Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8vÔn tập ngữ văn 8Ôn tập ngữ văn 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I I.Tiếng Viêt: 1.Công dụng của dấu câu 2. Từ vựng: a,Cấp độ khái quát nghóa của tư ø Dấu câu Công dụng 1.Dấu chấm Dùng để kết thúc câu trần thuật 2.Dấu chấm hỏi Kết thúc câu nghi vấn 3.Dấu chấm than Kết thúc câu cầu khiến hoặc cảm thán. 4.Dấu phẩy Phân cách các thành phần và bộ phận của câu. 5.Dấu chấm lửng - Biểu thò bộ phận chưa liệt kê hết - Biểu thò lời nói ngập ngừng , ngắt quãng - Làm giản nhòp điệu câu văn , hài hước , dí dỏm 6.Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp 7.Dấu gạch ngang - Báo trước bộ phận giải thích , chú thích trong câu - Báo trước lời thoại của nhân vật . 8.Dấu gạch nối - Nối các tiếng trong một từ phiên âm tên ngườI, đòa phương , sản phẩm nước ngoài. - Nối các từ trong một liên danh. 9. Dấu ngoặc đơn - Đánh dấu phần chú thích (bổ sung , giải thích, thuyết minh) 10.Dấu hai chấm - Báo trước phần giải thích thuyết minh cho một phần trước đó. - Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời thoại. 11.Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ ngữ , câu , đoạn dẫn trực tiếp - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghóa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai - Đánh dấu tên tác phẩm , tờ báo , tạp chí , tập san … dẫn trong câu văn - Một từ có nghóa rộng khi phạm vi nghóa của từ ngữ đó được bao hàm nghóa của một số từ ngữ khác VD : Cá có ngóa rông hơn cá thu, cá heo. - Một từ có nghóa hẹp khi phạm vi nghóa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghóa của 1 từ ngữ khác VD :Chợ Bến Thành có nghóa hẹp hơn chợ. - Tính chất rộng , hẹp của nghóa từ ngữ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghóa của từ. VD : Từ cây có nghóa hẹp hơn từ thực vật nhưng rộng hơn nghóa của từ cây xoài. b, Trường từ vựng : Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghóa . VD : tàu , xe, thuyền , máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thông c, Từ tượng hình , từ tượng thanh - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , hoạt động , trạng thái của sự vật ( VD:lom khom, phấp phới) - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người (VD: ríu rít, ào ào) d, Từ đòa phương và biệt ngữ xã hội - Từ đòa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số đòa phương nhất đònh (VD : bắp , trái , vô …) - Biệt ngữ xh là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội ( VD tầng lớp học sinh:ngỗng , gậy …) e, Nói quá : Là biện phát tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm (VD :Nhanh như cắt ) g, Nói giảm nói tránh : Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhò , uyển chuyển , tránh gây cảm giác quá đau buồn , ghê sợ , nặng nề ; tránh thô tục , thiếu lòch sự VD : Chò ấy không còn trẻ lắm 3.Ngữ pháp a ,Trợ từ , Thán từ :Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thò thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến trong câu VD : Lan sáng tác những ba bài thơ. - Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc , tình cảm , thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp VD : ô hay , tôi tưởng anh cũng biết rồi ! b, Tính thái từ :Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán và để biểu thò các sắc thái tình cảm của người nói . - Tình thái từ nghi vấn ( VD:Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?) - Tình thái từ cầu khiến (VD: Chớ vội!) - Tình thái từ cảm thán (VD: Tội nghiệp thay con bé!ù) - Tình thái từ biểu thò tình cảm cảm xúc ( VD:Con nghe thấy rồi ạ !) c, câu ghép : Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên và chúng không bao chứa nhau. Mỗi vế câu ghép có cấu tạo là một cụm C-V, nó được xem là một câu đơn.(VD : Gío thổi , mây bay , hoa nở) - Quan hệ giữa các vế trong câu ghép :Quan hệ bổ sung , nối tiếp , nguyên nhân – kết qủa (Vì trời mưa nên đường lầy lội)û , tương phản (Mùa hè nhưng trời không nóng lắm) II. Văn bản: a.Văn bản truyện kí Việt Nam ** Tác phẩm, tác giả Thể loại PTBĐ Nội dung Nghệ thuật Tôi đi học (Thanh Tònh) (1911-1988) Truyện ngắn Tự sự- miêu tả- biểu cảm - Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học -Tự sự kết hợp trữ tình ; kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm. -Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm Trong lòng mẹ (Trích “ Những ngày thơ ấu”) Nguyên Hồng (1918-1982) Hồi kí- tiểu thuyết. Tự sự (xen trữ tình) Nổi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ -Tự sự kết hợp với trữ tình, kể truyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá -Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt; sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo Tức nước vỡ bờ (Trích chương 13, tiểu thuyết Tắt Đèn) Ngô Tất Tố Tiểu thuyết Tự sự -Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực phong kiến, tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo. -Ca ngợi những phẩm chất cao q và sức mạnh quật khởi tiềm tàng, mạnh mẽ của chò Dậu. -Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn, giàu tinh thần lạc quan - Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào và giải quyết hợp lí -Xây dựng miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, và hành động, trong thế tương phản với các nhân vật khác Lão Hạc (Trích truyện ngắn lão Hạc ) Nam Cao Truyện ngắn Tự sự ( Xen trữ tình) - Số phận đau thương và phẩm chất cao q của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Thái độ trân trọng của tác giả với họ. - Tài năng khắc hoạ nhân vật rất cụ thể, sinh động, đặc biệt là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí số phận nhân vật, cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt. -Ngôn ngữ kể chuyện rất chân thực, đậm đà chất nông dân giản dò, tự nhiên b, Văn bản nhật dụng * Tác phẩm Tác giả Chủ đề Đăc điểm nghệ thuật Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Theo tài liệu của sở khoa học – công nghệ Hà Nội Tuyên truyền , phổ biến tác hại của bao bi nì lông. Kêu gọi thực hiện một ngày không dùng bao bì ni lông , bảo vệ môi trường trái đất trong sạch. Thuyết minh ( giới thiệu , giải thích , phân tích , đề nghò) n dòch , thuốc lá Theo Nguyễn Khắc Viện Từ thuốc lá đến ma Lên án thuốc lá là thứ ôn dòch nguy hiểm hơn AIDS. Bởi vậy cần phải chống lại việc hút thuốc lá, loại bỏ thuốc lá ra khỏi Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể , sinh động , tuý-Bệnh nghiện đời sống. gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người Bài toán dân số Theo Thái An báo GD & TĐ số 28,1995 Dân số thế giới và Việt Nam tăng rất nhanh. Dân số tăng nhanh kìm hãm sự phát triển kinh tế vì vậy hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người . Từ câu chuyện bài toán dân số cổ hạt thóc , tác giả đưa ra các con số buộc người ngẫm đọc phải liên tưởng và suy C, Văn bản thơ Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu ( 1867-1940) Thất ngôn bát cú Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung , đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí só yêu nước Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh (1872 -1926) Thất ngôn bát cú Hình tượng đẹp lẫm liệt , ngan tàng của người tù yêu nước trên đảo Côn Lôn Muốn làm thằng Cuội Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu(1889-1939) Thất ngôn bát cú Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường , xấu xa , muốn thoát li bằng những mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chò Hằng Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải (1895-1983) Song thất lục bát Mượn câu chuyện lòch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước , ý chí cứu nước của đồng bào d, Văn bản nước ngoài Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung Đặc sắc nghệ thuật Cô bé bán diêm An đéc – xen ( 1805-1875) Đan mạch Truyện cổ tích Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé Đan Mạch bất hạnh , chết cóng bên đường trong đêm giao thừa Kể chuyện cổ tích rất hấp dẫn , đan xen hiện thực và mộng ảo , tình tiết diễn biến hợp lí Đánh nhau với cối xay gió Xéc- van -téc ( 1547-1616) Tây Ban Nha Tiểu thuyết Sự tương phản về mọi mặt giữa 2 nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan –trô Pan –xa . Cả 2 đều có những mặt tốt , đáng q bên cạnh những đểm đáng trách , đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió. Miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập , tương phản , song hành của cặp nhân vật chính Giọng điệu hài hước ,chế giễu khi kể , tả về thầy trò nhà hiệp só anh hùng nhưng cũng rất đáng thương Chiếc lá cuối cùng O Hen – ri ( 1862-1910) Mó Truyện ngăn Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những nghệ só nghèo Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần , hình ảnh chiếc lá cuối cùng Hai cây phong Ai-ma-tốp ( 1928) Liên xô cũ Truyện ngắn Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy – sen thời thơ ấu của tác giả Miêu tả cây phong rất sinh động . Câu chuyện đậm chất hồi ức , ngòi bút đậm chất hội hoạ 3) Tập làm văn: 1>Thuyết minh: Thuyết minh về áo dài Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha. Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm . Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân. Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh… Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này. Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn. Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được. Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Thuy t minh v cây ào ngày T tế ề đ ế Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. Nếu mai là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào. Ngày xưa, ở phiá Ðông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhà. Ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỵ Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng. Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2– 3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung. Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992). Các giống đào trồng được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính”, phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn. Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông. Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào. Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng, được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão, một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ). Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 – 8 triệu tấn. Cách đây hơn 300 năm, Đào đã được trồng ở các tính miền Tây Bắc Trung Quốc, hiện nay Đào được trồng nhiều ở các nước: Trung Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, Nhật, Achentina… ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, Đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính. Đào có vị thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g cùi thịt quả Đào có 0,9g protein, 0,1g lipit, 7g gluxit, 8mg canxi, 20mg phốtpho, 10mg sắt, 2mg caroten, 8,3mg Vitamin B1, 2mg Vitamin B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ: xitric, tactric, clorogenic. Đào rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều vì Đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt. Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý. Nhân hạt Đào (Đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu. Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da. Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản. Cành Đào: Chữa sốt rét. Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo. Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng… HẾT