Phân tích bao bì kim loại chứa đựng thực phẩm. giới thiệu sơ lược về bao bì kim loại. Phân loại. Các tiêu chuẩn liên quan. Phương pháp kiểm tra..........................................................................................................................
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN:
BAO BÌ KIM LOẠI CHỨA THỰC PHẨM
GVHD: NGÔ DUY ANH TRIẾT
SVTH: LÝ TRẦN CẨM TÚ
MSSV:2022120155
LỚP:03DHDB2
TP.HCM – THÁNG 5 NĂM 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ KIM LOẠI
1 lịch sử hình thành và phát triển của ngành bao bì
1.1.lịch sử phát triển vật liệu bao bì
1.2.lịch sử phát triển bao bì kim loại
2.bao bì kim loại
2.1 ưu và nhược của bao bì kim loại
2.2 phân loại bao bì kim loại
2.3 vecni bảo vệ lớp kim loại
2.4 sự ăn mòn hóa học bao bì
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ BAO BÌ KIM LOẠI CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM
1 QCVN 12-3- 2011/ BYT
1.1 qui định chung
1.2 yêu cầu kĩ thuật
2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 172:1993
2.1 kiểu, cỡ và kích thước của hộp
2.2 yêu cầu kĩ thuật
Trang 32 phương pháp thử đối với hộp sắt hàn điện dùng cho đồ hộp
2.1 chất lượng hàn đường thân
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hằng ngày của con người thì nhu cầu sử dụng hàng hóa nói chung
và thực phẩm nói riêng là rất lớn Để đáp ứng nhu cầu ngày một phát triển đó, việc sảnxuất hàng hóa, thực phẩm dần được công nghiệp hóa Những thành tựu mới nhất của cácnghiên cứu khoa học đã được con người áp dụng vào trong dây chuyền sản xuất hàng hóa
và thực phẩm
Việc bao gói để sản phẩm được bảo quản tốt hơn, hạn chế thấp nhất mức ảnh hưởngcủa môi trường bên ngoài, tăng tính cạnh tranh trên thị trường cũng như kéo dài thời gian
sử dụng ngày càng được đòi hỏi nhiều hơn Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu
tố quan trọng sản xuất công nghiệp
Mỗi loại hàng hóa thực phẩm đều có đặc tính riêng, do đó chúng có yêu cầu bảoquản riêng, căn cứ vào đó mà chọn kĩ thuật bao gói và vật liệu bao bì phù hợp Trên thịtrường hiện nay có rất nhiều loại bao bì, tuy nhiên với ưu thế vượt bậc về thời gian bảoquản, bao bì kim loại đã tạo nên bước đột phá cho công nghệ bảo quản thực phẩm
Trong bài báo cáo này, dưới sự hướng dẫn của thầy, em xin giới thiệu những yêucầu chung và cơ bản nhất của bao bì kim loại trong sản xuất thực phẩm hiện nay Đồngthời nêu một số phương pháp thử các chỉ tiêu quan trọng đối với bao bì kim loại chứađựng thực phẩm Do thời gian nghiên cứu là có hạn chắc chắn không thể tránh khỏi saisót, em mong nhận được ý kiến của thầy để hoàn thiện bài báo cáo này hơn
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ KIM LOẠI
1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BAO BÌ
1.1 Lịch sử phát triển vật liệu bao bì
Lịch sử bao bì thực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùng với côngnghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội loài người qua cácthời kì
Thực phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày có nguyên liệu nguồn gốc từ nhiều vùngđất, quốc gia trên thế giới và được xử lý chế biến theo nhiều nền văn hóa khác nhau và sựphát triển của xã hội Bao bì thực phẩm có một trong các chức năng quan trọng là chứađựng và bảo quản thực phẩm nên đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt ăn uống con ngườitheo từng giai đoạn
Từ thời kì đồ đá, vật chứa đựng thức ăn, thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như quảbầu bí để khô, vỏ sò, vỏ ốc; bộ phận thú rừng như da, xương, sừng… Bên cạnh đó, conngười đã biết dệt lông thú hoặc cỏ lác thành tấm và tạo thành túi chứa đựng
Đến thời kì đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài đồ chứa bằng kim loại có hình dạngnhư chiếc sừng và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm Khoảng 1500 năm trước CôngNguyên, con người đã dùng lọ thủy tinh để chứa những chất lỏng
Ngày nay nhằm đáp ứng việc đóng gói thực phẩm đảm bảo an toàn và thuận lợi trongphân phối rất nhiều loại bao bì được sử dụng như giấy, thủy tinh, đồ gốm, sắt tráng thiếc,nhôm, chất dẻo, hộp lon kim loại, hộp bằng gỗ và bìa cứng, giấy gói và nhãn hiệu, bao bìnhựa, bao bì cao su…
1.2 Lịch sử phát triển bao bì kim loại
Khoảng năm 1200, những người thợ thủ công Bohemina đã phát hiện ra phương pháp mạthiếc lên những tấm sắt mỏng Từ đó người ta đã có thể tạo ra các hộp kim loại Đến năm
1764 ở Luân Đôn bắt đầu xuất hiện các loại hộp nhỏ bằng kim loại để đựng thuốc lá Đầu
Trang 6những năm 1830, diêm và bánh bích quy đều được chứa đựng trong các hộp thép trángthiếc Bao bì kim loại phát triển thành một ngành công nghệ vào thế kỉ XIX và phát triểnmạnh nhất vào đầu thế kỉ XX Bao bì kim loại đáp ứng được yêu cầu bảo quản với thờigian dài 1-2 năm thuận tiện cho việc phân phối nơi xa và các tính chất vật lý khác để giữthực phẩm tốt hơn so với một số loại bao bì khác.
2 BAO BÌ KIM LOẠI
2.1 Ưu điểm và nhược điểm của bao bì kim loại
2.1.1 Ưu điểm
Bao bì nhôm nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển
Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì không bịlão hóa nhanh theo thời gian
Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm
Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt cao và khả năng truyền nhiệt tốt do đó các loại thựcphẩm có thể đóng hộp thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn
Rất dễ bị oxy hóa nên phải tạo lớp mạ thiếc, do đó độ bền hóa học kém
Không thấy được sản phẩm bên trong
Giá thành thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì cũng như dây chuyền đóng gói bao bìvào loại khá cao
Chi phí tái chế cao
Trang 72.2.Phân loại bao bì kim loại
2.2.1 Phân loại theo vật liệu bao bì
Bao bì kim loại thép tráng thiếc( sắt tây ):
Thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt và các phi kim, kim loại khác như cacbon
≤2,14%; Mn ≤ 0,8%; Si ≤ 0,4%; P ≤ 0,05%; S ≤ 0,05%
Tùy loại thép mà chúng có hàm lượng cacbon khác nhau, hàm lượng cacbon càng lớn thì
có tính giòn Để làm bao bì thực phẩm , thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏngthành tấm có bề dày 0,15 ÷ 0,5 mm, do đó yêu cầu tỉ lệ cacbon trong thép vào khoảng0,2%
Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, dễ bị ăn mòn trong môi trường axit,kiềm nên cần tráng thiếc để có bề mặt sáng bóng Nhưng thiếc là kim loại lưỡng tính nên
dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp vecni có tính trơ trong môi trường axit,kiềm
Bao bì kim loại Al:
Nhôm làm bao bì có độ tinh khiết đến 99% và những thành phần kim loại khác có lẫntrong nhôm như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Ti,…
2.2.2 Phân loại theo công nghệ chế tạo lon
Lon hai mảnh:
Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời
được ghép mí với thân Lon hai mảnh chỉ có một
đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo
mềm dẻo, ngoài nhôm có thể dùng thép có độ
mềm dẻo cao
Trang 8Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất mỏng so với bềdày đáy nên có thể dễ bị đâm thủng hoặc dễ bị đâm thủng do va chạm.
Lon hai mảnh thích hợp chứa các loại thực phẩm có áp suất đối kháng bên trong như sảnphẩm nước giải khát có gas Bao bì lon hai mảnh bằng nhôm có thể có chiều cao đến 110
mm và lon hai mảnh bằng thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm dẻo,không thể kéo dài
Lon ba mảnh:
Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép tráng thiếc Lon bamảnh gồm thân, nắp, đáy Thân hộp được chế tạo từ một miếng thép tráng thiếc hình chữnhật, cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân; nắp, đáy được chế tạo riêng, được ghép
mí với thân
2.3 Vecni bảo vệ lớp kim loại
Lớp vecni bảo vệ lớp kim loại phủ bên trong cũng như bên ngoài lon ba mảnh hoặc haimảnh thuộc loại nhiệt rắn Sau khi được đun nóng chảy để phun phủ lên bề mặt lon thìvecni được sấy khô trở nên cứng, rắn chắc Lớp vecni tráng bề mặt bên trong lon nhằmbảo vệ lon không bị ăn mòn bởi môi trường thực phẩm chứa đựng trong lon và lớp vecnitráng mặt ngoài lon nhằm bảo vệ lớp sơn ở mặt ngoài không bị trầy xước
Lớp vecni tráng bên trong lon phải đảm bảo:
- Không gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm chứa đựng
- Không bong tróc khi bị va chạm cơ học
- Không bị phá hủy bởi các quá trình đun nóng, thanh trùng
Trang 9- Có độ dẻo cao để trải đều khắp bề mặt được phủ Liều lượng được tráng lên thép tấm:
3 ÷ 9 g/m2, độ dày 4 ÷ 12 µm Sau khi tạo hình thì lon được tráng bổ sung để khắc phụcnhững chỗ trầy xước biến dạng ở mối ghép thân, đáy
- Độ dày của lớp vecni phải đồng đều, không để lộ thiếc qua những lỗ, những vết sẽ gây
ăn mòn thiếc và lớp thép một cách dễ dàng
2.4 Sự ăn mòn hóa học bao bì
Sắt tráng thiếc
Bởi môi trường H+, tạo khí H2↑
Lớp vecni bị bong tróc thì tạo nên sự tiếp xúc của lớp oxyt thiếc với môi trường thựcphẩm có tính axit làm xảy ra phản ứng:
Với SnO: 2H+ + SnO Sn2+ + H2O
Bởi môi trường H2S, tạo ra khí H2
Với thực phẩm giàu protein như thịt cá, hoặc loại gia vị tỏi chứa trong bao bì thép trángthiếc, khi tiệt trùng thì những protein có cầu nối di – sulfur sẽ bị biến tính, đứt vỡ liên kết
di – sulfur, có thể tạo thành H2S
Nếu lớp vecni phủ có ZnO: H2S + ZnO ZnS + H2O ( ZnS màu trắng, dạng vảy )
Trang 10Nếu không có ZnO trong lớp vecni thì không tiêu hủy được H2S, nếu có chỗ bị bong tróclớp vecni để lộ lớp Sn thì:
H2S + Sn SnS + H2( SnS màu nâu tím, dạng vảy )
H2S + Fe FeS + H2( FeS màu đen, dạng vảy )
Sản phẩm tạo ra sau phản ứng: ZnS, SnS, FeS, đều gây mất giá trị cảm quan cho sảnphẩm
Nếu chỗ trầy xước để lộ lớp SnO, hộp thép tráng thiếc cũng có thể bị ăn mòn hóa học
Bao bì nhôm
Lớp vecni bảo vệ ăn mòn được phủ ngay trong quá trình chế tạo Do đó lon nhôm chỉ bị
ăn mòn hóa học khi lớp vecni bị trầy xước, bong tróc:
Al2O3 + 6H+ 2Al3+ + 3H2O
Hoặc Al + 6H+ Al3+ 3H2↑
Môi trường axit ăn mòn tạo H2↑, nhưng khí H2 sinh ra không tạo áp lực đáng kể so với áplực CO2 có sẵn trong lon ( khoảng 2,6 at ) Tuy nhiên do thành lon rất mỏng, nếu bị ănmòn hóa học thì sẽ bị thủng ngay và hư hỏng sản phẩm
Trang 11CHƯƠNG 2 MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ BAO BÌ KIM LOẠI
CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM
1 QCVN 12-3:2011/BYT - QUY CHUẨN KĨ THUẬT QUỐC GIA VỀ VỆ SINH ANTOÀN ĐỐI VỚI BAO BÌ, DỤNG CỤ BẰNG KIM LOẠI TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚITHỰC PHẨM
1.1 Qui định chung
1.1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn ) này qui định các yêu cầu kĩthuật và quản lý về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trựctiếp với thực phẩm ( sau đây gọi tắt là bao bì, dụng cụ kim loại )
Trang 121.2 Yêu cầu kĩ thuật
THỬ THÔI NHIỄMChỉ tiêu kiểm tra Điều kiện ngâm thôi Dung dịch ngâmthôi Giới hạn tối đaArsen
60˚C trong 30 phút[5] Nước[3]
0,2 µg/ml60˚C trong 30 phút Dung dịch acid
citric 0,5%[4]
Cadimi
60˚C trong 30 phút[5] Nước[3]
0,1 µg/ml60˚C trong 30 phút Dung dịch acidcitric 0,5%[4]
Chì 60˚C trong 30 phút
[5] Nước[3]
0,4 µg/ml60˚C trong 30 phút Dung dịch acidcitric 0,5%[4]
Epichlorohydrin 25˚C trong 2 giờ Pentan 0,5 µg/ml[8] , [9]
Vinylchlorid Không quá 5˚C trong24h Ethanol 20% 0,05 µg/ml [8]
[1] Bao bì, dụng cụ kim loại dùng để chứa đựng chất béo, dầu ăn và thực phẩm chứa chấtbéo
[2] Bao bì, dụng cụ kim loại dùng để chứa đựng đồ uống có cồn
[3]Bao bì, dụng cụ kim loại dùng để chứa đựng thực phẩm có độ pH lớn hơn 5
[4]Bao bì, dụng cụ kim loại dùng để chứa đựng thực phẩm có độ pH nhỏ hơn hoặc bằng 5
[5]Bao bì, dụng cụ kim loại sử dụng ở nhiệt độ lớn hơn 100˚C điều kiện ngâm 95˚C trong
30 phút
[6] Hàm lượng cặn khô không quá 90µg/ml trong trường hợp mẫu là đồ hộp đã được phủbên trong một lớp phủ có nguyên liệu chính là các loại dầu tự nhiên hoặc chất béo và hàmlượng của kẽm oxyd trong lớp phủ lơn hơn 3%
[7] Số lượng một chất hòa tan trong chloroform ( giới hạn đến 30µg/ml hoặc ít hơn) đượcxác định khi một mẫu có thể được sử dụng tương tự như [6] và số lượng vượt quá 30µg/ml
Trang 13[8] Không áp dụng đối với các bao bì, dụng cụ kim loại không phủ 1 lớp nhựa tổng hợptiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
[9] Dung dịch rửa giải đã được cô đặc 5 lần, mặc dù nồng độ trong dung dịch rửa giảikhông quá 25 µg/ml
Trang 142 TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 172:1993 HỘP SẮT HÀN ĐIỆN DÙNG CHO ĐỒHỘP THỰC PHẨM
2.1 Kiểu, cỡ và kích thước của hộp
+ Phân loại theo cách chế tạo thân hộp:
- Hộp ghép hay hộp 3 mảnh (gồm thân ghép, nắp và đáy)
- Hộp dập hay hộp 2 mảnh (gồm thân liền với đáy, và nắp)
2.1.2 Hộp sắt cùng cỡ phải cùng kiểu, cùng dung tích và cùng kích thước (Xem phầnphụ lục)
2.2 Yêu cầu kỹ thuật
- Sắt trắng dùng để sản xuất hộp sắt phải theo đúng các yêu cầu chất lượng cho từng loại
đồ hộp thực phẩm, hoặc theo hợp đồng kinh tế giữa hai bên về độ dày, độ cứng, độ trángthiếc, loại lõi thép và kiểu thụ động hoá
- Sắt tráng vecni, vecni phải đúng theo TCN vecni dùng trong thực phẩm
- Hỗn hợp làm vòng đệm kín phải là loại dùng cho bao bì thực phẩm
- Hộp sắt dùng cho đồ hộp phải chế tạo theo đúng quy trình công nghệ đã được các cơquan thẩm quyền duyệt y
- Kích thước thân hộp theo bảng 1
Trang 15Bảng 1: Cỡ, dung tích, kích thước 10 hộp tròn 3 mảnh thông dụng nhất
Cỡ hộp Dung tích
danhnghĩa vàdung sai(ml)
Đườngkínhdanhnghĩa(mm)
Chiềucaodanhnghĩa(mm)
Chiều caongoài
A 0,5(mm)
Đườngkính trong
B (mm)
Chiềurộngméploe C0,25(mm)
Bán kínhmép loe D(mm)
7398102113111116119139178178
73,0298,42101,60112,71111,12115,75118,92139,19177,67177,67
52,30 0,152,30 0,165,30 0,172,90 0,177,47 0,183,34 0,198,93 0,298,93 0,2105,10 0,2153,36 0,2
2,542,542,592,592,592,672,672,672,742,92
1,98 - 2,081,98 - 2,081,98 - 2,291,98 - 2,291,98 - 2,291,98 - 2,291,98 - 2,291,98 - 2,291,98 - 2,291,98 - 2,29
− Ghi chú: 1) Cỡ hộp theo hệ Anh (tính theo inch) như sau:
Cỡ hộp tròn (theo hệ mét) Cỡ hộp tròn theo hệ Anh (tính theo inch)
Trang 16153 x 178 603 x 7002) Dung tích là của hộp đã ghép (đáy và nắp) Dung sai về dung tích là giới hạn độ lệch cho phép sinh ra do sai khác trong thiết kế và chế tạo hộp Dung tích hộp gần trên 1000 ml sẽ nhỏ hơn chút ít so với bảng trên.
3) Chiều cao ngoài là của hộp chưa ghép nắp
− Nắp hộp phải có các đường gân tùy theo kích thước, hình dạng, dung tích của hộp
và bề dày sắt làm hộp để bảo đảm độ cứng cần thiết cho hộp Kích thước nắp hộptheo bảng 2
51,92 - 52,0464,95 - 65,1072,47 - 72,6283,01 - 83,1698,65 - 98,81104,83 - 104,98126,11 - 126,26153,01 - 153,16
0,940,940,940,940,940,940,940,94
2,62 - 2,902,84 - 3,122,84 - 3,122,84 - 3,122,84 - 3,122,84 - 3,122,84 - 3,122,84 - 3,12
2827272727272626
3,333,583,583,583,583,583,583,73
Ghi chú: (1) E là số lượng nắp trong ngưỡng đo 50,8 mm.
− Vòng đệm trên nắp khi quan sát bằng mắt không được lỗ rỗ hay đứt đoạn, khi ghépkhông được lộ ra ngoài mí hộp
− Vòng đệm trên nắp phải có độ đàn hồi gấp đôi chiều dài ban đầu Khối lượng vòngđệm là 0,7 - 1 mg/mm đường kính trong của nắp (tùy vật liệu vòng đệm)
− Mối hàn điện phải kín, chắc, nhẵn, không có vết nứt, không có vết nhăn, và không
so le Bề rộng mối ghép (bề rộng đường hàn) là 0,4 - 1,0 mm, phụ thuộc vào loạimáy hàn Mặt trong hộp ở mối hàn điện có thể phủ một lớp vecni hoặc dán keo tùytheo công nghệ hàn và loại sản phẩm
− Hộp có thể tráng hay không tráng vecni ở mặt trong và mặt ngoài, toàn bộ haytừng phần
Trang 17− Mặt trong và mặt ngoài hộp sắt tráng phải nhẵn, không có vết rạch, vết xước, vết
rỉ Cho phép mặt hộp được mờ, có vết dập nhẹ, vết xước nhẹ, nhưng vẫn giữ đượclớp thiếc nguyên vẹn Cho phép các mặt gấp nhỏ, dọc theo thân
− Mép loe hộp phải có bề rộng tròn đều, không được có vết nứt, vết nhăn, xước, sole
− Mối ghép kép (mí hộp) phải nhẵn, bóng thiếc, trong đều, không lè mí
− Hộp sắt hàn điện xuất xưởng phải có bộ phận KCS kiểm tra và chứng nhận chấtlượng Người chế tạo hộp phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu của tiêu chuẩnnày và mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng
3 TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 171 : 1993 VECNI DÙNG TRONG ĐỒ HỘP THỰCPHẨM
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vecni và sắt lá tráng vecni dùng để chế tạo bao bì đựng đồhộp thực phẩm
Yêu cầu kỹ thuật
Vecni và màng tráng vecni trên sắt lá làm bao bì đựng đồ hộp rau quả, thịt cá phải đạtnhững yêu cầu sau:
Vật liệu vecni
− Trạng thái:
Vecni phải ở dạng lỏng đồng nhất, không có cặn, không vẩn đục, không keo đặc Khi phavới dung môi thích hợp, vecni phải loãng ra và đồng nhất, không được vón cục, khôngđược phân lớp
− Màu sắc: Vecni có màu vàng, trắng trong, trắng đục hoặc xám, tùy loại
− Độ nhớt: Vecni có độ nhớt không quá 180 sec
− Hàm lượng chất khô: trong khoảng 30 - 40% tùy theo hãng chế tạo
− Tính không độc hại: Vecni phải được chứng nhận của cơ quan y tế nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (loại sản xuất trong nước) hoặc của nước ngoài (loạinhập khẩu) cho phép sử dụng làm bao bì đồ hộp
Màng vecni trên sắt lá
Trang 18Quá trình gia công tạo màng vecni trên sắt lá phải theo đúng quy trình công nghệ đượccấp có thẩm quyền xét duyệt và phải thực hiện các thông số công nghệ của hãng chế tạo.Sắt lá để tráng phải đáp ứng tiêu chuẩn hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên.Chất lượng màng vecni phải đạt các chỉ tiêu sau đây:
− Khuyết tật bề mặt: Màng vecni không được rỗ, mặt tráng phải đồng đều, không :được chỗ dày chỗ mỏng, không được xây xước
− Màu sắc:Vecni có màu vàng, trắng trong, trắng đục hoặc xám, tùy loại
− Độ bám dính - độ bong tróc: Độ bong tróc vecni trên sắt lá chia làm sáu cấp Vecni
sử dụng được phải có độ bong tróc từ cấp 0 đến cấp 2
− Khối lượng màng vecni: từ 4 –10 g/m2 tùy mục đích sử dụng và tùy loại vecni
− Sự chịu axit: Màng vecni (thứ chống axit) tráng trên sắt lá phải chịu được sự tácđộng của axit, màng vecni phải:
+ Không thay đổi độ bám dính
+ Không thay đổi màu sắc
− Sự chịu sunphua: Màng vecni (thứ chống sunphua) tráng trên sắt lá phải chịu được
sự tác động của sunphua Sau khi thanh trùng trong môi trường sunphua, màngvecni phải:
+ Không thay đổi độ bám dính
+ Không thay đổi màu sắc
− Sự chịu thanh trùng: Màng vecni không được thôi mùi vị, màu sắc vào nước cấtkhi thanh trùng
− Độ rỗ: Độ rỗ của màng vecni là mật độ các điểm lộ sắt, biểu thị bằng cường độdòng điện xuyên qua màng vec ni
+ Đối với màng vecni có độ dày 4 - 10 g/m2, độ bong tróc từ cấp 0 đến 2, thì cường độdòng điện xuyên qua màng vecni phải nhỏ hơn:
• 3,07 mA/cm2 (đối với sắt làm hộp 3 mảnh)
• 2,30 mA/cm2 (đối với sắt làm hộp 2 mảnh)
Trang 19− Độ chịu uốn: Khi thử trên dụng cụ Erichsen, chiều dài màng vecni bong ra ởđường gấp phải nhỏ hơn 50 mm.
− Độ chịu dập: Khi thử trên dụng cụ Erichsen, màng vecni phải nguyên vẹn
− Tính không độc hại: Vecni phải được chứng nhận của cơ quan y tế nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (loại sản xuất trong nước) hoặc của nước ngoài (loạinhập khẩu) cho phép sử dụng làm bao bì đồ hộp
Vecni hay sắt tráng vecni xuất xưởng phải được bộ phận KCS kiểm tra và chấpnhận chất lượng Người sản xuất vecni, người gia công sơn vecni phải đảm bảothực hiện đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn này và mỗi lô hàng phải kèm theo giấychứng nhận chất lượng
4 TCVN 5542:2008 - QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI THỰC PHẨMĐÓNG HỘP AXIT THẤP VÀ AXIT THẤP ĐÃ AXIT HÓA
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đóng hộp và việc xử lý nhiệt các loại thực phẩm axitthấp và thực phẩm axit thấp đã axit hóa được đóng trong vật chứa kín Tiêu chuẩn nàykhông áp dụng cho thực phẩm đóng trong vật chứa kín cần giữ ở điều kiện lạnh
Việc hư hỏng đồ hộp thực phẩm có thể do quản lý thiếu sót từ khâu trước khi chế biến,trong khi chế biến hoặc nhiễm bẩn rò rỉ sau khi xử lý nhiệt Nguyên nhân sự hư hỏngcũng có thể do tình trạng vật lý, sự nguyên vẹn của bao bì
- xác định lô hàng và quá trình hình thành nên lô hàng
- kiểm tra của phòng thử nghiệm chủ yếu kiểm tra sản phẩm và vật chứa của nó
- kiểm tra bên ngoài: kiểm tra bằng mắt dưới sự hỗ trợ của thấu kính phóng đại trước khi
mở hoặc thử đo đến bất kỳ chỗ nào Về đồ hộp kim loại, đặc biệt chú ý việc kiểm trakhuyết tật chỗ nối Tất cả các theo dõi mối nối, mối ghép, mối hàn cần phải được ghi chéplại
- xác định khối lượng tịnh
- đóng quá đầy: làm giảm khoảng không phía trên hộp và có thể gây ảnh hưởng bất lợiđến độ chân không khi vật chứa được hàn kín Đối với các sản phẩm cứng có thể làm lồi
Trang 20cả mặt hộp, làm hộp phồng, làm giảm hiệu quả xử lý nhiệt dẫn đến sai lệch khối lượngmong muốn.
- đóng vơi: có thể do chưa được rót đủ hoặc do rò rỉ Đồ hộp rò rỉ có thể chỉ rõ tổn thấtchất lỏng trong quá trình xử lý nhiệt
Trang 21CHƯƠNG 3 CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI BAO BÌ KIM LOẠI DÙNG CHỨA ĐỰNG
- Dung dịch cadimi chuẩn gốc:
Cân 100 mg cadimi, hòa tan trong 50 ml acid nitric 10%, cô đặc trên bếp cách thủy Sau
đó thêm acid nitric 0,1 mol/l để hòa tan và định mức đến đủ 100 ml Dung dịch chuẩncadimi gốc này có nồng độ 1 mg/ml
- Dung dịch cadimi chuẩn làm việc:
Lấy chính xác 2 ml dung dịch cadimi chuẩn gốc, và thêm dung dịch làm dung dịch ngâmthôi, định mức đến đủ 100 ml Nồng độ dung dịch cadimi chuẩn làm việc 0,1 μg/ml
Chì
- Dung dịch chuẩn chì gốc:
Trang 22Hòa tan 159,8 mg chì (II) nitrat trong 10 ml acid nitric 10%, và thêm nước cất định mứcđến đủ 100 ml Dung dịch chuẩn chì gốc này có nồng độ 1 mg/ml.
- Dung dịch chuẩn chì làm việc:
Lấy chính xác 8 ml dung dịch chì chuẩn gốc, thêm dung dịch làm dung dịch ngâm thôi vàđịnh mức đến đủ 100 ml Dung dịch chì chuẩn làm việc có nồng độ 0,4 μg/ml
Tiến hành
Xác định chì và cadimi trong dung dịch thử bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên
tử hoặc quang phổ phát xạ plasma
Các bước tiến hành tuân theo TCVN 6665:2011
- Lấy mẫu: Khi xác định các phần hòa tan của các nguyên tố, lọc mẫu ngay sau khi lấycàng sớm càng tốt, qua màng lọc có cỡ lỗ 0,45 µm Dùng vài ml mẫu để rửa cái lọc, đổ bỏ
và sau đó lấy phần thể tích dịch lọc cần
Nếu thực nghiệm cho thấy lượng chất rắn là không đáng để thì quá trình lọc có thể bỏqua Các mẫu này không màu và có độ đục 1,5 FNU (đơn vị đục focmazin, được đo theoquy định của ISO 7027)
Thêm 0,5 ml axit nitric cho mỗi 100 ml mẫu Đảm bảo rằng pH nhỏ hơn 2, nếu không,thêm axit nitric như yêu cầu
- Xác định nồng độ khối lượng của các nguyên tố hòa tan
Phân tích mẫu đã được lọc, lưu giữ như đã thu được Đảm bảo rằng thành phần axit vànồng độ của mẫu và dung dịch chuẩn hiệu chuẩn là như nhau Nếu kết tủa tạo thành khiaxit hóa mẫu hoặc trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản, hòa tan lại trước khi bổsung axit và/hoặc đun nóng trên bếp
- Quá trình phát xạ nguyên tử:
Mẫu được đưa vào nguồn kích thích bằng ống phun Tại nguồn kích thích, plasma ghépđôi cảm ứng sẽ phát ra bức xạ tác động mẫu Bộ phận tán sắc ( phổ kế ) sẽ tiếp nhận cácbức xạ gửi tín hiệu đến bộ phận phát hiện ( ống nhân quang ) Bộ phận phát hiện sẽ mãhóa thông tin đưa đến bộ phận xử lí dữ liệu để cho ra kết quả phân tích
Trang 231.3 Xác định Arsen
Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc:
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc:
Nghiền mịn arsen trioxyd, sấy khô trong 4 giờ ở 105°C, cân 0,10g, thêm 5ml dung dịchNaOH (1 → 5) và hòa tan Trung hòa dung dịch này bằng acid sulfuric (1 → 20), thêm 10
ml acid sulfuric dư (1 → 20), thêm nước vừa đun sôi và để nguội, định mức đến đủ 1.000
ml Nồng độ dung dịch chuẩn làm việc là 0,1 μg /ml
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc :
Lấy 10 ml dung dịch arsen chuẩn gốc, thêm 10 ml acid sulfuric (1 → 20), thêm nước vừađun sôi và để nguội, định mức đến đủ 1.000 ml Nồng độ dung dịch chuẩn làm việc là 0.1
μg /ml
Chỉ chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc ngay trước khi sử dụng và lưu trữ trong một bìnhkín
Dung dịch hấp thụ arsen hòa tan 0,5 g bạc N,N – diethyldithylocarbamat đến vừa
đủ 100ml bảo quản dung dịch này trong lọ thủy tinh màu nút nhám ở chỗ mát
Bình phản ứng
Trang 24A Bình phản ứng (dung tích đến vai của nó khoảng 70ml)
- Rót dung dịch thử vào bình phản ứng và thêm một giọt thuốc thử bromophenol blue, sau
đó trung hòa bằng dung dịch amoniac hoặc thuốc thử amoniac Nếu dung dịch ngâm thôi
là nước thì có thể bỏ qua bước trung hòa Thêm vào dung dịch này 5 ml acid clohydric(1/2) và 5 ml kali iodid Đợi 2-3 phút, thêm 5 ml thiếc(II) clorid và để 10 phút ở nhiệt độphòng Thêm nước đến đủ 40ml, thêm 2 g kẽm (loại dùng để thử arsen) và ngay lập tứcđóng nút cao su nối ống thoát khí và ống thủy tinh Đưa mũi hẹp của ống thủy tinh gầnchạm đáy ống hấp thụ, trong ống hấp thụ đã chứa sẵn 5 ml dung dịch hấp thụ arsen
Tiếp theo, đặt bình phản ứng trong nước ngập đến vai bình ở 25°C và để lại trong 1 giờ.Tháo ống hấp thụ và nếu cần thiết, thêm pyridin đến đủ 5 ml Dung dịch hấp thụ của dung
Trang 25dịch thử không được xuất hiện đậm màu hơn so với các màu dung dịch hấp thụ của dungdịch chuẩn.
Để xác định màu chuẩn, thực hiện các bước tương tự với dung dịch chuẩn như đối vớidung dịch thử Đặt cùng một lượng dung dịch thôi nhiễm như với dung dịch thử và 2,0 mldung dịch arsen chuẩn vào bình phản ứng Màu sắc biểu hiện bởi dung dịch hấp thụ làmàu chuẩn
1.4 Xác định hàm lượng Phenol
Chuẩn bị dung dịch phenol chuẩn
- Dung dịch chuẩn phenol gốc: Cân chính xác 1,0 g phenol, hòa tan trong 100 ml nước
- Dung dịch chuẩn trung gian: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn gốc vào bình địnhmức và thêm nước cất đến đủ 100 ml
- Dung dịch chuẩn làm việc: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn trung gian thêm nướccất đến đủ 20 ml Dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ 5 μg/ml
Chuẩn bị dung dịch đệm acid boric:
Chuẩn bị 2 dung dịch
+ Dung dịch số 1: Hoà tan 4,0 g NaOH trong nước, thêm nước định mức đến đủ 100 ml.+ Dung dịch số 2: Hòa tan 6,2 g acid boric trong nước, thêm nước định mức đến đủ 100 ml
Lấy mỗi dung dịch một lượng bằng nhau rồi lắc đều
Tiến hành:
Lấy chính xác 20 ml dung dịch thử, thêm 3 ml dung dịch đệm acid boric và trộn đều, sau
đó thêm 5 ml dung dịch antipyrin 4-amin và 2,5 ml dung dịch fericyanid và nước để đủ
100 ml Trộn đều và để yên trong 10 phút ở nhiệt độ phòng
Tiến hành tương tự với 20 ml dung dịch chuẩn làm việc thay cho 20 ml dung dịch thử Đo
độ hấp thụ quang của 2 hỗn hợp ở bước sóng 510 nm ; độ hấp thụ quang của mẫu thửkhông được lớn hơn độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn
Trang 261.5 Formaldehyd
Tiến hành
Cho vào ống đong có chia vạch 200 ml một lượng 10 ml dung dịch mẫu với 1 ml acidphosphoric 20%, sau đó thêm 5-10 ml nước và tiến hành cất kéo hơi nước với ống sinhhàn ngập trong nước Khi chưng cất được khoảng 190 ml thì ngừng và thêm nước địnhmức đủ 200 ml Lấy 5 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm có đường kính 15 mm vàthêm 5 ml thuốc thử acetylaceton Khuấy đều và gia nhiệt cách thủy trên bể nước sôitrong 10 phút
- Dung dịch so sánh: Một ống nghiệm có đường kính 15 mm khác, cho vào 5 ml nước và
5 ml thuốc thử acetylaceton Khuấy đều và gia nhiệt cách thủy trên bể nước sôi trong 10phút Quan sát các ống nghiệm trên nền trắng dung dịch mẫu thử phải không tối màu hơndung dịch so sánh
1.6 Cặn khô
Tiến hành:
- Lấy 200-300 ml dung dịch thử (nếu sử dụng heptan là dung dịch ngâm thôi, thì chuyển200-300 ml dung dịch thử vào một bình hình quả lê, cô chân không đến còn một vài ml,chuyển phần dịch cô vào một chén bạch kim, thạch anh, hoặc cốc thủy tinh chịu nhiệt (đãgia nhiệt tới 1050C và cân bì) sau đó tráng bình cất hai lần, mỗi lần với khoảng 5 mlheptan và gộp dịch rửa vào dịch cô đặc Cho bay hơi trên bể cách thủy đến khi bốc hơi hếtdung dịch và còn lại cặn cứng Sấy khô cặn trong 2 giờ ở 1050C, để nguội trong bình hút
ẩm, cân chén và cặn xác định khối lượng cặn (sự chênh lệch khối lượng chén và cặn vớikhối lượng bì)
- Tiến hành đồng thời mẫu trắng, trong đó thay thể tích dung dịch thử bằng thể tích nướccất tương đương
- Sử dụng công thức sau để tính lượng cặn:
Cặn khô (µg/ml) = [(a-b) x1.000] / thể tích dung dịch thử (ml)
Trong đó:
Trang 27a (mg) = sự chênh lệch khối lượng giữa chén có cặn và bì trong thử nghiệm với dung dịchthử
b (mg) = sự chênh lệch khối lượng giữa chén có cặn và bì trong thử nghiệm với mẫu trắngNgoài ra, nếu dùng nước làm dung dịch ngâm thôi mà lượng cặn khô lớn hơn 30 μg/ml thìkết quả phải theo phương pháp thử sau đây:
- Thêm 30 ml cloroform vào phần cặn khô thu được, gia nhiệt, lọc và sau đó cân chất lỏngthu được sau lọc trong một chén thạch anh, bạch kim, hoặc thủy tinh chịu nhiệt đã biếtkhối lượng Hơn nữa, rửa cặn khô vừa lọc hai lần, sử dụng 10 ml chloroform mỗi lần, gianhiệt, lọc, đưa chất lỏng được lọc vào bể bay hơi cách thủy Sau khi làm nguội, cân chén
và cặn xác định khối lượng cặn (sự chênh lệch khối lượng chén và cặn với khối lượng bì).Tiến hành đồng thời mẫu trắng, trong đó thay thể tích dung dịch thử bằng thể tích nướccất tương đương
- Sử dụng công thức sau để tính lượng chất tan trong chloroform
Lượng chất tan trong chloroform (µg/ml) = [(a-b) x 1000] / thể tích dung dịch thử banđầu(ml)
b (mg) = mẫu trắng
1.7 Epiclorohydrin
Chuẩn bị dung dịch epichlorohydrin chuẩn
- Hòa tan 100 mg epichlorohydrin trong pentan, thêm pentan định mức đến đủ 100 ml, lấy
1 ml dung dịch này và thêm pentan định mức đến đủ 100 ml Sau đó lấy 5 ml dung dịchnày và thêm pentan định mức đến 100 ml Dung dịch epichlorohydrin chuẩn có nồng độ0,5 μg/ml
Trang 28polyethelyne Nhiệt độ cột Đun nóng cột đến 80°C trong 1 phút, sau đó tăng nhiệt
độ từ từ, cứ 10°C mỗi phút cho đến khi đạt 250°C,duy trì trong 10 phút
Nhiệt độ buồng tiêm mẫu 2000C
Thiết bị đo Sử dụng detector ion hóa ngọn lửa hydro Vận hành ở
nhiệt độ khoảng 2200C Điều chỉnh lưu lượng củakhông khí và hydro sao cho độ nhạy phát hiện tối đaKhí mang Sử dụng khí nitơ hoặc heli Điều chỉnh tốc độ dòng
khí để epichlorohydrin xuất hiện trong khoảng 7 phút
1.8 Vinyl chlorid
Chuẩn bị dung dịch vinyl chlorid chuẩn
- Lấy khoảng 190 ml ethanol vào bình định mức 200 ml, đậy bình bằng nút cao su silicon
và cân khối lượng Làm lạnh bình định mức bằng methanol băng khô và tiêm vào 200 mgvinyl clorid đã được hoá lỏng Tiêm ethanol đã được làm lạnh bằng methanol băng khôvào bình, định mức đến đủ 200 ml Tiếp tục làm lạnh bình bằng methanol băng khô Lấy
1 ml dung dịch trên, và thêm ethanol đã được làm lạnh bằng methanol băng khô, địnhmức đến đủ 100 ml và bảo quản trong methanol băng khô Dung dịch thu được có nồng
độ 10 μg/ ml Ethanol (99,5) dùng trong thí nghiệm không được chứa những chất có ảnhhưởng đến các chất dùng trong phép thử
Tiến hành
- Rót 50 μl dung dịch chuẩn vinyl clorua vào bình thủy tinh có nút đậy đã có 2,5 ml N, Ndimethylacetamid, và đậy nắp ngay Làm tương tự với mẫu thử Sau đó, đun nóng bìnhchứa dung dịch mẫu và bình chứa dung dịch chuẩn trong 1 giờ, duy trì ở nhiệt độ 90°C,thỉnh thoảng lắc đều bình Tiếp theo, lấy 0,5 ml hơi trong mỗi bình, chạy sắc ký khí theohướng dẫn được mô tả dưới đây, sau đó so sánh thời gian lưu của píc trong sắc ký đồ củadung dịch thử và dung dịch chuẩn vinyl chlorid
Trang 29Cột sắc ký Sử dụng cột bằng thủy tinh silicat dài 25 m đường
kính 0,25 mm được phủ một lớp dày 3 μm nhựa xốpdivinylbenzene styrene
Nhiệt độ cột Đun nóng cột đến 80 °C trong 1 phút, sau đó tăng
nhiệt độ từ từ, cứ 10°C mỗi phút cho đến khi đạt250°C, duy trì trong 10 phút
Nhiệt độ buồng tiêm dịch
thử
2000C
Detector Sử dụng detector ion hóa bằng ngọn lửa hydro Vận
hành ở nhiệt độ khoảng 250oC Điều chỉnh lưu lượngcủa không khí và hydro sao cho độ nhạy phát hiện tốiđa
Khí mang Sử dụng khí nitơ hoặc heli Điều chỉnh tốc độ dòng
khí để vinyl chlorid xuất hiện trong khoảng 5 phút
Diện tích píc vinyl clorid của mẫu thử không được lớn hơn diện tích píc vinyl clorid củadung dịch chuẩn
2 PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI HỘP SẮT HÀN ĐIỆN DÙNG CHO ĐỒ HỘPTHỰC PHẨM
2.1 Chất lượng đường hàn thân
Phương pháp khí nén (phương pháp trọng tài):
- Dụng cụ: Một bơm khí nén có gắn một đồng hồ đo áp suất khí nén ở một đầu, bên dướiđồng hồ là một dao hình khối tam giác có một ngàm khóa
- Cách đo: Dùng dao ấn mạnh thẳng đứng xuống trung tâm của nắp hộp rỗng mà ta muốnkiểm tra, xoay nhẹ lưỡi dao một góc 300C theo chiều thuận cho hộp không bị rời khỏi lưỡidao, xong khóa ngàm lại
Dùng bơm khí nén vào bên trong hộp cùng lúc đặt hộp ngập trong một chậu nước và quansát đồng hồ áp suất
Trang 30Đường kính hộp (mm) Áp suất khí nén (kg)
65748399153
2,2 1,9 - 2, 01,7 - 1,91,2 - 1,31,0
Ghi chú: Nếu kết quả thử đạt được áp suất như bảng chuẩn mà không thấy xuất hiệnnhững bọt khí liên tục trên đường hàn thân thì kết luận hộp đạt yêu cầu
Phương pháp thủ công: đặt một hộp chưa ghép nắp vào ngàm định vị để giữ hộpkhông bị biến dạng trong quá trình thử Dùng kềm cắt lấy hai bên đường hàn thân,sâu vào khoảng 1 cm, bề ngang bằng với bề rộng của đường hàn trên hộp Sau đó,dùng kềm xé đường hàn theo chiều dọc, xé đều tay Khi đường xé liên tục, khôngđứt đoạn là đạt, còn khi đường xé bị đứt hay gẫy giữa chừng thì không đạt
2.2 Chất lượng mối ghép kép (mí hộp)
Phương pháp trọng tài: Phương pháp khí nén (mục 2.1)
Phương pháp nhanh: Phương pháp chiếu hình
- Dụng cụ đo của hãng Purdy Gravfil
Máy chiếu hình Micro Seam
Máy cưa hộp
- Cách đo: đặt một hộp rỗng chỗ mí hộp vào máy cưa Cưa hai đường thẳng song song sâuvào khoảng 2cm tại điểm định thử hoặc bất cứ một điểm nào đó trên mí hộp Dùng kìmđẩy mí hộp vừa cưa thụt sâu vào bên trong, ta được mặt cắt ngang của mí hộp
Đặt máy cưa mí hộp vào vị trí đèn chiếu của máy chiều hình, điều chỉnh thước đo để đokích thước các phần liệt kê bên dưới, so sánh với bảng chuẩn và quan sát hình mặt cắt của
mí hộp
Trang 313 PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI LỚP VECNI DÙNG TRÁNG LỚP TRONG ĐỒHỘP.
Trước khi lấy mẫu trung bình phải xác định tính đồng nhất của lô hàng và kiểm tratình trạng bao bì, loại bỏ những kiện không toàn vẹn, không kín, không đúng quycách, không có mã hiệu, mã hiệu không rõ rệt hay ghi không đúng quy định
Ở mỗi lô vecni đồng nhất lấy mẫu ở những thùng khác nhau với tỷ lệ 10 - 20% sốthùng nhưng không ít hơn hai thùng Trong mỗi thùng lấy 200 - 300ml vecni Mẫuvecni phải đựng trong chai thủy tinh nút nhám hoặc bình sắt có nắp kín
Các mẫu để lưu do cơ quan lấy mẫu giữ và dùng để thử lại khi cần thiết Trên cácmẫu đó phải ghi rõ tên vecni và phẩm cấp ngày lấy mẫu, tên người lấy mẫu
Thời hạn lưu mẫu không quá hai năm ở nhiệt độ 200C
Trong trường hợp phải gửi mẫu đến một phòng thí nghiệm khác thì mẫu phải đượcniêm phong và kèm theo một phiếu có ghi đầy đủ thông tin
Trước khi lấy mẫu trung bình, phải xác định tính đồng nhất của lô hàng và kiểm tratình trạng bao bì, loại bỏ những kiện không nguyên vẹn, không đúng quy cách,không có mã hiệu, mã hiệu không rõ rệt hay ghi không đúng quy định
Trang 32 Ở mỗi lô đồng nhất, lấy mẫu ở những kiện khác nhau với tỷ lệ 2 - 5% số kiện Ởmỗi kiện lấy 10 tấm ở các vị trí khác nhau.
Các mẫu để lưu do cơ quan lấy mẫu giữ và dùng để thử lại khi cần thiết Trên cácmẫu đó phải ghi rõ loại sắt, loại vec ni, ngày lấy mẫu, tên người lấy mẫu
Thời hạn lưu mẫu không quá hai năm ở nhiệt độ 200C
Trong trường hợp phải gửi mẫu đến một phòng thí nghiệm khác thì phải cho mẫuvào bao bì bằng giấy chống ẩm, gói kín lại, niêm phong và dán kèm theo mộtphiếu có ghi đầy đủ thông tin
3.2 Trạng thái vecni, màu sắc vecni: Đánh giá bằng cảm quan
- Cốc dung tích 250 ml; 1000 ml;
- Đũa thủy tinh thật phẳng;
- Đồng hồ bấm giây
Tiến hành thử
Đặt nhớt kế trên giá cho thật thăng bằng; miệng nhớt kế không được nghiêng
Sau khi đã mở nắp hộp, đổ nước quả ra cốc dung tích 1000 ml lấy đũa thủy tinh khuấy đều để nước quả được đồng nhất Một tay giữ phía dưới và bịt kín lỗ bằng ngón trỏ, một
Trang 33tay đổ nước quả đã khuấy đều vào nhớt kế Nước quả phải đầy tràn miệng nhớt kế Dùng đũa thủy tinh gạt cho nước quả ngang miệng nhớt kế Bỏ tay giữ lỗ thoát để nước quả trong nhớt kế chảy tự nhiên xuống cốc dung tích 250 ml; đồng thời dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian nước quả bắt đầu chảy đến khi chảy vừa hết.
Tính kết quả
Thời gian từ khi nước quả trong nhớt kế bắt đầu chảy đến khi hết gọi là độ chảy quy định.Kết quả tính bằng giây Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của kết quả hai lần xác định liên tiếp
Nhiệt độ của nước quả là nhiệt độ phòng 20 °C đến 39 °C
Chênh lệch giữa hai lần xác định liên tiếp được phép không lớn hơn 0,5 s
Đối với vecni thì thời gian chảy qua nhớt kế không quá 180 giây
Trang 34M2 - khối lượng của hộp cân và vec ni sau khi sấy, tính bằng gam.
A - khối lượng của hộp cân, tính bằng gam
3.5 Khuyết tật bề mặt: đánh giá theo cảm quan
3.6 Độ bám dính
Dụng cụ:
- Dao rạch Rayadin 3 din hoặc tương tự Dao có 6 răng cách nhau 1mm
- Băng keo loại tốt, khổ rộng 10mm
Đường rạch phải thực hiện đều tay và đến tận đáy màng vecni Kiểm tra bằng kính lúpxem các vạch có thật sự chạm đáy không Dùng bàn chải mềm, mịn, chải sạch các mảnhvec ni bong ra
Dùng băng keo miết lên các ô vuông đã rạch sao cho dính chặt, không có bóng không khí.Giật mạnh băng keo lên Dùng bông goòng thấm dung dịch sun phát đồng thoa lên chỗvừa giật băng keo Dùng kính lúp quan sát các ô vuông và cộng diện tích bị bong tróc ởcác ô vuông để tính độ bong tróc
Độ bong tróc Diện tích bong tróc
Trang 35M1 - khối lượng miếng sắt có tráng vecni, tính bằng gam
Trang 36M2 - khối lượng miếng sắt sau khi đã lấy màng vecni, tính bằng gam
- Độ bong tróc (xem trang 34)
- Sự thay đổi màu sắc So sánh màu sắc của vecni trước và sau khi thanh trùng
Trang 37Cho dung dịch Cystein vào lọ thủy tinh cùng với một miếng sắt tráng vecni có diện tích
50 x 50 mm thanh trùng ở 1210C trong 90 phút Sau đó kiểm tra chất lượng màng vecnivề:
- Độ bong tróc (xem trang 34)
- Sự thay đổi màu sắc So sánh màu vecni trước và sau khi thanh trùng
- Màu sắc
Trang 38- Trong môi trường Chlorua Natrium 3%
Dụng cụ và cách tiến hành như phương pháp trọng tải nhưng hóa chất là dung dịch NaCl3%