Phạm Xuân Mỹ - Mở đầu lớp học - Nội dung: Theo Ba chuyên đề theo Tài liệu Ban TTVHTƯ CĐ 1: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện
Trang 1ĐẨY MANH VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TS Phạm Xuân Mỹ
- Mở đầu lớp học
- Nội dung: Theo Ba chuyên đề theo Tài liệu Ban TTVHTƯ
CĐ 1: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện nay
CĐ2: GT tác phẩm “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quyết sạch công nhân cá nhân” CĐ: Giới thiệu tác phẩm “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Thời gian: 1 ngày
- Phương pháp: Giới thiệu & Hỏi, đáp
CHUYÊN ĐỀ 1
ĐẨY MẠNH VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Gồm 4 phần lớn:
I- Sự cần thiết phải đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
II Hồ chí Minh tấm gương đạo đức mẫu mực, sáng ngời
III Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
IV Vận dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM hiện nay
I- SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO…
Tháng 3 năm 2003, Ban Bí thư cuộc vận động “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân”.
Có người cho rằng…chỉ là phần nhỏ trong học tập tư tưởng của Người
Số khác lại cho rằng bây giờ mới tổ chức học tập là muộn
Lý do 1 Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò vô cùng to lớn của đạo đức.
Đạo đức là cái gốc nền tảng của người cách mạng
Đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng có vai trò rất quan trọng Đạo đức
là một dạng ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá
Trang 2trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ xã hội Ý thức đạo đức xây dựng cho mỗi con người những quan niệm đúng về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, lương tâm và trách nhiệm Hành vi đạo đức làm cho con người có ứng xử đúng với chính mình, trong quan hệ đạo đức giữa các cá nhân với nhau và cá nhân với tập thể
Đạo đức là phản ánh ý thức xã hội- một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội; góp phần quan trọng ổn định xã hội
Lý do 2 Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực, sáng người, tiêu biểu
nhất cho truyền thống đạo đức của nhân dân ta và đạo đức của Đảng ta Tiếp thu những giá trị đạo đức của nhân loại, đạo đức tôn giáo và nhất là đạo đức vô sản, với
sự rèn luyện, tu dưỡng cá nhân, Hồ Chí Minh tiêu biểu cho những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, của của quê hương và gia đình
Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta
Hồ Chí Minh là người Chủ tịch đầu tiên Người đã sáng lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là hiện thân và là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân Hồ Chí Minh là người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang Việt Nam và nhiều tổ chức đoàn thể chính trị khác Hồ Chí Minh là nhà văn hoá chính trị Người đã tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân ta Đường lối chính trị của Người đã đặt nền tảng cho con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại Trong cuộc đời, Người đã tham gia sáng lập
9 tờ báo và viết trên 2.000 bài báo Người chỉ rõ báo chí có trách nhiệm là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức và lãnh đạo chung Người nói nhà báo viết phải rõ mục đích là viết cho ai? Viết để làm gì và viết như thế nào?.
Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn, tiêu biểu là 134 bài thơ Nhật ký trong tù, các
bài thơ Chúc tết và thơ viết trong thời gian hoạt động cách mạng “Mỗi vần thơ Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông, bát ngát tình”.
Hồ Chí Minh là nhà giáo, là người mở đầu nền sử học cách mạng theo chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam
Trang 3- Nghị quyết 24 UNESCO đã quyết định: “Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới”
Lý do 3: Đảng ta luôn khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức Hồ Chí
Minh Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951), Đảng ta đã kêu gọi:"Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch, sự học tập ấy là điều kiện tiến quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn" 1.
Trong Điếu văn vĩnh biệt Người (9-1969), chúng ta thề: “ Suốt đời học tập đạo đức tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến, bách tháng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (6-1991), Đảng ta khẳng định: “Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta” Kỷ niệm 30 năm ngày mất của Hồ Chí Minh, trong Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khoá VIII, Đảng ta phát động cuộc vận động đổi mới và chỉnh đốn Đảng, thực hiện
Di chúc của Người Tháng 3 năm 2003, Chỉ thị 23 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh
nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh”, trong đó, có nội dung
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị TƯ12 khóa IX, Đảng ta quyết định chỉ đạo điểm cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Ba cơ quan Trung ương là đảng bộ Ban Dân vận Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảng bộ khối cơ quan kinh tế Trung ương và ba đảng bộ tỉnh Hải Dương, Khánh Hòa, Bình Dương được chọn tiến hành điểm cuộc vận động.
1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu to n qu àn qu ốc lần thứ II, Ban nghiên cứu Lịch sử
Đảng trung ương xuất bản, H N à N ội, 1965, tr.15.
Trang 4Qua điều tra, có 95% người cho rằng, cuộc vận động là rất cần thiết, có tác dụng thiết thực; quy trình học tập phù hợp với yêu cầu của cuộc vận động, thấy cần thiết phải tự phấn đấu rèn luyện, điều chỉnh hành vi của mình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xem đó là nhu cầu tự thân.
Quy trình của đợt học tập phù hợp với yêu cầu của một cuộc vận động, đặc biệt
là trong lĩnh vực đạo đức, lối sống Có 6 bước
- Tổ chức cho toàn thể đảng viên và quần chúng nghe giảng là phù hợp và có tác dụng tốt, xem đó là nhu cầu tự thân
- Tổ chức lấy ý kiến quần chúng trong cơ quan, đơn vị và địa phương góp ý cho
tổ chức Đảng, đảng viên là một hình thức mới
- Tổ chức thảo luận, thu hoạch của đảng viên; liên hệ đề ra phương hướng cụ thề phấn đấu là bước có tính quyết định kết quả cuộc vận động
- Sau thảo luận, đề ra những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị mình là một việc làm quan trọng
- Việc lấy đảng bộ cơ sở làm đơn vị tổ cuộc vận động là đúng và phù hợp với yêu cầu Tất cả đảng viên của Đảng, dù giữ các vị trí công tác khác nhau đều phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM ở nơi sinh hoạt đảng
- Sáu là sự cần thiết phải thành lập các Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện và xã, phường giúp cho việc tổ chức cuộc vận động thống nhất, trực tiếp, sâu sát
Tháng 11-2006 BCT K X quyết định” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế tục, cụ thể hoá tư tưởng của Ban Chấp hành Trung ương khoá lX Đó chính là cơ sở đảm bảo tính khoa học, tính khả thi của cuộc vận động
Lý do 4 Thực trạng đạo đức hiện nay, bên cạnh những tấm gương đạo đức
tốt, còn bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức lối sống.
Sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, bản vị cục bộ, sống xa hoa, hưởng lạc, mất đoàn kết nội bộ.
Tình trạng quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vô cảm trước đòi hỏi của dân; lối sống thiếu trung thực, chạy chức, chạy lợi, chạy học vị, bằng cấp, chạy án…
Trang 5Trong quan hệ gia đình, với ông bà, cha con, vợ chồng, anh em, phụ nữ, thanh niên, nghiện hút, cờ bạc, lắc, thực dụng;
Trong quan hệ cá nhân và xã hội; đạo đức xã hội … kể cả trong giáo dục, y
tế, bảo vệ luật pháp, báo chí
Đặc biệt nghiêm trọng là tệ quan liêu, nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí, một nguy cơ, thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của Đảng và của chế độ.
Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết.
Lý do 5 Trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như
vũ bão, dưới tác động toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tư tưởng trên thế giới ngày càng sôi động, nhiều chiều, phức tạp
Trong điều kiện cách mạng thế giới đang lâm vào thế tạm thời thoái trào, các thế lực diễn biến hoà bình đang tăng cường chống phá, mua chuộc…
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh còn rất nặng nề
Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của sự nghiệp cách mạng, vừa
là yêu cầu nhiệm vụ cấp bách hiện nay
Đó là cơ sở đảm bảo tính khoa học, tính k hả thi của cuộc vận động.
Kết luận; Học tập và làm theo… vừa là yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của sự nghiệp cách mạng, vừa là yêu cầu nhiệm vụ cấp bách hiện nay
- Nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Nhằm đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống
- Nhằm hình thành và phát triển các giá trị đạo đức mới, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ và nhân cách cao đẹp, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ
Vì vậy: Học tập từ nay đến 19/5 Học tập, kéo dài đến hết nhiệm kỳ khoá X
II HỒ CHÍ MINH TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC MẪU MỰC, SÁNG NGỜI
a Nguồn gốc đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
Trang 6* Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, nhân ái;
lao động cần cù, kiên cường bất khuất, đoàn kết thương yêu, hiếu học, tự lực, tự cường… “Người còn thì của còn”, “Cứu một người phúc đẳng hà sa”; “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”
- Truyền thống đạo đức quê hương Nghệ An
- Truyền thống gia đình nhà nho nghèo yêu nước, nhiều gian khổ…
* Tiếp thu những giá trị đạo đức của nhân loại;Đạo đức Nho giáo Nhân,
Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Liêm, Trung… Cán bộ Thanh Hà nói phá hết Chùa, hạ tượng Phật, phá hết cũ… Bác lặng người, hỏi Cụ thân sinh có khoẻ, nếu cũ xử thế nào?
Đạo đức của các tôn giáo lớn : Phật giáo, Thiên chúa giáo
* Tiếp thu đạo đức vô sản của chủ nghĩa Mác- Lênin: Giản dị, khiêm tốn, gắn
bó với quần chúng lao khổ
b Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức Hồ Chí Minh nổi bật ở phẩm chất tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo Phong cách lãnh đạo của Người là dân chủ, sâu sát tỷ mỉ, đúng mực Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là khoa học, quý trọng thời gian, giữ gìn kỷ luật Cách diễn đạt nói và viết trong sáng, chân thực, gọn gàng, rõ ý Cách ứng xử của Người
tự nhiên, chân tình, cởi mở, chủ động và tế nhị Lối sống sinh hoạt đời thường của Người là một mẫu mực về sự bình dị, tiết kiệm, khiêm tốn, sự gần gũi với quần chúng, tấm gương rèn luyện, giữ mình trong sạch, không ham danh lợi.
- Phong cách tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo: nhìn xa trông rộng: 1942 Bác nói 1945 Việt Nam độc lập, Thời cơ cách mạng T/8/ 1945 1966 đánh B52 1969 đánh cho Mỹ cút… Hỏi tìm giặc lái Mỹ da đen, Chuyển Giặc lái
- Phong cách lãnh đạo: Dân chủ, tỷ mỉ, đúng mực Họp BCT
- Phong cách làm việc: Khoa học, quý trọng thời gian, nhớ lời nói, giữ kỷ luật Tát nước, đi dép
- Phong cách diễn đạt: nói và viết trong sáng, chân thực, gọn gàng, rõ ý: Cho ai; Để làm gì; Như thế nào? Khảu hiệu Nhà máy, Hồ Chủ tịch
- Phong cách ứng xử: Tự nhiên, chân tình, cởi mở, chủ động và tế nhị: Với người cao tuổi, Với đồng nghiệp, với Bác Tôn Vớ dân Tam giác quay xuôi, Ngược
Trang 7- Lối sống và sinh hoạt đời thường của Người là mẫu mực về sự bình dị, khiêm tốn, sự gần gũi với quần chúng, tiết kiệm và luôn giữ mình trong sạch, thanh đạm, không ham danh lợi, yêu thiên nhiên, tự rèn luyện mình về mọi mặt Dán ảnh con gái
Ý 1- Giản dị, tiết kiệm:
- Quần áo vải Ka ki, áo bộ đôi, Giày vải, mũ, Đôi dép cao su, áo len Cao Triều Phát, áo gụ tuột chỉ Tất thủng, khăn mặt Vuông, Điều hoà, quạt cây, Dùng quạt lá cọ
- Quạt lá cọ; giường đơn, gối mỏng, bàn ghế đơn giản
- Rađiô, viết vào mặt sau tờ Bản tin, Cắt tóc , Cái bút chì
- Ăn cơm, uống ruợu, hút thuốc lá, Trang trí tế
- Xe ô tô,
- Tiêu dùng và của cải: Tiền lương, Huy hiệu Bác
Ý 2- Chọn nơi ở bình dị: Gần dân, không gần đường, có nước, đất, nước, núi
- Hang Pắc bó Lán Khuổi Nậm, Nà Lừa, Đồi Tỉn keo Định Hoá Nhà Toàn quyền ở Phủ Chủ tịch, Nhà Sàn Bác Hồ
- Nhà đá chông K9 Ba vì Khi chết, không xây bia đá, tượng đồng, chôn ở quả đồi
Ý 3- Hy sinh quên mình vì độc lập dân tộc
- Chỉ có một ham muốn; không lấy vợ
- Bác Hồ muốn vào miền Nam;
- ở Anh; Xin thức ăn thừa cho người nghèo Câu chuyêng quả táo
- Chị lao công: Cây không rụng lá mùa Đông
- Chuyện Xây nhà tỉnh uỷ Hoà Bình to, Bác khuyên xây nhà dân trước
- Chia kẹo cho các cháu, thuốc lá cho bộ đội
- Đưa áo trấn thủ cho bộ đội, áo khoác cho tù binh Pháp bị thương
- Chú bảo vệ chưa về thăm nhà
- Bộ đội trực chiến trên nóc Hội trường Ba Đình; nước uống
- Chi tiêu tiền tiết kiệm: Mời cơm, quà đi công tác, Huy hiệu Bác
Trang 8Ý 4- Tấm gương rèn luyện
- Học ngoại ngữ viết lên tay - Làm nghề bồi bàn - Quét tuyết
- Trong nhà tù Tưởng giới Thạch
- Đi bộ, ngựa, tập tạ, tập thái cực quyền, nhảy cao, bóng chuyền
- Tập khi ốm đau
- Tập bỏ thuốc
III Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1 Vai trò: Đạo đức là cái gốc nền tảng của người cách mạng.
- “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo
- “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất
vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
- Muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải có những con người cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là phải có những người có đạo đức cộng sản
- Muốn ăn quả thì phải trồng cây Muốn có quả ngon thì phải ra sức săn sóc cho cây tốt Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người thấm nhuần đạo đức
xã hội chủ nghĩa
- So sánh giữa Đức và Tài và nhấn mạnh Đức: Đức là cái gốc của người cách mạng Có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng không thành công Đức là cái tâm trong sáng, là lối sống vì dân tộc, vì mọi người Bồi dưỡng đạo đức và lý tưởng cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết
2 Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức
Dân tộc Việt Nam có cùng gốc rễ Tổ tiên là con Rồng, cháu Tiên, cần thấm nhuần ý nghĩa hai chữ Đồng bào Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước
Cống hiến hết mình, tận trung với nước, tận hiếu với dân
Trang 9Hiếu với dân Bao nhiêu quyền hạn đều ở nơi dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân Cán bộ, đảng viên là người công bộc, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân Dân là chủ Đảng của dân Dân đói, dân dốt, dân rét, Đảng và Chính phủ đều có lỗi Muốn hiếu với dân thì phải dựa vào dân, tin ở sức mạnh của nhân dân “ Dễ mười không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong” Vì vậy phải kính dân, gần dân, lấy dân làm gốc và phấn đấu hết lòng vì dân Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh
3 Đạo đức cách mạng là phải hết lòng yêu thương con người.
Xuất phát từ tư tưởng coi con người là vốn quý nhất, Hồ Chí Minh coi dân khí mạnh thì vũ khí nào cũng không chống nổi Trồng người ở đời và làm người, phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ
Người cùng khổ Người ví năm ngón tay cũng có ngón dài, ngón ngắn
Trong đối nhân xử thế, người có những sai lầm, khuyết điểm, bao giờ Hồ Chí Minh cũng phê phán có lý, có tình, nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng Người nhắc nhở rằng kẻ địch cũng là người, cần luôn tìm cách thức tỉnh lương tâm của những người trót lạc lối, lầm đường để họ có thể quay về con người chân chính, hướng thiện Lòng nhân ái bao la của Người đã làm nên sức thuyết phục và cảm hóa to lớn
Người hy vọng cái xấu, cái ác sẽ bớt dần đi, cái tốt, cái thiện sẽ nảy nở như hoa mùa xuân
Trong Di chúc, Người dặn lại trong nhiều công việc khổng lồ sau ngày thắng
Mỹ thì công việc đầu tiên là đối với con người
Chỉ có một ham muốn… Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi hại thì giờ và tiền bạc của nhân dân
4 Cốt lõi của đạo đức cách mạng là cần kiệm, liêm chính.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, có tinh thần lao động
sáng tạo, giữ kỷ luật, năng suất cao, có trách nhiệm và luôn tự lực cánh sinh Cần phải
là một đức tính, là phẩm chất, là thói quen Để có cần, phải rèn luyện thường xuyên Phải chống lười nghĩ, lười làm, ham chơi, ham vui
- Kiệm: là tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, tiết kiệm sức lao động, thời
gian, tiền của dân, của nước, của tập thể, của mình Kiệm mọi lúc, mọi nơi, đi vào thực
Trang 10chất, có hiệu quả Tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ Chống hình thức như: liên hoan, chè chén lu bù, lãng phí
- Liêm: Là luôn luôn tôn trọng và bảo vệ của công, không xâm phạm đồng xu,
hạt thóc của nước, của dân trong mọi hoàn cảnh Không tham lam, không ham sung sướng, không ham người ta tâng bốc mình Chỉ có một cái ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Phải luôn chống cái trái với liêm là: Cậy quyền thế đục khoét dân;
ăn của đút lót; trộm của công; dìm người tài giỏi để giữ danh tiếng, địa vị; sợ khó nhọc
- Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, quang minh chính đại.
Chính là cái Tâm thẳng thắn đối với người, với việc, không tự cao, tự đại, luôn thật thà Luôn tự kiểm điểm mình Đặt việc công trên việc tư Mỗi ngày làm một việc lợi Làm việc đến nơi đến chốn, không sợ khó, không sợ khổ; Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắng, đứng đắn Một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, qủa mới là hoàn toàn Một người phải Cần, Kiệm Liêm, nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn.”
- Chí công vô tư: Đối với người, với việc khi nào cũng lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ, khổ trước mọi người, hưởng sau thiên hạ
Cần, kiệm, liêm, chính liên quan chặt chẽ với nhau và gắn với chí công vô tư Thiếu một mặt nào đó thì không thể là không thành người có đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh tóm tắt các tư tưởng bằng một khái niệm khác cũng là tư tưởng Nho giáo là: Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Tín - Liêm
Trí là sáng suốt, biết người, biết việc, biết lợi hại, chống bọn vu vơ nó bao
vây Trí là biết địch, biết mình; biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không
dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh Dũng
là không sợ khó, không sợ khổ; có gan làm và có gan nhận khuyết điểm, gan hy sinh tính mạng Dũnglà phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều Phải có kế
hoạch, rồi kiên quyết làm ngay Nguy hiểm cũng phải làm Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc Tín là nói cái gì phải cho tin, nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân tin, cho bộ đội tin ở mình Nhân là phải có lòng bác ái - yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình Liêm là quang minh chính đại Liêm là không tham danh vị,
không tham sống, không tham tiền, không tham sắc Người cán bộ đã dám hy sinh cho