Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) quan niệm : an sinh xã hội rất rộng bao gồm: trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình giảm nghèo, các chương trình thị trường lao động.
Câu 1 : Phân tích vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH Câu 2 : Nội dung của bảo hiểm thất nghiệp Câu 1 : Trên thế giới quan niệm về "an sinh xã hội "được hiểu không thống nhất. Theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): an sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) quan niệm : an sinh xã hội rất rộng bao gồm: trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình giảm nghèo, các chương trình thị trường lao động. Ấn Độ quan niệm vấn đề cốt lõi của an sinh xã hội là phòng ngừa và giảm nghèo, cung cấp mức sống tối thiểu cho người dân . Tuy khái niêm của an sinh xã hội có thể hiểu khác nhau, song các quan niệm đều thống nhất với nhau ở một điểm là an sinh xã hội mang tính hệ thống, bao gồm những chính sách để phòng ngừa, giảm thiểu, trợ giúp, bảo vệ những người gặp rủi ro, gồm có 4 trụ cột chính như: hệ thống chính sách và các chương trình về thị trường lao động tích cực; hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội; hệ thống chính sách trợ giúp xã hội; hệ thống lưới an toàn xã hội Hệ thống ASXH được xây dụng có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: BHXH, Cứu trợ xã hội .Các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, Các chế độ trợ cấp gia đình, Các quỹ dự phòng, Sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, Các dịch vụ liên quan đến ASXH. Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống ASXH, BHXH là trụ cột quan trọng thứ nhất, tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ăn lương trong xã hội. Các chế độ của BHXH đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật ngữ ASXH