2 điểm a Quan sát hai bình chia độ ở hình bên và cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi bình.. b Kết quả tác dụng của lực lên một vật như thế nào?. a Vật nặng chịu tác dụng của những lực nào?. 2 đ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 01 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN VẬT LÝ – KHỐI 6 Thời gian làm bài: 45 phút
( không kể thời gian phát đề )
Câu 1 (2 điểm)
a) Quan sát hai bình chia độ ở hình bên và cho biết GHĐ và
ĐCNN của mỗi bình
b) Người ta đổ cùng một lượng chất lỏng vào hai bình Em
hãy ghi lại kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình
c) Theo em thì bình nào đo chính xác hơn?
Câu 2 (2 điểm)
a) Thế nào là hai lực cân bằng?
b) Kết quả tác dụng của lực lên một vật như thế nào?
Câu 3 (2 điểm)
Một lò xo có độ dài tự nhiên là l0 = 10 cm Treo lò xo thẳng đứng, một
đầu lò xo móc trên giá, móc vào đầu dưới của lò xo một quả nặng có khối
lượng m1 = 100 g thì lò xo dãn ra đến khi nó có độ dài là l1= 12 cm thì
dừng lại
a) Vật nặng chịu tác dụng của những lực nào?
b) Hãy tính độ biến dạngl1của lò xo khi treo vật m1
c) Thay quả năng 100 g bằng quả nặng 50 g Tính độ dài l2của lò xo khi treo quả nặng này?
Câu 4 (2 điểm)
Đổi các đơn vị sau :
Câu 5 (2 điểm)
Một học sinh thực hiện một bài thực hành xác định khối lượng riêng của đá gồm các bước sau:
Bước 1:
- Đặt một vài hòn đá lên đĩa cân bên trái
- Đặt lên đĩa cân bên phải 1 quả cân 100 g; 2 quả cân 20 g; 1 quả 10 g, thì thấy đòn cân nằm cân bằng
Bước 2:
- Đổ nước vào bình chia độ cho đến vạch 60 cm3
- Thả các hòn đá đã cân vào nước trong bình chia độ thì thấy nước dâng đến vạch 110 cm3 Biết rằng các hòn đá là không thấm nước
a) Tính khối lượng m của các hòn đá
b) Tính thể tích V của các hòn đá
c) Tính khối lượng riêng D của đá ra đơn vị kg/m3
HẾT
Trang 2ĐÁP ÁN GỢI Ý KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ – KHỐI 6
1
a Nêu chính xác GHĐ và ĐCNN mỗi bình: 0,5đ 1đ
b Đọc được V1= 38 cm3và V2= 40 cm3 0,5đ
2
b Gây ra biến đổi chuyển động hoặc biến dạng 1đ
3
a Nêu được vật chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi 0,5đ
b Tính được độ biến dạng của lò xo làl1= 2 cm 0,5đ
c Tính được l2= 1 cm; tính được chiều dài lò xo l2= 11 cm 1,0đ
5
a Tính được khối lượng đá là 150 g = 0,15 kg 0.5đ
b Tính được thể tích đá là V= 110 – 60 = 50 cm3= 0,00005 m3 0,5đ
c Tính được khối lượng riêng D = m/V= 0,15/0,00005= 3000 kg/m3 1đ
Trang 3ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-ĐỀ DỰ PHÒNG
(Đề có 01 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN VẬT LÝ – KHỐI 6 Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2 điểm)
a) Quan sát hình bên và cho biết GHĐ và
ĐCNN của mỗi thước
b) Dùng hai thước này để đo độ dài của cùng
một vật Hãy ghi lại kết quả đo
c) Theo em thì thước nào đo chính xác hơn?
Câu 2 (2 điểm)
a) Trọng lực là gì? Đơn vị của trọng lực?
b) Để đo độ lớn của trọng lực thì ta phải dùng dụng cụ gì? Dụng cụ đó được đặt dọc theo phương nào?
Câu 3 (2 điểm)
Một lò xo có độ dài tự nhiên là l0 = 10 cm Treo lò xo thẳng đứng,
một đầu lò xo móc trên giá, móc vào đầu dưới của lò xo một quả
nặng có khối lượng m1 = 200 g thì lò xo dãn ra đến khi nó có độ dài
là l1= 14cm thì dừng lại
a) Vật nặng chịu tác dụng của những lực nào?
b) Hãy tính độ biến dạngl1của lò xo khi treo vật m1
c) Thay quả nặng 200 g bằng quả nặng 100 g Tính độ dài l2 của lò
xo khi treo quả nặng này?
Câu 4 (2 điểm)
Đổi các đơn vị sau:
Câu 5 (2 điểm)
Một học sinh thực hiện một bài thực hành xác định khối lượng riêng của sắt gồm các bước sau:
Bước 1:
- Đặt một vài viên bi sắt lên đĩa cân bên trái
- Đặt lên đĩa cân bên phải ba quả cân 100 g; một quả cân 50 g; hai quả 20 g,
thì thấy đòn cân nằm cân bằng
Bước 2:
- Đổ nước vào bình chia độ cho đến vạch 200 cm3
- Thả các hòn bi sắt đã cân vào nước trong bình chia độ thì thấy nước dâng đến vạch 250 cm3
a) Tính khối lượng m của các hòn bi
b) Tính thể tích V của các hòn bi
c) Tính khối lượng riêng D của sắt ra đơn vị kg/m3
HẾT
Trang 4ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ DỰ PHÒNG
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ – KHỐI 6
1
a Nêu chính xác GHĐ và ĐCNN mỗi thước: 0,5đ 1đ
2
a Nêu đúng khái niệm trọng lực (0,5 đ); đơn vị trọng lực (0,5 đ) 1đ
b Dùng lực kế để đo trọng lực, đặt lực kế theo phương thẳng đứng. 1đ
3
a Nêu được vật chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi 0,5đ
b Tính được độ biến dạng của lò xo làl1= 4cm 0,5đ
c Tính được l2= 2cm; tính được chiều dài lò xo l2= 12cm 1,0đ
5
a Tính được khối lượng đá là 390 g = 0,39 kg 0.5đ
b Tính được thể tích đá là V= 250 –200 = 50 cm3= 0,00005 m3 0,5đ
c Tính được khối lượng riêng D = m/V = 0,39/0,00005 = 7800 kg/m3 1đ