiễm đất việt nam SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 26 MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp... thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các hcaats có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất  Thực hiện luật Môi trường Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần phải xử... thuật mới Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường Khác với các chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay vào nông thôn để triệt hạ các loài phá hại mùa màng Bảng 5: Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược Loại nông dược Thời gian bán phân hủy (năm) Hợp chất kim loại... trong ao hồ bị nhiễm dầu cũng có thể làm cho vật nuôi bị ngộ độc Người ăn phải những vật nuôi bị ngộ độc dầu cũng sẽ bị ngộ độc 2.5.6 Ô nhiễm đất do khí thải Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất Ví dụ, các vùng đất gần các nhà... trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg ai/ha/năm, tuy nhiên, nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do... có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phải phòng, chống ô nhiễm đất một cách tích cực Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:  Điều tra và phân tích đất: Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 27 MÔI TRƯỜNG VÀ CON

Ngày đăng: 24/04/2013, 14:40

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Hàm lượng kim loại trong một số loại đá - ô nhiễm môi trường đất

Bảng 2.

Hàm lượng kim loại trong một số loại đá Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2: Hàm lượng kim loại trong một số loại đá - ô nhiễm môi trường đất

Bảng 2.

Hàm lượng kim loại trong một số loại đá Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 3. Các tạp chất trong phân superphosphate (Theo Barrows, 1996) - ô nhiễm môi trường đất

Bảng 3..

Các tạp chất trong phân superphosphate (Theo Barrows, 1996) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 5: Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược. - ô nhiễm môi trường đất

Bảng 5.

Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 7: Nguồn gốc công nghiệp của một số kim loại nặng. Kim loại nặngNguồn gốc công nghiệp - ô nhiễm môi trường đất

Bảng 7.

Nguồn gốc công nghiệp của một số kim loại nặng. Kim loại nặngNguồn gốc công nghiệp Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 8: Hàm lượng các nguyên tố trong bùn - nước cống rãnh đô thị (Logan, 1990) - ô nhiễm môi trường đất

Bảng 8.

Hàm lượng các nguyên tố trong bùn - nước cống rãnh đô thị (Logan, 1990) Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan