1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế

14 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Những ảnh hưởng tích cực của FDI Là nguồn hỗ trợ cho phát triển FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối

Trang 1

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nềnkinh tế(của nước

Trang 2

Những ảnh hưởng tích cực của FDI

Là nguồn hỗ trợ cho phát triển

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển

Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn”

đó là: Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả thu lại là thu nhập thấp Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo ta kinh tế hiện đại Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác Một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này

Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển là vốn đầu

tư và kỹ thuật Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động vv Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội

Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới Do đó vốn nước

Trang 3

ngoài sẽ là một “cú hích” để góp ghần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đó Đặc biệt là FDI nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả Hơn nữa lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn

Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” của Cherery và Stront có hai cản trở chính cho sự ta của một quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”.Và thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”

Hầu hết các nước kém phát triển, hai lỗ hổng trên rất lớn Vì vậy FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranhvà mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch

vụ cho FDI

Chuyển giao công nghệ

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu

Trang 4

tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nhuyên vật liệu (hay còn gọi là cộng cứng) trí thức khoa hoạch bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường (hay còn gọi là phần mềm.) Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, ta nhanh của các nước nhận đầu tư FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài

Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ của mình Chẳng hạn như đầu những năm 60 Hàn Quốc còn kém

về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật, và các nước khác

mà năm 1993 họ đã trở thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới

Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công ghệ cho nước

Trang 5

nào tiếp nhận đầu tư Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp thu được các công nghệ thuận lợi nhất Nhưng không phải các nước đang phát triển được “đi xe miễn phí” mà họ phải trả một khoản “học phí” không nhỏ trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ này

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh ta kinh tế Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển khoát ra khỏi các vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở của với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng cao

Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư, nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động cũng tăng lên theo Vì vậy có thể thông qua tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ta kinh

tế

Trang 6

Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy ta kinh tế ở các nước đang phát triển Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền kinh tế

Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hứng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại Thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao dộng quốc tế Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với trình

độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Bởi vì: Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận đầu

tư Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ

kỹ thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế Ba là, một số

Trang 7

ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ

Một số tác động khác

Ngoài những tác động trên đây, đầư tư trực tiếp nước ngoài còn có một số tác động sau:

Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước tiếp nhận đầu tư Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phá triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang phát triển.Ví dụ như Singapore lên72,1%, Brazin là 37,2%, Mehico là 32,1%, Đài loan là 22,7%, Nam Hàn 24,7%, Agentina 24,9% Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị trường

cả trong nước và ngoài nước Đa số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều

có phương án bao tiêu sản phẩm Đây gọi là hiên tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay

Trang 8

Về mặt xã hội, đầu tư trục tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao độngở nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư nước ngoài Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được Thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đước coi là chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề trên đây Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra được các điều kiện về vốn và

kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng về lao động Ở một số nước đang phát triển số người làm việc trong các xí nghiệp chi nhánh nước ngoài so với tổng người có việc làm đạt tỷ lệ tương đối cao như Singapore 54,6%, Brazin 23%, Mehico 21% Mức trung bình ở nhiều nước khác là 10%

Ở Việt Nam có khoảng trên100 nghìn người đang làm trong các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài Đây là con số khá khiêm tốn

Tuy nhiên sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong nước nhận đầu tư thụ thuộc rất nhiều vào chính sach và khả năng lỹ thuật của nước đó

Những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chuyển giao công nghệ

Trang 9

Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phần trên,chểng ta đã đề cập đến một nguy cơ là nước tiếp nhận đầu

tư sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ Điều này cũng có thể giải thich là: Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu Vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chát lượng của sản phẩm của chính nước họ.Hai là, vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sự dụng lao động.Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là giá thánhản phẩm cao

Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ có hàm lượng cao

để hạ giá thành sản phẩm Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:

Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó Do

đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận

Gây tổn hại môi trường sinh thái Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảovệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước

Trang 10

công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo

vệ môi trường không hữu hiệu

Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất caovà do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới

Thực tiễn cho thấy, tình hình chuyển giao công nghệ của các nước công

nghiệp sang các nước đang phát triển đang còn là vấn đề gay cấn.Ví dụ theo báo cáo của ngân hàng phát triển Mỹ thì 70% thiệt bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu.Cũng tương tự, các trường hợp chuyển giao công nghệ ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra nên đã bị nhiều thiệt thòi

Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần phụ thuộc vào chính sách công nghệ của các nước nhận đầu tư Chẳng hạn như Mehico có 1800 nhà máy lắp ráp sản xuất của các công ty xuyên gia của Mỹ Mội số nhà máy này được chuyển sang Mehico để tránh những quy định chặt chẽ về môi thường ở Mỹ và lợi dụng những khe hở của luật môi trường ở Mehico

Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư

Trang 11

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quóc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa

từ nước này sang nước khác Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tuu trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo Sự phồn vinh có được bằng cái của người khác

Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chòng phát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia

Trang 12

Chi phí cho thu hểt FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp

Một là: Chi phí của việc thu hút FDI

Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu

tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan

Và như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được Thế mà, các nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào Các nhà đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn

Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ sảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình

độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được

Trang 13

Hai là: Sản xuất hàng hóa không thích hợp

Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường Ví dụ như khuyến khích dùng thuốclá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv

Những mặt trái khác

Trong một số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu

“diễn biến hòa bình” Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt Trường hợp chính phủ Xanvado Agiende

ở Chile bị giật dây lật đổ năm 1973 là một ví dụ về sự can thiệp của các công

ty xuyên quốc gia ITT(công ty viễn thông và điện tín quóc tế) và chính phủ

Mỹ cam thiệp công việc nội bộ của Chile

Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất Vì vậy khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng,giữa nông thôn và thành thị Sự mất cân đối này có

Ngày đăng: 06/12/2015, 03:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w