về phong trào Thiên Địa hội ở Nam Kỳ, Sơn Nam chủ yếu nêu ra một số hoạt động của các hội kín, cả Việt lẫn Hoa.. Một số vấn đề như: các hội kín Nam Kỳ phải chăng là sự biến tướng từ Thiê
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUY ỄN THANH TIẾN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Trang 3MỤC LỤC
M ỤC LỤC 3
D ẪN LUẬN 5
1 Lí do ch ọn đề tài 5
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề: 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4.Phương pháp nghiên cứu 12
5.B ố cục luận văn 12
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CÁC HỘI KÍN Ở NAM KỲ 13
1.1.Phong trào dân t ộc ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 13
1.1.1.Các phong trào đấu tranh vũ trang 13
1.1.1.1.Kh ởi nghĩa Trương Định 13
1.1.1.2.Kh ởi nghĩa Võ Duy Dương 14
1.1.1.3.Kh ởi nghĩa Nguyễn Trung Trực 14
1.1.1.4.Kh ởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân 15
1.1.2.Phong trào đấu tranh của các giáo phái yêu nước 16
1.1.2.1.B ửu Sơn Kỳ Hương và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa 16
1.1.2.2.Ho ạt động chông Pháp của giáo phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa 17
1.1.3.Phong trào Minh tân đầu thế kỷ XX 18
1.2.Lưu dân người Hoa và sự du nhập hội kín Thiên Địa hội vào Nam Kỳ 20
1.2.1.Sơ lược về lịch sử hội kín Thiên Địa hội ở Trung Quốc (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX) 20
1.2.2.Lưu dân người Hoa và sự du nhập các hội kín Thiên Địa hội vào Nam Kỳ 23
CHƯƠNG 2: HỘI KÍN Ở NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 27
Trang 42.1.S ự hình thành các hội kín của người Việt 27
2.2.Thành ph ần tham gia, nguyên tắc tổ chức và lề lối hoạt động 33
2.2.1.Thành phần tham gia 33
2.2.2.Nguyên tắc tổ chức và lề lối hoạt động 37
2.3.Ho ạt động chống Pháp của các hội kín 44
CHƯƠNG 3: HỘI KÍN PHAN XÍCH LONG - MỘT ĐIỂN HÌNH CỦA HỘI KÍN CH ỐNG PHÁP Ở NAM KỲ 49
3.1.S ự ra đời và hoạt động của hội kín Phan Xích Long 49
3.2.Cu ộc khởi nghĩa năm 1913 55
3.3.Các cu ộc khởi nghĩa năm 1916 63
KẾT LUẬN 71
CHÚ THÍCH 77
PH Ụ LỤC 80
PH Ụ LỤC 2 82
PHỤ LỤC 3 83
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 88
TI ẾNG VIỆT 88
TI ẾNG ANH 89
TI ẾNG PHÁP 89
TÀI LI ỆU LƯU TRỮ - TRƯNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II - TP HỒ CHÍ MINH 90
Trang 5D ẪN LUẬN
1 Lí do chọn đề tài
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ là một nội dung cơ bản trong lịch sử Việt Nam cận đại Nó phản ánh cuộc chiến đấu ngoan cường và đầy gian khổ của nhân dân ta với một kẻ thù hùng mạnh đến từ phương Tây Ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược, phong trào đã bùng lên mạnh mẽ và kéo dài cho đến ngày đất nước giành lại nền độc lập,
tự chủ
Trong lịch sử mấy mươi năm chống Pháp, cuộc đấu tranh của dân tộc ta đã trải qua nhiều hình thức khác nhau Bên cạnh đâu tranh vũ trang, phong trào yêu nước còn diễn ra dưới hình
thức tôn giáo, vận động duy tân, thành lập các hội kín, các đảng phái Tuy hình thức không
giống nhau song mục đích cuối cùng của mọi phong trào đều nhằm đánh đuổi kẻ ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc
Nam Kỳ, vùng đất non trẻ của nước ta, là nơi sớm phất lên ngọn cờ chống Pháp xâm lược Tháng 2-1859, khi tàu chiến Pháp tấn công Gia Định, nhân dân ở đây đã sát cánh cùng với quân triều đình trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành trì, thôn xóm Sau đó, bất chấp việc triều đình thỏa hiệp và cắt đất cho giặc, phong trào đấu tranh của nhân dân Lục tỉnh vẫn tiếp diễn Các cuộc đấu tranh ấy tập trung dưới sự lãnh đạo của những người anh hùng như Trương Định,
Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân Tinh thần dũng cảm, quen mình vì nước của những người "dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ" đã khiến cho giặc phải
lắm phen khốn đốn Tuy nhiên, với ưu thế về vũ khí, lực lượng quân Pháp đã lần lượt đàn áp các cuộc khởi nghĩa Nhiều vị thủ lĩnh bị chúng sát hại Phong trào yêu nước tạm lắng xuống
một thời gian và dần dần chuyển sang những hình thức đấu tranh mới Một trong những hình
thức đó là sự xuất hiện của các hội kín Thiên Địa hội vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Vào thập niên 80 của thế kỷ XIX, khi phong trào cần vương diễn ra ở miền Bắc và Trung thì ở Nam Kỳ, các hội kín cũng đã xuất hiện Lúc đầu các hội kín Thiên Địa hội đều là của người Hoa Dần dần, một số người Việt cũng tham gia vào tổ chức này Không những thế, họ còn tiến đến thành lập các hội riêng - mô phỏng theo các Thiên Địa hội của người Hoa - để
Trang 6hoạt động chống Pháp Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XIX, các hội kín của người dân Nam Kỳ chưa xuất hiện nhiều và chưa có hoạt động gì nổi bật
Bước sang đầu thế kỷ XX, các hội kín ở Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ và mang nội dung dân tộc rõ rệt Có thể nói, phong trào hội kín là sự tiếp nối tinh thần chống Pháp của nhân dân
Lục tỉnh hồi nửa sau thế kỷ XIX Song, nó mang một hình thức hoàn toàn khác so với trước Trong hơn thập niên đầu thế kỷ XX, các hội kín đã đóng một vai trò nhất định trong phong trào dân tộc ở nước ta
Như vậy, khi nghiên cứu về lịch sử kháng Pháp của dân tộc ta, phong trào hội kín ở Nam
Kỳ là một vấn đề đáng được đi sâu tìm hiểu Tại sao các hội kín xuất hiện chủ yếu ở Nam Kỳ,
nó có nguồn gốc từ đâu, tổ chức và hoạt động như thế nào, tư tưởng chủ đạo là gì, hoạt động
chống Pháp của các hội kín đưa đến kết quả ra sao Việc giải quyết những vấn đề này sẽ góp
phần làm sáng tỏ thêm phần lịch sử kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ Đồng thời, nghiên cứu
hội kín Nam Kỳ giúp tôi thấy được sự chuyển biến của phong trào yêu nước qua từng giai đoạn khác nhau, thấy được sự phong phú của các hình thức đấu tranh chống ngoại xâm Đây chính là
ý nghĩa khoa học của đề tài
Cùng với việc giải quyết các vấn đề khoa học của đề tài, tôi cũng lưu ý đến khía cạnh
thực tiễn Hiện nay, lịch sử vùng đất Nam Bộ còn khá nhiều "mảng trống" chưa được các nhà nghiến cứu đề cập đến Với đề tài "Hội kín ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX", tôi mong muốn góp sức vào việc bổ khuyết phần nào những mảng còn trống đó Đồng thời, tôi hy
vọng mình nhận thức rõ hơn về các hoạt động chống Pháp của nhân ta Điều này sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam cận đại trong nhà trường
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Phong trào hội kín ở Nam Kỳ là một vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay, các sách chuyến khảo về vấn đề này rất ít
Trong số các tác phẩm viết về phong trào hội kín, trước tiên phải kể đến cuốn Les
1926) Như tên gọi của nó, cuốn sách của Coulet là công trình biến khảo về các hội kín ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX Cần nói thêm rằng, danh từ hội
Trang 7kín (dịch từ chữ Pháp Sociétés Secrètes = các hội bí mật) của Coulet dùng để chỉ tất cả các tổ
chức chống Pháp hoạt động bí mật Do vậy trong tác phẩm của mình, Coulet không chỉ khảo
cứu về các hội kín theo kiểu Thiên Địa hội ở Nam Kỳ mà còn đề cập đến nhiều tổ chức bí mật khác Riêng về phong trào hội kín ở Nam Kỳ, Coulet đã tỏ ra rất công phu trong việc biên soạn Ông cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu quý về cách tổ chức, lề lối hoạt động, thành phần tham gia của các hội kín trên vùng đất này Các tác giả về sau như Sơn Nam, Nguyễn Văn
Kiệm khi nghiên cứu về hội kín ở Nam Kỳ đều trích dẫn tác phẩm của Coulet Có thể nói, đây là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo cao, rất có ích đối với người nghiên cứu Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vừa nêu, tài liệu của Coulet cũng có một số hạn chế Xuất phát từ cách nhìn của một học giả thực dân, Coulet đã quy cho các cuộc khởi nghĩa chống Pháp là các
"hoạt động nổi loạn" Mặt khác, dường như Coulet quá nhấn mạnh yếu tố tôn giáo, thần bí trong các hội kín Do đó, ông chưa đánh giá đúng mức khía cạnh dân tộc của phong trào
Sau Coulet, nhà văn Sơn Nam là người thứ hai dụng công tìm hiểu về phong trào hội kín
ở Nam Kỳ Bài biên khảo của ông được in trong tập sách Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa
liệu như Thian Ti Hiuoi, Association de Hung en Société du Ciel et de la Terre (tác giả Gustave
Schlegel, in ở Nam Dương năm 1866); Les Sociétés Secrètes en terre d'An Nam (G.Coulet - đã
dẫn ở trên) Sơn Nam đã dựng lại lịch sử Thiên Địa hội Trung Hoa và phong trào Thiên Địa
hội ở Nam Kỳ Lục tỉnh Ở phần lịch sử Thiên Địa hội, đáng chú ý hơn cả là những ghi chép
của tác giả về luật lệ, nghi thức, lời thề của các Thiên Địa hội do người Hoa sáng lập Qua
những tư liệu này, chúng ta có cơ sở để xét xem các hội kín của người Việt trên đất Nam kì đã
mô phỏng theo Thiên Địa hội Trung Hoa ở mức độ nào
về phong trào Thiên Địa hội ở Nam Kỳ, Sơn Nam chủ yếu nêu ra một số hoạt động của các hội kín, cả Việt lẫn Hoa Các đoạn ghi chép của ông đều căn cứ trên nguồn tư liệu của Coulet và một số tác giả khác như Việt Cúc, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Liên Phong Ngoài
ra, ông còn đề cập đến một số nhân vật lãnh đạo các hội kín và những hành động đàn áp của chính quyền thực dân Qua bài biên khảo của mình, Sơn Nam đã nêu lên một số vấn đề cần tìm
hiểu thêm như: làm sao phân biệt Thiên Địa hội với các tổ chức đượm màu sắc tôn giáo khác?
Phải chăng hai giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa là biến thể của Thiên Địa
hội? ở phần cuối, ông có đưa ra một vài nhận xét về phong trào hội kín ở Nam Kỳ
Trang 8Có thể nói, bài viết của Sơn Nam đã giúp những người không tiếp cận được với các sách
tiếng Pháp có những hiểu biết nhất định về phong trào hội kín Bên cạnh đó, những ý kiến nhận xét và cách đặt vấn đề của ông cũng đáng để người đọc tham khảo Tuy nhiên, đây chưa phải là
một công trình nghiên cứu đầy đủ về các hội kín ở Nam Kỳ Sơn Nam chủ yếu "thuật" lại các
sự kiện bằng cách trích dẫn các nguồn tư liệu Tác giả chưa trình bày vấn đề một cách có hệ
thống; chưa đặt nó trong bối cảnh của phong trào dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX Các vấn đề về tư tưởng, thành phần tham gia, tính chất của phong trào hội kín cũng chưa được tác giả làm rõ
Tác giả thứ ba nghiên cứu về phong trào hội kín là cố PGS Nguyễn Văn Kiệm Ông là người chuyên nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam cận đại Bài "Phong trào chống Pháp của các hội kín ở Nam Kỳ" của ông đã được xuất bản trong sách Lịch Sử Việt Nam (đầu
Lịch Sử Việt Nam 1897 -1918 (Nxb KHXH, HN, 1999); Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch
sử cận đại Việt Nam (tác giả Nguyễn Văn Kiệm, Nxb Văn hóa - Thông tin, HN, 2003)
Khác với Sơn Nam, PGS Nguyễn Văn Kiệm hầu như chỉ dẫn theo tài liệu của G.Coulet khi viết về hội kín ở Nam Kỳ Bài viết được ông trình bày theo một bố cục rõ ràng: nguồn gốc
và quá trình phát triển, thành phần tham gia, tư tưởng chủ đạo, hệ thống tổ chức và hoạt động
chống Pháp của các hội kín Trong bài viết, PGS Nguyễn Văn Kiệm cho rằng chính sự cùng
khổ của người nông dân Nam Kỳ dưới ách bóc lột của thực dân Pháp và tình trạng thiếu vắng lãnh đạo ở đây đã khiến cho nhiều hội kín ra đời Cần lưu ý, các hội kín mà PGS Nguyễn Văn
Kiệm quan tâm tìm hiểu là do người Việt lập nên nhằm mục đích chống Pháp Ông không đề
cập đến các Thiên Địa hội của người Hoa
Xuất phát từ nội dung dân tộc của các hội kín ở Nam Kỳ, PGS Nguyễn Văn Kiệm khẳng định tư tưởng chủ đạo của những người tham gia là tư tưởng yêu nước Tư tưởng yêu nước ấy
chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của ý thức hệ phong kiến và mang nhiều yếu tố dị đoan, thần bí
Về thành phần tham gia, dựa theo thông kê của G.Coulet, PGS Nguyễn Văn Kiệm khẳng định nông dân là thành phần đông đảo nhất trong các hội kín Kế đến là những người vô nghề nghiệp (người nông dân bị bần cùng hóa phải bỏ nông thôn đi lưu tán) Ngoài ra, tham gia các
Trang 9hội kín còn có dân nghèo thành thị, những người làm nghề phương thuật như thầy phù thủy,
thầy bói
Với thành phần và tư tưởng như vậy, PGS Nguyễn Văn Kiệm cho rằng các hội kín Nam
Kỳ "là những tổ chức yếu nước và tương tế của nông dân" Trong đó, yêu nước là tính chất nổi
bật Còn tính chất tương tế, nó chỉ đóng vai trò thứ yếu, phụ thuộc vào nội dung dân tộc
Nhìn chung, bài viết của PGS Nguyễn Văn Kiệm đã trình bày những nội dung chủ yếu
nhất về phong trào hội kín (nguồn gốc xuất hiện, thành phần tham gia, tư tưởng, các hoạt động
yếu nước ) Ông cũng nêu lên một số nhận xét, đánh giá khá xác đáng về phong trào Điều đó giúp cho người đọc nắm được những kiến thức căn bản về một hình thức chống Pháp ở Nam
Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tuy có những ưu điểm như vậy, nhưng bài viết của PGS Nguyễn Văn Kiệm vẫn chưa
thực sự là một công trình nghiên cứu có chiều sâu về hội kín Nam Kỳ Người đọc chưa thấy có
sự phân tích, đối chiếu giữa các nguồn tư liệu, chưa thấy sự luận giải, so sánh giữa các quan điểm khác nhau Một số vấn đề như: các hội kín Nam Kỳ phải chăng là sự biến tướng từ Thiên Địa hội của người Hoa, nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của phong trào hội kín, các hội kín có thu hút được đại bộ phận nông dân Nam Kỳ tham gia hay không cần được tìm hiểu thêm
Một tác giả nữa quan tâm đến phong trào hội kín là GS Trần Văn Giàu Trong tập một của
bộ sách ba tập Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, ông
đã dành một số trang đề cập đến vấn đề này Theo GS Trần Văn Giàu, " ở Việt Nam không
có Thiên Địa hội gốc Trung Quốc Hội kín Nam Kỳ là một sản phẩm Việt Nam" Như vậy, khi xem xét về nguồn gốc của hội kín, quan điểm của GS Trần Văn Giàu có phần khác với Sơn Nam và PGS Nguyễn Văn Kiệm Ở phần tư liệu, GS Trần Văn Giàu đã trích dẫn từ các sách:
đích, tư tưởng, thực lực của các hội kín Cách nhìn nhận của ông đối với phong trào hội kín nhìn chung là tích cực Song, do vấn đề chỉ được đề cập trong một số trang ít ỏi, tác giả chưa
thể làm sáng tỏ tất cả các mặt Riêng nhận định của tác giả về nguồn gốc của các hội kín người
Việt, người viết cho rằng chưa thỏa đáng, cần được tìm hiểu kĩ hơn
Trang 10Ngoài các tài liệu nêu trên, phong trào hội kín Nam Kỳ còn ít nhiều được đề cập trong
một số sách khác Có thể kể ra đây các tác phẩm như: Sài Gòn năm xưa (Vương Hồng sến),
(Nguyễn Văn Kiểm), Sài Gòn vang bóng (Phan Thứ Lang) Vương Hồng Sển chỉ nói về sự
kiện Phan Xích Long; Việt Cúc, Lương Văn Lựu, Nguyễn Văn Kiểm nhắc đến hội kín ở địa phương mà họ gắn bó Riêng Phan Thứ Lang, phần viết về hội kín của ông có bao quát hơn Ông đề cập đến hội kín của cả người Hoa lẫn người Việt Ông nhận định Thiên Địa hội của người Việt thực chất là "hội kín chống Pháp giành độc lập cho dân tộc"
Qua các sách vừa nêu, có thể thấy đó không phải là các tài liệu chuyên khảo về phong trào hội kín Các tác giả chỉ nói đến hội kín như là một sự kiện bên cạnh nhiều sự kiện khác mà thôi Mặc dù vậy, phần ghi chép của các tác giả cũng giúp cho người nghiên cứu bổ sung thêm
một ít tư liệu về các hội kín ở các địa phương
Bên trên là các tài liệu liên quan đến phong trào hội kín ở Nam Kỳ Có tài liệu khảo cứu khá chi tiết, có tài liệu chỉ nói đến một cách sơ lược Song, tất cả đều có ích đối với người nghiên cứu Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà các tác giả chưa nghiến cứu, lý giải một cách sâu sắc Ví dụ như mối liên hộ giữa Thiên Địa hội của người Hoa và hội kín của người Việt, vai trò của các hội kín trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Hoạt động
chống Pháp bằng hình thức hội kín của người dân Nam Kỳ có thực sự đem lại những kết quả đáng ghi nhận? Đây là những vấn đề mà người viết sẽ cố gắng làm rõ thêm khi tìm hiểu về phong trào hội kín
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu về một vấn đề lịch sử, việc xác định rõ đối tượng nghiên cứu và không gian, thời gian xảy ra các sự kiện là điều cần thiết Nó giúp người nghiến cứu đi đúng vào trọng tâm vấn đề và tránh được sự lan man, dàn trải Trong đề tài này, người viết xác định đối tượng nghiên cứu là phong trào hội kín ở Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Ở đây có một câu hỏi đặt ra là: thế nào là "hội kín"?
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Giáo dục, Trung tâm từ điển học Hà
Nội, 1994, trang 444) thì "Hội kín (là) tổ chức chính trị bí mật" Các tác giả mở ngoặc giải thích thêm đây là "từ chính quyền thực dân Pháp trước kia dùng để gọi những tổ chức cách
Trang 11mạng bí mật" Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân (Nxb TP Hồ Chí Minh,
2000, trang 870) giải thích: "Hội kín là tổ chức bí mật của những người chống đối chính quyền"
Nếu hiểu hội kín là "các tổ chức cách mạng bí mật" hoặc "các tổ chức bí mật của những người chống đối chính quyền" thì các hội, đảng như Duy Tân hội của Phan Bội Châu, hội Phục
Việt (tiền thân của Tân Việt Cách mạng đảng),Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng cộng sản Đông Dương (thời kỳ chưa hoạt động công khai) đều là những hình thức hội kín
Thực ra, hội kín (Sociétés Secrètes) là danh từ mà người Pháp cũng như các học giả phương Tây dùng để gọi tất cả các hội đảng bí mật Đây có thể là các hội đảng yêu nước của người Việt Nam hoạt động chống chính quyền thực dân (trong đó có các hội kín ở Nam Kỳ) Cũng có thể đây là các tổ chức vừa mang tính chất tương tế, vừa mang tính chất chính trị của người Hoa (các Thiên Địa hội) Thậm chí, danh từ "Sociétés Secrètes" còn được họ dùng để chỉ các tổ chức tội phạm nguy hiểm
Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, danh từ hội kín thường được dùng để chỉ các "hội"
chống Pháp của người dân Nam Kỳ, được tổ chức phỏng theo Thiên Địa hội của Hoa kiều Ngoài ra, "hội kín" cũng được dùng để gọi các Thiên Địa hội do người Hoa thành lập với mục đích và tôn chỉ khác với người Việt Còn các tổ chức cách mạng khác, hầu như không có nhà nghiên cứu nào gọi là "hội kín" cả
Trong đề tài của mình, tôi cũng quan niệm "hội kín" là các hội chống Pháp bí mật của người dân Nam Kỳ Các hội này được tổ chức theo kiểu Thiến Địa hội của người Hoa Đồng
thời, tôi cũng dùng từ "hội kín" để gọi các Thiên Địa hội do người Hoa thành lập và không có
mục đích chống chính quyền thực dân
Cần nói thêm rằng, "hội kín" chỉ là danh từ gọi chung nhiều hội khác nhau Còn bản thân
mỗi hội đều có tên gọi riêng (ví dụ: hội Thiên Địa, hội Phục Hưng, Nghĩa Hòa đường )
Với quan niệm như trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các hội kín theo kiểu Thiên Địa hội, được lập ra với mục đích chống Pháp của người dân Nam Kỳ Bên cạnh đó người viết cũng đề cập ở một mức độ nhất định đến các Thiên Địa hội của người Hoa Việc làm này nhằm
thấy rõ phần nào mối tương quan (nếu có) giữa các hội kín của người Hoa và người Việt
Trang 12Ngoài hai hình thức tổ chức bí mật vừa nêu, các hội, đảng khác đều không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về mặt thời gian, các sự kiện được nghiên cứu đều diễn ra khoảng cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX Ở đây, việc xác định mốc thời gian mở đầu và kết thúc chỉ mang tính tương đối Vì tính chất bí mật nên các hội kín hầu như không để lại tài liệu gì Do đó rất khó xác định chính xác thời điểm xuất hiện của chúng Tuy nhiên, vẫn có cơ sở để khẳng định rằng vào khoảng
cuối thế kỷ XIX, nhiều hội kín đã ra đời trên đất Nam Kỳ Vì vậy, người viết chọn khoảng thời gian này để mở đầu việc nghiên cứu Về sự tan rã của các hội kín, cũng không xác định được
mốc thời gian cụ thể Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng sau cuộc khởi nghĩa đầu năm 1916, các
hội kín Nam Kỳ không có hoạt động gì đáng ghi nhận Do vậy, người viết chọn mốc thời gian này để kết thúc quá trình nghiên cứu của mình
4.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài "Hội kín Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX", tôi
chủ yếu sử dụng hai phương pháp chính của ngành học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Các sự kiện trong phong trào hội kín được tái hiện theo trình tự thời gian và gắn liền với
một không gian cụ thể Đồng thời, các sự kiện ấy cũng được đặt trong bối cảnh chung của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta Trên cơ sở đó, tôi rút ra những nét đặc trưng cũng như
bản chất của phong trào chống Pháp dưới hình thức hội kín trên đất Nam Kỳ
Ngoài hai phương pháp nêu trên, tôi cũng ít nhiều sử dụng phương pháp so sánh lịch sử trong quá trình nghiên cứu Việc vận dụng phương pháp này nhằm tìm ra mối tương quan và
những dị biệt của phong trào hội kín với các phong trào yêu nước khác
5.Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, chú thích và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm có 88 trang, chia thành ba chương:
Chương 1: Hoàn cảnh ra đời của các hội kín ở Nam Kỳ
Chương 2: Hội kín ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Chương 3: Hội kín Phan Xích Long - một điển hình của hội kín chống Pháp ở Nam Kỳ
Trang 13CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CÁC HỘI KÍN Ở NAM KỲ
1 1.Phong trào dân tộc ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1 1.1.Các phong trào đấu tranh vũ trang
Vùng đất Nam Kỳ là nơi sớm nổ ra phong trào kháng Pháp của nhân dân ta Ngay từ
những ngày đầu thực dân Pháp nổ súng vào thành Gia Định (2-1859), người dân nơi đây đã đứng lên phối hợp với quân triều đình đánh trả kẻ xâm lược Sau khi quân triều đình thất bại và vua tôi nhà Nguyễn kí hòa ước với giặc (05-06-1862), phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục dưới
sự lãnh đạo của các thủ lĩnh như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn
Hữu Huân Tuy không giành được thắng lợi, nhưng các phong trào này đã gây cho giặc Pháp không ít khó khăn, tổn thất Đồng thời, nó thể hiện rõ lòng yêu nước và tinh thân bất khuất của nhân dân Lục tỉnh trước kẻ xâm lược
Trương Định xuất thân trong một gia đình võ quan, quế gốc ở Bình Sơn - Quảng Ngãi
Thời Thiệu Trị (1841-1847), ông theo cha vào Nam, cư ngụ ở Gia Định Sang thời Tự Đức, do
có công chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền nên Trương Định được triều đình phong làm phó
quản cơ (từ giữa 1861 ông được phong làm Quản cơ) Tháng 2-1859, khi quân Pháp từ Đà Nang kéo vào đánh Gia Định, ông đã mang cơ binh đồn điền của mình đến phối hợp với quân triều đình chống giặc Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (2-1861), Trương Định đem quân về Tân Hòa (Gò Công) Tại đây, ông tích cực chiêu tập lực lượng và xây dựng căn cứ kháng chiến
Sau hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), triều đình Huế ra lệnh bãi binh và điều Trương Định đi làm lãnh binh An Giang Trước hai con đường phải lựa chọn: tuân lệnh triều đình hay
tiếp tục ở lại lãnh đạo phong trào kháng Pháp, ông đã lựa chọn con đường thứ hai Thể theo nguyện vọng của nhân dân và nghĩa quân, ông xưng là "Bình Tây đại nguyên soái" Dưới sự
chỉ huy của Trương Định, nghĩa quân đã chiến đấu rất ngoan cường với kẻ thù Các trận đánh ở đồn Rạch Tra, đồn Phước Hòa, Thuộc Nhiêu đã khiến cho giặc Pháp phải vất vả đối phó Tuy nhiên, xét về tương quan lực lượng, nghĩa quân vẫn yếu hơn so với kẻ thù Vì vậy, trước các
Trang 14đợt tấn công của giặc, nghĩa quân ngày càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất Tháng 8-1864, trong
một trận vây quét của Pháp, Trương Định trúng đạn và hi sinh
Từ năm 1861, khi nghĩa quân Trương Định hoạt động mạnh ở Gò Công thì trên vùng Ba
Giồng, lực lượng của Võ Duy Dương cũng tích cực chiến đấu
Võ Duy Dương quê ở An Nhơn (Bình Định), sinh năm 1827 Theo sử nhà Nguyễn, khoảng tháng 5-1861, Võ Duy Dương (Chánh bát phẩm thiên hộ) cùng một số người khác được phái vào Nam chiêu mộ nghĩa quân ở các tỉnh Long - Tường - An - Hà
Năm 1861, ông lập căn cứ chống Pháp ở Bình Cách (nay thuộc Chợ Gạo - Tiền Giang) Trong thời gian này, ông đã liên hệ chặt chẽ với các thủ lĩnh nghĩa quân khác, đặc biệt là Trương Định
Từ năm 1864, Võ Duy Dương tập trung xây dựng căn cứ kháng chiến ở Đồng Tháp Mười Sau cái chết của Trương Định (8-1864), Đồng Tháp Mười trở thành trung tâm kháng chiến mới, thay thế căn cứ Gò Công Bản thân Võ Duy Dương cũng trở thành người lãnh đạo
chủ yếu của phong trào kháng Pháp ở vùng Tiền Giang Trong hơn hai năm (1864-1866) hoạt động của nghĩa quân Võ Duy Dương ở vùng Đồng Tháp Mười đã khiến cho giặc Pháp phải lo
ngại Vì vậy, chúng quyết định đánh một đòn mạnh để tiêu diệt trung tâm kháng chiến này Ngày 14-4-1866, quân giặc gồm khoảng 1.000 tên, có tàu chiến và đại bác yểm trợ, đồng
loạt tấn công Đồng Tháp Mười từ ba hướng Sau những trận đấu ác liệt, đến ngày 18-4-1866,
Võ Duy Dương và nghĩa quân của ông đành để Đồng Tháp Mười lọt vào tay Pháp Cuộc khởi nghĩa thất bại Tháng 10-1866, Võ Duy Dương lâm nạn và qua đời
Nguyễn Trung Trực (còn có tên là Nguyễn Văn Lịch) vốn là một ngư dân ở Tân An (Định Tường) Ngay buổi đầu của phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ, ông đã đứng lên ứng nghĩa và
lập được nhiều chiến công Trong đó, vang dội nhất là trận tấn công và đốt tàu Esperance của Pháp trên sông Nhật Tảo, diễn ra vào ngày 10-12-1861 Đây là một chiến công lớn, làm nức lòng người dân Lục tỉnh Sau trận này, Nguyễn Trung Trực về Huế nhận chức Quản cơ do triều đình phong tặng Nhận chức xong, ông được cử về trấn thủ ở Hà Tiên Khi Pháp chiếm ba tỉnh
Trang 15Miền Tây (1867) Nguyễn Trung Trực vẫn ở lại Hà Tiên, lập căn cứ Hòn Chông để tiếp tục kháng chiến
Ngày 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân tấn công đồn Rạch Giá, gây thiệt hại nặng cho giặc Pháp Sau đó, khi Pháp kéo quân từ Vĩnh Long xuống chi viện cho Rạch Giá, ông phải rút lực lượng ra Hòn Chông rồi rút ra Phú Quốc Tháng 9-1868, Pháp kéo quân ra Phú Quốc truy lùng nghĩa quân Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân cố gắng kháng cự nhưng
vô hiệu Cuối cùng, Nguyễn Trung Trực sa vào tay giặc Chúng đưa ông về Sài Gòn để hỏi cung Ngày 27-10-1868, chúng đưa ông về xử tử tại Rạch Giá
Cũng như Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực Nguyễn Hữu Huân là một tên tuổi lớn trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ nửa sau thế kỷ XIX Ông quê ở phủ Kiến
An, tỉnh Định Tường (nay thuộc Chợ Gạo - Tiền Giang) Năm 1852, ông đỗ đầu khoa thi Hương tại Gia Định và ra làm quan cho nhà Nguyễn, về sau, ông được bổ chức giáo thụ phủ
Kiến An Năm 1859, khi Pháp tấn công Gia Định, Nguyễn Hữu Huân đã mộ nghĩa dũng tham gia chiến đấu bên cạnh quân đội triều đình Sau hòa ước 1862, ông vẫn tiếp tục hoạt động
chống Pháp bên cạnh các thủ lĩnh Trương Định, Võ Duy Dương
Tháng 7-1864, khi đang chiêu mộ lực lượng tại ba tỉnh Miền Tây, Nguyễn Hữu Huân bị quan tỉnh An Giang bắt nộp cho Pháp Ông bị giặc đày đi Cayenne (Nam Mỹ) Đến năm 1869, ông được thả về nhưng phải chịu sự quản thúc của tên Việt gian Đỗ Hữu Phương Mãi đến năm
1872, Nguyễn Hữu Huân mới trốn thoát và trở về vùng Mỹ Tho, Tân An Tại đây, ông cùng Âu Dương Lân và một số nhân sĩ Minh Hương tiếp tục khởi binh chống Pháp Phong trào do ông lãnh đạo lan ra khắp vùng Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn và được nhiều người hưởng ứng
Tuy nhiên, tình hình lúc này rất bất lợi cho hoạt động của nghĩa quân (Lục tỉnh đã nằm
gọn trong tay Pháp, các phong trào kháng chiến lần lượt bị đàn áp ) Thêm vào đó, nghĩa quân thiếu thốn khí giới, đạn dược nên ngày càng suy yếu Vì vậy, cuối năm 1874, khi Pháp tấn công vào Bình Cách, nghĩa quân đã tan vỡ nhanh chóng Sang năm 1875, thủ lĩnh Nguyễn Hữu Huân bị giặc bắt và xử tử tại Mỹ Tho (19-5-1875) Cuộc khởi nghĩa thất bại hoàn toàn
Trang 16Mặc dù các phong trào vũ trang đều thất bại, nhưng không vì thế mà ngọn lửa đấu tranh
của nhân dân lụi tắt Nó vẫn tiếp diễn dưới một hình thức khác, một hình thức mang đậm màu
sắc tôn giáo, thần bí Lãnh đạo cuộc đấu tranh này là những nhà yêu nước thuộc các giáo phái
ra đời ở Nam Kỳ như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa
1.1.2 Phong trào đấu tranh của các giáo phái yêu nước
Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời ở Nam Kỳ vào giữa thế kỷ XIX Người sáng lập và truyền đạo là ông Đoàn Văn Huyên (1807-1856), quê ở làng Tòng Sơn, thuộc Cái Tàu Thượng,
Sa Đéc, Đồng Tháp Năm 1849, Đoàn Văn Huyên đến làng Kiến Thạnh (miền Thất Sơn - An Giang) giữa lúc dịch bệnh đang hoành hành Ông đã chữa bệnh cho người dân nơi đây bằng pháp thuật và bùa chú [5, tr 47] Đồng thời, ông bắt đầu khai mở một tôn giáo mới - một tôn giáo mang những yếu tố Phật, Nho, Đạo kết hợp với việc dùng phương thuật Đoàn Văn Huyên
gọi đạo của ông là Bửu Sơn Kỳ Hương Nguyên lý căn bản của Bửu Sơn Kỳ Hương là Tu thân
học Phật và thực hiện đền đáp Tứ đại trọng ân gồm ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), ân đồng bào nhân loại [5, tr 52-53]
Chỉ sau một thời gian ngắn truyền đạo, Đoàn Văn Huyên đã thu được một số lượng tín đồ khá lớn Ông được các tín đồ tôn xưng là Đức Phật Thầy Tây An Những người nhập đạo đều được đức Phật Thầy phát cho một Lòng phái bằng giấy màu vàng trên có bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương in bằng dấu triện son [5, tr 54]
Trong quá trình hành đạo, ngoài việc dạy cho tín đồ tu học và chữa bệnh cho mọi người,
Phật Thầy còn chú ý đến việc khẩn hoang Sau khi Phật Thầy Tây An mất, các đệ tử đã tiếp nối
sự nghiệp truyền đạo cứu đời của ông Không những thế, họ còn đứng lên gánh vác nhiệm vụ đánh Pháp, giải phóng dân tộc Hành động này hoàn toàn phù hợp với một trong những nguyên
lý căn bản của Bửu Sơn Kỳ Hương, đó là bổn phận đền đáp "ân đất nước" Đồng thời nó thể
hiện tinh thần yêu nước của các tín đồ trong giáo phái Phong trào chống Pháp của Bửu Sơn Kỳ Hương vào nửa cuối thế kỷ XIX được đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa Lãnh đạo của
cuộc khởi nghĩa này là Trần Văn Thành, một đệ tử thân tín của Phật Thầy Tây An Trần Văn Thành quê ở làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc Châu Phú - An Giang) Dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức, Ông đã từng giữ chức Chánh
Trang 17quản cơ Năm 1867, ông tổ chức lực lượng để khởi nghĩa chống Pháp Những hoạt động đầu tiên của nghĩa quân Trần Văn Thành là phá hoại bộ máy thống trị của thực dân ở An Giang" [12, tr 87] Đầu năm 1868, ông cùng nghĩa quân rút sâu vào cánh đồng Láng Linh hoang vu, xây dựng tại rừng Bảy Thưa một hệ thống đồn lũy, tích trữ lương thực, rèn đúc vũ khí để sống mái với quân thù Đến năm 1872, Pháp phát hiện các hoạt động của nghĩa quân và chuẩn bị đánh phá Tháng 3-1873, Pháp đã mở một cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Bảy Thưa Trần Văn Thành chỉ huy nghĩa binh kháng cự quyết liệt Song, do hỏa lực của giặc quá mạnh, nghĩa quân đành thúc thủ Căn cứ Bảy Thưa bị Pháp phá tan, Trần Văn Thành mất tích
Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, chính quyền thực dân ra nghị định nghiêm cấm mọi người theo Đạo Lành (tức Bửu Sơn Kỳ Hương) Trước sự truy bức, khủng bố
của thực dân Pháp, tầm ảnh hưởng của Bửu Sơn Kỳ Hương thu hẹp dần [5, tr 57-58]
Mặc dù vậy, phong trào kháng Pháp dưới hình thức tôn giáo vẫn tiếp diễn Trong đó đáng chú ý nhất là hoạt động của tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa -một giáo phái có nhiều nét tương đồng với Bửu Sơn Kỳ Hương
Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời vào khoảng năm 1867 Người lập đạo là Ngô Lợi (còn gọi là Ngô Tự Lợi, Ngô Văn Lợi, ông Năm Thiếp) Ông sinh năm 1831 tại Kiến Hòa, Mỏ Cày, Bến Tre và mất năm 1890 tại làng An Hòa (nay thuộc An Giang) [5, tr 58]
Tháng 05 năm 1867, Ngô Lợi chính thức truyền đạo và dạy nghi thức hành đạo cho dân chúng Cũng như Đức Phật Thầy Tây An trước kia, quá trình truyền đạo của Ngô Lợi gắn liền
với việc chữa bệnh cho mọi người bằng bùa chú Ngoài ra, ông còn dẫn tín đồ đi khai hoang ở núi Tượng (vùng Thất Sơn) Năm 1870, Ngô Lợi chính thức nhận danh hiệu Đức Bổn Sư và
thực hiện phát "Lòng phái" khi thu nhận tín đồ Đạo của ông phát triển mạnh ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, nhất là miền Thất Sơn (An Giang)
Cùng với việc truyền đạo, thu nhận tín đồ, Ngô Lợi còn tích cực chuẩn bị lực lượng để
chống Pháp Năm 1878, Ngô Lợi đã tổ chức cuộc khởi nghĩa ở vùng Thuộc Nhiêu, Cai Lậy,
tỉnh Mỹ Tho Hai người được ông phân công làm chánh, phó tướng trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa là Ong và Khả (không rõ họ) Theo ước đoán, lực lượng, khởi nghĩa lên đến sáu, bảy
Trang 18trăm người Vì kế hoạch sớm bại lộ, cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp đàn áp nhanh chóng Hai tướng Khả, Ong lần lượt bị bắt [5, tr 242] Chính quyền thực dân ra lệnh truy nã Ngô Lợi Đồng thời chúng nhiều lần huy động lức lượng tấn công vào vùng núi Tượng - nơi được xem là
"thánh địa" của Tứ Ân Hiếu Nghĩa (trong khoảng thời gian 1881 -1888) Sự đàn áp của chính quyền thực dân đã làm cho hoạt động của giáo phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa dần suy yếu Sau cái
chết của Đức Bổn Sư Ngô Lợi (1890), phong trào kháng Pháp của giáo phái này xem như chấm
dứt
Ngoài các phong trào đấu tranh mang màu sắc tôn giáo nêu trên, ở Nam Kỳ còn có các
cuộc khởi nghĩa của Lê Tấn Kế, Trần Bình ở Bà Động (Trà Vinh), Phan Công Hớn ở Hóc Môn (Gia Định), các hoạt động chống Pháp dưới danh nghĩa cần Vương của Lê Công Chánh, Đào Công Bửu
Nhìn chung, các phong trào dân tộc ở Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX đều thất bại Cùng lúc, ở miền Bắc và miền Trung, ngọn cờ cần vương cũng bị Pháp bẻ gãy Điều đó cho thấy đường lối cứu nước theo khuôn mẫu phong kiến không còn phù hợp nữa Sự lạc hậu về chính
trị, kinh tế, quân sự của đất nước đã khiến cho cuộc đấu tranh giải phóng giải phóng dân tộc lâm vào bế tắc Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải đổi mới trên tất cả các mặt để đưa phong trào yêu nước đi lên Đầu thế kỷ XX, một số si phu tiến bộ đã nhận thức được tình hình này
Họ đứng lên phát động phong trào duy tân trên khắp Bắc - Trung - Nam Mục đích của phong trào ngoài việc mở mang dân trí, chấn hưng thực nghiệp còn nhằm vào việc hướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi theo tư tưởng mới - tư tưởng dân chủ tư sản
1.1.3 Phong trào Minh tân đầu thế kỷ XX
Vào đầu thế kỷ XX, cũng như ở Bắc và Trung, phong trào duy tân ở Nam Kỳ đã diễn ra khá sôi nổi Phong trào ở đây gắn liền với vai trò của các nhân vật như Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu), Nguyễn An Khương Trong đó, vai trò quan trọng nhất thuộc về Trần Chánh Chiếu Ông là người tích cực ủng hộ phong trào Đông du của Phan Bội Châu Đồng thời, ông cũng là người đi đầu trong cuộc vận động duy tân ở miền Nam
Trong quá trình vận động duy tân, Trần Chánh Chiếu đã kêu gọi mọi người hãy chú trọng đến việc phát triển kỹ nghệ, mở mang thương mãi Không dừng lại ở việc hô hào, cổ súy, ông còn bắt tay vào hành động Tháng 6 năm 1908, cùng với Nguyễn Thành Út, Trần Chánh Chiếu
Trang 19đã thành lập Nam Kỳ Minh tân công nghệ xã Đây là một công ty cổ phần, đặt trụ sở ở Mỹ Tho Công ty nêu rõ kế hoạch hoạt động là lập lò chỉ (máy kéo sợi bông vải), lò dệt, làm xà phòng, thuộc da và làm đồ pha lê Đồng thời, điều lệ của công ty cho biết sẽ dạy học sinh làm nghề này Ngoài Nam Kỳ Minh tân công nghệ, Trần Chánh Chiếu còn đứng ra quản lý Nam trung khách sạn (tại Sài Gòn) và Minh tân khách sạn (tại Mỹ Tho)
Một nhân vật khác cũng có nhiều đóng góp cho phong trào Minh tân Nam Kỳ, đó là Nguyễn An Khương Ông đã lập ra Chiêu Nam lầu ở Sài Gòn, vừa làm tiệm bán cơm, vừa làm khách sạn Qua hành động này, ông kêu gọi đồng bào hãy mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh, đừng
để các nguồn lợi rơi hết vào tay Hoa kiêu và An kiểu
Ngoài các hoạt động mở mang công thương nghiệp, những người khởi xướng phong trào Minh tân cũng rất chú trọng đến lĩnh vực báo chí Để cổ động cho phong trào, một tờ báo tiếng
Việt đã ra đời, lấy tên là Lục Tỉnh Tân Văn Báo ra số đầu tiên vào ngày 14-11-1907, chủ bút là
Trần Chánh Chiếu (bút danh Trần Nhựt Thăng) Trong giai đoạn đầu (Ì 1-1907 đến 11-1908) tờ báo công khai cổ súy cho hoạt động Minh tân
Cũng như các cuộc đấu tranh hồi cuối thế kỷ XIX, phong trào Minh tân đã thể hiện rõ tinh
thần yêu nước của những người tham gia Bản thân Trần Chánh Chiếu - yếu nhân của phong trào - là người chủ trương "đánh đổ thực dân Pháp, thành lập chế độ quân chủ lập hiến" [14, tr 179] Trụ sở của một số tổ chức công nghệ và thương mãi do những người khởi xướng cuộc Minh tân lập ra là nơi hội họp với mục đích chính trị Tờ Lục Tỉnh Tân Văn - cơ quan ngôn
luận của phong trào (từ số 1 đến số 50) thể hiện lập trường chống thực dân rõ rệt và cổ vũ
mạnh mẽ tinh thần dân tộc
Tuy có mục tiếu hoạt động tích cực như vậy, nhưng phong trào Minh tân Nam Kỳ chỉ lôi
cuốn được tầng lớp trên của xã hội (địa chủ, thân hào, nhân sĩ ) Đối với giới nông dân và các
tầng lớp dân nghèo khác, phong trào chưa thu hút được họ Do đó, phong trào thiếu đi sự ủng
hộ của một lực lượng xã hội đông đảo, có tinh thần chống Pháp cao
Trong khi cuộc vận động Minh tân đang diễn ra sôi nổi thì tháng 10-1908, Gilbert Chiếu
bị chính quyền thực dân bắt Sau sự kiện này, phong trào Minh tân ở Nam Kỳ lắng xuống dần
và không bao lâu thì kết thúc
Trang 20Ngoài các phong trào yêu nước nêu trên, người dân Nam Kỳ còn có một hình thức hoạt động khác gây không ít khó khăn cho chính quyền thực dân: hoạt động của các hội kín Đây là các hội kín chống Pháp được tổ chức theo kiểu Thiên Địa hội của người Trung Hoa Các hội kín này bắt đầu hình thành trong những thập niên cuối thế kỷ XIX và hoạt động mạnh vào đầu
thế kỷ XX So với phong trào Minh tân, phong trào hội kín Thiên Địa hội có sức hút mạnh mẽ hơn đối với người nông dân
1.2.L ưu dân người Hoa và sự du nhập hội kín Thiên Địa hội vào Nam Kỳ
1.2.1 Sơ lược về lịch sử hội kín Thiên Địa hội ở Trung Quốc (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX)
Các bang hội bí mật ở Trung Quốc (các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi là Hội kín - Secret Society) có một lịch sử lâu đời Đây là tổ chức của những người có xu hướng
chống lại sự kiểm soát, ràng buộc của chính quyền phong kiến Hoạt động của các tổ chức này
rất đa dạng, tùy thuộc mục đích, tôn chỉ mà những người thành lập đề ra Đối với các bang hội mang tính chất chính ưị, việc lật đổ chính quyền hiện tại luôn là mục tiêu hàng đầu Ở một số bang hội khác, hoạt động của họ chỉ nhằm chống lại tình trạng bất công trong xã hội Những bang hội này thường làm những việc nghĩa hiệp như trừng trị bọn quan lại, địa chủ tàn ác, giúp
đỡ dân nghèo cô thế Bên cạnh đó, cũng có những bang hội chuyên cướp bóc và tranh giành địa vị cao thấp trong chốn giang hồ
So với các hội kín khác trên đất Trung Quốc, Thiên Địa hội ra đời muộn hơn rất nhiều
Phần đông các nhà nghiên cứu đều cho rằng tổ chức này được thành lập vào năm 1674 (năm Khang Hy thứ 13 - nhà Thanh) Những người lập hội là các Tăng binh (militant Buddhist monks) của Thiền viện Thiếu Lâm ở huyện Phổ Thiến, phủ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến [25, tr 5](1)
Sự kiện này bắt nguồn từ việc triều đình nhà Thanh thẳng tay đàn áp các nhà sư ở Thiền
viện Thiếu Lâm Trước đó, do có công giúp triều đình đánh giặc, các nhà sư đã được vua Khang Hy ban thưởng một số bảo vật và một cái ấn Với cái ấn này, xem như họ đã được vua trao cho một quyền lực không nhỏ Trong khi đó, tại triều đình, có hai viên quan đang nuôi âm mưu phản loạn Chúng tỏ ra ghen tức khi thấy các nhà sư được trao nhiều quyền hành và e ngại trước khả năng chiến đấu của họ Vì vậy, hai tên rắp tâm lập kế hãm hại Chúng sàm tấu với
Trang 21nhà vua rằng các nhà sư đang âm mưu tạo phản Lời tâu của chúng khiến Khang Hy vô cùng lo
lắng Nhà vua phái ngay một đạo quân - do hai tên quan này chỉ huy - đến tấn công Thiền viện Thiếu Lâm
Nhờ sự giúp đỡ của một nhà sư (người này bị đuổi khỏi chùa vì không giữ giới luật, đã
phản bội lại sư môn) quân triều đình đã bí mật tiếp cận ngôi chùa Lợi dụng lúc trời tối, họ phát động tấn công Ngôi chùa bị phóng hỏa và chỉ trong một thời gian ngắn, nó chìm trong ngọn
lửa ngút trời Chỉ có mười tám nhà sư thoát khỏi ngọn lửa Trong số này, có mười ba người
chết sau khi chiến đấu ác liệt với quân triều đình, chỉ năm người sống sót
Năm vị sư sống sót đã bôn tẩu qua các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc để tránh sự truy quét của quân Mãn Thanh Một thời gian sau, họ tình cờ gặp một người tên là Trần Kim Nam Đây là
một viên quan của triều đình, bị biếm chức vì đã chỉ trích cuộc tấn công lật lọng vào Thiền viện Thiếu Lâm Sau khi rời khỏi quan trường, ông đã sống như một nhà ẩn dật và dụng tâm nghiên
cứu những khía cạnh khó hiểu của đạo giáo Tuy nhiên, ông vẫn ấp ủ tư tưởng chống lại nhà Thanh và kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để nổi lên Trần Kim Nam đã mời các nhà sư ở lại với ông
tại một ngôi miếu nhỏ tên là Hồng Hoa Đường Từ đây, họ tích cực tập hợp lực lượng để chống
lại nhà Thanh Trong số người đến tham gia, có một thanh niên xưng danh là Chu Hồng Chu, cháu nội của vua Sùng Trinh (vua cuối cùng của nhà Minh) Sự xuất hiện của Hồng Chu làm
mọi người thêm hăng hái và muốn khởi sự ngay
Ngày 25 tháng 7 năm 1674, Trần Kim Nam và năm nhà sư đã tập hợp mọi người để thành
lập một hội bí mật với tôn chỉ "Phản Thanh phục Minh" Tất cả các thành viên trong hội thề kết làm anh em, sinh tử có nhau Tổ chức của họ có tên gọi là Thiên Địa hội Ngoài ra, nó còn có
một số tên gọi khác như: Hồng hội, Tam Hoàng hội, Tam Hợp hội [25, tr 1](2)
Sau khi thành lập, Thiên Địa hội đã có một vài trận đụng độ với quân lính của triều đình nhưng không thành công Trước tình hình đó, Trần Kim Nam đã triệu tập một cuộc họp bí mật
của hội để bàn định kế hoạch hoạt động trong thời gian kế tiếp Ông khuyên mọi người hãy kiên nhẫn và chỉ ra rằng thời cơ lật đổ nhà Thanh chưa chín muồi Công việc trước mắt là phải
mở rộng cơ sở của hội ra khắp Trung Quốc Qua đó, hội sẽ thu nạp thêm những người có tư tưởng "Phản Thanh phục Minh" Trước khi phân tán lực lượng đi khắp nơi, năm phân đàn của
Trang 22Thiên Địa hội được thành lập Mỗi phân đàn do một trong năm vị sư chùa Thiếu Lâm phụ trách [25, tr 8] (3)
Mặc dù ra đời từ thời Khang Hy, nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XVIII, Thiên Địa hội
mới có những hoạt động gây được ảnh hưởng lớn Vào năm 1787, người cầm đầu tổ chức Thiên Địa hội ở Đài Loan là Lâm Sương Văn đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại nhà Thanh Cuộc nổi dậy đã bị nhà Thanh đàn áp Lâm Sương Văn bị bắt đem về Bắc Kinh và bị
xử tử Tuy không thành công nhưng hoạt động của Lâm Sương Văn có tiếng vang khá xa Sang thế kỷ XIX, Thiên Địa hội vẫn tiếp tục là một tổ chức chống đối mạnh mẽ chính quyền Mãn Thanh Đáng chú ý là, vào năm 1900, tổ chức Thiên Địa hội do Cheng Pi Ch'en (?) lãnh đạo đã tham gia Hưng Trung hội của Tôn Trung Sơn Trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm
1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, Thiên Địa hội đã có đóng góp tích cực Ngoài ra, tổ chức này cũng hưởng ứng cuộc đấu tranh của quần chúng chống các nước đế quốc can thiệp vào nội tình Trung Hoa
Có thể nói, sự ra đời và phát triển của các hội kín Thiên Địa hội là một hiện tượng nổi bật
của xã hội Trung Quốc trong các thế kỷ XVII - XIX Với khẩu hiệu "Phản Thanh phục Minh",
nó đã thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là dân nghèo Tổ chức của
hội rất chặt chẽ Các hội viên phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc bí mật và kỷ luật mà người chỉ huy đặt ra Theo tài liệu do Schlelgel sưu tầm về hội kín Thiên Địa hội ở Indonesia thì tổ chức này có 72 điều luật và 36 lời thề (4) Nội dung chủ yếu 72 điều luật và 36 lời thề bao gồm: các
hội viên phải trung thành với lý tưởng của hội; phải bảo vệ bí mật và không làm phương hại đến hội; các thành viên phải bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau, không được lấn hiếp, hãm hại nhau; không để cho quan quân xen vào chuyện của hội
Ngoài các điều luật ra, hội kín Thiên Địa hội còn quy định một loạt các mật hiệu, tiếng lóng mà các hội viên phải học thuộc Mục đích của các quy định này là giúp cho các thành viên
nhận biết nhau và bảo vê bí mật của hội (5)
Về các nghi lễ thờ cúng, hội kín Thiên Địa hội chịu ảnh hưởng đậm nét từ Phật giáo, Đạo giáo và các loại hình tín ngưỡng dân gian khác Hội thường sử dụng bùa chú, phương thuật và các lễ nghi mang tính thần bí trong quá trình hoạt động
Trang 23Bên cạnh các yếu tố Phật, Đạo, hội kín Thiên Địa hội còn mang ít nhiều tư tưởng Nho giáo Tư tưởng trung quân (trung thành với nhà Minh), hiếu nghĩa với cha mẹ, giữ chữ tín với anh em luôn được đề cao về sau, khi biến tướng thành các tổ chức chuyên hoạt động phi pháp, các hội kín đã từ bỏ hầu hết những lý tưởng tốt đẹp buổi ban đầu
Trong quá trình phát triển, Thiên Địa hội đã dân mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh
thổ Trung Quốc Vào các thế kỷ XVIII, XIX, tổ chức này đã theo chân lưu dân người Hoa du
nhập vào các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Philippin, Mã Lai Trên vùng đất mới, khẩu
hiệu "Phản Thanh phục Minh" vẫn được Thiến Địa hội sử dụng nhưng bị mai một dần Phần
lớn các hội chỉ hoạt động với mục đích tương tế Thậm chí, có hội còn biến tướng thành các tổ
chức tội phạm và gây cho chính quyền sở tại mối lo ngại thường xuyên
1.2.2.L ưu dân người Hoa và sự du nhập các hội kín Thiên Địa hội vào Nam Kỳ
Việc người Hoa di cư và định cư ở Việt Nam có một lịch sử lâu đời Từ những năm đầu công nguyên, cùng với chính sách mở rộng lãnh thổ xuống phía nam của phong kiến Trung
Quốc, người Hoa đã bắt đầu di cư sang Việt Nam Quá trình này diễn ra trong suốt nhiều thế
kỷ, khi ít khi nhiều, tuy vào tình hình Trung Hoa biến động hay ổn định Trong những đớt di cư
của người Hoa sang nước ta, đợt di cư vào các thế kỷ XVII, XVIII và XIX là đáng kể nhất Vào thế kỷ XVII, khi Trung Quốc bị người Mãn Thanh thống trị, một số đông dân chúng
và các cựu thần nhà Minh đã rời bỏ quê hương ra nước ngoài sinh sống Nơi họ tìm đến nhiều
nhất là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Cũng trong thời gian này, người Việt bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động khai phá vùng đất phương Nam (Nam Bộ ngày nay) Công cuộc khai phá được chinh quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích và bảo trợ Đối với
những lưu dân người Hoa, các Chúa Nguyễn cũng dung nạp và đưa họ vào mở mang vùng đất
mới Sử nhà Nguyễn đã ghi lại trường hợp hai cựu thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đem theo 3.000 người đến thần phục chúa Nguyễn Phúc Tần (năm 1679) Chúa Nguyễn đã thu nhận và cho họ vào khai phá vùng đất tương ứng với Mỹ Tho và Biên Hoa ngày nay
Sang thế kỷ XVIII, khi công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ được đẩy mạnh, các nhóm người Hoa cũng xuất hiện ngày càng nhiều Trên vùng đất còn hoang vu, người Hoa đã góp sức
với người Việt bạt rừng vỡ đất, tạo lập xóm làng Không chỉ vậy, họ còn bắt tay vào hoạt động
Trang 24thương mãi và lập nên các phố chợ nổi tiếng một thời như Cù Lao Phố, Mỹ Tho đại phố Do điều kiện sống trên vùng đất mới khai phá tương đối thuận lợi, phần lớn di dân người Hoa đã
chọn nơi đây làm chốn định cư Họ quần tụ thành những cộng đồng đông đảo và ổn định Hầu như khắp vùng đất Nam Bộ, nơi nào cũng có người Hoa cư trú Song, nơi họ tập trung đông
nhất là Sài Gòn, Chợ Lớn Điều đáng chú ý là người Hoa ở Việt Nam (trừ người Minh Hương) đều liên kết với nhau theo hình thức bang hội một cách chặt chẽ
Từ đầu thế kỷ XIX trở đi, làn sóng di cư của người Hoa sang nước ta vẫn tiếp tục Các vua nhà Nguyễn như Gia Long, Thiệu Trị, Tự Đức đều có những chính sách mềm mỏng đối
với Hoa kiều Thể theo nguyện vọng của những người Hoa có công trạng với triều đình, vua Gia Long đã cải tổ lại các bang hội và cho thành lập bảy bang là Phúc Kiến, Phúc Châu, Triều Châu, Quảng Châu, Quế Châu, Lôi Châu, và Hải Nam Khi Lục tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, các bang hội của Hoa Kiều có một số thay đổi Tuy nhiên, không có xáo trộn gì lớn trong các tổ
Như đã trình bày, Việt Nam là nơi di dân người Hoa đến định cư từ rất sớm Trong các
thế kỷ XVIII, XIX, họ chủ yếu đến làm ăn sinh sống tại vùng đất Nam Kỳ Phần đông trong số này là những người có tư tưởng "Phản Thanh phục Minh" Vì vậy, hội kín Thiên Địa hội - một
tổ chức phản Thanh có quy mô nhất miền Hoa Nam - có mặt ở Nam Kỳ là điều dễ hiểu Các thành viên của Thiên Địa hội đã hòa vào dòng người di cư để đến miền Nam nước ta vào khoảng nửa sau thế kỷ XIX Theo ý kiến và tài liệu của Emile Puech (Chủ tỉnh Hà Tiên, người
từng ở Long Xuyên đàn áp cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa) thì Thiên Địa hội đã có từ trước khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây [15, tr 94] Nếu thông tin này chính xác thì có thể khẳng định
rằng, Thiên Địa hội của người Hoa đã xuất hiện ở Nam Kỳ trước năm 1867 Đến năm 1875,
Trang 25thực dân Pháp đã bắt được vài nhóm Thiên Địa hội, trước tiên là vụ Trương Đế Điển Nhân vật này là người Triều Châu, ở tại Biên Hòa, thuộc nhóm Nghĩa Hòa công ty [15, tr 92] Trong báo cáo gởi Giám đốc nội vụ ngày 21-4-1875, viên Chủ tỉnh Chợ Lớn cho biết có hai ông bang (thuộc bang Triều Châu) đã tố cáo một lãnh tụ Thiên Địa hội tên Tsiao Sen(?) đang hoạt động
tại Chợ Lớn, cưỡng bách giới Hoa kiều ở địa phương phải gia nhập [15, tr 93-94] Ở Sóc Trăng, từ năm 1877 chính quyền cũng nhận ra sự hoạt động của Thiên Địa hội Từ những năm
80 của thế kỷ XIX trở đi, các hội kín Thiên Địa hội xuất hiện ngày càng nhiều ở Nam Kỳ Hoạt động của các hội kín này khiến chính quyền thực dân lo ngại Vì vậy, chúng đã đưa ra nhiều
biện pháp đối phó Ngày 1-9-1882, Bộ Thuộc địa Pháp đã ra một công văn "Chuẩn y các biện pháp nghiêm khắc đối với hội kín có tên Thiên Địa hội" [17, tr 120] Tuy nhiên các hội kín vẫn
tiếp tục hoạt động mạnh và không ngừng thu nạp thêm thành viên mới Báo cáo của các viên
chức người Việt ở địa phương gởi cho các Chủ tỉnh, rồi báo cáo của Thống đốc Nam Kỳ gởi Toàn quyền Đông Dương đã xác thực điều này Xin được dẫn ra đây một vài trường hợp cụ
thể
Ngày 26-7-1894, ở Gò Công, viên phó quản Phạm Văn Ký đã có tờ bẩm gởi Chủ tỉnh về
việc một số Hoa kiều đến địa phương này để "xúi giục" mọi người vào hội kín Dựa vào tin tức
do Chung Lộc và Châu Nhữ (bang trưởng và bang phó bang Quảng Đông ở Gò Công) cung
cấp, Phạm Văn Ký cho biết: có ba người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn là Lý Quế, Lê Hớn và Long Phi đã đến trú tại nhà Trần Chiêu (cũng là một người Hoa) Một hôm, ba người này đến nhà các người Hoa là Thái Tường, Quản Đăng và Diệp Hữu để xúi giục việc thu nạp họ vào hội kín Thiên Địa hội Tuy nhiên, Thái, Quản, Diệp đều từ chối và đi báo cho bang trưởng và bang phó
biết Sau đó, Lý Quế, Lê Hớn, Long Phi và Diệp Hữu đã bị bắt
Ngày 15-11-1894, trong báo cáo gởi Toàn quyền Đông Dương về vụ Lý Quế, Lê Hớn,
Thống đốc Nam Kỳ nêu ý kiến "Tôi nghĩ rằng trước khi trục xuất hai tên này ra khởi thuộc địa, nên đày chúng ra nhà tù Côn Đảo để cách ly chúng trong thời hạn năm năm Nếu trục xuất ngay về Trung Hoa thì chúng có thể bắt mối để trở lại Nam Kỳ " [32]
Cũng trong năm này, một nhóm người Hoa đã đến Rạch Giá để lập hội kín tên là "Đệ huynh" Báo cáo của Xã trưởng xã Vĩnh Thanh Vân cho biết nhóm này có năm người Quảng Đông là Phùng Trác, Mạc Táo, Trần Nhâm, Thôi Hiền và Trương Hương Họ đến nhà một
Trang 26người Hoa ở Rạch Giá tên là Khứu Diệu để bàn định việc lập hội Xã trưởng Vĩnh Thanh Vân cùng với viên phó quản sỏi đã đem lính đến vây bắt được cả năm người Trong khi khám xét,
họ thu được một lá bùa và hai tấm giấy hồng đào ghi tên 15 người Hoa khác Vụ việc được chính quyền thực dân điều tra tỉ mỉ Ngày 15-5-1894, một viên chức chịu trách nhiệm điều tra
vụ này đã gởi cho Chủ tỉnh Rạch Giá một bản báo cáo (cuối bản báo cáo ghi là Le Huyện và kí tên không rõ) Ông ta cho rằng hội "Đệ huynh" là một tổ chức phạm pháp cần trấn áp ngay Còn trong bản báo cáo gởi Thống đốc Nam Kỳ (25-6-1894) về hội kín "Đệ huynh", viên Chủ
tỉnh Rạch Giá đã viết "Ngay từ đầu tôi đã đoán (hội kín) đó là Thiên Địa hội" Viên Chủ tỉnh đề nghị đày Phùng Trác và Lợi Toàn (theo các quan chức thực dân, đây là hai người đầu sỏ) ra Côn Đảo hai năm và trục xuất khỏi thuộc địa [30], [31]
Nhìn chung, từ những thập niên cuối thế kỷ XIX, hội kín Thiên Địa hội đã theo chân Hoa
kiều có mặt nhiều nơi ở Nam Kỳ Từ các tỉnh miền Đông như Biên Hòa, Chợ Lớn, Gia Định cho đến các tỉnh miền Tây như Gò Công, Rạch Giá, Sóc Trăng nơi nào cũng có cơ sở của Thiên Địa hội Số người Hoa định cư đông đảo khắp Nam Kỳ là điều kiện thuận lợi để các tổ
chức này hình thành và phát triển Trên đất Nam Kỳ, các hội kín không chỉ theo đuổi lý tưởng
"Phản Thanh phục Minh" như các phong trào ở Trung Quốc Chúng cũng không đơn thuần là các tổ chức tương tế của cộng đồng Hoa kiều Điều đó thể hiện rất rõ qua các hoạt động phức
tạp của hội cũng như biện pháp đối phó của chính quyền thực dân
Trong quá trình hoạt động, các hội kín của người Hoa đã thu hút khá đông người Việt tham gia Sau đó, người Việt tách ra thành lập các tổ chức riêng Họ thay khẩu hiệu "Phản Thanh phục Minh" bằng khẩu hiệu "Phản Pháp phục Nam" Như vậy, bối cảnh Nam Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo điền kiện cho sự xuất hiện các hội kín của người
Việt Với mục tiếu "Phản Pháp phục Nam", các tổ chức này thực sự trở thành một hình thức đấu tranh cứu nước mới của người dân nơi đây
Trang 27
CHƯƠNG 2: HỘI KÍN Ở NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX
2 1.Sự hình thành các hội kín của người Việt
Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, phong trào dân tộc ở Nam Kỳ lâm vào tình trạng khó khăn, bế tắc Trước đó, các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn
Hữu Huân đều lần lượt thất bại Kế đến phong trào chống Pháp của các giáo phái Bửu Sơn
Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng tan rã trước sự đàn áp của chính quyền thực dân Giữa
thập kỷ 80, những người theo Đạo Phật Đường có phát động một cuộc nổi dậy (đầu năm 1885) Song, cuộc nổi dậy của họ (đốt khám lớn Sài Gòn và giết gia đình Đốc Phủ Ca ở Hóc Môn) chỉ
là sự biểu hiện tinh thần bất khuất của người dân mất nước ưước kẻ thù xâm lược Nó không
phải là dấu hiệu cho thấy phong trào dân tộc đang phục hồi và phát triển
Trong bối cảnh đó, các hội kín Thiên Địa hội của Hoa kiều đã xuất hiện và hoạt động ngày càng mạnh ở Nam Kỳ Nếu như ở Trung Quốc, Thiến Địa hội chống lại quyền thống trị
của triều đình Mãn Thanh thì ở Nam Kỳ, họ cũng chống lại sự kiểm soát của thực dân Pháp Đây chính là đặc điểm nổi bật của các hội kín Trung Hoa: họ luôn hoạt động ngoài vòng pháp
luật và đối lập với nhà cầm quyền Tất nhiên, không thể xem hành động chống chính quyền
thực dân của Thiên Địa hội là do ý thức dân tộc Người Hoa ở Việt Nam (trừ số người đã Việt hóa) phần đông vẫn hướng về cố quốc của họ Đối với nơi đang sống, họ chủ yếu gắn bó về
mặt kinh tế và rất ít dính líu đến lĩnh vực chính trị Do vậy, hành động phản kháng của các Thiên Địa hội trước chính quyền thực dân nếu có, là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi thiết thân
của cộng đồng người Hoa Ở đây, chúng ta không loại trừ khả năng một số Thiên Địa hội của Hoa kiều tham gia vào phong trào kháng Pháp của người Việt Tuy nhiên, số này có lẽ không nhiều Ngoài ra, có không ít hội kín đi vào con đường hoạt động phi pháp (cướp bóc, tống tiền,
đe dọa cuộc sống của người dân lương thiện ) Ngay cả các bang hội người Hoa cũng không
có thiện cảm với các hội kín loại này Nhiều khi, các bang trưởng đã lên tiếng tố giác với chính quyền về hoạt động của các thành viên Thiên Địa hội Chính vì vậy, thực dân Pháp có lí do để xem các hội kín là nơi tập hợp những kẻ bất hảo và thẳng tay trấn áp
Trang 28Mặc dù các Thiên Địa hội của Hoa kiều hoạt động khá phức tạp, nhưng thái độ chống đối chính quyền thực dân của họ đã khiến cho người Việt chú ý Lúc này (cuối thế kỷ XIX) phong
trào kháng Pháp do các sĩ phu hoặc các giáo phái khởi xướng đã lần hồi tan rã Người dân Nam
Kỳ lại chưa thể tìm ra một hình thức đấu tranh mới Sang đầu thế kỷ XX, phong trào Minh tân
ở Nam Kỳ diễn ra sôi nổi Song, nó chỉ ảnh hưởng đến các tầng lớp dân cư ở thành thị Đối với đại đa số cư dân ở nông thôn, nó hầu như không có mấy tác động Trước tình hình đó, người dân Nam Kỳ đã hướng đến các tổ chức Thiên Địa hội "Họ đã tìm thấy ở các hội kín do Hoa
kiều du nhập một hình thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh của mình và chừng mực nào có
thể giải quyết được tình cảm yêu nước thiết tha, niềm căm hờn sâu sắc kẻ cướp nước Hình
thức hoạt động thần bí của các hội kín lại rất phù hợp với đức tính can trường, ưa mạo hiểm, thích thuật số của người Nam Kỳ lúc ấy." [22, tr 334] Hơn nữa, "kỷ luật khắt khe về nội bộ của
hội vẫn không xa lạ với kỷ luật giang hồ của đám dân khẩn hoang nơi đồng cỏ" [14, tr 126] Vì
vậy, người dân Nam Kỳ, nhất là dân lưu tán và dân nghèo thành thị, đã xin vào hội kín rất đông
Về thời điểm người Việt gia nhập các Thiên Địa hội, không có tài liệu nào xác định một cách cụ thể Sở dĩ có tình trạng này là do cách thức hoạt động bí mật của các hội kín Theo tài
liệu của Sơn Nam, vào năm 1882, khi tình hình Bắc Kỳ sôi động thì thực dân ở Nam Kỳ phát giác nhiều người Việt gia nhập Thiên Địa hội Ông dẫn ra một vài trường hợp như: ở Sa Đéc,
một người tên là Phạm Văn Ngoạn (còn có tên là Chí) bị bắt vì đã hoạt động cho hội kín ở rạch Cái Đôi (Vĩnh Long) một thầy thuốc tên Tòng theo Thiên Địa hội dưới quyền chỉ huy của một Hoa kiều tên là Trần Ngãi Khi Nguyễn Văn Nở - một người đến từ Mỹ Tho - xin gia nhập, ông Tòng đã phong cho Nở chức đốc binh! Tháng tư năm này, Pháp đã bắt 22 người tham gia hội kín và đày ra Côn Đảo Trong số đó, chỉ có hai người Minh Hương, còn lại là người Việt [15, tr 101]
Ở Sóc Trăng, theo báo cáo của viên Cai tổng Định Chí (tháng 5-1882) thì tất cả 18 làng trong tổng gồm Hoa kiều, người Minh Hương và người Việt đều theo Thiên Địa hội Ở cần Thơ, Chủ tỉnh Nicolai trong một báo cáo (gởi Thống đốc Nam Kỳ?) cho biết Thiên Địa hội đã được thành lập ở tất cả các làng trong tỉnh Viên Chủ tỉnh còn nói thêm: "Ngay trong lễ gia
nhập, hội viên thề nguyền sẽ khởi loạn Đầu mối của phong trào là từ trên Chợ Lớn phát triển
xuống chớ không phải từ dưới Sóc Trăng Và nếu không đề phòng thì trong hai năm tới ở Nam
Trang 29Kỳ sẽ có một chính phủ bí mật, có thể gây nhiều rắc rối nghiêm trọng cho nhà nước" [Dẫn theo: 15, tr 102]
Cũng trong năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ đã báo cáo với Bộ Hải quân và Thuộc địa:
"Trước kia (ở Nam Kỳ) đã có Thiên Địa hội nhưng giờ đây lan tràn, kết nạp người Việt lẫn người Cao Miên Họ dùng thủ đoạn mua chuộc bằng tiền bạc, tương trợ người nghèo, ai không gia nhập thì bị hăm dọa Luật lệ quá dễ dãi với họ " [Dẫn theo: 15, tr 103]
Viên Thống đốc đề nghị "Tốt hơn hết là chú trọng tới khu vực xa xôi khó kiểm soát mà Thiên Địa hội dựa vào để hoạt động, đó là vùng Sóc trăng, Cà Mau rộng cỡ 12.000 cây số vuông tức là 1/5 của Nam Kỳ, nên lập một tỉnh mới gọi là tỉnh Bạc Liêu" [15, tr 103]
Những tài liệu bên trên đều được Sơn Nam lấy từ Nha Văn khố Sài Gòn (cũ) Do đó, chúng có độ tin cậy nhất định Căn cứ vào các tài liệu này, có thể khẳng định rằng từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX (thậm chí sớm hơn) người Việt đã gia nhập vào các Thiên Địa hội của Hoa kiều Từ trung tâm ở Chợ Lớn (nơi có số người Hoa đông nhất Nam Kỳ), phong trào lan ra nhiều tỉnh, cả miền Đông và miền Tây Ở các địa phương này, người Việt gia nhập hội kín rất đông Sự tham gia của người Việt đã làm cho các hội kín Thiên Địa hội không còn là tổ chức
của riêng cộng đồng Hoa kiều nữa Tình hình đó đã khiến bọn thực dân, từ Chủ tỉnh cho đến
Thống đốc, hết sức lo ngại Vì vậy, chúng đã gia tăng các biện pháp đề phòng và cấm đoán Ở đây, có một câu hỏi đặt ra là: tại sao Thiên Địa hội của Hoa kiều lại thu nạp hội viên người Việt (và cả người Cao Miên)? Như chúng ta đã biết, các bang hội người Hoa thường hoạt động khép kín Họ không dễ gì thu nhận những người vốn không phải là đồng bào của họ Do vậy, trường
hợp người Việt tham gia vào hội kín người Hoa là một điều khá đặc biệt Rõ ràng, với số dân
hết sức đông đảo và định cư gần khắp Nam Kỳ, cộng đồng người Hoa đã có mối liến hệ gần gũi với người Việt Cho dù lợi ích không hoàn toàn giống nhau, song cả Hoa lẫn Việt đều đang
nằm dưới ách thống trị của thực dân Trong số người Hoa di cư sang Việt Nam, không ít người
đã chứng kiến cảnh các nước đế quốc phương Tây dùng vũ lực xâm phạm chủ quyền Trung
Quốc Cho nên, giống như người Việt, họ cũng có lòng căm thù đối với "bọn Tây dương" Mối đồng cảm giữa hai cộng đồng Hoa - Việt bắt nguồn từ đây Đó là một trong những điều kiện để người Hoa và người Việt có thể đứng chung trong một tổ chức Mặt khác, việc thu nạp người
Việt vào Thiên Địa hội sẽ giúp tổ chức này mở rộng cơ sở xã hội ra ngoài cộng đồng người
Trang 30Hoa Lực lượng của hội vì thế sẽ được tăng cường và có mặt ở khắp nơi Điều đó sẽ làm cho quá trình hoạt động của hội gặp nhiều thuận lợi
Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, không phải lúc nào người Việt cũng tự nguyện gia
nhập hội kín Như đã đề cập ở trên, trong số các Thiên Địa hội của Hoa kiều, có không ít hội đã
đi vào con đường phạm pháp Chúng trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với người dân lương thiện Để mở rộng thế lực và tạo thêm vây cánh, các hội kín phạm pháp hay ép buộc người dân, cả Việt lẫn Hoa, phải theo chúng Có như vậy, chúng mới gây được ảnh hưởng và
đủ sức tranh chấp địa bàn hoạt động với các tổ chức khác Khẩu hiệu chống Pháp của hội - nếu
có - chỉ nhằm che mắt mọi người Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX, các Thiên Địa hội loại này đã hoành hành nhiều nơi ở Nam Kỳ.Ví dụ như ở Sóc Trăng và các tỉnh lân cận, các tay
"anh chị" của Thiên Địa hội "xuất hiện từng toán ba bốn chục người để đốt nhà, cướp giựt, ăn
cắp lúa bó vừa gặt xong Đây là việc làm nhất cử lưỡng tiện của họ: vừa có tiền xài, vừa hăm doa được những người chưa chịu theo hội" [15, tr 100] ở Bạc Liêu, "có hai Thiên Địa hội hoạt động mạnh và gây rối hơn hết là hội Nghĩa Hưng kèo (cờ) xanh và hội Nghĩa Hòa, kèo vàng Hai hội tranh đua giành giựt ảnh hưởng quyền lợi với nhau, thường gây ra những trận ẩu đả chém lộn đổ máu làm mất an ninh cho dân chúng "[Dẫn theo: 14, tr 132]
Ở Gò Công, các Thiên Địa hội "dùng bạo lực và bè đảng, ép buộc dân chúng phải theo làm vây cánh cho đổng, để dễ bề hành động Chúng rêu rao rằng hễ ai đi báo với Tây thì sẽ bị điều tra và xử tử liền Bởi thế, dân chúng phải vào đảng và nộp tiền cho yên thân" [2, tr 148-149] Do tình hình này mà trong một phúc trình về an ninh năm 1882, viên Giám đốc nội vụ đã báo động với Thống đốc Nam Kỳ rằng Hoa kiều đang tuyển mộ, ép buộc người Việt vào Thiên Địa hội [15, ư 102]
Những hoạt động phi pháp của một số hội kín đã làm cho không ít người nhìn tổ chức này
với ánh mắt đầy ác cảm Chính quyền thực dân thì "có lý do để đàn áp, không phân biệt những người thủ lợi riêng tư và những người chống Pháp Những phong trào Thiên Địa hội chống Pháp thường bị những phần tử lưng chừng, cầu an nghi ngờ vì thực dân Pháp nhồi sọ, gây dư
luận rằng Thiên Địa hội là bọn du côn, vô nghề nghiệp Thực dân đồng hoa chính trị phạm với thường phạm" [14, tr 133]
Trang 31
Mặc dù có sự tồn tại của các Thiên Địa hội biến chất như vậy, nhưng không vì thế mà phong trào hội kín mất đi ý nghĩa tích cực Phần đông các hội kín, nhất là những hội có người
Việt tham gia, đều hướng đến mục tiêu tốt đẹp
Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, các hội kín có sự tham gia của người Hoa lẫn người
Việt vẫn tiếp tục xuất hiện Trong bức thư đầu thú và cáo giác gởi Thống đốc Nam Kỳ 1901), một thành viên của Thiên Địa hội ở Gia Định đã viết: "Từ hai năm nay, người An Nam
(19-11-và một số người Hoa đã lập một hội kín với hai chi bộ: một chi bộ ở đại lộ Charner và ở Chợ
Lớn, chi bộ thứ hai thuộc địa bàn từ Thủ Thiêm và Giồng Ông Tố đến Trương Lộc Hội kín mang tên Thiên - Địa - Hội - Sơn Dân ở các tổng An Bình, An Thành và Bình Trị Trung tham gia hội kín rất đông nhiều người Hoa (cả cha lẫn con) đã tham gia hội kín này " [17, tri 15-116] Thông tin đó chứng tỏ các hội kín Hoa - Việt tồn tại khá lâu Tuy nhiên, các tổ chức này dường như không có hoạt động nào gây được tiếng vang Có lẽ, họ chỉ dừng lại ở việc tương trợ hoặc chống lại sự ức hiếp của bọn cường hào ác bá Họ chưa khuấy động được một phong trào chống Pháp sâu rộng
Trong quá trình tham gia các Thiên Địa hội, người dân Nam Kỳ đã học được cách tổ chức
và lề lối hoạt động Trên cơ sở đó, họ bắt đẩu thành lập các hội kín riêng Tuy nhiên, người
Việt vẫn duy trì phần lớn lễ nghi và tục lệ trong hội kín của Hoa kiều Ví dụ: người Việt cũng trích máu ăn thề và đốt bùa chú trong lễ kết nạp thành viên mới, các hội viên cũng nhận biết nhau bằng một loạt các ám hiệu và mật khẩu Song, ở các hội kín của người Việt, khẩu hiệu
"Phản Thanh phục Minh" được thay bằng khẩu hiệu "Phản Pháp phục Nam" Đây là tiếu chí rõ ràng nhất để phân biệt hội kín của Hoa kiều và hội kín của người Việt Nam Đồng thời, khẩu
hiệu này còn cho thấy tính chất dân tộc của các hội kín ở Nam Kỳ Nó chứng tỏ người dân nơi đây lập hội kín là nhằm tập hợp lực lượng để đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp Phan
Thứ Lang nhận xét: "Với tôn chỉ hoạt động không giống như của người Hoa, nghĩa là không có tinh thần phản Thanh phục Minh mục tiếu chính trị của chi hội Thiến Địa hội người Việt
nhằm vào một đối tượng khác: người Pháp, và hội này thực chất là hội kín chống Pháp giành độc lập cho dân tộc " [10, tr 188] Nhà văn Sơn Nam cũng có nhận định tương tự "Người Việt Nam đã mô phỏng theo tổ chức Thiên Địa hội, nhằm mục đích đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, tái lập chế độ quân chủ, như là hơi thở sau cùng của phong trào cần vương" [14, tr 100]
Trang 32Theo PGS Nguyễn Văn Kiệm, những hội kín mang nội dung dân tộc của người Việt xuất
hiện nhiều ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX Năm 1911, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Văn Hiệp và Phan Phát Sanh lập hội kín ở Chợ Lớn; Võ Văn Quới lập hội kín ở Tháp Mười (Nhóm này là chi nhánh của hội kín Năm Cường đã hình thành trước đó) Tháng 8 năm 1914, Nguyễn Văn Trước tức Tư Mắt lập hội kín có chi nhánh ở Sa Đéc, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu Tháng
12 năm 1915, Huỳnh Văn Sanh lập hội kín Phục Hưng (còn có tên là hội Lương Hữu) ở Mỹ Tho rồi "truyền phép" cho Huỳnh Phát Đạt lập hội kín Duy Tân Ngày 14-2-1916, Phan Văn Châu tức Chánh Châu lập hội kín ở Chánh Hưng, Chợ Lớn Cũng từ tháng 2-1916 trở đi xuất
hiện các nhóm hội kín của Lê Văn Khanh tức Tư Khanh ở Bến Tre, của Phan Thanh Lợi ở Tân Phước (Gia Định), hội kín Nghĩa Hóa của Trần Văn Phong và Huỳnh Công Ý ở Thơi Sơn (Mỹ Tho), hội Thiên Địa của Nguyễn Văn Hay tức Bếp Hay ở Suối Trà và Phú Lộ, hội Ái Chưởng
của Trần Văn Học ở Sa Đéc, hội Nhị Bình của Nguyễn Văn Chánh ở Mỹ Tho, hội Phục Hưng
ở Long Hương, Nghĩa Hòa ở Mỹ Lợi, hội Lương Hữu của Lê Văn Nghi ở Ấn Hòa (Long Xuyên) Mỗi hội kín có ít nhất vài chục người, có hội đông tới 300 người [22, tr 334-335]
Ở tỉnh Biên Hòa, hội kín của người Việt cũng phát triển mạnh Ông Lương Văn Lựu (tác
giả của Biên Hòa sử lược) cho biết: một số đông các anh tay chị, hảo hớn ở nông thôn võ nghệ tinh thong, đầy lòng hào hiệp, không nặng tình cảm gia đình, kết hợp nhau thành một đảng, lấy
hiệu danh riêng là "Lâm Trung Trại" Đứng ra sáng lập có các ông Năm Hi, Tư Hổ, Ba Hầu,
Bảy Đen, Hai Lựu, Sáu Huyền Trại Lâm Trung đặt căn cứ tại núi Gò Mọi, thuộc xã Thiện Tân Đảng (này) nuôi dưỡng tinh thần quật khởi của nhân dân để đợi thời cơ [13, tr 192]
Ở Tân Châu (An Giang), các ông Nguyễn Tấn Cư, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Văn
Hớn thầm tuyên truyền để thâu nhận hội viên lập ra "Kèo Vàng" (Kèo Vàng ở đây là tên gọi
của hội kín Thiên Địa hội - TG) Họ lấy Miều hội (ở ấp Long Châu, xã Long Phú) làm trụ sở trá hình hầu mật nghị chống Pháp [7, tr 112] ở vùng Rạch Gói (Cần Thơ) hội kín cũng phát triển khá mạnh Tháng 5-1909, chính quyền thực dân phát hiện có từ 300 đến 400 người gia
nhập hội [16, tr 314]
Theo thống kê của sở Mật thám Đông Dương, trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới
thứ nhất, ở Nam Kỳ có từ 70 đến 80 hội kín [22, tr 335] Có thể nói, trong những năm đầu thế
kỷ XX, ngoài phong trào Minh Tân, hoạt động của các hội kín là hiện tượng nổi bật nhất ở
Trang 33miền Nam nước ta Việc xuất hiện nhiều hội kín chứng tỏ người Việt rất ưa chuộng hình thức
tổ chức này Những người lập hội, ngoài mục đích tương trợ, bảo vệ nhau, còn hướng đến mục đích xa hơn là giải phóng dân tộc Chính vì vậy, sự ra đời của hàng loạt hội kín ở Nam Kỳ mang một ý nghĩa tích cực Nó phản ánh tinh thần bất khuất của người dân nơi đây trước kẻ ngoại xâm Đồng thời, nó cho thấy họ sẩn sàng sử dụng mọi hình thức đấu tranh để chống lại
kẻ xâm lược
2.2 Thành phần tham gia, nguyên tắc tổ chức và lề lối hoạt động
2 2.1.Thành phần tham gia
Các phong trào đấu tranh hoặc nổi dậy chỉ có thể diễn ra khi thu hút được sự ủng hộ của
quần chúng Phong trào nào càng có đống quần chúng tham gia, phong trào đó càng có điều
kiện phát triển sâu rộng và gây được ảnh hưởng lớn số quần chúng ấy thường tập hợp xung quanh một tổ chức lãnh đạo (đây có thể là một đảng cách mạng, một giáo phái hoặc một hội bí
mật ) để tranh đấu cho một mục tiếu nhất định Tất nhiên, mục tiêu đó phải phù hợp với nguyện vọng của số đông
Ở Nam Kỳ, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào hội kín đã thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân Theo thống kê của sở Mật thám Đông Dương, vào thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Nam Kỳ có từ 70 đến 80 hội kín về số lượng hội viên, mỗi hội kín ít nhất có vài chục người Thậm chí, hội của Nguyễn Văn Tiền đông tới 300 người [22, tr 335] Như vậy, với mục tiếu dân tộc (Phản Pháp phục Nam), phong trào hội kín đã có một sức hút mạnh mẽ đối với người dân miền Nam nước ta Ở đây, có một
vấn đề đặt ra là, số quần chúng đông đảo ấy thuộc những thành phần nào trong xã hội? Việc tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tính chất của phong trào và phạm vi ảnh hưởng của nó
Theo Coulet, trong số in người của hội kín bị Pháp bắt vào năm 1913 thì có 68 người là nông dân, 23 người làm công nhật, 13 người vô nghề nghiệp và 7 người đi buôn ở hội kín Thơi Sơn (Mỹ Tho) của Trần Văn Phong, trong số 35 người bị bắt thì có 24 nông dân, 3 người đi buôn và 8 người làm công nhật [Dẫn lại: 14, tr 153]
Trang 34PGS Nguyễn Văn Kiệm - dựa vào số liệu của Coulet - khẳng định nông dân là thành phần tham gia đông nhất vào các hội kín ở Nam Kỳ Ông cũng lưu ý thêm rằng, những người vô nghề nghiệp trong hội thực ra cũng là nông dân Họ bị chính sách bóc lột của thực dân và phong kiến tay sai đẩy vào cảnh bần cùng, phải bỏ nông thôn đi lưu tán [22, tr 335- 336]
Sở dĩ hội kín lôi cuốn được đông đảo nông dân, trước hết là vì nó phù hợp với hoàn cảnh
của họ lúc bấy giờ Những năm cuối thế kỷ XIX, các phong trào dân tộc ở Nam Kỳ đều thất
bại Do vậy, người nông dân nơi đây đã lâm vào cảnh bế tắc trong đường lối cứu nước Sang đầu thế kỷ XX, cuộc vận động duy tân của sĩ phu cấp tiến lại không đến được với họ Trong khi
đó, dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp, người nông dân đã rơi vào tình trạng hết sức
khốn khổ Khi chiến tranh thế giới nổ ra, đời sống của họ "lại càng bi đát hơn bởi chính sách động viên (về nhân lực và tài lực - TG ) của Pháp." [22, tr 333] Trong hoàn cảnh như vậy, nông dân đã gia nhập vào các hội kín Họ đã tìm thấy ở các tổ chức này một hình thức đấu tranh mới, có thể giúp họ chống chọi với những khó khăn trước mắt Song, điều quan trọng hơn
là mục tiêu cứu nước (phản Pháp phục Nam) mà các hội kín đề ra đã giúp người nông giải tỏa được sự bức xúc trước thời cuộc Sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp hồi cuối thế
kỷ XIX, nhiệt tâm cứu nước của người nông dân vẫn không suy giảm Họ vẫn nung nấu ý chí vùng lên đánh đổ ách thống trị của chúng Tuy nhiên, họ chưa tìm được một lối đi mới cho phong trào dân tộc Vì vậy, khi các hội kín xuất hiện, họ đã tích cực tham gia với niềm hy vọng đây là một giải pháp cứu nước khả thi Bên cạnh đó, tư tưởng và lề lối hoạt động của hội kín rất
gần gũi với nhận thức và tính cách của người dân Nam Bộ vốn là những lưu dân đi khẩn hoang, họ luôn phải đối mặt với những mối hiểm nguy trên vùng đất mới Do vậy, họ luôn có ý
thức coi trọng và đề cao tinh thần tương thân tương ái Họ cũng rất ưa thích những hành động nghĩa hiệp theo kiểu "anh hùng hảo hán" (bênh vực người cô thế, giúp dân nghèo chống lại bọn cường hào ác bá ) Vì thế, các hội kín, vốn hoạt động theo các nguyên tắc như "hoạn nạn tương cứu", "sinh tử bất ly" có sức hấp dẫn rất lớn đối với người nông dân Họ đã vào hội kín
để có điều kiện đánh Tây và giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
Ngoài ra, đông đảo nông dân tham gia hội kín một phần là do yếu tố tôn giáo pha lẫn ma thuật trong tổ chức này Người nông dân (và cả các tầng lớp xã hội khác) vốn có niềm tin tôn giáo rất sâu sắc Trong lúc đường lối cứu nước đang khủng hoảng, cuộc sống thực tại thì đầy
rẫy khó khăn, thử thách, niềm tin ấy càng trở nên mạnh mẽ Người dân đến với tôn giáo (và cả
Trang 35các hình thức ma thuật) nhằm gởi gắm vào đó những ưu tư, ước muốn của mình Họ hy vọng sẽ được thần thánh tiếp thêm sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống thực dân Với tâm trạng như
vậy, họ dễ tin vào bùa chú và phép thuật của thầy chùa, thầy pháp Họ "tin rằng thầy chùa, thầy pháp có khả năng vẽ bùa bằng hương, bằng tay, bằng chân, đọc thần chú thì trị được bệnh,
diệt được tà ma, tăng được sức mạnh hộ mệnh khỏi bị dao chém đứt hay súng bắn chết, làm cho kẻ địch không thấy mình tuy mình đứng trước mặt " [3, tr 562] Trong các hội kín, tư tưởng tôn giáo, ma thuật rất đậm nét Việc dùng bùa chú và thực hiện các nghi lễ thần bí diễn ra thường xuyên thông qua vai trò của thầy chùa hoặc thầy phù thủy Do đó, hội kín có sức hút rất
lớn đối với nông dân là điều hiển nhiên
về phía những người lãnh đạo, họ đã dùng tư tưởng tôn giáo thần bí để tập hợp lực lượng Phan Xích Long từng tuyên bố với người dân rằng đánh Tây không cần vũ khí; khi ra trận, nghĩa quân chỉ cần mặc quần áo trắng, đeo bùa thì sẽ không bị trúng đạn cần nói thêm rằng, đây cũng là cách tập hợp lực lượng của tất cả các phong trào dân tộc ở nước ta thời bấy giờ (trừ phong trào duy tân) Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua phong trào của Kỳ Đồng - Mạc Đỉnh Phúc và Vương Quốc Chính ở miền Bắc, của Võ Trứ - Trần Cao Vân ở miền Trung ) GS
Trần Văn Giàu đã đánh giá về tác dụng của yếu tố tôn giáo, ma thuật trong cuộc vận động cứu nước như sau:
"Cái yếu tố cơ bản nhất đã động viên đông đảo đồng bào đứng lên khởi nghĩa là lòng yêu nước chân thành, "tận trung báo quốc", nhưng không thể không kể đến tác dụng tinh thần của
ma thuật, bùa chú đối với đa số nhân dân còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo giáo, Phật giáo
và nhiều tín ngưỡng khác Tư tưởng thần bí đến thời kỳ lịch sử sau chiến tranh thế giới thứ
nhất sẽ trở thành một trở lực cho cách mạng, nhưng từ chiến tranh thế giới thứ nhất trở về trước nó còn là một đề nghị đáng kể về cách giành độc lập tự do." [3, tr 564-565]
Như vậy, trong phong ưào dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tư tưởng tôn giáo và
ma thuật đã có một vai trò nhất định Giữa lúc đường lối cứu nước đang bế tắc, chính tư tưởng này đã góp phần động viên người dân vùng dậy chống pháp, giành lại độc lập Việc các hội kín
ở Nam Kỳ dùng tôn giáo, ma thuật để tập hợp quần chúng cũng không nằm ngoài bối cảnh lịch
sử đó
Trang 36Ngoài đa số nông dân, các tầng lớp dân nghèo thành thị (tiểu thương, thợ thủ công, công nhân, những người làm nghề tự do ) cũng là một bộ phận đáng kể trong các hội kín Bên cạnh
đó, không thể không nói đến sự góp mặt của sư sãi và những người làm nghề phương thuật như
thầy phù thủy, thầy ngãi, thầy bói Những người này giữ vai trò thực hành lễ nghi, phương thuật trong các hội kín Thậm chí, một số thầy phù thủy, thầy pháp cũng là những người đứng
Ngoài các tầng lớp nêu trên, ở một số hội kín còn có sự tham gia của các hào lý Trong
bức thư đầu thú và tố giác gởi Thống đốc Nam Kỳ, một hội viên của hội kín Thiên - Địa - Hội - Sơn ở Gia Định cho biết:
- Ở tổng An Bình, có chánh tổng, phó tổng, và năm thuộc viên tham gia hội kín
- Ở tổng An Thành:
+ Làng Trương Lộc có chánh tổng, 2 thuộc viên, 1 hương cả, 1 hương thân ( )
+ Làng Tuy Thành có 1 hương cả, 1 hương thân
+ Làng Long Tân có 1 hương chức
+ Làng Phước Trương có một hương hội
+ Làng Tân Điền có 1 hương cả, 1 hương sư [17, tr 116]
Trên địa bàn tổng Long Hưng Thượng (Chợ Lớn) hội kín có sự góp mặt của một số hội tề làng Tân Nhựt như phó Cai tổng Lê Văn Giao, Hương tuần Trần Văn Khéo, Trần Văn Huê, Lê Văn Chấn, Nguyễn Văn Lựu Trong hội kín Phan Xích Long cũng có các hào lý như hương
chủ Trương văn Phước, hương sư Nguyễn Văn Tài, hương trưởng Nguyễn Văn Ngọ, xã trưởng Đặng Tấn Sao Tài liệu của Sơn Nam cho biết một Thiên Địa hội ở vùng Cần Thơ (thuộc về Nghĩa Hòa Đoàn) "Chỉ trừ một số Huê kiều làm chánh chủ soái còn bao nhiêu đều là hương
chức (người Việt -TG)"[16, tr314]
Trang 37Tuy tầng lớp hào lý có mặt trong các hội kín không nhiều, nhưng họ có vai trò khá lớn Chính họ là những người tích cực tham gia việc tổ chức, lãnh đạo và đóng góp nhiều tiền bạc cho hội Đồng thời, với cương vị đứng đầu các làng xã, họ đã tập hợp, lôi kéo được đông đảo
quần chúng tham gia vào hoạt động cứu nước
Như vậy, thành phần tham gia hội kín ở Nam Kỳ không hoàn toàn thuần nhất Song nhìn chung, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất và là động lực chính trong các hoạt động của
hội Có lẽ vì vậy mà một số nhà nghiên cứu lịch sử đã đánh giá "phong trào hội kín Nam Kỳ là
một trong những phong trào nông dân rộng lớn nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XX" [24, tr 176]
Thực ra, đây không đơn thuần là một phong trào nông dân với đầy đủ các đặc điểm của
nó như: chống vua quan phong kiến, đòi được chia ruộng đất Với khẩu hiệu đấu tranh "Phản Pháp phục Nam", chúng ta thấy các hội kín hướng đến mục tiêu giải phóng đất nước khỏi ách
đô hộ của người Pháp Cho nên, xét về bản chất, phong trào hội kín là một phong trào dân tộc đúng nghĩa
Tóm lại, phong trào hội kín Nam Kỳ đã thu hút được sự tham gia của nông dân, dân nghèo thành thị, các hào lý, sư sãi, thầy pháp Trong đó, nông dân chiếm số lượng đông nhất Thành phần xã hội như vậy chứng tỏ phạm vi ảnh hưởng của phong trào khá rộng Với đa số
hội viên là nông dân, các hội kín đã có một lực lượng chiến đấu ngoan cường và bền bỉ Nếu được tổ chức tốt, lực lượng này sẽ gây cho Pháp không ít khó khăn
2.2.2 Nguyên tắc tổ chức và lề lối hoạt động
Đối với các hội, đảng hoạt động trong phong trào yêu nước, việc tổ chức luôn là một vấn
đề quan trọng Sự tồn vong của chúng phụ thuộc rất lớn vào vấn đề này Các đảng phái hoặc các hội bí mật sẽ vững mạnh và có điều kiện phát triển nếu được tể chức bài bản, chặt chẽ Ngược lại, việc tổ chức lỏng lẻo, tùy tiện sẽ làm cho chúng khó đứng vững trước khó khăn và
dễ tan rã khi kẻ thù ra tay đàn áp Bên cạnh vấn đề tổ chức, việc đặt ra nguyên tắc và lề lối hoạt động của các hội, đảng cũng có tầm quan trọng không kém Nếu nguyên tắc hoạt động và lề lối
hoạt động không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, các tổ chức này khó tránh khỏi nguy cơ thất
bại
Trang 38Ở Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các hội kín Thiên Địa hội của người Việt được tổ chức như thế nào? Lề lối hoạt động ra sao? Cách thức tổ chức và hoạt động của các hội kín có gì khác biệt so với các phong trào khác? Sự tan rã của phong trào hội kín có phải một
phần là do cách tổ chức và lề lối hoạt động không còn phù hợp với tình hình lúc bấy giờ?
Như đã trình bày trên (phần 1 chương 2) các hội kín người Việt ở Nam Kỳ vốn có nguồn
gốc từ các Thiên Địa hội của người Hoa Do vậy cách tổ chức và hoạt động của hai bên có nhiều nét giống nhau Nói cách khác, hội kín của người Việt đã chịu ảnh hưởng rõ nét cách tổ
chức của các hội kín mà người Hoa du nhập vào Việt Nam Mỗi hội kín đều có một một bộ
phận chỉ huy và điều hành công việc với các chức vụ (theo thứ bậc rõ ràng) như Đại ca (còn được gọi là Vạn Đại Ca), Nhị ca, Tiên sanh, Tiên phong, Hồng côn, Tài phú, Thảo hài Đại ca,
Nhị ca được gọi là anh Hai, anh Ba; Tiên sanh lo huấn luyện người mới vào hội, Tài phú là thư
ký, Thảo hài là thám báo ở một vài hội, các chức vụ có khác (Thí dụ chức Bạch phiến thay cho chức Tài phú, có chức Chủ lư và phó Chủ lư lo về nghi lễ, Ngũ hổ lo về an ninh, Thiên lý
mã lo việc do thám) Ngoài ra, một số hội kín còn đặt các chức vụ chỉ huy các đạo binh như sau:
- Cổ trưởng, chỉ huy từ 5 đến 49 hội viên
- Bộ trưởng, chỉ huy từ 50 đến 100 hội viên
- Thông thuộc, chỉ huy từ 100 đến 249 hội viên
- Lãnh thuộc, chỉ huy từ 250 đến 500 hội viên
- Tổng thuộc, chỉ huy từ 500 đến 1.250 hội viên
- Đề đốc, chỉ huy từ 1.250 đến 12.500 hội viên
- Nguyên thuộc, chỉ huy từ 12.500 đến 37.000 hội viên
Hội kín của Nguyễn Văn Hay (ở Thủ Dầu Một) còn có các chức chỉ huy quân sự như Chúa đảng, Chánh soái, Phó soái, Ngũ hổ, Đốc binh, Khâm sai Bản thân Phan Xích Long (người lập hội kín ở Chợ Lớn) cũng xứng là Chánh nguyên soái [14, tr 154-155]
Bên dưới các chức vụ chỉ huy, điều hành là các hội viên Để trở thành hội viên, những người xin gia nhập phải trải qua một nghi lễ kết nạp Mỗi hội có nghi lễ kết nạp không hoàn
Trang 39toàn giống nhau Song, tất cả đều buộc người nháp hội phải ăn thề Coulet đã mô tả lễ kết nạp
của một số hội kín như sau:
Ở hội Nhị Bình (Mỹ Tho) lễ kết nạp hội viên được tổ chức theo sáu bước Trước bàn thờ,
hội viên cũ và mới đứng vòng quanh hội chủ Mọi người rửa tay trong một chậu nước Hội chủ
lạy bốn lạy Hội viên mới cũng làm như vậy Tiếp theo hội viên mới bưng một chén rượu quỳ dâng lên đàn lạy ba lạy rồi đọc lời khấn Cứ xong một đoạn, các hội viên có mặt giơ tay và đứng im Sau đó, tất cả những người có mặt sang một phòng khác trích máu ở tay vào chén rượu Hội chủ trở về đàn cầm chén rượu đọc lời răn, hội viên mới đọc lời thề Mọi người lạy
bốn lạy và nhấp chung chén rượu máu, hội chủ nhấp trước
Bước tiếp theo, mọi người dâng đồ cúng; hội chủ đọc lời thề trên giấy, các hội viên cũ và
mới đều thế rồi đốt
Cuối cùng mọi người ăn cỗ chung kết thúc buổi lễ
Ở hội kín Nghĩa Hòa (Mỹ Lợi - Mỹ Tho), nghi lễ nhập hội có phần đơn giản hơn Những người tổ chức cũng lập đàn, đặt nhiều loại bùa Trên đàn có một bình hương, năm chén trà, một
ngọn nến, bánh trái Chủ lễ thắp hương, đọc lời thề và hỏi những người xin vào hội:
"Anh đi đâu?"
Trả lời: "chúng tôi đến xin nhập hội" "Có thật thà không?"
Ở hội kín của Hồ Văn Dậu, lễ nhập hội diễn ra như sau:
Người ta lập một cái đàn và đặt len đó ba nén hương, ba chén rượu, một con dao sắc, ba con ngựa, ba con chó, ba con lợn (tất cả các con vật đều làm bằng bột)
Sau đó, chủ lễ hỏi người xin nhập hội:
Trang 40- Anh đi đâu?
- Tôi đi đầu quân, trả thù cho chúa, đền ơn cha mẹ, trả oán, trả hận cho anh em
Hội viên mới cầm dao chĩa mũi nhọn vào cổ họng đọc lời thề, rồi chém đầu các con vật làm bằng bột Ở một số hội kín, cùng với lễ kết nạp còn có thêm lễ "trui" để thử thách hội viên
mới Lễ trui có nhiều cách (bỏ than hồng vào lòng bàn tay hoặc vào chân, trích đầu ngón tay cho chảy máu rồi viết chữ ) Người nào chịu trui giỏi được xem là anh hùng, ai không chịu được thì bị loại [Dẫn theo: 22, tr 340-341]
Nhìn chung, nghi lễ gia nhập của các hội kín ở Nam Kỳ đều ít nhiều mang tính ma thuật,
thần bí Tuy có đôi chỗ khác biệt, nhưng đại để, nó giống với lễ kết nạp trong các Thiên Địa hội
của người Hoa (6)
Trong lễ gia nhập hội kín, điều đáng chú ý là nội dung lời thể của hội viên GS Trần Văn Giàu đã dịch một bản lời thề từ sách Le Sociétés Secrétès en terre d'Annam của G.Coulet như sau:
Giữa bạn bè, phải giúp nhau làm cho hết nghĩa vụ, phải cứu nhau trong lúc khốn cùng Không bao giờ bỏ nhau, ngay cả trong cơn nguy biến
Phải nghe lời thầy, yêu đất nước, nhớ tới vua, làm việc nghĩa Nói năng phải lễ phép, ôn
tồn Phải sửa chữa sai lầm Không được say rượu Đừng tham lam Không bao giờ phản bội Không tranh chấp với láng giềng Không ăn cắp Không nói xấu người vắng mặt Đừng nghĩ
một đường mà nói một nẻo Đối với kẻ địch thì phải trả thù, đối với người ân thì phải đền nghĩa Dù nhà túng thiếu, vẫn phải là con hiếu; dẫu nước có loạn, vẫn phải là tôi trung Không
sợ đương đầu với khó khăn mệt nhọc Không sợ kẻ gian ác
Nếu ta phải chết vì làm nghĩa vụ thì đó là anh hùng Nếu phản phúc thì bị trời tru đất diệt,
bị chết cháy, bị chết chém, bị rắn cắn, bị chết vì đường tên mũi giáo, thịt nát xương tan Thần thánh sẽ phù trợ cho những ai góp sức giúp vua cứu nước, đánh đuổi giặc Tây, khôi phục nước Nam [3, tr 571-572] Qua bản tuyên thệ này, có thể thấy hội kín của người Việt đã hướng đến hai mục tiêu chính: tương tế và cứu nước Đây là những mục tiêu rất thiết thực, phù hợp
với nguyện vọng của người dân Bên cạnh đó, nội dung lời thề cũng chứng tỏ hội kín rất xem
trọng các giá trị đạo đức Nó khuyên răn hội viên không được làm trái luân thường, đạo lý Đặc