Cụ thể là: thứ nhất, ghi nhận vàbảo đảm thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực củađời sống xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội côn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ( Niên Khóa 2006-2010)
SỰ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
BỘ MÔN: LUẬT TƯ PHÁP MSSV: 5062316
LỚP: LUẬT TƯ PHÁP 2- K32
Cần Thơ, Tháng 4, Năm 2010
Trang 2Nhận Xét Của Giáo Viên
Cần Thơ, ngày tháng năm
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Đối tượng nghiên cứu 1
3.Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 3
1.1.NHÂN ĐẠO VÀ PHÁP LUẬT 3
1.1.1.Khái niệm nhân đạo 3
1.1.2.Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật 3
1.2.NHÂN ĐẠO-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 5
1.2.1.Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình Sự Việt Nam 5
1.2.2.Mối liên hệ giữa nguyên tắc nhân đạo với các nguyên tắc khác trong Luật Hình sự 12
1.3.KHÁI QUÁT SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 16
CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 25
2.1.SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ HÌNH SỰ 25
2.2.SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 33
2.2.1 Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự 33
2.2.2 Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về miễn trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hiệu lực hồi tố đối với một số trường hợp cụ thể 45
2.3 SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT 50
2.3.1.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt 50
2.3.2.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về các loại hình phạt, hệ thống hình phạt, các chế tài và các khung hình phạt 56
2.4.SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 68
2.4.1.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về căn cứ quyết định hình phạt 68
2.4.2.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt 73
Trang 42.4.3.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về miễn hình phạt, giảm
thời hạn chấp hành hình phạt, án treo, xóa án tích 78
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 NHẰM ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ 84
3.1.NHỮNG HẠN CHẾ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CẦN ĐƯỢC KHẮC PHỤC NHẰM ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO 84
3.1.1.Hạn chế về “khái niệm tội phạm” được quy định trong bộ luật hình sự hiện hành 84
3.1.2.Hạn chế về mặt phân loại tội phạm 86
3.1.3.Hạn chế về mặt cấu thành tội phạm 88
3.1.4.Hạn chế về việc quy định hình phạt 89
3.1.5.Hạn chế trong các quy định về quyết định hình phạt 94
3.2.QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ NHẰM ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO 98
KẾT LUẬN 101
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tinh thần nhân đạo như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam Nhân đạo là giá trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta trước sau như một khẳng định sự cần thiết phải thiết lập và thực hiện nhân đạo phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và coi đó làmột trong những nguyên tắc quan trọng của chính sách kinh tế xã hội cũng như công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì nhân dân
Cùng với những giá trị khác như công bằng, dân chủ…, nhân đạo có vai trò to lớn đối với xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và toàn bộ đời sống pháp luật của xã hội
Tuy nhiên, trong nhiều sách báo pháp lý, vấn đề nhân đạo chưa được nghiên cứu tương xứng với vị trí và vai trò của nó Việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về tư tưởng nhân đạo dưới khía cạnh pháp lý là hướng nghiên cứu cần thiết và quan trọng và đó cũng là lý do ra đời của đề tài: nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam
2.Đối tượng nghiên cứu
Trong lĩnh vực Luật Hình sự, nhân đạo đã, đang và sẽ là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành luật này Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề nhân đạo cũng như việc nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự không phải là vấn đề mới Các nhà khoa học pháp lý hình sự trong và ngoài nước cũng đã bàn nhiều về nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này Mặt khác, các công trình nghiên cứu cũng chỉ mới mổ xẻ, phân tích từng góc độ, từng khía cạnh của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Hơn nữa, cho đến nay, cả trong khoa học pháp lý hình sự, cả trong hoạt xây dựng pháp luật hình sự và cả trong thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự, chưa có tiếng nói chung thống nhất về nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Với những cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học pháp lý hình sự đều khẳng định nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự, còn nội dung của nó vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau Một số nhà khoa học pháp lý hình sự tiếp cận nghiên cứu nội dung của nguyên tắc này từ góc độ xác định tính chất hình phạt và các biện pháp tác động khác của luật hình sự cũng như từ góc độ áp dụng chúng trong thực tiễn để khẳng định nội dung của nguyên tắc nhân đạo chỉ theo một bình diện: nhân đạo đối với người phạm tội Một số nhà khoa học pháp
Trang 6lý hình sự khác tiếp cận rộng nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự theo hai bình diện: nhân đạo đối với xã hội, đối với nhà nước, đối với cá nhân và nhân đạo đối với người phạm tội Ngay trong số những nhà khoa học pháp lý hình sự có quan điểm hẹp cũng như quan điểm rộng về nội dung của nguyên tắc này, cũng có cách lập luận khác nhau về nội dung và sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng bị chi phối bởi những điểm hạn chế như: tình trạng xử nặng quá hoặc nhẹ quá, áp dụng các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không đúng quy định, áp dụng án treo một cách tùy tiện… là hậu quả của nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau trong đó có cả nhận thức không thống nhất về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
Từ những điều trình bày trên đây, có thể thấy, nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự vẫn
là vấn đề cần được bàn luận trên nhiều phương diện: từ nhận thức cho đến cách thể hiện trong luật cũng như trong các biện pháp áp dụng Điều đó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có sự nhận thức thống nhất và có cơ sở khoa học về khái niệm, nội hàm cũng như yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo làm cơ sở cho việc vận dụng nguyên tắc này tronglập pháp cũng như trong áp dụng pháp luật hình sự Chính vì vậy việc làm sâu sắc thêm nhận thức khoa học về nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng thể hiện nguyên tắc này trong pháp luật hình sự trên cơ sở đó có thể đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành nhằm đảm bảo nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối với cuộc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm
3.Phương pháp nghiên cứu
Là tập trung phân tích các luận điểm khoa học về nhân đạo, về nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật nói chung và đặc biệt là trong luật hình sự Việt Nam nói riêng, phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về đường lối xử lý hình sự, về trách nhiệm hình sự, về hình phạt và về quyết định hình phạt, cùng với những mối liên hệ với thực tiễn xét xử ở nước ta trong những năm gần đây, có so sánh ở mức độ nhất định với các quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 1985
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 NHÂN ĐẠO VÀ PHÁP LUẬT
1.1.1 Khái niệm nhân đạo
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhân đạo luôn là niềm khát vọng cháy bỏng của con người Cùng với những giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, dân chủ, pháp luật…nhân đạo là giá trị xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của mỗi con người nói riêng Tồn tại với tính cách là một trong những giá trị xã hội quan trọng, nhân đạo ngày càng được khẳng định đầy đủ hơn trong các mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân, giữa nhà nước và công dân, giữa các tổ chức xã hội và các thành viên của chúng, giữa con người và con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp luật, nhân đạo được thể hiện đầy đủ nhất và mạnh mẽ nhất, trở thành nền tảng tư tưởng, nội dung, thuộc tính và nguyên tắc của nó
Vấn đề nhân đạo là vấn đề con người, vốn được hiểu là “cái đức yêu thương con người,
trên cơ sở tôn trọng phẩm giá, quyền và lợi ích của con người” 1 , “là đạo đức thể hiện
tình thương yêu với ý thức tôn trọng giá trị phẩm chất của con người” 2, là một từ ghép gốc Hán với nghĩa nhân là người và đạo là đường Nhân đạo là đường làm người, là đạo làm người, là thương yêu tôn trọng, bảo vệ giá trị, phẩm giá và quyền sống của con người…
1.1.2 Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật
Nhân đạo chẳng những có mối liên hệ mật thiết, đan xen và xâm nhập lẫn nhau vớicác giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, dân chủ… vốn được coi là những yếu
tố không thể thiếu của nhân đạo mà còn có mối liên hệ mật thiết với pháp luật Pháp luậtđược hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xãhội, được quy định bởi cơ sở kinh tế - xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hộinhằm tạo ra trật tự ổn định trong xã hội Vai trò của pháp luật thể hiện ở các chức năng như chức năng điều chỉnh, chức năng giao tiếp và chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
Trang 8Cùng là những giá trị xã hội, nhân đạo và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau Mối liên hệ đó được lý giải như sau:
Thứ nhất, quan hệ sản xuất là nhân tố chi phối cơ bản, nên cả nhân đạo lẫn pháp
luật đều có nội dung vật chất do phương thức sản xuất tương ứng quyết định Chính đặcđiểm này cho phép lý giải mối quan hệ bản chất giữa nhân đạo và pháp luật và lý giải vìsao mà pháp luật trước đây không có tính nhân đạo thực sự và vì sao mà pháp luật hiệnnay có bản chất nhân đạo thực sự và sâu sắc Vấn đề là ở chỗ, pháp luật trước đây đượcxây dựng trên nền tảng của cơ sở kinh tế hạ tầng thấp kém, do vậy tính nhân đạo được thểhiện trong pháp luật cũng thấp hơn ngày nay
Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân tố quan
trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn liền với lợi ích màtrước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó Khi màlợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội phù hợp với lợi ích của các giai cấp và tầng lớpkhác trong xã hội, đặc biệt là phù hợp với lợi ích của đông đảo nhân dân lao động, thì cảnhân đạo lẫn pháp luật mới trở thành những đại lượng chung cho những trường hợp riêng
cụ thể, mới trở thành chuẩn mực chung cho mọi thành viên trong xã hội Vì vậy, để xáclập nên hệ tư tưởng nhân đạo, giai cấp thống trị chẳng những phải biểu hiện lợi ích củamình thành lợi ích chung của toàn xã hội mà còn phải gắn cho hệ tư tưởng của mình mộthình thức phổ biến Chính đặc điểm này cho phép lý giải vì sao mà trong những điều kiện
xã hội hiện nay, nhân đạo và pháp luật là những phương tiện hữu hiệu điều chỉnh cácquan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp Nhìn từ một góc độ khác, bởi là những bộphận cấu thành của hệ tư tưởng thống trị, cả nhân đạo lẫn pháp luật đều có vai trò tácđộng mạnh mẽ đến nhận thức, tư duy, tình cảm và hành vi của mọi người trong xã hội
Để thực hiện được đầy đủ vai trò đó, cả nhân đạo lẫn pháp luật phải được dựa trên nềntảng tư tưởng coi con người là giá trị cao nhất, coi mục đích của tiến bộ xã hội là ngàycàng thoả mãn nhiều hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người
Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân tố quan
trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn liền với lợi ích màtrước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó.Cũng nhưnhững cặp phạm trù: thiện – ác, tốt - xấu, công bằng - bất công bằng, bình đẳng - bất bìnhđẳng, nhân đạo và mặt đối lập của nó là vô nhân đạo, từ lâu đã trở thành những tiêu chíđánh giá hành vi của con người Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, những tiêu chí đó cònđược dùng để đánh giá nội dung và bản chất của pháp luật mà nhà nước ban hành Phápluật là những quy tắc xử sự đã được chuẩn hoá cho toàn xã hội Trong khi đó, ngoài phạm
Trang 9vi đã được nâng lên thành luật, nhân đạo còn tồn tại dưới những hình thức khác, vì vậy
nó còn khả năng hỗ trợ cho pháp luật trong những trường hợp hay là lĩnh vực không thểhay không cần thiết phải điều chỉnh Chính sự cùng tồn tại của nhân đạo và pháp luật cótác dụng hỗ trợ cho nhau làm cho các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp pháttriển lành mạnh, có trật tự, có tính người theo hướng và mục đã xác định trước
Thứ tư, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có hiệu quả nhất
Pháp luật không thể là hình thức tồn tại duy nhất của nhân đạo Ngoài pháp luật ra, nhân đạo còn được thể hiện thông qua các hình thức khác như chính trị, đạo đức, tập quán, tôn giáo, văn hoá,… Mỗi hình thức tồn tại của nhân đạo có đặc trưng và phương thức tácđộng của mình tới các quan hệ xã hội trong sự hỗ trợ lẫn nhau của chúng Bởi hình thứcthể hiện đa dạng (các nguyên tắc pháp lý, hệ thống các quy phạm pháp luật thực định, ánlệ,… ), bởi phạm vi thể hiện rộng (qua hoạt động xây dựng pháp luật, qua cơ chế điềuchỉnh pháp luật, qua ý thức pháp luật của các chủ thể,…) và bởi những thuộc tính củamình (tính điển hình phổ biến, tính chặt chẽ về hình thức, tính được bảo đảm bằng sứcmạnh cưỡng chế Nhà nước), pháp luật luôn là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có hiệu quả nhất
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nhiều giá trị nhân đạo đã mang tính toàncầu bắt buộc chung Điều này được thể hiện trong các điều ước quốc tế phổ biến về nhân quyền Những giá trị nhân đạo đó đã tác động sâu sắc tới pháp luật quốc gia, đặc biệtquốc gia có chuẩn mực nhân đạo thấp hơn chuẩn mực chung Tuy nhiên, hiện nay vẫncòn có những giá trị nhân đạo ở các quốc gia còn khác nhau và thậm chí có điểm tráingược nhau Điều này chỉ có thể giải thích được khi chúng ta thấy được rằng cơ sở kinh
tế hạ tầng mà cốt lõi quyết định là lực lượng sản xuất của các quốc gia còn rất chênh lệchnhau Do vậy, chúng ta có thể hiểu được tại sao có quốc gia đã xoá bỏ hoàn toàn hìnhphạt tử hình, có quốc gia vẫn duy trì nó Tuy nhiên, chuẩn mực nhân đạo của mỗi quốcgia còn tuỳ thuộc vào tổng thể các yếu tố khác, song cơ sở kinh tế hạ tầng mà cốt lõi làlực lượng sản xuất của quốc gia đó là yếu tố quyết định
1.2 NHÂN ĐẠO-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.2.1 Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình Sự Việt Nam
Nhân đạo, như đã nêu là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người, coi con người là giá trị cao nhất, coi mục đích của các quá trình
Trang 10phát triển xã hội và của sự tiến bộ xã hội là vì lợi ích của mọi người Trong lĩnh vực xãhội pháp luật, nhân đạo thể hiện ở chỗ không phải con người tồn tại vì pháp luật màngược lại, Pháp luật phải tồn tại vì con người Do vậy, tư tưởng nhân đạo phải là nền tảngcho nội dung của hệ thống pháp luật, “chi phối chẳng những phương pháp điều chỉnhpháp luật, mà còn chi phối cả tính chất của các quan hệ pháp lý cũng như các hoạt độngcủa các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật”3 Với nghĩa đó, nhân đạo phải trở thànhnguyên tắc của hệ thống pháp luật
Với tính cách là một nguyên tắc của pháp luật, nhân đạo đòi hỏi pháp luật phải thểhiện và bảo vệ được những giá trị nhân đạo của xã hội Cụ thể là: thứ nhất, ghi nhận vàbảo đảm thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực củađời sống xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,…”; thứ hai, ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế tư tưởng coi nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, xác định rõ các hình thức nhằm đảm bảocho nhân dân được tham tha rộng rãi vào quản lý các công việc của nhà nước; thứ ba, quy định ngày càng nhiều các quyền và lợi ích, đặc biệt là các quyền tự do dân chủ của công dân và đảm bảo cho các quyền và lợi ích đó được thực hiện đầy đủ trên thực tế, đồng thờiphải xử lý một cách công minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân; thứ tư, xác lập phạm vi tối thiểu và cần thiết của công quyền trong mối quan hệgiữa Nhà nước và công dân, đồng thời phải quy định những bảo đảm thực tế để công dân phòng ngừa được các hành vi lạm dụng quyền lực Nhà nước vi phạm các quyền và lợi íchcủa họ; thứ năm, quy định phạm vi pháp lý giống nhau của hành vi và trách nhiệm pháp
lý tương ứng với hành vi vi phạm pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý nhưnhau đối với mọi thành viên trong xã hội, quy định các quy phạm loại bỏ đặc quyền, đặclợi đối với những cá nhân nhất định; thứ sáu, quy định các biện pháp trách nhiệm pháp lýkhông nhằm gây đau đớn về thể xác, không nhằm hạ thấp hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm của người vi phạm pháp luật, kể cả người đó là người phạm tội, mà nhằm bảo đảmcông lý, công bằng xã hội, cải tạo giáo dục người vi phạm pháp luật sửa chữa lỗi lầm đểtrở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ tái vi phạm pháp luật, đồngthời giáo dục người khác ý thức tôn trọng pháp luật và không vi phạm pháp luật; thứ bảy, quy định ngày càng đầy đủ, có tính khả thi các trình tự thủ tục tố tụng các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hình sự, … để các vụ án đó được giải quyết một cách nhanh chóng, công khai có cơ sở pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
3 Đào Trí Úc, Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 1, (phần chung), NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.281.
Trang 11Ở nước ta, xu hướng nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự theo mộtbình diện: nhân đạo đối với người phạm tội cũng được đề cập trong khoa học pháp lýhình sự trong những năm gần đây Để có thể nhận thức được một cách có cơ sở khoa học
về nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là nhân đạo đối với ai, không thể không xuấtphát trước hết từ lý luận về đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Chúng ta biết rằng, đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh khi có hành vi phạm tộixảy ra, trong đó chủ yếu là giữa nhà nước và người phạm tội Nhà nước là chủ thể cóquyền quy định hành vi nào là tội phạm, quy định loại và mức hình phạt cũng như cácbiện pháp cưỡng chế hình sự khác để áp dụng đối với người phạm tội Nhà nước còn làchủ thể thông qua các cơ quan và những người có thẩm quyền, có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội Người phạm tội là chủ thể phải chấp hành hình phạt vàcác biện pháp cưỡng chế hình sự mà Nhà nước quy định và áp dụng đối với họ Như vậy, nói đến nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự chỉ có thể hiểu là nói đến nhân đạo củaluật hình sự mà chính xác hơn là nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội chứkhông thể là nhân đạo của Nhà nước đối với Nhà nước Mặt khác, đành rằng nguyên tắcnhân đạo trong luật hình sự cần phải được xem xét không chỉ từ lợi ích của người phạmtội mà còn phải được xem xét từ góc độ lợi ích của những cá nhân khác trong xã hội cũngnhư của toàn xã hội, song điều đó không có nghĩa là cần coi việc “bảo đảm an ninh xã hội
và Nhà nước”, (bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi công dân), bảo vệ tài sản của họ khỏi sựxâm phạm của tội phạm … cũng thuộc nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình
sự Điều khẳng định này là có cơ sở bởi lẽ sự nhân đạo đối với xã hội, đối với Nhà nước
và đối với người bị hại…tuy có liên quan, song không thuộc nội hàm của nguyên tắcnhân đạo trong Luật hình sự
Các quan điểm xuất phát từ tính chất của hình phạt và các biện pháp tác động kháccủa luật hình sự, cũng như từ góc độ áp dụng chúng để nghiên cứu nguyên tắc nhân đạotrong luật hình sự trên một bình diện: nhân đạo đối với người phạm tội là đáng tin cậy Tuy nhiên nếu chỉ xuất phát từ nội dung trừng trị vốn có của hình phạt hoặc tính chất củahình phạt để làm xuất phát điểm nghiên cứu nhân đạo cũng như nguyên tắc nhân đạotrong Luật hình sự là chưa hoàn toàn chặt chẽ và có sức thuyết phục cao Do vậy, ngoàiviệc lập luận nhân đạo và nguyên tắc nhân đạo trên cơ sở lý luận về đối tượng điều chỉnhcủa luật Hình sự như đã phân tích, cần lập luận nhân đạo và nguyên tắc nhân đạo trên cơ
sở lý luận về mục đích và nhiệm vụ của Luật hình sự Vấn đề là ở chỗ, nhân đạo vànguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự không thể không liên quan trực tiếp đến việc xácđịnh mục đích và nhiệm vụ của ngành luật này, cũng như không thể liên quan trực tiếp
Trang 12đến các phương tiện mà luật hình sự lựa chọn để giải quyết những nhiệm vụ và đạt đượcmục đích đã đề ra Mục đích mà luật hình sự hướng đến và những phương tiện mà ngànhluật này sử dụng để đạt được mục đích đó không chỉ là “công việc mang tính chất nộibộ” Để phòng ngừa tội phạm, luật hình sự có thể tác động và cần phải tác động không chỉ đến người phạm tội mà còn tác động trực tiếp đến tất cả mọi công dân Vậy thì, Luậthình sự tác động bằng mọi giá hay chỉ tác động trong những giới hạn nhất định? Nhữngvấn đề này đều có ý nghĩa quan trọng về mặt tư tưởng cũng như về mặt chính trị xã hội
Trình độ phát triển hiện nay của khoa học pháp lý hình sự và tội phạm học cho phép làm sáng tỏ một cách đầy đủ và chính xác các nguyên nhân và điều kiện của tộiphạm nói chung của như của từng loại tội phạm nói riêng, đồng thời đề ra được các biệnpháp có cơ sở khoa học để tác động một cách có hiệu quả đến người phạm tội Con người
là một thực thể phức tạp, năng động, không tách rời môi trường xã hội, nhưng cũng làmchủ được các hành vi của mình Do vậy, nếu muốn tác động tích cực đến con người cầnphải: thứ nhất, tác động đến chính cá nhân đồng thời tác động đến điều kiện sống của cánhân đó; thứ hai, cân nhắc tính phức tạp và tính đặc thù của từng cá nhân cũng như củacác dạng cá nhân; thứ ba, chú ý đến các nhân tố tâm lý – xã hội cũng như các nhân tốkhác với môi trường xã hội mà đôi khi sự tác động của nó đối với cá nhân còn mạnh hơn
sự tác động của Luật hình sự Vậy thì tại sao luật hình sự cần lựa chọn và áp dụng nhữngbiện pháp mà hiệu quả tác động của chúng gắn liền trực tiếp tới những nhân tố nêu trên? Vấn đề là ở chỗ, Luật hình sự muốn hay không muốn phải đồng thời đạt được các mụcđích: bảo vệ các lợi ích khác nhau trong xã hội và cải tạo giáo dục người phạm tội thànhngười lương thiện, có ích cho xã hội và không phạm tội mới Nói cách khác, Luật Hình
sự bảo vệ xã hội khỏi sự xâm phạm của người phạm tội, đồng thời trả lại cho xã hội chínhcon người đã từng xâm hại nó sau khi đã được giáo dục, cải tạo Những mục đích đó chỉ
có thể cùng đạt được một khi người phạm tội được đối xử một cách nhân đạo, tức được
áp dụng những biện pháp tác động không gây đau đớn về thể xác, không xúc phạm danh
dự, nhân phẩm con người, được áp dụng hình phạt cũng như các biện pháp cưỡng chếhình sự khác chỉ đến mức “cần” và “đủ” cho việc cải tạo, giáo dục và phòng ngừa họphạm tội mới v.v… mà tựu chung lại vốn là những biểu hiện của sự giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự, hình phạt mà nói trừu tượng hơn nữa là những biểu hiện của sự khoan hồng của luật hình sự đối với người phạm tội
Mặc dù đối xử nhân đạo của luật hình sự đối với người phạm tội xuất phát từ nộidung quan hệ trách nhiệm hình sự cụ thể và được thể hiện trong bản án của Toà án Nhưng sự đối xử nhân đạo đó cần phải được quy định trong Bộ luật hình sự, bởi sự ghi
Trang 13nhận đó là tiền đề cần thiết cho việc thực hiện đầy đủ nguyên tắc nhân đạo trong thực tiễn
áp dụng luật Hình sự, tránh được sự tuỳ tiện theo hướng “quá có lợi” hoặc “quá bất lợicho người phạm tội”, làm giảm khả năng bảo vệ của Luật Hình sự đối với các lợi íchtrong xã hội hoặc áp dụng không đúng hình phạt cũng như các biện pháp tác động hình
sự khác đối với người phạm tội Do vậy, nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong luậthình sự luôn được phản ánh vào các quy định của pháp luật Hình sự ở nước ta Không phải ngẫu nhiên mà Bộ luật Hình sự 1985 của nước ta tại lời nói đầu, đã khẳng định: “Bộluật Hình sự (…) thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta là xử phạt người phạm tộikhông chỉ nhằm chừng trị mà còn nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xãhội, thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa và lòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa” Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong tờ trình củachính phủ lên Quốc hội nước ta ngày 05 tháng 5 năm 1999 về Dự án Bộ luật Hình sự (sửađổi), một trong sáu quan điểm chỉ đạo sửa đổi dự án này, được nhấn mạnh là “Việc sửađổi Bộ luật Hình sự phải tuân thủ các nguyên tắc của luật hình sự như: pháp chế, dân chủ, nhân đạo, bình đẳng, cụ thể hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt, bảo đảm tôn trọng cácđiều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia” Quan điểm nhân đạo đó được thể hiện một cách nhất quán trong luật hình sự mới củanước ta đã được Quốc hội nước ta thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lựcpháp luật từ ngày 01 tháng 7 năm 2000, như một cấu trúc quan trọng, xung quanh đó cácquy định và chế định được hình thành, tạo thành hướng đi về tư tưởng của cơ chế điềuchỉnh của Luật Hình sự nước ta Với nghĩa đó, nhân đạo trở thành nguyên tắc cơ bản củaLuật Hình sự
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
là tư tưởng chủ đạo được ghi nhận trong luật hình sự chỉ đạo hoạt động xây dựng và áp dụng Luật Hình sự mà nội dung cơ bản của nó là sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với người phạm tội Mức độ, phạm vi của sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với người phạm tội được quyết định bởi điều kiện xã hội và bị ràng buộc bởi các nguyên tắc khác của luật hình sự, mà trước hết là công lý và công bằng xã hội.
Rõ ràng, nói đến nhân đạo trong Luật Hình sự là nói nhân đạo đối với người phạmtội mà thực chất là nói đến sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với họ Sự khoan hồngcủa Luật Hình sự đối với người phạm tội có biểu hiện duy nhất là xử lý các mức độ tráchnhiệm và quyết định hình phạt vì những lý do nhân đạo Và vì vậy, không thể không đồng ý với quan điểm cho rằng, “nói đến nhân đạo là chỉ nói đến giảm bớt trách nhiệm
Trang 14hình sự và hình phạt”4 Mức độ giảm bớt trách nhiệm hình sự và hình phạt phải được đặttrong mối liên hệ (giới hạn) với các yêu cầu của pháp luật Hình sự như công lý, công bằng xã hội Đó cũng chính là giới hạn của nhân đạo trong Luật Hình sự và giới hạn củanhân đạo trong luật hình sự còn tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội
Với nội dung nêu trên, nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự thật sự là giá trị xã hội tồntại một cách khách quan, được hình thành trong quá trình phát triển xã hội do các điềukiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội đất nước quyết định Cũng như những nguyên tắckhác của Luật Hình sự, nguyên tắc nhân đạo có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện xãhội lẫn pháp lý Về phương diện xã hội, nguyên tắc nhân đạo là một trong những bảo đảmcho việc thực hiện công bằng xã hội về trách nhiệm hình sự, theo đó, việc quy định và ápdụng trách nhiệm hình sự đối với mọi người phạm tội không phân biệt nòi giống dân tộc, thành phần xuất thân, vị trí xã hội, tình hình kinh tế, tài sản của họ Đó là sự công bằng ởkhía cạnh ngang bằng của trách nhiệm hình sự đối với mỗi loại tội phạm Song, các tộiphạm được thực hiện bởi những con người cụ thể với những điểm khác biệt về nhân thân với sự khác nhau về hình thức và mức độ thực hiện tội phạm, về tính chất lỗi, về mức độhậu quả xảy ra trên thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ trách nhiệm hình sự củangười phạm tội đòi hỏi phải có cả khía cạnh phân phối của công bằng về trách nhiệmhình sự Chính nội dung của nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi Luật Hình sự phải biểu đạt mộtcách toàn diện và đầy đủ các cơ sở của trách nhiệm hình sự, tạo tiền đề cho việc quyếtđịnh công bằng về trách nhiệm hình sự và hình phạt, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụcủa Luật Hình sự nói chung và của hình phạt nói riêng Vì vậy, nguyên tắc nhân đạo thực
sự trở thành phương tiện cần thiết để thực hiện công bằng xã hội trong Luật Hình sự Đồng thời, nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự còn có ý nghĩa ởphương diện sử dụng pháp Luật Hình sự đấu trang, phòng ngừa và chống tội phạm, theo
đó, một mặt, không phủ nhận vai trò quan trọng của các biện pháp cưỡng chế hình sự, mặt khác chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự một khi các biện pháp pháp
lý khác không có hiệu quả Đồng thời, các biện pháp cưỡng chế hình sự chỉ được áp dụngtrong giới hạn “cần” và “đủ” để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm một cách cóhiệu quả Để thực hiện chủ trương đó, bên cạnh xác định nhiệm vụ của Luật Hình sự, quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự, hình phạt, hệ thống hình phạt, các căn cứ quyết địnhhình phạt… Bộ luật Hình sự cần quy định các tình tiết giảm nhẹ, thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự, xoá án tích… Đó chính là những cách thức đưa nội dung của nguyên tắc
4 Đào Trí Úc, đã dẫn, tr 280.
Trang 15nhân đạo vào lĩnh vực xử lý tội phạm và người phạm tội với mục đích cao nhất là phòngngừa tội phạm Đó chính là ý nghĩa xã hội của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
Giải quyết đúng đắn trách nhiệm hình sự là vấn đề then chốt trong vụ án hình sự
Để giải quyết tốt vấn đề đó, không thể không căn cứ vào nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Bởi vậy, nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự còn có ý nghĩaquan trọng về mặt pháp lý Để đảm bảo sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt, nội dung củanguyên tắc nhân đạo được sử dụng như những nhu cầu và phương tiện cần thiết cho hoạtđộng phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt trong luật cũng như cá thể hoá tráchnhiệm hình sự và hình phạt trong áp dụng luật hình sự Về mặt pháp lý, ý nghĩa củanguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự thể hiện ở nhu cầu và phương tiện phân hoátrách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự; ở nhu cầu và phương tiện cá thểhoá trách nhiệm hình sự trong áp dụng Luật Hình sự; ở điều kiện không áp dụng các biệnpháp tác động có tính nghiêm khắc cao và những điều kiện cần thiết khác để đạt đượcmục đích của hình phạt
Các quy định và chế định mang tính nhân đạo của Luật Hình sự cũng như mộtphán quyết mang tính nhân đạo áp dụng đối với người phạm tội có tác dụng giúp họ dễdàng nhận thấy sự hợp lý trong phán quyết đó mà có tâm lý sẵn sàng chấp nhận phầntrách nhiệm đã được quyết định cho cá nhân mình Yếu tố tâm lý là điều kiện tích cựctrong quá trình cải hoá người phạm tội, hứa hẹn một tác động tốt đến người phạm tội để
họ quyết tâm phục thiện Có thể khẳng định rằng, đạt đến mục đích quan trọng này cũngchính là làm bớt đi một nguồn nguy hiểm cho xã hội, góp phần làm lành mạnh môi trường xã hội Thiết nghĩ, đây chính là ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
Luật Hình sự không chỉ tác động đến người phạm tội mà còn tác động đến cả cácthành viên khác trong xã hội, đặc biệt là đối với người bị hại Các quy định và chế địnhmang tính nhân đạo của Luật Hình sự cũng như các phán quyết mang tính nhân đạo củatoà án đối với người phạm tội có tác dụng tác động đến tâm lý của các thành viên trong
xã hội, giúp họ nhận thức được tính công lý, công bằng và nhân đạo của Luật Hình sự, tin tưởng vào vai trò khả năng của nó trong cuộc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, nâng cao ý thức pháp luật của mọi người tham gia tích cực vào giáo dục cảm hoá ngườiphạm tội trở thành người lương thiện có ích cho xã hội Thiết nghĩ, đây cũng chính là mộttrong những ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự
Trang 161.2.2 Mối liên hệ giữa nguyên tắc nhân đạo với các nguyên tắc khác của Luật Hình sự
Để đạt được mục đích của mình, Luật Hình sự thực hiện cùng một lúc nhiều nhiệm
vụ khác nhau Mỗi một nhiệm vụ của Luật Hình sự được chỉ đạo bởi một tư tưởng chủđạo Như vậy, “nếu lấy chức năng nhiệm vụ của Luật Hình sự làm điểm xuất phát cho việc xác định các nguyên tắc của Luật Hình sự, thì chúng ta sẽ có không chỉ một vàinguyên tắc mà là một số nguyên tắc, bởi vì Luật Hình sự có nhiều nhiệm vụ khác nhau Mặt khác, các nguyên tắc đó nhất thiết phải thể hiện một chiều tác động duy nhất mà cóthể có đa chiều tác động có khi mới nhìn bề ngoài có thể trái chiều với nhau nhưng trong tổng thể thì tuyệt đối thống nhất với nhau, bởi Luật Hình sự có nhiệm vụ và mục đích vànhiệm vụ tổng thể chung của nó Sự trái chiều nói ở đây, chẳng hạn khi nói về nhiệm vụđấu tranh chống tội phạm, áp dụng hình phạt để trừng trị người phạm tội và nhiệm vụ bảo
vệ nhân thân con người, kể cả người phạm tội Điều đó phản ánh nhu cầu của tư pháphình sự là vừa “không để lọt” tội phạm và người phạm tội lại vừa “không làm oan” người
vô tội”5
Quả đúng như vậy, với tính cách là những tư tưởng chủ đạo định hướng cho toàn
bộ quá trình quy định tội phạm và hình phạt, áp dụng chúng trong thực tiễn, các nguyên tắc của Luật Hình sự hợp thành một hệ thống thống nhất, trong đó mỗi nguyên tắc có ýnghĩa độc lập của mình nhưng có mối liên hệ mật thiết đan xen, xâm nhập lẫn nhau vớicác nguyên tắc khác của Luật Hình sự
Trước hết, nguyên tắc nhân đạo có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nguyên tắc pháp chế
xã hội chủ nghĩa Với tính cách là nguyên tắc của Luật Hình sự, pháp chế xã hội chủnghĩa có nội dung: thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm hình sự, của việc áp dụng hình phạthoặc miễn hình phạt cũng như của việc áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự vớitính cách là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội đều phải do bộ luật Hình sự quy định; thứ hai, ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm trong những hành vi mà điềuluật mô tả cần phải được làm rõ; thứ ba, từ bỏ áp dụng pháp luật tương tự Rõ ràng không thể có nhân đạo nếu những vấn đề về tội phạm và hình phạt như về cơ sở của trách nhiệmhình sự, về quyết định hình phạt, về miễn hình phạt … không được nâng lên thành nhữngquy định cụ thể của pháp Luật Hình sự; không giảm đến mức tối đa các quy định của Bộluật Hình sự có tính chất tuỳ nghi mà chúng có thể xảy ra trên cơ sở các quy định các yếu
tố cấu thành tội phạm và xác định các chế tài của Luật Hình sự cũng như trên cơ sở các
5 Đào Trí Úc, đã dẫn, tr 225.
Trang 17quy định của Luật Hình sự về quyết định hình phạt và có thể trên cơ sở các quy định củaLuật Hình sự có tính chất đánh giá; không làm rõ được ranh giới của tội phạm và không phải là tội phạm trong những hành vi mà điều luật mô tả; thứ tư, không từ bỏ một cáchdứt khoát việc áp dụng pháp luật tương tự
Trong thực tiễn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, sẽ không có nhân đạo nếu truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, định tội danh sai, áp dụng điều luật trong trường hợp không có hiệu lực trở về trước, vận dụng sai các tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt không đúng(loại và mức hình phạt không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi phạm tội); tổng hợp hình phạt sai (đối với trường hợp phạm nhiều tội)… Cácsai lầm thiếu sót trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bao giờ cũng xuấtphát từ việc không tuân thủ nghiêm chỉnh nội dung và những đòi hỏi của nguyên tắc phápchế xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự và xét đến cùng, chúng phá vỡ tính thống nhất
và tính ổn định của hoạt động áp dụng pháp Luật Hình sự, vi phạm các quyền và lợi íchhợp pháp của công dân Do vậy, để có nhân đạo trong Luật Hình sự, trước hết phải tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự
Cũng như nhân đạo, nói đến công bằng là nói đến vấn đề xã hội, vấn đề con người Bởi làvấn đề xã hội, vấn đề con người, công bằng là một phần cấu thành của nhân đạo Trong Luật Hình sự, nguyên tắc công bằng thể hiện ở các mức độ khác nhau mà trước hết làmức độ lập pháp hình sự, theo đó việc quy định tội phạm , hình phạt và các biện pháp tácđộng khác của Luật Hình sự “phải phản ánh được tâm tư nguyện vọng của các tầng lớpnhân dân, trong đó có cả những quan điểm, quan niệm khác nhau về lẽ công bằng, vềcách đánh giá tội phạm và hình phạt trong dư luận Đây là mức độ thuộc về thiết kế chínhsách hình sự và cơ sở nhận thức để xây dựng các chế định về tội phạm và hình phạt”6 Vấn đề là ở chỗ, việc quy định tội phạm, hình phạt, các biện pháp tác động khác của LuậtHình sự trước hết là hướng đến mục đích phòng ngừa tội phạm Tuy nhiên khi tội phạmxảy ra, vấn đề đặt ra là phải xử lý người phạm tội và việc quyết định hình phạt đối vớingười phạm tội cũng phải hướng tới đạt được mục đích của Luật Hình sự nói chung vàcủa hình phạt nói riêng Song, để đạt được các mục đích đó điều quan trọng là phải có sựcông bằng trong quyết định hình phạt, theo đó loại và mức hình phạt được quyết định ápdụng đối với người phạm tội phải tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm, vớiđặc điểm nhân thân người phạm tội và với tất cả những tình tiết khách quan và chủ quan
6 Đào Trí Úc, đã dẫn, tr.275.
Trang 18của vụ án Vì vậy, để tạo điều kiện cho toà án khi xét xử vụ án hình sự cụ thể có thể quyếtđịnh được hình phạt công bằng, nhà làm luật cần xây dựng trong Luật Hình sự những chếtài công bằng đối với hành vi phạm tội Cũng vì vậy mà một trong những mức độ thể hiệncủa nguyên tắc công bằng trong luật Hình sự là công bằng trong các chế tài của điều luật Vậy thì, thế nào là một chế tài công bằng? Một chế tài được coi là công bằng khi nótương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm cụ thể, tương xứng trong sự so sánhvới các chế tài đối với tội phạm cụ thể khác Đồng thời, chế tài đó phải có khả năng cho phép toà án khi áp dụng có thể tính đến được các điều kiện phạm tội cụ thể trong thực tế
Do vậy, có thể khẳng định rằng, công bằng trong Luật Hình sự chủ yếu là công bằng vềtrách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt
Sự thiếu công bằng trong chế tài của điều luật, tất yếu sẽ dẫn đến sự thiếu công bằng trong quyết định hình phạt Sự thiếu công bằng trong quyết định hình phạt trước hếtthể hiện ở loại và mức hình phạt đã được quyết định nặng hơn hoặc nhẹ hơn mức cầnthiết phải áp dụng Sự thiếu công bằng trong quyết định hình phạt còn thể hiện ở nhữngtrường hợp không áp dụng án treo, hoãn chấp hành bản án, miễn chấp hành hình phạt… trong khi có đủ những điều kiện mà pháp luật quy định để áp dụng chúng Việc áp dụngloại và mức hình phạt công bằng, đúng pháp luật là tiền đề quan trọng để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật, bảo đảm khả năng tác động cảitạo giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới và nâng cao ý thức pháp luậtcủa nhân dân thông qua đó thực hiện mục đích phòng ngừa chung của Luật Hình sự Nhưvậy, nguyên tắc công bằng “đòi hỏi cần có cả việc tăng nặng cũng như cần có cả việcgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt khi có những tình tiết của vụ án đòi hỏi phảinhư vậy”7 Trong khi đó, nguyên tắc nhân đạo, như đã nhấn mạnh, có biểu hiện chủ yếu
là xử lý trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt ở những mức độ khác nhau vì lý do nhân đạo Rõ ràng trong một tổng thể, nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc công bằng cho phép dung hoà và điều hoà trong cùng một lúc các yêu cầu nghiêm khắc và giảm nhẹtrách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụ thể
Giá trị xã hội gần gũi với các giá trị công bằng và nhân đạo về mặt lịch sử là giá trị bìnhđẳng Bình đẳng là tư tưởng tiến bộ của nhân loại, là nguyên tắc của pháp luật xã hội chủnghĩa và là nguyên tắc không thể thiếu của Luật Hình sự Trong Luật Hình sự, nguyên tắcbình đẳng trước pháp luật thể hiện ở sự bình đẳng về mặt pháp lý của công dân trước cácquy định của Luật Hình sự về tội phạm và hình phạt với nội dung: bất kỳ một người nào
7 Đào Trí Úc, đã dẫn, tr.280.
Trang 19“vì người mà xét tội” - hậu quả của những quan điểm hoặc quá coi trọng bình đẳng vềmặt pháp lý hoặc quá coi trọng bình đẳng về mặt thực tế Những quan điểm cực đoan đó,
vi phạm nghiêm trọng các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự
Cần lưu ý rằng, bởi tính đặc thù của mình, Luật Hình sự không phải là ngành luật
mà ở đó các quy tắc dân chủ được thể hiện và thực hiện một cách mạnh mẽ và đầy đủnhất Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nguyên tắc dân chủ không phải là nguyên tắc củaLuật Hình sự Trong Luật Hình sự, nguyên tắc dân chủ thể hiện ở việc huy động các cộngđồng xã hội tham gia rộng rãi vào cải tạo và giáo dục người phạm tội, giúp đỡ họ trởthành người lương thiện có ích cho xã hội Các cơ quan nhà nước, các tập thể lao động, các tổ chức xã hội và các công dân hoặc theo đề nghị của họ hoặc thuộc những trườnghợp mà pháp luật quy định, phải được huy động vào việc cải tạo giáo dục người phạm tội Việc huy động các cộng đồng xã hội tham gia công tác giáo dục cải tạo người phạm tội bịkết án tù nhưng được hưởng án treo, bị kết án cải tạo không giam giữ… Còn có ý nghĩagóp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân, hình thành những quy chuẩn về hành
vi hợp pháp và điều đó cũng có nghĩa là thực hiện chức năng phòng ngừa chung của LuậtHình sự Như vậy, nói đến nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự là nóiđến vai trò của nhân dân, của toàn thể cộng đồng xã hội trong cuộc đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm Nói cách khác, nói đến nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa là nóiđến sự cần thiết và sự đa dạng của các hình thức tham gia của xã hội vào giáo dục, cảmhoá người phạm tội, giữ gìn an ninh trật tự xã hội Vậy thì, trong Luật Hình sự, nguyên tắc dân chủ được đảm bảo bởi một loạt các quy định và chế định phản ánh tính dân chủcủa Luật Hình sự: như giao cho cơ quan, tổ chức xã hội hoặc gia đình giám sát giáo dụcngười lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng đã hối cải… (mục 3 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 1999), “phòng vệ chính đáng”( Điều 15 Bộ Luật hình sự năm 1999), “tình thế cấp thiết” (Điều 16 Bộ Luật hình sự năm 1999)… Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong LuậtHình sự còn được đảm bảo bằng hệ thống hình phạt và các hình thức khác của tráchnhiệm hình sự khác được quy định trong Bộ Luật Hình sự Với tinh thần đó, trong Bộluật Hình sự, nhà làm luật quy định ngày càng nhiều các chế tài và hình thức tham gia
Trang 20của nhân dân vào giáo dục, cảm hoá người phạm tội như hình phạt cải tạo không giam giữ, chế định miễn trách nhiệm hình sự, chế định án treo… Vấn đề là ở chỗ, những đòihỏi của nguyên tắc dân chủ cũng chính là tiền đề, điều kiện của việc thực hiện được nộidung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Nói cách khác, dân chủ là biểu hiệncủa nhân đạo, là điều kiện để có nhân đạo bởi sức mạnh lớn lao của nó đối với việc giáodục, cảm hoá người phạm tội, đối với phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của LuậtHình sự Có thể nói rằng, nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc nhân đạotrong Luật Hình sự hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện lòng tin của LuậtHình sự vào khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
Ngoài các nguyên tắc nói trên, nguyên tắc nhân đạo còn có mối liên hệ chặt chẽvới các nguyên tắc khác của Luật Hình sự như nguyên tắc trách nhiệm hình sự trên cơ sởlỗi, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, nguyên tắc không để lọt tội phạm (không thoát khỏitrách nhiệm), nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự…
Từ những điều phân tích trên đây, có thể thấy nguyên tắc nhân đạo có phần đan xen, xâm nhập lẫn nhau với các nguyên tắc khác trong Luật Hình sự Do đó, để thực hiện và thựchiện đầy đủ nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự, hoạt động xây dựng pháp luật hình
sự và hoạt động áp dụng pháp luật hình sự phải tuân thủ đồng thời và nghiêm chỉnh tất cảcác nguyên tắc của Luật Hình sự
1.3 KHÁI QUÁT SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
Pháp luật nói chung và Luật Hình sự nói riêng bao giờ cũng kế thừa những giá trị
xã hội phổ biến và những kinh nghiệm lập pháp của giai đoạn trước Vì vậy, để đánh giámức độ thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự hiện hành không thể không khái quát sự thể hiện của nguyên tắc này trong Luật Hình sự xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1999 Việc khái quát đó một mặt, nhằm đánhgiá mức độ thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự trước đây, mặt khác, nhằmxác định những khả năng kế thừa các giá trị xã hội của Luật Hình sự, trong đó có giá trịnhân đạo, bởi sự kế thừa đó là một trong những biểu hiện của sự kế thừa văn hoá vàtruyền thống
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam “trước hết xuất phát từ quan niệm đạo lý và tình thương con người trong truyền thống của dân tộc Việt Nam” Đồngthời ở một mức độ nhất định, nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự kế thừa những giá
Trang 21trị nhân đạo lâu đời của ông cha ta Thật vậy, Luật Hình sự phong kiến mà điển hình nhất
là Bộ luật Hồng Đức triều Lê (1428 – 1788) “đã ghi nhận một số quy định mà đối vớithời đại lúc bấy giờ cần phải được coi là tương đối tiến bộ và ở các chừng mực khác nhau
đã thể hiện được những giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt Nam, thậm chíxứng đáng được sự chú ý của các nhà làm luật đương đại”8 Chẳng hạn, Điều 15 Bộ luậtHồng Đức quy định: “Điều luật về ân xá cũng được áp dụng đối với cả người phạm tội bịphạt đồ hoặc lưu đang ở trên đường đi đến nơi chấp hành hình phạt, trừ người đang bỏtrốn”, hay Điều 17 của Bộ luật này quy định: “Điều luật giảm nhẹ hình phạt cho trẻ em, người già và cả người tàn tật được áp dụng đối với cả người phạm tội mà trong thời gian phạm tội vẫn còn nhỏ, còn trẻ hoặc chưa bị tàn tật, nhưng tại thời điểm phạm tội bị phátgiác thì người đó đã thành niên, đã già cả hoặc bị tàn tật” Căn cứ duy nhất để áp dụngchế định miễn hình phạt, theo Bộ luật Hồng Đức là tự thú (trừ các tội thập ác hoặc cố sát) được quy định tại các điều 18 và 20 Bộ luật Hồng Đức còn quy định không trừng phạt(trừ tội mưu phản) đối với việc giấu tội cho nhau của một loạt người thân thích ruột thịt
Những quy định mang tính chất nhân đạo đó của Luật Hình sự phong kiến thời kỳnhà Lê được giữ gìn và thể hiện trong Luật Hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn
Bộ luật có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (Bộ Luật Gia Long) “mặc dù chịu ảnhhưởng của pháp luật Hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng cũng đã tiếp thu các giá trị lập pháp thời kỳ nhà Lê và bên cạnh đó có những sáng tạo nhất định, thể hiện
kỹ thuật lập pháp hình sự cao hơn so với các nước trong khu vực”9 Một trong những giátrị lập pháp mà Hoàng Việt luật lệ kế thừa các triều đại phong kiến trước đó là giá trịnhân đạo Theo Điều 21 Hoàng Việt luật lệ thì “người 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dù
có phạm tội chết cũng không chịu hình phạt nào Có ai xúi giục thì bắt tội người ấy” Đốivới người phạm tội tự thú, Điều 24 của Hoàng Việt luật lệ quy định: “phàm người bịphạm tội chưa bị phát giác mà biết tự thú thì miễn buộc tội, tuy miễn tội, nhưng phải truy thu chính tang vật Còn người phạm tội nhẹ bị phát giác, nhân đó tự thú tội nặng thì miễnphạt tội nặng ấy… Kẻ phản (như phản lại nước mình) mà tự thú thì giảm hai bực tội Kẻ
bỏ trốn và phản quốc, dù không tự thú nhưng trở về nhà thì giảm hai bực tội”
Những quy định mang tính nhân đạo trên đây của Luật Hình sự phong kiến cũngđược giữ gìn và thể hiện ở mức độ nhất định trong Luật Hình sự thời kỳ pháp thuộc Nộidung tại khoản 1 Điều 38 và khoản 2 Điều 244 Bộ Luật Hình sự Trung kỳ, khoản 2 Điều
Trang 22166 Bộ Luật Hình sự Bắc Kỳ, cho thấy: 1 Không áp dụng câu thúc thân thể đối vớingười phạm tội quá nghèo cực bị xử các hình phạt như phạt bạc, buộc phải đền lại, bồithường chi phí hay tổn hại; 2 Không trừng phạt hành vi che dấu tội phạm cho nhau củanhững người ruột thịt và thân thích gần như vợ chồng (kể cả các trường hợp đã ly hôn) ông bà, cha mẹ, con cháu, anh em, chị em, chú, bác, cậu, dì hoặc thông gia ngang hàng.Trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam trước và trong thời kỳ pháp thuộc vốn duy trì sự bất bình đẳng giữa con người và con người thuộc các giai cấp và tầng lớp khácnhau, việc ghi nhận ở mức độ nhiều hay ít những quy định mang tính nhân đạo trên đây quả là đáng trân trọng bởi nó thể hiện đặc điểm của truyền thống văn hoá Á – Đông: đánh
kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại, coi trọng tình cảm gia đình sâu nặng… Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng mặt dù có những quy định mang tính chất nhân đạo, nhưng nhân đạo không phải là nguyên tắc của Luật Hình sự Việt Nam trước 1945 của thế kỷXX
Chỉ đến khi Việt Nam giành được độc lập từ năm 1945, nhân đạo mới trở thànhmột nguyên tắc của pháp luật nói chung và là nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự nước
ta nói riêng Mức độ thể hiện nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự ViệtNam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1999 của nước ta tuỳthuộc vào “ngữ cảnh của những biến đổi xã hội, biến đổi cách mạng, gắn liền với việcthực hiện những nhiệm vụ của Nhà Nước trong thời kỳ lịch sử nhất định của đất nước”10
Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từ tháng 9 năm 1945 đếntháng 5 năm 1954, nhằm “bảo vệ nền độc lập, bảo vệ nền kinh tế, tài chính mới”, Nhànước ta đã ban hành hàng loạt sắc lệnh trong tháng 9 năm 1945 cho phép Uỷ ban nhân dân đưa đi an trí những người nguy hiểm cho nền cộng hoà dân chủ Việt Nam, Sắc lệnh
số 21 ngày 14 tháng 2 năm 1946 cho phép vận dụng nguyên tắc hồi tố để trừng phạtnhững tên tay sai đắc lực nhất của Pháp, Nhật, Sắc lệnh số 113 ngày 20 tháng 1 năm 1953trừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc, sắc lệnh số 89 ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định trừng trị các kẻ dùng thủ đoạn man tráđầu cơ bóc lột để cho vay… Bên cạnh đó, ngày 20 tháng 10 năm 1945, Nhà nước ta đãban hành sắc lệnh đại xá, theo đó đại xá cho tuyệt đại đa số án được tuyên trong thời kỳpháp thuộc Đó là các bản án đối với những nhà cách mạng chân chính; các bản án vềkiểm lâm, về rượu lậu, thuốc phiện lậu; các bản án nhẹ hình sự thường mà người thựchiện không phải là những tên tay sai của Nhật bị Pháp kết án, những tên tay sai của Pháp
10 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr.43.
Trang 23bị Nhật kết án hoặc những kẻ đầu cơ tích trữ làm giàu một cách dã man Sắc lệnh số 113 ngày 20 tháng 1 năm 1953 trừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc tại Điều 2 đã ghi nhận nguyên tắc trừng trị nghiêm khắcbọn chủ mưu cầm đầu, bọn ngoan cố, khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh, bị épbuộc, lầm đường Sắc lệnh này cũng quy định những trường hợp người phạm tội có thểđược xét xử một cách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt hoặc tha bổng Ngày 12 tháng 10 năm 1954, nhân dịp giải phóng thủ đô, Nhà nước ta đã quyết định đại xá đối với nhữngngười đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa lỗi lầm Đặc biệt, Sắc lệnh số 218 ngày 01 tháng 10 năm 1954 quy định kể từ ngày sắc lệnh này có hiệu lực pháp luật, không trừngphạt những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh và cho họ đượchưởng quyền tự do dân chủ còn những người đã bị xử phạt đều được thả và được hưởngquyền tự do dân chủ
Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật trong thời kỳ từ năm 1945 đến năm
1954 từ góc độ nguyên tắc nhân đạo có thể thấy: thứ nhất, số lượng văn bản được ban hành tương đối lớn và có nội dung ngày càng phong phú, mang tính thời chiến, đáp ứngkịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp; thứ hai, bước đầu chỉ ra được những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển củachính quyền nhân dân vốn hợp thành khách thể loại của các tội phản cách mạng và sau đó
là các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (Bộ luật Hình sự năm 1985) vàcác tội xâm phạm an ninh quốc gia (Bộ luật Hình sự năm 1999); thứ ba, bước đầu thựchiện việc xử lý tội phạm và người phạm tội một cách có phân hoá trách nhiệm hình sự và
cá thể hoá hình phạt Bởi tội phạm và hình phạt được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật hình sự khác nhau, nên việc thực hiện các nguyên tắc của Luật Hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo chưa hoàn toàn được nhất quán và đầy đủ
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ởmiền Nam nhằm thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật hình sự, trong đó đáng chú ý là pháp lệnh ngày 30 tháng 10 năm 1967 của uỷ ban thường vụ quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng; pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa; pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
về trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân; thông tư số 556 ngày 24 tháng 12 năm 1958 của thủ tướng chính phủ về chính sách truy tố và xét xử đối với các tội phảncách mạng và tội phạm hình sự thường, giảm án tha tù trước thời hạn… Các văn bản
Trang 24pháp luật hình sự được ban hành trong giai đoạn này thể hiện rõ hơn quan điểm phân hoátrong đường lối xử lý hình sự đối với tội phạm và người phạm tội Chẳng hạn, trong pháplệnh trừng trị các tội phản cách mạng, nhà làm luật đã xây dựng các cấu thành tội phạm:
cơ bản, tăng nặng, giảm nhẹ nhằm thực hiện chính sách trừng trị nghiêm khắc đối với bọnchủ mưu, cầm đầu, ngoan cố chống lại cách mạng, đồng thời khoan hồng đối với nhữngngười bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường và những người thực sự hối cải, lập công chuộc tội Tương tự như vậy, trong pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hộichủ nghĩa, bên cạnh việc quy định một số tội phạm cụ thể và cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự, nhà làm luật còn quy định các chế tài cụ thể nhằm trừng trị nghiêm khắc đốivới những người lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, những người phạm tội mộtcách ngoan cố, đồng thời khoan hồng đối với những người phạm tội tự thú, tố giác đồngbọn hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra Đường lối xử lý hình sự mang tínhnhân đạo đối với những người thực hiện các tội xâm phạm tài sản của công dân cũngđược quy định trong pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 về trừng trị các tội xâm phạmtài sản của công dân Cụ thể là, nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn phạm tội có
tổ chức, bọn lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, đồng thời miễn hoặc giảm nhẹhình phạt cho những người tự thú, thật thà, hối cải, tố giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồithường thiệt hại đã gây ra (Điều 2)
Phân tích nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hànhtrong giai đoạn này trong sự so sánh với giai đoạn trước, có thể thấy rằng, Luật Hình sựtrong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 đã có những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lậppháp cho phép phản ánh đầy đủ hơn các đòi hỏi của các nguyên tắc của Luật Hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo Một loạt các chế định của Luật Hình sự như: lỗi, cácgiai đoạn thực hiện tội phạm… đã được nhà làm luật quy định cụ thể hơn; các nhóm tộinhư các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân được nhà làm luật quy định với các tội danh cụ thể hơn,
rõ ràng hơn và chặt chẽ hơn Đặc biệt những quy định mang tính nguyên tắc về chínhsách hình sự đã được ghi nhận trong các pháp lệnh đã cho phép thực hiện đầy đủ hơn vànhất quán hơn các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự
Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước
ta được thể hiện rõ nét trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hànhtrong giai đoạn này, đặc biệt là trong pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 20 tháng 5 năm 1981 trừng trị tội hối lộ và pháp lệnh ngày 30 tháng 6 năm 1982 của Hộiđồng Nhà nước trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép Có
Trang 25thể khẳng định rằng, một mặt, Luật Hình sự trừng trị nghiêm khắc những người lợi dụngchức vụ quyền hạn để nhận hối lộ, những người buôn lậu một cách có hệ thống, nhữngngười đầu cơ với số lượng lớn, mặt khác, khoan hồng đối với một số người phạm tội nhấtđịnh Chẳng hạn, theo Điều 8 Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, người phạm tội hối lộ, trướckhi bị phát giác chủ động khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ thì có thể được miễntrách nhiệm hình sự, nếu là phạm tội nghiêm trọng thì có thể được giảm nhẹ hình phạt, nếu phạm tội hối lộ lần đầu và không nghiêm trọng, sau khi bị phát giác, tỏ ra thật sự hốicải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn hình phạt Điều 9 pháp lệnh này cũng quy định: “người bị ép buộc đưa hối lộ, nếu chủ động khai báo trướckhi bị phát giác thì được coi là không có tội” Theo Điều 11 của Pháp lệnh thì người đóđược trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, tại Điều 1 cũng quy định: “những người phạm tộithành thật thú tội với cơ quan nhà nước, khai rõ hành vi của mình và đồng bọn, thì có thểđược miễn hình phạt, nếu phạm tội nghiêm trọng thì được giảm nhẹ hình phạt”
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, Luật Hình sự đã bám sátphục vụ đắc lực và kịp thời yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng nước ta, đánh dấu sựtrưởng thành của Luật Hình sự cả về mặt nội dung lẫn cả về mặt kỹ thuật lập pháp Đặcbiệt, các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được nhà làmluật quy định cụ thể hơn, toàn diện hơn cho phép thực hiện mạnh mẽ hơn, đầy đủ hơn cácđòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo Các văn bản pháp luật hình sự nước ta đã thể hiện ngàycàng rõ nét chính sách phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt, kết hợptrừng trị với khoan hồng, thể hiện sự tin tưởng của Luật Hình sự vào khả năng cải tạogiáo dục con người Hiển nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khácnhau mà các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành trong giai đoạn này đều
là những văn bản quy phạm pháp luật đơn hành (sắc lệnh, pháp lệnh, thông tư … ) và mỗivăn bản chỉ quy định vấn đề riêng biệt, nên chưa cho phép quy định tổng hợp thống nhấtcác vấn đề về tội phạm, hình phạt, áp dụng hình phạt và các vấn đề khác của Luật Hình
sự Đồng thời có cả những quy định về tội phạm và hình phạt được quy định trong cácvăn bản pháp lý Chính vì vậy, Luật Hình sự phần nào mất đi tính đồng bộ, tính thốngnhất của nó và còn khá nhiều lỗ hổng Trong điều kiện đó việc cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự là cần thiết Nói cách khác, việc lấy chính sách, chỉ thị của Đảng, kinh nghiệm xét xử của toà án để lấp những “lỗ hổng” pháp luật đó là điều có thể hiểu được Nói cách khác, việc áp dụng nguyên tắc tương tự trong điều kiện thiếu pháp luật là cầnthiết Việc áp dụng nguyên tắc tương tự, tất yếu dẫn đến sự tuỳ tiện mà hậu quả của nó là
Trang 26có những trường hợp đáng xử nặng thì xử nhẹ và ngược lại, có tội thì tha miễn và ngượclại, không có tội thì cũng xử lý về hình sự… Rõ ràng, việc áp dụng nguyên tắc tương tựlàm giảm vai trò và giá trị của Luật Hình sự trong đấu tranh, phòng ngừa và chống tộiphạm
Luật Hình sự Việt Nam từ năm 1985 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999,
có nguồn duy nhất là Bộ luật hình sự 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời đã khắcphục được những nhược điểm đã được đề cập trên đây, đồng thời thể hiện ở mức độ cao hơn bản chất nhân văn, nhân đạo của Luật Hình sự nước ta Việc lần đầu tiên nhà làmluật ghi nhận khái niệm tội phạm ngay trong Bộ luật hình sự tạo ra cơ sở pháp lý cho việcphân biệt tội phạm với những hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm, xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể cũng như các khung hình phạt tương ứng, thông qua
đó thực hiện ở mức độ cao hơn so với trước đây các yêu cầu của nguyên tắc nhân đạotrong Luật Hình sự
Bằng việc quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm
1985, nhà làm luật nước ta chính thức tuyên bố từ bỏ nguyên tắc tương tự trong Luật hình
sự, đồng thời tạo cơ sở để giải quyết tốt khía cạnh bình đẳng về trách nhiệm hình sự củanguyên tắc nhân đạo Đồng thời việc nhà làm luật quy định cơ sở của trách nhiệm hình sựngay trong Bộ luật hình sự còn là tiền đề quan trọng để “không để lọt tội phạm” và
“không làm oan người vô tội” một trong những biểu hiện của nhân đạo trong Luật Hìnhsự
Việc phân loại tội phạm tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985 là “cơ sởquan trọng cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự, xây dựng các khung hình phạt đối vớicác tội phạm cụ thể, áp dụng các quy định khác của phần chung quy định tại khoản 3 Điều 3, khoản 1 Điều 15, Điều 2, khoản 1 Điều 24, Điều 32, khoản 2 Điều 34 và để xây dựng trong Luật Hình sự cũng như trong các ngành luật khác có liên quan các quy địnhthể hiện sự phân hoá trong cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm khác nhau”11
Có thể nói rằng, việc phân hoá trách nhiệm hình sự ngay trong phần chung của Bộ luậthình sự tạo cơ sở cho việc quy định loại và mức hình phạt ở mức “cần” và “đủ” ngay trong phần các tội phạm cụ thể cũng của Bộ luật hình sự nhằm tạo điều kiện cho toà ánquyết định loại và mức hình phạt cũng đến mức “cần và đủ” để có thể cải tạo giáo dụcngười phạm tội trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, phòng ngừa họ phạm tội
11 Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1991, tr.29.
Trang 27mới Rõ ràng việc phân loại tội phạm và việc phân hoá trách nhiệm hình sự ngay trong
Bộ luật hình sự mang tính nhân đạo sâu sắc
Việc nhà làm luật quy định các quy định về miễn trách nhiệm hình sự tại các điều
16, 48, 59 của Bộ Luật Hình sự năm 1985 cũng mang tính nhân đạo sâu sắc, bởi lẽ bằngcác quy định đó, nhà làm luật đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc miễn trách nhiệmhình sự đối với những người đang chuẩn bị phạm tội hoặc đang thực hiện tội phạm màthực sự từ bỏ ý định phạm tội, chấm dứt việc thực hiện tội phạm mặc dù không có gìngăn cản; những người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, cónhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được bảo lãnh; những người tự thú, khai rõ sự việc trướckhi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắnghạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm hoặc những người phạm tội thuộc cáctrường hợp do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tộikhông còn nguy hiểm cho xã hội… Việc miễn trách nhiệm hình sự đối với các trườnghợp trên đây là nhằm tạo điều kiện cho những người phạm tội được hưởng sự khoan hồngcủa Luật Hình sự đối với họ, thông qua đó giúp họ tự cải tạo giáo dục, nhanh chóng trởthành người lương thiện, có ích cho xã hội, không phạm tội mới Rõ ràng, khi quy địnhcác quy định về miễn trách nhiệm hình sự, nhà làm luật hướng đến mục đích phòng ngừatội phạm
Các quy định về các loại hình phạt, hệ thống hình phạt với các hình phạt chínhđược sắp xếp từ nhẹ đến nặng, các hình phạt bổ sung, các căn cứ quyết định hình phạt, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt dưới mứcthấp nhất của điều luật quy định… được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 cũng
đã tạo cơ sở cho Toà án quyết định được loại và mức hình phạt tương xứng với tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, đặc điểm nhân thân người phạm tội, cáctình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tức tạo cơ sở cho Toà án lựa chọnđược loại và mức hình phạt “cần” và “đủ” để áp dụng đối với người phạm tội nhằm đạtđược mục đích của hình phạt
Trong Bộ luật Hình sự năm 1985, nhà làm luật còn quy định những quy định mang tính nhân đạo sâu sắc đối với người chưa thành niên phạm tội, người phạm tội là phụ nữ
có thai hoặc đang nuôi con nhỏ khi phạm tội hoặc khi xét xử Trong một tổng thể, cácquy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 tiếp tục và thể hiện cao hơn ở chính sách hình sựnhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như đốivới người phụ nữ đang nuôi con nhỏ hoặc mang thai khi phạm tội
Trang 28Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 1985 thể hiện trình độ nhận thức khoa học cao hơn
về vai trò của Luật Hình sự, của các phương tiện và phương pháp tác động tội phạm trong giai đoạn cách mạng nhất định Tuy nhiên, do ra đời trong tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều điểm khác biệt căn bản so với những năm cuối thế kỉ XX, cho nên mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung tới bốn lần, Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn không đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm trong điều kiệnđổi mới Vì vậy, sự ra đời của Bộ luật Hình sự năm 1999 với sự thể hiện ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn các yêu cầu của Luật hình sự, trong đó có yêu cầu nhân đạo, một mặt đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm, mặt khác khẳng định nhân đạo là xu hướng phát triển có triển vọng của Luật hình
sự nước ta
Trang 29CHƯƠNG 2
SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
2.1 SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ HÌNH SỰ
Nguyên tắc nhân đạo, như đã nhấn mạnh, xuyên suốt các quan hệ giữa các chủ thểpháp luật gắn liền với quyền và nghĩa vụ của họ Trong lĩnh vực luật hình sự, đó làquan hệ giữa hai chủ thể: Nhà nước và người phạm tội, trong đó nhà nước là chủ thể
có quyền quy định tội phạm, hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, cóquyền thông qua các cơ quan và những cá nhân có thẩm quyền, khởi tố, điều tra, truy
tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt về tội phạm mà họ đã thực hiện Trong khi đó, người phạm tội là chủ thể cónghĩa vụ phải chấp hành những biện pháp cưỡng chế đã được quy định tại các chế tàicủa quy phạm pháp luật hình sự mà Nhà nước thông qua Toà án đã áp dụng đối với
họ Dĩ nhiên, trong mối quan hệ đó, với tư cách là chủ thể duy trì và thực hiện công
lý, đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền và lợi ích hợppháp của người phạm tội, còn người phạm tội có quyền yêu cầu Nhà nước tôn trọngcác quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trách nhiệm hình sự mà hình thức chủ yếu và phổ biến nhất của nó là hình phạt, lànhững hậu quả pháp lý nghiêm khắc nhất mà người phạm tội phải gánh chịu do đãthực hiện tội phạm và bị Toà án quyết định áp dụng Việc áp dụng trách nhiệm hình
sự mà đặc biệt là hình phạt, vì vậy bao giờ cũng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đếnquyền và lợi ích của người phạm tội Do vậy, trên bình diện lập pháp, để đưa nguyên tắc nhân đạo vào Luật hình sự, nhà làm luật cần: thứ nhất, phải đưa những hành vi mà
bộ luật hình sự đã quy định là tội phạm ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sựnếu chúng không còn nguy hiểm đáng kể cho xã hội; thứ hai, chỉ đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự những hành vi thật sự nguy hiểm đáng kể cho xã hội vàcác biện pháp tác động của các ngành luật khác không có hiệu quả; thứ ba, hạn chếđến mức thấp nhất các loại hình phạt có tính nghiêm khắc cao, đặc biệt là hình phạt tửhình và hình phạt tù có thời hạn dài; thứ tư, đối với những tội phạm nào mà việc quy định hình phạt tù hoặc quy định các hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù cũng đem lại
Trang 30hiệu quả thì không quy định hình phạt tù Nói cách khác, để không phải áp dụng tráchnhiệm hình sự nói chung và hình phạt nói riêng đối với con người, Nhà nước phảibằng mọi cách để tội phạm không xảy ra Vậy thì, Nhà nước phải làm gì và làm nhưthế nào để trước mắt có thể đấu tranh một cách có hiệu quả với tội phạm và tiếp đó làtiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội? cần nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ nàykhông của riêng ai cũng như không của riêng một thiết chế nào trong xã hội, nhưng
dù sao thì vai trò quan trọng nhất vẫn thuộc về Nhà nước Do vậy, với chức năng, nhiệm vụ, khả năng và sức mạnh của mình, trước hết Nhà nước phải bằng một tổngthể các biện pháp, trong đó có biện pháp pháp luật mà đặc biệt là biện pháp pháp luậthình sự để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Mặc dù cả hai hướng chống tộiphạm và phòng ngừa tội phạm đều tác động hiệu quả đến cuộc đấu tranh với tộiphạm, song để hạn chế và dần loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội thì vai trò quan trọng hơn bao giờ cũng thuộc về phòng ngừa tội phạm Vì vậy, trong các quy định của
Bộ luật Hình sự năm 1999 về đường lối xử lý hình sự, trong đó có phương châm, chiến lược đấu tranh với tội phạm và nguyên tắc xử lý tội phạm và người phạm tội, nhà làm luật cần khẳng định vai trò hàng đầu của phòng ngừa tội phạm so với chốngtội phạm Nhận thức rõ xu hướng phát triển có triển vọng của Luật hình sự là phòngngừa tội phạm, ngay tại Điều 1 Bộ luật Hình sự năm 1999, nhà làm luật nước ta quy định nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự năm 1999 không còn là “…đấu tranh chống vàphòng ngừa tội phạm”, như đã quy định tại Điều luật tương ứng của Bộ luật hình sựnăm 1985, mà là “…đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Quan điểm có tínhnguyên tắc về ưu tiên phòng ngừa tội phạm tiếp tục được nhà làm luật ghi nhận tạiĐiều 4 Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó: “các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án,
Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủchức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn giúp đỡ các cơ quan khác củaNhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát vàgiáo dục người phạm tội tại cộng đồng Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dụcnhững người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ phápluật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịpthời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổchức của mình Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm”
Việc phân tích các quy định trên đây cho thấy, phương châm chiến lược hàng đầu
mà Bộ luật hình sự năm 1999 hướng đến để đấu tranh với tội phạm không còn là xử lý
Trang 31tội phạm mà là phòng ngừa tội phạm Nói cách khác, phòng ngừa tội phạm đã đượcnhà làm luật đưa lên hàng đầu trong số các giải pháp đấu tranh với tội phạm Điều nàyhoàn toàn phù hợp với tư tưởng nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh: “xét xử đúng làtốt, nhưng không phải xét xử thì càng tốt hơn” Việc phân tích các quy định trên đây còn cho thấy, so với các quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 1985, các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về đường lối xử lý hình sự chẳng những phản ánhtính nhân đạo của Luật Hình sự ở mức độ cao hơn, phù hợp hơn với trình độ phát triểnvốn cao hơn về chất của xã hội ta mà còn “phản ánh một trình độ mới cao hơn củacông tác lập pháp hình sự, một chiến lược mang tính nhân đạo cao cả được rút ra sau
14 năm thi hành Bộ luật Hình sự năm 1985 với bốn lần sửa đổi, bổ sung”12 Tính nhân đạo mới cao hơn đó của các quy định tại Điều 1 và Điều 4 Bộ luật hình sự năm 1999
là ở chỗ, một mặt, chúng khẳng định việc đấu tranh với tội phạm là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của toàn xã hội, của Nhà nước và của mọi công dân, mặt khác khẳngđịnh tầm quan trọng của tất cả các giải pháp bảo đảm cho cuộc đấu tranh đó như kinh
tế, xã hội, tư tưởng, tổ chức, kỹ thuật, pháp luật… được huy động để đấu tranh với tộiphạm, mặt khác, chúng khẳng định sự cần thiết phải kết hợp hài hoà trong một tổngthể các giải pháp phòng ngừa tội phạm và các giải pháp chống tội phạm, song ưu tiên cho các giải pháp phòng ngừa tội phạm bởi có như vậy mới có thể hạn chế, nhăn ngừa, giảm bớt tội phạm, mới làm cho tình hình tội phạm ổn định và dần dần loại trừ
nó ra khỏi đời sống xã hội
Thực tiễn đấu tranh với tội phạm ở trong nước và ngoài nước cho thấy rằng, vớimột tổng thể các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa chung, phòng ngừa riêng, phòng ngừa tội phạm cho phép khắc phục, loại trừ dần các nguyên nhân và điều kiệnlàm phát sinh tội phạm và dần dần loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội Một khi tộiphạm không xảy ra cũng đồng nghĩa với việc không có ai bị truy cứu trách nhiệmhình sự và bị áp dụng hình phạt - biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhànước Giá trị nhân đạo của phòng ngừa tội phạm chính là chỗ đó
Phòng ngừa tội phạm có giá trị lớn như vậy, nhưng tại sao trước khi ban hành bộluật hình sự năm 1999, trong phương châm chiến lược đấu tranh với tội phạm củanước ta, giải pháp chống tội phạm lại được đưa lên hàng đầu? Câu trả lời là ở chỗ, trong điều kiện đất nước ta liên tục có chiến tranh, thù trong giặc ngoài luôn muốnxoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta và tình hình tội phạm diễn biến hết sức
12 Phạm Văn Tỉnh, đã dẫn, tr.31.
Trang 32phức tạp, thậm chí có những lúc hết sức nguy hiểm thì việc ưu tiên hàng đầu cho giảipháp chống tội phạm là việc làm bắt buộc và hết sức cần thiết Từ đó có thể thấy, việcsau hơn 50 năm lập pháp hình sự, Nhà nước ta mới chính thức ghi nhận tại Điều 1 vàĐiều 4 Bộ luật Hình sự năm 1999 đường lối xử lý hình sự mới: kết hợp hài hoà cácgiải pháp phòng ngừa và chống tội phạm, với ưu tiên phòng ngừa tội phạm là điềuhoàn toàn dễ hiểu
Cần bổ sung thêm rằng, các quy định tại Điều 1 và Điều 4 Bộ luật Hình sự năm
1999 thể hiện quan điểm coi trọng các giải pháp phòng ngừa, song vẫn đánh giá cao vai trò của xử lý tội phạm bằng các biện pháp tác động của Luật Hình sự một khi tộiphạm đã xảy ra Khi quy định và áp dụng các biện pháp tác động của Luật Hình sự đểgiải quyết vấn đề về tội phạm Nói cách khác, mặc dù đánh giá cao khả năng của cácbiện pháp tác động của Luật Hình sự, song cũng không tuyệt đối hoá, không coi nhẹvai trò của chúng đối với cuộc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm Cần lưu ýrằng, các biện pháp tác động của Luật Hình sự thực sự có hiệu lực và hiệu quả mộtkhi bản thân chúng hàm chứa yếu tố phòng ngừa tội phạm Như chúng ta đã biết, đểthực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội phạm và hìnhphạt đối với người phạm tội Song “với tính cách là phản ứng của xã hội đối với cáchành vi nguy hiểm, pháp luật hình sự mang “sức nặng” lớn nhất của tính cưỡng chếNhà nước Vì vậy, việc áp dụng nó dễ động chạm đến lợi ích thiết thân của con người Vấn đề đặt ra một yêu cầu là: chúng ta chỉ sử dụng pháp luật hình sự như một giảipháp sau cùng, khi tất cả những giải pháp khác, trong đó có các giải pháp pháp luậtkhác đã được áp dụng nhưng đã tỏ ra không có hiệu quả hoặc cần đến sự hỗ trợ củamột sự cưỡng chế mạnh hơn Phương châm này như đã nhấn mạnh, là sự thể hiện của
tư tưởng Hồ Chí Minh: “xét xử đúng thì tốt, nhưng không phải xét xử thì càng tốthơn” Chính phương châm này đặt ra nhiệm vụ mang tính chất tiền đề cho việc quy định tội phạm và hình phạt là phải xác định được và đánh giá đầy đủ các giải pháptrước khi có giải pháp pháp lý hình sự Vai trò của pháp luật hình sự với tính chất là
sự răn đe và trừng trị chỉ thể hiện được khi nó có khả năng răn đe và trừng trị Cho nên, vai trò của pháp luật hình sự được phát huy đầy đủ khi những quy định của nó có
đủ nội dung răn đe và trừng trị Đến lược nó, sự răn đe và trừng trị chỉ có thể có đượckhi quy định này xuất phát từ hai yếu tố quan trọng là: các điều kiện kinh tế xã hộihiện thực; nhận thức và tâm lý của chủ thể phạm tội Trong hai yếu tố đó, suy cho cùng thì yếu tố nhận thức tâm lý của chủ thể hành vi phạm tội là yếu tố quan trọng Bởi vì, ý chí và nhận thức của chủ thể đó là đối tượng tác động của pháp luật… Như
Trang 33vậy, thực tiễn từ trước đến nay đều chứng minh sự cần thiết của pháp luật hình sự ởnhững mức độ nhất định Điều quan trọng có thể rút ra ở sự phân tích này là phải luôn giữ pháp luật hình sự ở những mức độ cần và đủ để phát huy khả năng đặc thù của nótrong tổng thể các biện pháp khác của xã hội nhằm đấu tranh phòng chống tội phạmmột cách có hiệu quả”13
Trong tinh thần đó, nhằm thực hiện triệt để đường lối xử lý hình sự mang tínhnhân đạo đối với người phạm tội, nhà làm luật quy định “nguyên tắc xử lý” tại Điều 3
Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó:
1 Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật
2 Mọi người phạm tội đều phải được bình đẳng trước pháp luật, không phân biệtnam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần địa vị xã hội Nghiêm trị ngườichủ mưu, cầm đầu, chỉ huy ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảoquyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hạigây ra
3 Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng đã hối cải, thì có thể áp dụng hìnhphạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục
4 Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phảilao động học tập để trở thành người có ích cho xã hội, nếu họ có nhiều tiến bộ thìxét để giảm việc chấp hành hình phạt
5 Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xoá ántích”
Sự răn đe và trừng trị, như đã nhấn mạnh, chỉ có thể có tác dụng khi nó được quy định và áp dụng có cân nhắc đến đặc điểm (khả năng) tâm – sinh lý của người phạmtội Trong khi đó đặc điểm tâm – sinh lý lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có
độ tuổi Do vậy, xuất phát từ đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội mà trong lĩnh vực hình sự được hiểu là những người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là chưa
13 Đào Trí Úc, đã dẫn, tr.74.
Trang 34phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm sinh lý, việc xử lý hình sự được đặt ra chủyếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, nhanh chóng sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh nhanh chóng trở thành công dân
có ích cho xã hội Chính vì vậy tại Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
1 Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửachữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thànhniên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ
về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiệngây ra tội phạm
2 Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người
đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiềutình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát hoặc giáodục
3 Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụnghình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứvào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầucủa việc phòng ngừa tội phạm
4 Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này
5 Không xử phạt tù trung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội đượchưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tộitương ứng không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở
độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Không áp dụng hình phạt bổ sung đối vớingười chưa thành niên phạm tội
6 Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thìkhông tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
Nguyên tắc xử lý được quy định tại Điều 3 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy rõ giới hạn của sự đối xử nhân đạo đối với người phạm tội Giới hạn đó như
đã nhấn mạnh được quyết định bởi mối liên hệ giữa yêu cầu nhân đạo với các yêu cầukhác của Luật hình sự mà trước hết là công lý, công bằng xã hội và phòng ngừa tộiphạm Vấn đề là ở chỗ, để có công lý, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp
Trang 35thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; người phạm tội phải đượcđảm bảo quyền được xét xử một cách công khai Đồng thời họ phải được bình đẳngtrước pháp luật, không bị phân biệt bởi các đặc điểm nhân thân như nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội Để đảm bảo công lý, công bằng xãhội, thông qua đó bảo vệ được các lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công dân, trong đó có người phạm tội, các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm và hìnhphạt và các vấn đề khác liên quan đến tội phạm và hình phạt cần phải được quy địnhmột cách rõ ràng, có mức độ phân hoá cao để có thể “nghiêm trị người chủ mưu, cầmđầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụngchức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức,
có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời khoan hồng đốivới người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội,
ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra” như Bộ luật Hình
sự đã quy định
Nguyên tắc xử lý tội phạm và người phạm tội được quy định tại Điều 3 và Điều 69 Bộluật Hình sự năm 1999 còn cho thấy rõ xu hướng đối xử nhân đạo đối với người phạmtội phải được thể hiện ngay trong pháp luật thực định: các biện pháp tác động củaLuật Hình sự phải được quy định ngay trong Bộ luật Hình sự trên cơ sở cân nhắc, kếthợp với các biện pháp pháp luật khác; đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộluật Hình sự coi là tội phạm, cần quy định nhiều biện pháp tác động của Luật Hình sự
để có thể áp dụng một cách đúng đắn; mọi biện pháp tác động của Luật Hình sự đượcquy định để áp dụng đối với người phạm tội đều phải hàm chứa yếu tố phòng ngừa tộiphạm; các biện pháp tác động của Luật Hình sự được quy định để áp dụng đối vớingười phạm tội không được gây đau đớn về thể xác, không được hạ thấp nhân phẩmcon người và chỉ đến mức “cần” và “đủ” để nhân đạo mà vẫn đảm bảo công lý, công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm
Đối với áp dụng pháp luật hình sự, nguyên tắc xử lý đòi hỏi: thứ nhất, chỉ áp dụngcác biện pháp pháp lý hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộikhi các biện pháp pháp lý khác đã được áp dụng không có hiệu quả hoặc khó đem lạihậu quả mong muốn; thứ hai, đối với hành vi cần tác động bằng biện pháp pháp lýhình sự đã được quy định trong cùng một chế tài của điều luật thì cần lựa chọn biệnpháp ít động chạm hơn đến quyền và lợi ích của cá nhân người phạm tội, song bảođảm cả các yêu cầu khác của Luật Hình sự như công lý, công bằng xã hội, phòng
Trang 36đe giữ nghiêm kỷ cương phép nước với giáo dục cải tạo người phạm tội, đề cao nhân đạo xã hội chủ nghĩa, bản chất ưu việt của chế độ ta và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy vai trò của quần chúng và các đoàn thể nhân dân tham gia đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm.
Nhằm thực hiện đầy đủ đường lối xử lý hình sự đã được ghi nhận trong các điềuluật đã phân tích trên đây, ngay trong Bộ luật Hình sự năm 1999, nhà làm luật nước ta quy định các quy định để nghiêm trị nhằm đảm bảo công lý, công bằng xã hội nhưĐiều 2 “cơ sở của trách nhiệm hình sự”, khoản 2 và khoản 3 Điều 8 về phân loại tộiphạm, Điều 17 “chuẩn bị phạm tội”, Điều 18 “phạm tội chưa đạt”, Điều 28 “các loạihình phạt”, Điều 48 “các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”, Điều 49 “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, Điều 24 “Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hìnhsự”, Điều 56 “Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án”… và nhiều cấu thành tộiphạm tăng nặng trong phần các tội phạm Đồng thời, nhà làm luật còn quy định nhiềuquy định thể hiện sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với người phạm tội mà trong
số đó có thể kể đến Điều 8 về trường hợp thế nào là tội ít nghiêm trọng, Điều 10 về lỗi
vô ý, Điều 19 về miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấmdứt việc phạm tội, khoản 2 Điều 22 về không truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột trừnhững trường hợp không tố giác những tội phạm mà Luật Hình sự quy định, Điều 28
về các loại hình phạt trong đó có nhiều hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, Điều 46 về cáctình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Điều 60 về án treo, Điều 25 về miễn tráchnhiệm hình sự, các Điều 57, 58, 59, về các căn cứ giảm và miễn chấp hành hình phạt,các Điều 65 và 66 về xoá án tích, chương X về những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, khoản 3 Điều 80, khoản 6 Điều 289 và khoản 6 Điều 290 vềnhững trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ngay cả khi phạm các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng …
Trang 37Từ những điều phân tích trên đây, có thể kết luận rằng, toàn bộ đường lối xử lýhình sự được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999, thể hiện quan điểm xử lý mộtcách đúng đắn các mối tương quan giữa các mức độ nặng - nhẹ của hành vi phạm tội; giữa yếu tố hành vi phạm tội với yếu tố nhân thân người phạm tội; giữa các tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; giữacác yếu tố bắt buộc áp dụng với các yếu tố tuỳ nghi áp dụng; giữa yêu cầu xử lý tráchnhiệm hình sự với khả năng điều tra phát hiện tội phạm; giữa yêu cầu nhân đạo vớicác yêu cầu khác của Luật Hình sự, mà trước hết là công lý, công bằng xã hội vàphòng ngừa tội phạm Thông qua các quy định có tính phòng ngừa, các quy định cótính phân biệt và phân hoá, Luật Hình sự Việt Nam thể hiện rõ nét đường lối xử lýhình sự nhân đạo: trừng trị kết hợp với giáo dục, nghiêm trị kết hợp với khoan hồng
Đó cũng là cách thức thực hiện có triển vọng các nhiệm vụ và mục đích của LuậtHình sự Có thể khẳng định rằng, Luật Hình sự , quán triệt xu hướng phát triển cótriển vọng là để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích của mình, Luật Hình sự không thể không khoan hồng đối với người phạm tội Song, sự khoan hồng đó phải làphương tiện đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm một cách có hiệu quả Đóchính là giới hạn của sự nhân đạo vốn được đặt trong mối liên hệ giữa yêu cầu nhân đạo với các yêu cầu công lý công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm của Luật Hình
sự Điều đó một lần nữa cho phép khẳng định rằng, “nói đến nhân đạo trong LuậtHình sự là nói đến giảm bớt trách nhiệm hình sự, hình phạt cho người phạm tội”
2.2 SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
2.2.1 Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về cơ sở của
trách nhiệm hình sự
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự đòi hỏi phải quy định cơ sở thống nhất, duy nhất của trách nhiệm hình sự, bởi lẽ: thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm hình sự cho thấy rõ khía cạnh pháp luật của vấn đề về trách nhiệm của Nhà nước trong việc sửdụng Luật Hình sự đến mức độ nào, đến giới hạn nào để bảo vệ được các lợi ích khácnhau trong xã hội và để có thể thể hiện được mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự vớicác hình thức trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm pháp lý dân sự, trách nhiệmpháp lý hành chính, trách nhiệm kỷ luật … và với các hình thức trách nhiệm xã hội(như trách nhiệm về đạo đức, về tổ chức, về kỷ luật, … ); thứ hai, cơ sở của tráchnhiệm hình sự cho thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ và trực tiếp giữa nó với vấn đề rộng
Trang 38lớn hơn là vấn đề về tự do và trách nhiệm của công dân trong xã hội và thứ ba, cơ sởcủa trách nhiệm hình sự được quy định xét đến cùng là nhằm duy trì và củng cố phápchế xã hội chủ nghĩa, thực hiện các nguyên tắc khác của nền tư pháp hình sự nước ta
mà trước hết là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.Trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng Luật Hình sự, ở thời đại nào cũngvậy, đều có những quan điểm khác nhau về cơ sở của trách nhiệm hình sự Vấn đề đặt
ra là lấy hành vi hay đặc điểm nhân thân làm căn cứ cơ bản để quy định cơ sở củatrách nhiệm hình sự? Việc lựa chọn một trong hai yếu tố nói trên làm căn cứ cơ bản
có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng các quy định của Luật Hình sự mang tínhnhân đạo hay không mang tính nhân đạo
Đòi hỏi quan trọng bậc nhất của nguyên tắc nhân đạo đối với việc quy định cơ sở củatrách nhiệm hình sự là khẳng định vai trò hàng đầu của hành vi Vấn đề là ở chỗ, chỉbằng hành vi (bằng hành động hoặc không hành động) người phạm tội mới gây ra hoặc đe doạ trực tiếp gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội đó Hơn nữa, chỉ bằnghành vi của người phạm tội, chúng ta mới biết được ai là người thực hiện nó (bằnghành động hoặc không hành động) có lỗi hay không có lỗi… Trong Luật Hình sựhành vi đó không phải là hành vi nói chung, mà là hành vi chứa đựng đầy đủ các dấuhiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể đã được quy định trong Bộ luật Hình sự Mọisuy nghĩ, tư tưởng, âm mưu, dự định… của con người, vì vậy không thể là cơ sở củatrách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự, hiểu một cách đơn giản nhất, đó là hậu quả pháp lý hình sự
mà một người phải gánh chịu trước nhà nước do họ đã thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự coi là tội phạm Trách nhiệm hình sự đó có thể làhình phạt, cũng có thể là những biện pháp tư pháp như tịch thu tang vật, tiền trực triếpliên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh… Nói cách khác, trách nhiệm hình sự chính là sựphản ứng của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi cụ thể có tính nguy hiểmđáng kể cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính phải chịu hình phạttức là tội phạm Vì vậy, tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự Ở đâu có tội phạmthì ở đó có trách nhiệm hình sự và ngược lại, ở đâu không có tội phạm thì ở đó không
có trách nhiệm hình sự Với quy định tại Điều 2 “chỉ người nào phạm một tội đã được
Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, Bộ luật Hình sự năm
1999 khẳng định cơ sở chung của trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội, và mọihành vi phạm tội đều phải dẫn đến trách nhiệm hình sự, còn trách nhiệm hình sự có
Trang 39hình thức và mức độ như thế nào còn phụ thuộc vào hành vi cụ thể được quy địnhtrong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Trách nhiệm hình sự, theo Điều 2 Bộluật Hình sự năm 1999, có hai nội dung: thứ nhất, chỉ một người phạm một tội mớiphải chịu trách nhiệm hình sự; thứ hai, bất cứ ai phạm tội đều phải chịu trách nhiệmhình sự Cả hai nội dung đó của trách nhiệm hình sự đều thể hiện tính nhân đạo củaviệc quy định cơ sở trách nhiệm hình sự bởi chúng cho thấy: thứ nhất, trách nhiệmhình sự là (và phải là) hệ quả pháp lý tất yếu của việc phạm tội; thứ hai, điểm khởiđầu của trách nhiệm hình sự là thời điểm xảy ra tội phạm
Bởi tội phạm cũng là một loại vi phạm pháp luật, vì vậy một trong những đòi hỏiquan trọng của nguyên tắc nhân đạo đối với việc quy định cơ sở của trách nhiệm hình
sự là ghi nhận khái niệm tội phạm, ngoài việc đưa ra những dấu hiệu phản ánh đượcnội dung chính trị - xã hội của tội phạm còn phải định ra tiêu chí cho phép xác định rõgiới hạn giữa hành vi bị coi là tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác Vấn đề là
ở chỗ, đối với mỗi loại hành vi vi phạm pháp luật nhất định, Nhà nước quy định và ápdụng những biện pháp trách nhiệm tương ứng, tương xứng với mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của chúng Bởi vậy, nếu không xác định một cách rõ ràng giới hạn
đó, có thể dẫn đến tình trạng là những hành vi chưa đến mức độ bị coi là tội phạm lại
bị coi là tội phạm và người thực hiện nó bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nhữnghành vi thực sự đã đến mức phải coi là tội phạm nhưng lại không bị coi là tội phạm vàngười thực hiện nó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà có thể bị truy cứu tráchnhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật… Cả hai trạng thái đó, xétđến cùng đều trái với nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự
Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, trong nhận thức của con người về tội phạm
có sự thay đổi đáng kể Chẳng hạn, trước đây, trước hết người ta lấy hình phạt làmchuẩn rồi mới nhận thức và quy định tội phạm Đặc biệt trong một thời gian dài LuậtHình sự thực định không biết đến khái niệm tội phạm Ngay cả khi tội phạm đượcnhìn nhận ở những hành vi đơn lẻ hay ở những nhóm hành vi nhất định, thậm trí ngay
cả khi tội phạm được quan niệm không chỉ là hành vi mà còn cả tư tưởng, âm mưu, ýđịnh…khái niệm tội phạm cũng không được ghi nhận trong Luật Hình sự Thế nhưng, khái niệm tội phạm cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau Chẳng hạn, cókhái niệm tội phạm trong đó nhà làm luật chỉ mô tả dấu hiệu trái pháp luật hình sựhay còn gọi là dấu hiệu hình thức của tội phạm, theo đó “tội phạm là hành vi bị Luật
Trang 40Hình sự cấm bằng việc đe doạ áp dụng hình phạt”14 Nhược điểm chủ yếu của kháiniệm tội phạm chỉ mô tả dấu hiệu trái pháp luật hình sự của tội phạm là ở chỗ “tạonên cách hiểu có tính chất trừu tượng trong một vòng luẩn quẩn: a) Tội phạm là hành
vi bị cấm và bị trừng phạt theo Luật hình sự, còn hành vi bị cấm và bị trừng phạt theo Luật Hình sự - là tội phạm; thế nhưng, b) Cái gì trong cốt lõi của hành vi bị coi là tộiphạm và những căn cứ để tội phạm có hành vi đó – tuyên bố nó là tội phạm và bịtrừng phạt, thì vẫn còn nằm ngoài phạm vi của định nghĩa ấy”15 Chính nhược điểmchủ yếu đó làm cho khái niệm tội phạm không có tính nhân đạo, hay nói cách khác, khái niệm đó không đáp ứng nhu cầu nhân đạo của Luật Hình sự Vậy thì, để có đượcmột khái niệm tội phạm thể hiện được yêu cầu nhân đạo của Luật Hình sự nhà làmluật phải làm gì? Thiết nghĩ, nhà làm luật cần xây dựng khái niệm tội phạm, trong đókhẳng định tội phạm là hành vi thoả mãn: thứ nhất, tính rõ ràng của một việc làm từphía chủ thể; thứ hai, nội dung phải mang tính logic gắn những đối tượng tác động cụthể và có ý nghĩa; thứ ba, mang mục đích và động cơ của chủ thể; thứ tư, có mối liên
hệ với một trật tự hay quy chuẩn của xã hội nhất định và được nhìn nhận, đánh giátrên cơ sở các trật tự và quy chuẩn đó
Như vậy, tội phạm không chỉ là hành vi thuần tuý mà là hành vi trái quy chuẩn vànguy hiểm đáng kể cho xã hội Hành vi trái quy chuẩn ở đây phải là trái quy định củaLuật Hình sự, bị luật Hình sự ngăn cấm và hậu quả của hành vi đó là những hạn chế
và cưỡng chế về mặt Nhà nước Nhưng tội phạm chỉ có thể là hành vi có lỗi Việc coi lỗi là cơ sở về mặt chủ quan của trách nhiệm hình sự gắn liền và xuất phát từ mụcđích của Luật Hình sự, của trách nhiệm hình sự và của hình phạt là đảm bảo công lý, công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm Vấn đề là ở chỗ, nếu trách nhiệm hình sự
và hình phạt được quy định và áp dụng đối với một người không nhận thức được tínhchất của hành vi của mình, chúng sẽ trở nên vô nghĩa và thậm chí là vô nhân đạo Đồng thời nếu trách nhiệm hình sự được quy định và áp dụng đối với những ngườithân thích với người phạm tội mà những người này không có lỗi trong việc thực hiệntội phạm thì chúng trở nên vô nhân đạo Vì vậy, không thể không đồng ý với quan điểm cho rằng, “Trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi của người phạm tội xuất phát từquan điểm tiến bộ được thừa nhận chung của khoa học luật hình sự trong Nhà nước