Câu 2: 2 điểm Mô tả hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của các thí nghiệm sau: a.. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.. Cho mẩu dây đồng v
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN HÓA HỌC - NĂM HỌC 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I LÝ THUYẾT (7 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Viết phương trình hóa học khi cho dung dịch HCl tác dụng với các chất sau: Fe, Al 2 O 3 , Ba(OH) 2 , Na 2 CO 3, Fe(OH) 3
Câu 2: (2 điểm)
Mô tả hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học của các thí nghiệm sau:
a Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
b Cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
Câu 3: (2,5 điểm)
a Trong phòng thí nghiệm, có 3 lọ hóa chất không màu, bị mất nhãn, mỗi lọ đựng dung
dịch sau: KOH, Na 2 SO 4, NaNO 3 Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết từng
chất đựng trong mỗi lọ
b Khi phân tích mẩu đất ở xung quanh nhà máy sản xuất phân bón, người ta thấy đất đó có
pH = 2,5 Để cải tạo đất, ta phải xử lí bằng cách nào để làm tăng độ pH cho đất.Giải thích ngắn gọn biện pháp xử lí đó
II BÀI TOÁN (3 điểm)
Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric HCl
Sau phản ứng thu được 7,84 lít khí hidro (đktc), dung dịch A và chất rắn B không tan.
a Viết phương trình hóa học xảy ra Xác định dung dịch A, chất rắn B.
b Tính khối lượng từng kim loại có trong hỗn hợp.
c Cho lượng dung dịch A thu được ở trên phản ứng hết với dung dịch NaOH 0,5M Tính
thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần dùng.
HẾT
Cho H = 1; O = 16; Na = 23 ; Mg = 24 ; Cl = 35,5 ; Cu = 64.
Học sinh được sử dụng bảng tính tan theo SGK.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA 9 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 – 2015
Câu 1
2,5 điểm Mỗi PTHH đúng: 0,5 đ/pt
+ Thiếu cân bằng hoặc cân bằng sai trừ 0.25 đ / pt + Viết sai CTHH 0 đ / pt
0.5 đ x 5 pt = 2.5 điểm Câu 2 2 điểm a Cho từ từ dd NaOH vào dd CuSO 4. Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan (kết tủa) màu xanh lơ
Nhận xét: Chất không tan (kết tủa) là Cu(OH)2
Viết PTHH đúng
b Cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dd AgNO 3 Hiện tượng: Có chất rắn màu xám bám vào dây đồng Dung dịch chuyển màu xanh đậm dần Nhận xét: Đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối AgNO3 Nồng độ dd Cu(NO3)2 tăng dần
Viết PTHH đúng
0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ/ pt 0,25 đ 0,25đ 0,5 đ/pt Câu 3 2,5 điểm a Nhận biết : 1,75 đ - Lấy mỗi chất một ít làm mẩu thử - Dùng giấy quỳ tím + Mẩu nào làm quỳ tím hóa xanh: dd KOH + Còn lại 2 mẩu không hiện tượng - Dùng dung dịch BaCl2
+ Mẩu nào tạo kết tủa trắng đục: Na2SO4
+ Còn lại mẩu không hiện tượng: NaNO3
- Viết và cân bằng đúng PTHH: (BaCl2 + Na2SO4)
(HS có thể nhận biết cách khác, nếu đúng vẫn cho tròn số điểm)
b Câu hỏi thực tế về cải tạo đất: 0,75 đ
- Biện pháp xử lí: Bón vôi (bột)
- Giải thích: + pH = 2,5 là đất bị chua.
+ Vôi (bột) có tính bazơ, để trung hòa độ chua của
đất, làm tăng độ pH của đất
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ/pt
0,25đ 0,25đ/ý
Trang 3Hoặc có thể chấp nhận cách giải thích: pH = 2,5 có tính axit, bón
vôi để trung hòa tính axit trong đất, làm tăng độ pH của đất.
Bài toán
3 điểm
- Tính số mol H2 = 0,35 (mol)
a/ PTHH: Mg + 2 HCl MgCl2 + H2 ↑
(mol) 1 2 1 1
ddA: MgCl2 ; chất rắn B: Cu
b/ - Tính số mol Mg = 0,35 (mol)
- Tính khối lượng Mg = 8,4 (g)
- Tính khối lượng Cu = 2,1(g)
c/ PTHH : MgCl2 + 2 NaOH Mg(OH)2 ↓ + NaCl
(mol) 1 2 1 1
- Từ PT suy ra: nNaOH = 2 nMgCl2 = 2.0,35 = 0,7 (mol)
- Tính thể tích NaOH 0,5M cần dùng = 1,4 (lit)
0,5 đ 0,5 đ
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ
0,25 đ 0,25 đ
Lưu ý : Đề nghị nhóm trưởng họp GV thống nhất chi tiết trước khi chấm.
Nếu có thắc mắc cần liên hệ PGD để được thống nhất chung./