1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

TÀI LIỆU về hệ điều HÀNH WINDOWS 7

37 2,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 5,83 MB

Nội dung

Click phải Thường dùng hiển thị một menu công việc liên quan đến mục được chọn,bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nút phảiBấm đúp Double click Thường dùng để kích hoạt chương

Trang 1

\Contents 1

Chương 1: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 7 3

1.1 Sơ lược về Windows 7 3

1.1.1 Giới thiệu 3

1.1.2 Các phiên bản 3

1.1.3 Yêu cầu phần cứng 3

1.2 Các khái niệm cơ bản 4

1.2.1 File 4

1.2.3 Folder 5

1.2.4 Path (đường dẫn) 6

1.2.5 Mouse và cách sử dụng 7

1.3 Thao tác với nền màn hình Desktop 7

1.3.1 Thay đổi Desktop Theme 7

1.3.2 Tạo một Slide ảnh của background 8

1.3.3 Di chuyển thanh taskbar 9

1.3.4 Thêm chương trình và tài liệu vào Taskbar (Pin to Taskbar) 9

1.3.5 Tùy chỉnh menu Start 10

1.3.6 Thay đổi vai trò nút power 11

1.3.7 Thêm gadget cho Desktop 11

1.3.8 Thao tác với Icon 12

1.3.9 Chọn biểu tượng chương trình được hiển thị trên màn hình 12

1.4 Thao tác với cửa sổ (Windows) 12

1.4.1 Aero snap – Tính năng canh lề của cửa sổ 12

1.4.2 Aero shake – “lắc” cửa sổ 13

1.4.3 Aero peek - tính năng trong suốt 13

1.5 Windows Explorer 14

1.5.1 Tùy biến Panel điều hướng 15

1.5.2.Thêm thư mục vào Favorites 15

1.5.3 Các thao tác quản lí 16

1.6 Chương trình Recycle Bin 17

1.7 ShortCut 17

Trang 2

1.8 Thao tác tìm kiếm 18

1.9 ControlPanel 19

1.9.1 Mouse 19

1.9.2 Programs and Features 20

1.9.3 Cài đặt trình điều khiển máy in Devices and Printers 20

21

1.10 Cài đặt gõ tiếng việt 21

21

1.11 INTERNET EXPLORER 22

1.11.1 Tên miền 22

1.11.2 Địa chỉ Website 23

1.11.3 Trình duyệt 24

1.11.4 Máy tìm kiếm 27

1.12 HỘP THƯ ĐIỆN TỬ MIỄN PHÍ GMAIL 27

1.12.1 Các hộp thư 27

1.12.2 Địa chỉ Mail 27

1.12.3 Các thao tác cơ bản 28

Trang 3

Chương 1: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 7

1.1 Sơ lược về Windows 7

Không giống hệ điều hành tiền nhiệm, Windows 7 là một bản nâng cấp lớn hơn

từ Vista, với mục đích có thể tương thích đầy đủ với các trình điều khiển thiết bị, ứng dụng, và phần cứng đã tương thích với Windows Vista Những giới thiệu về hệ điều hành này của Microsoft trong năm 2008 tập trung vào khả năng hỗ trợ tiếp xúc đa điểm, một Windows Shell mới được thiết kế lại với một taskbar mới, một hệ thống mạng gia đình có tên gọi HomeGroup, và các cải tiến về hiệu suất

1.1.2 Các phiên bản

+ Starter: Phiên bản rút gọn các tính năng cao cấp, không cầu kì về giao diện,

gọn nhẹ, thích hợp với các máy netbook, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, người mới làm quen với máy vi tính, người có thu nhập thấp

+ Home Basic: Lược bỏ một số các chức năng giải trí nâng cao (như Media

Center) ở bản Home Premium, thích hợp với các loại netbook, máy tính cá nhân, công

ty vừa và nhỏ, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, gia đình có thu nhập trung bình

+ Home Premium: Các chức năng giải trí, giao tiếp, kết nối ở mức khá tốt, thích

hợp với các máy netbook thế hệ mới, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), hướng tới người sử dụng là các hộ gia đình, công ty vừa và nhỏ

+ Professional: Các chức năng kết nối mạng văn phòng cũng như kết nối mạng

đầy đủ, hướng tới các công ty lớn, các doanh nhân thường xuyên làm việc với máy vi tính để trao đổi dữ liệu

+ Ultimate và Enterprise: Tập hợp đầy đủ các chức năng của tất cả các phiên

bản kia cộng lại, giúp người dùng có được một sức mạnh toàn năng trong trao đổi thông tin và giải trí mọi lúc mọi nơi, hướng tới các cá nhân, tổ chức muốn một giải pháp trọn vẹn cho việc hoạt động máy vi tính của họ Điểm khác biệt gần như duy nhất của Ultimate và Enterprise nằm ở chỗ Enterprise mang đến giải pháp về giá và hỗ trợ toàn diện hơn Ultimate Vì vậy, Ultimate hướng đến các cá nhân sử dụng, còn Enterprise hướng vào môi trường có tính chất cộng đồng, tương tự như Professional Cùng với đó, trong khi Ultimate là phiên bản thương mại toàn cầu, còn Enterprise không được bán lẻ mà chỉ dành cho các tổ chức đặt mua với số lượng lớn

+ Thin PC: Dành cho máy có cấu hình thấp (nhẹ gần bằng windows XP), tất

nhiên sẽ bị lượt bỏ một số phần không cần thiết lắm trong Windows

1.1.3 Yêu cầu phần cứng

Trang 4

Các bộ phận Các chi tiết khuyến cáo

Tốc độ vi xử lí 1GHz (32-bit hoặc 64-bit)

Bộ nhớ RAM 1GB (32-bit) hoặc 2GB (64-bit)

Bộ nhớ đồ họa 128MB (Để dùng được Windows Aero)

Không gian ổ cứng 16GB hoặc hơn

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 File

File (Tập tin) là tập hợp thông tin/ dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nào

đó Nội dung của tập tin có thể là chương trình, dữ liệu, văn bản, Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác

nhau, tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension)

Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không

- Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng Phần tên do người tạo ra tập tin đặt Với MS-DOS phần tên có tối đa là 8 ký tự, với Windows phần tên có thể đặt tối đa 256 ký tự

- Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên Thông thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin tự đặt

- Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách

Hình 1: Icon và tên file lưu trong ổ đĩa

Ví dụ: BAITAP.PAS VANBAN.DOC

Phần tên

Phần mở rộng

Trang 5

Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:

 COM, EXE : Các file khả thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành

 TXT, DOC, : Các file văn bản

 PAS, BAS, : Các file chương trình PASCAL, DELPHI, BASIC,

 WK1, XLS, : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL

 BMP, GIF, JPG, : Các file hình ảnh

 MP3, DAT, WMA, … : Các file âm thanh, video

Ký hiệu đại diện (Wildcard)

- Để chỉ một nhóm các tập tin, ta có thể sử dụng hai ký hiệu đại diện:

- Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tập tin tại vị trí nó xuất hiện

- Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí nó xuất hiện

Ví dụ: Bai?.doc : Bai1.doc, Bai6.doc, Baiq.doc, …

Bai*.doc : Bai.doc, Bai6.doc, Bai12.doc, Bai Tap.doc, …BaiTap.* : BaiTap.doc, BaiTap.xls, BaiTap.ppt, BaiTap.dbf, …

1.2.2 Disk drive (ổ đĩa)

Ổ đĩa là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin, các ổ đĩa thông dụng là:

- Ổ đĩa mềm: thường có tên là ổ đĩa A:, dùng cho việc đọc và ghi thông tin lên đĩa mềm

- Ổ đĩa cứng: được đặt tên là ổ C:,D:, có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ đĩa mềm nhiều lần Một máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa cứng

- Ổ đĩa CD: có các loại như: loại chỉ có thể đọc gọi là ổ đĩa CD-ROM, loại khác còn có thể ghi dữ liệu ra đĩa CD gọi là ổ CD-RW, ngoài ra còn có ổ đĩa DVD

- Ổ đĩa Removeble: các loại thẻ nhớ gắn vào máy (Flash memory) qua cổng giao tiếp USB được máy tính coi là các ổ đĩa có thể di chuyển được Hiện nay loại ổ này đã thay thế đĩa mềm không còn được dùng nữa

Hình 2: Icon, tên ổ đĩa

1.2.3 Folder

Trang 6

Folder hay còn gọi là Thư mục (Directory) là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất Các tập tin có liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một thư mục Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc Thư mục gốc không có tên riêng và được ký hiệu là \ Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục con Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc

và thư mục con của nó Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha

- Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành

- Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin

Hình 3: Minh họa Folder, File, Path

1.2.4 Path (đường dẫn)

Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ địa chỉ của đối tượng cần truy xuất Đường dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau cùng) Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu \

Trang 7

Hình ảnh trên là tổ chức quản lý thư mục theo cấu trúc hình cây Đường dẫn tới file Baitap1.pas là một dãy các thư mục liên tiếp nhau

C:\NGONNGULAPTRINH\PASCAL Địa chỉ đầy đủ của file Baitap1.pas là :

C:\NGONNGULAPTRINH\PASCAL\Baitap1.pas

1.2.5 Mouse và cách sử dụng

Chuột dùng điều khiển con trỏ chuột tương tác với những đối tượng trên màn hình Chuột thường có 2 nút:

- Nút trái thường dùng để chọn đối tượng; rê đối tượng

- Nút phải thường dùng hiển thị một menu công việc Nội dung Menu công việc thay đổi tùy thuộc con trỏ chuột đang nằm trên đối tượng nào

Các hành động mà chuột thực hiện:

Trỏ đối tượng Rà chuột trên mặt phẳng bàn để di chuyển con trỏ chuột trên màn

hình trỏ đến đối tượng cần xử lý

Click trái Thường dùng để chọn một đối tượng, bằng cách trỏ đến đối

tượng, nhấn nhanh và thả nút trái chuột

Rê/Kéo (Drag) Dùng di chuyển đối tượng hoặc quét chọn nhiều đối tượng bằng

cách trỏ đến đối tượng, nhấn và giữ mắt trái chuột, di chuyển chuột

để dời con trỏchuột đến vị trí khác, sau đó thả mắt trái chuột

Click phải Thường dùng hiển thị một menu công việc liên quan đến mục được

chọn,bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nút phảiBấm đúp

(Double click

Thường dùng để kích hoạt chương trình được hiển thị dưới dạng một biểu tượng trên màn hình, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả mắt trái chuột 2 lần

1.3 Thao tác với nền màn hình Desktop

z

Hình 4 : Màn hình Desktop sau khi khởi động

1.3.1 Thay đổi Desktop Theme

Người sử dụng có thể thiết lập ảnh nền, màu cửa sổ, âm thanh hệ thống và bảo

vệ màn hình trong thành phần mà Microsoft gọi chung là Theme Khi thay đổi một Theme tất các thành phần này sẽ thay đổi theo

Để áp dụng một Theme có sẵn trong Windows ta làm như sau:

Kích chuột phải trên nền Desktop chọn Personalize; xuất hiện màn hình:

Gadgets

Taskbar

Các Icon chương trình

Các Icon

Trang 8

Hình 5: Cửa sổ Personalize

Theme mới được sử dụng ngay khi bạn chọn nó trong cửa sổ Personalization

Để tạo theme cho riêng mình ta chọn lần lượt Background, Window color, Sound, Screen Saver ở khung dưới Sau khi chọn xong kích chuột phải vào Theme và

chọn Save Theme.

1.3.2 Tạo một Slide ảnh của background

Trong phiên bản Win7 ảnh nền màn hình Desktop có thể thay đổi lần lượt mà không cần chuyển thủ công Cách làm như sau:

Từ màn hình 5 chọn Desktop Background, xuất hiện hình sau:

Hình 6: Chọn ảnh nền cho Theme mới và tạo slide ảnh

Giữ CTRL và kích chuột vào các ảnh mà bạn muốn chọn làm Background vào slideshow Để thiết lập mỗi ảnh hiển thị trong bao lâu chọn giá trị từ danh sách Change picture every Để hiển thị các ảnh theo thứ tự ngẫu nhiên chọn Shuffle Chọn Save changes để lưu

Chọn mẫu Theme

Tạo Theme mới

Trang 9

1.3.3 Di chuyển thanh taskbar

Taskbar là thanh công cụ ngầm định nằm dưới cùng màn hình desktop

Ngoài ra còn một số tùy chọn sau:

+ Lock the taskbar: Bật/tắt chế độ khóa thanh taskbar Khi tắt chế độ này ta có

thể: đặt chuột lên vùng trống thanh taskbar, kích rê

chuột di chuyển thanh đến các vị trí khác trên màn

hình; di chuyển chuột ra mép thanh, kích rê để

thay đổi kích thước thanh

+ Auto – hide the taskbar: Bật/tắt chế độ tự

động ẩn hiện thanh taskbar Khi bật thanh taskbar

không hiện trên màn hình; di chuyển chuột đến vị

trí đạt thanh nó tự động hiển thị

+ Use small icon: Bật tắt chế độ hiển thị

nhỏ/to kích thước các biểu tượng chương trình

trên thanh taskbar

+ Use Aero Peek to preview the Desktop:

Bật/ tắt chế độ Aero Peek

Hình 8: hộp thoại Taskbar and Start Menu Properties

1.3.4 Thêm chương trình và tài liệu vào Taskbar (Pin to Taskbar)

Với các chương trình và các tài liệu sử dụng thường xuyên ta có thể bổ sung chúng lên thanh taskbar để thao tác tiện lợi và nhanh hơn

- Mở Start hoặc Windows Explorer và tìm đến ứng dụng hay tài liệu muốn thêm vào taskbar Với ứng dụng kích chuột phải chọn Pin to Taskbar; với tài liệu ta kéo chúng lên thanh Taskbar khi đó tệp tin sẽ được thêm dưới dạng Jump List và chương trình

mở tệp tin đó tự động được thêm lên Taskbar

Để gỡ bỏ ta kích chuột phải vào biểu tượng chương trình trên thanh taskbar xuất hiện Jump List chọn Unpin this Program

Trang 10

Hình 9: Thêm, gỡ một ứng dụng trên Taskbar

1.3.5 Tùy chỉnh menu Start

Menu Start là những gì bạn thấy khi

kích nút Start trên taskbar của Windows (hình

10) Đây là một menu gồm có hai panel và một

số mục xuất hiện trong panel bên phải một cách

mặc định

Thực hiện theo các bước dưới đây để tùy

chỉnh panel phải của menu Start:

nút Start chọn Properties xuất hiện hộp thoại:

Taskbar and Start Menu Properties (hình 8),

chọn tab Start Menu hình 11

Trang 11

Dislay as a link: Hiển thị các mục

giống như hình Khi chọn sẽ xuất hiện cửa

sổ chương trình tương ứng

Dislay as a menu: Khi chọn nó sẽ

hiển thị hình 13:

Don’t dislay this item: không hiển thị

trong panel phải

Nhấn OK

1.3.6 Thay đổi vai trò nút power

Là nút chọn chế độ tắt máy trong

menu start Hình 14 đang hiện chức

năng Shut down; để chọn thao tác

vào nút Start và chọn Properties (Cách khác là mở Control Panel và chọn Taskbar and Start Menu)

Khi hộp thoại Taskbar and Start Menu Properties

xuất hiện, chọn tab Start Menu

Xuất hiện hộp thoại như hình 15:

Chọn tùy chọn mới, nhấn OK

1.3.7 Thêm gadget cho Desktop

Trong Windows 7 người dùng có thể bổ sung thêm chức năng cho desktop của

mình thông qua gadgets— các ứng dụng tiện ích nhỏ thực hiện một chức năng đơn

giản nào đó Ví dụ, gadget Clock hiển thị thời gian thực, Weather báo cáo về các điều kiện thời tiết hiện hành và dự

báo thời tiết,…và các gadgets

này ta có thể đặt ở bất kỳ vị trí

nào trên màn hình

Để bổ sung thêm một

gadget vào desktop ta thực

hiện theo các bước dưới đây:

Kích phải lên nền màn hình

desktop; sau đó chọn Gadgets

xuất hiện hộp thoại hình 16:

Trang 12

Sau khi bổ sung thêm một Gadgets vào Desktop, ta có thể định vị nó ở đâu đó bằng cách kích và kéo Gadgets bằng chuột Để gỡ bỏ một Gadgets nào đó khỏi Desktop,

đưa chuột qua Gadgets đó và kích X.

1.3.8 Thao tác với Icon

Một icon trên desktop được gắn liền với : 1 file, một thư mục hay một shorcut Nó bao gồm hình ảnh biểu trưng cho đối tượng mà nó gắn liền và một dòng chữ mô tả thêm Người dùng có thể:

Phóng to, thu nhỏ Icon:Đây là tính năng mới chỉ xuất hiện trên Windows 7 Với việc

giữ phím Ctrl và lăn chuột giữa,các biểu tượng trên màn hình sẽ phóng to, thu nhỏ theo ý thích Khi điều chỉnh đến kích thước hợp lý, người dùng thả chuột và phím ra

và hệ thống sẽ mặc định cho các lần khởi động sau (Để chức năng này có tác dụng, phải chắc chắn là thao tác đang được thực hiện trên desktop)

Thay đổi tên bằng cách: Click vào đối tượng, → ấn F2 hoặc nháy chuột phải và chọn Rename Thực hiện đổi tên mới trong ô

Sao chép: Click vào đối tượng, →nháy chuột phải và chọn Copy,→ Click vào chỗ trống trên màn hình → nháy chuột phải và chọn Paste

Xóa: Click vào đối tượng, →nháy chuột phải và chọn Delete (hoặc ấn phím Delete)→ Xác nhận việc xóa

Di chuyển: Ấn và giữ Icon bằng phím chuột trái→ di chuyển đến vị trí mới → Thả phím chuột

Sắp xếp các icon trên desktop: click vào chỗ trống trên màn hình→nháy chuột phải

→ Chọn

+ Name: sắp theo tên

+ Size: sắp theo kích thước

+ Item Type: sắp theo kiểu

+ Modified: sắp theo ngày sửa chữa

1.3.9 Chọn biểu tượng chương trình được hiển thị trên

màn hình

Mặc định, sau khi cài Windows 7 chỉ có biểu tượng My

Computer và Recycle Bin được xuất hiện trên màn hình Để

thêm biểu tượng Network, Documents, Control Panel…, nhấn

chuột phải lên desktop, chọn Personalize -> Chang Desktop

Icons; xuất hiện hình 17 Ở khung Desktop Icon, đánh

dấu chọn hoặc bỏ chọn để làm xuất hiện hay ẩn một biểu

tượng nào đó Ở khung bên dưới, chọn một biểu tượng rồi

nhấn Change Icon… để thay đổi biểu tượng

1.4 Thao tác với cửa sổ (Windows)

1.4.1 Aero snap – Tính năng canh lề của cửa sổ

Hình 17

Trang 13

Giúp canh lề trái, phải để có thể làm việc với 2 cửa sổ cùng lúc mà không phải click chuột quá nhiều Aero snap giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc quản lí cá cửa sổ làm việc, nhất là với những màn hình có độ phân giải cao Nó giúp người dùng

dễ dàng phóng to, thu nhỏ và sắp xếp 2 cửa sổ làm việc.

Phóng cực đại cửa sổ (FullScreen):

- Kéo thanh tiêu đề lên chạm mép trên màn hình

- Dùng tổ hợp phím: Window key + up arrow

Phóng cực đại cửa sổ theo chiều dọc màn hình, chiều ngang giữ nguyên:

- Di chuyển chuột lên mép trên thanh tiêu đề xuất hiện mũi tên hai đầu kéo chuột đến mép trên của màn hình

- Dùng tổ hợp phím: Window key + Shift + Up arrow

Để khôi phục lại cửa sổ như cũ dùng phím tắt Window key + Down arrow Hoặc theo cách truyền thống nhấn chuột vào icon thu nhỏ ở góc trên cùng bên phải cửa sổ

Canh lề cửa sổ: cửa sổ xuất hiện ở nửa trái, phải màn hình:

- Đưa chuột đến thanh tiêu đề kéo chúng về bên phải, trái màn hình

- Dùng tổ hợp phím: Window key + Left/Right arrow

1.4.2 Aero shake – “lắc” cửa sổ

Khi người dùng muốn tất cả cửa sổ đều được thu nhỏ trừ một cửa sổ đang được chọn?

- Đưa chuột lên đỉnh của cửa sổ ứng dụng, giữ chuột và "lắc" cửa sổ đó, ngay lập tức tất cả các cửa sổ còn lại trên màn hình sẽ được thu nhỏ xuống thanh Taskbar Lập lại thao tác này một lần nữa, tất cả các cửa sổ sẽ hiện lên trở lại

- Dùng tổ hợp phím: Window key + Home

1.4.3 Aero peek - tính năng trong suốt

Với những sự cái tiến ở Desktop, làm việc với nhiều cửa sổ chương trình trên Desktop dễ dàng hơn bao giờ hết Windows 7 cho phép người dùng nhìn phía sau (peek) các cửa sổ chương trình để xem được màn hình Desktop để xem các gadget và tập tin phía sau Để làm điều này bạn chỉ cần di chuyển chuột đến biểu tượng Show Desktop ở tận cùng bên phải của thanh Start, và tất cả các cửa sổ mà bạn đang mở sẽ trở nên trong suốt để bạn nhìn thấy màn hình Desktop

Dùng tổ hợp phím: Window + space

Bạn cũng có thể peek một cửa sổ đang mở nào đó bằng cách rê chuột lên ảnh thu nhỏ dạng thumbnail của ứng dụng đó trên thanh Taskbar (hình 18) Và với chức năng tương tự được thêm vào tính năng Windows Flip, bạn có thể lựa chọn xoay vòng các cửa sổ đang chạy bằng cách nhấn tổ hợp phím ALT+TAB Dừng lại ở một ảnh thumbail sẽ đặt tiêu điểm vào ứng dụng được chọn

Trang 14

Hình 181.5 Windows Explorer

Windows Explorer trong Windows 7 làm cho việc quản lý tất cả các file dễ dàng hơn.Khởi động chương trình kích chuột phải menu Start chọn Open Windows Explorer; màn hình làm việc hình 19:

Hình 19: Màn hình làm việc Windows Explorer

1: Thanh Address: Hiển thị đường dẫn của thư mục làm việc

2: Hộp tìm kiếm

3: Thanh công cụ

4: Panel điều hướng

5: Các File, Folder con của thư mục hiện hành

6: Preview Panel cho phép xem trước nội dung các file

Bật/tắt vùng 6

Trang 15

1.5.1 Tùy biến Panel điều hướng

Ngầm định, Windows Explorer sẽ hiển thị 5

phần trong panel điều hướng: Favorites, Libraries,

Homegroup, Computer, và Network Cách thức này

đã làm cho panel điều hướng thành một công cụ đơn

giản Để mở rộng số các hạng mục trong panel điều

hướng ta làm như sau:

Mở menu Organize và chọn lệnh Folder And

Search Options Trong hộp thoại Folder Options

hình 21, chọn Show all folders và kích OK.

1.5.2.Thêm thư mục vào Favorites

Với các thư mục nằm sâu trong các thư mục khác và

hay được dùng ta có thể thêm nó vào Favorites để việc truy cập nó được tiện hơn như sau:

+ Mở thư mục đó trong cửa sổ Windows Explorer

+ Nhấn chuột phải vào Favorites chọn Add current location to Favorites

Ví dụ: hình 22 cách thêm thư mục NMTH trong ổ đĩa E: vào Favorites

Hình 21

Trang 16

Hình 22

1.5.3 Các thao tác quản lí

Tạo thư mục mới

+ Mở thư mục chứa thư mục tạo

+ Chọn New Folder trên thanh công cụ hoặc nhấn chuột phải chọn New chọn Folder

Sao chép, dịch chuyển File, Folder

+ Mở thư mục chứa File, Folder cần sao chép, dịch chuyển

+ Chọn File, Foder

+ Vào Organize trên thanh công cụ Để sao chép chọn Copy; để dịch chuyển chọn Cut

+ Mở thư mục chứa File, Folder cần sao chép/dịch chuyển đến

+ Vào Organize trên thanh công cụ chọn Paste

Ngoài ra ta có thể sử dụng tổ hợp phím tắt:

Copy = CTRL + C

Cut = CTRL + X

Paste = CTRL + V

Trường hợp sao chép/dịch chuyển với nhiều File, Folder:

CTRL+ A: chọn toàn bộ các File, Folder trong thư mục hiện hành

Nhấn chuột + CTRL để chọn từng File, Folder

Nhấn chuột + SHIFT để chọn một danh sách File, Folder

Đổi tên File, Folder

Nhấn chuột phải vào tên File hoặc Folder cần đổi tên chọn Rename; gõ lại tên kết thúc Enter

Xóa File, Folder

+ Chọn File, Folder xóa

+ Ấn phím Delete; Xuất hiện hộp thoại hình 23:

Trang 17

Hình 23

Chọn Yes: Xóa; Chọn No: không xóa

1.6 Chương trình Recycle Bin

Quản lí các File, Folder bị xóa

Từ màn hình Desktop; mở chương trình bằng biểu tượng

Xuất hiện cửa sổ hình 24

Hình 24: Màn hình làm việc Recycle Bin

Trên Thanh công cụ:

+ Chọn Empty the Recycle Bin: Xóa hẳn các File, Folder

+ Chọn Restore all items: Khôi phục toàn bộ các File, Folder đã xóa

+ Nhấn chuột phải lên File hay Folder chọn Restore để khôi phục; chọn Delete

để xóa

1.7 ShortCut

Là “lối tắt” cho phép truy cập nhanh đến một file, folder, ứng dụng nào đó trong ổ đĩa mà không phải mở thư mục chứa nó

Thông thường ShortCut nằm trên nền màn hình Desktop

Ví dụ: ShortCut của chương trình Unikey dùng để gõ tiếng việt

Trang 18

Hình 25: Tạo shortcut cho một ứng dụng

Hoặc nhấn chuột phải tại nền màn hình Desktop chọn New, chọn Shortcut; xuất hiện hộp thoại hình 26; chọn Browse; mở ổ đĩa thư mục chứa file, folder tạo shortcut

Hình 27: Tìm kiếm trên menu Start

Tuy nhiên để tìm kiếm một cách cụ thể, ta cần biết chính xác thư mục cần tìm

Sử dụng cửa sổ Windows Explorer

Nhập từ khóa tìm kiếm

Ngày đăng: 03/12/2015, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w