Phân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiềuPhân tích tác phẩm Chị em Thúy kiều
Trang 1Đề bài : Phân tích đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
A- Các luận điểm:
+ Giới thiệu vẻ đẹp chung của 2 chị em Thuý Kiều (4 câu đầu)
+ Vẻ đẹp của Thuý Vân (4 câu tiếp)
+ Tài sắc của Thuý Kiều (12 câu)
+ Vẻ đẹp phẩm hạnh chung của 2 chị em Kiều (4 câu cuối)
B- Dàn ý:
I- MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới
Ông là tác giả của "Truyện Kiều", một kiệt tác của văn học dân tộc Tác phẩm
không chỉ có giá trị về nội dung mà còn là thành công xuất sắc về nghệ thuật,
đặc biệt là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Tiêu biểu là đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm, đã miêu tả thành công tài sắc của
chị em Thuý Kiều, đặc biệt là Thuý Kiều- nhân vật trung tâm của tác phẩm
II- TB:
1- Luận điểm 1: Mở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Kiều: (4 câu đầu)
* 2 câu đầu là lời giới thiệu về 2 chị em một cách tự nhiên :
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Hai chị em Kiều được gọi chung là " tố nga" Đó là cách nói ẩn dụ tượng
trưng để ca ngợi vẻ đẹp của hai chị em như Hằng Nga Cách giới thiệu của tác giả theo trật tự thông thường chị trước em sau
* Vẻ đẹp của hai chị em được tô đậm ở 2 câu tiếp:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với bút pháp ước lệ tượng trưng "Mai cốt cách" chỉ vóc dáng mảnh dẻ, thanh cao như cây mai; " tuyết tinh thần" để
chỉ tâm hồn trong trắng, tinh khôi như tuyết
- Cả hai câu ý nói chị em Kiều đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng, đều
đẹp đến mức lí tưởng "mười phân vẹn mười" Nhưng mỗi người lại có vẻ đẹp
riêng, được Nguyễn Du miêu tả đậm nhạt khác nhau ở mỗi nhân vật
2- Luận điểm 2: Trước hết là vẻ đẹp của Thuý Vân được miêu tả qua 4 câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
- Hai chữ "trang trọng" nói đến vẻ đẹp cao sang quí phái, hơn người của
Thuý Vân
Trang 2- Vẻ đẹp ấy được ngầm ví với những hình ảnh thiên nhiên đẹp "Khuôn trăng đầy đặn" là ẩn dụ chỉ gương mặt đầy đặn sáng trong như trăng rằm " Nét ngài
nở nang" gợi tả đôi lông mày hơi đậm của Thuý Vân như dáng con ngài Khi
miêu tả nụ cười tiếng nói của Thuý Vân, tác giả tiếp tục sử dụng cách nói ẩn dụ
" Hoa cười ngọc thốt " diễn tả nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc của nàng Từ "thốt" cho ta ấn tượng Thuý Vân ít nói, vẻ đoan trang đứng đắn
của người con gái
= > Tóm lại: Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp
hài hoà khiến thiên nhiên cũng phải thua, nhường Qua cách miêu tả ấy,
Nguyễn Du như ngầm dự báo cuộc đời số phận của Thuý Vân sẽ êm đềm, hạnh phúc
3- Luận điểm 3: ( 12 câu tiếp) Trên nền vẻ đẹp của Thuý Vân, tác giả gợi tả
vẻ đẹp của Thuý Kiều:
* 2 câu đầu giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Các từ "So bề, càng, phần hơn" nói rõ dụng ý của tác giả tả Thuý Vân trước làm điểm tựa, đòn bẩy để chân dung Kiều nổi trội hơn so với em gái "Sắc sảo"
là vẻ đẹp tinh anh của trí tuệ, mặn mà là vẻ đằm thắm trong tâm hồn tình cảm.
* Tiếp đó, Nguyễn Du dùng lối miêu tả điểm nhãn, đặc tả đôi mắt:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
-Với hình ảnh ước lệ "thu thuỷ"- nước mùa thu, "xuân sơn"- núi mùa xuân,
kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ , tác giả làm nổi bật bức chân dung Thuý Kiều với đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu, nét lông mày thanh tú, trẻ trung tràn đầy sức sống như dáng núi mùa xuân
- Vẻ đẹp của Kiều làm cho thiên nhiên, tạo hoá phải ghen ghét, đố kị " hoa ghen", "liễu hờn" Điều đó như dự báo về tương lai của Kiều không bằng phẳng,
êm đềm mà nhiều sóng gió, bất hạnh
* Hai câu tiếp nêu lên ấn tượng chung về vẻ đẹp của Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Với điển tích "nghiêng nước nghiêng thành" ta thấy vẻ đẹp của Kiều làm cho
người ta si mê đến nỗi nghiêng thành, mất nước Về sắc thì nàng đẹp nhất, về tài thì hoạ may mới có người thứ hai
* Những câu còn lại tập trung miêu tả tài năng của Kiều: Nàng giỏi cả 4
môn nghệ thuật theo chuẩn mực của lễ giáo phong kiến là cầm, kì, thi, hoạ Các
từ ngữ "vốn sẵn", "đủ mùi", "ăn đứt" đã khẳng định tài năng xuất chúng của nàng Đặc biệt là tài đàn đã trở thành sở trường, thành "nghề riêng ăn đứt" những tài năng khác Nàng tự sáng tác bản nhạc "Bạc mệnh", khi âm thanh của
nó cất lên khiến người nghe não lòng
-> Nguyễn Du đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Kiều, thể hiện thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp của nàng, một người con gái tài sắc vẹn toàn
Trang 34- Luận điểm 4: (4 câu kết) Vẻ đẹp phẩm hạnh chung của hai chị em Thuý Kiều:
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Chị em Kiều đều bước vào tuổi "cập kê", là những người con gái trong trắng
như những bông hoa còn phong nhuỵ sống trong cảnh êm đềm của một gia đình
nền nếp gia giáo, mặc cho "Tường đông ong bướm đi về " Những câu thơ khép
lại để lại trong lòng ta ấn tượng về vẻ đẹp của hai người con gái quyền quí, khuê các, đoan trang
III- KB: Đoạn thơ "Chị em Thuý Kiều" với bút pháp ước lệ tượng trưng đã khắc
hoạ rõ nét chân dung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều Đây cũng là đoạn thơ thê hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du ở sự đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người Miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều, đoạn thơ đã bộc lộ những nét bút nghệ thuật tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du Đoạn thơ đã góp phần làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều