Chủ thể thừa vốn đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của chủ thể thiếu vốn bằng việc mua các chứng khoán khởi thủy do các chủ thể thiếu vốn phát hành.
Trang 1MỤC LỤCDanh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1 THỰC CHẤT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONGCÁC DOANH NGHIỆP 31.1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 31.1.2 Thực chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanhnghiệp 51.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤTKINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 91.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh 91.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tăng giảm hiệu quảsản xuất kinh doanh 141.3 MỘT SỐ YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆUQUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 201.3.1 Tính tất yếu khách quan không ngừng nâng cao hiệu quả 201.3.2 Những yêu cầu với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 28
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ 30
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾNHIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 302.1.1 Khái quát quá trình hình thành 30
Trang 22.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty : 31
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 36
2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QỦA SXKD CỦA CÔNG TY 43
2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÔNG TY 56
2.4 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 63
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ 66
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 66
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 67
3.2.1 Xây dựng áp dụng đồng bộ khai thác mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu 68
3.2.2 Các biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng lao động nhằm tăng năng suất lao động 73
3.2.3 Các biện pháp tăng cường về đầu tư theo chiều sâu để nâng cao trình độ hiện đại của công nghệ 75
3.2.4 Các biện pháp nâng cao trình độ sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 77
3.3 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 78
KẾT LUẬN 79
Tài liệu tham khảo 80
Trang 3Danh mục các chữ viết tắt
1.KHKT: Khoa học kỹ thuật
2.SXKD: Sản xuất kinh doanh
3 ĐHKTQD: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
10 UBTP: ủy ban thành phố
11 UBND: ủy ban nhân dân
12 XDCB: Xây dựng cơ bản
13.CNV: Công nhân viên
14 CBCNV: Cán bộ công nhân viên
Trang 4Biểu 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
Biểu 6 :Lương và thu nhập của CBCNV 2004 đến 2008Biểu 7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Biểu 8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Biểu 9 : Chi phí sản xuất kinh doanh
Biểu 10: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2006 Biểu 11: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2007.Biểu 12: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2008
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của KHKT vớinhững thành tựu to lớn của nó đã và đang được ứng dụng để phát triển sảnxuất Để đáp ứng sự phát triển đó và giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranhgay gắt trên thương trường, cũng như để quản lý tốt công ty của mình đề rađược các phương án kinh doanh có hiệu quả, nhà quản lý phải thường xuyênphân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhiều luồng nhiều loạithông tin trong hoạt động của doanh nghiệp Từ trước tới nay, việc phân tíchhiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ít được quan tâm và đánhgiá đúng tầm quan trọng của nó, vì hiệu quả hay kết quả của hoạt động doanhnghiệp rất dễ được nhìn qua thông số lợi nhuận của doanh thu Tuy vậy,chúng ta cần lưu ý rằng nếu chỉ dừng lại ở các thông tin đó thì không thể thấybức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,không thấy được các nguyên nhân sâu xa tạo ra hiệu quả kinh doanh, khôngthấy được các ưu nhược điểm của quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh Dovậy người quản lý cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan
hệ qua lại giữa các số liệu phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh để đạt đượctừng phần hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụthể để khai thác các tiềm năng và khắc phục các nhược điểm của doanhnghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mặt khác hiện nay tình hình kinh tế toàn cầu đang suy thoái, các doanhnghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn Vì vậy bắt buộc các doanh nghiệpcần phải cạnh tranh gay gắt hơn và đưa ra nhưng hướng đi, những giải phápcho riêng mình Mà Công Ty Sông Mã lại vừa thực hiện quá trình cổ phầnhóa nên không thể không gặp phải những khó khăn như: Một số đơn vị trựcthuộc sau khi cổ phần hoá tuy đã đi vào hoạt động độc lập nhưng trong giai
Trang 6đoạn đầu vẫn còn nhiều khó khăn trong việc liên doanh, liên kết, tìm kiếm đốitác cũng như thị trường tiêu thụ, làm quen với các phương pháp quản lý, chưaquen với hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật do đó hiệu quả SXKDchưa cao.
Sau quá trình học tập tại khoa Kế Hoạch & Phát Triển trườngĐHKTQD và thực tập tại Công ty Sông Mã Để giải quyết nhu cầu cấp thiết
này của thực tế sản xuất kinh doanh, em quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau
cổ phần hóa”.
Với những kiến thức tiếp thu được trong những năm học vừa qua vàvới sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Phạm Văn Vận vàtập thể cán bộ công nhân viên Công ty Sông Mã, cùng với sự nỗ lực cố gắngcủa bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập theo yêu cầu tuy nhiên donhững hạn chế về kiến thức nên trong chuyên đề thực tập này chắc chắnkhông tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 7PHẦN I HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
1.1 THỰC CHẤT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trướchết ta phải hiểu khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức sống, một chủ thể hoạt động sản xuất kinhdoanh hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, có tên riêng, có tàisản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định củapháp luật Doanh nghiệp là một hệ thống mở có quan hệ khăng khít với môitrường sản xuất kinh doanh Mỗi doanh nghiệp là một khâu trong hệ thốngphân công xã hội của nền kinh tế Doanh nghiệp là đơn vị tiêu thụ đồng thời
là đơn vị cung cấp trên thị trường mua và bán Sự hoạt động có hiệu quảkhông thể tách rời các chính sách kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác của môitrường sản xuất kinh doanh
Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trongnhững phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm, dịch vụnhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu thị trường và thu về chomình một khoản lợi nhuận nhất định
Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ
sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triểntrên thị trường, cũng như các phân hệ khác hệ thống sản xuất bao gồm nhiềuyếu tố cấu thành có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau, yếu tố trung
Trang 8tâm của hoạt động sản xuất là quá trình biến đổi, đó là quá trình chế biếnchuyển hoá các yếu tố đầu vào hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốnđáp ứng nhu cầu của xã hội.
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên,con người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin Chúng là điềukiện cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào Muốn quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức khai tháccác yếu tố đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất
Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ Đối với hoạt độngcung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dạng khó nhận biết mộtcách cụ thể Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trìnhsản xuất còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi chohoạt động sản xuất kinh doanh
Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thốngsản xuất của doanh nghiệp Đó là những thông tin ngược cho biết tình hìnhthực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp
Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thốngsản xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu như:thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh
Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằmmục tiêu sinh lời Lợi nhuận tối đa là mục tiêu chung nhất, mục tiêu cuối cùngcủa bất kỳ doanh nghiệp nào khi đầu tư tiền của và sức lực vào hoạt độngkinh doanh trên thị trường Vì vậy các doanh nghiệp phải thiết kế và tổ chức
hệ thống sản xuất như thế nào để biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra saumỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu.Giá trị gia tăng(GTGT) là yếu tố quan trọng nhất là động cơ hoạt động củacác doanh nghiệp và mọi tổ chức cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình
Trang 9sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp GTGT là nguồn gốc của tăng của cải
và mức sống của toàn xã hội Tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng
có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như: những người laođộng, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng đảmbảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp
1.1.2 Thực chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Từ trước đến nay khi đề cập đến hiệu quả người ta vẫn chưa có đượcquan niệm thống nhất Mỗi lĩnh vực, mỗi giác độ có một quan niệm về hiệuquả khác nhau và thông thường người ta gắn tên lĩnh vực được đề cập sau từ
“hiệu quả “
Sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có hiệuquả đất đai, vốn, thiết bị máy móc, các phương pháp quản lý và công cụ laođộng khác tác động lên các yếu tố như nguyên vật liệu, bán thành phẩm vàbiến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầucủa xã hội
Kinh doanh là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quátrình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trườngnhằm mục đích sinh lời
Do sự phát triển của hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhautrong lịch sử và do các góc độ nhìn nhận khác nhau mà có các quan điểmkhác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Quan điểm 1: Trong xã hội tư bản, việc phấn đấu tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh thực chất là đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho các nhà tưbản những người nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và qua đó phục vụ cholợi ích của nhà tư bản Ađam Smith cho rằng “ hiệu quả kinh doanh là kếtquả đạt được từ hoạt động kinh tế, là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá “
Trang 10Với quan điểm này ông đồng nhất hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt độngkinh doanh Nhiều người đánh giá đây là quan điểm phản ánh tư tưởng trọngthương của ông.
Quan điểm 2: Cho rằng “ hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí “ Quan điểm nàybiểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chiphí tiêu hao Tuy nhiên xét trên quan điểm triết học của chủ nghĩa Mac-Lêninthì sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ, có tác động qualại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ Kinh doanh là một quá trìnhtrong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên kết mật thiết với các yếu tố sẵn có,các mối quan hệ này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả kinh doanhthay đổi Quan điểm trên chỉ tính đến hiệu quả kinh doanh trên phần chi phí
bổ sung và hiệu quả bổ sung
Quan điểm 3: cho rằng “ hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo bằng
hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó “ Ưu điểm củaquan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế,
đã gắn kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánhtrình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh Tuy nhiên quan điểmnày vẫn chưa biểu hiện được mối tương quan giữa chất và lượng của kết quả
và mức chặt chẽ của mối liên hệ này
Trong xã hội XHCN, phạm trù hiệu quả vẫn tồn tại vì sản phẩm xã hộivẫn được sản xuất ra từ tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước, toàn dân và tậpthể Tuy nhiên mục đích của nền sản xuất XHCN khác với nền sản xuấtTBCN ở chỗ hàng hoá sản xuất ra là để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tất cảmọi người Đứng trên lập trường tư tưởng đó, hiệu quả kinh doanh được quanniệm là mức độ thoả mãn yêu cầu của qui luật kinh tế cơ bản của xã hộiXHCN Qui luật cho rằng tiêu dùng là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của xã
Trang 11hội loài người Khó khăn ở đây là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởngđịnh hướng đó bởi đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng là rất
đa dạng và phong phú
Như vậy ta thấy các quan niệm trên là không thống nhất và đều còn cónhững hạn chế, chưa thể hiện được hết bản chất cũng như các mối liên quantrong quan niệm về hiệu quả kinh doanh Tuy vậy chúng đều chung nhau ởmột điểm cho rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng củahoạt động kinh doanh Chính vì vậy một quan điển về hiệu quả kinh doanh cóthể coi là tương đối đầy đủ và hoàn thiện đã được phát biểu như sau:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tậptrung của phát triển kinh tế theo chiếu sâu Phản ánh trình độ khai thác cácnguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuấtnhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo ngày càng trở nên quantrọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiệnmục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuấthàng hoá, phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất Sảnxuất hàng hoá có phát triển hay không là phụ thuộc vào hiệu quả cao haythấp Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản là tiền
Chúng ta cần hiểu, hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diệntrên cả hai mặt định tính và định lượng:
+ Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phản ánh sự cố gắng, nỗ lực trình
độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó của việc giảiquyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội Việc định tính thường đượcthể hiện thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của công việc, nhiệm vụ trongquá trình sản xuất
Trang 12+ Về mặt định lượng: hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụkinh tế xã hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra.Hiệu quả kinh tế chỉ thu được khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra Chênhlệch giữa hai yếu tố này càng lớn, hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.Việc định lượng thường được thực hiện bằng các con số, chỉ tiêu cụ thể đểtính toán và so sánh.
Hai mặt định tính và định lượng của phạm trù hiệu quả kinh tế có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Việc thực hiện các mục tiêu định lượng cũngnhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị xã hội nhất định và không phảiviệc thực hiện mục tiêu chính trị xã hội nào cũng chấp nhận mọi giá
Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tíết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra, yêu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực
Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí
Từ những quan điểm đó ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và nó được thể hiện bằng mối tương quan giữa tương quan từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế nó được biểu hiện bằng hai biểu thức toán học là hiệu số và hệ
số
kết quả + biểu hiện bằng hệ số =
chi phí
Trang 13Nếu kết quả > chi phí thì đạt hiệu quả cao và ngược lại Đồng thời
nó cũng có thể đo bằng sự gia tăng giữa:
kết quả
chi phí+biểu hiện bằng :
Hiệu số = kết quả thu được - chi phí bỏ ra
hay :
Lợi nhuận = kết quả - chi phí
Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phảiđạt kết quả tối đa và chi phí tối thiểu hoặc chính xác hơn là đạt kết quả tối đavới chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tốithiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực vàchi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí
cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực
sự Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh sẽ lựa chọnphương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quảnhất
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát huynhững thành tựu đã đạt được, khắc phục những điểm yếu, tồn tại và khôngngừng lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh nghiệt ngã của kinh tế thịtrường là mục tiêu của các doanh nghiệp do vậy yêu cầu được đặt ra là làm
Trang 14thế nào để có thể nhận biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vàđưa ra các quyết định quản trị một cách hợp lý Các nhà kinh tế thường quantâm đến các chỉ tiêu quan trọng sau:
a Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả cuả toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tìnhhình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh các doanh nghiệp vớinhau
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn =
Vốn kinh doanh trong kỳChỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việctạo ra doanh thu một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Doanh thu trên chi phí Doanh thu trừ thuế
sản xuất và tiêu thụ trong kỳ=
Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Lợi nhuận dòng
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100%
Doanh thuChỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợinhuận từ một đồng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khíchcác doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quảtốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí
Trang 15
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = x 100%
VốnChỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công việc là một đồngvốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốncủa doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng Lợi nhuận trong kỳ
chi phí sản xuất và tiêu thụ =
Chi phí sản xuất và tiêu thụ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
b Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản
của quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động của Giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
một công nhân viên trong kỳ =
Số công nhân viên làm việc trong kỳChỉ tiêu này cho biết một công nhân viên làm ra được bao nhiêu đồngdoanh thu
Kết quả sản xuất trên Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
một đồng chi phí tiền lương =
Chi phí tiền lương trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra baonhiêu đồng doanh thu
Trang 16
Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ
tính cho một lao động =
Số lao động bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ làm ra được baonhiêu đồng lợi nhuận
Số lao động trong sử dụng
Hệ số sử dụng lao động=
Lao động hiện có Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng của một doanh nghiệp Số laođộng của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìmnguyên nhân và giải pháp thích hợp
+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định(VCĐ)
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳSức sản xuất của VCĐ =
Số dư bình quân VCĐ trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu
Lợi nhuận trong kỳSứcsinhlợicủaVCĐ=
VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận
- Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị
Hiệu suất sử dụng thời gian T/g làm việc thực tế của máy móc thiết bịlàm việc của máy móc thiết bị =
T/g làm việc theo thiết kế
Trang 17+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ) trong quá trình sảnxuất kinh doanh.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanhthu trong quá trình sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lời của VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận
VLĐ bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của VLĐ =
Doanh thu tiêu thụ trừ thuếChỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc sản xuất ramột đồng doanh thu
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ nên trên thường được sosánh với nhau giữa các thời kỳ Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sửdụng các yếu tố thuộc VLĐ tăng và ngược lại
Mặt khác nguồn VLĐ thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại
ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hoá để đảm bảocho quá trình tái sản xuất Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ, do đó sẽ gópphần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụngvốn Chính vì vậy trong thực tế người ta còn sử dụng hai chỉ tiêu sau để xácđịnh tốc độ luân chuyển của VLĐ, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng VLĐ
Trang 18Doanh thu trừ thuế
Số vòng quay của VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết VLĐ quay vòng được bao nhiêu vòng trong kỳ
Số vòng quay nhiều chứng tỏ việc sử dụng VLĐ có hiệu quả và ngược lại
T/g của kỳ phân tíchT/g của một vòng quay =
Số vòng quay của VLĐChỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp cân bao nhiêu ngày cho một vòngquay của vốn Thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng càng cao vàngược lại
1.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp là việc nhận thức vạch ra một cách đúng đắn những yếu tốtác động đến kết quả nhất định trong việc phân tích kinh doanh
Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố không những cầnphải chính xác mà còn phải kịp thời, không những chỉ xác định các nhân tốđối với hiện tượng kinh tế mà còn xác định sự tác động qua lại giữa các nhân
Trang 19+ Trình độ khả năng hoạt động của đội ngũ lao động trong doanhnghiệp
Lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong kinh doanh Trình độnăng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó việc tổ chức phân công hiệp tác laođộng hợp lý giữa các bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp, việc sử dụng đúngngười đúng việc sao cho tận dụng được tốt nhất các năng lực, sở trường củatừng người là yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức cá nhân của các công tynhằm đạt mục tiêu kinh doanh có hiệu quả Nếu nói rằng “con người phù hợp
“là điều kiện cần để kinh doanh thì “tổ chức lao động hợp lý “ là điều kiện đủ
để kinh doanh có hiệu quả
Việc bố trí nhân lực trong mỗi công ty phụ thuộc vào đặc điểm kinhdoanh và chiến lược kinh doanh của công ty tổ chức và quản lý nhân lực chặtchẽ (chuyên môn hoá cao) đôi khi làm giảm tính độc lập sáng tạo của ngườilao động nhưng tổ chức lỏng lẻo lại là nguyên nhân gây nên lộn xộn khó quản
lý và khó tập trung sức mạnh vào những mục tiêu nhất định Việc tổ chứcnhân sự luôn phải đảm bảo nguyên tắc chung đúng người đúng việc, quyềnlợi trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, đồng bộ nhấtmệnh lệnh của cấp trên, đồng thời khuyến khích được tính độc lập của ngườilao động
+ Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại sức mạnh kinhdoanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản, đặc biệt đối vớicác công ty hoạt động ở trong lĩnh vực lưu thông thương mại Cơ sở vật chất
kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp (nhà cửa, kho tàng, máy móc thiếtbị ) góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh
Trang 20Trong nền sản xuất công nghiệp trình độ khoa học kỹ thuật là một nhân
tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trình độ khoahọc kỹ thuật ngày càng cao, thì khả năng nâng cao năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm ngày càng lớn
Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép ta tạo ra những sảnphẩm có chất lượng cao đó cũng chính là một trong những nhân tố giúp doanhnghiệp giảm được tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí giá thành
Việc phân tích dựa trên nhiều góc độ khác nhau cho phép khẳng định
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ Tuy nhiên cũng cần phải nhấnmạnh rằng khoa học kỹ thuật chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất với điềukiện sử dụng nó một cách đồng bộ
Cơ sở vật chất kỹ thuật càng được bố trí hợp lý bao nhiêu càng đem lạihiệu quả cao bấy nhiêu Hệ thống bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật tạo thànhmạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, có vai trò rất lớn giúp doanh nghiệpchiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh ổn định tình hìnhkinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao Mạng lưới kinh doanh của mỗidoanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của từng loại doanh nghiệp, từngloại thị trường, phải đảm bảo tính hợp lý tiết kiệm cũng như việc kiểm soátcác mắt xích trong mạng lưới
+ Tình hình hoạt động quản trị của doanh nghiệp
Đóng vai trò quan trọng trong mọi thành công cũng như thất bại củadoanh nghiệp, tức là có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Nhân tố quản trị bao gồm các hoạt động từ lập kế hoạch kinhdoanh, tổ chức thực hiện tới giám sát quá trình kinh doanh hay nói cách khác
là liên quan tới mọi khâu của quá trình kinh doanh Một doanh nghiệp vớinăng lực quản trị non kém sẽ không thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc
Trang 21liệt của thị trường Muốn quá trình quản trị đạt hiệu quả cao, nguyên tắcchung là đảm bảo tính gọn nhẹ, thống nhất vì như vậy hoạt động quản trị mớilinh hoạt, chi phí hành chính mới giảm nhẹ, tránh được sự chồng chéo tráchnhiệm tạo nên sức ỳ trong quản trị.
Công tác quản lý tốt tác động tốt đến sản xuất kinh doanh, có thể nóitrình độ quản lý là một nhân tố tổng hợp có ý nghĩa quyết đinh đến sự pháttriển của doanh nghiệp, quản lý sản xuất suy cho cùng là quản lý con người,khuyến khích những hoạt động của con người để tác động đến các yếu tố sảnxuất nhằm thu được kết quả lợi nhuận cao nhất Trình độ quản lý của doanhnghiệp thể hiện ở trình độ kế hoạch hoá, trình độ tổ chức điều hành kiểm tra
b Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, tác độngđến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp một cách ngoài ý muốn: Môitrường kinh doanh, môi trường tự nhiên, môi trường luật pháp, mà doanhnghiệp buộc phải tìm biện pháp thích ứng
+ Môi trường kinh doanh
Nhân tố này bao gồm các nhân tố hợp thành như: Đối thủ cạnh tranh,thị trường cơ cấu ngành, tập quán và mức thu nhập của dân cư
*/ Đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ cạnh tranh mạnh có ảnh hưởnglớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanhnghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để đẩy mạnh tiêuthụ, tổ chức bộ máy kinh doanh cho phù hợp để bù đắp những thiệt hại docạnh tranh về giá, về chất lượng và mẫu mã Như vậy đối thủ cạnh tranh vừa
là nhân tố mang lại trở ngại vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanhnghiệp Nhưng nhìn chung thì sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh sẽ làm hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi tương đối
Trang 22*/ Thị trường: Bao gồm thị trường đầu ra và thị trường đầu vào Đây lànhân tố có ảnh hưởng toàn diện đến hiệu quả kinh doanh Thị trường đầu raquyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở sự chấp nhận của kháchhàng đối với hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp ở một mức giá nhất định.Thông qua thị trường doanh nghiệp có thể quyết định cách thức bố trí sảnxuất và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
*/ Tập quán và mức thu nhập của dân cư: ảnh hưởng của nhân tố này ởchỗ doanh nghiệp phải quyết định số lượng chủng loại hàng hoá, mức độ chất lượng và giá cả của chúng sao cho phù hợp với sức mua và tập quán tiêu dùngcủa khách hàng ở từng loại thị trường Như vậy đây là nhân tố tác động gián tiếp lên quá trình sản xuất công tác Marketing và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
*/ Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: tác động củanhân tố này là tác động phi lượng hoá vì doanh nghiệp không thể tính toán và
đo đạc nó cụ thể bằng các phương pháp thông thường Các mối quan hệ rộng
và uy tín sẽ cho doanh nghiệp cơ hội lựa chọn các nguồn lực có lợi nhất chomình cũng như mang lại ưu thế trong tiêu thụ
Ngoài đối thủ cạnh tranh, thị trường, các mối quan hệ một số nhân tốkhác trong môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp như hàng hoá thay thế, hàng hoá phụ thuộc tuy các nhân
tố này hầu như chỉ có tác động dài hạn Doanh nghiệp cũng cần quan tâm để
có những quyết định điều chỉnh thích hợp
+ Môi trường tự nhiên
*/ Thời tiết, khí hậu, mùa vụ Hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là cácdoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Nông - Lâm -Thuỷ - Hải sản chịuảnh hưởng sâu sắc của nhân tố này Những chính sách cụ thể và linh hoạt là
Trang 23điều kiện cần thiêt để doanh nghiệp tránh những ảnh hưởng tiêu cực đảm bảo
ổn định sản xuất kinh doanh
*/ Tài nguyên thiên nhiên: cả doanh nghiệp khai thác lẫn doanh nghiệp
có sử dụng tài nguyên thiên nhiên đều có lợi nếu được nằm trong vùng có vịtrí thuận lợi về tài nguyên Ngược lại nếu không có được lợi thế này, doanhnghiệp phải có những chính sách khắc phục thích hợp bởi đây là những nhân
tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
*/ Vị trí địa lý: Có liên quan đến các công tác quan trọng như: sản xuấtgiao dịch, vận chuyển mỗi công tác tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh chung thông qua chi phí tương ứng
+ Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
Là tiền đề cơ bản thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh Kinhdoanh muốn thu được hiệu quả cao phải giảm thiểu chi phí trong khi đó cơ sở
hạ tầng ảnh hưởng lớn tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nhất là cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông thương mại thông qua hệthống đường xá, thông tin liên lạc, khả năng vận chuyển, bảo quản hàng hoácũng như nắm bắt nhu cầu, giá cả thị trường Cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩyđầu tư, qua đó gián tiếp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
*/ Môi trường luật pháp
Tác động trực tiếp tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thông quacác công cụ luật pháp, các chính sách vĩ mô Luật pháp tác động lên khôngchỉ ngành nghề, mặt hàng sản xuất, phương thức kinh doanh mà cả chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí lưu thông, vận chuyển mức thuế )Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn chịu sự tác động của nhànước thông qua các chính sách thương mại quốc tế hạn ngạch, luật bảo hộ,bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh
Trang 241.3 MỘT SỐ YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.3.1 Tính tất yếu khách quan không ngừng nâng cao hiệu quả.
Trong quá trình hoạt động, mỗi doanh nghiệp phải luôn gắn mình vớimôi trường kinh doanh bởi chỉ có sự thích nghi với môi trường kinh doanhmới đem laị hiệu quả mong muốn trong điều kiện của Việt Nam Ngày nay,các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế mở sự thích nghi vớinhững qui luật của thị trường lại càng là đòi hỏi khắt khe hơn bao giờ hết.Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanhnghiệp ngày nay việc cần thiết là phải tìm hiểu hệ thống qui luật thị trường
a. Tính tất yếu do hệ thống qui luật thị trường chi phối.
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển củanền sản xuất hàng hoá đã trải qua nhiều thế kỷ phát triển nên khái niệm về thịtrường cũng rất phong phú và đa dạng có 6 cách phát biểu cơ bản nhất nhưsau:
Cách 1: thị trường theo cách hiểu cổ điển là nơi diễn ra các quá trình
trao đổi và buôn bán Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại thị trường còn bao gồmcác hội chợ cũng như các địa dư và các khu vực tiêu thụ phân theo mặt hànghoặc ngành hàng
Cách 2: thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành
hoạt động mua bán giữa người bán và người mua
Cách 3: thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua
đó các quyết định của các gia đình về việc tiêu dùng các mặt hàng nào, cácquyết định của các công ty về việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cácquyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dunghoà bằng sự điều chỉnh giá cả
Trang 25Cách 4: thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua
và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh Số lượng người mua và người bánnhiều hay ít phản ánh qui mô của thị trường lớn hay nhỏ.Việc xác định nênmua hay nên bán hàng hoá và dich vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu docung và cầu quyết định Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kếthợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
Cách 5: thị trường là một phạm trù riêng có của nền sản xuất hàng hoá.
Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan
hệ hữu cơ mật thiết với nhau: Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cung ứng hànghoá và dịch vụ, giá cả hàng hoá và dịch vụ Qua thị trường chúng ta có thểxác định được mối tương quan giữa cung và cầu về hàng hoá và dịch vụ, hiểuđược phạm vị và qui mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức mua bánhàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thấy rõ thị trường còn là nơi kiểm nghiệmhàng hoá và dịch vụ Ngược lại hàng hoá và dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu củathị trường và được thị trường chấp nhận Do vậy các yếu tố có liên quan đếnhàng hoá và dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường
Cách 6 : khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời khỏi khái
niệm phân công lao động xã hội được Sự phân công này là cơ sở chung củamọi nền sản xuất hàng hoá Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xãhội và có sự sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường Thị trườngchẳng qua chỉ là biểu hiện của sự phân công xã hội và do đó nó có thể pháttriển vô cùng tận
+ Các chức năng chủ yếu của thị trường
Thị trường được coi là một phạm trù trung tâm vì qua đó các doanhnghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thốnggiá cả Trên thị trường các yếu tố của các nguồn lực như máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, lao động đất đai luôn biến động nhằm sử dụng có hiệu quả
Trang 26các nguồn lực để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của thịtrường và xã hội Như vậy chúng ta thấy thị trường có vai trò cực kỳ quantrọng trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Thị trường tồn tạikhách quan các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động thích ứng với thị trường.Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường và xã hộicũng như thế mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh để có chiến lược, kếhoạch và phương án kinh doanh phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường và xãhội Thị trường có vai trò to lớn như vậy là do có các chức năng sau:
- Chức năng thừa nhận của thị trường
Thể hiện ở chỗ hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có bán đượchay không, nếu bán được có nghĩa là được thị trường chấp nhận và quá trìnhtái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện Thị trường thừa nhận tổng khốilượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra thị trường tức là thừa nhận giá trị và giá trị
sử dụng của hàng hoá Chuyển giá trị cá biệt thành giá trị xã hội Sự phânphối và phân phối lại các nguồn lực nói nên sự thừa nhận của thị trường
- Chức năng thực hiện của thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán hàng hoá và dịch vụngười bán cần giá trị hàng hoá còn người mua cần giá trị sử dụng Nhưng theotrình tự thì sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi nào giá trị sử dụng được thựchiện vì hàng hoá và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp nhưng không phùhợp với nhu cầu của thị trường, xã hội thì cũng không tiêu thụ được Như vậythông qua chức năng thực hiện của thị trường, hàng hoá dịch vụ hình thànhnên các giá trị trao đổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồnlực
- Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường
Cho phép người sử dụng bằng nghệ thuật kinh doanh của mình, tìmđược nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ với hiệu quả hoặc lợi nhuận cao và cho
Trang 27phép người tiêu dùng mua được nhiều hàng hoá và dịch vụ có lợi cho mình.Như vậy thị trường vừa kích thích được người sản xuất sử dụng hợp lý cacnguồn lực vừa kích thích người tiêu dùng sử dụng có hiệu quả ngân sách củamình.
- Chức năng thông tin
Thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất hàng hoá và dịch
vụ nào với khối lượng bao nhiêu để đưa vào thị trường với thời điểm thíchhợp và có lợi cho người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá dịch vụnào, ở thời điểm nào thì có lợi nhất Chức năng này có được là do trên thịtrường chứa đựng các thông tin về tổng cung, tổng cầu, cơ cấu của cung cầu,quan hệ giữa cung cầu đối với từng loại hàng hoá và dịch vụ, chi phí sảnxuất, giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm, các đơn vị sản xuất và phânphối
Đây là những thông tin rất cần thiết đối với người sản xuất và ngườitiêu dùng để đề ra các quyết định thích hợp đem lại lợi ích và hiệu quả chomình
+ Các yếu tố và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
- Các yếu tố hợp thành
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá sựphân công lao động xã hội và việc sử dụng đồng tiền làm thước đo trong quátrình trao đổi hàng hoá và dịch vụ vì vậy thị trường muốn tồn tại và pháttriển cần có đủ các điều kiện sau:
*/ có khách hàng tức là người mua
*/ có người cung ứng tức là người bán
*/ người bán hàng hoá và dịch vụ cho người mua phải được bồihoàn
Trang 28Như vậy bất cứ thị trường nào cũng đều chứa đựng ba yếu tố: cung,cầu, giá cả hàng hoá và dịch vụ và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạothành thị trường.
Yếu tố cung: Cho thấy trên thị trường chỉ có những hàng hoá và dịch
vụ thị trường có nhu cầu mới được cung ứng Điều này có được là do hoạtđộng có ý thức của các nhà sản xuất kinh doanh mặt khác hàng hoá và dịch
vụ được cung ứng không phải bằng bất cứ giá nào mà là giá cả thoả thuận cólợi cho cả hai bên
Yếu tố cầu: cho thấy chỉ có những nhu cầu của thị trường mà xã hôi cókhả năng đáp ứng mới được tồn tại Nói đến nhu cầu tức là nói đến số lượngđược thoả mãn về một loại hàng hoá và dịch vụ cụ thể gắn liền với một mứcgiá nhất định
Yếu tố giá cả: Cho thấy việc đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hộiluôn gắn liền với việc sử dụng các nguồn lực có hạn của xã hội và phải đượctrả giá Như vậy hàng hoá và dịch vụ được bán theo giá mà số lượng cunggặp số lượng cầu
- Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường
Về mặt lý luận và thực tiễn người ta đã coi thị trường là một tổng thểnên các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường cũng rất phong phú và đa dạng
Nhân tố kinh tế: đặc biệt là việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, GTVT,nội thương, ngoại thương Các phương pháp sử dụng các nguồn lực có ảnhhưởng quyết định đến thị trường bởi lẽ chúng tác động trực tiếp đến lượngcung, cầu, giá cả của hàng hoá và dịch vụ
Nhân tố chính trị - xã hội: Các chủ trương chính sách phong tục tậpquán và truyền thống, trình độ văn hoá của nhân dân Đặc biệt các chính sáchkhoa học và công nghệ, chính sách đối nội và đối ngoại, chính sách xuất nhập
Trang 29khẩu, dân số có ảnh hưởng to lớn đến thị trường làm mở rộng phát triểnhoặc thu hẹp thị trường.
Nhân tố tâm sinh lý: Tác động đến cả người sản xuất và người tiêudùng thông qua đó tác động đến cung, cầu, giá cả của hàng hoá và dịch vụ
Nhân tố thời tiết khí hậu: ảnh hưởng đến sản xuất, năng suất lao động,tiêu dùng, tốc độ tiêu dùng và cuối cùng là ảnh hường đến cung, cầu và giá cảhàng hoá dịch vụ
Nhân tố quản lý vĩ mô: như chiến lược và kế hoặc phát triển kinh tếquốc dân luật pháp nhà nước, thuế, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, giá cả được coi là những công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết thị trường thôngqua sự tác động trực tiếp vào cung cầu giá cả hàng hoá và dịch vụ Mặt khácchính những công cụ này còn tạo nên môi trường kinh doanh cho các doanhnghiệp Các doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả phải tìm mọi biện pháp
để vận dụng một cách thích hợp các loại nhân tố này Các nhân tố thuộc quản
lý vĩ mô như: Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuấtkinh doanh, phương án sản phẩm, giá cả phân phối xúc tiến bán hàng, yểm trợtiêu thụ hàng hoá và dịch vụ như: (quảng cáo, triển lãm ) Các nhân tố nàyđược coi là những công cụ để quản lý doanh nghiệp nhằm tạo ra những sảnphẩm, hàng hoá với chất lượng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường
và xã hội, chấp nhận mối quan hệ cung cầu, giá cả hàng hoá dịch vụ mộtcách thích hợp để phát triển và mở rộng thị trường của doanh nghiệp
Trang 30các quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường cơ chế thị trường tácđộng đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấusản xuất, cơ cấu ngành và lãnh thổ, nói cách khác là điều tiết việc phân phối
và phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng tốthơn nhu cầu của thị trường và xã hội Bằng phương thức cạnh tranh các doanhnghiệp hoặc những người sản xuất tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng kịpthời nhu cầu của thị trường và xã hội để đạt được hiệu quả hay lợi nhuận caohơn Qua đó ta thấy tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinhdoanh được phát triển thông qua việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng các loạibiện pháp thích hợp nhằm cải tiến và đổi mới mặt hàng thực hiện đa dạng hoásản phẩm, bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất vàlưu thông để đạt hiệu quả kinh tế cao
Tóm lại sự vận động phức tạp đa dạng của cơ chế thị trường sẽ dẫn đến
sự biểu hiện gần đúng nhu cầu của xã hội Song các doanh nghiệp khôngđược định giá quá cao hoặc tuyệt đối hoá vai trò của thị trường coi cơ chế thịtrường là một cơ chế kinh tế hoàn hảo và nhà nước không có khả năng canthiệp vào thị trường bởi vì thị trường luôn chứa những khuyết tật của nó nhưlừa lọc đầu cơ, phá sản, thất nghiệp, và sự phân hoá giàu nghèo Để giảm bớtnhững khuyết tật này ngày nay ở các nước phát triển trên thế giới và ở nước tanhà nước đều phải can thiệp vào thị trường với những phương pháp và mức
độ khác nhau
b Sự cần thiết của việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên thị trường
Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải tạo ra kết quả bù đắp được chi phí
bỏ ra để thu được kết quả đó trong quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiêntrong thực tế không có doanh nghiệp nào chỉ muốn tồn tại mà luôn muốn pháttriển và mở rộng Muốn vậy kết quả thu về không chỉ bù đắp được chi phí mà
Trang 31còn phải có tích luỹ để tái sản xuất và mở rộng Đó chính là nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh Đứng trên góc độ của chính doanh nghiệp mà xét thìviệc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinhdoanh bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi đòi hỏi những sự nỗ lựckhông ngừng để tồn tại và phát triển Trong cơ chế kinh tế bao cấp trước đâydoanh nghiệp chỉ có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu nhà nước giao bằngbất cứ giá nào Tính chủ quan duy ý chí hình thành trong phần lớn các cán bộquản lý doanh nghiệp Cơ chế thị trường ra đời buộc các doanh nghiệp phảivươn nên bằng năng lực thực sự và sự năng động sáng tạo của mình Doanhnghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ tự động bị đào thải Vì vậy việc tìm ragiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếukhách quan
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và
sự tiến bộ trong kinh doanh Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnhtranh Thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh ngày càng trở nên khốcliệt hơn không chỉ trong mặt hàng mà cả trong chất lượng giá cả, một khi mụctiêu chung của các doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh một mặt có thểlàm cho doanh nghiệp phát triển mạnh lên một mặt khác cũng có thể bóp chếtdoanh nghiệp trên thị trường Để chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệpphải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý điều này đồng nghĩavới việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra, không ngừng cải thiện chất lượng,giảm giá thành, chấp nhận đổi mới kỹ thuật, công nghệ Như vậy chính việcnâng cao hiệu quả kinh doanh là hạt nhân cơ bản cho sự thắng lợi trong cạnhtranh và các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau tức là không ngừng nâng caohiệu quả kinh doanh của mình
Trang 32+ Hiệu quả kinh doanh thúc đẩy người lao động quan tâm đến hiệu quảlàm việc của mình, hăng say sản xuất và do vậy sẽ đạt được hiệu quả cao.Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống chongười lao động trong doanh nghiệp Đó là yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp
1.3.2 Những yêu cầu với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả đầu ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải tăng kết quả đầu ra vàgiảm yếu tố đầu vào
a Nâng cao kết quả đầu ra.
a + Đa dạng hoá sản phẩm thay đổi cơ cấu mặt hàng.
Để thích nghi với cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất kinh doanhkhông chỉ cố định với những loại măt hàng truyền thống Trong quá trìnhphân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệpphải chú ý tới lợi nhuận do từng loại mặt hàng đem lại, để có quyết định đúngđắn nên tập trung sản xuất tăng thêm loại hàng hoá gì để lợi nhuận của doanhnghiệp đạt cao nhất, tức là thay đổi cơ cấu mặt hàng theo các tỷ lệ thích hợp
để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất
+ Tìm kiếm khai thác thị trường - tiêu thụ sản phẩm
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngoài việc ápdụng các chính sách giá cả phù hợp, các hình thức quảng cáo độc đáo, cònphải giữ vững và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thứccạnh tranh lành mạnh liên doanh liên kết để tạo thế và lực
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 33Là một trong những biện pháp cơ bản để giữ uy tín của doanh nghiệpđối với khách hàng truyền thống Đồng thời là cách quảng cáo tốt nhất vớikhách hàng tiềm năng nhằm mở rộng thị trường và tiêu thụ được sản phẩm,.
b Tiết kiệm các yếu tố đầu vào.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm nhưng vốn lưuđộng có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh Nó giúp choquá trình sản xuất kinh doanh được đều đặn, liên tục
+ Đầu tư công nghệ mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Đây là một giải pháp nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng sảnlượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sảnphẩm Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc đầu tưcông nghệ mới liên quan tới vốn kinh doanh do vậy trước khi có quyết địnhđầu tư doanh nghiệp phải có dự án nhập khẩu, nghiên cứu tiện lợi, bất tiện,tính toán phân tích thật chặt chẽ, tỷ mỉ để tránh tổn thất, rủi ro
+ Các biện pháp về quản lý
Công tác quản lý phải được thực hiện tốt từ đầu vào đến đầu ra, từ việcchuẩn bị cho sản xuất đến điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn,lãi
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có các biện pháp quản lý sau:
- Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với qui mô sản xuất
- Các biện pháp sử dụng lao động máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao
- Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng
Trang 34PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ.
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành
- Tên công ty: Công ty Sông Mã
- Giám đốc hiện tại của công ty: Ông Đinh Xuân Hướng
- Địa chỉ: Số 469 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo - Thành phố Thanh
Hoá
Điện thoại: 037.852.589
Fax: 037.757.497
- Cơ sở pháp lý: Công ty kinh doanh nhà Thanh Hoá được thành lập
theo quyết định số 450 TC/UBTH ngày 26/3/1993 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hoá, được đổi tên thành Công ty Sông Mã theo quyết định số 1050QĐ/UBTH ngày 05/4/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 2606000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhThanh Hoá cấp lần đầu ngày 01/4/1993 đăng ký thay đổi lần 1 ngày13/4/2004
- Loại hình doanh nghiệp: Trước đây là doanh nghiệp nhà nước
nhưng hiện tại là Công ty cổ phần
- Nhiệm vụ của Công ty.
+ Kinh doanh nhà hàng khách sạn, khu vui chơi
+ Quản lý mặt bằng quy hoạch được duyệt các khu chung cư
+ Xây dựng các công trình giao thông, nhà ở, san lấp mặt bằng, cáccông trình hạ tầng đô thị
Trang 35+ Kinh doanh kho tàng bến bãi.
+ Tư vấn xây dựng, cho thuê nhà ở, cho thuê trụ sở hoạt động sản xuấtkinh doanh
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhà ở
- Nguyên tắc hoạt động của công ty là:
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng và Nhà nước
- Kinh doanh trong sạch lành mạnh, hiệu qủa
- Đảm bảo đời sống cho người lao động,tuyệt đối trung thành với tậpthể
2.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :
a Phòng Tổ chức Hành chính :
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, cán
bộ, lao động, tiền lương và các chế độ đảm bảo vệ sinh, an toàn lao độngtrong Công ty
Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ CNV để phản ánh kịp thời vớiBan lãnh đạo đơn vị
Ban giám đốc
Phòng
khsxkd
Phòng tài vụ
P.tài chính
Phòng TCHC
phòngKTKT
Phòng
dự án
P.QLKT quỹ đất
Các đợn vị trực thuộc
Trang 36Theo dõi việc chấp hành kỷ luật lao động và các nội quy của Công ty Từ
đó đề xuất Giám đốc khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm động viên phongtrào thi đua trong đơn vị
Tham mưu cho Giám đốc tuyển dụng, đào tạo, cho thôi việc và xây dựngcác định mức về lao động, giải quyết chế độ chính sách đối với người laođộng theo các quy định của Nhà nước
Bảo đảm các điều kiện làm việc cho các hoạt động chung và phục vụ cácHội nghị trong Công ty
Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết và các báo cáo khác theo sự phân côngcủa Giám đốc Công ty
Điều động xe con phục vụ công tác của đơn vị, cho lãnh đạo Công ty đicông tác an toàn, kịp thời và kiểm tra việc bảo quản, sử dụng xe
Làm tốt công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh củaCông ty, đôn đốc công tác vệ sinh
Tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng an ninh, xây dựng phương ántác chiến phù hợp với tình hình đơn vị và đề xuất Giám đốc các biện phápnhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty, thực hiện tốt pháp lệnh dân quân
b Phòng Tài vụ:
Tổ chức thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty theođúng pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành Từ đó đề suất Giám đốc các biện
Trang 37pháp nhằm đảm bảo và tăng cường công tác quản lý tài chính trong đơn vị,phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn.
Kịp thời làm các báo cáo quyết toán tài chính theo quy định Đảm bảotính chính xác của số liệu quyết toán
Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chế độ tài chính vàthực hiện đúng nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
Theo dõi chặt chẽ việc thanh toán, mua bán, xuất nhập hàng hoá, tài sản dụng
cụ trong Công ty Đôn đốc thanh quyết toán và thu hồi công nợ Đảm bảo việc thuchi đúng nguyên tắc và chế độ tài chính hiện hành Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý
và thu chi tiền mặt
Theo dõi việc quản lý và sử dụng tài sản trong Công ty
Phối hợp đôn đốc thu hồi công nợ
Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác hạch toán XDCB ở các đội xâydựng, cửa hàng vật liệu theo đúng chế độ tài chính hiện hành
Nắm vững các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước ban hành
c Phòng Kế hoạch Kinh doanh:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinhdoanh và đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanhcủa Công ty
Chủ động tìm kiếm, khai thác quỹ đất ở, báo cáo Giám đốc xin chủtrương quy hoạch các khu chung cư, dân cư Đồng thời đấu mối xin quyhoạch khi được Giám đốc đồng ý
Tham mưu và chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc trong việc ký kếtcác Hợp đồng Kinh tế, các bản giao khoán công việc
Trang 38Làm tốt công tác giới thiệu sản phẩm, theo dõi chặt chẽ việc bán hàng,chủ động đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy việc bán hàng của Công ty.Hướng dẫn khách hàng nộp tiền và làm hợp đồng kịp thời cho khách hàng.Lập, theo dõi, kiểm tra các mặt bằng quy hoạch theo đúng quy định củaPháp luật.
Tổ chức đến bù, giải phòng mặt bằng đúng chế độ và tiến độ được giao.Phối hợp với Phòng Tài vụ làm tốt công tác thu hồi công nợ
Đảm bảo việc quản lý, thu tiền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước chặt chẽ,đúng chế độ và làm tốt công tác quản lý các điểm thuê và cho thuê của đơn vị.Chịu trách nhiệm về việc thực thi đúng pháp luật trong lĩnh vực nhà ở,đất ở
Quản lý chặt chẽ đầy đủ hồ sơ các công trình
Đình kỳ làm các báo cáo về kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuấtkinh doanh đối với cấp trên kịp thời, chính xác
Chỉ đạo tổ dịch vụ làm việc có hiệu quả, theo quy định của Nhà nước.Quản lý phát huy tủ sách pháp luật đầy đủ theo thứ tự và có trách nhiệmtriển khai đến tất cả các phòng ban những văn bản mới ban hành
Trang 39Giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng, đôn đốc thi công đúng tiến độ,đảm bảo chất lượng Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng và thiết
Theo dõi, kiểm tra, quản lý việc thực hiện các trình tự xây dựng cơ bảncủa các đội xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước
Phụ trách điều hành tổ dự án
Chịu trách nhiệm quản lý cửa hàng sơn, quản lý chặt chẽ việc xuất nhập,mua bán hàng và hàng tồn kho Bán hàng theo đúng giá quy định
Tăng cường công tác tiếp thị, thúc đẩy việc bán hàng
Nộp tiền bán hàng và làm các thủ tục thanh quyết toán kịp thời
Đề xuất các biện pháp để thúc đẩy bán hàng, tiến tời tự hạch toán
e Phòng dự án:
Lập và trình duyệt các dự án đầu tư; Quản lý các dự án theo sự điều hànhcủa Giám đốc Công ty
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc lập thủ tục quy hoạch, phương
án đầu tư và phương án kinh doanh các dự án khi có chủ trương của ngànhchức năng
Có trách nhiệm và thực hiện trong việc bán sản phẩm của Công ty
Phối hợp với các phòng ban trong Công ty tham gia các công việc chung:Kiểm kê, đền bù, giải phóng mặt bằng
Trang 40f Phòng quản lý và phát triển quỹ đất:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức phát triển và quản lý quỹ đấtcủa tỉnh theo đúng các quy định của luật đất đai và thông tư liên tịch số38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004
- Đấu mối với các cấp các ngành chức năng có liên quan để tiến hành cácthủ tục kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng khi có Quyết định thu hồi đấtgiao cho công ty quản lý theo quy định của pháp luật
- Tổ chức lập phương án, kế hoạch sử dụng và khai thác đất có hiệu quảtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt Tham mưu đưa ra cơ chế thu hút đầu tư vàokhu đất đang quản lý
g Phòng Tài chính:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác sử dụng vốn của Doanh nghiệp
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc huy động vốn phục vụ choSXKD của Công ty
- Phân tích cân đối các nguồn vốn đầu tư cho từng dự án Công ty thựchiện
- Theo dõi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các khu, theo dõi các khoản phảithu, phải trả
- Quản lý và giám sát các phần vốn của đơn vị tham gia tại các doanhnghiệp khác
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
a Lao động
Công ty Sông Mã là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ các nhà quản lý, các
kỹ sư chuyên ngành: Xây dựng, kiến trúc, giao thông, các cử nhân kinh tế, tài