CHUONG I
CAC VAN DE CHUNG
1.1 KHAI NIEM MO BAU
1.1.1 Khái niệm chung về môn học
Công tác xây dựng đường ôtô, nhất là những đường ôtô cấp cao, là sự tổng hợp của nhiều loại công tác khác nhau (công tác chuẩn bị, công tác vận chuyển cung cấp vật liệu, công tác thi công các hạng mục công trình ), nó diễn ra tương đối phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, khối lượng công tác thương rất lớn, phải sử dụng nhiều máy móc, thiết bị khác nhau trong điểu kiện thi công không ngừng thay đổi Vì vây, công tác xây dựng
đường ô tô chỉ có thể tiến hành được tốt nếu làm tốt công tác tổ chức thi công
Tổ chức thi công là công tác nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp sử dụng hợp lý nhân, vật, tài lực để xây dựng công trình trong thời hạn quy định, theo đúng hồ sơ thiết kế với chất lượng tốt, giá thành hạ
Công tác tổ chức thi công thường tiến hành theo hai giai đoạn:giai đoạn đầu - thiết kế tổ chức thi công và giai đoạn thứ hai — chỉ đạo tác nghiệp thi
công
Thiết kế tổ chức thi công là tính toán, lập các hồ sơ cần thiết để tổ chức
toàn bộ quá trình thi công và từng loại công tác thi công riêng rẽ Đơn vị thiết
kế lập thiết kế tổ chức thi công tổng thể để giải quyết các vấn đề thuộc về nguyên tắc Đơn vị thi công lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết nhằm bổ sung chính xác và chi tiết hóa các vấn đề đã nêu ra trong thiết kế tổng thể
Giai đoạn chỉ đạo tác nghiệp thí công bắt đầu từ công tác chuẩn bị và kết thúc sau khi bàn giao đường cho sử dụng, bao gồm việc lập kế hoạch tác nghiệp hàng ngày, kiểm tra số lượng, chất lượng và thống kê các công tác đã làm, giải quyết nhiệm vụ công tác vật tư, khai thác xe máy hàng neày, áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý nhân, vật lực Đồng thời, việc chỉ đạo tác nghiệp là phải khắc phục những trở ngại trong quá trình thực hiện những giải pháp của thiết kế tổ chức thi công (do thời tiết xấu, do cung cấp vật tư không đảm bảo ) và điều chỉnh các giải pháp thiết kế cho phù hợp với tình hình thực tế Khi giải quyết các vấn đề này phải nhằm đạt được mục tiêu chính là thực hiện
tốt hô sơ thiết kế tổ chức thi cong
1.1.2 Mục đích nghiên cứu của môn học
- Nghiên cứu các vấn đề cụ thể về công tác tổ chức các quá trình: sản
suất, cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, xây lắp các hạng mục công trình
trong các điều kiện rất khác nhau về địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố: tiến độ thị công, năng suất lao động, chất lượng và giá thành xây dựng công trình
- Nghiên cứu áp dụng kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ tiên
tiến, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các hoạt động của công trường nhằm đảm bảo thực hiện được phương châm: “Nhanh — Nhiều — Tot — Re”
Trang 4
Chuong 1: CAC VAN DE CHUNG TH.S CHU TIEN DUNG
1.1.3 Các vấn đề có liên quan đến môn học
Để học tốt môn học TCTC, cân phải hiểu biết thấu đáo về các lĩnh vực
sau:
- Kỹ thuật thi công các hạng mục công trình (nền, mặt đường, cơng trình thốt nước )
- Các quy trình, quy phạm thi công
- Các định mức sử dụng máy móc, nhân lực, vật liệu trong xây dựng - Dự toán trong xây dựng
- Các chủ trương chính sách của nhà nước và các địa phương
1.2 PHAN LOAI CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ
Theo ý nghĩa, phương tiện sản xuất sử dụng và tính chất tổ chức, các công tác xây dựng cơ bản đường ôtô được chia thành ba nhóm:
- Các công tác chuẩn bị; - Các công tác vận chuyển - Các công tác xây lắp
1.2.1 Các công tác chuẩn bị
Bao gồm công tác chuẩn bị các vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi, sạn), các bán thành phẩm (hỗn hợp bêtông ximăng và bêtông nhựa) và các cấu kiện đúc sẵn (ống cống, đầm cầu, tấm bêtông mặt đường lắp ghép )
Công tác chuẩn bị thường do các xí nghiệp sản xuất phụ đảm nhận (các mỏ khai thác đá, trạm trộn bê tông nhựa, bé tong xi mang, xi nghiép chế tạo cấu kiện bê tông xi măng )
1.2.2 Công tác vận chuyển
Là công tác điều các vật liệu xây dựng, bán thành phẩm và cấu kiện đúc sẵn từ nơi chuẩn bị, gia công và chế tạo đến nơi sử dụng
Thường gồm có mấy khâu vận chuyển sau:
- Vận chuyển vật liệu từ các mỏ vật liệu xây dựng đến tuyến
- Vận chuyển vật liệu từ các mỏ đến các xí nghiệp phụ
- Vận chuyển các bán thành phẩm và câu kiện đúc sẵn từ xí nghiệp phụ
đến tuyến
Việc vận chuyển đất khi xây dựng nền đường thuộc về công tác làm đất
và xem như một bộ phận của công tác xây lắp
1.3.3 Các công tác xây lắp
Là những công tác trực tiếp hoàn thành từng hạng mục xây lắp công trình như cầu, cốne, kè, nền mặt đường Công tác xây lắp được chia thành hai loại:
Công tác rải theo tuyến: có khối lượng phân bổ tương đối đêu trên một
đơn vị chiêu dài tuyến, có kỹ thuật thỉ công lặp đi lặp lại một cách chu kỳ Ví dụ công tác xây dựng mặt đường, cống và cầu nhỏ, công tác đặt các biển báo, chôn cọc tiêu
Trang 5
Công tác tập trung: là công tác có khối lượng đặc biệt lớn, có kỹ thuật thi công phức tạp, hầu như không lập lại trên các đoạn lân cận Ví dụ công tác xây dựng các đoạn đắp cao, đào sâu, các đoạn đường qua núi đá, công tác xây dựng các cầu trung và cầu lớn, xây dựng nhà cửa phục vụ cho công tác vận tải ôtô, các xí nghiệp sản xuất bêtông xi măng và bêtông nhựa cỡ lớn
1.3 CAC DAC DIEM CUA CONG TAC XAY DUNG DUONG OTO
Công tác xây dung đường ôtô có những đặc điểm sau: - Diện thi công hẹp và kéo dài theo một hướng
- Nơi làm việc của các đơn vị thi công thường xuyên thay đổi
- Khối lượng của một số các công tác phân bố không đều trên tuyến
- Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết
1.3.1 Diện thi công hẹp và kéo dài
Diện thi công (phạm vì thí công): là chiều rộng dai dat ma don vi thi công được phép đào, đổ đất, bố trí các phương tiện thi công, tập kết vật liệu
Diện thi công thường chỉ rộng vài mét đến vài chục mét song lai kéo dai hàng chục (đôi khi đến hàng trăm) km làm cho việc tổ chức thi công trở nên phức tạp, gây khó khăn cho việc kiểm tra lãnh đạo, bố trí công nhân, cho việc tổ chức sửa chữa máy thi công, cho việc điều độ máy móc và công nhân trong quá trình thi công
1.3.2 Nơi làm việc của đơn vị thi công thường xuyên thay đổi
Do các tuyến đường phải thi công nằm cố định nên đơn vị thi công phải
thường xuyên di chuyển trên tuyến để hoàn thành được các khối lượng công tác của mình Điều này gây khó khăn cho việc chuẩn bị diện thi công, việc tổ
chức bố trí ăn ở của công nhân và cán bộ thi công, bố trí các kho tàng, bãi vật liệu
Để khắc phục thì có thể có các phương án bố trí sau:
a) Cứ một thời gian nhất định, công trường lại di chuyển địa điểm để tiết
kiệm thời gian đi lại và giảm bớt chi phí vận chuyển công nhân, nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới điều kiện sinh hoạt của công nhân
b) Công nhân ở trên các nhà lưu động di chuyển theo diện công tác Phương án này hợp lý nhất vì nó tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân đến nơi làm việc kịp thời
c) Cán bộ công nhân ở một nơi cố định và có ôtô chở đến nơi làm việc
1.3.3 Khối lượng công tác phân bố không đồng đều trên tuyến
Khối lượng thi công phân bố không đồng đều trên tuyến sẽ làm cho thời gian thi công ở các đoạn khác nhau không bằng nhau, kỹ thuật thi công đôi khi cũng khác nhau Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức thi công dây
chuyền
1.3.4 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết
Do đa số các hạng mục công tác đều phải tiến hành ngoài trời vì vậy các yếu tố khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thi công Các
Trang 6
Chuong 1: CAC VAN DE CHUNG TH.S CHU TIEN DUNG
yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến quá trình thi công chủ yếu do mưa, bão, sự thay đổi của nhiệt độ không khí và số giờ được chiếu sang ban ngày theo các mùa
Điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể phá vỡ tiến độ thi công đã dự kiến, làm siảm chất lượng công trình, làm tăng chi phí xây dựng do máy móc và nhân lực phải làm việc gián đoạn hoặc do các hạng mục công tác đang triển khai bị hỏng Vì vậy, khi tổ chức thi công phải xét đến các nhân tố khí hậu, phải biết thời gian của các mùa khô, mùa mưa trong năm, số ngày mưa và
lượng mưa trong các tháng để bố trí thi công được sát Hoặc cũng có thể cố
sắng đưa các hạng mục công tác vào làm trong các xí nghiệp phụ (gia công vật liệu, chế tạo các cấu kiện đúc sẵn ), việc làm này có những ưu điểm sau :
- Vị trí làm việc tương đối ổn định;
- Công nehệ cố định và thành phần công tác tương đối siản đơn
- Nhiều trường hợp có thể lợi dụng các nguồn điện, nước, hơi nước đã có sẵn
- Điều kiện tổ chức, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và bố trí công nhân tốt hơn
- Ít chịu ảnh hưởng của thời tiết
1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI TCTC ĐƯỜNG ÔTÔ
Do các đặc điểm nêu trên, để đạt được hiệu quả cao, khi tổ chức thi
công đường ô tô phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau : - Đảm bảo tính chuyên môn hố cao
Nên phân cơng tác xây lắp thành nhiều công việc khác nhau theo: tính chất công việc, phương pháp thi công, phương tiện sử dụng và phương pháp thị công cụ thể Các công việc này được thực hiện bởi các đội thi công chuyên nghiệp, tạo điều kiện tốt để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, rút ngắn được thời gian thi công
- Dam bao tinh cân đối
Tổ chức các đơn vị chuyên nghiệp phải đảm bảo tính cân đối giữa máy móc - thiết bị — nhân lực, giữa máy chính — máy phụ, phải bảo đảm tính cân đối siữa khối lượng thực hiện và năng lực công tác của các đội chuyên nghiệp
và giữa các đội chuyên nghiệp với nhau phải bảo đảm tính cân đối để có thể
phối hợp nhịp nhàng
- Phải hoàn thành sớm các hạng mục công tác tập trung
Phải xác định rõ các hạng mục công tác có tính chất tập trung trên tuyến và tập trung máy móc nhân lực để hoàn thành sớm các công tác này
- Hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu thời tiết xấu, bất lợi bằng cách chọn mùa thi công có lợi, cơ giới hoá đồng bộ các khâu thi công, sử dụng nhiều các cấu kiện bán thành phẩm và cấu kiện đúc sẵn
Trang 7CHUONG 2
CONG TAC CHUAN BI THI CONG
2.1 KHAI NIEM CHUNG
Công tác xây dựng đường ôtô chỉ có thể bắt đầu sau khi đã hoàn thành
toàn bộ các biện pháp chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật Mục đích của việc chuẩn bị này nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện các công tác xây dựng
chủ yếu bằng phương pháp công nghiệp, áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến, bảo đảm hồn thành cơng trình trong một thời gian ngắn và có chất lượng cao
Lam thé nao để có thể triển khai công tác một cách nhịp nhàng trong thời kỳ bắt đầu thi công là một vấn đề đặc biệt quan trọng Muốn giải quyết tốt vấn đề
này, cần phải giải quyết tốt các công tác chuẩn bị Việc thực hiện các biện pháp chuẩn bị một cách hợp lý và toàn diện còn có một ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn và siá thành xây dựng, đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác của việc
tổ chức thi công
Công tác chuẩn bị và tổ chức và kỹ thuật khi thi công thường được tiến
hành thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: có nhiệm vụ chuẩn bị các hồ sơ về kỹ thuật, tài vụ, hợp đồng và các tài liệu khác, đồng thời tiến hành các biện pháp tổ chức cần thiết để bắt đầu công tác xây lắp (là công tác chủ yếu để xây dựng công trình) và
làm công tác chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai Trong giai đoạn đầu, trước khi bắt
đầu công tác xây lắp cần phải:
- Lập thiết kế sơ bộ, thiết kế tổ chức thi công và khái toán tổng hợp cho
toàn bộ các hạng mục cùng với bản vẽ thi cơng và dự tốn cho các công tác của năm thi công đầu tiên
- Giải quyết các vấn để cung cấp vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện đúc san cho cong trường, nhận các vốn cần thiết, chỉnh lý và làm thủ tục hợp đồng cung cấp sản phẩm với các xí nghiệp vật liệu xây dựng, xác định các loại và công suất của các xí nghiệp vật liệu xây dựng, xác định các loại và công suất của các xí nghiệp sản xuất lập ra để phục vụ cho công trường:
- Quyết định đơn vị sẽ nhận nhiệm vụ thi công (B chính) và các đơn vi nhận thầu lớn thứ hai (B phụ) làm các thủ tục tài vụ của công trường và ký hợp
đồng giao thầu
- Lầm các thủ tục mua đất hay trưng dụng đất để xây dựng công trình, khai thác các mỏ đá, bố trí các nhà máy, cơ sở sản xuất và các xí nghiệp khác
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu này còn phải tiến hành di chuyển nhà cửa, làng mạc, mồ mả cần phải dời đi trong quá trình thi công
Các biện pháp chuẩn bị về mặt tổ chức và kỹ thuật làm trong giai đoạn
đầu này do bên A đảm nhiệm sau khi đã thống nhất với đơn vị thiết kế và bên
B
Thời gian chuẩn bị trong giai đoạn đầu không tính vào thời gian thi công, vì vậy không bao gồm trong thời gian xây dựng công trình
Trang 8
Chương 2: CÔNG TÁC CHUAN BI TH! CONG TH.S CHU TIEN DUNG
Giai đoạn thứ hai: chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật cho công trường, gọi là thời kỳ chuẩn bị thi công
Thời gian chuẩn bị công tác của thời kỳ chuẩn bị nằm trong thời gian
quy định để thi công từng hạng mục
Trong thời kỳ này sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị cho xây lắp và thực hiện các biện pháp tổ chúc cung cấp vật tư cần thiết cho đơn vị thi cơng
Việc hồn thành các công tác của thời kỳ chuẩn bị là nhiệm vụ của đơn
vị thi công Để chuẩn bị khai triển các công tác xây dựng cơ bản được thông
suốt nhịp nhàng, trong giai đoạn chuẩn bị thi công cần phải:
- Dọn sạch khu đất để xây dựng công trình chính, các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, chặt cây, đào gốc, dời các công trình kiến trúc cũ không thích hợp cho sử dụng công trình mới, di chuyển các đường dây điện thoại và điện lực,
di chuyển mồ mả
- Tổ chức cơ sở sản xuất của công trường (xây dựng nhà cửa xí nghiệp sản xuất, lắp dựng thiết bị, bóc đất trên các mỏ vật liệu xây dựng, xây dựng các kho bãi .)
- Xây dựng nhà ở, nhà làm việc tạm thời
- Đặt đường dây điện thoại giữa công trường với các đơn vị thi công - Cung cấp năng lượng, điện, nước, hơi cho công trường;
- Chuẩn bị máy móc, phương tiện vận chuyển và các phương tiện sửa
chữa các loại máy móc xe cộ đó;
- Chuẩn bị cán bộ thi công và sửa chữa cơ khí
- Lập thiết kế thi công và kế hoạch toàn diện hàng năm của công ty Khi thi công trong thời hạn vài năm thì nên đặt kế hoạch chuẩn bị cho một số công tác nào đó rải ra theo từng thời gian Ví dụ, nếu dự định thi công mặt đường trong năm xây dựng thứ hai thì công tác chuẩn bị cơ sở sản xuất vật liệu và bán thành phẩm làm mặt đường nên tiến hành vào cuối năm đầu, chứ không phải vào những ngày thi công đầu Nếu xây dựng sớm quá sẽ không tránh khỏi thiết bị của các cơ sở sản xuất phải chờ việc lâu dài trong khi có thể phục vụ cho các công trình khác
Nên cố gắng phân tán các công tác chuẩn bị theo thời gian để giảm bớt khối lượng chi phí đồng thời và có thể hồn thành cơng tác chuẩn bị cho công
trường bằng một lực lượng và phương tiện nhỏ Tuy nhiên cũng cần phải bảo
đảm hoàn thành kịp thời các công tác chuẩn bị, bởi vì nếu để công tác chuẩn
bị chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến thời gian khởi công xây dựng công trình Trong mọi trường hợp đều cần phải xác định trước thời hạn hồn thành các cơng tác công tác chuẩn bị trong thiết kế tổ chức thi công và sau đó chỉnh lý lại trong thiết kế thi công chi tiết
Trang 9
2.2 NHA CUA TAM THOI
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thời kỳ chuẩn bị thi công là chuẩn bị nhà cửa tạm thời, gồm các loại:
- Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các don vi thi công - Các nhà ăn, nhà tắm, câu lạc bộ
- Các nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các đội thi công - Nhà kho các loại
- Nhà sản xuất để bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa
Trong thiết kế tổ chức thi công và thiết kế thi công cần xác định số lượng nhà cửa tạm thời cần xây dựng Bởi vì nhà cửa mà đơn vị thi công sử dụng chỉ có tác dụng bảo đảm quá trình thi công, không làm tăng gia tri gid tri sử dụng của công trình xây dựng nên cần nghiên cứu tận lượng giảm bớt chi phí chuẩn bị nhà cửa này Tuy nhiên không nên bớt xén tiêu chuẩn, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sản xuất và sinh hoạt của cán bộ, công nhân trên công trường
Nhu cầu về nhà cửa tạm thời phụ thuộc vào khối lượng công trình, vào
thời hạn thi công và vào điều kiện địa phương nên cần phải tính toán cụ thể để
xác định
Cơ sở để tính toán số lượng nhà cửa tạm thời phục vụ cho đời sống và văn hoá là số cán bộ công nhân viên phục vụ và dân số công trường
Có thể chia cán bộ công nhân viên trên công trường thành mấy nhóm
sau:
Nhóm A - công nhân xây lắp
Nhóm B - công nhân làm ở các xí nghiệp sản xuất phụ Nhóm C - cán bộ, nhân viên kỹ thuật
Nhóm D - nhân viên hành chính
Nhóm E - công nhân viên phục vụ công cộng (nhà ăn, y tế, mậu
dich )
Tính toán sần đúng dân số công trường như sau:
Nhóm A (công nhân xây lắp ) xác định theo công thức: Trong đó: Q - khối lượng công tác xây lắp hàng năm, lấy năm có khối lượng lớn nhất trong tiến độ, tính bằng tiền b — nang suất lao động bình quân trong năm của một công nhân, tính bằng tiền, có xét đến khu vực khí hậu
Trường hợp công trường được cung cấp bán thành phẩm và các cấu kiện đúc sẵn từ các xí nghiệp hoặc các công trường khác tới thì phải giảm số công nhân nhóm A xuống một phần
Năng suất lao động bình quân năm của một số công trình chủ yếu
thường được các Bộ tổng kết và quy định hàng năm Khi thiết kế tổ chức thi
Trang 10
Chương 2: CÔNG TÁC CHUAN BI TH! CONG TH.S CHU TIEN DUNG công có thể lấy năng suất lao động bình quân của năm trước cộng với tỷ lệ phần trăm tăng năng suất có thể trong năm tới
Trong trường hợp công tác xây lắp phân bố không đồng đều theo các quý trone năm thì trị số A tính theo công thúc: Aa nb Trong do: / Q, - kh6i lượng công tác xây lắp trong quý khẩn trương nhất tính bằng tiền n - hệ số tăng năng suất của một công nhân trong quý khẩn trương nhất, n = 1,10-— 1,15 Nhóm B (công nhân làm ở xí nghiệp sản xuất phụ) tính theo tỉ lệ phần trăm của nhóm A;
Với: m tỉ lệ phần trăm thay đổi tuỳ theo mức độ cơng nghiệp hố của cơng trường: m = 20 - 30 với công trường có mức độ công nghiệp hóa thi công trung bình m = 50 - 60 với công trường có mức độ công nghiệp hóa thi công cao
Nhóm C (cán bộ công nhân viên kỹ thuật) chiếm: C=4 +8% (A+B)
Tuỳ theo công trình do địa phương hay trung ương quan ly Nhóm }D (nhân viên hành chính quan tri):
D=5 +6% ( A+B) Nhóm E (công nhân viên phục vụ công cộng):
A+B+C+D
EEP 100
Với: =p=5 + 10 đối với công trường loại nhỏ p= 10 + 15 đối với công trường loại vừa p= l5 + 20 đối với công trường loại lớn
Nếu lấy tỉ lệ số người ốm trung bình là 2%, số người nghỉ phép năm là 4 thì tổng số các bộ công nhân viên công trường:
G=1,06(A+B+C+D +E)
Và dan s6 cong trudng N = (1,5 + 2)G
Với (1,5 + 2,0) là hệ số gia đình của cán bộ công nhân viên
Sau khi biết được dân số công trường thì phải dựa vào tiêu chuẩn diện tích ở và diện tích sinh hoạt văn hóa do nhà nước quy định để tính ra nhu cầu
về nhà cửa tạm thời, đồng thời cũng tính được nhu cầu về lương thực, thực
phẩm đồ dùng sinh hoạt cần phải cung cấp
Có thể tham khảo những tiêu chuẩn diện tích, khối tích của những loại
nhà tạm thời phục vụ cho đời sống sinh hoạt văn hóa theo các số liệu trong bảng 2.1
Trang 11
Bang 2.1 TIEU CHUAN DIEN TICH, KHOI TICH CHO CAC LOẠI NHÀ Ở TẠM THỜI
Loai nha Chi tiéu dé tinh Don vi Tiéu chudn
Nha 6 tap thé Tinh cho một đầu người mm 4 Nha ở của các bộ nt mn 6 Nhà làm việc của cán bộ nt mm 4 Nha khach Số khách tính cho 1000dân Người 5 Tính cho một người khách mm 50 Nha tam Số công nhân tắm % 30 Tính cho một người tắm mm 2,5 Nha vé sinh Khả năng của một hố xí Ngày- giờ 30-35 tính cho một hố xí mn 2,5
Nha an Số công nhân ăn % 30
Tinh cho một người ăn mm 1
Nha tré S6 tré tinh cho 1000 dan Người 80-100 Tính cho một trẻ m 20-25 Hội trường Số chỗ cho 1000 người dân Chỗ 40-45 Tính cho một chỗ m 15-18 Bệnh xá Số chỗ nằm cho 1000 dân Chỗ 8-10 Tính cho một chỗ nằm m 1000
Tram y té Tính cho môt công nhân mm 0,04
Cửa hàng bách hoá tính cho 1000 dân m° 300
Diện tích khu lán trại công nhân lấy rộng bằng 6 lần diện tích ở Có thể xây dựng nhà cửa tạm thời theo mấy phương hướng sau:
- Làm lán trại bằng vật liệu địa phương rẻ tiền (chủ yếu tre, nứa, lá)
- Làm các nhà lắp ghép có thể tháo ra và sử dụng lại - Dùng các nhà lưu động kiểu nhà xe rơ moóc
- Thuê mượn của các cơ quan và nhân dân địa phương
Xây dựng trước các công trình nhà cửa chính trước khi khai triển các công tác xây dựng cơ bản khác và sử dụng tạm các nhà này làm nhà ở trước khi bàn giao cho sử dụng
Trong xây dựng đường hiện nay, chi phí về lán trại chiếm đên 3,3% giá trị dự toán công trình mà điều kiện ăn ở sinh hoạt của công nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do các xật liệu xây dựng như tranh, tre, nứa ngày càng hiếm và ít thích hợp khi phải dỡ đi làm lại chỗ khác Vì vậy với các đơn vị thí công lưu động (như các đội công trình cầu đường, các đội thi công cơ giới) nên nghiên cứu phương án làm các loại nhà tháo lắp cũng như các nhà lưu động lắp trên bánh xe do ôtô hoặc máy kéo theo
Trang 12
Chương 2: CÔNG TÁC CHUAN BI TH! CONG TH.S CHU TIEN DUNG
2.3.CƠ SỞ SẢN XUẤT CUA CONG TRINH
Cơ sở sản xuất của công trường gồm toàn bộ các xí nghiệp sản xuất, các xí nghiệp phụ trợ và phục vụ nhằm bảo đảm hồn thành cơng tác xây lắp cho những công trình chủ yếu
Trình độ cơ giới hóa của công trường càng cao thì khối lượng công tác
trone các xí nghiệp, cơ sơ sản xuất của công trường càng lớn
Tuỳ theo ý nghĩa và thời hạn sử dụng mà người ta chia ra:
Cơ sở sản xuất kiểu tạm thời: thường được tổ chức đẻ phục vụ thi công một tuyến đường có thời hạn sử dụng từ 1 - 3 năm Các xí nghiệp của cơ sở
sản xuất này là những đơn vị trực thuộc cơ quan tổng bao thầu Sau khi hồn thành cơng trình, các xí nghiệp này sẽ thôi hoạt động, các thiết bị được tháo dỡ
chuyển đến một công trường khác Vì vậy người thường chọn loại thiết bị di
động để lắp dựng và tháo rời
Cơ sở sản xuất kiểu cố định: Sử dụng trong một thời gian dài và thường
được xây dựng khi có kế hoạch thi công làm mới và cả tạo đường xá dài hạn
của một khu vực và vùng kinh tế nào đó
Các xí nghiệp của cơ sở sản xuất cố định này bố trí như thế nào để khai thác thuận lợi, chi phí vận chuyển vật liệu đến và chở sản phẩm đi đến nơi sử
dụng là rẻ nhất Điều kiện khai thác của các xí nghiệp này thường tốt nhất và
giá thành đơn vị sản phẩm thường thấp nhất
Khi chuẩn bị thi công cần phải nghiên cứu tận dụng các xí nghiệp công
nghiệp xây dựng đã sắn có của các ngành xây dựng khác.Ở các thành phố lớn
khối lượng công tác xây dựng nhiều nên lập các xí nghiệp sản xuất và phụ trợ chung cho các ngành, phục vụ cho tồn bộ các cơng trình xây dựng của khu vực đó và cho một vùng xung quanh của các nganh
Hình thức tổ chức cơ sở sản xuất như vậy là kinh tế nhất, bảo đảm chỉ
tiêu sử dụng thiết bị cao và giá thành đơn vị sản phẩm sản xuất ra thường hạ
Trong thiết kế tổ chức thi công cần tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật
các phương án để chọn hình thức tổ chức cơ sở sản xuất Việc thiết kế xí
nghiệp sản xuất cũng bao gồm trong thiết kế tổ chức thi công
Thời kỳ chuẩn bị của xí nghiệp sản xuất được xác định theo thời hạn mà
xí nghiệp đó phải cung cấp sản phẩm cho các công tác xây dựng cơ bản Để tổ
chức thi công các xí nghiệp này cũng phải lập tiến độ thi công, trong đó ghi rõ
ngày khởi cơng và hồn thành tồn bộ nhà cửa sản xuất và sinh hoạt, thời kỳ vận chuyển thiết bị đến và lắp dựng, thời gian chạy thử và sản xuất thử, thời
gian vận chuyển vật liệu đến, thời gian xây dựng đường công vụ để vận
chuyển vật liệu đến và đưa sản phẩm từ xí nghiệp đi
Trước khi xí nghiệp vào sản xuất thực sự cần có một khoảng thời gian dự trữ (ít nhất là 2 - 4 tuần) để sửa chữa các thiếu sót phát hiện được trong quá
trình sản xuất thử
Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị còn phải tổ chức các lớp đào tạo, bồi
dưỡng ngắn hạn .để có đủ cán bộ, công nhân đúng ngành nghề phục vụ cho
Trang 13
xí nghiệp đó Trong chương trình đào tạo phải có cả nội dung an toàn kỹ thuật bảo hộ lao động
2.4 DUONG TAM
Khi xây dựng công trình cầu đường có thé van chuyển vật liệu xây
dựng, bán thành phẩm và các cấu kiện đúc sẵn theo các đường đã có sẵn, theo các đường tạm được làm riêng để phục vụ cho nhu cầu thi công
Các đường đã có được lợi dụng để vận chuyển vật liệu phục vụ thi công
và các đường tạm mới làm sẽ hình thành nên một hệ thống đường tạm của công trường Đôi khi còn phải xây dựng cả đường tạm để đưa máy thi công đến công trường
Thời gian phục vụ đường tạm này thường không lớn hơn thời gian xây dựng công trình chủ yếu và với từng đoạn đường tạm một, thì thời gian này rất ngắn Ví dụ khi tổ chức thi công nên theo phương pháp dây chuyển, song song với việc đưa các đoạn đường đã làm xong vào sử dụng, cần phải hủy bỏ các đường công vụ tạm thời phục vụ thi công các đoạn đó Đơn vị thi công phải có trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đường tạm trong suốt quá trình sử dụng và phải đảm bảo để sau khi thi công xong, chất lượng của các đường có sẵn được lợi dụng tạm thời để chuyên chở vật liệu, máy móc không được
xấu hơn chất lượng bắt đầu sử dụng
Hệ thống đường tạm được chia thành đường công vụ và đường tránh: Đường công vụ nối liền các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, vật liệu đúc sẵn và bán thành phẩm (mỏ vật liệu, đường sắt, bến cảng, xí nghiệp bêtông xi măng và bêtông nhựa, xí nghiệp bêtông đúc sẵn, các kho bãi ) với công trình đang xây dựng
Thời gian sử dụng đường này xác định theo thời gian hoạt động của nguồn cung cấp vật liệu mà nó phục vụ Thời gian bắt đầu sử dụng đường công vụ tính từ sau khi hoàn thành toàn bộ chiều dai đườn, từ nguồn cung cấp vật liệu đến công trình đang thi công
Đường tránh được xây dựng dọc theo tuyến đường đang thi công Tác dụng của đường tránh là để đảm bảo giao thông trên các đoạn thi công khi xe cộ không thể đi lại trên các đoạn đó (ví dụ chưa đắp xong nền đường), hoặc không nên chạy trên đó vì lý do thi công (ví dụ không cho phép xe chạy trên
mặt đường đá dăm đã chuẩn bị để thấm nhập nhựa)
Thường không sử dụng đường tránh trên toàn bộ chiều dài mà chỉ sử dụng luân lưu trên từng đoạn cần tránh xe khi thi công Hiện nay ở các nước thường thi công theo phương pháp dây chuyền, nên đường tránh cũng thi công theo phương pháp dây chuyền và đi trước dây chuyền thi công đường chính một bước
Khác với đường công vụ chủ yếu chủ yếu chỉ giải quyết cho nhu cầu vận chuyển phục vụ thi công, các đường tránh được sử dụng chung cho cả nhu cầu lưu thông đi lại Vì vậy lượng giao thông đi lại trên đường tránh có thể rất lớn, nhất là khi cải tạo hoặc xây dựng lại các đường cũ Trong trường hợp đó, van dé bao dam giao thông không bị gián đọan là một trong các nhiệm vụ chính khá phức tạp và tốn kém, cần phải giải quyết trong thời kỳ chuẩn bị
Trang 14
Chương 2: CÔNG TÁC CHUAN BI TH! CONG TH.S CHU TIEN DUNG
Mạng lưới đường tạm được vạch sơ bộ trong thiết kế tổ chức thi công, và sau đó gyuết định chính xác lần cuối cùng trong thiết kế thi công
Khi vạch mạng lưới đường tạm, cần dựa theo các yêu cầu sau: - Giá thành xây dựng các đường tạm phải nhỏ nhất
- Giá thành khai thác vận tải trên các đường tạm cũng nhỏ nhất
Rõ ràng hai yêu cầu trên đây mâu thuẫn lẫn nhau, vì vậy việc đồng thời thoả mãn được cả hai yêu cầu là một vấn đề khó khăn
Để giảm bớt kinh phí xây dựng đường tạm, nên cố gắng tận dụng tối đa các đường hiện có, nếu như phương hướng các đường này thỏa mãn được yêu cầu thi công Tuy nhiên phương hướng của các đường có sẵn không phải luôn trùng với phương hướng vận chuyển nên chi phí vận chuyển thường tăng lên
Chỉ cho phép sử dụng các đường có sẵn nhưng nằm lệch với phương
hướng vận chuyển ngắn nhất lý thuyết, nếu tổng kinh phí vận chuyển, khai
thác và xây dựng theo phương án sử dụng đường có sẵn đó nhỏ hơn tổng chi phí trên khi làm mới các đường tạm theo phương án ngắn nhất mà điều kiện
địa hình cho phép Điều kiện trên đây được biểu thị bằng phương trình sau:
LIC.Q+C, )SUC_Q+C, +C,)
Trong do:
L - chiéu dài tổng cộng của các đường tạm khi sử dụng các đường hiện có (sử dụng toàn bộ chiều dài hay một phan), km
1 - Chiều dài các đường tạm khi thiết kế theo hướng ngắn nhất mà địa hình và điều kiện khác cho phép, km
Q - Lượng hàng vận chuyển theo đường tạm trong toàn bộ thời kỳ khai thác (
C”„ - Giá thành vận chuyển 1km theo phương án đầu, đồng
C”„- Giá thành vận chuyển 1 tấn km theo phương án ngắn nhất, đồng
Cu- Giá thành bình quân để xây dựng 1km đường mới và lợi dụng các đường hiện có theo phương án ngắn nhất, đồng
C’,- Chi phí duy tu bảo quản và sửa chữa 1km đường tạm theo phương án đầu
trong toàn bộ thời kỳ sử dụng đường, đồng
C”, - Chi phí duy tu bảo quản và sửa chữa 1km đường tạm theo phương án thứ hai, đồng
Thường dùng đường đất gia cố bằng vật liệu đá địa phương trên một số
đoạn để làm đường tạm
Đôi khi người ta còn làm đường bằng cả mặt đường thứ cấp hay cao cấp Ví dụ làm đường tránh của các đường trục chính có lượng giao thông lớn bằng các tấm bêtông lắp ghép trên toàn bộ chiều rộng hoặc theo hai vệt bánh
Khi tổ chức thi công đường chính theo phương pháp dây chuyền thì làm
đường tránh bằng các tấm bêtông cốt thép lắp phép hoặc bằng mặt đường phên
sắt là hợp lý, vì cứ cách một thời gian nhất định lại có thể đỡ các đoạn tránh cũ đã ngừng chạy xe để làm các đoạn tránh mới (đồng thời với sự chuyển động của dây chuyền xây dựng đường chính)
Muốn xác định xác định xem viêc sử dụng mặt đường lắp ghép làm đường tránh có hợp lý hay không, cần phải so sánh giá thành mua và sử dụng
Trang 15
loại mặt đường này (kể phí tổn tháo lắp ghép nhiều lần) với giá thành xây
dựng và sử dụng mặt đường theo phương án làm tại chỗ
Điều kiện để sử dụng mặt đường để lắp ghép có lợi, có thể biểu thị bằng
phương trình sau:
IC,„ + C,, )+ N(C, ~ on ) < LÍC,, + C, )
Trong đó:
I_ chiều dài của một bộ mặt đường lắp ghép, kzn
L_ chiều dài của đường tránh có mặt đường làm tai ché, km
C„ - Giá thành đúc(hay mua) Ikm mặt đường lắp ghép tại nơi sử dụng, đồng
Cụ - Giá thành bảo quản và sửa chữa 1km đường lắp ghép, đồng N - Số lần quay vòng của mặt đường lắp ghép (số lần tháo và lắp)
Cụ - Giá thàng tổng cộng của một lượt tháo và lắp toàn bộ mặt đường, kể cả giá
thành vận chuyển trong phạm vi khu vực công trường, đồng
Củy - Giá thành bình quân của đường nhánh nối dường chính với đường tránh, đồng C?„ - Giá thành xây dựng 1km đường làm tại chỗ, đồng
Cự - Giá thành bảo quản và sửa chữa 1km đường làm tại chỗ, đồng
Nếu tăng nhanh số lần quay vòng và giảm bới trọng lượng các tấm thì
sử dụng mặt đường tháo lắp càng có lợi
Việc sử dụng mặt đường tháo lắp có khả năng quay vòng nhanh sẽ hợp lý nhất trong trường hợp: L=N Tức là khi năng lượng làm việc của bộ mặt đường lắp ghép hoàn toàn được sử dụng khi xây đường
2.5 THÔNG TIN LIÊN LẠC
Muốn lãnh đạo tốt công trường thi công loại lớn có nhiều công nhân, máy móc và xe cộ tham gia, cần phải tổ chức thông suốt việc liên lạc giữa các đơn vị thi công, các xí nghiệp sản xuất và các cơ quan hành chính Trong xây dựng đường có thể sử dụng tốt các phương tiện thông tin như điện thoại và điện thoại di động
Ở các địa điểm thi công cố định phải có đường dây điện thoại Hệ thống đường đây điện thoại này có thể là tạm thời hay cố định Hệ thống tạm thời nối với các mỏ vật liệu xây dựng nhỏ của công trường, nối với các xí nghiệp di động và nối các điểm sản xuất khác ngồi cơng trường mà thời gian sử dụng
tương đối ngắn (từ 1 - 3 tháng)
Dọc tuyến đường đang thi công phải có đường dây điện thoại cố định Nếu trong thiết kế có đường dây điện thoại vĩnh cửu phục vụ trone quá trình sử
dụng sau này thì phải xây dựng ngay lúc bắt đầu thời kỳ chuẩn bị và dùng để
phục vụ cho thi công
Điện thoại di động thường dùng để liên lạc với đội thi công lưu động các đội máy thi công và vận chuyển
Trang 16
Chương 2: CÔNG TÁC CHUAN BI TH! CONG TH.S CHU TIEN DUNG
2.5 CHUAN BI PHAN DAT THI CONG
Để có thể triển khai các công tác xây lắp được kịp thời, cần phải làm tốt
công tác chuẩn bị phần đất thi công mà công trình cũng như các bãi thi công sẽ chiếm dụng sau này
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuẩn bị, phải giải quyết xong thủ tục mua và trưng dụng ruộng đất sẽ chiếm dùng trong quá trình thi công và cắm cọc định rõ giới hạn chiếm đất này Đồng thời cần phải cắm lại tuyến và tim cầu cống, đặt các mốc cao độ dọc tuyến cách nhau 1+2 km, cạnh các cầu cống lớn, và vị trí công tác tập trung Các mốc cao độ này phải nằm ngoài phạm vi thi công để tránh khỏi bị phá hoại Những công tác trên đây do đơn vị thiết kế làm va sau đó bàn giao cho thi cơng
Ngồi dải đất mà tuyến đường đi qua, còn phải cắm thêm các bãi để xây dựng các nhà cửa, cung hạt bến xe, các bãi để bố trí các xí nghiệp vật liệu để
xây dựng, để khai thác mỏ đất, cát, đào hố lấy đất và để làm các đường tạm Phần đất dùng làm bãi đỗ máy, đỗ xe tạm thời hoặc để chứa vật liệu phục vụ
thi công thì chỉ cần thương lượng thuê mượn trong một thời gian nhất định Sau khi giải quyết xong thủ tục trưng dụng ruộng đất thì bắt đầu công tác chặt cây, dọn đất, bẩy các tảng đá lớn và di chuyển các công trình kiến trúc cũ ảnh hưởng đến thi công như nhà cửa, mồ mả và các công trình kiến trúc khác
Phải xác định phạm vi chặt cây cối một cách thận trọng, tránh hiện tượng chặt phá bừa bãi, vi phạm chính sách bảo vệ rừng của lâm nghiệp Khi tuyến đường đi qua các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp quý thì cần có thiết kế biện pháp bảo vệ cây cẩn thận, hạn chế việc chặt phá
Thời gian chuẩn bị phần đất thi công không nên giới hạn trong thời kỳ
tiến hành công tác chuẩn bị Khi tuyến đường thi công rất dài thì việc chuẩn bị
phần đất thi công có thể làm theo phương pháp dây chuyền, đi trước dây
chuyền xây dựng cầu cống và đắp nền đường
Trong quá trình chuẩn bị, dọn dẹp phần đất thi công nên cố gắng tận dụng các vật liệu xây dựng thu được khi phá bỏ các công trình kiến trúc cũ,
đồng thời tiến hành các công tác di chuyển nhà cửa, mồ mả các đường ống dẫn
nước, đường dây và các công trình kiến trúc khác nằm trong phạm vi đường và các bãi thi công Phải di chuyển các công trình trên trong các trường hợp:
a) Nếu chúng ảnh hưởng đến thi công xây dựng công trình (ví dụ khi có
nhà cửa nằm trong phạm vi nền đường tương lai)
b) Nếu các công trình đó sẽ gây trở ngại cho việc sử dụng bình thường công trình sau khi xây dựng xong (ví dụ khi có đường dây cáp quang hoặc điện lực đi qua dưới mặt đường)
c) Khi công trình mới xây dựng ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng bình thường của công trình cũ (ví dụ khi đắp trước lên giếng quan sát của ống dẫn
nước)
Công tác di chuyển và làm lại các công trình này nên giao cho các đơn vị thi công hoặc sử dụng các công trình đó phụ trách Đơn vi thi công đường
Trang 17
chỉ nên đảm nhận việc di chuyển các nhà ở đơn giản va khối lượng công tác nhỏ Nếu phải di chuyển các nhà lớn thì nên giao cho các đơn vị chuyên
nghiệp đảm nhận Nên tổ chức công tác di chuyển nhà cửa sao cho có thể giữ
nguyên được vật liệu xây dựng và dùng nó để xây dựng công trình đang thi công (nhà cửa của các cung hạt, bến xe, nha ga, cdc xí nghiệp sản xuất) Đôi khi có thể sử dụng tạm các nhà cửa mà nhân dân đã dọn đi nhưng chưa phá dỡ cho công nhân ở mội thời gian, nếu đơn vị thi công mua lại được các nhà cửa
đó
Cần phải có biện pháp xây dựng đặc biệt ở các chỗ giao nhau của đường với các công trình chôn ngầm dưới đất, để khi cần sửa chữa và bảo dưỡng các công frình đó khỏi phải đào đường, làm ngưng trệ giao thông Thông thường người ta xây dựng các đường ống lớn bọc ngồi và cho các cơng trình ngầm xuyên qua nền đường theo những đường ống vỏ đó
Công tác chuẩn bị phần đất của đường cần phải biểu thị bằng tiến độ
riêng và phải liên hệ chặt chẽ giữa thời gian hồn thành cơng tác chuẩn bị với
thời gian chuẩn bị triển khai các công tác xây dựng cơ bản
2.7 CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG VÀ NƯỚC CHO CƠNG TRÌNH
2.7.1 Cung cấp điện năng
Trong xây dựng đường, nhất là xây dựng mặt đường cấp cao, thì điện năng là loại năng lượng được sử dụng nhiều nhất Điện năng được dùng để:
- Chạy các động cơ điện;
- Chiếu sáng các nơi làm việc trong các xí nghiệp sản xuất và trên tuyến đường đi làm việc nhiều ca trong một ngày đêm;
- Biến thành nhiệt năng để đun nóng vật liệu và hấp các cấu kiện đúc
sẵn
Công suất tổng cộng của các động cơ điện ở các xí nghiệp bêtông nhựa và bêtông xi măng hiện đại đôi khi có thể lên đến vài trăm kW Nhu cầu điện năng của các phân đội máy làm việc trên đường thường rất nhỏ vì đại bộ phận các máy xây dựng đường dùng các động cơ đốt trong (vì các máy có động cơ
đốt trong rất cơ động và có thể di chuyển từng máy mot)
Một số máy có động cơ điện dùng điện của các máy phát điện di động hoặc của các máy biến thế truyền đến công trường theo các đường dây cáp Các máy này là:
- Máy nén khí chạy điện dùng để cung cấp hơi nén cho các máy khoan
lỗ mìn ở các mỏ
- Các máy xúc chạy điện, chủ yếu làm việc trong mỏ - Các máy khoan điện để làm công tác khoan
- Các máy chấn động chạy điện dùng để đầm nén hỗn hợp bêtông
- Máy cưa điện để ngả cây và xẻ gỗ
Nhu cầu điện năng để chiếu sáng các nơi làm việc trên đường, các xí nghiệp sản xuất và các nhà ở thường rất bé so với nhu cầu để chạy máy và chỉ khoang vai kW
Trang 18
Chương 2: CÔNG TÁC CHUAN BI TH! CONG TH.S CHU TIEN DUNG
Nguồn điện năng dùng trong xây dựng đường thường lấy từ các trạm phát điện di động hoặc các trạm phát điện cố định Nguồn điện chiếu sáng có thể trực tiếp lấy ở các mạng điện hiện có nếu mạng điện này đủ công suất và việc đấu dây phù hợp với quy trình sử dụng của mạng điện đó Điện năng để chạy máy lấy từ các đường dây điện cao thế thông qua các trạm hạ thế
Điện năng lấy từ mạng lưới của các trạm phát điện cố định thường rất rẻ so với điện năng của các máy phát điện di động Vì vậy khi eần các xí nghiệp sản xuất không có sẵn đường dây điện thì nên xét đến phương án xây dựng đường dây đặc biệt kéo về Một số trường hợp nếu xét đến hợp lý thì cần xét đến phương án di chuyển xí nghiệp đến gần các nguồn điện năng cố định
Thường sử dụng máy phát điện di động các kiểu để cung cấp điện năng
phục vụ công tác xây lắp trực tiếp trên tuyến đường và cho các mỏ vật liệu xây dựng loại nhỏ ở gần công trường Máy phát điện di động kiểu kéo theo lắp trên rơ moóc bánh lốp là loại thích hợp nhất
Việc xác định về nhu cầu điện năng, loại máy và số lượng các máy phát điện di động hoặc mạng điện của từng loại hạng mục công trình (xí nghiệp sản xuất độc lập hoặc phân đội thi công chuyên nghiệp) Thường tiến hành theo trình tự sau:
- Tính toán công suất tổng cộng của tất cả các động cơ điiện và thiết bị chiếu sáng
- Căn cứ vào sơ đồ công nghệ thi công xác định số lượng lớn nhất có thể của các động cơ và thiết bị chiếu sáng đồng thời làm việc và công suất yêu cầu của chúng
- Tìm tổng số cuối cùng bằng cách nhân số lượng điện năng yêu cầu đồng thời với hệ số 1.1 xét đến sự mất mát điện năng trên mạng lưới và dự trữ một ít cho những hộ dùng đột xuất
- Chọn kiểu và nhãn hiệu của máy phát điện di động có tham khảo đến tính chất của phụ tải (các thiết bị động lực hay chiếu sáng) về chế độ làm việc
- Xác định yêu cầu xây dựng các đường dây điện có cột hoặc đường dây cáp từ máy phát điện di động hoặc từ trạm biến thế đến vị trí của hộ dùng Thường với mát phát điện di động công suất 20 - 30 kW cần ít nhất từ 400 - 500 mét dài dây cáp Xác định công suất yêu cầu cấp điện (biến thế hoặc phát điện) N,„ theo công thức: Nu=tk, [ Fa +P, +P, (kW) COS(0 Trong đó:
1.1- hệ số xét đên sự mất mát công suất trong mạng lưới
cos0 - hệ số công suất, phụ thuộc vào số lượng và suất tiêu thụ điện của các hộ dùng động lực, với trạm biến điện tạm thời, thường lấy cos@ = 0.75
P,, - tổng công suất định mức của các hộ dùng động lực, kW
P, - tổng công suất cần thiết để chiếu sáng bên trong , kW P.„- tổng số công suất cần thiệt để chiếu sáng bên ngoài , kW
Trang 19
k, - hé s6 nhu cầu, phụ thuộc vào số hộ dùng
Hệ số nhu cầu k,„ bằng tỷ số của công suất yêu cầu đồng thời trên tổng số công suất phép nối tiếp Với các thiệt bị chiếu sáng, trị số k,.=0,8 +1,0 Trong đó trị số lớn là trường hợp dùng chiếu sáng bên ngoài
Với các thiết bị động lực trị số k„„ thay đổi trong một phạm vi rất lớn (từ 0.2+1.0) Trong xây dựng đường thường lấy k,„„ = 0.50+0.70 để tính toán gần đúng việc cấp điện cho các xí nghiệp sản xuất
Khi không có đồ án thiết kế các xí nghiệp sản xuất và thiếu số lượng, công suất của các phụ tải chạy điện thì có thể tham khảo số điện năng tiêu hao
cho một đơn vị sản phẩm trong các sổ tay kỹ thuật để tính toán gần đúng 2.7.2 Cung cấp hơi nước
Trong xây dựng cầu đường hơi nước chủ yếu được dùng để đun nóng nhựa bitum trong các xí nghiệp gia công nhựa, để hấp nhiệt các cấu kiện bê tông, øÕ, tà vẹt trong các buồng hấp, để chạy các máy hơi nước (búa đóng cọc
bang hơi nước )
Trong thực tế xây dựng đường thường dùng các nồi hơi thẳng đứng hoặc
cố định hoặc các nồi lô cô di động Năng suất của nồi hơi thăng đứng có diện
tích đốt nóng từ 10+55m” là 170 kg/h Năng suất hơi của nồi lô cô vào khoảng từ 380 đến 720ks/h (do nhiệt độ hơi nước cao hơn và áp lực hơi nước khá lớn)
Thường dùng củi hoặc than đá để đun nóng nồi hơi và nồi lô cô
Nồi hơi thang đứng kiểu cố định khai thác tiện lợi nhưng tốn nhiều chi phí để lắp dựng, Xây móng và làm nhà Nồi lô cô thích hợp sử dụng trong thời gian ngắn và có thể đặt trên móng tạm thời kiểu đơn giản
Căn cứ vào sơ đồ công nghệ đã dùng và về nhu cầu về hơi nước, tính bằng kg/h mà tính toán số lượng nồi hơi nước cần thiết
Để chọn loại và số lượng các nồi hơi, phải xác định tổng diện tích cần
đun nóng theo công thức:
F=12x1.152
a
Trong do :
F — téng dién tich cn dun nong, m’
p— số luong hoi yéu cau, kg/h a - nang suat cua ndi, kg/h.m’
1.2 —hé s6 an toan
1.15 - hệ số xét đến việc hơi nước bị mất mát trong hệ thống đường ống dẫn hơi
Phải căn cứ vào hồ sơ thiết bị các xí nghiệp sản suất phụ và các sổ tay
kỹ thuật để xác định số lượng hơi cần thiết tổng cộng
Hơi được chuyển từ lò đến nơi sử dụng theo các đường ống cách nhiệt tốt có đường kính từ 20+5Omm Thường đặt đường ống trong các hố xung quanh có đổ mạt cưa, than bùn và các đoạn lộ ra trên mặt đất thì phải bọc bằng vật liệu cách nhiệt Đường ống nên đốc về một phía với độ đốc 0.01+0.03
Trang 20
Chương 2: CÔNG TÁC CHUAN BI TH! CONG TH.S CHU TIEN DUNG
2.7.3 Cung cấp không khí nén
Trong xây dựng cầu đường, không khí nén được dùng:
- Để khoan các lỗ mìn bằng các búa khoan hơi, để gia công các hòn đá lớn bằng búa hơi, để tán các kết cấu thép, để phá bỏ các công trình kiến trúc
và mặt đường cũ
- Để đóng cọc bằng búa hơi, khởi động các máy phát điện chạy bằng ma dút
- Để vận chuyển xi măng theo đường ống, điều khiển quá trình công
nghệ của các thiết bị trộn và cân đong ở các xí nghiệp bê tông xi mang
- Để phun nhiên liệu lỏng và phun nhựa trong lò trộn của các xí nghiệp bê tông nhựa
Người ta thường dùng các máy nén khí di động có áp lực công tác
6+8atm, năng suất 3+10mỶ trong một phút để sản xuất khí nén Ở các mỏ vật
liệu xây dựng và xí nghiệp thường dùng các máy nén có động cơ đốt trong
Trường hợp nguồn điện năng đồi dào và nơi làm việc tương đối ổn định thì
người ta còn dùng máy nén động cơ điện Thường dùng các máy nén khí lắp trên thùng xe ôtô vận tải để sản xuất đá với quy mô nhỏ
Nhu cầu về không khí nén được xác định gần đúng theo công thức :
Q=œk3_q.n
Trong đó:
Q - nhu cầu tổng cộng về không khí nén hoặc năng suất của máy nén khí, w/phúi
œ - hệ số xét đến các mất mát trong hệ thống và do sự hao mòn của thiết bị nén khí, o= 1.3+1.5; k - hệ số đồng thời sử dụng của hộ dùng, thay đổi từ 1 (khi có một hộ dùng) đến 0.7 (khi có 10 hộ dùng) n - số các hộ dùng cùng một loại q - phí tổn không khí cho mỗi hộ dùng loại, m”/phút; 3 q=q,+dq,+ +q,
i> qg›; q, - phí tốn không khí nén của từng hộ dùng khác loại
Thường dẫn không khí nén từ các máy nén khí đến hộ dùng theo các đường ống thép Khi khoảng cách ngắn và các thiết bị nén khí di động thì dẫn theo các ống cao su Đường kính ống thép thay đổi từ 20+100mm tuỳ theo nhu cầu về không khí nén, đường kính của ống cao su không vượt quá 20+30mm
2.7.4 Cấp nước
Trong xây dựng cầu đường, nước được dùng các xí nghiệp sản xuất để
chuẩn bị gia công vật liệu, bán thành phẩm, được dùng trong quá trình thi
công trực tiếp trên đường, cho các nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh, để lau rửa các máy xây dựng và ôtô
Khối lượng nước cần dùng nhiều nhất cho các công tác trộn hỗn hợp
bétong, bao đưỡng mặt đường bê tông và các cấu kiện bê tông lắp ghép trong
Trang 21
quá trình đông cứng, để phân giải vôi khi gia cố đất, để rửa cát, đá bẩn, tưới ẩm các lớp mặt đường và nền đất khi đầm nén
Có thể sử dụng các ao hồ thiên nhiên, các giếng nước, các đường ống
dẫn nước hiện có để làm nguồn nước
Nếu nguồn nước ở gần thì thường dùng ôtô chở nước có bơm hút nước và có thiết bị tưới để đưa nước đến nơi làm việc trực tiếp trên đường đang xây dựng Nếu các nguồn nước ở xa và nhu cầu về nước lớn (ví dụ để bảo dưỡng mặt đường bêtông) thì đặt đường ống dẫn nước tạm thời bằng ống thép tiết diện 25+75mm lộ thiên dọc theo lề đường hoặc chân mái đốc là hợp lý nhất
Vị trí đặt đường ống nên chọn sao cho dễ bảo vệ đường ống
Khi chọn nguồn nước cần phải kiểm tra lưu lượng nước và chất lượng nước theo yêu cầu của việc sử dụng nước Nói chung nước uống được thì có
thể cung cấp cho lò hơi nước và dùng để trộn bê tông Trữ lượng nguồn nước
phải đủ thỏa mãn yêu cầu lớn nhất của công trường Nếu điều kiện địa phương cho phép thì dùng hai nguồn nước độc lập: một dùng cho nhu cầu sản xuất và một dùng cho nhu cầu sinh hoại
Nếu có hai nguồn nước thì yêu cầu an toàn phòng hỏa cũng được an toàn hơn, khi gặp hỏa hoạn mà một nguồn nước đã bị hỏng thì vẫn có thể dùng
nguồn nước kia để chống cháy
Có thể xác định phí tổn nước cần thiết cho nhu cầu sản xuất theo công thức; kiÀQ,.k,2Q, „k:2,9,„ ER Oa) im 8 8 8 8 Q.= LẠ Trong đó:
1.2 - hệ số xét đến các hộ dùng loại nhỏ và sự thẩm lậu của nước;
kị, kạ, kạ, k, — các hệ số không đều, trung bình k,=1.5, kạ=1.25, kạ= 2, kự= 1.1 Q.„- phí tổn nước cho các quá trình xây dựng //ca
Q.„ - phí tổn nước ở các xí nghiệp sản xuất, //ca
Q,„y - phí tổn nước cho máy xây dựng và vận chuyển, //ca
Q„¡- phí tổn cho các thiết bi động lực, //ca Phí tổn nước dùng cho các nhu cầu sinh
Trang 22Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG ĐƯỜNG Ô TƠ _ TH.§ CHU TIẾN DŨNG
CHUONG 3
CAC PHUONG PHAP TO CHUC THI CONG DUONG Ô TÔ
Hiện nay, trong xây dựng đường có thể có các phương pháp tổ chức thi
công sau:
- Phương pháp tổ chức thì công tuân tự
- Phương pháp tổ chức thi công song song - Phương pháp tổ chức thi công dây chuyên
- Phương pháp tổ chức thì công hỗn hợp
Mỗi phương pháp tổ chức thi công khác nhau sẽ giải quyết vấn đề tổ
chức lực lượng thi công (gồm người và máy), vấn đề phối hợp các khâu thi công về không sian và thời gian theo các cách khác nhau Do đó yêu cầu về khâu cung ứng vật tư, tổ chức vận chuyển, trình tự đưa các đoạn đường hoàn thành vào sử dụng cũng rất khác nhau
Như vậy cùng một đối tượng thi công, nếu chọn phương pháp thi công khác nhau sẽ dẫn đến các phương án thiết kế tổ chức thi cơng hồn tồn khác nhau với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác hẳn nhau
Muốn tổ chức thi công tốt, đạt hiệu quả cao phải tiến hành thiết kế tổ
chức thi công trên cơ sở một phưong pháp tổ chức thi công tiên tiến và thích hợp với các điều kiện cụ thể của công trình
3.1 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG TUẦN TỰ
3.1.1 Khái niệm
Tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự là việc chia tuyến đường thành từng đoạn có khối lượng thi công xấp xỉ nhau, một đơn vị thi công sẽ lần lượt hoàn thành các tất cả các hạng mục công tác trone từng đoạn, hết đoạn này đến đoạn khác theo một thứ tự đã xác định T ¿ (Thời gian) Tạ Ts Th Th @
Doan] | Đoạn2 | Đoạn3 | Doan4 | L(Km)
Trang 233.1.2 Đặc điểm
- Tuyến đường xây dựng được chia thành nhiều đoạn có khối lượng công tác tương đương nhau
- Các đoạn đường này chỉ do một đơn vị xây lắp tổng hợp phụ trách Đơn vị này hoàn thành tất cả các công tác, từ công việc chuẩn bị thi công đến cơng tác cơ bản hồn thiện Sau khi hoàn thành xong một đoạn thì đơn vị này chuyển sang đoạn kế tiếp cho đến khi hoàn thành hết chiều dài tuyến đường
3.1.3 Ưu điểm
Do thi công từng đoạn và hoàn thành từng đoạn nên phương pháp tổ chức thi công tuần tự có ưu điểm sau:
- Không yêu cầu tập trung nhiều máy móc, thiết bị, nhân lực - Yêu cầu lượng vốn lưu động nhỏ
- Dễ điều hành, quản lý, kiểm tra
- Ít chịu ảnh hưởng xấu của điều kiện khí hậu, thời tiết
3.1.4 Nhược điểm
- Thời gian thi công bị kéo dai
- Máy móc nhân lực làm việc gián đoạn do phải chờ đợi nhau, làm tăng chi phí sử dụng máy móc, thiết bị do vậy làm tăng giá thành xây dựng công trình - Phải di chuyển cơ sở sản xuất, chỗ ăn ở của cán bộ công nhân nhiều lần - Không có điều kiện chun mơn hố 3.1.5 Phạm vỉ áp dụng của phương pháp
Nên sử dụng phương pháp này trone những trường hợp sau:
- Các tuyến đường neắn, có khối lượng nhỏ
- Khi không bị khống chế về thời gian thi công
- Khi bị hạn chế về điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, cán bộ kỹ thuật, nguồn vốn lưu động, vật liệu
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị diện thi công khó
khăn
- Địa hình hiểm trở, chật hẹp, không hoặc khó mở đường tạm, không cho phép tập trung số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và vật liệu
3.1.6 Các van đề cần lưu ý khi phân đoạn thỉ công - Khối lượng ở các đoạn tuyến nên xấp xỉ nhau
- Chiểu dài các đoạn phải đảm bảo cho máy móc làm việc hiệu quả, phát huy được tối đa năng suất máy
- Bố trí hợp lý các mỏ cung cấp vật liệu, kho tàng, lán trại cho các đoạn
- Xác định thời điểm thi công các đoạn hợp lý sao cho không có đoạn nào rơi vào thời gian thi công bất lợi
Trang 24
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG ĐƯỜNG Ơ TƠ _ TH.§ CHU TIẾN DŨNG
- Cố gắng lợi dụng các đoạn hoàn thành trước làm đường vận chuyển để
phục vụ công tác thi công cho những đoạn sau
3.2 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG SONG SONG
3.2.1 Khái niệm
Tổ chức thi công theo phương pháp song song là việc chia tuyến đường thành từng đoạn có khối lượng thi công xấp xỉ nhau, mỗi đoạn giao một đơn vị thi công hoàn thành tất cả các hạng mục công tác từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện Ta (Thời gian) en @ @ ' @ | @ > _ ĐoạnI | Doan2 | Đoạn3 Đoạn4 | L(Km) > >>
(Đội TC1) (ĐộiTC2) (ĐộiTC3) (Đội TC4)
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức thi công xây dựng đường theo phương pháp song song
1- Triển khai công tác chuẩn bị
2- Công tác cơ bản;
3- Cơng tác hồn thiện
3.2.2 Đặc điểm
- Tuyến đường xây dựng được chia thành nhiều đoạn có khối lượng công tác tương đương nhau
- Mỗi đơn vị xây lắp tổng hợp phụ trách thi công một đoạn đường
- Các công tác được triển khai và hoàn thành đồng loạt trên chiều dài tuyến
3.2.3 Ưu điểm
Do thi công đồng loạt và hoàn thành đồng loạt nên:
- Rút ngắn được thời gian thi công công trình nên có thời gian quay vòng vốn lưu động nhanh
- Cho phép thi công công trình trong thời gian có thời tiết thuận lợi
- Các đội thi công không phải di chuyển nhiều do đó dễ tổ chức tốt điều
kiện sinh hoạt và làm việc cho các bộ, công nhân cũng như cho lực lượng xe, máy
- Tiện cho việc phân cấp quản lý: mỗi đơn vị xây lắp phải chịu trách nhiệm tòan điện về việc hoàn thành thi công đoạn đường mình phụ trách
Trang 25
- Trong trường hợp lực lượng thi công tương đối lớn (xe máy, nhân lực nhiều ) thì việc phân chia thành các mũi thi công độc lập cũng có lợi là tạo được thêm diện thi công rộng rãi, tạo điều kiện tăng năng suất và hoàn thành sớm khối lượng thi công
3.2.4 Nhược điểm
- Trong một thời gian ngắn phải tập trung cùng một lúc máy móc, thiết bị, vật liệu, cán bộ, công nhân với số lượng lớn nhưng sau đó khi quá trình thi công chuyển sang công tác khác thì không cần đến nữa, hoặc không tận dụng hết được hoặc khiến cho hầu hết các chỉ tiêu về sử dụng và khai thác
máy móc, thiết bị đều đạt thấp
Ngoài ra, do xe, máy bị phân tán thuộc nhiều đơn vị quản lý nên điều
kiện tổ chức quản lý, bảo dưỡng sửa chữa khó khăn, ảnh hưởng đến tình trạng của máy
Để giảm bớt nhược điểm này, có thể sử dụng máy thuê của một công ty
cơ giới theo kế hoạch về số lượng và thời gian sử dụng đã thống nhất trước, hoặc nếu không tập trung thì nên tập trung xe, máy thành một đơn vị cơ giới
để đơn vị này tổ chức khai thác, bảo dưỡng sửa chữa xe, máy tốt hơn
- Do lực lượng thi công phân tán trên một diện rộng nên công tác chỉ
đạo thi công, kiểm tra chất lượng tương đối phức tạp Nếu trình độ tổ chức
va quản lý của cán bộ không tốt thì càng dé gay tinh trang lang phi
- Máy móc, thiết bị, nhân lực tập trung trên một diện thi công hẹp, dễ cản trở nhau, nếu tổ chức không khéo rất dễ bị chồng chéo làm năng suất giảm và làm tăng thời gian thi công công trình
- Yêu cầu lượng vốn lưu động lớn
- Không có điều kiện chuyên môn hoá
- Trong quá trình thi cơng, khối lượng hồn thành dở dang nhiều dễ gây nên tình trạng khối lương phát sinh (do thời tiết xấu, do máy móc xe cộ di lai gây ra ), đồng thời không lợi về mặt hạch toán kinh tế Ngồi ra khơng tận dụng được các đoạn đường hoàn thành để thông xe phục vụ thi công
3.2.5 Phạm vỉ áp dụng của phương pháp
Nên sử dụng phương pháp này trone những trường hợp sau: - Các tuyến đường dài, có khối lượng lớn
- Thời gian thi công yêu cầu nhanh, gap
- Điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, nguồn vốn lưu động, vật liệu dồi dào, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo, đủ để giám sát điều hành tất cả các mũi thi công
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã hoàn tất
- Địa hình thuận lợi cho phép tập trung số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và vật liệu
Trang 26
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG DUONG 6 TO TH.S CHU TIEN DUNG
3.3 PHUONG PHAP TO CHUC THI CONG DAY CHUYEN
3.3.1 Khai niém
Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là việc tồn bộ cơng tác xây dựng đường được phân chia thành các công việc riêng khác hẳn nhau, được xác định theo một trình tự công nghệ hợp lý, được giao cho các đơn vị chuyên nghiệp đảm nhận nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau, hoàn thành
trên toàn bộ chiều đài tuyến Ĩ Ĩ 1 I I I 1 1 I 1 1 I ores = | ị mm on a ae Fy | | Pt A ! |1 e2 { c 22 T E— -— 4 - wertares —„~Z=->F=“-rE->x===—==———¬ „ ` | : ore „” 3 eS eS Lottie 2)| an lt I I 2c” l 1 I pa eto ee == - TOTS ccc r~~~~-~~~~~~] Le“ 1 1 1 ` | ! ! = i, L (Km)
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức thi công xây dựng đường theo phương pháp dây chuyền
1- Dây chuyền xây dựng cầu cống nhỏ T;a- Thời gian hoạt động của toàn bộ dây 2- Dây chuyền xây dựng nền đường chuyên
3- Dây chuyền chuyên chở vật liệu 1,- Thời gian triển khai của dây chuyền
làm móng T¿„- Thời gian ổn định của dây chuyền
4- Dây chuyền làm móng 5- Dây chuyền làm mặt đường
3.3.2 Đặc điểm
Tị„- Thời kỳ hoàn tất của dây chuyền I- Chiều dài của dây chuyền tổ hợp
a) Toàn bộ việt xây dựng đường được chia ra thành nhiều loại công việc khác hẳn nhau như:
- Công tác chuẩn bị (làm nhà tạm, đường dây, xây dựng các xí nghiệp
phụ, chuẩn bị cho việc triển khai dây chuyển sản xuất)
- Công tác xây dựng cống - Công tác xây dựng cầu nhỏ
- Công tác xây dựng cầu trung, câu lớn
- Công tác xây dựng kè, tường chắn
- Công tác xây dựng nên đường các chỗ khối lượng tập trung
- Công tác xây dựng nên đường khối lượng dọc tuyến - Công tác hoàn thiện và gia cố mái ta luy nên đường
- Công tác vận chuyển
Trang 27
- Công tác thị công mặt đường - Cơng tác hồn thiện mặt đường
- Công tác xây dựng hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn giao thông
Các công việc này được việc này đều do từng đơn vị chuyên nghiệp có trang thiết bị nhân lực và máy móc thích hợp đảm nhận Các đơn vị chuyên nghiệp này chỉ làm một loại công việc hoặc chỉ phụ trách một dây chuyền chuyên nghiệp gồm mọt khâu công tác nhất định trong suât quá trình thi công từ lúc khởi động đến khi hoàn thành việc xây dựng đường
b) Với một khoảng thời gian bằng nhau (ví dụ một ca, một ngày đêm ) trong thời kỳ ổn định của dây chuyền, sẽ hoàn thành những đoạn đường bằng
nhau và các đoạn đường làm xong sẽ nỗi tiếp một hướng thành một dải liên tục có thể đưa vào sử dụng ngay
c) Không kể thời kỳ khai triển và thời kỳ hoàn tất của dây chuyền, trong thời kỳ ổn định của dây chuyền thì bất kỳ tại điểm nào tất cả đơn vị chuyên
nghiệp đều luôn luôn di động liên tục và lần lược hoàn thành tồn bộ cơng tác xây lắp Sau đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ (đi qua) thì tuyến đường hoàn toàn được xây dựng xong
Như vậy, tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền cũng dựa trên ngun tắc chun mơn hố như phương pháp sản suất dây chuyên trong công nghiệp Tuy nhiên do đặc điểm của công tác xây dựng đường nên việc tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền ở đây cũng có những điểm khác cơ bản so với dây chuyền sản xuất công nghiệp
- Sản phẩm (đối tượng thi công) ở đây không di động, trái lại phương tiện sản xuất lại luôn di động còn ở nhà máy thì sản phẩm di động qua các vị trí bố trí máy
- Day chuyền thi công xây dựng đường không thể ổn định như dây
chuyền sản xuất trong nhà máy, vì đối tượng thi công là đoạn đường không khi nào giống hệt nhau, lại chịu ảnh hưởng quan trọng của khí hậu, thời tiết
3.3.3 Ưu điểm
- Sau thời kỳ khai triển dây chuyền, các đoạn đường làm xong được đưa vào sử dụng một cách liên tục, có thể phục vụ thi công đoạn kế tiếp, giảm được công tác làm đường tạm, với các tuyến đường dài, có thể đưa ngay các tuyến đường vào khai thác do vậy hiệu quả kinh tế của đường được phát huy ngay, đồng thời đẩy nhanh quá trình hoàn vốn của tuyến đường
- Máy móc phương tiện tập trung ở các đơn vị chuyên nghiệp, tạo điều
kiện sử dụng chúng có lợi nhất, dễ bảo dưỡng sửa chữa, dễ quản lý kiểm tra,
bảo đảm máy móc làm việc có năng suất và các chỉ tiêu sử dụng khác cao - Công nhân cũng được chuyên nghiệp hoá tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ, tăng năng suất và chất lượng công tác
- Công việc thi công hàng ngày chỉ tập trung trong một phạm vi chiều
dài khai triển dây chuyén (1,.) do d6 dé chi đạo và kiểm tra, nhất là sau khi dây chuyển đã đi vào thời kỳ ổn định
Trang 28
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG ĐƯỜNG Ơ TƠ _ TH.§ CHU TIẾN DŨNG
- Phương pháp dây chuyền tạo điều kiện nâng cao trình độ thi công nói
chung (bắt buộc phải chỉ đạo phối hợp các khâu chặt chẽ, ăn khớp ), tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật (do chun mơn hố)
Tóm lại, việc áp dụng phương pháp thi công dây chuyền tạo điều kiện
thực hiện tốt nhất phương châm “Nhanh, nhiều, tốt, rẻ”
3.3.4 Điều kiện áp dụng
Để có thể phát huy hiệu quả của phương pháp thi công dây chuyền, cần tạo được các điều kiện dưới đây nhằm đảm bảo cho các dây chuyền chuyên
nghiệp hoạt động được tốt, giữ cho toàn bộ dây chuyền thi công tiến hành
được đều đặn, nhịp nhàng cân đối:
- Các hạng mục công tác phải có tính chất gần giống nhau, có kỹ thuật và công nehệ thi công tương tự nhau (có tính chất lặp đi lặp lại), muốn vậy chúng phải được fhiết kế có tính định hình hoá, tiêu chuẩn hoá thống nhất
trên toàn tuyến để đảm bảo thì công dễ dàng, tạo điều kiện cho các dây
chuyền chuyên nghiệp dễ ổn định Ví dụ như cầu, cống nên sử dụng khẩu độ như nhau, kết cấu áo đường nếu có E.„ khác nhau nên chọn phương án khác
nhau về chiều dày lớp, không nên khác nhau về vật liệu Mặt khác, nên cố
sắng sử dụng các kết cấu lắp ghép (cầu, cống, các công trình gia cố, chống đỡ
trên đường ), các vật liệu và bán thành phẩm tại các xí nghiệp phụ để hạn
chế được ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đối với thi công
- Khối lượng công tác phải phán bố tương đối đêu trên toàn tuyến dé đơn giản cho khâu tổ chức dây chuyền, đảm bảo các đơn vị chuyên nghiệp có
biên chế không đổi có thể hoàn thành các đoạn đường có chiều dài bằng nhau
trong một đơn vị thời gian
Phải có các biện pháp giải quyết tình trạng khối lượng công tác không đều dọc tuyến, đặc biệt là khối lượng tập trung Trong xây dựng đường, dây chuyền xây dựng kết cấu mặt đường là ổn định nhất vì khối lượng công tác
tương đối đều, còn xây dựng nền đường và công trình thì khối lượng công tác
thay đổi tuỳ theo địa hình Đối với việc xây dựng nên đường và công trình
trong trường hợp khối lượng thay đổi ít thì có thể tổ chức các đơn vị chuyên
nghiệp có khả năng thay đổi tốc độ dây chuyền trong một phạm vi nhất định, như vậy vẫn có thể đảm bảo được mức độ nhịp nhàng, ổn định chung Trong
trường hợp khối lượng tập trung đáng kể thì có thể dùng biện pháp thành lập thêm các đơn vị đặc biệt (ngoài các đơn vị thuộc tổ chức dây chuyền) để giải quyết trước nhằm đảm bảo cho tiến độ chung của dây chuyền toàn bộ
- Cần trang bị cho mỗi dây chuyền chuyên nghiệp những máy móc, thiết bị đồng bộ và cân đối đủ khả năng đảm bảo tiến độ chung
- Công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy phải được tiến hành thường xuyên để đảm bảo dây chuyển không bị gián đoạn (xe, máy hỏng không sửa chữa kịp thời)
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhán trong mỗi dây chuyền chuyên
nghiệp phải thạo £œy nghề và có tính tổ chức, kỷ luật cao
- Bảo đảm khảu cung cấp vát tư, nguyên liệu và vận chuyển kịp thời theo yêu cầu của các đáy chuyền chuyên nghiệp
Trang 29
- Mỗi kháu công tác, mỗi đây chuyền chuyên nghiệp hoàn thành khối
lượng đúng thời hạn Chỉ cần một khâu công tác bị trục trặc trone một ca làm việc là dây chuyền thi công chung có thể bị phá vỡ
- Ban điều hành tổ chức sản xuất phải được tổ chức hợp lý, thường
xuyên bám sát hiện trường, kịp thời phát hiện những chỗ thiếu sót, bất hợp lý
trong đồ án thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công để kịp thời điều chỉnh - Phải tổ chức tốt công tác kiểm tra chất lượng trước, trong và sau khi thi
công, đảm bảo “Làm đến đâu, xong đến đấy”
- Phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện dự án (chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, ngân hàng, kho
bạc ) nhằm nhanh chóng thực hiện công tác đến bù giải toả mặt bằng,
nghiệm thu công tác ẩn dấu, nghiệm thu chuyển giai đoạn, nghiệm thu khối lượng công tác hồn thành, thanh tốn kịp thời nguồn vốn lưu động đã đầu tư 3.3.5 Áp dụng phương pháp TCDC trong điều kiện nước ta
Hiện nay, tại nước ta, phương pháp thi công dây chuyền chưa được sử dụng rộng rãi, chưa thể phát huy hiệu quả do một số nguyên nhân sau:
- Số lượng các tuyến đường có chiều dài lớn, khối lượng lớn không
nhiều và thường bị chia thành nhiều gói thầu nhỏ, manh mún
- Các yếu tố định hình cũng như các quan điểm thi công chưa được cân nhắc kỹ trong quá trình thiết kế hoặc phê duyệt dự án
- Tiến độ bàn giao mặt bằng nhiều dự án rất chậm, nhiều dự án chỉ bàn giao được từng phần mặt bằng do vướng mắc trong khâu đền bù, giải toả
- Sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong một dự án chưa cao, nhiều dự án bị đình trệ do sự quản lý chồng chéo của nhiều ban, ngành trong một dự án, các thủ tục quản lý dự án còn rất rườm rà, sây khó khăn cho các nhà thầu thực hiện dự án, việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư rất chậm
- Trang bị máy móc của các đơn vị thi công còn thiếu và chưa đồng bộ, không đảm bảo tính cân đối
- Trình độ, ý thức kỷ luật của công nhân trong một số đơn vị còn hạn chế
3.3.6 Tổ chức dây chuyền
a) Dây chuyên chuyên nghiệp
Là một tổ chức các lực lượng lao động, xe, máy, thiết bị vật tư, kỹ thuật để thi công một hạng mục công trình hoăc một loại công tác xây dựng đường nào đó
Mỗi dây chuyền chuyên nghiệp thường được trang bị một lực lượng thi
công nhất định nên khả năng công tác của dây chuyền nói chung không thay đổi Nhưng trên thực tế khối lượng công tác thi công dọc theo tuyến thường không đều, do đó thường có hai loại dây chuyền chuyên nghiệp như sau:
Dây chuyên có tốc độ không đổi khi trong khoảng thời gian bằng nhau,
đơn vị chuyên nghiệp hoàn thành những đoạn đường dài bằng nhau (như khi xây dựng mặt đường hoăc nén đường vùng đồng bằng theo phương pháp dây
Trang 30
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG ĐƯỜNG Ô TƠ _ TH.§ CHU TIẾN DŨNG
chuyền) Trong trường hợp khối lượng công tác thay đổi, muốn tốc độ dây
chuyền không đổi thì phải điều chỉnh lực lượng thi công, thay đổi nguồn cung
cấp vật liệu hoặc thay đổi điều chỉnh quá trình công nghệ thi công Ta (Thời gian) r 1 ——————L-——————- ————d+———————L——————- _ơ- F -ơ1 -r đ& I ơ I 1 I I 1 I L > L (Km) Hình 3.4 Dây chuyển chuyên nghiệp có tốc độ không đổi
Dây chuyên chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi khi trong khoảng thời gian bằng nhau, đơn vị chuyên nghiệp hoàn thành những đoạn đường dài khác
nhau (dây chuyền xây dựng nền đường vùng đồi núi hoặc dây chuyển xây
dựng cầu cống nhỏ) Nếu tốc độ thay đổi liên tục thì đường tiến độ thi công trên hình 3.5 sẽ chuyển đoạn gãy khúc thành một đường cong (như khi chuyển
trở vật liệu từ một mỏ đá để phục vụ dây chuyền rải móng đường bằng một số
lượng xe ô tô không đổi, do cự li vận chuyển ngày càng xa khiến cho năng
suất của ô tô thay đổi liên tục) T¿ (Thời gian) > - L (Km) Hinh 3.5 Day chuyén chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi
1- Dây chuyền chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi không liên tục 2- Dây chuyền chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi liên tục
Trang 31
b) Dây chuyên tổng hợp
La tập hợp các dây chuyền chuyên nghiệp trong một quá trình thi công thống nhất, liên tuc và phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành toàn bộ
khối lượng xây lắp trên tuyến đường 3.3.7 Các thông số của dây chuyền
Hoạt động của dây chuyền thi công đường ôtô được đặc trưng bằng các
thông số sau:
a) Thời gian hoạt động của dây chuyén (Tyg)
Là tổng thời gian làm việc trên tuyến của mọi lực lượng lao động và xe,
máy thuộc dây chuyển
Với dây chuyển chuyên nghiệp: Tụ là tổng thời gian hoạt động của đơn vị chuyên nghiệp trên tuyến kể cả thời gian khai triển và thời gian hoàn tất dây
chuyền
Với dây chuyển tổng hợp: Tị„ là thời gian kể từ lúc bắt đầu triển khai
dây chuyền chuyên nghiệp đầu tiên cho đến khi dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng hoàn tất công việc
T;a phụ thuộc vào chiều dài tuyến đường xây dựng, tốc độ của dây
chuyền và điều kiện thời tiết tại vùng xây dựng đường b) Thời gian khai triển dây chuyén (T,,)
Là thời gian cần thiết để lần lượt đưa toàn bộ các phương tiện sẳn xuất
vào hoạt động theo đúng trình tự của quá trình công nghệ thì công
Với dây chuyển chuyên nghiệp: TỊ, là thời gian kể từ khi máy (hoặc người) đầu tiên thuộc dây chuyển bắt đầu làm việc đến khi các máy (hoặc người) cuối cùng thuộc dây chuyền bắt đầu làm việc Thường thời gian khai
triển dây chuyền bằng vài giờ đến vài ca
Với đây chuyên tổ hợp: TỊ, là thời gian kể từ lúc dây chuyển chuyên nghiệp đầu tiên bắt đầu triển khai đến khi dây chuyển chuyên nghiệp cuối
cùng trong tổ hợp bắt đầu hoạt động
Tị, của dây chuyền tổ hợp dài hay ngắn tùy thuộc vào số lượng và thời gian triển khai của các dây chuyển chuyên nghiệp, thời gian chuẩn bị và thời gian gián đoạn giữa các khâu công tác liên tiếp nhau theo quá trình công nghệ đã quy dịnh
Thời gian khai triển dây chuyển của dây chuyền tổ hợp càng dai thì
càng bất lợi vì máy móc và các phương tiện sản xuất càng phải chờ đợi lâu mới được đưa vào hoạt động hết, gây lãng phí và giảm chiều dài đọan đường có thể
hoàn thành trong một năm đồng thời chiều dài dây chuyền tổng hợp (L„„) sẽ
lớn khiến cho hoạt động của dây chuyền dễ bị phá hoại bởi ảnh hưởng của
thời tiết
Biện pháp chủ yếu để giảm T,, là thiết kế đường hợp lý về mặt cấu tạo kết cấu sao cho trong sơ đồ quá trình công nghệ thi công không có những thời
gian siãn cách bắt buộc quá lớn và nên cố gắng hạn ché T,, = 10 — 15 ngày
Trang 32
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG ĐƯỜNG Ô TƠ _ TH.§ CHU TIẾN DŨNG
Cũng vì lý do trên, sau khi dây chuyền đã đi vào hoạt động ổn định, không nên để nó ngừng hoạt động giữa chừng khi chưa hoàn thành công trình, vì như vậy hoạt động trở lại tốn thêm một thời gian khai triển dây chuyền nữa
©) Thời gian hoàn tất của dây chuyển (TỊ,)
Là thời gian cân thiết để lân lượt đưa toàn bộ các phương tiện sản xuất ra khỏi mọi hoạt đông của dây chuyên sau khi các phương tiện này hồn thành cơng việc của mình theo đúng quá trình công nghệ thì công
Với dây chuyển chuyên nghiệp: Tị, là thời gian kể từ khi máy (hoặc người) đầu tiên thuộc dây chuyền hoàn thành công việc đến khi các máy (hoặc người) cuối cùng thuộc dây chuyền hoàn thành công việc Thường thời gian
khai triển dây chuyền bằng vài giờ đến vài ca
Với dây chuyển tổng hợp: T\, là thời gian kể từ lúc dây chuyền chuyên nghiệp đầu tiên kết thúc công việc đến khi dây chuyển chuyên nghiệp cuối cùng trong tổ hợp hồn tất cơng việc của mình
Khi tốc độ thi công của các dây chuyền chuyên nghiệp là không đổi và
bằng nhau thì thời gian hoàn tất của dây chuyền tổng hợp sẽ bằng thời gian khai triển của nó
T¡„ dài hay neắn cũng tùy thuộc vào các yếu tố giống như đối với thời kỳ khai triển dây chuyển và khi tổ chức các dây chuyền cũng nên cố gắng rút
ngắn thời kỳ này của dây chuyển tổng hợp dến mức nhỏ nhất có thể được đ) Thời kỳ ổn định của dây chuyển tổng hợp (Ta)
Là khoảng thời gian mà trong đó tất cả các dây chuyên chuyên nghiệp thuộc dây chuyên tổng hợp hoạt động đồng thời
Thời kỳ ổn định của dây chuyền bằng thời gian từ lúc kết thúc thời kỳ khai triển dây chuyền đến khi bắt đầu thời kỳ hoàn tất dây chuyền Đây là thời kỳ thể hiện đầy đủ nhất các ưu việt của phương pháp tổ chức thi công dây
chuyên Các phương tiện sản xuất và mọi vật tư kỹ thuật thi công dược sử dụng có hiệu quả nhất
Tyg = Tha — (Te + Te)
Quan hệ này cho thay: néu T,, va T,, cang 16n thi T,, cang nho, nghĩa là
thời kỳ dây chuyền tổng hợp phát huy hiệu quả nhất lại càng ngắn Điều này
lại cho thấy rõ thêm ảnh hưởng bất lợi của T., và TỊ,
e) Tốc độ dây chuyển chuyên nghiệp (Vụ.)
Là chiều dài đoạn đường ( hay kz) một đơn vị chuyên nghiệp hồn thành mọi khâu cơng tác nó phụ trách trong một đơn vị thời gian (cư hoặc ngày đêm) Tốc độ dây chuyền tổng hợp là chiều đài đọan đường hoàn thành trong một ca hoặc một ngày đêm
Tốc độ dây chuyền là một chỉ tiêu cơ bản của dây chuyền, nó biểu thị
năng suất công tác của cả đơn vị chuyên nghiệp và biểu thị cả trình độ trang bị các phương tiện cơ giới cũng như mức độ sử dụng các phương tiện đó Tốc
Trang 33
độ dây chuyền quyết định phần lớn các thông số khác của dây chuyền Tốc độ càng lớn thì thời gian thi công càng ngắn, đoạn công tác của dây chuyền hàng năm càng lớn
Tốc độ dây chuyền thường được xác định dựa vào các yếu tố sau:
- Vụ, phải lớn hơn tốc độ dây chuyền tối thiểu (Vụ ) để hồn thành
cơng trình đúng thời hạn thi công: demin
ma (km/ ca)
hd kt
V demin =
Trong do:
L - chiéu dai doan đường can phai thi cong (km) Tị, - thời gian khai triển của dây chuyên (ca)
T;¿ - là thời gian hoạt động xác định theo thời hạn thi cơng quy định để hồn
thành đoạn đường L T,„ lấy giá trị nhỏ nhất trong các điều kiện sau:
Tha = T, ~ dnp
Tha = T- Dt,
Trong do:
T, - thoi gian thi c6ng quy dinh tinh theo lịch
À1 — tổng số ngày nghỉ và ngày lễ trong thời gian T,
31, - tổng số ngày thời tiết xấu theo dự kiến trong thời gian T,
- Tốc độ dây chuyền phải phù hợp với phương tiện sản xuất mà đơn vị xây lắp có thể có, bảo đảm tận dụng tất cả các phương tiên thi công về công suất, năng suất và yêu cầu bảo đảm giá thành thi công là rẻ nhất Nếu tốc độ dây chuyền quyết định quá nhỏ thì có thể năng suất của một số máy phụ hoặc công suất của một số xí nghiệp phụ phục vụ xây dựng đường sẽ không tận dụng được hết, gây ra lãng phí
- Đối với các dây chuyền xây dựng đường có sử dụng các bán thành
phẩm (hỗn hợp nhựa, hỗn hợp bê tông xi măng ) thì tốc độ dây chuyển
thường được quyết định theo năng suất cuả các xí nghiệp phụ cũng như năng suất vận chuyển Ngược lại, tốc độ dây chuyền xác định theo thời gian hồn thành cơng trình sẽ quyết định năng suất yêu cầu đối với các xí nghiệp phụ cũng như đối với các phương tiện xe, máy móc
Để chọn được tốc độ dây chuyền hợp lý theo các yêu cầu nói trên, cần phải thiết kế các phương án sơ đồ dây chuyền thi công khác nhau và tiến hành so sánh các phương án này về mặt kinh tế kỹ thuật Nói chung, phương án có tốc độ dây chuyền lớn thường là phương án kinh tế hơn
f) Doan công tác của đây chuyên (tổng hợp hay chuyên nghiệp)
Là đoạn đường có thể thi công bằng một dây chuyền độc lập Đoạn công tác của dây chuyền hàng năm là chiều dài đoạn đường có thể hoàn thành bằng một dây chuyền trong một năm (k/ năm)
Đọan công tác của dây chuyển phụ thuộc vào tốc độ của dây chuyền, thời gian hoạt động của dây chuyền, quá trình công nghệ thi công và điều kiện
thời tiết
Trang 34
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG ĐƯỜNG Ơ TƠ _ TH.§ CHU TIẾN DŨNG
9) Chiêu dài dây chuyên (diện thi công của dây chuyển):
Với dây chuyên chuyên nghiệp: chiều dài dây chuyền (I,„.) là đoạn đường trên đó tất cả các phương tiện thi công của dây chuyền chuyên nghiệp cùng đồng thời hoạt động để hồn thành mọi khâu cơng tác được giao Chiều dài l,„ được xác định theo bản vẽ quá trình công nghệ thi công của dây chuyền và
thường bằng bội số của tốc độ dây chuyền
Lạ, — Vạu.n,
Với n, là số đoạn dây chuyển trong thời gian khai triển của dây chuyền
Các đơn vị chuyên nghiệp sau một số ca làm việc sẽ hoàn thành mọi khâu công tác trên đoạn đường bằng chiều dài này và sẵn sàng để cho don vi chuyên nghiệp sau triển khai tiếp trên đó
Với dây chuyên tổng hop: chiéu dai dây chuyền tổng hợp (L„„) là chiều dai doan đường trên đó tất cả các đơn vị chuyên nghiệp thuộc dây chuyền tổ
hợp đồng thời cùng triển khai hoạt động
n „ m Pp
Lae = Vac +a, + D2
i=l jel =I
Trong do:
I',.- chiéu dài các dây chuyền chuyén nghiép (m) a, chiéu dai cdc doan dự trit (m)
z„- chiều dài các đoan giãn cách bắt buộc (7n)
Đoạn dự trữ a; là chiều dài đoạn đường dự trữ cần thiết giữa các dây chuyền chuyên nghiệp đảm bảo khi vì một lý do nào đó (máy hỏng, khí hậu thời tiết ) dây chuyền chuyên nghiệp đi trước phải ngưng hoạt động hoặc giảm tốc độ, các dây chuyền chuyên nghiệp sau nó hoạt động vẫn hoạt động bình thường Còn trường hợp các dây chuyền kế tiếp có tốc độ thi công khác nhau ngay từ đầu thì phải bố trí đoạn dự trữ sao cho đến cuối đoạn công tác
của dây chuyền, tiến độ thi công của dây chuyền đi sau không bị dây chuyền
đi trước cản trở (có thể xảy ra khi tốc độ dây chuyền của đơn vị chuyên nghiệp
đi sau lớn hơn của đơn vị đi trước)
a; = Vụ, Tạy
Với Tụ, là thời gian dự trữ cần thiết
Đoạn giãn cách z„: là chiều dài đoạn đường cần thiết giữa các dây chuyền chuyên nghiệp mà quy trình, quy phạm đòi hỏi để đảm bảo công tác thi công sau không ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thi công trước Ví dụ các lớp móng đường gia cố bằng xi măng hoặc các lớp vật liệu là bê tông xi măng cần phải có đủ thời gian hình thành cường độ
A= Vực v
Với T,„ là thời gian giãn cách yêu cầu Ví dụ thời gian bảo dưỡng lớp cát, đá gia cố
xi măng là 14 ngày, lớp đất gia cố vôi là 7 ngày
L, cang đài thì khối lượng công tác lam do dang càng lớn, càng dễ phát sinh thêm khối lượng do ảnh hưởng của các nhân tố thiên nhiên, đồng thời các đoạn đường càng bị chậm đưa vào sử dụng Vì vây nên cố gắng thiết kế tổ chức thi công sao cho chiều dài dây chuyền tổng hợp càng ngắn cầng tố
Trang 35
Muốn rút ngắn diện công tác, rút ngắn thời gian khai triển dây chuyển, một biện pháp quan trong là thiết kế đường (trước hết là kết cấu mặt đường) sao cho quá trình công nehệ thi công không yêu cầu có những đoạn gián cách
vê thời gian Hoặc để rút ngắn thời gian giãn cách bắt buộc, có thể dùng thêm
các phụ gia (ví dụ như phụ gia ninh kết nhanh) để rút ngắn thời gian hình thành cường độ của các lớp vật liệu
9) Đánh giá hiệu quả của dây chuyển
Theo hệ số hiệu quả: T T, CT, +T,,) K = —% = bt MT hd Tụ, - Néu K,,, = 0.7 thì thi công theo phương pháp dây chuyền đem lại hiệu quả cao
- Néu K,,, = 0.3 + 0.7 nên phối hợp phương pháp thi công dây chuyển với phương pháp thi công khác
- Nếu K¿„< 0.3 thì nên dùng phương pháp thi công tuần tự hoặc song song Theo hệ số tổ chức sử dụng xe máy K, T, + T, T kt ht Kự = " 2 = Kụ T, hd , Ty +Ty a ae: ` x:
Trong công thức trên, số hạng _ là thời gian trung bình môi xe, máy không được sử dụng đến trong suốt thời kỳ hoạt động của dây chuyền Tị„ do phải chờ đợi trong thời gian triển khai của dây chuyền Tị, và phải nghỉ việc trước trong thời gian hoàn tất dây chuyển T;,, Thật vậy khi tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền thì xe, máy nào được đưa vào hoạt động trước tiên (ngay lúc bắt đầu thời kỳ khai triển dây chuyền) thì cũng sẽ ngừng hoạt động trước tiên (lúc bắt đầu thời kỳ hoàn tất đây chuyền) và nếu được đưa vào hoạt động sau cùng thì cũng sẽ chấm dứt hoạt động sau cùng
Như vậy hệ số K„ là tỷ số siữa thời gian làm việc của xe máy với thời
gian hoạt động của dây chuyền Chú ý rằng Tị„ - a mới chỉ là thời
gian làm việc nếu dây chuyền hoàn toàn ổn định, hoạt động tốt Do đó hệ số K,„ mới chỉ phản ánh được mức độ sử dụng xe, máy về mặt dự kiến tổ chức thi công dây chuyền và chi đánh giá các phương án thiết kế tổ chức thi công theo
phương pháp dây chuyền
Qua công thức tính K,„ và K„ ta thấy: đối với một tuyến đường xây dựng
ngắn, nếu phương án tổ chức thì công theo phương pháp dây chuyên có thời kỳ khai triển và thời kỳ hoàn tất kéo dài thì Kụ và K„ sẽ nhỏ và tổ chức thi công dây chuyên như vậy thực tế sẽ không lợi
Trang 36
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CƠNG ĐƯỜNG Ơ TƠ _ TH.§ CHU TIẾN DŨNG
3.4 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỊ CÔNG HỒN HỢP
Là phương pháp phối hợp giữa phương pháp tổ chức thi công dây chuyền với phương pháp tuần tự, song song hoặc giữa phương pháp tuần tự và
song song
Có các phương án phối hợp như sau:
Phương án l: tách riêng các công tác tập trung trong khối lượng chung
của dây chuyển để thi công theo phương pháp tuần tự Có thể có hai trường
hợp sau:
- Khi khối lượng công tác tập trung nhỏ hơn khối lượng công tác rải đều theo tuyến nhiều lần và bảo đảm thi công xong trước khi dây chuyền dọc tuyến đi tới thì thực chất phương pháp này vẫn giữ được phương pháp dây
chuyền
- Khi khối lượng công tác tập trung > 20+30% khối lượng tổng cộng, lúc này sẽ tổ chức thi công theo phương pháp hỗn hợp
Phương án 2: một số công tác tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, còn một số công tác tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự
Các công tác chuẩn bị, xây dựng cầu, cống, nền đường thi công theo phương pháp tuần tự, còn công tác xây dựng kết cấu áo đường theo phương
pháp dây chuyền
Phương án 3: Phân tuyến đường thành các đoạn ngắn, trong mỗi đoạn có thể kết hợp giữa phương pháp thi công dây chuyển và tuần tự Giữa các đoạn có thể thi công song song hoặc tuần tự
Trang 37
CHUONG 4 TO CHUC CONG TAC CUNG CAP VAT TU 4.1 KHAI NIEM 4.1.1 Khai niém: Vật + là những tư liệu sản xuất cần thiết trong quá trình xây dựng đường như: - Vật liệu: đá dăm, cấp phối đá đăm, cát, xi măng, nhựa đường, sắt thép - Bán thành phẩm: hỗn hợp bê tông nhựa, bê tông xi măng, cát gia cố xi mang
- Cấu kiện: ống cống, cọc tiêu, biển báo, tường hộ lan - Nhiên liệu: xăng dầu, khí đốt
- Thiết bị, phụ tùng thay thế
- Dung cu lao động va bảo hộ lao động: cuốc, xẻng, mũ, quần áo Công tác cung cấp vật tư tiến hành kịp thời sẽ tạo điều kiện cho công tác xây lắp tiến hành được đều đặn và liên tục Nếu tổ chức cung cấp vật tư không kịp thời, bị ngừng trệ sẽ làm gián đoạn quá trình thi công, ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành nhiệm vụ của công trường
4.1.2 Yêu cầu của công tác cung cấp vật tư:
- Thỏa mãn yêu cầu của tiến độ thi công, không để xảy ra hiện tượng ngừng sản xuất vì thiếu vật liệu
- Đảm bảo sử dụng tối ưu vốn lưu động, không để vốn lưu động bị ứ đọng
4.1.3 Nhiệm vụ của công tác cung cấp vật tư :
-_ Xác định khối lượng các vật tư cần thiết để phục vụ thi cơng - Tính tốn lượng dự trữ vật tư
- Lập tiến độ cung cấp vật tư
- Làm các thủ tục hợp đồng cung cấp vật liệu cho công trường trong thời hạn yêu cầu của thiết kế tổ chức thi công
- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản vật tư
- Cấp phát vật tư và kiểm tra việc thực hiện các định mức sử dụng vật liệu của công trường
Trong xây dựng đường, giá thành vật liệu chiếm đến 50-70% tổng giá thành công trình, khối lượng vật liệu sử dụng đặc biệt lớn, do đó công tác cung cấp vật tư có một ý nghĩa quyết định đến tiến độ thi công và ảnh hưởng rất lớn đến giá thành công trình Vì vậy cần chú trọng cải tiến việc cung cấp vật liệu xây dựng theo hướng cung ứng tại chỗ cho từng khu vực xây dựng, bớt đầu mối, bớt khâu trung gian
Trang 38
Chương 4: TỔ CHỨC CÔNG TÁC CUNG CẤP VẬT TƯ TH.S CHU TIEN DUNG
4.2 KHO BAI VAT LIEU 4.2.1 Khai niém
Kho bãi vật liệu là nơi dùng để bảo quản, dự trữ các loại vật liệu nhằm đảm bảo quá trình xây dựng đường được tiến hành một cách liên tục
Bảo quản vật liệu ở các kho bãi một thời gian nào đó trước khi sử dụng không những tạm thời để ứ đọng một số vốn lưu động mua sắm các vật liệu đó, mà còn tốn thêm một số chi phí để xây dựng kho bãi, bảo quản và bốc dỡ
vật liệu Vì vậy, tốt nhất nên tổ chức nhập thẳng vật liệu từ nơi chuẩn bị đến
nơi thi công và sử dụng ngay Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị và vận chuyển
vật liệu khá phức tạp, tốc độ chuẩn bị và vận chuyển vật liệu đến hiện trường
thường khó phù hợp với tốc độ sử dụng, nên cần có một số vật liệu dự trữ nhất định ở hiện trường mói bảo đảm quá trình xây dựng đường được liên tục
4.2.2 Nhiệm vụ của các kho bãi
- Bốc dỡ vật liệu chở đến
- Vận chuyển vật liệu trong nội kho bãi
- Bảo quản tốt các vật liệu đã nhập kho về số lượng và chất lượng - Bốc xếp vật liệu ở các kho bãi lên xe để đưa đến nơi thi công 4.2.3 Phân loại kho bãi
a) Phân theo ý nghĩa
Theo ý nghĩa, kho bãi vật liệu được chia thành các kho hiện trường và
kho trung chuyển:
- Kho bãi hiên trường được xây dựng cạnh nơi sử dụng vật liệu trên tuyến hoặc trong khu vục các xí nghiệp sản xuất phụ Ví dụ như các đống đá
dăm đổ dọc lề đường, kho ximăng ở xí nghiệp bêtông xi măng, bể nhựa ở xí
nghiệp bê tông nhựa
- Kho bãi trung chuyển để tiếp nhận và bảo quản tạm thời vật liệu và
hàng hóa chở đến theo đường sắt hoặc đường thủy và thường được xây dựng gần ga xe lửa hoặc bến sông rồi sau đó dùng ôtô để đưa vật liệu đến nơi sử dụng
Các kho bãi ở cạnh nơi sản xuất và gia công vật liệu, ví dụ các bãi đá cạnh máy nghiền sàng và các mỏ đá, các kho bê tông nhựa rải nguội và nhũ tương cạnh xí nghiệp gia công nhựa đường cũng thuộc về loại kho bãi trung
chuyển
Cần phải tận lượng giảm đến mức tối thiểu số kho bãi trung chuyển và nhất thiết không được tổ chức hai hoặc ba nơi trung chuyển vật liệu để giảm
chi phí nghiệp vụ kho bãi b) Phân theo cấu tạo:
Kho bãi được chia thành:
- Các kho bãi lộ thiên: dùng để bảo quản các loại vật liệu mà tính chất không thay đổi dưới tác dụng của mưa nắng Ví dụ: đá, cát, cuội, sỏi
Trang 39
Kinh phí ban đầu để xây dựng các bãi này thường chỉ gồm chi phí để
san mặt bằng và đảm bảo thoát nước cho diện tích các kho bãi đó, đôi khi còn phải dùng sỏi sạn, xỉ than hoặc vôi để gia cố đáy bãi nhằm giữ cho vật liệu
không bị dính bẩn Về hình thức, các bãi lộ thiên này có thể có dạng chữ nhật,
hình tròn
Bộ phận chủ yếu trong chi phí kho bãi ở các bãi lộ thiên là chỉ phí bốc dỡ khi tiếp nhận và cấp phát vật liệu, vì vậy nên cố sắng sử dụng các máy bốc dỡ có năng suất cao để giảm chi phí này
Phần lớn các loại vật liệu xây dựng đường ôtô được bảo quản ở các bãi
lộ thiên và chất thành đống lớn Nếu đánh đống bằng thủ công thì mỗi đống không cao quá 2m vừa tốn nhiều sức lao động, vừa chiếm nhiều mặt bằng
Thông thường người ta hay dùng băng chuyên để đánh đống các vật liệu này Có thể dùng máy xúc một gầu, máy xúc nhiều gầu (guồng xúc) máy xúc
lật để bốc vật liệu rời từ đống vật liệu lên xe tải
Để giảm bớt mặt bằng bị đống vật liệu chiếm chỗ và để cho nước mưa
khỏi cuốn trôi vật liệu, nên làm các ke chan bằng ván gỗ hoặc xây tường thấp quây quanh đống vật liệu
- Kho có mái che: Dùng để bảo quản các vật liệu mà tính chất không
thay đổi (hoặc ít thay đổi) khi nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi, nhưng sẽ
bị hư hỏng nếu trực tiếp chịu tác dụng của mưa nắng Các loại vật liệu này
gồm có: các sản phẩm bằng gõ, kim loại, tôn, giấy dầu
Chi phí để xây dựng và trang bị cho loại kho này tương đối nhỏ
Kho kín: dùng để bảo quản xi măng và bột đá chứa trong các bao, vôi cục, các dụng cụ lao động Các kho kín bảo quản vật liệu khá tốt, nhưng thường khó cơ giới hóa khâu xếp dỡ
Để cho việc bốc xếp vật liệu từ xe ôtô hoặc từ toa xe vào kho được dễ dàng, nên tôn cao sàn kho bằng cao trình của sàn xe
Các kho đặc biệt: để bao quan vật liệu cần có điều kiện bảo quản đặc
biệt Ví dụ các bể chứa nhựa và guđrông, các kho xi măng rời và bột đá kiểu hình phễu hoặc xilô
Giá thành xây dựng và chi phí khai thác của các kho này thường rất lớn, nên khi xây dựng chúng cần phải tính toán cẩn thận
4.3 XÁC ĐỊNH DỰ TRỮ VẬT LIỆU, TÍNH TỐN KÍCH THƯỚC KHO BÃI
4.3.1 Mục đích
Đảm bảo lượng vật liệu luôn đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp trong suốt quá trình thi công nhưng không sử dụng quá nhiều vốn lưu động và thời gian tồn kho không quá dài, làm giảm chất lượng vật liệu
4.3.2 Các loại dự trữ 4) Dự trữ thường xuyên (V,„):
Là số lượng vật liệu cần thiết để đảm công tác liên tục cho đơn vị thi công trong thời kỳ giữa hai đợt nhập vật tư theo đúng hợp đồng
Trang 40
Chương 4: TỔ CHỨC CÔNG TÁC CUNG CẤP VẬT TƯ TH.S CHU TIEN DUNG Vi =NV, Trong do: N - Số ngày gián cách giữa hai đợt nhập vật liệu, do hợp đồng kinh tế quy định V„ — Số lượng vật liệu cần dùng bình quân mỗi ngày; V.= Qu T Với:
Q.„ — số lượng vật liệu cần thiết để hồn thành cơng tác xây lắp theo kế
hoạch, có xét đến hao hụt bảo quản, vận chuyển, bốc đỡ
T- thời gian thi công theo tiến độ của kế hoạch
Khi ký hợp đồng kinh tế phải dựa theo ba điều kiện sau đây để định N: - Cự ly vận chuyển giữa nơi cung cấp và tuyến đường thi công
- Loại phương tiện vận chuyển (hiện đại hay thô sơ) - Thủ tục mua vật liệu đơn giản hay phức tạp
Ở ngay sau đợt cung cấp vật liệu mới, dự trữ thường xuyên sẽ đạt giá trị lớn nhất Lượng dự trữ này giảm dần theo thời sian, đến ngay trước ngày cung
cấp ở đợt sau, nó sẽ đạt giá trị tối thiểu
b) Dự trữ bảo hiểm (Vụ,):
Là số vật lượng vật liệu cần thiết bảo đảm cho quá trình thi công tiến hành được liên tục mặt dù vì một lý do nào đó (khó khăn về vận chuyển, đơn vị cung cấp không đảm bảo được hợp đồng ), tiến độ cung cấp vật liệu bị gián đoạn
Von = Nin Va
Với:
N,, — 86 ngay bảo hiểm bình quân, thường xác định theo phương pháp thống
kê kinh nghiệm
Ví dụ, theo số liệu thống kê trong nam báo cáo việc cung cấp vật liệu bị trục trặc 3 lần, một lần nhỡ 4 ngày, một lần nhỡ 2 ngày một lần, 3 ngày Như
Vậy :
_ 4+2+3
bh 3 = 3 ngày
c) Du trữ chuẩn bị (V„„)
Là số lượng vật liệu cần thiết để thỏa mãn yêu cầu thi công cho một loại vật liệu nào đó trong thời gian nhập, phân loại, thí nghiệm chất lượng vật liệu
Vy NV
Với:
Ñ¿ — số ngày làm công tác nhập, phân loại, thí nghiệm tùy theo tình hình Cc
cụ thể mà định ra, thường lấy 3 ngày