1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phương hướng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

24 1,7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

Làng nghề nước ta thường là làng nghề đã có từ rất lâu, nhất là khi có chính sách đổi mới nền kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các làng nghề thủ công truyền thống tại Việt Nam.

Trang 1

Vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề đáng báo động như hiện nay thì các doanhnghiệp và hộ gia đình đã làm gì? Các cơ quan nhà nước và các địa phương cónhững giải pháp nào để khắc phục triệt để tình trạng trên Đề án này sẽ đi xemxét thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tạicác làng nghề Nội dung của đề án gồm ba phần:

Phần 1: phát triển nghề truyền thống và tác động đến môi trường sinh thái.Phần 2: thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Phần 3: phương hướng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễmmôi trường làng nghề

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để trình bầy, nhưng không tránh khỏi cácthiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn đọc

Trang 2

Phần 1: Phát triển nghề truyền thống và tác động đến môi

trường sinh thái

1 Phát triển nghề truyền thống tại Việt Nam

Làng nghề nước ta thường là làng nghề đã có từ rất lâu, nhất là khi có chínhsách đổi mới nền kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các làng nghề thủcông truyền thống tại Việt Nam Sau một khoảng thời gian bế tắc và ì ạch thì 10năm gần đây do cơ chế thoáng và mở cửa của thị trường, chính sách hỗ trợ củanhà nước và do sự năng động tâm huyết vời nghề của người dân, các làng nghềthủ công không ngừng thay da đổi thịt đã tạo nên một diện mạo mới cho nôngthôi Việt Nam

Theo số liệu gần đây nhất, Việt Nam hiện nay có 1450 làng nghề phân bốtại 58 tỉnh và thành phố trong cả nước riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng

800 làng nghề; Hà Tây có 280; Thái Bình có 187; Bắc Ninh có 59; Thanh Hoá

có 127 Trong 10 năm vừa qua tốc độ tăng trưởng tại các làng nghề là 8%/năm,tính theo giá trị đầu ra.Các làng nghề được phân chia thành các loại lớn như sau:

Ươm tơ, dệt nhuộm,

đồ da

Chế biến nông sản, thực phẩm

Tái chế phế liệu

Thủ công

mỹ nghệ

Vật liệu, xây dựng gốm sứ

Phân bố làng nghề ở vùng nông thôn Việt Nam

Làng nghề là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả Laođộng nghề đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời

Trang 3

gian nông nhàn Có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm các ngànhnghề và 13% số hộ chuyên về nghành nghề Lao động tại các làng nghề đã thuhùt được 10 triệu lao động thường xuyên Đó cũng là nguồn thu nhập đáng kể tạicác hộ gia đình, tại nhiều làng hoạt động nghế không còn là hoạt động phụ nữa

mà đã là thu nhập chính của các hộ gia đình Ví dụ như làng Đồng Kỵ ở Từ Sơn,Bắc Ninh chuyên sản xuất đồ gỗ có thu nhập rất cao, hầu như các hộ gia đình ởđây đã không sản xuất nông nghiệp nữa

2 Phát triển nghề truyền thống tác động đến môi trường sinh thái

Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng ấy là nỗi lo lắng và day dứt khôngkém là nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Nguy cơ này phát sinhchính từ đặc thù của các làng nghề như quy mô nhỏ manh mún, công nghệ thủcông lạc hậu không đồng bộ và cũng do sự thiếu hiểu biết của người dân trongviệc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xungquanh Hơn nữa các làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, vì vậy thiếu mặtbằng sản xuất, các xưởng sản xuất xen kẽ với khu dân cư Theo lẽ thường tìnhcác làng nghề phàt triển thì thu hút càng nhiều lao động Trước hết là con emcác làng nghề không phải ly hương tìm đường cứu sống, thứ nữa là làng nghềphát triển sẽ thu hút thêm lao động các vùng lân cận làm cho dân cư ở đây càngthêm đông đúc Tình trạng phổ biến tại các làng nghề là nơi sản xuất trùng vớinơi ở nên quy mô sản xuất càng mở rộng thì diện tích đất ở càng hẹp và sử dụngthiết bị, hoá chất càng nhiều làm cho môi trường sống càng thêm ô nhiễm nặng

nề Mỗi một làng nghề đều có đặc thù riêng nên mức độ ô nhiễm môi trường hayloại ô nhiễm riêng như ô nhiễm về nguồn nước; ô nhiễm không khí; ô nhiễmtiếng ồn… Nhưng bất kỳ loại ô nhiễm nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, môitrường sống của người dân

Trang 4

Phần hai: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

1 Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm

Trước hết chúng ta hãy đi xem xét đặc điểm và thực trạng ô nhiễm tại các

làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm Theo thống kê mới nhất, Việt Nam

có 197 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, chủ yếu tập trung ở miền Bắc là

142 làng, miền Trung 42 làng và 21 làng ở miền Nam Các hộ gia đình thường

có tâm lý và thói quen sản xuất trên quy mô nhỏ, khép kín, tự phát nên hạn chếđầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao,tiêu tốn nguồn nhiên liệu đồng thời thải ra môi trường lươngj lớn chất thải đặcbiệt là chất thải hữu cơ Đối với môi trường không khí, đặc trưng nhất là mùi hôithối của nguyên vật liệu tồn đọng lâu ngày và do sự phân huỷ của các hợp chấthưu cơ trong chất thải rắn và chất thải từ cống rãnh kênh mương Quá trình phângiải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra khí độc ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe củangười dân Đặc biệt phải kể đến các nghề sản xuất nước mắm, do phơi ướt ngoàitrời nên mùi hôi tanh khắp nơi Hay ô nhiễm tại “làng xương” ở xã Hoà Bình,Thường Tín, Hà Tây: mỗi ngày làng nhập về khoảng 30 tấn xương các loại sau

đó thải hàng tấn mẩu phế thải ra bờ mương hoặc ngoài đồng vì chưa có bãi tậpkết Hơn nữa các hộ gia đình còn đổ ra những nước thải vừa đỏ vừa đen mùi hôithối không thể chịu nổi Phần lớn các nước và rác đều được thải trực tiếp rangoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào Chất lượng nước ngầm tại đây đều códấu hiệu ô nhiêm với hàm lượng COD, TS, NH4+… ở nước giếng rất cao (được

mô tả ở bảng sau)

Trang 5

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn

cho phép

Tinh bột Bình Minh

Bún Phú Đô

Nước mắm Hải Thanh

Rượu Tân Đô

Đậu phụ Quang Bình

Chỉ tiêu tại một số làng nghề chế biến nông sản

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đa phần các nước thải đều bị ô nhiễmnặng thậm trí dân cư ở những vùng này phải mua nước ngột từ nơi khác để sửdụng Mặt khác các làng nghề này đều tận thu phế liệu để chăn nuôi Nước thải

từ nguồn này cũng gây ô nhiễm môi trường không khí và nước đáng kể Theokết quả điều tra y tế ta mới thấy rõ hết được ảnh hưởng của môi trường đến sứckhoẻ của người dân như: phụ khoa ở phụ nữ là 13-38%; viêm da là 4,5-23%;đường hô hấp là 6-18%; đau mắt là 9-15% Nguyên nhân chính là môi trườngsinh hoạt không bảo đảm vệ sinh, nguồn nước sạch khan hiếm

Xét một ví dụ cụ thể tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại DươngLiễu, Hoài Đức, Hà Tây chuyên chế biến các sản phẩm nông sản đã có uy tíntrên thị trường như miền dong, đỗ xanh bóc tách, bún khô, phở khô… Khi vềlàng, ấn tượng đầu tiên không phải là những ngôi nhà tầng khanh trang mớiđược xây dựng mà là rác và ruồi muỗi Rác có khắp ở các nơi với đủ các loạinhư rác khô, sợi, nước cốt… tràn ra mặt đất chảy xuống cống, ao hồ, mươngmáng với những mùi đặc trưng phả vào không khí Không khí, đất đều đang bị ônhiễm nghiêm trọng Trong làng có khoảng 2000 hộ sản xuất và trung bình mỗingày thải ra 433 tấn giác thải các loại chưa qua xử lý Nhiều nhất là nước thải vàrác thải từ việc làm miến, ngày đêm thải ra những thứ đen ngòm, đặc quánhchồng chất lên nhau cao hàng mét Trước kia làng có rầt nhiều ao hồ, mương

Trang 6

rãnh đan chéo nhau nhưng bây giờ đã bị rác thải “san bằng” trở thành bãi phơimiến, là nơi để ruồi, nhặng phát triển

2 Ô nhiễm môi trường tại các làng vật liệu xây dựng và gốm xứ:

Hiện nay nước ta hiện có 31 làng sản xuất vật liệu xây dựng và gốm xứphân bố đều trên cả nước và tập chung tại các vùng có khả năng cung cấpnguyên liệu cho hoạt động sản xuất Số lượng làng nghề tăng theo nhu cầu củathị trường Hoạt động sản xuất bao gồm khai thác đá, nung vôi đóng gạch ngói,gốm xứ Một số làng được biết tới nhiều như: gốm xứ Bát Tràng ở Gia Lâm, HàNội; Đáp Cầu, Bắc Ninh; Phước Lâm, Khánh Hoà; Dạ Trạch, Hưng Yên… Cáctác động chủ yếu đến môi trường là do bụi và khói lò nung Quy mô nung gạch,vôi chủ yếu theo phương pháp thủ công sử dụng nguyên liệu là than, khí thải ra

từ các lò nung là CO, SO, SO2…bởi vì thiết kế không đúng quy cách do vậy quátrình cháy không hết Đã có một số lò nung gốm xứ thay lò đốt than bằng lò đốtgas vừa khỏi ô nhiễm môi trường vừa nâng cao năng suất sản phẩm, rút ngắnthời gian nung đốt tính ra thì hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn khi sử dụng lò thannhưng chi phí ban đầu khá tốn kém Một số hộ gia đình đã chuyển sang lò gasnhưng Đối với các làng nghề khai thác đá, ô nhiễm chủ yếu là bụi từ khu vựckhai thác và tiếng ồn do nổ mìn của các hoạt động của máy khoan, đục, nghiền,xay… Việc khai thác 1m3 đá nguyên khai qua chế biến sẽ sinh ra 0,1-0,5kg bụigiầu silic,vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-5 lần và tiếng ồn thưong xuyên ở mứccao Lượng khí thải từ các lò gạch thủ công còn ảnh hưởng đến hoa mầu và mùamàng của nông dân tại các làng nghề và các vùng lân cận xung quanh nữa.Ngoài ra việc khai thác không đúng quy hoạch gây thoái hoá đất, phá huỷ thảmthực vật, tăng nguy cơ xói mòn và giảm độ phì nhiêu của đất, hậu quả cũng gâyảnh hưởng đến chất lượng mùa màng Người dân làng nghề sản xuất vật liệu xâydựng trực tiếp sống trong môi trường có nồng độ bụi, khí độc cao công việc

Trang 7

nặng nhọc nên tỷ lệ mắc các đường hô hấp, da và các bệnh về mắt và các rốiloạn thần kinh cao Làng nghề Đông Tâm, Thanh Hoá và làng nghề Kiện Khê,

Hà Nam có tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp do sản xuất trên 50% Ngoài ra, các vấn

đề về an toàn lao động cũng chưa được quan tâm thoả đáng ở các làng nghề nàydẫn tới nhiều tai nạn lao động như bỏng hơi, bỏng nhiệt, bị mảnh vỡ đá nổmìn…

3 Làng nghề tái chất thải: giấy, nhựa, kim loại…

Đây là nhóm làng nghề tận phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất, nhờ đógiảm chi phí đầu tư và giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường nên cáclàng nghề rất được khuyến khích phát triển Mặt khác, trong khi chưa có các cơ

sở lớn tái chế chất thải, thì các làng nghề tái chất thải đã trở thành một mạnglưới thu gom phế liệu và chất thải Các nghành tái chế được chia làm ba loạichính đó là: giấy, kim loại và nhựa Chủ yếu tập chung ở miền Bắc và nghànhtái chế kim loại là chủ yếu (có 81 làng tái chế kim loại trong tổng số 90 làngnghề tái chế) Số lượng làng tái chế không lớn nhưng tỷ lệ cơ giới hoá cao hơncác làng nghề khác rất nhiều, chiếm từ 50-70% Khi nói về các làng tái chế phếliệu thì không thể không nhắc tới làng tái chế giấy ở Dương Ổ, Bắc Ninh sảnxuất hàng năm là 12.000 tấn với rất nhiều chủng loại, thu hút hơn 5.000 laođộng Hay tái chế sắt nhôm ở Vân Chàng, Nam Định thu hút trên 3.000 lao độngvới sức sản xuất 90 tấn phế liệu/ngày, mức lương trung bình của một người laođộng là 600-700nghìn/tháng Hay làng nghề khắc đá tại Phước Kiều, QuảngNam - Đà Nẵng được biết tới bởi những tác phẩm nghệ thuật rất cao như cungđình Hếu, trùng tu di tích Ăng Ko…

Do đặc thù là các làng nghề mới và sản xuất theo quy mô hộ gia đình nêntính năng động và sáng tạo trong việc nắm bắt thi trường và sản phẩm rất rõ ở

Trang 8

các làng nghề này Cũng do đặc tính quá tư hữu này mà vấn đề môi trường ở đây

vô cùng nghiêm trọng Trên báo Thương mại số 35, 2003 có bài viết “Xám xịtlàng chì” như sau:

“Không đi làm thì ai cho 3-4 trăm nghìn một thán Hại thì ai mà chả biếtnhưng không có ăn thì vài ngày là chết chứ nhiễm chì thì nào có chết ngay” (dânlàng Đồng Mai, Văn Lâm, Hưng Yên)

Làng nghề tái chế Đông Mai có 200 hộ tham gia sản xuất, 25 lò nấu chì,tiêu thụ 16-18 tấn ắcquy hỏng/ngày, thu 8-10 tấn chì, thải ra 500kg bụi chì và từ7-8 vỏ bình ắcquy và axít H2SO4, thu nhập bình quân đầu người là 3 triệuđồng/năm

Ô nhiễm môi trường khí: Tầm nhìn hạn chế là 3-4km, hơi axít và khói chìbao phủ, lúa chết vì khói chì, bụi chì bám vào cây

Ô nhiễm môi trường nước: Ao và nước giếng có hàm lượng chì trung bình0,77mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần, đặc biệt ao đãi chì và đổ xỉ hàmlượng 3,278mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 65 lần Trong bèo chứa 430,3mg chì/

kg, rau muống 168,15mg chì/kg tại ao chứa nước thải pha ắcquy

Ô nhiễm môi trường đất: Đường trong xóm lát bằng vỏ ắcquy hỏng, đấtkhô cằn, năng suất cây trồng giảm mạnh

Sức khoẻ: 100% người lao động nhiễm bụi chì, hàm lượng chì trong nướctiểu là 0,25-0,56mg/l (đối với người bình thường khoảng 0,06mg/l), hàm lượngchì trong máu người lao động là 135mg/l, 48 trẻ em bị dị tật, 97 trẻ em bị viêmphổi, thiếu máu, xanh xao, tỷ lệ người mắc bệnh thần kinh, bại liệt não, lao phổicao hơn các nơi khác từ 2-3 lần

Trang 9

Bài báo trên đã là một minh chứng khá cụ thể và dễ hiểu về tình trạng ônhiễm tại các làng nghề tái chế phế liệu chì.

Nếu ai có cơ hội đến thăm các xưởng sản xuất, tái chế giấy phế liệu ởPhong Khê, Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 50km đi về phía Bắc thì mỗi khidùng giấy ăn ở các quán bình dân rất phổ biến thì chắc hẳn mọi người phải “cânnhắc” sử dụng Nước thải không được xử lý qua bất kỳ công đoạn nào và đượcthải trực tiếp ra ngoài do vậy hoá chất dư, bột giấy và lượng chất hữu cơ còn lạirất nhiều Hơn nữa, không khí ở đây chứa rất nhiều bụi giấy, hơi kiềm, Clo dodùng nước ra Javen để tẩy trắng và hơi H2S rất có hại cho sức khoẻ Tại một số

vị trí sản xuất, hàm lượng Clo vượt tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần, hơi H2S tại cácbãi rác, cống rãnh vượt tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần

Đối với các làng nghề tái chế nhựa, do đặc thù nguyên liệu thu gom từnhiều nguồn và đều là nhựa phế thải có dính nhiều tạp chất, nên trong quá trìnhcông nghệ sử dụng rất nhiều nứơc để rửa phế liệu Tính riêng làng nghề tái chếMinh Khai hàng năm thải ra khoảng 455.000m3 nước thải Thành phần của nàyrất phức tạp, vì chứa rất nhiều chất thải vô cơ và hữu cơ dính trên nhựa trongquá trình sử dụng, trong đó có một số chất độc hại như bình chứa thuốc sâu, hoáchất, vi sinh vật độc hại

Tóm lại ô nhiễm tại các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng(nguồn nước bị nhiễm chì, kim loại nặng; không khí chứa nhiều hoá chất độchại…)

Trang 10

Được mô tả bởi bảng số liệu sau đây:

Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước tại các làng nghề

Do việc thu gom và thải thải bỏ bừa bãi, nên ảnh hưởng đến môi trườngsinh thái và sức khoẻ của người dân hết sức nghiêm trọng Hầu hết các ao cátrong làng không thể nuôi cá, do đã tiếp nhận một lượng chất thải khá lớn từhoạt động sản xuất với nồng độ ô nhiễm cao, vượt quá khả năng tự làm sạch củamôi trường và do rác thải bừa bãi gây bồi lắng và cản trở của sông hồ và cản trởcủa nước sông hồ Ví dụ tại sông Vân Chàng, Nam Định, nơi đón nhận tất cả cácnguồn nước thải của “nền công nghiệp làng” có mầu đen kịt, mùi hôi rất khóchịu và độ lưu thông của dòng nước rất thấp Bụi bám thành lớp trên mái nhà,khi trời mưa sẽ cuốn theo lớp hoá chất này xuống bề mật đất sau đó ngấm vàomạch nước ngầm, còn nếu xối vào tay chân sẽ gây phồng rộp rất rất dát Lượngnước thải chưa được xử lý được đổ thẳng ra sông chứa một lượng lớn nhiều loạiaxít mạnh và đặc biệt có hàm lượng chất độc xianua vượt 65-117 lần so với tiêuchuẩn cho phép Thậm chí một đoạn sông Vân Chàng không có một sinh vật nào

có thể sống được Một số bệnh phổ biến ở đây là bệnh ngoài da, viêm ngứa, đaumắt hột (hơn 90% dân số bị mắc), và nhiều người bị chết vì ung thư Tỷ lệ chị

em phụ nữ đẻ non hoặc chết yểu đặc biệt là đẻ ra quái thai ngày càng có triệu

Trang 11

chứng ra tăng Tuổi thọ trung bình của người dân ở đây là 55 tuổi thấp nhiềuhơn so với tuổi thọ trung bình so với cả nước.

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chếtái cao hơn các làng nghề không sản xuất từ 15-25%, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em vàphụ nữ từ 30-45% Các bệnh mắc phải thường là về đường hô hấp, viêm phếquản, viêm phổi ở trẻ em, viêm phụ khoa ở phụ nữ, tuổi thọ trung bình tại đâythấp thường là 55-65 tuổi và các bệnh dịch như tiêu chảy, đau mắt đỏ, ngộ độcngày một tăng, đặc biệt tại các làng nghề tái chế kim loại

4 Làng nghề dệt nhuộm

Nước ta hiện nay có 173 làng nghề dệt nhuộm chiếm 10% trong tổng sốlàng nghề, chủ yếu tập chung ở Hà Tây và các vùng núi phía Bắc Tại các dântộc thiểu số niềm núi phía Bắc là nền kinh tế tự cung, tự cấp nên sản phẩm dệtnhuộm chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong gia đình, thì tình trạng ô nhiễm môitrường ở đây không đáng lo ngại lắm Vì quy mô sản xuất là hộ gia đình, nguyênliệu chủ yếu là thực vật không có hoá chất cộng thêm môi trường rất trong lànhnhưng nền kinh tế cực kỳ khó khăn Công nghệ tại các làng nghề dệt nhuộm kháphong phú Tại các vùng, miền khác nhau thường có công nghệ sản xuất và mặthàng truyền thống khác nhau, mang nét đặc trưng riêng Có thể kể tên một sốlàng nghề nổi tiếng như dệt lụa Vạn Phúc- Hà Đông, nhuộm sợi chỉ Tân Triều-

Hà Nội, dệt nhuộm khăn mặt Thái Phương-Thái Bình và Tương Giang - BắcNinh… Phần lớn máy móc thiết bị sử dụng tại các làng nghề là thiết bị thô sơ, tựtạo hoặc do các cơ sở sản xuất trong nước gia công lắp ráp Phương thức sảnxuất thường là gián đoạn, thiết bị thiếu đồng bộ dẫn đến việc giảm hiệu quả sửdụng nguyên vật liệu đồng thời vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên bức xúc hơn

Trang 12

Ô nhiễm nước thải là vấn đề lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm Dosản xuất có sử dụng nhiều nước, hoá chất, thuốc nhuộm nên thành phần các chất

ô nhiễm có trong nước thải làng nghề dệt nhuộm gồm các tạp chất tự nhiên tách

ra từ sợi vải như: chất bẩn, dầu sáp, hợp chất chứa nitơ trong quá trình nấu tẩy,nhuộm tơ và các chất sử dụng trong quá trình sử dụng vải như hồ tinh bột,NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3, các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt Khoảng 10-30% lượng thuốc nhuộm và hoá chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng nước thải

Ô nhiễm môi trường không khí ở các làng nghề dệt nhuộm chủ yếu là bụi

và hơi hoá chất Bụi bông sinh ra trong quá trình giàn sợi, xe sợi, dệt vải, Hơihoá chất phát sinh trong quá trình nấu, tẩy, nhuộm do sử dụng hoá chất ở nhiệt

độ cao và các thiết bị sản xuất đều là các thiết bị hở làm cho hơi hoá chất nhưxút, axít bay ra ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân sản xuất và những ngườixung quanh Khí thải lò đốt chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như CO2,SO2, NO, NO2, NO3, N2O5… và bụi Tại các làng nghề này hầu như chưa có hệthống hút bụi thông gió để giảm lượng bụi bông trong khu vực sản xuất, ngườilao động chủ yếu dùng khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ của mình Tình trạng dohơi hoá chất cũng chưa có biện pháp khác phục Các cơ sở sản xuất đều không

có ống khói và đều không có hệ thống xử lý khí thải lò đốt

Điều kiệm làm việc tại các làng nghề này đều có độ ồn cao, thiếu ánh sáng,chế độ gió và môi trường không trong lành, thời gian làm việc kéo dài Kết quảđiều tra y tế tại các làng nghề cho thấy các bệnh về ngoài da, viêm mũi, viêmhọng, suy nhược thần kinh là các bệnh rất phổ biến Nguyêu nhân tác động đếnsức khoẻ do sản xuất chiếm tới 20% ở làng nghề tơ tằm Bảo Lộc, Lâm Đồng,chiếm 55% ở làng nghề dệt nhuộm Thái Phương, Thái Bình, chiếm 45% ở VạnPhúc, Hà Đông, Hà Tây Các bệnh này ngưòi dân thường coi nhẹ và do điềukiện sống quá thấp nên họ thường quan tâm đến miếng cơm, manh áo nhiều hơn

Ngày đăng: 22/04/2013, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w