Bao bì, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích bao bì kim loại (Trang 74 - 77)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3. Bao bì, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

3.1. Vec ni

3.1.1. Vec ni được đựng trong thùng thép dung tích 200 lít, có nắp xoáy chắc chắn, và kín. 3.1.2. Ngoài thùng có ghi nhãn với nội dung:

- Tên cơ sở sản xuất và địa chỉ - Tên sản phẩm

- Ngày chế tạo - Khối lượng tịnh - Khối lượng cả bì - Ký hiệu chất dễ cháy - Số hiệu của tiêu chuẩn này.

3.1.3. Vec ni được bảo quản trong kho thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ khoảng 200C và được thực hiện các biện pháp phòng cháy nghiêm ngặt.

3.1.4. Vec ni được vận chuyển bằng các phương tiện thông thường nhưng phải có mui, bạt che.

3.2. Sắt tráng vec ni

3.2.1. Các loại bao bì đựng sắt tráng vec ni phải theo các tiêu chuẩn về các loại bao bì đó. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn phải theo các văn bản đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y hay các hợp đồng ký kết giữa các bên, miễn sao sản phẩm không bị xây xước, sét rỉ, bụi bẩn, cong vênh.

3.2.2. Ngoài kiện sắt phải có nhãn ghi rõ: - Tên cơ sở gia công và địa chỉ

- Sắt tráng vec ni

- Độ dày, kích thước, độ tráng thiếc, độ cứng, loại lõi thép, kiểu thụ động hóa của sắt - Loại vec ni, khối lượng màng và số lượt tráng

- Số lượng tấm

- Khối lượng tịnh của kiện - Khối lượng cả bì của kiện - Ngày tráng vec ni

- Số hiệu tiêu chuẩn này.

3.2.3. Sắt tráng vec ni phải bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh tia nắng rọi thẳng hay mưa tạt. Sắt được đóng thành kiện hay xếp rời thành chồng cách nền 10 - 20cm, cách tường ít nhất 20cm. Để riêng theo loại sắt và loại vec ni.

3.2.4. Sắt tráng vec ni khi vận chuyển phải được giữ gìn cẩn thận, tránh bị ẩm ướt, sét rỉ, bụi bẩn, xây xước, cong vênh.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIATCVN 4040:1985 TCVN 4040:1985

ĐỒ HỘP NƯỚC QUẢ - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ CHẢY QUY ĐỊNH

Canned fruit juice - Test method

Lời nói đầu

TCVN 4040:1985 do Liên hiệp các xí nghiệp đồ hộp II biên soạn, Bộ Công nghiệp thực phẩm đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

ĐỒ HỘP NƯỚC QUẢ - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ CHẢY QUY ĐỊNH

Canned fruit juice - Test method

1. Lấy mẫu

Theo TCVN 165:1964.

2. Phương pháp thử

2.1. Nguyên tắc: Đo thời gian chảy của 100 ml nước quả bằng nhớt kế VZ - 4.

2.2. Dụng cụ

- Nhớt kế VZ - 4 là một ống bằng kim loại, miệng hở, có thân hình trụ, đáy hình nón, ở giữa đáy có một lỗ thoát đường kính lỗ 4 mm, dung dịch của nhớt kế VZ - 4 là 100 ml, độ láng của mặt trong 7 ∇ (xem hình vẽ):

- Cốc dung tích 250 ml; 1 000 ml; - Đũa thủy tinh thật phẳng;

- Đồng hồ bấm giây.

2.3. Tiến hành thử

Đặt nhớt kế trên giá cho thật thăng bằng; miệng nhớt kế không được nghiêng.

Sau khi đã mở nắp hộp, đổ nước quả ra cốc dung tích 1000 ml lấy đũa thủy tinh khuấy đều để nước quả được đồng nhất. Một tay giữ phía dưới và bịt kín lỗ bằng ngón trỏ, một tay đổ nước quả đã khuấy đều vào nhớt kế. Nước quả phải đầy tràn miệng nhớt kế. Dùng đũa thủy tinh gạt cho nước quả ngang miệng nhớt kế. Bỏ tay giữ lỗ thoát để nước quả trong nhớt kế chảy tự nhiên xuống cốc dung tích 250 ml; đồng thời dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian nước quả bắt đầu chảy đến khi chảy vừa hết.

2.4. Tính kết quả

Thời gian từ khi nước quả trong nhớt kế bắt đầu chảy đến khi hết gọi là độ chảy quy định. Kết quả tính bằng giây.

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của kết quả hai lần xác định liên tiếp.

Nhiệt độ của nước quả là nhiệt độ phòng 20 °C đến 39 °C. Chênh lệch giữa hai lần xác định liên tiếp được phép không lớn hơn 0,5 s.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích bao bì kim loại (Trang 74 - 77)

w