Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách : STT : Câu 1: 2 điểm Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa sắt và nhôm lần lượt tác dụng với oxi, lưu huỳnh, dung
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 -2015
MÔN : HOÁ HỌC - LỚP 9
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Số phách :
Số báo danh : Lớp :
Trường : Số tờ nộp
Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách : STT : Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa sắt và nhôm lần lượt tác dụng với oxi, lưu huỳnh, dung dịch axit clohidric và dung dịch đồng sunfat
Câu 2: (2 điểm) Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch NaOH, NaCl, HCl và H2SO4 Bằng phương pháp hóa học trình bày cách nhận biết (Viết phương trình hóa học minh họa)
Câu 3: (1 điểm) Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 rồi lắc nhẹ Mô tả hiện tượng quan sát được và viết phương trình của phản ứng hóa học đã xảy ra.
Trang 2
HÓA HỌC LỚP 9
THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY
VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC MẤT Cho : Zn = 65 H = 1; O = 16; S = 32; Cl= 35,5
Câu 4: (2 điểm) Cho 10,55 gam hỗn hợp kẽm và kẽm oxit tác dụng với dung dịch axit sunfuric dư
thì thu được 2,24 lít một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
a- Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra
b- Tính khối lượng kẽm và kẽm oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5: (2 điểm) Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M a- Viết phương trình hóa học phản ứng xảy ra và tính khối lượng chất tham gia còn dư b- Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng
Câu 6: (1 điểm) Dùng quì tím thử dung dịch của trái chanh thì quì tím hoá đỏ Để làm các vật dụng bằng đồng đã cũ có lại vẻ sáng bóng, người ta có thể dùng dung dịch của trái chanh để lau chùi Bằng kiến thức hoá học em hãy giải thích cách làm trên
Trang 3
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN HOÁ HỌC - LỚP 9
Câu 1: (2 điểm)
3Fe + 2 O2 → Fe3O4
Fe + S → FeS
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
4Al + 2 O2 → 2Al2O3
2Al + 3 S → Al2S3
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3CuSO4 → Al2( SO4)3 + 3Cu
- Mỗi phương trình hoá học đúng chấm 0,25 điểm, sai công thức hoặc chưa cân bằng chấm 0 điểm.
Không trừ điểm thiếu điều kiện phản ứng
Câu 2: (2 điểm)
- Dùng quỳ tím thử mẫu các dung dịch
- Mẫu làm quỳ tím hoá xanh là NaOH
- Mẫu không làm quỳ tím đổi màu là NaCl
hai mẫu làm quì tím hoá đỏ
- Thử hai mẫu làm quỳ tím hoá đỏ với BaCl mẫu phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4
mẫu không phản ứng là HCl
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Sai công thức sai cân bằng chấm 0 điểm, thiếu dấu hiệu kết tủa trừ 0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 3: (1điểm)
Chỉ yêu cầu học sinh nêu được hiện tượng sau phản ứng có kết tủa,
màu nâu đỏ (đỏ, đỏ gạch, cam)
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
Sai công thức hoặc sai cân bằng chấm 0 điểm, thiếu dấu hiệu kết tủa trừ 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm
Câu 4: (2 điểm)
a- Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2 O 0,5 điểm 0,5 điểm b- Tình được khối lượng Zn: 6,5 gam
Tính được khối lượng ZnO: 4,05 gam
Cách làm đúng, đáp số sai chấm 0,5 điểm , đáp số đúng nhưng cách làm sai hoặc
không thể hiện cách làm thì không chấm điểm.
0,75 điểm 0,25 điểm
Câu 5: (2điểm)
a- NaOH + HCl → NaCl + H2O 0,5 điểm
b- Tính nồng độ mol của dung dịch HCl dư: 0,4M
Tính nồng độ mol của dung dịch NaCl: 0,2M
Cách làm đúng, đáp số sai chấm 0,5 điểm , đáp số đúng nhưng cách làm sai hoặc
không thể hiện cách làm thì không chấm điểm.
0,5 điểm 0,5 điểm
Câu 6: 1 điểm
Học sinh hiểu vật dụng cũ do bị oxi hoá ( có lớp đồng oxit bám bên ngoài): 0,5 điểm
Trong dung dịch của trái chanh có chứa axit tác dụng được với đồng oxit : 0,5 điểm
Lưu ý : Học sinh làm cách khác đáp án nhưng đúng vẫn chấm điểm bình thường
tO
tO
tO
tO