1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tác giả ngữ văn lớp 9

7 2,4K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9Giới thiệu tác giả tác phẩm Văn lớp 9v

Trang 1

TÁC GIẢ VĂN 9

Câu 1: Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” khoảng 10 câu.

Vũ Thị Thiết là người con gái quê ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên Trương Sinh đem vàng cưới về làm vợ ( ! ) Biết Trương Sinh vốn tính đa nghi nên Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép ( 2 ) Cuộc sum vầy chưa được bao thì hoạ chiến tranh xảy đến, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà nuôi con và mẹ già ( 3 ) Khi mẹ già mất, nàng lo liệu ma chay tế lễ đàng hoàng như với cha mẹ đẻ của mình ( 4 ) Năm sau giặc tan, Trương Sinh về nhà gặp lại vợ con ( 5 ) Khi chàng bế con, bé Đản có nói: có một người đàn ông đêm nào cũng đến,

mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả ( 6 ) Trương Sinh

đã cố chấp, đa nghi nên đã đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vẫn ở bến Hoàng Giang ( 7 ) Sau này, chàng hiểu ra thì việc đã rồi ( 8 ) Riêng với Vũ Nương, sau khi trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, sống dưới thuỷ cung nàng đã gặp người cùng làng cũ là Phan Lang ( 9 ) Nàng đã đưa chiếc thoa vàng về trần gian làm tin ( 1 0 ) Trương Sinh đã lập đàn tràng giải oan, nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trong chốc lát rồi lại đi ( 1 1 )

Câu 2: Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ

 Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Trường Tân,nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

 Ông là học trò của nhà triết học, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

 Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, lúc triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra cảnh nội chiến kéo dài khiến nhân dân lầm than

 Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá, đó là cách phản kháng của nhiều người tri thức tâm huyết đương thời.

 Ông để lại một sự nghiệp văn học khiêm tốn, nhưng có giá trị to lớn trong nền văn học Việt Nam, nổi bật nhất là “Truyền kì mạn lục” Ông được xem là một trong những người khai phá nền văn xuôi văn học dân tộc.

Câu 2:

Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác “Truyện Kiều”.

∗ Nguyễn Du (1765 - 1820) có tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

∗ Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến Việt Nam có những khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục

và khắp nơi mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh đổ các tập đoàn phong kiến

Lê - Trịnh, Nguyễn, quét sạch giặc Xiêm La và Mãn Thanh xâm lược Sau đó triều đại Tây Sơn sụp đổ, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.

∗ Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học Nhưng cuộc sống êm đềm với Nguyễn Du rất ngắn ngủi, ông từng có nhiều năm phải lưu lạc ở nhiều nơi.

∗ Nguyễn Du là người có hiểu biết rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn hoá nước ngoài, có vốn sống phong phú do tiếp xúc với nhiều cảnh đời, con người ở nhiều miền đất, từng đi

sứ Trung Quốc,

∗ Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương con người.

∗ Chính thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng sâu sắc tới các tác phẩm của ông Những tác phẩm của ông mang tầm vóc của một thiên tài Ông đã sáng tác khoảng 243 tác phẩm: chữ Hán nổi tiếng nhất là “Thanh Hiên thi tập” còn chữ Nôm nổi tiếng nhất là “Truyện Kiều” (còn có tên khác là “Đoạn trường tâm thanh”).

Trang 2

TÁC GIẢ VĂN 9

1- ĐỒNG CHÍ: * Chính Hữu (1926-2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê: huyện Can Lộc,

tỉnh Hà Tĩnh

+ Ông từng tham gia quân đội và là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam trong suốt thời kì chống Pháp và Mĩ

+ Sáng tác của ông tập trung khắc hoạ hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến Đặc biệt ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương Ông viết không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hình ảnh giản dị, chọn lọc, hàm súc Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

+ Bài thơ Đồng chí được sáng tác mùa xuân năm 1948, là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất

của Chính Hữu in trong tập" Đầu súng trăng treo" Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm

thiết sâu nặng của những người lính, làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

2- BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH:

- Phạm Tiến Duật: Quê tỉnh Phú Thọ Sau khi tốt nghiệp trường ĐH sư phạm HN, ông gia

nhập quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và là nhà thơ tiêu biểu thời chống Mỹ cứu nước.

- Thơ PTD sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc; thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: nằm trong chùm thơ PTD được tặng giải nhất cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính thật độc đáo Qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ:¸

* Huy Cận (1919 - 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh.

+ Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận nổi tiếng trong Phong trào Thơ mới + Ông tham gia Cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam Huy Cận đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)

* Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ”: Năm 1958, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh, in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng" ( 0.2.5 )

+ Học sinh tìm được 2 biện pháp tu từ: Ẩn dụ (cá bạc: cho sự giàu có của biển khơi);

so sánh (cá thu như đoàn thoi) (0.5 điểm)

4- BẾP LỬA:

* Bằng Việt, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng – sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tinh

Hà Tây

- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Hiện nay ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội

* Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài Bài thơ được đưa vào tập Hương cây- Bếp lửa (1968) Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc

động về người bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu và biết ơn của người cháu đối với bà và với gia đình, quê hương đất nước

Trang 3

5- KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ:

* Nguyễn Khoa Điềm (1943) quê ở xã Thuỷ An, thành phố Huế

- Tốt nghiệp khoa ngữ văn, trường ĐHSP HN năm 1964, về quê hương MN tham gia k/c chống Mĩ và sáng tác văn học

- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc k/c chống Mĩ, gương mặt thơ trẻ VN thời chống Mĩ

- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng

* Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" được sáng tác năm 1971, khi tác giả

đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên Bài thơ thể hiện tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua khúc hát ru con ngọt ngào tha thiết

6- ÁNH TRĂNG:

* Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở phường Đông Vệ, TP

Thanh Hoá

Ông từng gia nhập quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo, sáng tác văn học

Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác

* Bài thơ "Ánh trăng" viết năm 1978, in trong tập thơ Ánh trăng, tập thơ được tặng giải A của Hội

nhà văn Việt Nam Qua ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính, từ đó gợi nhắc thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ

7- LÀNG:

* Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài ( 1920-2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tácđăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

* Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng

lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 Tác phẩm ca ngợi tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân rời làng đi tản cư thể hiện rõ nét qua nhân vật ông Hai

8- LẶNG LẼ SA PA:

* Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ

kháng chiến chống Pháp Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí

*Truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác

giả Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972 Tác phẩm khắc hoạ thành công hình ảnh

những người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở 1 mình trên đỉnh núi cao, qua đó ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng

9- CHIẾC LƯỢC NGÀ:

* Nguyễn Quang Sáng sinh 1932, quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Trong kháng chiến

chống Pháp, ông vào bộ đội hoạt động ở chiến trường Nam Bộ Năm 1954, tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn; Những năm chông Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chíên và sáng tác văn học

- Tác phẩm của ông nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết Ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ TP của NQS có lối viết giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc đậm đà chất Nam Bộ

Trang 4

* Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến

trường Nam Bộ, được đưa vào tập truyện cùng tên Truyện đã thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh

10- CON CÒ:

* Chế Lan Viên( 1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh

Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới

với tập thơ "Điêu tàn" Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt

Nam thế kỉ XX Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

* Bài thơ "Con cò" viết năm 1962, in trong tập " Hoa ngày thường, chim báo bão" của Chế

Lan Viên

Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong ca dao, trong những câu hát ru quen thuộc để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người

11- MÙA XUÂN NHO NHỎ:

a/ Xác định tác giả, tác phẩm (1,0 điểm)

- Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (0,25 điểm)

- Viết đoạn văn từ 5-7 câu giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm (0,75 điểm) Học sinh cần nêu được những ý chính sau:

+ Thanh Hải (sinh 1930, mất 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế

+ Nhà thơ hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp Trong thời

kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu

+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện

niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến cho đời của tác giả

b/ Nêu nét nổi bật về nghệ thuật của đoạn thơ (1,0 điểm)

Học sinh cần chỉ ra được nét nổi bật về nghệ thuật trong đoạn thơ là phép điệp từ ngữ “dù là” nhằm khẳng định, nhấn mạnh khát vọng sẵn sàng dâng hiến bản thân mình cho cuộc đời ở bất kỳ thời điểm nào

12-VIẾNG LĂNG BÁC:

* Viễn Phương (1928-2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang Trong

kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ và là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước Phong cách thơ của ông sâu sắc, tâm trạng; vừa giàu chất suy tưởng vừa hiện thực, vừa hồn nhiên mơ mộng

* Bài thơ Viếng lăng Bác được viết năm 1976, sau khi đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ

Chí Minh cũng vừa khánh thành, trong dịp nhà thơ ra thăm lăng Bác Bài thơ được in trong tập

thơ "Như mây mùa xuân" (1978)

- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết với nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ

13- SANG THU:

* Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh 1942, quê huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh

Phúc Ông từng tham gia quân đội trong kháng chiến chống Mĩ và là nhà thơ tiêu biểu của nền

Trang 5

thơ hiện đại Việt Nam Thơ Hữu Thỉnh giản dị, có nhiều phát hiện bất ngờ, độc đáo về cảnh sắc thiên nhiên đất nước, về cuộc sống ở nông thôn và về mùa thu

* Tiêu biểu là bài thơ Sang thu Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1977, in lần đầu trên báo

Văn nghệ Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến chuyển của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu

14- NÓI VỚI CON:

* Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948; quê huyện Trùng

Khánh, tỉnh Cao Bằng Ông từng tham gia quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Từ năm

1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi

* Bài thơ Nói với con là tác phẩm tiêu biểu của Y Phương, viết sau năm 1975, được in trong

tập "Thơ Việt Nam 1945-1985" Bài thơ thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con

cái, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc mình Nhắc nhở con hãy xứng đáng với tình yêu thương mà gia đình và quê hương đã dành cho con

14- BẾN QUÊ:

* Nguyễn Minh Châu (1938-1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông từng tham

gia quân đội và là 1 trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu thể hiện những tìm tòi quan trọng

về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới nền văn học nước nhà Năm 200, ông được Nhà nươc truy tặngGiải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

* Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm

1985 Tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng những giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương

15- NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI:

* Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.Gia nhập thanh niên

xung phong và bắt đầu viết văn vào những năm 1970, Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn Trong kháng chiến chống Mĩ, truyện của Lê Minh Khuê tập trung thể hiện cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn Với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ, bà đã đem đến cho người đọc những tác phẩm thật sự đặc sắc

* Tiêu biểu là truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" Đây là một trong số những tác phẩm đầu

tay của Lê Minh Khuê viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra

ác liệt Tác phẩm viết về ba cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên yêu đời, gan dạ dũng cảm…Trong đó, nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu đậm nhất

Trang 6

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

Năm học 2011-2012 ( Ở nhà) Ngày thi: 12- 6- 2011

Câu 1( 1 điểm): Tìm khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong các đoạn trích sau đây, chỉ rõ là

thành phần gì:

a) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó

( Kim Lân, Làng )

b) Tim tôi cũng đập không rõ Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ

( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c) Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá !

( Kim Lân, Làng)

Câu 2 ( 1,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người rưng qua đường.

a) Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào, tác giả là ai? Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm ?

b) Nét nổi bật về nghệ thuật của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3( 3 điểm) Viết bài văn ngắn ( Khoảng 1 trang ) về tình yêu quê hương.

Câu 4 ( 4,5 điểm) : Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ

về tiểu đội xe không kính " của Phạm Tiến Duật.

Câu 1 (1 điểm): Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần Ngày nào ít: ba lần Tôi có nghĩ tới cái chết Nhưng

một cái chết mờ nhạt, không cụ thể Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không ?

(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)

Đoạn trích trên cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “tôi” – Phương Định ?

Câu 2 (1 điểm): Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì.

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)

Câu 3 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt

đẹp trong quan hệ bạn bè.

Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Trang 7

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân …

Ngày đăng: 01/12/2015, 13:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w