Đầu tư FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động việt nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO (vào ngày 11-2006), Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế bình thường vĩnh viễn (PNTR),Việt Nam việc tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấpcao APEC tại Hà Nội( tháng 11-2006) Thì Việt Nam càng khẳng định hơn nữa vịthế của mình trong cộng đồng quốc tế, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trườngkhu vực và thế giới Từ đó, làm gia tăng sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế, cácquốc gia lớn mạnh trên thế giới, làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam Nhưngviệc hiểu được hết vai trò của FDI lại gặp không ít khó khăn, nhất là việc sự dụngnguồn vốn FDI, việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vàonền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại Những trở ngại này làm cho nhữngtác dụng to lớn của FDI cũng giảm thiểu, nhất là tác dụng tạo việc làm cho nềnkinh tế
7-Với ý nghĩa nghiên cứu, phân tích một cách sâu sắc, tỷ mỉ về FDI và việc tạoviệc làm thông qua FDI trong tiến trình toàn cầu hóa, từ đó đưa ra một số giảipháp để thu hút FDI và tăng việc làm trong khu vực FDI Em lựa chọn đề tài:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao
động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa”.
Trong quá trình ngiên cứu, em sử dụng một phương pháp như phương phápduy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp liên hệ, so sánh,thống kê, phân tích và một số phương pháp khác
Kết cấu của đề án gồm 3 phần:
Phần một : Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo
việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa
Phần hai : Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho
người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
Phần ba : Những giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề
tạo việc làm cho người lao động Viêt Nam
Trang 2Phần một : Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn
đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa
1.1- Toàn cầu hóa, bản chất và tác dụng của nó.
1.1.1- Quan niệm về toàn cầu hóa
Thuật ngữ toàn cầu hóa được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, mộtquá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại Đó là hiện tượng trong đó cácquan hệ xã hội được mở rộng trên toàn thế giới, đã loại trừ dần tình trạng khép kín,biệt lập giữa các quốc gia và đưa đến sự chuyển hoá lẫn nhau trong môi trườngquốc tế Ở đó mỗi nước đều có những vị trí nhất định trong quá trình hình thành,xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế vàtrật tự cộng đồng Sự mở rộng quan hệ này được tăng cường tới mức nhiều sự kiệnxảy ra tại nơi này nhất thiết tác động đến những sự kiện xảy ra ở nơi khác
Toàn cầu hóa tác động trên nhiều mặt của đời sống thế giới: chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hoá, trong đó kinh tế đóng vai trò chính yếu Đòi hỏi mỗi quốc gia
và toàn nhân loại phải chủ động khai thác hết được tiềm năng mà toàn cầu hóa mở
ra, đồng thời kiểm soát và chế ngự được những tác động tiêu cực của nó đối vớicác nước kém phát triển, đang phát triển và nhân dân lao động toàn thế giới.
1.1.2- Bản chất và đặc điểm của toàn cầu hóa
a Bản chất của quá trình toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan không cưỡng lại được của thờiđại Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thế giới,được thúc đẩy bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ mà tất yếu sẽ dẫn đến sự giao lưu, trao đổi và quốc tế hóa trên mọi lĩnhvực đời sống con người và đời sống các quốc gia trong công đồng thế giới
Toàn cầu hóa là một quá trình xã hội hóa ngày càng sâu sắc sự phát triển của lựclượng sản xuất và của quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứnggiữa chính hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu Động lực của "toàn cầu hóa" là sự
Trang 3phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớnmạnh Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội.
Toàn cầu hóa là quá trình giao lưu và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực của đờisống con người và đời sống các quốc gia trong công động thế giới, trong đó toàncầu hóa kinh tế ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong toàn bộ quá trình giaolưu quốc tế Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các nước có quan hệ kinh tế với nhau vàphụ thuộc vào nhau chặt chẽ hơn Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của xã hộiloài người cả về chiều rộng và chiều sâu làm cho việc quốc tế hoá kinh tế có bướcphát triển mới quan trọng
b Đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế:
1) Toàn cầu hóa diễn ra trong sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốcgia với nhau và lợi ích chung toàn thế giới
2) Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ củacách mạng tin học đã hình thành nền kinh tế tri thức
3) Sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại thúc đẩy tự do hóa kinh tế và sựthâm nhập kinh tế giữa các nước
4) Vai trò quan trọng của Nhà nước và sự điều phối của các tổ chức kinh tế thếgiới trong tiến trình toàn cầu hóa
1.1.3- Tác dụng của toàn cầu hóa kinh tế.
a Đối với các nước đang phát triển
Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mà các nước đang phát triển có thể tận dụng
để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội Cụ thể:
Toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các nước huy động được những nguồnlực từ bên ngoài cho việc phát triển kinh tế quốc gia: vốn, khoa học-kỹ thuậtcông nghệ-tri thức, Từ đó việc sử dụng nguồn lực trong nước có hiệu quả hơn
Mở ra khả năng cho các quốc gia phát triển chậm nhanh chóng tham gia vào hệthống phân công lao động quốc tế, hình thành cơ cấu kinh tế- xã có hiệu quảhơn , đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình hiện đại hóa
Tạo điều kiện cho các nước nhanh chóng hội nhập vào khu vực và quốc tế
Trang 4 Giúp cho các nước đang phát triển nhanh chóng tiếp nhận được thông tin, trithức mới, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.
Làm nảy sinh dòng di chuyển lao động trong nước và quốc tế, như những cơhội việc làm được tạo ra bởi dòng FDI, lao động di chuyển đến các khu côngnghiệp-khu chế xuất hay xuất khẩu lao động ,…
Bên cạnh đó, các nước đang phát triển đang đứng trước những thách thức do toàncầu hóa tạo ra:
Khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày cànglớn: những chênh lệch về năng lực, vốn, công nghệ, sự cách xa về trình độphát triển, năng lực sản xuất,…làm các nước đang phát triển khó bắt kịp vớicác nước phát triển
Toàn cầu hóa tạo ra một sự cạch tranh gay gắt trên phạm vi toàn thế giới: công
ty có năng suất kém hơn bị phá sản, quốc gia phát triển kém hơn bị tụt hậu,…
mà thường thì phần thua thiệt là các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển trang trủ nguồn lực bên ngoài song chính vì thế màphụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống phân công lao động quốc tế, phụ thuộc vàocác cường quốc kinh tế
b Đối với vấn đề tạo việc làm
Toàn cầu hóa kinh tế tác động đến vấn đề tạo việc làm thông qua các nhân tố:
di chuyển vốn, tự do hóa thương mại, di chuyển lao động mang tính chất toàn cầu,
cụ thể: Di chuyển vốn kèm theo di chuyển công nghệ, kiến thức kinh doanh vàquản lý làm tăng số lượng lao động và nâng cao chất lượng lao động, vốn FDI tạo
ra nhiều việc làm mới ( cả việc làm trực tiếp và gián tiếp); Tự do hóa thương mạilàm đa dạng chủng loại hàng hóa, thúc đẩy mở rộng phân công và hiệp tác laođộng giữa các nước, làm cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa, sản xuất, quảnlý,…dẫn đến tạo việc làm mới và cũng dẫn đến thất nghiệp nhiều do DN bị phásản; Việc di chuyển lao động tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động,đồng thời cũng tăng sức ép về việc làm và thất nghiệp
Ngoài ra, các nhân tố gián tiếp khác của toàn cầu hóa kinh tế cũng tác động đếnvấn đề tạo việc làm: sự phát triển của nền kinh tế tri thức, vận tải quốc tế,…
Trang 51.2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment)
1.2.1- Khái niệm, bản chất và đặc điểm của FDI
a Một số khái niệm cơ bản
Đầu tư là một hoạt động quan trọng quyết định trực tiếp tới sự phát triển củanền sản xuất xã hội, là chìa khóa của sự tăng trưởng và là điều kiện tiên quyết cho
sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cở sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.Đầu tư nói chung là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đemlại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã
sử dụng để đạt được các kết quả đó Đầu tư của một quốc gia gồm có đầu tư trongnước và đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài ( hay còn gọi là đầu tư quốc tế) là phương thức đầu tư vốn,tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ với mục đíchtìm lợi nhuận hoặc vì những mục tiêu chính trị, xã hôi nhất định Cũng với tiếntrình toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài có vai trò ngày càng to lớn đối với sự pháttriển của mỗi quốc gia, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài ( nguồn đầu tư của tưnhân nước ngoài) chiếm vị trí quan trọng nhất
b Khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment)
Hiện nay, khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh
tế quốc tế và các quốc gia đưa ra Hiểu một cách chung nhất, đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) chính là hoạt động đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sảnxuất, kinh doanh và dich vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận
Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật đầu tưnước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhàđầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiếnhành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nướcngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.Hay theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, FDI là hình thức đầu tư dài hạn của
cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,kinh doanh và họ trực tiếp nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đó
Trang 6Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về FDI như sau: “ Đầu tưtrực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sảnnào từ nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mụcđích kinh doanh có lãi”.
c Bản chất của FDI
Qua nhiều lịch sử hình thành và nghiên cứu cho thấy của đầu tư trực tiếp nướcngoài qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đahóa mục đích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở các nước tiếp nhận đầu tư thông qua
di chuyển vốn( bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tưnước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư
d Đặc điểm của FDI
FDI có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, FDI là một dự án mang tính chất lâu dài
Thứ hai, FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài.Các nhà đầu tư có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI,tùy thuộc vào tỷ lệ vốn đóng góp mà nhà đầu tư có quyền tham gia và quyền thamgia quản lý nhiều hay ít
Thứ ba, đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giaocông nghệ, di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vàoviệc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI
Thứ tư, FDI là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “ chu kỳ tuổi thọ kỹthuật” và “ nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật” Trong nền kinh tế hiện đại chínhphương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là một điều kiện cho sự tồn tại và pháttriển của mình FDI sẽ giúp cho các doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền côngnghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triểnthấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất
Thứ năm, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu vốn của một bên là nhà đầu tư và mộtbên là nước tiếp nhận đầu tư
Thứ sáu, FDI gắn liền với sự phân công lao động quốc tế, với quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế và tiến trình toàn cầu hóa kinh tế
Trang 71.2.2- Tác dụng của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế củamột quốc gia, bởi vì nó tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế- xãhội và chính trị Trước hết, FDI bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho tăngtrưởng và phát triển kinh tế, đóng góp vào GDP, vào Ngân sách Nhà nước và kimngạch xuất khẩu Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặcbiệt quan trọng đối với phát triển kinh tế Do đó, FDI là biện pháp hữu hiệu đểtăng vốn cho đầu tư, từ đó, huy động các nguồn lực khác để phát triển kinh tế, kíchthích sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người laođộng, từ đó kích thích tiêu dùng
FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực FDIkhông chỉ tạo ra số lao động trực tiếp và gián tiếp mà đã làm thay đổi cơ bản, nângcao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đàotạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động FDI tạo ra một bộ phận lựclượng lao động có trình độ cao ngang tầm với khu vực và quốc tế, với các tiêuchuẩn lao động quốc tế, giúp tạo ra đòn bẩy nâng cao trình độ, năng suất lao động
và điều kiện lao động trong toàn bộ nền kinh tế
FDI tác động đến phát triển công nghệ, tri thức, nâng cao kỹ năng và trình độquản lý của một quốc gia Việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho
“khoảng cách công nghệ” giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư được rútngắn Mặt khác, FDI tạo ra những năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần vàochuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3- Việc làm và tạo việc làm cho người lao động.
1.3.1- Một số khái niệm
a Việc làm
Nhìn chung, trong các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất chorằng mọi hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn sau đây:Thứ nhất, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điềukiện cho người lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc giảm chi phí gia đình.Thứ hai, đó là các hoạt động không bị luật pháp ngăn cấm
Trang 8Bộ Luật lao động Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 13 quyđịnh: “ Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đềuđược thừa nhận là việc làm”
Theo Giáo trình Kinh tế lao động của khoa Kinh tế Lao động- Trường Đai họckinh tế quốc dân, thì: “ Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượnggiữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hàng hóa theo yêu cầu của thịtrình”
Hay theo Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO): “Việc làm là hoạt động được trảcông bằng tiền và bằng hiện vật”
Thất ngiệp là một hiện tượng kinh tế- xã hội phổ biến ở các nước đang pháttriển cũng như các nước công nghiệp tiên tiến Theo đúng nghĩa của từ, thấtnghiệp là mất việc làm hay sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất Thấtnghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, nó không chỉ làm lãngphí “ tài sản” quý nhất là nguồn lực con người mà còn gây ra những hậu quả tâmlý- xã hội xấu đi kèm những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự không lường
Phạm trù việc làm và thất nghiệp luôn gắn liền với phạm trù con người, do vậyhình thành nên khái niệm người có việc làm, người thiếu việc làm, người thấtnghiệp
Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) các nhàthống kê về Lao động đưa ra các khái niệm như sau:
Người có việc làm là người làm một việc gì đó được trả công, lợi nhuận bằng tiềnhoặc hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vìlợi ích hay vì thu nhập gia đình không nhận được tiền công hay hiện vật
Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới mứcquy định chuẩn và họ có nhu cầu làm thêm
Còn theo tài liệu điều tra lao động- việc làm hàng năm của Bộ Lao động ,Thương binh và Xã hội thì khái niệm người thất ngiệp như sau: Người thất nghiệp
là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần
lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việcnhưng không tìm được việc làm, được xác định dựa trên yếu tố:
Trang 9 Có hoạt động đi tìm việc làm trong 4 tuần qua; hoặc không có hoạt động đitìm việc làm trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm ở đâu hoặc tìm mãikhông được.
Hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ việc làm dưới 8 tiếng, muốnlàm thêm nhưng không tìm được việc
b Tạo việc làm
Xét về bản chất thì việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao động
và tư liệu sản xuất bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng Nhưng đây mới chỉ
là điều liện cần thiết để có việc làm, chỉ là khâu đầu tiên, vì trạng thái phù hợp nàycòn cần nhiều yếu tố khác Chính vì vậy, tạo việc làm là quá trình:
Một là, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất Việc tạo ra tư liệu sản xuấtphụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:vốn đầu tư, và tiến bộ khoa học kỹ thuật ápdụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với tư liệu sản xuất đó
Hai là, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động Số lượng sức lao động phụthuộc vào quy mô dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển laođộng Chất lượng lao động thì phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục, đào tạo và
sự phát triển y tế, thể thao, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
Ba là, sự hình thành môi trường cho sư kết hợp các yếu tố tư liệu sản xuất và sứclao động Môt trường cho sự kết hợp này bao gồm hệ thống các chính sách pháttriển kinh tế- xã hội, chính sách khuyến khích và thu hút người lao động, chínhsách thất nghiệp, chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư,…
Bốn là, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và có hiệu quả cao Cácgiải pháp này có thể kể đến các nhóm giải phát về quản lý và điều hành, về thịtrường đầu vào và thị trường đầu ra, các giái pháp duy trì và nâng cao chất lượngcủa sức lao động, kinh nghiêm quản trị kinh doanh của người sử dụng lao động…Mặt khác việc làm chỉ có thể tạo ra khi cả người sử dụng lao động và người laođộng gặp gỡ trao đổi nhất trí về sử dụng sức lao động Do đó, cơ chế tạo việc làmphải được xem xét ở cả phía người sử dụng lao động và người lao động, đồng thờikhông thể thiếu vai trò của Nhà nước, cụ thể:
Trang 10Về phía người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có vai trò tạo chỗ làm việc và duy trì chỗ làm việc Đểtạo chỗ làm việc phải có vốn, nắm bắt được công nghệ, có kiến thức và kinhnghiệm trong tổ chức quản lý và phải có được thị trường Mặt khác, muốn tạo việclàm người sử dụng lao động phải đến thị trường lao động để thuê lao động, chỉ khingười sử dụng lao động thuê được sức lao động cho chỗ làm việc của họ thì việclàm mới được hình thành
Về phía người lao động
Người lao động muốn có việc làm phải có sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảophù hợp với công việc đòi hỏi Do vậy, người lao động phải đầu tư cho chính bảnthân họ, thể hiện ở sự đầu tư nâng cao sức khỏe, đầu tư vào giáo dục và đào tạo,chuyên môn nghề nghiệp mặt khác, người lao động phải chủ động kiếm việc làm
và nắm bắt các cơ hội về việc làm
Về phía Nhà nước
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo việc làm, thể hiện trongviệc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc làm hình thành và phát triển, tạo ra môitrường thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động phát huy được khảnăng của họ, đưa ra các chính sách liên quan đến người sử dụng lao động và ngườilao động, cụ thể như các chính sách về khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tưnước ngoài, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, các chính sách về giáo dục-đào tạo, chính sách về sức khỏe- y tế- xã hội… Nhà nước đảm bảo phân bổ cácnguồn lực hợp lý, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích cácthành phần kinh tế tham gia kinh doanh tạo việc làm Nhà nước có vai trò trong hệthống hướng nghiệp, các trung tâm giao dịch, giới thiệu việc làm…
1.3.2- Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động
Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động được thể hiện bởi các lý dosau:
Một là, trong tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc dịch chuyển
cơ cấu lao động sẽ kéo theo sự dich chuyển cơ cấu lao động và phân công lao độngtrong nước cũng như quốc tế Kết quả là một số nghề cũ mất đi, một số nghề mới
Trang 11ra đời,lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ nước này sang nước kháckiếm việc làm, gây nên sức ép về việc làm và tăng thất nghiệp Mặt khác, nước ta
có quy mô dân số tương đối lớn, tỷ lệ tăng dân số cao và cơ cấu dân số thuộc loạidân số trẻ Hàng năm, có khoảng từ 1,4-1,5 triệu thanh niên bước vào độ tuổi laođộng, cùng với số lao động thất nghiệp của các năm trước sẽ trở thành gánh nặngcho các gia đình và xã hội Do đó, cần thiết phải tạo việc làm cho số lao động bịthất nghiệp và giảm sức ép về việc làm
Hai là, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động còn có ý nghĩa hết sức quantrọng đối với người lao động Người lao động được thực hiện quyền và nghĩa vụcủa mình, trong đó có quyền cơ bản nhất là được làm việc, nuôi sống chính bảnthân, gia định và góp phần xây dựng đất nước
Ba là, tạo việc làm cho người lao động sẽ làm tăng thu nhập, nâng cao đờisống, từ đó tăng vị thế cho người lao động trong và ngoài xã hội
Cuối cùng, với ý nghĩa con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự pháttriển kinh tế- xã hội, con người với lao động của mình tạo ra của cải vật chất, tinhthần chủ yếu cho xã hội, quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.Song chỉ khi con người được làm việc, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xãhội, thì nền kinh tế, xã hội ngày càng văn minh và phát triển Do đó, cần thiết phảitạo việc làm cho người lao động
1.4- Tác động của FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa.
1.4.1-Về mặt số lượng:
FDI tạo ra việc làm trực tiếp trong chính khu vực FDI Việc làm trực tiếp làviệc làm được trực tiếp tạo ra bởi chính nguồn vốn FDI, đó là các việc làm dodoanh nghiệp tuyển dụng và trả lương, được tính theo bảng lương của doanhnghiệp FDI
Cùng với sự xuất hiện và lớn mạnh của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất
và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khu vực có FDI cũng phát triển theo và tạo
ra số việc làm đáng kể Đa số các doanh nghiệp FDI có mạng lưới tiêu thụ rộngkhắp sử dụng lao động bán hàng, quảng cáo, tiếp thị,…Khu vực FDI sử dụng các
Trang 12nguồn lực khác trong nước ít nhiều nhờ đó tạo ra việc làm gián tiếp cho những đơn
vị cung cấp Các dự án FDI cũng tạo ra hàng vạn chỗ làm việc cho ngành xâydựng trong nước thông qua nhu cầu xây dựng nhà xưởng, văn phòng, cơ sở hạtầng,… Do vậy khi đánh giá tác động của FDI trong tạo việc làm còn phải xácđịnh số lượng việc làm gián tiếp do FDI tạo ra Số lượng việc làm gián tiếp đượcxác định là việc làm tạo ra trong các hoạt động của các ngành, các tổ chức, doanhnghiệp khác ngoài khu vực FDI nhưng lại phục vụ cho hoạt động của khu vựcFDI Nhận thấy, phần lớn các doanh nghiệp FDI còn tạo ra việc làm gián tiếp với
số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng việc làm trực tiếp mà nó tạo ra
Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp phụ thuộc vào vốn đầu tư, vào điềukiện của từng quốc gia, từng khu vực và từng loại hoạt động được tiến hành
1.4.2- Về mặt chất lượng:
Khi nghiên cứu tạo việc làm thông qua FDI các nghiên cứu không chỉ dừng lại
ở việc xác định số lượng và các cơ hội việc làm tạo ra một cách một cách trực tiếphay gián tiếp mà còn phân tích chất lượng của việc làm thông qua các chỉ tiêuVốn/ lao động ( hay vốn/chỗ làm việc), trình độ lao động, điều kiện lao động, tiềnlương và thu nhập của lao động, năng suất lao động, tính ổn định của lao động,…Nhìn chung, việc làm được tạo ra từ nguồn FDI có chất lượng cao hơn việc làm từcác nguồn trong nước
Vốn đầu tư/ lao động là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng việc làm theo đầuvào Vốn và công nghệ thường có quan hệ thuận nên với với những điều kiện kháckhông đổi tỷ lệ vốn/lao động càng cao phản ánh trình độ công nghệ càng cao Chỉtiêu vốn/ lao động trong khu vực có FDI cao hơn nhiều so với yêu cầu về vốn đểtạo ra một chỗ làm việc ở khu vực trong nước Do đó, công nghệ sử dụng nguồnvốn FDI nói chung là cao hơn ở khu vực trong nước
Điều kiện lao động ở các doanh nghiệp có FDI tốt hơn so với các doanh nghiệp
có vốn trong nước cùng ngành, cùng lĩnh vực, thể hiện ở điều kiện nhà xưởng,công cụ lao động, môi trường lao động,…
Việc làm trong khu vực có FDI đòi hỏi lao động có trình độ tương đối cao sovới khu vực trong nước Lao động trong khu vực FDI được tuyển chọn cẩn thận và
Trang 13phải đáp ứng các yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật và nhất là kỷ luật, tác phonglàm việc,…
Năng suất lao động cao hơn là một kết quả tất yếu của khu vực có FDI Vớitrình độ công nghệ cao hơn, trình độ quản lý và trình độ tổ chức cao hơn, năngsuất lao động ở đây cao hơn khu vực khác
Tiền lương và thu nhập ở khu vực FDI cao hơn so với các khu vực trong nước
Từ mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho đến mức tiền lương bìnhquân ở khu vực này cũng cao hơn Mặt khác, do yêu cầu kỹ thuật và công nghệcao hơn mà chi phí tiền lương cũng cao hơn so với khu vực trong nước
Trang 14Phần hai : Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc
làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
2.1- Ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam.
Toàn cầu hóa là một hiện thực mới ở Việt Nam Nước ta mới chỉ thực sự làmquen với toàn cầu hóa trong vòng 20 năm trở lại đây Hiện nay, làn sóng toàn cầuhóa xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn và phạm vi rộng lớn hơn Lànsong mới này mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho Việt nam Từ việc toàn cầuhóa là nhân tố thúc đẩy cơ cấu lại và hiện đại hóa kinh tế, phát triển nguồn nhânlực, tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập cho người dân, làm tăng trưởngkinh tế và phát triển kinh tế-xã hội Đến những tác động tiêu cực như: đói nghèo,bất bình đẳng, sự tụt hâu, thấp kém của các nước đang phát triển trong đó có ViệtNam Do đó, Việt Nam cần phải tỉnh táo, chủ động hội nhập đối phó có hiệu quảvới những thách thức và biết phát huy những cơ hội do toàn cầu hóa tạo ra
2.2- Tình hình thu hút và thực hiện FDI ở Việt Nam
Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới, thu hút FDI tăng mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với pháttriển kinh tế- xã hội của Việt Nam Với quy mô, cơ cấu, tổng vốn đầu tư, vốn thựchiện và thành quả mà FDI tạo ra, có thể nhận thấy FDI đã đóng góp một phần đáng
kể vào GDP, Ngân sách Nhà nước, đã tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đờisống, năng lực sản xuất cho nền kinh tế- xã hội Việt Nam
Năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng nổi bật nhất trong bứctranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam Tổng vốn FDI đăng ký mới và đầu tư bổ sungđạt 10,2 tỷ USD với số vốn đăng ký là 7,6 tỉ USDvà số vốn tăng thêm khoảng 2,42
tỉ USD Vốn bình quân 1 dự án 8,4 triệu USD tăng 1,2 triệu USD năm 2005 Ướctính vốn thực hiện trong năm 2006 đạt khoảng 4,1 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm
2005 Xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn từ các tập đoàn xuyên quốcgia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, như dự án của Công ty thép Posco có vốn đầu
tư 1,126 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, dự án của