1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo dưỡng hệ thống lái trên xe TOYOTA VIOS

38 2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 43,52 MB

Nội dung

Các yêu cầu chung Trên cơ sở nắm vững đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thốnglái, trong quá trình sử dụng bảo dưỡng sửa chữa ta phải tuân thủ một số yêucầu sau đây: - Phải thường

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội Ô tôđược dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân ở nhiều lĩnh vực khác nhaunhư công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng

an ninh…

Trên nền tảng của đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh về kinh tếngành công nghiệp ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển.Thể hiện bởi các liên doanh lắp ráp ô tô giữa nước ta với nước ngoài ngàycàng phát triển rộng lớn trên hầu hết các tỉnh của cả nước như: FORD,TOYOTA, DAEWOO Một vấn đề lớn đặt ra đó là việc nắm vững lýthuyết, kết cấu của các loại xe hiện đại, của từng hệ thống trên xe để từ đókhai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt,dùng bền, an toàn, tiết kiệm

Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống lái Hệ thốngnày có chức năng điều khiển hướng chuyển động của ô tô, đảm bảo tínhnăng ổn định chuyển động thẳng cũng như quay vòng của bánh xe dẫnhướng Trong quá trình chuyển động hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến

an toàn chuyển động và quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt đối với xe cótốc độ cao Do đó người ta không ngừng cải tiến hệ thống lái để nâng caotính năng của nó

Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã làm báo cáo thực tập

chuyên ngành với nhiệm vụ “Bảo dưỡng hệ thống lái trên xe TOYOTA VIOS”.

Trang 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1)Địa điểm thực tập :

Tên công ty : c«ng ty GM Minh Hoàng

Địa chỉ : Km 10 Nguyễn Trãi ,Hà Đông ,Hà Nội

2) Chức năng ,nhiệm vụ chính của cơ sở.

- Đại lí kinh doanh xe ,phụ tùng các dòng xe du lịch GM DEAWOO

- Sửa chữa,thay thế,bảo dưỡng,bảo trì,thay thế tất cả các loại xe du lịch của dòng xe GM DEAWOO : matiz,captival,….và 1số dòng xe du lịch khác như: VIOS, CAMRY

3) Tổ chức của cơ sở thực tập

Tổ chức biên chế xưởng sửa chữa:

- Tổ máy : Có nhiệm vụ là sửa chữa,bảo dưỡng,đại tu,bảo trì phần máy liên quan tới hàng chục ngàn các chi tiết trong hệ thống ô tô

Trang 3

- Tổ điện :có nhiệm vụ là sửa chữa,bảo dưỡng động cơ điện.Sửa chữa bảo dưỡng điện lạnh.

- Tổ gầm : có nhiệm vụ là sửa chữa ,bảo dưỡng phần gầm ,hệ thống an toàn của xe

- Tổ gò hàn : có nhiệm vụ là gò,hàn nắn khung thân vỏ Hàn thân vỏ và các chi tiết khác trong ô tô.Hoàn thiện lắp ráp sau khi sơn

- Tổ sơn : có nhiệm vụ là mài,bả bề mặt thân vỏ.Sơn thân vỏ và các chi tiết

có liên quan.Đánh bóng phần sơn trước khi xuất sưởng

- Tổ phụ : có nhiệm vụ là hỗ trợ các tổ kĩ thuật Rửa xe trước khi vào sửa và trước khi xuất xưởng

Phòng kế toán ,tài chính : nhiệm vụ là quản lí,kiểm soát các hoạt động tài chính kế toán của công ty.Thực hiện các giao dịch liên quan đến tài

chính.Kiểm tra ,giám sát đầu ra đầu vào của công ty.Lập ngân sách và phân

bổ chi phí cho các hoạt động sản xuất,kinh doanh đầu tư.Tư vấn tài chính các dự án

- Phòng trang bị phụ tùng và nhà kho : Nhiệm vụ để chứa các chi tiết ,trang thiết bị cho gara,sản phẩm khác

- Phòng đón tiếp khách hàng ,chờ khách : có nhiệm vụ đón tiếp,phục vụ khách hàng,chờ xe trong quá trình sửa chữa

Trang 6

5.2)Khu vực sơn,gò hàn:

Trang 7

5.3)Phòng kho,vật tư

Trang 8

5.4)Khu vực rửa xe,dọn dẹp nội thất:

Trang 9

5.5)Khu vực văn phòng,kế toán tài chính :

Trang 10

6)Một số thiết bị nhà xưởng,đồ nghề sửa chữa:

Cầu nâng hạ

Phòng sơn xe

Trang 11

Bộ đồ nghề sửa chữa

Trang 12

CHƯƠNG 2

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA VIOS

Việc bảo quản, bảo dưỡng xe là việc làm thường xuyên liên tục củangười lái xe và thợ nhất là đối với chủ xe, có như vậy mới đảm bảo giữ tốt,dùng bền, an toàn tiết kiệm

Hệ thống lái trên xe luôn có thể xảy ra hư hỏng làm mất khả năng điềukhiển xe, do đó có thể gây nên những tai nạn bất ngờ Chính vì vậy việcthường xuyên kiểm tra hệ thống lái là một việc làm cần thiết bảo đảm tính antoàn sử dụng cho xe Mặt khác hệ thống lái nằm trong nhóm các hệ thống có

tỷ lệ hư hỏng do mòn cao cho nên ta phải chú ý bảo dưỡng sửa chữa bôi trơnđúng chế độ Bảo quản thay thế và bổ xung dầu trợ lực kịp thời đúng quyđịnh

Dưới đây là một số yêu cầu chung và một số nội dung cụ thể trongchăm sóc bảo dưỡng hệ thống lái, một số hư hỏng thường gặp và cách khắcphục

4.1 Các yêu cầu chung

Trên cơ sở nắm vững đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thốnglái, trong quá trình sử dụng bảo dưỡng sửa chữa ta phải tuân thủ một số yêucầu sau đây:

- Phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong trợ lực, thông rửa các phần tửlọc của bơm, thường xuyên kiểm tra độ kín khít của các mối ghép và đườngống trong trợ lực

- Không tự ý tháo cơ cấu lái, van phân phối hay bơm trợ lực Khi tháo lắpcác chi tiết của các bộ phận này phải đảm bảo thợ có tay nghề cao và đảmbảo vệ sinh công nghiệp

- Dầu dùng trong trợ lực lái phải đúng chủng loại và thật sạch

Trang 13

4.2 Các chế độ bảo dưỡng hệ thống lái

4.2.1 Bảo dưỡng thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra các chỗ nối, các ổ có bị lỏng ra không và cònchốt chẻ không Kiểm tra độ rơ vành tay lái và xem có bị kẹt không

4.2.2 Bảo dưỡng 1 (sau 6500 Km)

Kiểm tra và xiết lại ổ, các khớp nối, kiểm tra các chốt chẻ Kiểm tra độ

rơ vành tay lái và của các khớp thanh lái ngang Kiểm tra và bổ xung dầu trợlực lái, bơm mỡ các khớp Kiểm tra độ căng dây đai bơm dầu

4.2.3 Bảo dưỡng 2 (sau 12500 Km)

Kiểm tra dầu trợ lực lái, nếu cần thiết thì thay dầu kiểm tra điều chỉnh

độ rơ ở các khớp cầu của thanh lái dọc, ngang Bơm mỡ đầy đủ vào các vúmỡ

Thông rửa các phần tử lọc của bơm dầu, kiểm tra áp suất trong hệ thốngtrợ lực, điều chỉnh độ căng dây đai Kiểm tra xiết chặt vỏ của cơ cấu lái vớikhung xe, trục lái với giá đỡ trong buồng lái, kiểm tra độ rơ và lực quayvành tay lái Kiểm tra điều chỉnh khe hở ăn khớp trong cơ cấu lái bánh răngtrụ thanh răng

* Khi bảo dưỡng sửa chữa phải tuân thủ một số quy định sau:

- Tháo lắp đúng thứ tự

- Làm đúng, làm hết nội dung bảo dưỡng sửa chữa

- Không làm bừa làm ẩu

- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, các chi tiết tháo lắp phải để đúng nơi quyđịnh

Trang 14

- Kiểm tra áp suất lốp;

- Điều chỉnh lại góc đặt bánh xe

- Kiểm tra các khớp cầu

4.3.2 Hành trình tự do lớn

* Nguyên nhân

- Khe hở ăn khớp trong cơ cấu lái và độ rơ của các chi tiết trong dẫn động láiquá lớn;

- Có khe hở trong ổ bi đỡ trục răng

- Đai ốc bắt vô lăng xiết không đủ chặt

- Chảy dầu trong cơ cấu lái do mòn các khớp bao kín;

- Van an toàn lưu lượng bị kênh;

Trang 15

- Lò xo van an toàn áp suất bị liệt hay quá yếu.

- Tháo bơm ra kiểm tra độ dịch chuyển của các van an toàn lưu lượng;

- Kiểm tra thay thế lò xo của van an toàn áp suất

4.3.4 Lực trợ lực nhỏ và không đều khi quay vòng về hai phía

- Tháo bơm kiểm tra sửa chữa;

- Căng lại dây đai;

- Tháo rửa con trượt van phân phối;

- Kiểm tra sự dịch chuyển xi lanh, lực để dịch chuyển không quá 6 KG

Trang 16

4.3.5 Mất trợ lực lái

* Nguyên nhân

- Lỏng đế van an toàn;

- Kênh van lưu lượng;

- Dây đai quá chùng

* Khắc phục

- Tháo bơm kiểm tra các van;

- Điều chỉnh lại dây đai

4.3.6 Có tiếng ồn khi bơm làm việc

Trang 17

4.3.8 Dầu chảy qua lỗ thông hơi của bơm

* Nguyên nhân

- Mức dầu quá cao;

- Tắc hỏng lưới lọc

* Khắc phục

- Tháo bớt dầu đến mức quy định;

- Kiểm tra rửa lưới lọc

4.3.9 Dầu nóng quá gây lọt dầu

* Nguyên nhân

- Do ma sát làm nóng dầu;

- Do chất lượng dầu không đảm bảo;

- Do quá trình làm việc độ nhớt của dầu giảm

* Khắc phục

- Thay thế toàn bộ dầu bằng loại dầu đúng tiêu chuẩn

4.3.10 Dây đai quá căng

- Do quá trình sử dụng không kiểm tra điều chỉnh;

- Dây đai bị giãn

* Khắc phục

- Căng lại dây đai

Trang 18

4.3.12 Chảy dầu ở các đệm phớt

* Nguyên nhân

- Các đệm bị lão hóa;

- Do chuyển động các chi tiết bị cọ xát;

- Sức căng lò xo giảm nên độ kín của phớt giảm

* Khắc phục

- Thay thế các phớt đệm mới

4.4 Một số nội dung bảo dưỡng, sửa chữa chính

4.4.1 Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái

Độ an toàn chuyển động của xe phụ thuộc vào hành trình tự do củavành tay lái Hành trình tự do của vành tay lái được kiểm tra bằng thước khiđộng cơ làm việc ở chế độ không tải và bánh trước ở vị trí thẳng

Hình 4.1 Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái.

* Các bước tiến hành để đo hành trình tự do

- Kẹp thước đo hành trình tự do vành tay lái vào vỏ trục lái

- Đánh tay lái sang trái cho đến khi bánh trước của xe bắt đầu dịch chuyểnthì dừng lại, đánh dấu vị trí lên thước

- Quay vành tay lái theo hướng ngược lại cho đến khi bánh xe dịch chuyển

Trang 19

- Góc quay của kim sẽ tương ứng với hành trình tự do của vành tay lái lúcnày nếu xe không nổ máy thì hành trình tự do vành tay lái phải nhỏ hơn 30

mm

Nếu hành trình tự do quá lớn thì phải điều chỉnh khớp của thanh nối, cơcấu lái, điều chỉnh độ rơ trục các đăng lái, siết chặt đai ốc bắt trục các đăng,điều chỉnh moay ơ bánh xe

4.4.2 Kiểm tra đầu thanh nối

* Các bước tiến hành kiểm tra

Hình 4.2: Kiểm tra đầu thanh nối.

- Bắt chặt cụm thanh nối lên êtô (Không được xiết êtô quá chặt)

- Lắp đai ốc vào vít cấy

- Lắc khớp cầu ra trước và sau 5 lần hay hơn

- Đặt cân lực vào đai ốc, quay khớp cầu liên tục với tốc độ từ 3 đến 5 giâycho một vòng quay, và kiểm tra mômen quay ở vòng quay thứ 5

- Mômen quay tiêu chuẩn: 0,29 đến 1,96 Nm

Nếu mômen quay không nằm trong giá trị tiêu chuẩn, phải thay đầuthanh nối bằng chiếc mới

Trang 20

4.4.3 Hiệu chỉnh lệch tâm vô lăng

- Kiểm tra xem vô lăng có bị lệch tâm hay không

- Dán băng dính che lên tâm bên trên của vô lăng và nắp trên của trục lái

- Lái xe theo đường thẳng trong 100 m với tốc độ không đổi 56 km/h, giữ vôlăng để duy trì hướng chạy

- Vẽ một đường thẳng trên băng che, như được chỉ ra trong hình 4.3

Hình 4.3 Hiệu chỉnh lệch tâm vô lăng.

- Quay vô lăng đến vị trí thẳng

- Vẽ một đường thẳng khác lên băng dính che dán trên vô lăng, như trênhình 4.3

- Đo khoảng cách giữa hai đường thẳng trên băng dính ở trên vô lăng

- Chuyển khoảng cách đo được thành góc đánh lái Khoảng cách là 1mm =Khoảng 1 độ góc lái

Trang 21

4.4.4 Điều chỉnh góc quay vôlăng

- Vẽ một đường thẳng trên thanh nối và đầu thanh răng ở chỗ có thể nhìnthấy dễ dàng

- Dùng thước dây, đo khoảng cách giữa đầu thanh nối và ren đầu thanh răng

Hình 4.4 Điều chỉnh góc quay vô lăng.

- Tháo 2 kẹp cao su chắn bụi bên trái và bên phải ra khỏi thanh răng

- Nới lỏng các đai ốc hãm bên trái và bên phải

- Quay đầu thanh răng phải và trái với một lượng như nhau (nhưng ngược chiều nhau) theo góc lái

- Lắp các kẹp cao su chắn bụi bên trái và bên phải

4.4.5 Kiểm tra áp suất, độ đảo của lốp

- Kiểm tra các lốp xem có bị mòn hay áp suất lốp chính xác chưa

- Áp suất lốp lúc nguội: + Phía trước 220 kPa

+ Phía sau 210 kPa

Trang 22

Hình 4.5 Kiểm tra áp suất lốp.

- Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ đảo của lốp

- Độ đảo lốp: 1,4 mm (0,055 in) hay nhỏ hơn

4.4.6 Kiểm tra góc quay bánh xe

Hình 4.6 Kiểm tra góc quay bánh xe.

- Quay vô lăng hoàn toàn sang trái và phải, và đo góc quay

- Góc quay bánh xe: + Bánh Bên Trong 41°01’ +/- 2°

+ Bánh xe bên ngoài 35°21’

- Nếu các góc bánh xe phía trong bên phải và bên trái khác với giá trị tiêu chuẩn, phải kiểm tra chiều dài đầu thanh răng bên trái và bên phải

Trang 23

4.4.7 Kiểm tra góc camber, caster và góc kingpin

Hình 4.7 Kiểm tra góc camber, caster và góc kingpin.

- Để bánh trước trên tâm của dụng cụ đo góc đặt bánh xe

- Tháo ốp bánh xe

- Đặt dụng cụ đo góc camber-caster-king pin và gắn nó vào tâm của moayơ cầu xe hoặc bán trục

- Kiểm tra camber, caster và góc kingpin

Bảng 4.1 Góc Camber, caster và góc kingpin

Kích Thước Lốp Camber Caster Góc King Pin(Tham khảo)

Trang 24

hệ thống treo xem có bị hỏng và hoặc mòn không.

4.4.8 Kiểm tra, điều chỉnh độ chụm

Hình 4.8 Kiểm tra độ chụm.

Kiểm tra độ chụm tiêu chuẩn theo bảng 4.2 Nếu độ chụm không như tiêu chuẩn, phải điều chỉnh các đầu thanh nối

Trang 25

- Tháo các kẹp bắt cao su chắn bụi thước lái.

- Nới lỏng các đai ốc hãm đầu thanh nối

Trang 26

- Kéo dài đầu thanh răng ngắn hơn nếu độ chụm đo được lệch về hướng ra ngoài.

- Thu ngắn đầu thanh răng dài hơn nếu độ chụm đo được hướng vào trong

- Vặn các đầu thanh răng bên phải và bên trái một lượng bằng nhau để điều chỉnh độ chụm

- Phải đảm bảo rằng chiều dài của đầu nối thanh răng trái và phải là giống nhau

- Xiết chặt đai ốc hãm đầu thanh nối đến mômen xiết tiêu chuẩn: 75 Nm

4.4.9 Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái

a Kiểm tra điều chỉnh độ võng dây đai của bơm dầu trợ lực lái

Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay ấn một lực từ 3÷3.5 KG vào dâyđai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 8÷13 mm) Nếu không đúng điềuchỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm hoặc vành căng dây đai

b Kiểm tra dầu trợ lực

Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống lái, trong quá trình sử dụng phảithường xuyên kiểm tra mức dầu trong bình dầu một cách định kỳ theo chỉdẫn Việc kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống trợ lực làm việc tốt

* Các bước tiến hành:

- Đỗ xe ở nơi bằng phẳng

- Tắt máy kiểm tra mức dầu trong bình chứa

- Kiểm tra mức dầu nằm trong vùng HOT LEVEL trên vỏ bình chứa Nếu dầu nguội thì kiểm tra mức dầu nằm trong vùng COLD LEVEL

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải

- Đánh tay lái hết cỡ từ bên này sang bên kia để làm nóng dầu Nhiệt độ dầu 75÷800 C

- Kiểm tra xem có bọt hoặc vẩn đục không

Trang 27

- Để động cơ chạy không tải, đo mức dầu trong bình chứa.

- Tắt máy, chờ vài phút và đo mức dầu trong bình chứa

- Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải mức dầu cần thấp hơn mặt trên của bầu dầu 5 mm

- Nếu cần thiết thì bổ xung dầu dầu đúng chủng loại ATF DEXRON© I hoặcII

c Thay dầu trợ lực lái

Tiến hành thay dầu trợ lực lái: việc thay dầu trợ lực lái có thể tiến hành 2 lần

1 năm nếu xe hoạt động liên tục

* Các bước tiến hành:

- Khi thay dầu phải kích bánh trước của xe lên và đỡ bằng giá để xe khôngchạm đất

- Tháo ống dầu hồi ra khỏi bình chứa rồi xả dầu vào khay

- Cho động cơ chạy không tải, đánh lái hết cỡ sang hai bên trong khi đang xảdầu

- Tắt máy, đổ dầu sạch vào bình (dầu ATF DEXRON© I hoặc II)

- Nổ máy và chạy ở 1000 v/p Sau 1÷2 (s) thì tắt máy

- Lắp ống dầu hồi vào bình dầu

- Xả khí khỏi hệ thống trợ lực lái

d Kiểm tra áp suất dầu trợ lực lái

- Tháo ống cấp dầu cao áp ra khỏi hộp cơ cấu lái

- Xả khí hệ thống trợ lực lái

- Khởi động động cơ và để hệ thống chạy không tải

- Đánh tay lái hết cỡ từ bên này sang bên kia vài lần để làm nóng dầu

- Áp suất dầu nhỏ nhất: 60 kgf/cm2

Trang 28

- Để vô lăng ở vị trí trung tâm.

- Tháo cụm nút nhấn còi

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải

- Đo lực lái ở cả hai phía

- Lực lái: 60 kgf.cm hay nhỏ hơn

g Kiểm tra sự làm việc của bơm

Để kiểm tra cần tháo bơm ra khỏi xe, xả dầu, làm sạch bên ngoài Bơmlàm việc tốt khi áp suất lớn hơn 60 KG/cm2 ở số vòng quay 800 ÷ 1000 v/p

- Tiến hành kiểm tra bơm trên giá thử động cơ có dẫn động băng dây đai, có

bộ phận trợ lực đồng hồ áp lực van bi để đóng tức thời đường nén của bơm,khi đóng hoàn toàn van bi nếu bơm làm việc tốt phải đạt 65 KG/cm2

- Nhiệt độ dầu khi thử nghiệm nếu hệ thống trợ lực làm việc tốt thì nhiệt độtrong khoảng 75÷800 C

h Kiểm tra rô to bơm

- Dùng pan me đo chiều cao độ dày và chiều dài cánh gạt

i Kiểm tra van điều khiển lưu lượng

- Bôi dầu trợ lực lên van điều khiển lưu lượng và kiểm tra rằng nó rơi vào lỗlắp van một cách êm dịu bằng chính trọng lượng của nó

- Kiểm tra rò rỉ của van bằng cách bịt 1 trong các lỗ và cấp khí nén khoảng4÷5 kgf/cm vào lỗ phía đối diện và chắc chắn rằng khí không lọt ra khỏi các

lỗ ở đầu van

Trang 29

- Kiểm tra lò xo nén của van diều khiển lưu lượng: dùng thước cặp đo chiềudài tự do của lò xo nén van điều khiển lưu lượng, chiều dài tự do nhỏ nhất:35,8 mm.

j Đo khe hở gữa trục và bạc của bơm

- Dùng panme và đồng hồ đo lỗ, đo khe hở đầu giữa trục và bạc

+ Khe hở tiêu chuẩn: 0,01÷ 0,03 mm

+ Khe hở cực đại: 0,07 mm

- Nếu khe hở lớn hơn giá trị cực đại, thay cả cụm bơm

4.5 Tháo lắp cơ cấu lái

Ngày đăng: 29/11/2015, 01:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w