mô tả sự chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành nônglâm ngư nghiệp ở Đồng bằng sông cửu long trong thời buổi hiện tại cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trang 1PHẦN A: MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhất là đối với nước ta một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời Sản xuất nông nghiệp hiện còn đang chiếm 20,9% GDP nền kinh tế, thu hút 56,8% lực lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 30,0% giá trị xuất khẩu của cả nước (hiện nay) Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác định và hoàn thiện một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế không chỉ là yêu cầu
có tính khách quan, mà còn là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mang tính cần thiết và cấp bách hiện nay
2 MỤC ĐÍCH.
Nghiên cứu biến đổi cơ cấu kinh tế sẽ cho cái nhìn tổng quan về biến đổi cơ cấu xã hội Bởi biến đổi cơ cấu xã hội là kết quả trực tiếp của biến đổi cơ cấu kinh tế Một vấn đề trọng điểm trong cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế Nó chẳng những quan hệ trực tiếp đến mục tiêu phát triển, cân đối trên địa bàn cả nước mà còn kết hợp phát triển kinh tế với chính sách xã hội Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu tất cả các vùng trên cả nước sẽ khó tránh khỏi sự dàn trải Vì vậy, lựa chọn một vùng kinh tế để nghiên cứu, đồng thời có cái nhìn đối sánh với các vùng khác trong cả nước sẽ thích hợp hơn cả Trong tiểu luận này tôi xin có những tìm hiểu bước đầu về sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long (mà trọng tâm là chuyển dịch trong nông nghiệp)
3 PHẠM VI.
- Trong giai đoạn 2011-2015,vì đây là thởi kì mà vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định ở mức khá, tăng trưởng GDP bình quân của vùng ước đạt 8,87%/năm, nông nghiệp phát triển ổn định, giữ vững vai trò vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước Xuất khẩu tăng trưởng khá, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước đạt trên 12,3 tỷ USD, bằng 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 14,7%/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm nhanh
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp thu thập số liệu:dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các cơ sơ sở
dữ liệu các cơ quan quản lí tổng cục thống kê việt nam, từ các báo cáo trong ngành, các trương tình kế hoạch của địa phương
- Thống kê so sánh:từ các số liệu thu thụ thập tổng hợp lại vào bảng biểu để thích hợp cho quá trình so sánh phân tích
- Phương pháp phân tích:từ các số liệu của phương pháp thu thập số liệu tiến hành phân tích giải thích cho sự chuyền dịch một cách khách quan chính xác
Trang 2MỤC LỤC:
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.Khái niệm
1.1 kinh tế nông nghiệp 3
1.2 chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 3
1.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3
1.4 Các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp 3
2.Thực trang của vấn đề 4
2.1 Chuyển dịch cơ cấu khu vực 4
2.2 chuyển dịch trong cơ cấu ngành 5
a.Nông nghiệp 5
b.Lâm nghiệp 7
c.Ngư nghiệp 8
3.Nguyên nhân 8
a.Điều kiện tự nhiên 8
b.lao đông 8
c.Nhu cầu thị trường 8
d.yếu tố nhà nước 9
4.Giải pháp khắc phục 9
5.Kết luận 9
Trang 3PHẦN B CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGHÀNH NÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG.
1.KHÁI NIỆM
1.1 Kinh tế nông nghiệp
Nó bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và làm nguồn hàng cho xuất khẩu
1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù rộng,nó thay đổi theo từng thời kì phát triển bởi các yếu tố thích hợp thành cơ cấu không cố định.Quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỉ trọng của mỗi ngành đó mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ của cơ cấu ngành Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhẳm biến
cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phong phú hơn
1.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Đó là một tổng thể bao gồm các mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp có thể phân thành các nhóm nhân tố sau :
+ Nhóm nhân tố tự nhiên: trước hết đó là điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Kinh tế nông nghiệp gắn với điều kiện
tự nhiên rất chặt chẽ, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cho năng suất cao và ngược lại
+ Nhóm nhân tố về kinh tế và tổ chức: Trong đó vấn đề thị trường và các nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng Chính sách phát triển kinh tế hàng hoá và chính sách khuyến khích xuất khẩu đã tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa canh, hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá với quy mô ngày càng lớn
+ Nhóm nhân tố về kĩ thuật: Tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nó mở ra những triển vọng to lớn trong việc áp dụng những công nghệ mới vào canh tác, chế biến và bảo quản nông sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể hòa nhập vào thị trường thế giới
1.4 Các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Đồng thời trong từng nhóm ngành lại được phân chia thành các bộ phận nhỏ:
Trang 4- Trong nông nghiệp được phân chia thành trồng trọt và chăn nuôi Ngành trồng trọt được phân chia tiếp thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu… Ngành chăn nuôi bao gồm: gia súc, gia cầm
- Ngành lâm nghiệp bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh, khai thác rừng tự nhiên…
- Ngành ngư nghiệp: Bao gồm đánh cá, bắt cá, nuôi trồng các loại thủy hải sản như tôm, cá
2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.1 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KHU VỰC
- Hiện nay chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
xu hướng chung của cả nước Đặc biệt Đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai vùng kinh tế lớn và phát triển nhất cả nước
Xu hướng phát triển hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long:
- Tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội
và môi trường
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch
vụ gắn liền với yêu cầu phát triển nển nông nghiệp hàng hoá
+ Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả
+ Đối với khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử
+ Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng Đồng bằng sông Cửu Long
có nhiều thế mạnh về du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế
Bảng 1: Cơ cấu GDP của vùng đồng bằng sông Cửu Long(%)
(Trong đó: KV I: Nông nghiệp KV II: Công nghiệp KV III: Dịch vụ.)
Từ bảng 1 cho ta thấy sự chuyển dịch cơ cấu của khu vực I, II, III rất nhỏ song rõ nét
Trang 5Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2013 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch
vụ chiếm 43,3% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%) Bước sang năm 2014, cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn theo hướng tích cực Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2013 là: 18,18%; 38,70%; 43,12%) Cho thấy nền kinh tế của ĐBSCL đang chuyển dần sang khu vực II,III.Cho thấy bước đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang chuyển biến theo hướng tích cực song còn chậm
2.2 CHUYỂN DỊCH TRONG CƠ CẤU NGÀNH.
Bảng
(%)
- Cơ cấu
nghành nông-lâm-ngư nghiệp đang từng bước có sự thay đổi theo hướng giảm sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng sản xuất ngư nghiệp Từ năm 2011-2014 có sự thay đổi rõ rệt ở tỷ trọng ngảnh nông nghiệp trong khu vực I từ 84.49% xuống còn 76.6% giảm 7.89%
tỉ trọng Lâm nghiệp cũng có sự chuyển dịch từ 7.75% xuống còn 5.06% giảm 2.69% Ở nhóm ngành ngư nghiệp lại có sự tăng đột biến từ 7.76% lên 18.34% tăng 10.58% Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt Giảm 8.19% với nhóm ngành trổng chọt trong 4 năm từ 2011-2014(71.57%-63.38%) Tăng nhóm ngành chăn nuôi từ 12.92% lên 13.22% tăng 0.3% Tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực song vẫn còn chậm và không được vững chắc
a Nông nghiệp.
- Từ năm 2010 các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm dần diện tích lúa để đến năm 2015 trở đi, ổn định sản lượng lúa hàng năm 20.5 triệu tấn, giảm 350.000 tấn so năm
2011 theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra các tỉnh bố trí lại việc sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị bằng cách sử dụng 1,32 triệu ha đất phục vụ trồng lúa, trong đó
có 1,1 triệu ha chuyên canh lúa, 185.000 ha luân canh lúa – màu (ngô, đậu tương, rau màu), 240.000 ha luân canh lúa – thủy sản Vòng quay của đất lúa sẽ giảm từ 2,3 vòng xuống còn 2,1 vòng trong năm Diện tích canh tác lúa hàng năm từ 3.85 triệu lượt ha giảm còn 3.5 triệu lượt ha Các tỉnh sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, đạt chuẩn nhằm nâng
Trang 6năng suất lúa bình quân 3,4 tấn/ha/năm hiện nay lên 4,2 tấn/ha/năm Các tỉnh áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến, nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận từ 60% lên 70%; đẩy mạnh cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch để tăng năng suất, hạ giá thành sản xuất
Kết hợp với tính đa dạng của thời vụ để nâng cao nang suất lúa ở ĐBSCL
Thời vụ điển hình của 2 vùng sản xuất lúa
- Bên cạnh đó 112 nghìn ha sản xuất lúa xuân - hè sang các loại cây trồng như: Ngô, thanh long, vừng đen, ớt, dứa…và cây công nghiệp như: cacao, dừa, mía, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng hiệu quả kinh tế so với trồng lúa
-Cây ăn quả đang đươc trồng đại trà song chất lượng ko hề kém so với các loại trái cây của thái như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, nhãn xuồng cơm vàng,cam sành, thanh long đỏ…và một số loại trái cây đặc hữu chỉ Việt Nam mới có như:vú sữa lò rèn, sơ ri gò công rất được ưa chuộng ở nội địa và đang được xúc tiến xuất khẩu.Hứa hẹn cây ăn quả việt nam sẽ có chỗ đứng vững chắc trong tương lai
- Nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực giảm diện tích trồng cây lương thực sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp
Trang 7- Sự chuyển dịch từ đất trồng trọt sang đất chăn nuôi đang có xu hướng tăng.Vì ĐBSCL có nhiều lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm.Việc chăn nuôi gia súc gia cầm của vùng đã có có bước phát triển.Do lợi ích kinh tế chăn nuôi đem lại ngày càng lớn, số lượng gia cầm ngày càng tăng, năm 2011 là 350.000 con đến năm 2014 là 560.000 con.Nhưng vấn đề tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn gặp khó khăn,thị trường nội địa và sức mua của dân còn thấp, không ổn định, giá thành sàn xuất sản phẩm cao xuất khẩu còn gặp khó khăn về chất lượng.Song các cấp chính quyền địa phương đang xây dựng các đề án thích hợp bao gồm cả một quy trình khép kín từ khâu con giống chất lượng giống, quy trình chăn nuôi, thị trường tiêu thụ.Rất hứa hẹn cho nông dân
b Lâm nghiệp.
- Năm 2013, ĐBSCL có khoảng 347.500 ha rừng các loại, trong đó rừng tự nhiên là 53.700 ha, rừng trồng là 294.500 ha Như vậy, diện tích rừng che phủ trong toàn vùng đạt chưa đến 10% diện tích đất tự nhiên Trong đó, tổng diện tích rừng ngập mặn (chiếm cứ trên các bãi bồi phù sa ven biển, lưu vực của cửa sông thông ra biển và các đầm trũng nội địa) chưa đến 100.000 ha, tập trung ở các tỉnh Cà Mau (58.285 ha), Bạc Liêu (4.142 ha), Sóc Trăng (2.943 ha), Trà Vinh (8.582 ha), Bến Tre (7.153 ha), Kiên Giang (322 ha), Long An (400 ha)…Những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ Cùng với đó là vấn nạn chặt phá rừng để sản xuất nông nghiệp, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy củi, gỗ Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2010-2014 diện tích rừng tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm 32.825 ha, bình quân hàng năm bị mất 4.855 ha với tốc độ 5%/năm các rừng ngập mặn, rừng Tràm đang dần bị thu hẹp, diện tích đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp
Những năm gần đây, mặc dù công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập nặm ven biển đã được các tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện, đặc biệt là dự án trồng 5 triệu ha rừng của quốc gia và các dự án hợp tác quốc tế như dự án phát triển và bảo vệ các rừng ngập nước ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.Dự án khu lưu trữ quốc gia U Minh Thượng.Chương trình sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước khu vực sông Mêkông
Tuy nhiên những tác động tiềm ẩn vẫn luôn đe dọa hệ sinh thái rửng ngập mặn ở Đồng Bẳng Sông Cửu Long.Trước tình hình đó, chính quyền các địa phương phải có giải pháp hữu hiệu trong quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, tồ chức khai thác kinh tế tài nguyên gắn liền với phát triển hệ sinh thái đặc thù này
Minh chứng cụ thể là thời gian qua, việc phát triển diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn ở các tỉnh ĐBSCL là một tác nhân gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới công tác quản lí quy hoạch và khai thác bền vững nguồn tài nguyên ven biển Nuôi trồng tôm đem lại lợi ích kinh tế cao,nhưng hậu quả làm suy giảm rừng ngập mặn, làm biến đổi môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh thái Trong khi đó, chúng ta lại chưa có các giải pháp hữu hiệu trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường để phát triển lêm nghiệp bền vững ở khu vực này.Hiện nay nhà nước đang áp dụng khá thành công mô hình giao đất rừng cho ở một số đia phương Đang được xem xét áp dụng cho ĐBSCL mong là đem lại hiệu quả cao vừa giữ được rừng tụ nhien vừa mở rộng và đem lại hiệu quà kinh tế cho người dân
c Ngư nghiệp.
Trang 8-Trong nuôi trồng thủy sản các tỉnh ĐBSCL đang tập trung chỉ đạo sản xuất lưu
thông giống, đảm bảo đủ giống sạch bệnh, đa dạng đúng mùa vụ hình thành cơ cấu nhóm giống chủ lực phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu.Ngoài ra còn tập trung đảm bảo quá trình bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch, chế biến cũng như mở rộng mô hình chăn nuôi thủy hải sản theo tiêu chuẩn GAP để đẩy mạnh xuất khẩu
- Những điều kiện trên đã góp phần giúp cho ngành như nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực Năm 2010 cả vùng ĐBSCL có diện tích nuôi trồng thủy sản là 680.000 ha, sản lượng đạt trên 1.6 triệu tấn Đến năm 2014 diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên tới 800.000ha, sản lượng đạt khoảng 2,4 triệu tấn, trong đó có cá tra chiếm 1,2 triệu tấn, 400.000 tấn tôm phục vụ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu đạt trên 5 tỉ USD Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh là sự chuyển dịch cơ cấu từ đất nông nghiệp và lâm nghiệp bị chặt bỏ trở thành những hồ đầm nuôi trồng thủy sản Cùng với đó là sự thay đổi con giống tăng mạnh các loại tôm sú, mực, cá basa… Để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu
-Về vấn đề đánh bắt thủy hải sản theo như số liệu của tổng cục thống kê ở ĐBSCL có khoảng 30.000 tàu đánh cá, trong đó có 6.000 đánh bắt xa bờ Tổng công suất là 2.3 triệu
CV, trong dó Cà Mau, Kiên Giang chiếm 17.000 tàu với công suất 2 triệu CV.Sản lượng đánh bắt hàng năm tăng khoảng 1 triệu tấn, chiếm 41% sản lượng đánh bắt cả nước
-Từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác của toàn vùng ĐBSCL đạt khoảng 715.600 tấn tăng 5% so với cùng kì năm 2014, chiếm 41% sản lượng cả nước Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 2.06 triệu tấn tăng 4% chiếm 71% sản lượng cả nước trong đó có 270.000 tấn tôm, 540.000 tấn cá tra
3.NGUYÊN NHÂN
a Điều kiện tự nhiên.
Bao gồm các yếu tố như: đất đai, khí hậu,tài nguyên thiên nhiên Quyết định tới sự phát triển cơ cấu kinh tế.Ví dụ khí hậu ĐBSCL nhiều phù sa phù hợp trồng cây ăn trái và phát triển nông nghiệp ngoài ra còn có yếu tố khoa học kĩ thuật giúp nâng cao năng suất lao động phát triển con giống cây trồng phù hợp với các loại đất loại nước tăng sức chống chịu của chúng Cũng dẫn đến sự tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu Nước ở ĐBSCL khá đa dạng gồm các loại nước :Nước mặn,nước lợ, nước ngọt… Đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng các loại thủy hải sản khác nhau
b Lao động.
- Nguồn lao động đang ngày càng được nâng cao có khả năng sử dụng công cụ lao động kĩ thuật cao đáp ứng được nhu cầu cho xu hướng phát triển ngành nghề hiện nay Song
sự chuyển giao công nghệ vẫn còn rất hạn chế chỉ có thể đáp ứng được một mặt nào đó mà thôi Vẫn cần phải nâng cao trình độ của người lao động và trang bị kiến thức cần thiết
c Nhu cầu thị trường
- Kinh tế phát triển, đời sống con người càng được nâng cao, yêu cầu của con người đòi hỏi cũng khắt khe hơn Đòi hỏi ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của thị trường
d Yếu tố nhà nước.
Trang 9- Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta bên cạnh đó là sự hội nhập với nền kinh tế thế giới Theo chính sách chia nền kinh tế thành 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
+ Nông nghiệp: đảm bảo an ninh lương thực tăng nguồn nông sản cho chế biến xuất khẩu cùng với đó là công tác phát triển thủy lợi chuyển giao giống mới Tập chung vào thị trường nước ngoài
+ Công nghiệp: phải đổi mới đặc biệt quan tâm tới khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Chuyển đổi theo hướng khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực lao động hiện có, nâng cao khoa học công nghệ
+ Dịch vụ theo xu hướng hiện nay tăng trưởng dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính tiền
tệ khoa học công nghệ vì ngành này vốn quay vòng nhanh, năng suất lao đông cao, lợi nhuận lớn
4 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.
- Đồng bằng sông Cửu Long cần phải xây dựng một chương trình khoa học và công nghệ tổng thể, sát thực và có ý nghĩa chiến lược phát triển quốc gia, trong khi nơi đây đang phải đối diện với một thách thức không nhỏ đe dọa đến sự sống cũng như phát triển bền vững đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng Đáng chú ý là kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy, bộ và hệ thống cảng biển, cảng sông còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng, công tác quản lý về giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, hạn chế trong việc huy động các nguồn lực để đầu tư sửa chữa và phát triển
- Cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long chuyển dịch còn chậm, phát triển công nghiệp, đô thị của vùng kém hiệu quả gây khó khăn cho phát triển nông, ngư nghiệp Chính sách đầu tư cho nông-lâm-ngư nghiệp đôi lúc còn dàn trải, chậm so với yêu cầu Hình thức tổ chức nông dân để sản xuất còn bất cập, hệ thống thiết bị, máy móc phục vụ cho chế biến các sản phẩm nông nghiệp chưa đồng bộ, nên dù năng suất các loại hoạt động nông nghiệp cao mà giá trị thu lãi vẫn thấp
- Cần phải xây dựng một hệ thống mô hình kinh tế khép kín để đạt được hiệu quả cao hơn Như nô hình “liên kết 4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông)
- Cùng với đó là xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao phù hợp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
- Khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo trong nông thôn và giữa nông thôn với thành thị ngày một gia tăng Vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau như chưa thích ứng kịp với nền kinh tế thị trường, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, không có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất… Đây là những vấn đề làm cho đồng bằng sông Cửu Long có sự chuyển dịch không đồng đều như hiện nay
5 KẾT LUẬN.
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là vùng kinh tế trọng điểm gồm 4 trong tổng số 13 tỉnh thành là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với tổng diện tích hơn 16.600 km2 dân số khoảng 6.4 triệu Cũng như toàn khu vực Vùng ĐBSCL này được thiên nhiên ưu đãi từ khí hậu cảnh quan đến thổ nhưỡng làm nên sự nổi tiếng ở Đông Nam
Á vả thế giới của cả” vùng đất chín rồng” Nhưng dường như nhờ vị trí địa lí có nhiều ưu ái
4 địa phương nói trên hội tụ những tiềm năm nổi trội của cả miền Tây Nam Bộ
Trang 10- Là vựa lúa lớn nhất Nam Bộ Đem lại sự no đủ cho cả vùng Nam Bộ và cũng là mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu và giải quyết an ninh lương thực quốc gia
- Đường bờ biển rộng trải dài thích hợp với các loại cay đước, tràm, lim…thích hợp trồng các loại cây giữ đất giữ phù sa phát triển rừng ngập măn rừng nước lợ phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước Ngoài ra còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt đây được xem là kho thủy hải sản dồi dào nhiều đặc sản An Giang nồi tiếng với cá tra cá basa
- Tôm được xem là mặt hàng nòng cốt của Cà Mau Ở Cà Mau có ngư trường cá mực điểm đến của các tàu đánh bắt xa bờ Phú quốc có nguồn Cá Cơm cùng với nghề làm nước mấm cổ truyền nên giữ được thương hiệu lừng danh của hòn đảo này Do có vị trí địa lí chiến lược Phú Quốc hoàn toàn có thể trở thành trung tâm thương mại dich vụ tầm cỡ quốc tế
- Ở đây các vườn cây ăn trái bát ngát bốn mùa xum xuê, rau quả trong vùng có mặt ở khắp mọi miền đất nước và cũng được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới dưới dạng tươi nguyên, sấy khô, đóng hộp, đông lạnh….Chợ nổi trên sông Cái Răng khiến người ta ngợp mắt với đủ loại hoa quả, qua chợ Ninh Kiều Khách mua chen lấn giữa những bịch cây trái tú
ụ, thơm lừng Dọc đường sông từ Thành Phố Cà Mau tới tận cùng của đất nước, cho ta thấy
sự trù phú của dải đất Mũi
- Song vùng còn nhiều hạn chế chưa phát huy dược tiềm năng cân xứng Các doanh nghiệp trong vùng chủ yếu thuộc diện vừa và nhỏ, lại chưa có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ hàng hóa, nhất là xuất khẩu qua nhiều đầu mối tầng nấc trung gian Làm ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại dịch vụ
- Do mật độ dân số khá cao, nên kim ngạch xuất khẩu trực tiếp bình quân đầu người của Vùng KTTĐ chưa bằng mức bình quân của cả nước Sức mua và sử dụng dịch vụ tính theo đầu người chưa khả quan
- Các chợ chỉ có quy mô trung bình, bán kính nhỏ, dân số được phục vụ còn khiêm tốn Nhiều chợ còn lều quán tạm bợ Số siêu thị và trung tâm thương mại chỉ cao hơn Tây Nguyên và trung du miền núi phía Bắc Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu còn nhiều việc phải làm Việc quản lý thị trường nội vùng còn phức tạp, nhất là khu vực giáp biên
- Trong những rào cản thương mại mà xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt, thì vùng này “chịu trận” nhiều nhất, vì phần lớn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy sản, nông sản,… lại có xuất xứ từ vùng này, và đó là những mặt hàng luôn bị các nhà nhập khẩu áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt
- Những vấn đề trên vừa là thách thức vừa là cơ hội cho sự phát triển của nền nông-lâm-ngư nghiệp ở ĐBSCL Nếu biết nắm bắt tốt điều kiện sẵn có của vùng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả rất cho năm suất lao động của vùng tăng lên đáng kẻ, và ngược lại sẽ làm nền kinh tế của vùng lung lay dễ sai lầm trong quy hoạch và phát triển kinh tế của vùng
Kiến Nghị:
Các cơ quan chính quyền địa phương cần nghiên cứu xây dựng phát triển kinh tế dựa trên những thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước….Ngoài ra còn phải giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, như thiếu việc làm, vấn đề xã hội,
ô nhiễm môi trường Cần phải vửa học tập vửa nâng cao trình dộ về khoa học-kĩ thuật để đảm bảo kinh tế phát triển một cách bền vững lâu dài không ảnh xấu đời sống của nhân dân
áp dụng các biện pháp về khoa hoc kĩ thuật cao vào chăn nuoi và trồng trọt.Đặc biệt là phải xây dựng đội ngũ cán bộ có khoa học kĩ thuật đáp ứng được nhu cầu của quá trình công