Văn hóa làng Quảng Nam và phong trào xây dựng làng văn hóa

MỤC LỤC

Làng người Việt

"Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Trước đây, sự phát triển của các làng nghề, làng buôn bị níu kéo bởi nhiều trở lực: từ chính sách trọng nông, ức thương, coi nghề nông là nghề cơ bản ("dĩ nông vi bản") của nhà nước phong kiến đến tâm lý coi thường thương nghiệp, kỹ nghệ cũng như truyền thống giữ bí mật nghề nghiệp "gia truyền" một cách thái quá.

Quan niệm về văn hóa làng

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân trong công trình Văn hóa làng và làng văn hóa thì "văn hóa làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc trưng riêng của nó" [63, tr. Bài học thực tế ở hàng trăm làng xã Thái Bình và một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ mấy năm vừa qua đã cho thấy: Muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng nông thôn thì phải thực hiện CNH, HĐH theo kiểu mới: "Thực chất kiểu mới đó là phải hướng tới mục tiêu kép: vừa giảm nghèo, tăng giàu lại vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa hướng tới tiến bộ văn hóa văn minh, vừa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng giải pháp kép: vừa đẩy mạnh kinh tế thị trường vừa kiên trì chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp thu giải phóng cá nhân vừa bảo vệ lợi ích công cộng" [40, tr.

Bảng 1.1: Mức sống phân theo vùng kinh tế năm 1997 - 1998
Bảng 1.1: Mức sống phân theo vùng kinh tế năm 1997 - 1998

Địa lý tự nhiên

Ngày xưa, đường sông là con đường giao thông thuận lợi nhất, giúp cho việc trao đổi hàng hóa từ vùng này đến vùng khác, là chiếc cầu nối văn hóa của vùng này với vùng khác, trao đổi và tiếp biến văn hóa đã diễn ra khá sôi nổi ở Quảng Nam trong giai đoạn này. Nếu như trong tương lai xa, nền kinh tế lúa nước không còn giữ vị trí quan trọng như hiện nay thì Quảng Nam với sự tồn tại của vùng sinh thái biển, vùng sinh thái gò đồi chuyên trồng những cây công nghiệp và những giống cây có giá trị kinh tế xuất khẩu thay thế một phần lớn diện tích cây lúa, vùng sinh thái rừng nhiệt đới với những gỗ quý làm cơ sở cho nền công nghiệp lâm sản phát triển thì Quảng Nam có thể trở thành một vùng động lực kinh tế vào loại hàng đầu ở nước ta.

Lịch sử Quảng Nam

Sau gần ba mươi năm dưới quyền Tây Sơn đến năm 1801, Nguyễn Ánh khôi phục Quảng Nam, lấy hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa làm Quảng Nam dinh chỉ còn hai trong 4 phủ của Quảng Nam dinh cũ. Thời Pháp thuộc, năm 1888 Đà Nẵng tách ra thành một thành phố thuộc địa Pháp, hoàn toàn tự trị; cho tới 1945, Đà Nẵng mang cái tên mới là thành Thái Phiên và tỉnh Quảng Nam thành Trần Cao Vân.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Học sinh tuyển mới vào lớp 10 phổ thông đạt 98,1% so với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh tuyển mới vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 98,5% kế hoạch; trên 10% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển mới vào các trường đại học và các trường dạy nghề. Ngày nay, tiếp tục truyền thống ấy, và để bắt kịp với sự biến đổi của dân tộc và thời đại thế kỷ tương lai, Quảng Nam đặc biệt cần phải coi trọng hơn nữa việc đào tạo một đội ngũ trí thức mới có đủ tài năng và dũng khí, phát triển khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đẩy mạnh công việc ứng dụng công nghệ mới vì sự nghiệp phát triển của CNXH và vì danh dự của một tỉnh anh hùng trước ngưỡng cửa của một thế kỷ mới.

Làng Quảng Nam - nhìn từ góc độ nghề nghiệp

Từ xa xưa, những người dân của 2 làng Phước Ninh và Đế Kiều xứ Bắc đã tụ hội vào dinh chấn Thanh Chiên - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Quảng Nam (từ thế kỷ 15-19) để làm ăn, lập nghiệp mang theo nghề đúc đồng nổi tiếng và lưu truyền cho đến ngày nay. Sản phẩm của làng Phước Kiều gồm đồ thờ cúng: chân đèn, lư hương, khay trầu, bình rượu và hàng kỹ xảo: tứ linh (long, lân, quy, phụng); đồ tế lễ hội như: chiêng, thanh la, chuông (có cả đại đồng chuông cho nhà chùa); đồ dân dụng như: mâm, nồi, soong, chảo, chén, bát.

Làng Quảng Nam dưới góc nhìn văn hóa

Ở mỗi khu vực này lại chia thành những khu vực nhỏ như ở khu thứ nhất có các dãy bày bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ ăn uống; ở khu vực thứ hai với các dãy hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (cày, cuốc,dao, rựa..), các dụng cụ sinh hoạt gia đình (mâm, thau, dao, rựa..), hàng vải vóc, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng (bình, lư hương, chiêng..). Qua khảo sát 988 tộc họ đã xây dựng "Tộc ước", nét nổi bật là các tộc tự hóa giải các mâu thuẫn trong tộc, xây dựng làng quê tình tương thân, tương ái, quỹ khuyến học, quỹ mừng thọ, vận động con cháu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng thôn văn hóa [80, tr.

Khái quát chung về làng Quảng Nam

Hoặc là, về phương diện nào đó; làng nghề ở nông thôn có khác so với thành thị nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ trên cơ sở tìm hiểu qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm để điều chỉnh tốc độ phát triển của các làng nghề ở vùng của mình cho phù hợp với tình hình chung. Tóm lại, mô hình về làng Quảng Nam trên là bước tiếp cận ban đầu nhằm tạo điều kiện cho chúng ta có được những hoạch định cụ thể và đưa ra được những chủ trương không những mang tính khái quát chung của toàn tỉnh, toàn huyện, xã mà còn có những chủ trương riêng phù hợp với đặc điểm, truyền thống của từng làng trong bối cảnh hiện nay.

Những giá trị văn hóa giáo dục ở Quảng Nam

Trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quảng Nam đã có hàng ngàn người học giỏi, đỗ đạt cao - tiêu biểu nhất là hàng trăm người chỉ tốt nghiệp tú tài bán (hoặc dưới) thì nghỉ học do nhà nghèo, nhưng bằng tự học, họ đã vươn lên đến học vị Tiến sĩ, hàm giáo sư như Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn, Hoàng Phê, Huỳnh Lý. Bầy chim phụng đất Quảng của thời đại Hồ Chí Minh còn cất cánh bay xa và mang về cho quê hương đất nước những kết quả rực rỡ qua nhiều lần so tài với các cường quốc học giỏi trên thế giới: 10 em liên tục đạt được các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba.

Những giá trị văn hóa dân gian ở Quảng Nam

Trong khi tìm hiểu những sinh hoạt văn hóa và những lễ hội của nông dân Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy, những sinh hoạt ấy dù cho xã hội có thay đổi thế nào chăng nữa, dù cho các phương tiện đi lại ngày nay đã giúp con người có mối giao lưu mở rộng ra khỏi không gian của làng xưa, thì trước sau, vẫn là những sinh hoạt, những lễ hội được gìn giữ và được tổ chức trên cái nền không gian của làng; khẳng định "cái ta" của làng. Nói một cách hình tượng hơn, từ những giá trị truyền thống, văn hóa dân gian đất Quảng đã có một cuộc vận hành không ngừng nghỉ để biến đổi về chất và tăng trưởng về lượng; và trong quá trình vận hành đó, đã tiếp thu những yếu tố tích cực của các vùng văn hóa dân gian khác như dòng sông mãnh liệt cuộn chảy, không ngừng đón nhận phù sa từ mọi lối nguồn sông suối khác, cuối cùng vẫn hòa.

Hương ước ở Quảng Nam

Ở khu vực các tỉnh phía Bắc, đặc biệt vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ là địa phương có phong trào xây dựng làng văn hóa sớm nhất so với các khu vực khác trong toàn quốc đã xuất hiện nhiều làng văn hóa tiêu biểu như: Làng Trang Liệt (Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh), Làng Viêm Xá (Hòa Long, Yên Phong, Bắc Ninh); làng Duy Trinh (Vân Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa); làng Đông Ngạc (từ Liêm, Hà Nội); làng Do Nghĩa (Phú Thọ); làng Tảo Dương (Hà Tây); làng Lỗ Xá (Hưng Yên); làng Qui Hậu (Quảng Bình)..Đây là những làng có sự tương đồng về điều kiện địa lý và đặc điểm cư dân làng Việt cổ truyền, nằm trong khu vực mà các tỉnh đã thu được kết quả tốt trong quá trình thực hiện công tác Nếp sống văn hóa trong nhiều năm trước đây; là những nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hóa cổ truyền với các đình, chùa, hương ước. Vì điều kiện kinh tế và giao thông đi lại còn khó khăn, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu; các sản phẩm văn hóa đến với đồng bào chưa đều, chưa nhiều..Do vậy, các tiêu chuẩn đề ra đối với yêu cầu xây dựng làng (bản) văn hóa ở đây chủ yếu tập trung vào mục tiêu: xóa đói, giảm nghèo, giữ vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, loại bỏ các hủ tục mê tín, bỏ trồng và không hút thuốc phiện, đảm bảo cho trẻ em đến tuổi được đi học.

Chủ trương xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

Quá trình nhận thức được làm sáng tỏ và thông suốt từ trên xuống dưới và lan tỏa ra diện rộng là một tín hiệu tốt của phong trào. Tạo được niềm tin trong nông dân để họ dồn toàn tâm, toàn ý vào một công việc cụ thểvà thiết thực như xây dựng làng văn hóa có thể xem là kết quả ban đầu của phong trào; đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng qua".

Về tổ chức thực hiện xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam Xây dựng làng văn hóa là một phong trào mang tính quần chúng rộng

Song chỉ có thể trở thành làng văn hóa khi đảm bảo được các nội dung lớn về xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng qui ước nếp sống và xây dựng các mặt hoạt động khác. Trong các nội dung lớn đó, nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hóa phải được quan tâm thường xuyên vì nó có tính quyết định đến sự thành bại của phong trào xây dựng làng văn hóa ở các mặt: nhân lực, tiềm lực và truyền thống văn hóa.

Những kết quả bước đầu trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

Trên cơ sở đối chiếu tổng hợp các tiêu chí đã đề ra trong quá trình vận động như: kết quả của quá trình xây dựng gia đình văn hóa, việc thực hiện Qui ước nếp sống và các hoạt động khác; trong 216 làng đăng ký xây dựng làng văn hóa đã có. Nhận định này có thể khái quát thành một số điểm về sự chuyển biến của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa làm minh chứng như: Những thành quả trong việc xây dựng gia đình văn hóa đã giúp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân ở các làng; sự chuyển biến đi lên trong đời sống kinh tế - xã hội; sự chuyển biến mạnh hơn trong việc đáp ứng nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của nhân dân thể hiện ở các góc độ: các phương tiện văn hóa phục vụ công cộng, mức độ hưởng thụ văn hóa, tiếp nhận thông tin của nhân dân gia.

Bảng 3.3: Danh sách làng văn hóa được công nhận ở cấp tỉnh
Bảng 3.3: Danh sách làng văn hóa được công nhận ở cấp tỉnh

Phương hướng xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam giai đoạn 2000 - 2005

- Đáp ứng yêu cầu phát triển của nông thôn, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng hiện nay, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng "nông thôn mới" ở Quảng Nam. Phát huy cao nhất các tiềm năng, về nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; đồng thời nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần tại chỗ của nhân dân ở nông thôn.

Bảng 3.4: Chỉ tiêu xây dựng làng văn hóa tỉnh Quảng Nam  (giai đoạn 2000 - 2005
Bảng 3.4: Chỉ tiêu xây dựng làng văn hóa tỉnh Quảng Nam (giai đoạn 2000 - 2005

Về xây dựng thị xã văn hóa ở Quảng Nam

Với những ưu thế về chủ quan lẫn khách quan, việc chọn thị xã Hội An làm bước đột phá đầu tiên trong cả nước về xây dựng thị xã (đô thị) văn hóa là hợp lý và khả năng thành công là rất lớn. Để thực hiện được những chỉ tiêu mang tính định hướng cao cho sự phát triển của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong giai đoạn (2000-2005); cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc cả lý luận lẫn thực tiễn nhằm có cách vận dụng một cách sáng tạo và đúng với qui luật vận động chung.

Xây dựng cơ chế điều hành thống nhất, tổ chức thực hiện cụ thể và đề ra được những nội dung tiêu chí phù hợp

Trong quá trình chỉ đạo điều hành phải tạo được sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa và xem việc tổ chức thực hiện cũng như kết quả phong trào là một nội dung thi đua quan trọng. Tỉnh ủy cần xem xem đây là tiêu chuẩn xét duyệt thi đua hàng năm của các chi bộ để ảnh hưởng của phong trào ngày càng sâu rộng trong cán bộ và nhân dân.

Thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa

Cùng với các họat động mang tính nội tại vốn có của từng làng (thôn, bản), cần phải có những hoạt động mang tính mũi nhọn từ trên xuống như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, pháp luật; thi ứng xử, tài năng cho mọi lứa tuổi, thi tìm hiểu truyền thống văn hóa của từng vùng, miền. Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Nghị định 87, 88/CP của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ tệ nạn xã hội nhằm phát huy các giá trị văn hóa làng, tạo nên môi trường trong sạch, lành mạnh trong các làng.

Phát huy nội lực; đẩy mạnh xã hội hóa; tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa

Do vậy, việc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đòi hỏi vừa phải có sự phấn đấu nỗ lực của từng địa phương vừa phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước, tỉnh, huyện và các ngành chức năng về cơ sở vật chất, thiết chế hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng sâu, vùng xa có cơ hội triển khai xây dựng làng, bản văn hóa. Điều đó có nghĩa là, đầu tư cho văn hóa trước hết phải đầu tư cho cơ sở; từ mỗi làng (thôn, bản) cụ thể, từ tình hình thực tiễn cũng như yêu cầu bức thiết về các mặt của mỗi vùng dân cư cần có phương pháp thích ứng để trong một thời gian không dài nữa chúng ta xác lập được sự cân bằng về các mặt giữa các vùng ở Quảng Nam.

Tiếp tục tìm tòi và áp dụng các nội dung và hình thức hoạt động thích hợp; xây dựng được những mô hình hoạt động mới, phù hợp

Những tác phẩm nghệ thuật quần chúng thường phản ánh sát thực cuộc sống thường nhật của họ như: ươm tơ, dệt lụa, chèo đò, gặt hái, cày bừa..Vì thế, nhờ những hoạt động nghệ thuật này mà đất Quảng cho đến bây giờ còn lưu giữ được những bài vè, dân ca, hát bội, bài chòi, đối đáp..rất có giá trị và tiếp tục lưu truyền trong môi trường xã hội. Thực tiễn ở Quảng Nam cho thấy, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phong trào xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa của tỉnh đã góp phần tích cực vào việc xây dựng cuộc sống mới, con người mới.

Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở nông thôn Quảng Nam

- Đặc biệt chú trọng xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, xây dựng gia đình văn hóa là một nội dung hết sức thiết thực đòi hỏi phải làm thường xuyên và triển khai ở mọi cấp, mọi ngành, mọi gia đình. Thực tiễn ở Quảng Nam cho thấy, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phong trào xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa của tỉnh đã góp phần tích cực vào việc xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Nhiều địa phương đã chủ động trong việc đề ra qui ước gia đình, tộc họ nhằm xây dựng nếp sống văn minh tiến bộ. Tuy nhiên, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa phát triển không đồng đều và chưa sâu rộng. Nếp sống văn hóa chưa trở thành phổ biến, có những hiện tượng tiếp thu văn hóa lai căng và kế thừa văn hóa truyền thống thiếu chọn lọc. Các hủ tục, mê tín, dị đoan ở một số nơi có xu hướng phục hồi. Nhiều nơi việc cưới tổ chức phô trương, đua đòi; việc tang tổ chức phúng viếng linh đình, lãng phí thời gian và tiền bạc, làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Những sinh hoạt như tổ chức sinh nhật, mừng thọ, lên đồng, gọi hồn.. đang diễn ra ở một số nơi ở các làng quê. Vấn đề này cần sớm có các giải pháp khắc phục. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây. a) Tổ chức quán triệt nội dung Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ chính trị, Chỉ thị 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ đến cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Cuộc vận động này gắn bó chặt chẽ với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa; làng (thôn, bản) văn hóa theo tinh thần Chỉ thị 04/CT-TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam. b) Ở các làng xã có chương trình cụ thể thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoạn theo hướng dẫn của ngành văn hóa - thông tin. Chính quyền ở các xã thông qua việc lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và trên cơ sở hướng dẫn của ngành VH-TT xây dựng qui ước cụ thể sát hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống tinh thần của đông đảo nhân dân. c) Các cơ quan thông tấn, báo chí, văn hóa thông tin thường xuyên tuyên truyền cuộc vận động bằng các hình thức phong phú, cổ vũ gương người tốt việc tốt trong việc xây dựng nếp sống văn hóa; phê phán các hiện tượng không lành mạnh, trái với đạo đức, truyền thống trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Đối với Trung ương

Tuy nhiên, những con người sống trên mảnh đất " địa linh nhân kiệt" của xứ Quảng với đức tính cần cù, chân thật và thông minh sẽ phấn đấu tạo dựng cho chính mình và cộng đồng một cuộc sống ấm no hơn, hạnh phúc hơn, tạo lập nhiều hơn những làng văn hóa ở Quảng Nam trong thời gian tới. Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương nghiên cứu, xem xét để ban hành danh hiệu Làng văn hóa cấp Trung ương khi hiện nay đã có danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh - huyện - xã; nhằm khẳng đinh được tầm vóc thực sự của cuộc vận động, kịp thời động viên nhân dân ở các làng hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện nhân rộng phong trào dưới cả hai góc độ: chiều rộng và chiều sâu.