Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào?. Đại lượng nào thể hiện tác dụng mạnh yếu của áp lực?. Tính áp suất xe tác dụng xuống mặt đường.. Tính: a/ áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề có 01 trang )
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 8 Thời gian làm bài: 45 phút
( không kể thời gian phát đề )
Câu 1 ( 2,0 điểm )
Thế nào là quán tính? Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào?
Dựa trên khái niệm quán tính để giải thích: Khi ôtô đang chuyển động, đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe bị ngã về phía nào? Vì sao?
Câu 2 ( 2,0 điểm )
Thế nào là lực ma sát? Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
Nêu một ví dụ cho thấy tác dụng có hại của lực ma sát và biện pháp làm giảm
ma sát này
Nêu một ví dụ cho thấy tác dụng có lợi của lực ma sát và biện pháp làm tăng ma sát này
Câu 3 ( 2,0 điểm )
Thế nào là áp lực? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Đại lượng nào thể hiện tác dụng mạnh yếu của áp lực?
Xe tải chở hàng hóa có khối lượng tổng cộng 10 tấn đậu trên mặt đường nằm ngang Tính áp suất xe tác dụng xuống mặt đường Biết xe tải có 10 bánh và diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường là 250 cm2
Câu 4 ( 2,0 điểm )
Một bồn chứa nước có trọng lượng riêng 10.000 N/m3, cột nước trong bồn cao
10 m, trên mặt nước là không khí có áp suất 100.000 Pa Tính:
a/ áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy 2 m
b/ áp suất tác dụng lên đáy bồn chứa
Câu 5 ( 2,0 điểm )
Cùng lúc xe gắn máy xuất phát tại A đi về B mất 3 giờ, ôtô xuất phát từ B đi về
A với vận tốc 54 km/h Biết hai địa điểm A và B cách nhau 108 km trên cùng đường thẳng
a/ Tính vận tốc xe gắn máy và thời gian ôtô từ B về A
b/ Hai xe gặp nhau sau bao lâu kể từ khi xuất phát? Khi gặp nhau, hai xe cách A bao nhiêu kilômét?
HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm
Trang 2ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HK I – NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ 8
Câu 1: ( 2,0 điểm )
- Quán tính: tính chất giữ nguyên chuyển động ( trang 36 TLVL ) 0,50đ
- Thể hiện của quán tính:
+ Khi không có lực: Vật đứng yên hoặc chuyển động đều 0,50đ + Khi có lực tác dụng: Lực làm biến đổi dần chuyển động 0,50đ
- Ngã về phía trước do chân dừng đột ngột, thân tiếp tục chuyển động 0,50đ
Câu 2: ( 2,0 điểm )
- Các lực cản trở chuyển động, tạo bởi những vật tiếp xúc với nó 0,25đ
- Lực ma sát nghỉ giữ vật không trượt, lăn khi chịu tác dụng lực khác 0,25đ
- Ví dụ ma sát có hại , biện pháp làm giảm ma sát 0,50đ
- Ví dụ ma sát có lợi , biện pháp làm tăng ma sát 0,50đ
Câu 3: ( 2,0 điểm )
- Là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc 0,25đ
- Đại lượng thể hiện tác dụng của áp lực mạnh yếu gọi là áp suất 0,25đ
- Áp suất của các bánh xe tác dụng lên mặt đường: 0,25đ
Câu 4: ( 2 điểm )
Áp suất nước tác dụng lên 1 điểm cách đáy bồn 2 m
Áp suất tác dụng lên đáy bồn chứa:
Câu 5: ( 2,0 điểm )
Vận tốc xe gắn máy:
Thời gian ôtô từ B về A:
Thời gian kể từ lúc xuất phát đến lúc hai xe gặp nhau:
Ta có: s = s1+ s2= v1t + v2t
108 = ( 36 + 54 ) t
Hai xe gặp nhau cách A : s1= v1 t = 36 1,2 = 43,2 km 0,5đ
HEÁT ( Thiếu hoặc sai đơn vị trừ tối đa 0,25đ trong mỗi phần của bài toán )
Trang 3ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-ĐỀ DỰ PHÒNG
( Đề có 01 trang )
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 8 Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian phát đề )
Câu 1 ( 2,0 điểm )
Thế nào là hai lực cân bằng nhau? Trạng thái chuyển động của vật khi vật chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau?
Câu 2 ( 2,5 điểm )
Thế nào là bình thông nhau ? Nêu đặc điểm mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau
Bình thông nhau có hai nhánh hình trụ nối với nhau bằng một ống có kích thước không đáng kể ( như
hình vẽ ) Nhánh thứ nhất có tiết diện S1= 20 cm2 ,
nhánh thứ hai có tiết diện gấp đôi nhánh thứ nhất Cho
1,2 lít nước vào trong bình Tính chiều cao cột nước
trong hai nhánh
Câu 3 ( 1,5 điểm )
Thế nào là áp lực? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Đại lượng nào thể hiện tác dụng mạnh yếu của áp lực?
Xe có khối lượng tổng cộng 2 tấn đậu trên mặt đường nằm ngang Tính
áp suất mỗi bánh xe tác dụng xuống mặt đường Biết xe có 4 bánh và diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường là 100 cm2
Câu 4 ( 2,0 điểm )
Một bể nước cao 2 m chứa đầy nước Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3
Tính: a/ áp suất của nước tác dụng lên đáy bể
b/ áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy bể 50 cm
Câu 5 ( 2,0 điểm )
Cùng lúc xe gắn máy xuất phát tại A đi về B mất 4 giờ, ôtô xuất phát từ
B đi về A với vận tốc 72 km/h Biết hai địa điểm A và B cách nhau 144 km trên cùng đường thẳng
a/ Tính vận tốc xe gắn máy và thời gian ôtô từ B về A
b/ Hai xe gặp nhau sau khi xuất phát mấy giờ? Khi gặp nhau, hai xe cách
B bao nhiêu kilômét
HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm
Trang 4ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ DỰ PHÒNG KIỂM TRA HK I – NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ 8
Câu 1: ( 2,0 điểm )
Câu 2: ( 2,5 điểm )
- Kết luận về mực chất lỏng trong bình thông nhau ( Trang 62 TL DHVL ) 1,0đ
- Chiều cao cột nước ở hai nhánh:
V = ( S1+ S2) h
=> h = V : (S1+ S2) = 1200 : ( 20 + 2 20 ) = 20 cm 0,50đ
Câu 3: ( 1,5 điểm )
- Là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc 0,25đ
- Đại lượng thể hiện tác dụng của áp lực mạnh yếu gọi là áp suất 0,25đ
- Áp suất của mỗi bánh xe tác dụng lên mặt đường:
p = F : S
= 20000 : 0,04
Câu 4: ( 2 điểm )
Áp suất nước tác dụng lên 1 điểm cách đáy bể 2 m
Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy bể 50 cm:
Câu 5: ( 2,0 điểm )
Vận tốc xe gắn máy:
Thời gian ôtô từ B về A:
Thời gian kể từ lúc xuất phát đến lúc hai xe gặp nhau:
Ta có: s = s1+ s2= v1t + v2t
108 = ( 36 + 72 ) t
Hai xe gặp nhau cách B : s2= v2 t = 72 1 = 72 km 0,5đ
HEÁT ( Thiếu hoặc sai đơn vị trừ tối đa 0,25đ trong mỗi phần của bài toán )