Đề tài:Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nôngthôn - nông dân có vị trí đặc biệt Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII, VIII, IX của Đảng đều xác định quá trình thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH,HĐH nông nghiệp - nông thôn Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn
và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng
ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH Với khoảng 80% dân số sinhsống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc giahay từng khu vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh
tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự pháttriển Trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thônchúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề vềphát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực, bởi phát triển văn hóa vừa làmục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương,khu vực và cả nước
Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vớiquá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hoạt động văn hóa ở nôngthôn phải có mục tiêu, nội dung, các biện pháp và bước đi thích hợp để thực sựđóng vai trò là động lực và mục tiêu của sự phát triển nông nghiệp - nôngthôn Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ lànhững cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, pháttriển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng trong giaiđoạn sắp tới
Trang 2Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa của Đảng và Nhà nước ta đã vàđang được phát động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển vănhóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản: làng
-xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng -xã là thực thể -xã hội cơ bản, tiêu biểucho xã hội nông thôn, là một khu vực tụ cư của cư dân nông thôn Trong biếnthiên lịch sử, làng - xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt Do đó, nóiđến nông thôn trước hết là phải nói đến làng - xã, từ làng - xã ta có thể có mộtbức tranh khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quá trình phát triển
Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vậtchất và tinh thần bền vững Vì vậy, trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiệnnay, phát huy những giá trị văn hóa làng, kết hợp với những yếu tố hiện đạicủa cuộc vận động xây dựng làng văn hóa thực chất là quá trình "tiếp biến vănhóa", là quy luật vận động tất yếu của văn hóa đương đại trong việc kế thừa
và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc
Xây dựng làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển làng - xã Việt Namtrong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa xã hội Làng là cái nôivăn hóa được ví như tấm gương phản chiếu sinh động nhất truyền thống vănhóa tốt đẹp của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng,thuần phong mỹ tục, mối quan hệ xóm giềng, mối quan hệ giữa các thànhviên trong gia đình tất cả kết thành tinh hoa văn hóa và bản lĩnh văn hóa ViệtNam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ Tinh hoa ấy cầnđược phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh thần cho công cuộc xâydựng làng văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở nông thôn, làmnền tảng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại
Trang 3Làng văn hóa chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và phát triển cácgiá trị đạo đức, tình cảm, lối sống của cộng đồng Và đây cũng chính là mảnhđất có khả năng tiềm tàng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượngvăn hóa tiêu cực đã và đang tác động dữ dội đến mọi mặt của đời sống xã hội
và gây ra những thay đổi đáng kể trong thang giá trị xã hội ở thời điểm hiện nay
Mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá trịvăn hóa truyền thống Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những nơi bị xâmhại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thựcdụng Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ.Nhưng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, "phép vua thua lệ làng", tệ cường hào
ở nông thôn lại trỗi dậy Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mốiquan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoànkết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất và cónguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa "Cây đa, bến nước, sân đình"-hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng Các tệ nạn xãhội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn Ma chay, cưới xinvẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dịđoan
Chính vì vậy, việc xây dựng làng văn hóa là nhằm bảo vệ và phát huycác giá trị của văn hóa làng, phát huy tính tích cực của nó Văn hóa làng vừa làkết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, độnglực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóatruyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến Và, chỉ khi đólàng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát triển nông thôn ở nước ta hiệnnay
Trang 4Quảng Nam cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã vàđang thực hiện chủ trương xây dựng làng văn hóa Cuộc vận động xây dựnglàng văn hóa ở Quảng Nam tuy mới được chú trọng từ khi tái lập tỉnh (1997),song đã đóng góp một phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của địa phương,được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng Tuy nhiên, trongquá trình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc về lý luận và thực tiễn, chưatạo ra được những mô hình đảm bảo chắc chắn và phù hợp với từng miền,vùng dân cư, diện của phong trào còn hạn chế Xác định tầm quan trọng vàtính bức thiết hiện nay của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu "Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp, nhằm nhận diện và phân tích
rõ hơn đặc trưng văn hóa làng, đặc sắc văn hóa làng Quảng Nam và côngcuộc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét
ở bình diện cả nước Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận
khác nhau về văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa như: "Văn hóa làng và
làng văn hóa" của GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS Vũ
Ngọc Khánh; "Văn hóa làng và sự phát triển" của GS.TS Nguyễn Duy Quý;
"Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội" của GS Phan Đại Doãn;
"Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay" của Tô Duy Hợp; "Cộng đồng
làng xã Việt Nam hiện nay" của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh; "Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay" của Thu Linh;
"Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng" của Tô Duy Hợp; "Tín ngưỡng làng xã" của PGS Vũ Ngọc Khánh; "Nếp cũ - Làng
xóm Việt Nam" của Toan Ánh; "Hương ước hồn quê" của Toan Ánh; "Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" của TS Lê
Quý Đức
Trang 5Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần vàvăn hóa vật chất ở làng xã Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống,phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian Một sốchuyên luận không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặtkinh tế - xã hội, văn hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả nhữngtiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Nam đây là vấn đề tương đối mới vìcuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam mới được phát động vàongày 12/7/1997 với Chỉ thị 04/CT-TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Do vậy,đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống dưới dạng mộtluận văn khoa học giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề giữa lý luận vàthực tiễn xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng làng văn hóatrong xu thế phát triển toàn diện ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nóiriêng; đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnhcông cuộc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong bối cảnh CNH, HĐHđất nước
Nhiệm vụ của luận văn:
- Xác định rõ khái niệm văn hóa làng và làng văn hóa làm cơ sở lý
luận chung cho toàn bộ luận văn
- Khảo sát các làng văn hóa ở Quảng Nam, tiến hành phân loại và rút
ra những đặc trưng của văn hóa làng và làng văn hóa Quảng Nam
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnhcuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay
4 Giới hạn nghiên cứu của luận văn
Trang 6Xây dựng làng văn hóa là một nội dung lớn trong sự nghiệp chung củaĐảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay, do đó có rất nhiều vấn đề mới cần
đi sâu nghiên cứu Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ văn hóa,chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa làng và làngvăn hóa (chủ yếu tập trung nghiên cứu làng người Việt - đại diện tiêu biểunhất của làng Việt Nam); phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ởQuảng Nam và đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩymạnh việc xây dựng làng văn hóa và đời sống văn hóa cơ sở ở Quảng Namtrong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
5 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa
- Phân tích cơ sở lý luận chung về xây dựng làng văn hóa trong thời
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảocho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lý luận văn hóa và đường lối vănhóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về xây dựng đời sống văn hóa ở cơsở
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 7Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu làphương pháp điều tra, điền dã, phân tích khảo cứu, phương pháp diễn giải vàquy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lýluận và thực tiễn khách quan.
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa Chương 2: Làng và văn hóa làng Quảng Nam.
Chương 3: Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa và phương
hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Namhiện nay
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ VĂN HÓA LÀNG VÀ LÀNG VĂN HÓA
1.1 QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA
Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX trong lịch sử nhân loại cũng là sựkết thúc của Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997) nhằm thực hiệnNghị quyết 41/87 ngày 9/12/1986 của Liên hợp quốc Điều đó chứng tỏ sự quantâm của cả nhân loại ở thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai đối với vănhóa đã phát triển rất sâu và rộng
Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa đã thâm nhập vào đời sống xã
hội một cách sâu sắc, làm thay đổi nhận thức của con người trong các hướng tiếpcận mới phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ Văn hóa đã vàđang trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
Trang 8nhân văn Từ đó tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong việc hình thànhkhung lý thuyết mới trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến văn hóa - xã hội.
Khái niệm văn hóa, theo nhà ngôn ngữ học người Đức W Vun-đơ
(W.Wundt) bắt nguồn từ một động từ tiếng La Tinh "Colere" và sau chuyểnthành "Cultura" với nghĩa là cày cấy, vun trồng Trong sự vận động của ngônngữ, "Cultura" chuyển nghĩa từ trồng trọt cây cối sang hàm nghĩa trồng trọttinh thần, trí tuệ; gắn bó với con người dưới dạng thức mới, được biểu hiệntrong mô thức phức tạp hơn song lại hàm chứa nội dung sâu sắc hơn so vớinghĩa ban đầu của nó
Quan niệm về văn hóa được E.B Tylor đề cập trong công trình "Văn
hóa nguyên thủy" (1871) trở thành định nghĩa đầu tiên về đối tượng nghiên
cứu của văn hóa Theo ông, "văn hóa hay văn minh theo nghĩa rộng về tộc
người học, nói chung bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội" [92, tr 13],
Trong thế kỷ XX, những nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đãtiếp tục đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tiếp cận dưới nhiềugóc độ khác nhau Theo kháo sát của PGS Phan Ngọc, cho đến nay đã có trên
400 định nghĩa về văn hóa [62, tr 19] Điều này cho thấy "mảnh đất" văn hóa
để cày xới, thâm nhập, tiếp cận rất rộng, đa dạng và phong phú Trong bảntuyên bố chung tại Hội nghị quốc tế ở Mêhicô do UNESCO chủ trì họp từ26/7 đến 6/8 năm 1982, người ta chấp nhận một quan niệm về văn hóa như
sau: "Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng" [95, tr 5-6].
Trang 9Tổng giám đốc UNESCO F.May-ơ (Federico Mayor Zaagoza) cũng
có quan niệm về văn hóa nêu ra trong một bài viết của ông như sau: "Văn hóa
là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" [11, tr 23].
Văn hóa chính là quá trình sáng tạo tự thân của con người trong sự
phát triển của lịch sử - "Đó không phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện
một cách tự nhiên, mà chúng biến đổi do tác động của các quan hệ xã hội, do trình độ phát triển văn hóa Các lực lượng bản chất người ấy được khách thể hóa thông qua họat động cải tạo thế giới của con người Chính họat động này
là phương thức tồn tại và tái sản xuất ra đời sống xã hội" [97, tr 40].
Ở Việt Nam, từ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa: "Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng - Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" [58, tr 431], đến nội hàm khái niệm văn hóa mà Hội nghị lần thứ 5 của
Ban chấp hành Trung ương khóa VIII xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tự phát triển kinh tế
-xã hội" [24, tr 10] là sự phát triển các quan niệm về văn hóa của Đảng ta
nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, để văn hóa thực sự trở thành là nền tảng tinh thần của xã hội, là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu cao cả củachủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay
Như vậy, điểm thống nhất trong những quan niệm trên là đều xem laođộng sáng tạo là cội nguồn của văn hóa Và, chính văn hóa đã đem lại cho conngười khả năng suy xét về bản thân, làm cho chúng ta trở thành những sinh
Trang 10vật đặc biệt mang tính nhân bản sâu sắc, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân
một cách có lý trí và tình cảm trong khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ Và
cũng chính nhờ văn hóa mà con người thể hiện được phẩm chất, tự ý thứcđược bản thân, tự biết mình là một phương án "chưa hoàn thành", đặt ra để
xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những "ý nghĩa
mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình" [95, tr.
5-6]
Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểmcủa văn hóa hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người,
nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đã có quan niệm xác đáng rằng: "Văn hóa là
toàn bộ sáng tạo của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa của cộng đồng người Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và một họat động của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy" [102, tr 43].
Hoạt động sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần của con người lànhằm hình thành nên các giá trị văn hóa để từ đó cộng đồng người nói chung
và mỗi con người nói riêng soi vào nó để chiêm nghiệm, đối chiếu và phấnđấu để đạt được những chuẩn mực giá trị cần thiết mà mỗi cá nhân, gia đình,
xã hội đòi hỏi Vì vậy, có thể hiểu: Văn hóa là quá trình vận động đặc biệt
làm biến đổi liên tục và sâu sắc đến năng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng nhằm ngày càng hoàn thiện nhân cách và xã hội, vươn tới sự thống nhất cao giữa mỗi cá nhân - gia đình - cộng đồng làng xã và toàn xã hội vì sự tồn tại và phát triển tiến bộ của con người và xã hội.
1.2 QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA LÀNG
Trang 11Phác họa một bức tranh tổng quát về văn hóa làng chính là cơ sở vàtiêu chí giúp chúng ta có đủ dữ liệu để khái quát thực trạng văn hóa - xã hội ởnước ta hiện nay.
1.2.1 Làng người Việt
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, "làng xã có vị trí hết sức
đặc biệt: làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân tộc Nước (quốc gia) chỉ là tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng, xã, là "liên làng", "siêu làng" Làng có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc Làng là nhân
tố giữ vai trò quyết định trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
"còn làng thì còn nước"" [31, tr 7].
Theo "Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam", làng là tiếng cổ của Việt
Nam dùng để chỉ đơn vị tụ cư của người Việt có từ lâu đời Xã là từ Hán Việt dùng để chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở nông thôn Việt Nam [61, tr 368-706] Xã của người Việt có thể bao gồm từ một đến vài làng Trong trườnghợp xã là một làng thì phần lớn tên xã trùng với tên làng Trong trường hợp
-xã bao gồm nhiều làng thì trong ngôn ngữ hành chính làng được gọi là thôn.Trong ngôn ngữ dân gian và trong cuộc sống đời thường từ làng được sử dụngphổ biến hơn cả với nhiều hàm nghĩa tình cảm, phi hành chính "làng ta",
"làng mình", "người làng", "sống ở làng, sang ở nước", "một miếng giữalàng" Vì làng có nguồn gốc bản địa sâu xa và bền vững nên trong lịch sử, xã
có thể bị thu hẹp hay phình to ra tùy theo các quyết định hành chính, nhưnglàng là đơn vị khá ổn định không dễ thay đổi Bởi vì, theo nhà nghiên cứu HàVăn Tấn:
"Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông
nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai
Trang 12nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt; mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có bất biến Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng" [81, tr 130].
Làng Việt - một thực thể xã hội - dựa trên quan hệ láng giềng kết hợpvới quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ bao đờinay đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam Lũy tre, cây đa, giếngnước, sân đình là những biểu tượng đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗingười Việt Nam
Làng Việt ra đời vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy
và hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên, tức vào khoảng thiênniên kỷ thứ I Tr CN Đó là công xã nông thôn thuộc loại hình Á châu mà đặctrưng cơ bản của nó là toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu công xã và công
xã đem phân chia cho các gia đình nhỏ cày cấy Gia đình nhỏ là đơn vị sảnxuất, có nhà cửa, vườn ở và công cụ lao động riêng, có quyền hưởng sảnphẩm lao động do mình làm ra, nhưng không có quyền sở hữu ruộng đất
Công xã là tập hợp một số gia đình nhỏ sống quây quần trong một khuvực địa lý nhất định, gắn bó với nhau trong quan hệ láng giềng Bên trongcông xã, bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống được bảo tồn lâudài dưới hình thức họ Mỗi công xã có thể có một họ, nhưng thường gồmnhiều họ Mỗi họ bao gồm những gia đình cùng huyết thống tính theo hệthống phụ hệ, được coi là con cháu cùng tổ tiên và cấm lấy nhau
Chế độ sở hữu ruộng đất của công xã cùng với quan hệ láng giềng vàquan hệ huyết thống đã tạo nên sự gắn bó chặt chẽ của các thành viên của cộngđồng và sự tồn tại bền vững của công xã Trong tiếng Việt, những công xã
nông thôn đó được gọi là chạ, kẻ, chiềng và sau được gọi phổ biến là làng.
Trang 13Như vậy, làng là một tổ chức quần cư tự nhiên của những người dân
Việt, là nơi những người dân Việt sống và đoàn kết với nhau chống thiên tai,địch họa, để lao động, sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần Làng là nơi thỏa mãn hầu hết những nhu cầu cơ bản của mỗi người dân.
Làng có giới hạn lãnh thổ và môi trường văn hóa - tín ngưỡng xác định
Ở giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của người Việt, Làng là nơi
cư trú của một dòng họ - Đó là giai đoạn làng công xã thị tộc Những dấu vết
về sự tổ chức làng theo huyết thống như vậy còn lưu giữ đến ngày nay trongcác tên gọi cổ xưa của làng như: Đặng xá, Ngô xá, Đỗ xá, Trần xá, Nguyên
xá, Châu xá, Lê xá Trong đó, "xá" có nghĩa là nơi ở
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hóa của làng Việt là giai đoạnlàng - công xã nông thôn Giai đoạn này bắt đầu từ khi chế độ công xã thị tộctan rã Lúc đó, làng được tổ chức không chỉ dựa vào quan hệ huyết thống màcòn dựa trên quan hệ địa vực Theo thời gian, địa vực dần dần trở thànhnguyên tắc tổ chức chủ yếu của làng Việt Để đạt đến giai đoạn này, làng Việt
đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài với nhiều biến đổi nội tại Nguồngốc sâu xa nhất của sự biến đổi là do lực lượng sản xuất phát triển, trình độsản xuất của xã hội tiến bộ, khiến cho cách tổ chức làng mạc chủ yếu dựa trênquan hệ huyết thống không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.Trong làng công xã nông thôn, toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu củalàng Làng đem phần sở hữu ruộng đất đó phân cho các gia đình cầy cấy Cácgia đình phải nộp một phần sản phẩm cho làng để làng chi dùng vào các việcchung và cống nộp nuôi bộ máy quan lại nhà nước Làng để lại một phần nhỏruộng đất cày cấy chung, lấy sản phẩm phục vụ những công việc chung củacộng đồng Đến giai đoạn này, văn hóa làng phát triển rực rỡ, tính cộng đồnghuyết thống, địa vực đan xen hòa trộn với tính cộng đồng văn hóa - tínngưỡng Bởi thế, trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc chính quyền đô hộvẫn không đồng hóa được người Việt trong các làng, văn hóa Hán không lấn
Trang 14át được văn hóa Việt Văn hóa Việt được bảo lưu, phát triển trong các làng.Làng Việt không những là "cái nôi" nuôi nấng văn hóa Việt, mà còn là thànhtrì vững chắc chống lại các cuộc xâm lăng và đồng hóa văn hóa.
Từ thế kỷ thứ X trở đi, làng Việt dần dần bị phong kiến hóa Ruộngđất của làng về mặt danh nghĩa trở thành ruộng đất của vua Nhưng nó vẫnđược giao cho làng quản lý, phân phối cho dân cày cấy chủ yếu theo tục "lệlàng" có tham khảo "phép nước" Trong quá trình phát triển, bên trong làngphong kiến quá trình tư hữu hóa ruộng đất diễn ra ngày càng mạnh Đến thế
kỷ XVII-XVIII thì ở phần lớn các làng ruộng đất tư đã lấn át ruộng đất công.Phần ruộng đất công còn lại chỉ đủ để dành cấp cho binh lính, chức sắc hayđấu thầu chi dùng cho các sinh hoạt cộng đồng Cùng với quá trình tư hữu hóaruộng đất, quá trình phân hóa giai cấp, đẳng cấp và quá trình phong kiến hóacác mặt đời sống của làng cũng diễn ra mạnh mẽ Có thể gọi giai đoạn pháttriển này của làng là giai đoạn làng tiểu nông phong kiến công tư điền
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng nước ta, chínhsách cai trị và khai thác thuộc địa đã tác động đến làng Việt và làm làng Việt ítnhiều biến đổi Nhưng cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơbản làng Việt vẫn chưa ra khỏi giai đoạn tiểu nông công tư điền lạc hậu củamình
Các di chỉ khảo cổ thuộc thời văn minh Đông Sơn cho biết, kiểu làng
co cụm trên những gò đồi giữa miền đồng bằng là kiểu làng xuất hiện sớm vàphổ biến nhất Khi tiến xuống miền đồng bằng, hệ thống đê điều trị thủy -thủy lợi chưa hình thành khiến người Việt cổ phải chọn chỗ cao ráo trên cáctriền đồi, gò nhỏ làm nơi trú ngụ Hơn nữa, kiểu làng đó có thế phòng thủ,tiện lợi cho việc chống lại các cuộc tiến công từ bên ngoài vào khi nền anninh chưa được đảm bảo Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phầnlớn các con sông đều lên xuống thất thường, nên chỉ sau khi hệ thống đê điều
Trang 15trị thủy đã khá hoàn chỉnh thì kiểu làng trải dọc theo bờ sông, bờ kênh mớihình thành Kiểu làng này trở nên phổ biến hơn sau khi nền an ninh chung đãđược đảm bảo bởi quốc gia - nhà nước Mãi đến thời cận đại, khi các đô thịcùng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy đã khá phát triển, khi kinh tếhàng hóa đã xâm nhập và phát triển trong nông thôn, thì kiểu làng bố trí ở cácđầu mối giao thông, các ngã tư, trải dài dọc theo các lộ giao thông, mới xuất
hiện và phát triển Dọc theo miền duyên hải, có các làng chài co cụm trên các
cồn cát, trên những doi đất ven cửa sông và ven biển, với lối quần cư chậtchội hơn do tính chất của nghề chài lưới
Một loại làng không phổ biến nhưng khá độc đáo là làng thủy cơ haycòn gọi là làng vạn chài Về mặt hình thể thì làng thủy cơ được thành lập trênmặt nước gồm những chiếc thuyền - nhà của những người làm nghề chài lướihay chở đò Làng thủy cơ chưa bao giờ độc lập về mặt hành chính, mà baogiờ nhà nước cũng ghép nó vào một làng khác ở trên cạn để quản lý và thuthuế Về cơ bản, cách thức tổ chức và sinh hoạt cộng đồng của làng thủy cơcũng tương tự như các làng Việt khác ở trên cạn
Ở nước ta, cho đến ngày nay, làng thuần nông vẫn chiếm một tỷ lệ ápđảo Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, bình quân ruộng đất trên đầu ngườingày càng giảm, kỹ thuật canh tác ngày càng tiến bộ, nên sản xuất nôngnghiệp ngày càng tốn ít thời gian hơn Vì vậy, các gia đình nông dân có khánhiều thời gian nhàn rỗi để làm việc khác ngoài việc trồng trọt Thực tế chothấy lưọng thời gian này chủ yếu được dùng để làm các nghề phụ như đan lát,chế tác các dụng cụ đơn giản, buôn bán nhỏ, chăn nuôi, và những nghề thủcông truyền thống khác Do đó, có thể nói rằng đại bộ phận làng ở Bắc Bộ vàBắc Trung Bộ là loại làng kết hợp nghề nông với các nghề phụ gia đình
Qua quá trình phát triển kinh tế hàng hóa và phân công lao động xãhội, từ các làng tách ra một số loại làng khác là làng nghề, làng buôn
Trang 16Làng nghề là làng mà trong đó hoạt động kinh tế đem lại thu nhập chủyếu cho dân làng là các nghề thủ công Làng nghề phát triển ở miền Bắc ViệtNam từ thế kỷ XVI trở đi, khi kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển ở nông thôn,khi giao lưu kinh tế trong và ngoài nước được mở rộng Thông thường mỗilàng nghề có một nghề thủ công chính và một số nghề phục vụ cho nghềchính đó Ngày nay, nghề thủ công ở các làng nghề bắt đầu được cơ khí hóa
và công nghệ hóa ở một số công đoạn Nhưng tính chất thủ công và bí mật giatruyền vẫn còn đóng một vai trò quan trọng
Các làng buôn xuất hiện muộn hơn, khi nền kinh tế hàng hóa đã pháttriển ở mức độ khá Trước đây, sự phát triển của các làng nghề, làng buôn bịníu kéo bởi nhiều trở lực: từ chính sách trọng nông, ức thương, coi nghề nông
là nghề cơ bản ("dĩ nông vi bản") của nhà nước phong kiến đến tâm lý coithường thương nghiệp, kỹ nghệ cũng như truyền thống giữ bí mật nghềnghiệp "gia truyền" một cách thái quá Trong các làng nghề, làng buôn cách
tổ chức đời sống, lối sống, các sinh hoạt cộng đồng đến cung cách làm ănvẫn còn in đậm dấu ấn của làng thuần nông Mặc dù ở đó, so với làng thuầnnông, quan hệ kinh tế, lưu thông hàng hóa diễn ra mạnh hơn
Từ đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ tiến vào phía Nam, người Việtmang mô hình làng đến những vùng đất mới Làng ở ba miền có nhiều nétchung cơ bản Tuy nhiên, do môi trường địa lý tự nhiên, văn hóa xã hội cónhiều khác biệt và không gian ngăn cách, giao thông thủy bộ chưa phát triển nên làng ở phía Nam có nhiều nét khác biệt so với làng Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ Chúng khác biệt trong kiểu bố trí, trong cách thức làm ăn, trong văn hóa,lối sống, trong tổ chức cuộc sống và các sinh hoạt cộng đồng Càng đi vào Nam,tính cô lập, cách biệt giữa các làng càng giảm bớt Làng miền Nam thườngtrải dài theo các kênh rạch, đường giao thông, thuận lợi cho việc giao lưu trongmột vùng đất luôn có nền kinh tế hàng hóa khá phát triển Ở Nam Bộ, người
Việt chiếm khoảng 80% dân số và sống trong các làng gọi là ấp Ấp Nam Bộ
Trang 17không hoàn toàn giống với làng ở miền Bắc: không có hoặc có rất ít ruộng đấtcông, các quan hệ xóm ấp và luật tục không phức tạp và chặt chẽ, nên quan hệgiữa người với người thoáng hơn, rộng rãi hơn Cư dân có thể dễ dàng dichuyển từ ấp này qua ấp khác để làm ăn, ít phân biệt chính cư và ngụ cư.Cuộc sống ở ấp Nam Bộ không khép kín Trong điều kiện kinh tế hàng hóa,giao thương phát triển, người dân Nam Bộ dễ chấp nhận cái mới, dễ hòa nhậphơn vào các cộng đồng Văn hóa của ấp Nam Bộ về cơ bản là văn hóa tổnghợp hài hòa của cả toàn cộng đồng cư dân miền Nam Bộ, trên cơ sở truyềnthống văn hóa Việt Nam Tất cả những điều đó đều được phản ánh trong ýthức của người dân ấp Nam Bộ nói chung và tâm lý cộng đồng ở đây nóiriêng
Như vậy, việc chọn đơn vị làng làm cơ sở xây dựng nông thôn mới
theo định hướng XHCN, chính là chúng ta đã trở về với cội nguồn văn hóadân tộc trong ý nghĩa chân chính của nó Chúng ta không chỉ tôn trọng những
di sản văn hóa của quá khứ mà còn biết phát huy những giá trị truyền thốngcủa cha ông phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Văn hóa làng là một môi trường văn hóa tiềm ẩn nhiều sắc thái, baoquát gần như toàn bộ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc Ở đó, cácthành tố, các giá trị văn hóa dân tộc được sinh thành, lưu giữ và trao truyềntới mỗi cá thể và cả cộng đồng từ thời đại này sang thời đại khác như mộtdòng chảy không ngừng
1.2.2 Quan niệm về văn hóa làng
Văn hóa làng, hàm chứa nhiều nội dung rất phong phú và đa dạng, tạonên bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc Có thể coi văn hóa dân tộc Việt Nam
là một đại lượng lớn được tạo nên bởi văn hóa làng - những đại lượng nhỏ
"Văn hóa làng xã Việt Nam có vị trí quan trọng trong diễn trình lịch sử phát
triển của văn hóa dân tộc Nó luôn luôn bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc" [31, tr 7].
Trang 18Văn hóa làng Việt Nam qua hàng ngàn năm phát triển với các bản sắc
có giá trị thực sự là một nền văn hóa của nhân dân và trở thành bộ phận ổnđịnh nhất của văn hóa dân tộc
Vậy, văn hóa làng là gì? Theo nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân trong
công trình Văn hóa làng và làng văn hóa thì "văn hóa làng có thể hiểu một
cách khái quát nhất là bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làngvới những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động,cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tôngiáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với nhữngđặc trưng riêng của nó" [63, tr 16]
Xét tổng thể ở nước ta không có sự đối lập văn hóa giữa làng với làng,giữa làng với nước Mặc dù, giữa làng này với làng khác có nhiều nét khácnhau trong tập quán, cả giọng nói song đó chỉ là sắc thái Giao lưu văn hóa đãlàm cho văn hóa làng có nét chung, đồng dạng về tư tưởng, về tín ngưỡng, vềkiến trúc, điêu khắc, giáo dục và thẩm mỹ Từng khu vực cư trú có nhữngyếu tố, những sắc thái văn hóa khác nhau, vùng Nam Bộ khác vùng Bắc Bộ,nhưng cấu trúc tổng thể văn hóa làng tương đối giống nhau Chúng ta có thể
tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu Thu Linh, khi cho rằng: "Văn hóa
làng là một nền văn hóa thuộc về cộng đồng và mang tính chất cộng đồng Chủ thể làng, tập thể làng chính là tác giả, là người tạo dựng, sáng lập nên nền văn hóa ấy Ở Việt Nam, một làng với tư cách là một làng, được xác định không chỉ qua địa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ xã hội, mà còn qua cả sinh hoạt văn hóa có bản sắc riêng của nó nữa" [51, tr 110].
Do vậy, văn hóa làng là một trong những tiêu chí hàng đầu để xácđịnh và phân biệt diện mạo của làng này với làng khác Người sáng tạo ranhững giá trị của văn hóa làng chính là những thành viên của làng Họ chính
là những người vừa tham gia sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện và cũng đồngthời là người chiêm ngưỡng, hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính bản
Trang 19thân mình gây dựng nên Chính vì vậy, tính nhân dân của văn hóa làng càngđược tô đậm ở tính chất cộng đồng, tính tập thể của nó Làng là chủ thể tậpthể của văn hóa và thông qua văn hóa làng chúng ta có thể khám phá ra diệnmạo văn hóa chung của cả làng Đây cũng chính là điều khá lý thú để phânbiệt làng này với làng khác nhằm khẳng định "cái ta" của làng mình Sựkhẳng định và phân biệt này chưa phải đã đạt tới một trình độ khác về chất.Song, thông qua những biểu biện dù nhỏ vẫn có thể thấy rõ người nông dân
đã có ý thức trong sự khẳng định và phân biệt này
Khi đưa ra quan niệm về văn hóa làng không thể không khẳng địnhtính truyền thống của nó Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân đã nhấn mạnh:
"Trong nội dung văn hóa làng, chúng tôi rất lưu tâm đến tính chất truyền
thống Nói truyền thống ở đây, không nên hiểu đơn giản là những cái thuộc
về quá khứ, xa xưa và do đó đi đến chỗ cho rằng, nó trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với hiện tại mà chính là những cái đã được thử thách qua thời gian, là chuẩn mực toàn thể cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn
và phát triển nó Mọi sự vận động bao giờ cũng tuân theo quy luật Mà khi nói đến quy luật, tức là phải có sự lặp đi lặp lại Không như xưa kia con người cần phải có nhân nghĩa, phải "uống nước nhớ nguồn" còn bây giờ chúng ta không cần những thứ đó " [63, tr 33] Điều đó khẳng định rằng,
tính truyền thống tức là những giá trị có tính ổn định, những cái thuộc quyluật, xưa cũng như nay, cần được bảo vệ và trách nhiệm là phải phát huy nó,
"làm cho nó ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn" [31, tr 8].
Tổng thể những giá trị của văn hóa làng được biểu hiện qua hàng loạtcác nhân tố vừa biểu hiện vừa trầm tích, vừa dễ bắt gặp vừa ẩn chứa trong mìnhchúng sự khúc xạ phong phú và đa dạng Chính vì thế, chúng ta có thể có nhiềucách tiếp cận để phác họa được cấu trúc của văn hóa làng Trong luận vănnày, chúng tôi tiếp cận văn hóa làng thông qua sự biểu hiện của các thành tố
Trang 20Thành tố đầu tiên - nổi bật nhất cần đề cập đến trong văn hóa làngchính là thái độ nghiêm túc, cầu tiến trong việc tạo ra môi trường học tậpthuận lợi cho con cháu trong làng.
Sự ra đời những lớp học, trường học do làng đứng ra thành lập và domột người có học vấn - hoặc là thành viên của làng hoặc được mời từ nơikhác đến để dạy bảo cho con cháu trong rất nhiều làng để cho chúng biết làmngười, biết ăn ở có nghĩa, có tình, có nhân, có đức đã in đậm tính nhân bảntrong văn hóa làng
Trình độ học vấn của làng này so với làng khác được thể hiện qua sốngười đi học và đỗ đạt, trở thành ông nghè, ông cống và những lễ đón họ vinhquy như những ngày hội tưng bừng náo nhiệt của cả làng Đây là một nộidung in đậm bản sắc văn hóa của làng Việt
Làm nông nghiệp với trình độ kỹ thuật thô sơ như thời trước thì cần cónhiều nhân lực Gia tộc gồm nhiều người ở các thế hệ khác nhau trong một/nhiều nhà, do đó có vai trò quan trọng hơn là gia đình hạt nhân Các cụ trướcđây, và cả đến ngày nay, rất tự hào vì con đàn cháu đống, nhất là có đến bốnthế hệ sống chung dưới một mái nhà (tứ đại đồng đường) Điều này phản ánhhai sở nguyện lớn; ngoài việc có nhiều nhân lực để làm ruộng, còn có sởnguyện làm cho con cháu kế tục nền nếp gia phong, khẳng định và làm rạngdanh tông tộc đến muôn đời Dân gian có câu:
"Con nhà tông
không giống lông cũng giống cánh"
"Con hơn cha là nhà có phúc"
Đó là người ông, người bố muốn con cháu mình không chỉ là bản saochân thực của chính mình mà còn muốn nó không ngừng tiến bộ để làm rạngdanh cho tông tộc và để đời đời nối dõi tông đường Quan hệ gia tộc là quan
hệ hàng dọc, tạo ra tính tôn ti nghiêm ngặt, khép kín Dù về sau, khi đại gia
Trang 21đình vỡ ra thành những gia đình hạt nhân thì ý thức gia tộc vẫn có một tácđộng quan trọng trong nếp ứng xử của con người vốn sống với đồng ruộng.Nhà thờ họ, giỗ họ là những nơi, những lúc các thành viên trong gia tộc códịp suy ngẫm sâu sắc về bản thân mình, tưởng nhớ đến công ơn, lời dạy củacác bậc tiên tổ để giữ gìn, kế tục và phát triển gia phong.
Trong tâm thức, người Việt luôn hướng về tổ tiên, những người có côngtrạng đối với gia đình mình, làng mình, đất mình Đình làng là nơi "linhthiêng" nhất đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng người ở làng Hướng đình,
vị trí, qui mô to nhỏ, kiểu cách kiến trúc của nó được xác định và xây dựngtrên cơ sở của điều kiện phong thổ, điều kiện vật chất do các thành viên tronglàng đóng góp và tài năng vận động, quyên góp tổ chức của lão ông, lão bà,của những nhóm, những cá nhân có điều kiện Đình miếu tồn tại với cội rễ
vững chắc: "Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói ta thương
mình bấy nhiêu" hay "Trúc xinh, trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh"
Người Việt hướng về tổ tiên, biết ơn tổ tiên Vì "tin vào người khuất
mặt, dẫu là tạm thời, là điều tự nhiên Đón rước năm mới, đêm giao thừa người chủ nhà trong giây phút lạc quan, tin vào sự phò trợ của người khai sáng dòng họ và trời đất Ngày đầu năm, cổng đình miếu như là phận sự mà không pháp luật nào bắt buộc, để thấy mình gắn liền với cộng đồng dân tộc, chè chén say sưa dịp tết chỉ làm thỏa mãn thể xác Muốn vươn đến tương lai, con người phải đứng vững trên cơ sở quá khứ Nhân hư đạo bất hư Đến đình làng, nào chỉ vì mến mộ, quen thân với những người phụ trách tế lễ, họ có đức hạnh thì ta tôn trọng, bằng không thì ta bỏ qua Ta muốn làm trọn phận
sự của con người trước đất nước và vũ trụ, trong hệ thống Thiên, Địa, Nhân, lắm khi linh cảm nhưng không lý luận được, để rồi lo làm ăn, buôn bán" [60,
tr 22-23]
Trang 22Triết lý này hướng con người tới thực hiện cái thiện Và thông qua đócon người suy ngẫm về quá khứ nhằm mục đích "lo làm ăn, buôn bán" ở hiện tại.
Trong tổng thể văn hóa làng, đời sống văn hóa tinh thần luôn đượcduy trì và có khả năng thâm nhập vào mọi ngõ ngách sâu thẳm của mỗi con
người Đó là những buổi, những đêm hát đối của những thành viên của phường nón, phường vải, là những cảnh nông dân vừa làm cỏ lúa, vừa hát cò
lả, hát ví, hát trống quân, vừa chèo thuyền trên sông vừa hò hụi, vừa kéo gỗ,
vừa dô ta Sinh hoạt văn hóa làng có tác dụng một mặt làm đẹp, làm vui, làmtrẻ cho cả cộng đồng làng và những hoạt động chủ đạo của nó Song mặtkhác, tính chất cộng đồng của văn hóa làng thể hiện là một nền văn hóa chưađược tách phân, chưa được chuyên môn hóa Nó hòa quyện, đan xen vào cáclĩnh vực khác trước hết là hoạt động sản xuất vật chất, chứ không phải là sảnxuất tinh thần với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này Những người tham giabiểu diễn, diễn xuất chính là những người dân trong làng lấy sản xuất nôngnghiệp làm công việc chủ đạo Sinh hoạt văn hóa cũng chỉ là một dạng "hoạtđộng kép" mang tính chất bổ sung chứ chưa phải là một công việc chuyênnghiệp Những người tham gia các phường, các hội có liên quan đến sinh hoạtvăn hóa cũng vẫn là những người dân trong làng Hát xoan, hát chèo, háttuồng, tế lễ, rước sách, chạy cờ, đánh trống, khiêng kiệu cũng vẫn là nhữngngười nông dân "một nắng hai sương", chân lấm tay bùn" Kỹ năng, kỹ xảonổi bật ở họ là cầy cấy, gặt hái, trồng tỉa chứ chưa phải là hát hay, múa giỏi,diễn tài
Sinh hoạt mang tính hoành tráng nhất, sinh động nhất ở làng chính là
hội làng Với ngày hội làng, cái đẹp của lời ăn tiếng nói, cái đẹp của khuôn mặt,
của quần áo mới có dịp được bộc lộ, những khác biệt vừa tinh tế, vừa sắc sảo của
cá nhân mới có dịp được phô diễn trước cộng đồng Và, cũng chỉ qua hội
Trang 23làng, tất cả những gì còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc vừa phôi thai mới có dịp đượcbiểu hiện và thi thố Đó chính là giọng hát bổng trầm trong những làn điệudân ca, là tài đối đáp; là tố chất nhanh nhẹn, mưu trí, dẻo dai trong nhữngcuộc thi cờ, đấu vật Nếu ngày thường chúng được bộc lộ một cách thầmlặng thì trong ngày hội làng được biểu hiện với tất cả dáng vẻ riêng và bản sắcriêng.
Những đêm hội trống chèo róng rả, nhặt khoan cũng là tiếng gọi cưdân các làng lân cận đến chia vui, thưởng thức lan tỏa ra khắp các làng quê.Sân đình là nơi diễn ra lễ hội, ngoài phần tế lễ, chẳng bao giờ có ranh giớiphân chia đâu là chỗ của người làng mình, của dân làng lân cận Tất cả đềuhòa đồng trong niềm vui lễ hội, trong niềm vui văn hóa hào hùng và rực sáng
Vì thế, những hội mà ý nghĩa của nó vượt ra khỏi ranh giới của làng thì cókhả năng dần dần trở thành hội lễ của toàn quốc và được gọi là quốc lễ Từnhững hội ban đầu xuất hiện ở một làng thuộc một địa phương và từ các vịthần linh được thờ riêng ở một làng đã trở thành những sự kiện văn hóa cótính chất toàn quốc - Hội đền Hùng, Hội đền Gióng, hội đền Hai Bà, hội đềnKiếp Bạc, hội đền Hoa Lư là những bằng chứng như thế
Các truyện cổ dân gian được các làng bảo lưu, truyền tụng và bổ sungđều có quan hệ đến cương thường, phong hóa và thái độ hoặc ngợi ca, trântrọng, hoặc trách cứ, chê bai đối với tất cả những gì là đạo đức và vô đạo đức,góp phần làm cho phong tục thuần hậu, làm cho nhân dân được coi trọng.Ứng xử theo tinh thần đạo đức ấy phải có trước, có sau, có trên, có dưới theoquan niệm huyết thống, quan hệ tuổi tác, quan hệ chức tước chẳng nhữngđược ghi trong hương ước của từng làng, mà còn được cụ thể hóa, chi tiết hóabằng những lễ thức và những hành động cụ thể Đạo đức thành văn và khôngthành văn trong văn hóa làng đã tạo dựng và củng cố cho những quan hệ hài
Trang 24hòa bền chặt giữa người với người từ thủa xa xưa và được duy trì cho đếnngày hôm nay.
Mặt khác, văn hóa làng cũng phản ánh trình độ phát triển nhất định vềphương diện thẩm mỹ Cái đẹp ở đây thể hiện sự hài hòa của những quan hệngười với người, người với thiên nhiên, người với môi trường Các công trìnhcông cộng như: đình chùa, miếu mạo, , các tượng Phật, tượng Thần, nhữngchú voi, chú nghê, chú ngựa, những hình khối, những nét chạm khắc , vừađược thể hiện với nghệ thuật tinh vi, tượng trưng và cách điệu, lại vừa phảnảnh những nếp nghĩ, nếp cảm của một tâm hồn bình dị, hồn nhiên gắn kết vớinhau và gắn kết với cuộc sống đời thường Tính chất bình dị, tự nhiên cònđược thể hiện cả trong việc chế tác các nhạc cụ mà người nông dân thường tựtay làm lấy để sinh hoạt hát múa Bộ kèn hơi, bộ gõ, mõ, thanh ba, bộ đàndây, đàn tranh, đàn cò, đàn nguyệt cũng đều được làm ra từ gỗ, tre, nứa, từkim loại sẵn có trong tự nhiên Những sắc màu được sử dụng trong các lànglàm tranh dân gian cũng là những gam màu đẹp tự nhiên; là chất liệu lấy từđất đá, cỏ cây, hoa lá Màu xanh của mạ, màu vàng của lúa, màu hồng của hoasen và màu tím hoa sim được đưa vào tranh để vẽ nên đàn gà, đàn lợn âmdương, những đám cưới chuột, vợ hứng dừa Ý niệm và tính tưởng tượng,biểu cảm và tư duy về đất trời, về hạnh phúc, về sự sinh sôi và phát triển, vềnỗi đau và niềm vui sướng của con người thấp thoáng sau những âm thanh vàmàu sắc đầy dáng vẻ tự nhiên và dung dị Tất vả đều xoắn xuýt, sum vầy,đoàn tụ trong sinh hoạt của cả cộng đồng làng vừa thanh bình vừa dân dã
Nghiên cứu văn hóa làng - văn hóa ngôn từ, văn chương truyềnmiệng, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo , nghiên cứu cơ cấu
xã hội, môi trường xã hội Việt Nam trong văn hóa Việt Nam, nhiều học giảcho rằng chính "chủ nghĩa gia tộc" là cái giải thích tinh thần trọng đạo đứccủa người Việt Nam, là hệ quy chiếu của mọi giá trị, chuẩn mực Giá trị tiềm
Trang 25tàng của hệ quy chiếu này giúp để chúng ta phát huy và phát triển những giátrị đạo đức mới trong thời đại ngày nay.
Trong bức tranh toàn cảnh của văn hóa làng, hương ước là một thành
tố không thể thiếu được
Mỗi làng - xã Việt Nam có một bản sắc riêng làm nên tính đa dạngphong phú, nên hương ước cho chúng ta một bức tranh nhiều màu vẻ về sinhhoạt tại các làng xã Việt Nam cổ Một đặc trưng hiếm thấy là, trong số lượnglớn hương ước (một số đã xuất bản thành sách, lưu trữ ở Viện Hán Nôm vàViện Thông tin khoa học xã hội) thì hương ước của mỗi làng xã không baogiờ trùng lặp nhau về nội dung Mỗi hương ước đều ẩn chứa tính đa dạng, tínhlinh hoạt, tính đặc trưng trong tâm tính người Việt ở mỗi vùng đất khác nhau
GS Đinh Gia Khánh cho rằng, hương ước "là bản ghi chép các điều lệ liên quan
đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết" [44, tr 62].
Hương ước gồm các điều hay qui ước về nhiều mặt của đời sống làng
xã như: cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội, sản xuất nông nghiệp và bảo vệmôi trường, thờ cúng, khuyến học, bảo đảm nghĩa vụ với Nhà nước, bảo vệ anninh Những qui ước đó được tuân thủ qua nhiều thế hệ, trở thành những
"thông lệ pháp lý" và là "cương lĩnh" về nếp sống của từng cộng đồng cư dânViệt ở nông thôn, một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, một trithức dân gian về quản lý cộng đồng
Có thể nhận thấy trong bối cảnh hiện nay, sức sống tiềm tàng của vănhóa làng đang từng ngày được hồi sinh và phát triển phù hợp với nguyện vọngchính đáng của mỗi người dân nói riêng và cả cộng đồng dân tộc nói chung.Sức sống bền bỉ của văn hóa làng là dòng chảy không bao giờ cạn trong tâm
thức của mỗi con người, và vì thế có thể cho rằng: "Văn hóa làng là một bộ
Trang 26phận tích hợp các năng lực, tính cách, tâm tư, nguyện vọng, hoài bão, thị hiếu của mọi người dân trong thiết chế làng và có sức sống mãnh liệt trong tâm thức của con người từ quá khứ đến hiện tại và tương lai của dân tộc Việt Nam" Nó là nguồn nội sinh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn
hóa, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN ở nước ta
1.3 QUAN NIỆM VỀ LÀNG VĂN HÓA
Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóalàng trong thời đại mới Văn hóa làng chính là nền tảng để chúng ta xây dựnglàng văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay Thực tế đã chứngminh, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện tại và tương lai, làng luôn giữ một
vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưugiữ trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc
Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ những giá trịvốn có của văn hóa làng theo định hướng XHCN, đáp ứng được ước mơ,nguyện vọng chính đáng của mọi người dân Đây là cơ sở để hạn chế đẩy lùinhững yếu kém đang tồn tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trườngvăn hóa ở làng quê nói riêng Có thể nhất trí với quan niệm của nhà nghiêncứu Hoàng Anh Nhân khi ông cho rằng:
"Làng văn hóa được hiểu như là một mô hình mang tính chủ quan,
gắn bó với tính chủ quan của con người mà nội dung của nó bao hàm sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở những đặc điểm tích cực nhất Về mặt lý thuyết, nếu như văn hóa làng còn có thể tồn tại những mặt hạn chế thì làng văn hóa phải được hiểu hoàn toàn ngược lại" [63, tr 44].
Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóaphong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được nhu cầu
cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, bảođảm công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết và ổn định trong nông thôn, giữ gìn
Trang 27trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh cần phải đặc biệt chútrọng đến nội dung xây dựng làng văn hóa Bộ Văn hóa - Thông tin mà trực tiếp
là Cục văn hóa Thông tin cơ sở đã đưa ra 4 tiêu chuẩn để công nhận làng vănhóa là:
"Một làng (thôn, bản, ấp) được công nhận là làng văn hóa cần phải
phấn đấu thực hiện các tiêu chuẩn sau:
a) Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.
b) Có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú.
c) Có môi trường cảnh quan sạch đẹp.
d) Thực hiện tốt pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước" [39, tr 66].
Trên cơ sở các tiêu chí lớn nói trên của Bộ Văn hóa - Thông tin, theochúng tôi, một làng văn hóa được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các nội dungchủ yếu sau đây:
Một là, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao
Đây là nhân tố hàng đầu để huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộcvận động xây dựng làng văn hóa Căn cứ vào điều kiện cụ thể và thế mạnh củatừng nơi, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần xác định cơ cấu kinh tế của địaphương mình cho phù hợp
Trên cơ sở cơ cấu kinh tế đã được xác định, từng địa phương tiến hànhchỉ đạo các ngành, các cấp khai thác triệt để các nguồn lực, quyết định cơ cấuvốn đầu tư và động viên nhân dân ra sức phát triển sản xuất kinh doanh theohướng từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra nguồn lực mới thúc đẩytăng trưởng kinh tế cao và ổn định
Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địabàn nông thôn, các cấp lãnh đạo đã và đang hỗ trợ người lao động đẩy mạnh
Trang 28thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các loại giống mới, nâng cao năng suấtcây trồng vật nuôi Mặt khác, chú ý sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyếnkhích và hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống, thúc đẩy mở rộng cáchoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt Nhờ vậy, kinh
tế ở nhiều làng đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống của nhân dân từngbước được cải thiện Theo số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cụcthống kê ở xã năm 1997-1998 so với năm 1992-1993 phân theo 7 vùng kinh
1 Nông dân miền núi, trung du Bắc Bộ 97,77 0,00 223
2 Nông thôn đồng bằng sông Hồng 100,0 0,00 0,00
4 Nông thôn Duyên hải miền Trung 89,37 11,63 0,00
7 Nông thôn đồng bằng sông Cửu Long 92,21 7,79 0,00
Trang 29Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa.
Khác với công chức Nhà nước, cán bộ xã có sự kết hợp chặt chẽ cả bốn yếu tố: người dân, người cùng họ hàng, người đại diện của cộng đồng vàngười đại diện cho Nhà nước ở địa phương Bốn yếu tố này vừa thống nhất,vừa mâu thuẫn, xung đột nhau trong con người cán bộ xã, chi phối các hoạtđộng của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mốiquan hệ giữa các lợi ích cá nhân và cộng đồng
Một thực tế đáng quan tâm là, cán bộ xã nói chung chưa được đào tạo
cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ Hầu hết cán bộ trưởng thành trong
số những thanh niên "không thoát ly được", hoặc là bộ đội xuất ngũ và một số
ít cán bộ Nhà nước đã nghỉ hưu Do vậy, trình độ kiến thức và năng lực côngtác còn yếu về nhiều mặt Số cán bộ cơ sở có trình độ văn hóa dưới phổ thông
cơ sở chiếm khoảng 50%, trong đó ở một số nơi (vùng sâu, vùng xa) còn một
số cán bộ mới thoát nạn mù chữ, cá biệt có cán bộ chưa đọc thông, viết thạo
Do vậy, năng lực tổ chức các hoạt động còn lúng túng chưa đáp ứng được yêucầu của thực tiễn Mặt khác, đội ngũ cán bộ cơ sở ngày càng tăng làm cho bộmáy quá cồng kềnh Trong cả nước với 10.500 đơn vị cơ sở có tới trên 2 triệucán bộ xã, trong đó trên 50% cán bộ do Chính phủ quy định Hiện nay xuhướng tăng thêm cán bộ xã được hưởng các khoản phụ cấp ngày càng phổbiến ở các địa phương nhưng cuộc vận động xây dựng làng văn hóa không vìthế mà được quan tâm tạo thêm nguồn cán bộ phục vụ phong trào Điều nàyđòi hỏi cuộc cải cách bộ máy nhà nước phải quan tâm khắc phục để tạo ra sựvận hành đồng bộ trong chương trình chung
Ba là, tổ chức xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức an ninh của dân.
Xây dựng làng văn hóa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗicông dân Vì vậy mô hình làng văn hóa mới, những thiết chế, cách thức tổchức hoạt động và mức đóng góp của từng hộ gia đình phải được nghiêncứu và thảo luận kỹ để giành được sự đồng tình, thống nhất cao trong cộng
Trang 30đồng làng, biến thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của từng gia đình,dòng họ, cá nhân.
Những thiết chế văn hóa cơ bản như: trường học, nhà văn hóa, thưviện, các câu lạc bộ (câu lạc bộ văn hóa dân gian, câu lạc bộ khuyến học ) y
tế, đội thông tin, đội văn nghệ, các đội bóng, các hội, đoàn mang màu sắc vănhóa do nhu cầu ở làng xã cần thiết phải thành lập Các thiết chế văn hóa nàyrất cần thiết cho việc khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyềnthống trong các cộng đồng làng
Để duy trì phong tục và tín ngưỡng, mỗi làng có một số tổ chức củadân đã tồn tại lâu đời Ngày nay nhân dân một số làng xã đang có yêu cầukhôi phục lại một số tổ chức còn phù hợp và có tác dụng Thực tế ở nhiều nơi
đã khôi phục lại một phần (ví dụ Hội bảo thọ) các tổ chức ấy để dân tự quản,
tự lo liệu lấy công việc nội bộ như cúng bái đình chùa, tổ chức tang ma, cướixin, giải quyết xích mích, duy trì phong tục đạo đức, ổn định trật tự an ninhtheo qui ước của làng
Lực lượng bảo vệ an ninh làng xóm do dân tự quản lý, có sự chỉ đạocủa chính quyền cấp xã sẽ có nhiều thuận tiện trong công việc Khả năng "tácchiến" mau lẹ, kịp thời, hiệu quả hơn là chờ đợi sự chỉ huy từ cấp trên
Tổ chức chung của dân này cần được đặt một cái tên thích hợp hơn, cóthể gọi là "Hội đồng quản trị làng"
Bốn là, xây dựng hương ước, qui ước văn hóa của làng văn hóa.
Cách đây hơn 40 năm, vào năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếpđoàn cán bộ tỉnh Thái Bình tại Phủ Chủ tịch đã phê bình các cán bộ địa phương
đã "quá tả", xóa bỏ quỹ nghĩa thương và hương ước Người khẳng định:
"Hương ước là những khoản ước trong làng, người ta quy định với nhau
không được để trâu bò phá lúa, gà qué ăn mạ đó là những phong tục hay của nông thôn nước ta trước đây Từ sau cách mạng, các chú đem xóa bỏ cả,
Trang 31thế là không đúng Cách mạng chỉ xóa cái xấu, cái dở còn giữ lại cái tốt, cái hay" [30, tr 48].
Ngày nay, mặc dù bên cạnh xây dựng luật pháp thống nhất với khẩuhiệu "Sống và làm việc theo pháp luật", Đảng và Nhà nước ta vẫn khuyếnkhích các làng (thôn, bản, ấp) xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa (hươngước mới) để phát huy tinh thần tự quản của nhân dân ở cơ sở Thực tiễn đangđặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải nhìn nhận lại hương ước từ góc độ văn hóa
để nó phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa theo định hướng XHCN nóichung và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn nói riêng
Năm là, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với sự đổi mới về chính trịđang diễn ra ở các cộng đồng làng xã hiện nay Có thể nói, việc thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở là sự quyết tâm chiến lược của Đảng, có ảnh hưởng lớn đếnđời sống nông thôn hiện nay Chủ chương trên đã đem lại cho người dânquyền bàn bạc, quyết định và giám sát tất cả những gì liên quan đến cuộcsống hàng ngày của họ Thực tế, thông qua thực hiện quy chế dân chủ, nôngdân được thức tỉnh mạnh mẽ về quyền và nghĩa vụ của mình trong cộng đồnglàng xã cũng như trong toàn xã hội Có từ 80% đến 90% nông dân trong mọimiền đất nước tham gia vào học tập và triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở Nhờ
đó đã thúc đẩy nông dân phát huy quyền làm chủ và sáng tạo xây dựng cộngđồng làng xã và đất nước Ở nông thôn từng cộng đồng làng xã đã tự bàn bạc
và quyết định góp vốn, góp công sức xây dựng mới ở nông thôn đường,trường, điện, nước, nhà ở, kênh mương, tạo ra đà phát triển mới ở nông thôn.Mọi tiềm năng trong cộng đồng đều được chú ý khai thác hoặc sẽ khai tháctrong thời gian không xa Mọi sự huy động xã hội để tạo ra sức mạnh chung chonông dân thật sự đang diễn ra với hiệu quả và triển vọng đáng khích lệ
Sáu là, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa.
Trang 32Mỗi làng cần thường xuyên thực hiện cuộc vận động xây dựng giađình văn hóa với bốn nội dung đã được xác định:
- Gia đình thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ
- Đoàn kết, tương trợ xóm làng
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân
Thực hiện 6 vấn đề cơ bản nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến
xu thế vận động và phát triển của phong trào xây dựng làng văn hóa ở nước tanói chung và ở Quảng Nam nói riêng
Xây dựng làng văn hóa là một công việc đa dạng và không ít phức tạp;việc tổ chức thực hiện không thể có một mô hình chung, lý tưởng mà phảiphụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng vùng, miền Điều đặc biệt quantrọng là chúng ta phải huy động được sức mạnh của đông đảo nông dân, cùngvới những định hướng và những kinh nghiệm đã và đang có ở một số địaphương để tiến hành xác lập cơ chế tổ chức thực hiện Làng văn hóa sẽ trở thànhmột trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn ViệtNam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Việc lựa chọn làng là đơn vị cơ sở để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở khuvực nông thôn là mô hình thích hợp và đúng đắn trong thời kỳ mới Làng vănhóa là sức sống mới của nông thôn Việt Nam trên chặng đường CNH, HĐH.Xây dựng làng văn hóa phải gắn liền với xây dựng thiết chế văn hóa, xâydựng gia đình văn hóa, xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước văn hóa,thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trịtích cực của văn hóa làng truyền thống, nhằm thực sự phát huy vai trò của vănhóa trong quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
Trang 331.4 BẢN SẮC VĂN HÓA LÀNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA
VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY
Trong quá trình đổi mới, văn hóa làng có tác động sâu sắc đến quátrình xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay Chính
vì vậy, phát huy bản sắc văn hóa làng trong bối cảnh hiện nay là một nội dung
quan trọng trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: "Phát huy bản sắc
văn hóa làng xã là làm cho bản sắc văn hóa ấy sáng lên, tức là làm cho nó ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn Phát huy bản sắc văn hóa làng
xã là khai thác vai trò, sức mạnh của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội của làng xã và của cả đất nước" [31, tr 10], tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong
cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay
Văn hóa truyền thống làng xã đóng vai trò là nền tảng cho sự lựa chọn
mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn phù hợp với đặc thù đất nước
ta Bài học thực tế ở hàng trăm làng xã Thái Bình và một số tỉnh ở đồng bằngBắc Bộ mấy năm vừa qua đã cho thấy: Muốn phát triển kinh tế - xã hội bền
vững ở vùng nông thôn thì phải thực hiện CNH, HĐH theo kiểu mới: "Thực
chất kiểu mới đó là phải hướng tới mục tiêu kép: vừa giảm nghèo, tăng giàu lại vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa hướng tới tiến bộ văn hóa văn minh, vừa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng giải pháp kép: vừa đẩy mạnh kinh tế thị trường vừa kiên trì chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp thu giải phóng
cá nhân vừa bảo vệ lợi ích công cộng" [40, tr 20].
Như vậy, mô hình kinh tế - xã hội mà chúng ta lựa chọn hiện nay cầnphải thực hiện hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội (trong đóvấn đề cốt lõi là dân chủ và công bằng xã hội), có chiều sâu từ bản sắc vănhóa làng xã CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm những nội dung rấtrộng Và, sẽ góp phần tích cực của văn hóa làng xã vào quá trình CNH, HĐHhiện nay ở nông thôn được biểu hiện thông qua việc tham gia vào các quy
Trang 34trình như: "Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đưa khoa
học công nghệ, máy móc, kỹ thuật vào nông nghiệp làm thay đổi cơ bản nền sản xuất nông nghiệp nước ta, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại
và trên cơ sở đó mà hiện đại hóa nông thôn (bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống vật chất và đời sống tinh thần) hướng tới trình độ văn hóa văn minh hiện đại trên nền tảng bản sắc văn hóa truyền thống" [31, tr 11].
Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của những làng xã như: Duy Sơn II(Duy Xuyên, Quảng Nam), Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), Đồng Kỵ (BắcNinh), Vân Tràng (Hà Tây) cho thấy rằng, để phù hợp với xu thế phát triểnmới cần phải phát triển một nền kinh tế mang tính tổng hợp, đa dạng và vươntới sản xuất hàng hóa đáp ứng thị trường vùng, khu vực cả nước và với nướcngoài Thực tế sự phát triển kinh tế của những làng xã tiêu biểu nêu trên chothấy người ta có thể dựa vào truyền thống kinh nghiệm của mình được tíchlũy trong văn hóa làng xã để tìm ra phương thức, mô hình cho sự phát triển
Vai trò của văn hóa làng xã cổ truyền trong quá trình xây dựng làng
văn hóa hiện nay là hết sức to lớn "Văn hóa làng xã là cơ sở để xây dựng
làng văn hóa (thực chất là phát triển văn hóa làng xã lên một trình độ mới, cao hơn)" [31, tr 14] Toàn bộ thiết chế văn hóa làng xã xưa: Cổng làng, chợ
làng, nghề làng, chùa làng, đình làng, trường làng, hội làng và kết hợp vớithiết chế văn hóa mới hôm nay như: hệ thống điện đến từng hộ dân và cơ sởsản xuất, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã, thư viện là tài sản chung của làngvăn hóa hiện nay Chính vì vậy, cần có giải pháp thích hợp để tạo ra mối quan
hệ bền chặt giữa thiết chế văn hóa cổ truyền và thiết chế văn hóa hiện đạitrong từng làng văn hóa để tạo ra sức mạnh chung
Bên cạnh đó, những vấn đề như: quan hệ gia đình, dòng họ, dân chủtrong văn hóa làng xã cổ truyền vẫn đang diễn ra và có vai trò quan trọngtrong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay
Trang 35Như vậy, nghiên cứu về bản sắc văn hóa làng để khẳng định vai trò của
nó trong quá trình xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội
ở nông thôn nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng GS.TS Nguyễn Duy Quý
rất xác đáng khi cho rằng: "Văn hóa làng như vậy đã góp nên sự bền vững
của cộng đồng dân cư ở cơ sở của xã hội nước ta đã vượt qua bao thử thách khó khăn Mong muốn xây dựng văn hóa cơ sở ở làng xã thì cần phải phát huy những cái hay và khắc phục những mặt bất cập của văn hóa làng" [12, tr.
65]; và "Làng văn hóa không thể là làng nghèo, không thể có quá nhiều hội hè,
đình chùa khang trang rực rỡ mà trường học, trạm xá thì mái dột tường xiêu"
[12, tr 66-67] Đây cũng chính là những nội dung lớn mà cuộc vận động xâydựng làng văn hóa ở nước ta đang nghiên cứu giải quyết trong những nămtiếp theo
Trang 36Chương 2
LÀNG VÀ VĂN HÓA LÀNG Ở QUẢNG NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH
TẾ, XÃ HỘI QUẢNG NAM
2.1.1 Địa lý tự nhiên
Tỉnh Quảng Nam là vùng đất nằm ở miền Trung của đất nước trêntrục 14053'-16013' vĩ độ Bắc, 107013-108044' kinh độ Đông Vị trí này nằmchính giữa trục giao thông Bắc - Nam và đường sắt (ga Tam Kỳ cách ga HàNội phía bắc 864 km, cách ga Hòa Hưng - thành phố Hồ Chí Minh phía Nam
862 km), đường bộ, đường thủy, đường hàng không của cả nước và khu vựcĐông Nam Á Đây cũng là địa bàn cuối của miền Trung nước ta vừa có biêngiới với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây vừa giáp biển Thái BìnhDương ở phía Đông Từ bờ biển của Quảng Nam đến biên giới Việt Lào, chỗhẹp nhất là 72 km, nơi rộng nhất là 125 km Bờ biển Quảng Nam dài 125 kmtrải dài từ Cửa Đại (Hội An) đến Vịnh Dung Quất ở cực Nam của tỉnh QuảngNam (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, giáp huyện Bình Sơn của tỉnh QuảngNgãi)
Là một vùng đất tương đối rộng, Quảng Nam có địa hình, địa mạonghiêng từ Tây sang Đông; tạo nên những tiểu vùng địa lý, khí hậu, kinh tế,văn hóa hết sức đa dạng, phong phú Tổng diện tích tự nhiên là 10.406 km,đất nông nghiệp: 1.040 km2, đất lâm nghiệp: 8430 km2, mặt nước trong đấtliền: 28.000 ha Theo nguồn gốc phát sinh thì có 10 nhóm đất chính với 34loại đất, trong đó, nhóm đất đỏ chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh
Quảng Nam là một trong những tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới giómùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu hai miền Nam - Bắc, là một vùng lãnh thổ
có đầy đủ các ưu thế để phát triển sản xuất
Trang 37Ngày xưa, đường sông là con đường giao thông thuận lợi nhất, giúpcho việc trao đổi hàng hóa từ vùng này đến vùng khác, là chiếc cầu nối vănhóa của vùng này với vùng khác, trao đổi và tiếp biến văn hóa đã diễn ra khásôi nổi ở Quảng Nam trong giai đoạn này.
Quảng Nam có "hệ sinh thái vùng cửa sông và các bãi triều, bãi bồi,
các bãi sú vẹt ngập mặn trên các dòng sông là nơi giàu có về nguồn thức ăn,
có điều kiện thích hợp về nhiệt độ, muối, nguồn dinh dưỡng Đây là các bãi
đẻ, bãi sinh trưởng của các loài thủy hải sản, nhất là tôm, cua và một số loài
cá Đây là hệ sinh thái góp phần quan trọng vào việc tái tạo tự nhiên nguồn lợi thủy sản" [86, tr 29].
Quảng Nam là một trong những tỉnh đầu tiên ở nước ta có quá trình đôthị hóa rất sớm và có hai trung tâm đô thị lâu đời là: Hội An và Tam Kỳ Hội
An, nay là thị xã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới; cách ĐàNẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam Hội An trong du ký của các nhàhàng hải Trung Quốc gọi là Hải Phố - xưa là đất đai của miền Amarati cáchkhông xa vùng Sinkapara (Trà Kiệu), Indrapara (Đồng Dương) và di tích đềnđài của vương quốc Chăm Pa ở Mỹ Sơn (di sản văn hóa thế giới) Hội An làmột thương cảng lớn ở vùng Đông Nam Á có nhiều tàu thuyền qua lại, có phố
xá buôn bán sầm uất từ đầu thế kỷ XVII Nằm bên bờ sông Thu Bồn, Hội An
là một cảng sông tiện lợi để đi về vùng cao (theo sông Vu Gia) và vào đếnTam Kỳ (theo sông Trường Giang)
Tam Kỳ là một trong những thị xã lớn ở nước ta và trong tương laichắc chắn sẽ trở thành một thành phố thương mại và dịch vụ, một cảng sôngquan trọng của miền Trung Trung bộ Quảng Nam có mối quan hệ về địa lý -kinh tế gắn liền với Tây Nguyên qua quốc lộ 14 đi Kon Tum và xuyên suốtTây Nguyên đến Đông Nam bộ hoặc rẽ sang đường 15 qua hạ Lào Chính vìvậy mà Quảng Nam có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với Namtrung bộ và Tây Nguyên về mặt kinh tế và quốc phòng Đây còn là một địabàn du lịch nổi tiếng đã được khai thác và sẽ còn nhiều tiềm năng để khai thác
Trang 38thêm Người Quảng Nam tự hào với hai di tích được xếp hạng Di sản văn hóathế giới là Hội An và Mỹ Sơn; với di tích lịch sử kháng chiến chống Mỹ oaihùng Núi Thành, Chu Lai Những tên gọi không chỉ quen thuộc đối với mỗingười dân Quảng Nam, mà còn tạo nên sự thân thuộc đối với người dân trongnước và bạn bè quốc tế.
Vùng kinh tế sinh thái - nhân văn Quảng Nam là một vùng có nhiềutiềm năng và động lực phát triển Nó sẽ đóng vai trò là một trung tâm kinh tế,chính trị, văn hóa lớn ở miền Trung và Tây Nguyên Nếu như trong tương lai
xa, nền kinh tế lúa nước không còn giữ vị trí quan trọng như hiện nay thìQuảng Nam với sự tồn tại của vùng sinh thái biển, vùng sinh thái gò đồichuyên trồng những cây công nghiệp và những giống cây có giá trị kinh tếxuất khẩu thay thế một phần lớn diện tích cây lúa, vùng sinh thái rừng nhiệtđới với những gỗ quý làm cơ sở cho nền công nghiệp lâm sản phát triển thìQuảng Nam có thể trở thành một vùng động lực kinh tế vào loại hàng đầu ởnước ta
2.1.2 Lịch sử Quảng Nam
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Quảng Nam xưa là đất Việt Thường Thị, đời Tần (246-207 Tr.CN) thuộc về Tượng quận; đời Hán (206-1
-tr CN đến 1-129 sau CN) thuộc quận Nhật Nam Quận Nhật Nam có huyện
Lư Dung và Châu Ngô Ở Lư Dung có bến nước Lượm Vàng, thế truyền tạisông Tranh và sông Tu thuộc đạo trà Nô phủ Thăng Bình thường có sản xuấtvàng Châu Ngô thuộc Thừa Thiên, còn Lư Dung chính là Quảng Nam Vềsau bị Lâm Ấp chiếm cứ
Nước Lâm Ấp bị tướng nhà Tùy tên là Lưu Phương bình định nămĐại Nghiệp nguyên niên (605), đổi làm quận Hải Ân, thống trị 4 huyện Mộttrong 4 huyện có huyện Tân Dung (tức Lư Dung cũ) Cuối đời nhà Tùy, quậnHải Ân bị Lâm Ấp lấy lại Đến đời nhà Tống lấy làm đất Chiêm Thành tức là
Lý Châu và Chiêm Động
Trang 39Đời Trần Anh Tôn, năm 1306, sau vụ gả Huyền Trân Công Chúa chovua Chiêm là Chế Mân và được Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý làm lễ nạptrưng; vua Trần đặt làm Thuận Châu và Hóa Châu Thuận Châu tức QuảngTrị, Hóa Châu nay là Thừa Thiên và Điện Bàn - Quảng Nam, Chiêm Độngcũng bị người Minh chiếm năm 1402, đặt làm hai châu Thăng và Hoa Haichâu này có thuộc nhà Minh trên đồ lịch, nhưng trong thực tế vẫn do ngườiChiêm chiếm cứ Sau khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, đất Chiêm Độngthuộc quyền nhà Lê, nhưng vua Lê chỉ mới đặt làm đất Kymi (đất ràng buộcchứ chưa thành thuộc địa).
Đời vua Lê Thánh Tông, sau các vụ người Chiêm Thành xua quâncướp phá Hóa Châu năm 1469 và 1470; vua thân chinh cầm quân đi đánh dẹp.Năm sau, 1471, vua vây thành Chà Bàn bắt được Chà Toàn, rồi dùng hàngthần người Chiêm trông coi quân dân sự Vua lấy đất ấy đặt làm Quảng Namthừa tuyên, chia làm ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (QuảngNam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay)
Đời các chúa Nguyễn, năm 1602, Quảng Nam thừa tuyên đổi thànhQuảng Nam dinh với ba phủ như cũ và đặt các quan chức trấn thủ, cai hộ và
ký lục Năm 1605, tức là 3 năm sau, lấy thêm huyện Điện Bàn thuộc phủ TriệuPhong (Thuận Hóa) thăng làm phủ và cho nhập vào Quảng Nam Như thế lúcbấy giờ Quảng Nam dinh gồm 4 phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa vàHoài Nhơn
Sau gần ba mươi năm dưới quyền Tây Sơn đến năm 1801, NguyễnÁnh khôi phục Quảng Nam, lấy hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa làm QuảngNam dinh chỉ còn hai trong 4 phủ của Quảng Nam dinh cũ Năm 1805, GiaLong đổi Quảng Nam dinh thành Trực Lệ Quảng Nam dinh lệ thuộc kinh sư
Năm 1827, Minh Mạng bỏ hai chữ Trực Lệ, đặt các chức Trấn thủ,Hiệp tấn và Tham hiệp Năm 1832, đổi thành tỉnh kiêm cả Quảng Ngãi, đặtchức Tuần vũ Nam Ngãi (Quảng Nam- Quảng Ngãi) và hai ty Bố chánh, Án
Trang 40sát Năm 1836, đặt thêm huyện Quế Sơn, năm Thành Thái thứ 11 (1899), đặtthêm huyện Đại Lộc thuộc phủ Điện Bàn; năm 1906 cải huyện Hà Đông làmphủ Hà Đông, về sau cải làm phủ Tam Kỳ kiêm lý huyện Hà Đông.
Căn cứ các sổ địa bạ Quảng Nam lập trong hai năm Gia Long 13 và
14 (1814-1815), Quảng Nam dinh gồm hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa, chialàm 5 huyện, 29 tổng, 7 thuộc, 937 làng (610 xã, 163 thôn, 74 châu, 41phường, 24 ộc, 1 bức, 7 man, 10 ấp, 6 trại, 1 giáp)
Thời Pháp thuộc, năm 1888 Đà Nẵng tách ra thành một thành phốthuộc địa Pháp, hoàn toàn tự trị; cho tới 1945, Đà Nẵng mang cái tên mới làthành Thái Phiên và tỉnh Quảng Nam thành Trần Cao Vân Song cái tên ấybiến dần để trở thành Quảng Đà Sau năm 1954, vùng phủ Thăng Hoa cũmang cái tên mới là tỉnh Quảng Tín và sau đó bị xóa bỏ để mang cái tên mới:tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng sau chiến thắng 30/4/1975 Đến 1/1/1997, theoQuyết định của Chính phủ, Quảng Nam và Đà Nẵng tách ra thành hai đơn vịhành chính độc lập Tỉnh Quảng Nam hiện nay gồm 14 huyện thị: Điện Bàn,Quế Sơn, Hội An, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Núi Thành,Hiệp Đức, Trà My, Tiên Phước, Nam Giang, Phước Sơn, Hiên
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong điều kiện của một tỉnh còn nghèo lại vừa mới tách ra còn gặpnhiều khó khăn, song Quảng Nam vẫn giữ được sự ổn định và phát triển vềchính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Tốc độ tăng trưởng hàng năm đều khá cao,nội lực bước đầu được khơi dậy và phát huy Lĩnh vực văn hóa xã hội đạtđược nhiều tiến bộ Đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện An ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững
Tính đến cuối năm 2000, Quảng Nam đã đạt được những chỉ tiêu quantrọng về phát triển kinh tế so với kế hoạch đã được đề ra như:
Tổng sản phẩm xã hội của Quảng Nam tăng tương xứng với mức bìnhquân cả nước (7,6%)