tưởng chừng bình thường như: Cây cỏ, giọt sương, đến tiếng “ậm ò” gọi bạn của chú bò…đều ấn tượng và ăn sâu vào kí ức của đàn em thơ ngây…Hiểu được lẽ đó, Phạm Hổ đã tâm huyết viết nên n
Trang 1Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa giáo dục tiểu học
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo
và các bạn sinh viên
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2009
Tác giả
Vũ Thị Ngân
Trang 3Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ nh÷ng nghiªn cøu cña b¶n th©n t«i, cha ®îc c«ng bè ë bÊt cø n¬i nµo kh¸c NÕu sai t«i xin hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm
Hµ Néi, ngµy 4 th¸ng 5 n¨m 2009
T¸c gi¶
Vò ThÞ Ng©n
Trang 41.2 Thiên nhiên trong thơ viết cho thiếu nhi 14
CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠ CHÚ
2.1.Vẻ đẹp thiên nhiên bao trùm tập thơ Chú bò tìm bạn 18 2.1.1 Thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu 22
2.1.3 Các hiện tượng tự nhiên mới lạ, hấp dẫn 34
2.2 Một vài nét đặc sắc nghệ thuật trong tập thơ Chú bò tìm bạn 40
Trang 52.2.1 Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên 40
2.2.3 Nghệ thuật xây dựng không gian trò chuyện 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Có nhiều bài viết đề cập và trao đổi ý kiến về các sáng tác thơ cho thiếu nhi với hi vọng giúp ích cho những người sáng tác, nghiên cứu, phê bình, các nhà giáo và những ai quan tâm đến thiếu nhi
- Nói về các tác phẩm thơ cho các em nhà văn Võ Quảng cho rằng
“Các em yêu thơ hay không là do chúng ta, là do trách nhiệm người làm ra
thơ và những người đưa thơ đến cho các em Về phần các em, vốn rất nhạy bén sẵn sàng tiếp đón thơ, thơ đối với các em rất cần thiết” [20]
- Nhà nghiên cứu Vân Thanh cho rằng những vấn đề của thơ thiếu nhi
hiện nay: “Cần phải nói thêm rằng rất đòi hỏi ở các bác, các cô chú những
bài thơ hay Vì thế hệ tương lai , các nhà thơ hãy chắp cánh cho các em bay
xa, qua những câu thơ tự đáy lòng mình” [12, T805]
- Với nhà thơ Phạm Hổ trong hội nghị văn học thiếu nhi tại Hà Nội
tháng 9 năm 1980 cũng có ý kiến về thơ cho các em “Chúng ta hy vọng rồi
đây, thơ viết cho các em của chúng ta ngày càng thêm hay, và các nhà phê bình, nghiên cứu lý luận sẽ giúp cho bạn đọc nhỏ tuổi thấy được cái hay ấy một cách đến nơi đến chốn, giúp các em từ sự cảm nhận cái hay cái đẹp trong
Trang 7thơ mà biết sống hay sống đẹp trong cuộc sống hàng ngày đồng thời động viên và hỗ trợ cho công việc sáng tác của anh chị em làm thơ cho chúng ta”
[19, T77]
Các ý kiến đó phải chăng cũng chính là những trăn trở, những mong muốn chung cho những ai quan tâm đến cuộc sống trẻ thơ? Xuất phát từ những ý kiến, nhận xét ở trên về việc làm thơ cho các em đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài và hướng nghiên cứu về thơ viết cho thiếu nhi của Phạm
Phạm Hổ sáng tác rất nhiều thể loại cho thiếu nhi : Thơ, truyện, kịch, truyện ngắn, truyện vừa, truyện cổ tích…Ở thể loại nào ông cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả Ngoài lĩnh vực sáng tác văn học cho thiếu nhi, Phạm Hổ còn sáng tác thơ, viết tiểu thuyết và cả phê bình văn học… nhưng thành công hơn cả đó là sáng tác thơ cho thiếu nhi và nhất là cho lứa tuổi nhi đồng Nhiều tác phẩm của ông đã đạt được những giải thưởng văn học có giá trị Thơ văn của Phạm Hổ viết cho tuổi thơ thường ngộ nghĩnh, vui tươi, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu trí tưởng tượng, hợp với tâm lý trẻ Với văn phong độc đáo, đã tạo nên dấu ấn riêng cho tên tuổi Phạm Hổ
Nếu có thể nói đến một tình cảm lớn, bao quát và xuyên suốt thơ Phạm
Hổ thì đó là sự ấm áp của tình bạn Theo Phạm Hổ thế giới này được tạo dựng bằng tình yêu thương và tình bạn đó là sự hoà đồng thương mến, ở đó có mối tương giao, sự chia sẻ và gắn bó sâu sắc
Trang 8Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập viết về tình bạn : Chú
bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn nhỏ, Những người bạn im lặng, Ai kêu đấy, Bạn nào thích nhảy Trong các tập thơ ấy, Phạm Hổ luôn
lấy tình bạn làm mục đích chính, ông vừa mong muốn các em có những ứng
xử thân thiết, lại vừa nhẹ nhàng giới thiệu cho các em nét đáng yêu, đáng quý của những sự vật, hiện tượng quen thuộc trong đời sống hàng ngày
1.3 Trong thế giới thơ viết cho trẻ của Phạm Hổ, điều ta cảm nhận rõ nhất đó là thế giới vạn vật luôn sống động với nhiều bất ngờ thú vị Thế giới quanh các em từ các sự vật vô tri như cỏ cây, hoa lá, con đường hay cho dù là cái hàng rào, cái xe lu, xe chữa cháy, món đồ chơi…Phạm Hổ cũng có những suy nghĩ, hành động và đời sống tình cảm
Vì vậy, sẽ là một thiếu sót lớn nếu ta không đề cập đến đề tài thiên nhiên trong những sáng tác của Phạm Hổ Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng
nhận định : “Nói về thơ Phạm Hổ trước hết là nói về thiên nhiên Dù rằng ca
ngợi thiên nhiên là một điểm chung của các nhà văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi Thông qua các bức tranh thiên nhiên người viết gợi cho các em lòng yêu cuộc sống, bạn bè, đất nước…”.Trong thơ Phạm Hổ là cả một thế giới thiên
nhiên kì thú với sự hiện diện của các loài hoa, loài cây, loại quả Ông luôn luôn khai thác chúng ở một khía cạnh rất độc đáo và khám phá vẻ đẹp tự nhiên, giàu chất thơ của nó Cùng với đề tài này, tác giả còn khắc hoạ lên những bức tranh sinh động về thế giới loài vật- càng là thế giới quen thuộc của các em Bao nhiêu con vật xinh xắn dễ thương như: đom đóm, thỏ con, bê con, gà con đến ngựa, bò, trâu…cũng hiện lên ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế giới các em đầy tưởng tượng, nhầm lẫn và thắc mắc
Bởi lẽ đâu mà ông đã vẽ lên những bức tranh thiên nhiên sống động, trong sáng đẹp tự nhiên đến vậy? Phải chăng, tác giả đã nhận thức được vai trò cần thiết và cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên? Từ những cái
Trang 9tưởng chừng bình thường như: Cây cỏ, giọt sương, đến tiếng “ậm ò” gọi bạn của chú bò…đều ấn tượng và ăn sâu vào kí ức của đàn em thơ ngây…Hiểu được lẽ đó, Phạm Hổ đã tâm huyết viết nên những tập thơ, tập truyện đáng
nhớ về đề tài này như: Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Chuyện hoa
chuyện quả…Thiên nhiên trong thơ ông cứ hiện ra đẹp đẽ và hồn hậu, làm
dấy lên trong lòng các em niềm vui sướng, tình yêu thiên nhiên và nảy sinh khát vọng muốn làm đẹp cho cuộc sống này
1.4 Đến với tập thơ Chú bò tìm bạn ta như thấu hiểu rõ hơn về đề tài
thiên nhiên trong thơ ông Mỗi bài thơ là một câu chuyện cổ tích hấp dẫn trẻ thơ Thế giới thiên nhiên trong tập thơ thật phong phú: Này là những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, và đây là thế giới các loài hoa, loài cây, loại quả đang sinh sôi, khoe sắc và đây nữa là thế giới tự nhiên có mây, nước, trăng,
sao….Với 60 bài thơ trong tập thơ Chú bò tìm bạn, mỗi bài thơ là một câu
chuyện nhỏ xinh, dễ thương, phù hợp với tâm hồn nhạy cảm của trẻ thơ Trong đó, có 35 trên tổng số 60 bài khắc hoạ một thế giới thiên nhiên đẹp đẽ, tươi mới Những bài thơ khác (25 bài/ 60 bài) tác giả lại thể hiện một mạch cảm xúc khác với ý nghĩa trang bị cho những tình cảm về lâu về dài đó là tình yêu đất nước, yêu những người thân, yêu lao động, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi…Nói tóm lại, thơ Phạm Hổ không chỉ đơn thuần là viết cho các em mà còn truyền cả mạch sống, những giá trị văn hoá đạo đức (lòng nhân ái) và cả khát vọng của dân tộc Tuy nhiên, đề tài thiên nhiên là mảng đề tài rộng nhất
Có lẽ bởi vì thiên nhiên quanh ta là những gì thân thương, gần gũi và phù hợp với cách cảm, cách nghĩ “mộc mạc” của các em.Tâm lí trẻ thơ vốn thích quan sát, tìm tòi, ham hiểu biết Các em có trí tưởng tượng phong phú, lối tư duy cụ thể Tập thơ của Phạm Hổ đã mở rộng tri thức về thiên nhiên, về cuộc đời và con người Việt Nam Ở đó thiên nhiên giữ một vai trò to lớn làm cho cuộc sống và tâm hồn ta giàu có hơn, ấm áp, tươi mới hơn Được cảm nhận những
Trang 10vần thơ tinh tuý đó, đời sống tình cảm của các em cũng phát triển, biến hoá, hòa nhịp với thiên nhiên kì diệu Từ đây, chất thơ của những vần thơ và tính thơ ngây của trẻ em đã hoà quyện với nhau khiến cho trẻ đến với thơ ca một cách tự nhiên như đến với chính mình vậy
Thấy rõ được vai trò của thiên nhiên luôn gắn với quy luật phát triển của trẻ em, hiểu được ý nghĩa của những vần thơ viết về thiên nhiên mà nhà thơ Phạm Hổ dành cho trẻ Bên cạnh đó, thấy rõ được Phạm Hổ là một tác giả
có nhiều sáng tác được lựa chọn đưa vào giảng dạy ở mẫu giáo, tiểu học, cao đẳng, đại học sư phạm…Với vai trò là một giáo viên Mầm non yêu trẻ, tôi rất quan tâm đến những vần thơ hay mà Phạm Hổ viết cho lứa tuổi nhi đồng Từ
đó, muốn truyền tình yêu thơ ông đến các em nhỏ Chính vì những lí do trên,
chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Vẻ đẹp thiên nhiên trong
tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ” (tập thơ được tặng thưởng loại A
cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung Ương Đoàn tổ chức 1957- 1958) Việc nghiên cứu thành công đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp phần tích cực vào việc giảng dạy thơ Phạm Hổ ở trường Mầm non đạt hiệu quả cao Đồng thời đây cũng là sự thể hiện lòng yêu mến, trân trọng của tác giả khoá
luận với nhà thơ Phạm Hổ Một nhà thơ luôn được tuổi thơ ngưỡng mộ
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1 Phạm Hổ- nhà thơ của tuổi thơ
Phạm Hổ có bút danh là Hồ Huy, sinh ngày 28-11-1926 tại xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Ông từng công tác ở Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn học, báo Văn nghệ và Hội nhà văn Việt Nam Năm 1995, ông nghỉ hưu từ đó đến lúc qua đời ông luôn chuyên tâm vào công việc sáng tác Phạm Hổ là nhà thơ đa tài Ông sáng tác thơ, văn, vẽ tranh và
Trang 11dịch thuật… Ở mỗi thể loại đều in dấu những đặc điểm riêng của ông, đó là
sự đằm thắm tình người
Nhưng nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là những bài thơ viết cho thiếu nhi và nhất là lứa tuổi mẫu giáo, đầu tiểu học Bởi Phạm Hổ có tình cảm đặc biệt với thiếu nhi Ông ý thức sâu sắc rằng thơ văn phải mang lại những tư tưởng và tình cảm bổ ích trong cuộc hành trình đi đến tương lai của các em Vì lẽ đó ông đã dành phần lớn tâm huyết đời mình để làm thơ tặng các em, ông coi đó là việc làm nho nhỏ, đơn sơ, là niềm vui, niềm hạnh phúc nhất của đời mình
Trong bài “Viết cho các em về nhân dân và về đảng của chúng ta” đăng
trên Tạp chí Văn học số 6/1981, nhà thơ Phạm Hổ đã có lời tâm sự chân thành: “Đối với tôi, công việc này không chỉ là nghĩa vụ mà là một hạnh phúc,
bởi còn gì sung sướng hơn là khi được viết về những gì mình trân trọng nhất, yêu quý nhất, viết về cái đẹp, cái lý tưởng của suốt đời mình” [9, T109] Lời
bộc lộ chân tình của nhà thơ là điều hoàn toàn xác thực mà chúng ta đều thấy
và hiểu được Phạm Hổ đã dành gần trọn cuộc đời trong suốt cả hành trình văn học của mình cho các em Những gì tinh tuý, tâm huyết nhất của đời mình cùng với những thăng hoa cảm xúc đều được ông chắt lọc gửi gắm trên những trang văn, thơ cho các em thiếu nhi Chính vì vậy, sáng tác của Phạm
Hổ luôn được các em yêu quý và trân trọng Nhiều bài thơ của Phạm Hổ được tuổi thơ lưu giữ trong trí nhớ và nó trở thành hành trang cho các em trong suốt
cuộc đời
Thơ văn của Phạm Hổ được chọn lọc đưa vào giảng dạy ở các lớp mẫu
giáo như các bài: Cô dạy, Xe chữa cháy, Chơi ú tìm, Bắp cải, Sen nở, chùm
thơ Gà con và quả trứng, Tâm sự của cái mũi, Vì sao, Thỏ con và mặt trăng, Rình xem mặt trời, Sữa, Bọt xà phòng, Giặt sách, Chân và dép, Miệng xinh, Đàn gà con, Rong và cá
Trang 12Ở cấp tiểu học có các bài: Em yêu tổ quốc Việt Nam, Chú bò tìm bạn,
Đàn gà mới nở, Sầu riêng…
Ông còn có trên 50 đầu sách sáng tác cho thiếu nhi với nhiều giải thưởng của Hội đồng thiếu nhi Việt Nam, Hội nghệ sĩ sân khấu, Trung ương đoàn tặng…Điều đó chứng tỏ rằng sự vất vả cực nhọc của nghề tạo nên niềm vui cho nhà thơ
Cả một đời Phạm Hổ đã yêu thương với một tình yêu đằm thắm mà ông
đã dành trọn cho thế hệ trẻ Dường như trong ông luôn sống với niềm mong ước: làm sao trong tác phẩm của mình đem đến cho tâm hồn các em cái đẹp, cái quý, cái chân và cái thiện…
Trong cuộc đời sáng tác của mình, phần lớn tâm huyết và bút lực nhà thơ Phạm Hổ dành cho thiếu nhi, và ông đã đạt được những thành công xuất sắc nhất ở những mảng thơ, chính vì vậy mà bạn đọc thường gọi ông là “Nhà
thơ của tuổi thơ” “Ông say mê với hạnh phúc hiến dâng trọn vẹn cái phần
tinh tuý của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ ….” [1, T950] để chăm
sóc, yêu thương con trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước
2.2 Những sáng tác thơ của Phạm Hổ
Phạm Hổ là một trong số ít nhà văn chuyên tâm viết cho các em Trải qua hơn 50 năm miệt mài sáng tác (1945-1999), Phạm Hổ để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam khoảng 25 tập thơ truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… Với những đóng góp lớn lao ấy, nhiều nhà nghiên cứu đã dành tặng Phạm Hổ niền ưu ái, sự hâm mộ, cảm phục trước một tấm lòng hết mình vì tuổi thơ
Nhà thơ Vũ Duy Thông đã nói về nhà thơ Phạm Hổ như sau: “Đọc thơ
Phạm Hổ viết cho các em, ấn tượng đầu tiên của anh để lại là: đây là con người yêu trẻ đến mức đắm đuối không bao giờ no chán, một người luôn khao
Trang 13khát tìm đến trẻ để hiểu và yêu chúng hơn nữa, một con người vốn không phải đóng vai một thầy giáo nghiêm nghị cất lời răn dạy phải trái mà là một người bạn chân thành của trẻ Trên con đường đến với trẻ thơ ấy, Phạm Hổ đã có nhiều thành công…” [14, T797]
Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm và cách sống của Phạm Hổ Ông là người yêu các em, hiểu các em và biết cách đi vào thế giới con trẻ Phạm Hổ luôn cố gắng làm sao để có những tác phẩm thật hay, thật giá trị để đáp ứng được lòng mong mỏi của các độc giả nhỏ tuổi, của các bậc làm cha làm mẹ và thầy giáo của các em… Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ không phải là sự diễn tả thể hiện mà còn là sự gửi gắm có ý nghĩa giáo dục tới các em Thơ của ông nhẹ nhàng tình cảm chứ không có sự cao đạo, lên gọng truyền giảng, tránh sự khô khan vô hiệu Phạm Hổ luôn có những vần thơ ngộ nghĩnh, dí dỏm, hồn nhiên Chúng ta hãy nghe nhà thơ Phạm Hổ có lần tâm
sự rằng : “Tôi làm thơ cho các em là muốn góp thêm cho các em một thứ đồ
chơi, như viên bi, như một cánh diều, hay thậm chí như là một đồ chơi điện tử nào đó”…
Ở mảng sáng tác cho thiếu nhi của Phạm Hổ, thường là thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng.Phạm Hổ xác định đây là lứa tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt, cần
sự quan tâm nhất vì đó là cái mầm, cái gốc Ông nói “ Mầm có khoẻ, gốc có
mập thì cây sau này mới cao, lớn hoa, quả mới đẹp” [10, T30]
Thơ của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi mang nhiều nét đáng yêu, nhất là những bài thơ viết về thiên nhiên Qua bức tranh thiên nhiên của cây cỏ, hoa
lá, chồi xanh lộc biếc, bướm ong tung tăng….Phạm Hổ đã khơi gợi cho các
em lòng yêu cuộc sống, yêu bạn bè, đất nước… Vườn thơ của Phạm Hổ đa dạng và phong phú, thế giới loài vật từ những con vật nhỏ bé nhất, quen thuộc nhất cũng được hiện diện trong thơ sinh động
Trang 142.3 Các ý kiến đánh giá về sáng tác thơ và tập thơ Chú bò tìm bạn của
Phạm Hổ
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những khám phá thú vị: “Phạm Hổ đã
hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh tuý nhất của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ Đọc thơ của ông, ta thấy ông rất yêu trẻ con Mà không chỉ yêu, ông còn kính trọng và sùng bái chúng Vì thế nói đến ông ta vẫn quen nghĩ đó
là thi sĩ chuyên viết cho thiếu nhi, viết bằng nhiều thể loại : thơ, truyện, kịch, truyện thần thoại, rồi kịch bản phim hoạt hình….” [1, T950]
- Tiến sĩ Lã Thị Bắc Lý cũng nhận ra sức mạnh của ngòi bút Phạm Hổ ở
chỗ “Phạm Hổ đã tìm ra được chìa khoá mở của tâm hồn trẻ thơ, giáo dục trẻ
thơ bằng con đường tình cảm nhẹ nhàng mà hiệu lực, thơ Phạm Hổ là chiếc cầu nối giữa trẻ thơ và cuộc sống….”[4, T947]
- Nhà phê bình Nguyễn Xuân Nam trên báo văn nghệ số 373 năm 1970
đã đánh giá cao tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ rằng : “Ngay từ khi
cầm bút anh viết cho các em với một tấm lòng yêu thương, trân trọng,….Mỗi bài thơ viết cho các em không chỉ là một bài học mở rộng dần con mắt nhìn đời, mà còn là một điều thú vị, hình thành thị hiếu tốt Với cái nhìn kì thú yêu thương trong nhiều bài thơ của tập Chú bò tìm bạn Phạm Hổ đã làm được điều đó ….” [6, T956]
- Trên đây là những lời tâm huyết của những người quan tâm, yêu mến thơ Phạm Hổ Có thể nói, các sáng tác của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi nói chung và thơ nói riêng đã góp một tiếng nói giá trị vào vườn thơ thiếu nhi Nhận thấy, có nhiều bài viết, nhiều ý kiến đã đi sâu đánh giá, nhận xét
các tập thơ của tác giả Phạm Hổ nhưng về phương diện “Vẻ đẹp thiên nhiên
trong tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ” thì còn “để ngỏ” và các ý kiến
Trang 15trên sẽ là gợi ý quý báu giúp cho chúng tôi chọn lọc và kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài này
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua một số bài báo, các ý kiến hay những tài liệu nghiên cứu có liên quan, đề tài cần làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung của tập thơ
Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ, đặc biệt chú ý tới vẻ đẹp thiên nhiên trong tập
thơ Việc nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có giá trị thực tiễn trong công tác giảng dạy thơ Phạm Hổ và cho những ai quan tâm đến văn học thiếu nhi nói chung
4 ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chúng tôi xây dựng được đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Vẻ
đẹp thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ,
Nhà xuất bản Kim Đồng, 1958
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lý luận khoa học của đề tài, cụ thể đi nghiên cứu mảng thơ viết về thiên nhiên Từ đó đi sâu làm rõ vẻ đẹp thiên nhiên trong tập
thơ Chú bò tìm bạn
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thiên nhiên là một mảng rộng trong sáng tác thơ của Phạm Hổ Việc
khai thác vẻ đẹp thiên nhiên trong tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ sẽ
giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về những đóng góp trong thơ Phạm Hổ
Trang 16Hiện nay, văn học thiếu nhi đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục các cấp Phạm Hổ là một trong những tác giả tiêu biểu cho nền văn học
đó Các sáng tác của ông được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường Những tài liệu tham khảo về Phạm Hổ còn ít và sơ lược Vì vậy, đề tài
có thể là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong nhà trường
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tìm tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
Trang 17NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CA
1.1 GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ THIÊN NHIÊN
Có thể nói sự có mặt của thiên nhiên trong đời sống văn học nghệ thuật
đã được khẳng định từ thời xa xưa Từ các huyền thoại, truyền thuyết con người đã có ý thức lý giải về các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình và khẳng định mối liên hệ khăng khít hữu cơ của bản thân mình với thế giới xung quanh Như vậy, văn học có chức năng nhận thức và phản ánh các quy luật sống qua các mối quan hệ xung quanh con người Trong đó không thể không bỏ qua mối quan hệ quan trọng là con người với hoàn cảnh sống tự nhiên của nó Xã hội càng phát triển, ý thức về mối quan hệ này càng quan trọng hơn Như vậy từ góc độ lý luận có thể khẳng định thiên nhiên đã trở thành một yếu tố truyền thống và quan trọng trong văn học xưa và nay
Trong Từ điển tiếng Việt Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2008 đưa ra khái niệm về thiên nhiên:“Thiên nhiên là tổng thể nói chung những gì tồn tại xung
quanh con người mà không phải do con người tạo ra” Theo như tác giả Lê
Lưu Oanh trong tác phẩm “Cái tôi trữ tình”, luận án PTS khoa học Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội đã đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về thiên
nhiên: “Thiên nhiên là môi trường tự nhiên của xã hội: mối liên hệ với thiên
nhiên của con người không những mang tính hợp lí hết sức thực tiễn mà còn vừa biến hoá không ngừng, vừa tuần hoàn vĩnh cửu…”
Chúng tôi đồng ý với những ý kiến trên, thiên nhiên vốn là những gì có sẵn trong tự nhiên đó là: thế giới loài vật, muông thú… là cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của cỏ cây, hoa lá như bắp cải, hoa hồng, hoa sen…là các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, các vì sao…tất cả đã cùng nhau tạo
Trang 18nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, đẹp đẽ có hương, có sắc, có hình ảnh, âm thanh Và đây cũng chính là môi trường sống tất yếu của con người chúng ta Con người vốn là những sinh thể sống và tồn tại trong môi trường
ấy
Nằm trong mạch nguồn chung của thơ ca phương Đông, chịu sự ảnh hưởng tác động qua lại từ lâu đời, thơ ca Việt Nam cũng có những đặc điểm nói trên và thêm vào đó là những ảnh hưởng riêng của lịch sử, địa lí, dân tộc
Từ lâu đời, người Việt Nam có thói quen kể lể chuyện mình, chuyện đời qua hàng loạt con vật quen thuộc như: con cò, con vạc, cái bống, cái bang… Khi nói đến hoàn cảnh, chuyện làng xóm thì hay nhắc tới: cây đa, giếng nước, sân đình, ao sen…Khi nói đến nghĩa, tình thì mượn non, mượn biển; nói tình cảm
thì mượn mận, đào, cau, trầu, “gừng cay muối mặn”…
Những hình ảnh đơn sơ thân thuộc ấy không phải tìm, không phải gọi dường như nó thấm sâu vào lời ăn tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ của người Việt Nam Ngay như khi mở đầu một câu chuyện, muốn cho duyên dáng và tế nhị hơn người ta cũng vận đến thiên nhiên trong lối tỷ, lối hứng khéo léo:
Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng rồi, anh tiếc lắm thay!
Với người dân lao động, họ có thói quen tư duy bằng những sự vật hiện tượng cụ thể quanh mình Vả lại, cuộc sống làm ăn khiến họ luôn phải:
Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày,trông đêm
Bởi vậy, thiên nhiên không chỉ đi vào thơ ca thuần tuý như môi trương sống mà còn phản ánh đời sống tinh thần của con người Cái nếp nghĩ ấy luôn luôn tồn tại trong cộng đồng người Việt Nam
Trang 191.2 THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI
Trẻ em lớn lên cùng với việc tiếp xúc với một thế giới tự nhiên kì diệu
có cảnh vật thiên nhiên, cây cối, loài vật phong phú, hấp dẫn.Với con mắt hồn nhiên thơ trẻ, các em nhìn mọi vật xung quanh mình đều mới lạ, hấp dẫn điều này tác động đến bản tính tò mò, ưa khám phá của các em Nắm bắt được tâm
lí đó các nhà thơ, nhà văn lựa chọn đề tài thiên nhiên trong những sáng tác của mình dành tặng các em Và coi đó như một món quà tự nhiên “dễ kiếm” của cuộc sống, món quà đó đã chắp cánh cho các em đến với kho tàng nhận thức, bồi đắp khướu thẩm mĩ cho các em
Trước hết là “thiên nhiên trong mắt các em thơ” vừa gần gũi, vừa mang
ý nghĩa cao đẹp như: một chú thỏ chạy theo mặt trăng, một chú bò tìm bạn nhoẻn miệng “chào”, “cười” với cái bóng của chính mình nghe có vẻ ngây ngô, vô lý nhưng trong mắt thơ ngây của bé thì đầy mới lạ và thú vị Đọc xong những vần thơ ấy, bất chợt khiến tôi nhớ đến câu nói của văn hào Pháp
Antonphăngxơ “trẻ thơ và loài vật rất hiểu nhau” bởi ta thấy cái hồn nhiên
của các em nhi đồng trong mọi hành động cũng đầy tính bản năng như loài vật vậy
1.3 NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN
Thơ viết về đề tài thiên nhiên nói chung và thơ viết về thiên nhiên cho trẻ em nói riêng rất gần gũi với hơi thở của đời sống dân gian Có lẽ điều này không chỉ dựa trên cơ sở chất liệu: hoa, lá, củ, quả, mặt nước, mây trời…mà chủ yếu ở lối tái hiện rất gần với lối nói, tả, kể của dân gian: kể, tả dựa trên lối
so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, nhân hoá
Bằng phép so sánh thi sĩ trẻ Xuân Quỳnh đã đưa những sinh vật to lớn, cao xa trở về những hình ảnh gần gũi, quen thuộc: “Con yêu mẹ- bằng con dế”
Trang 20Lối so sánh, liên tưởng còn giúp kéo gần lại những cặp sự vật, sự việc vốn ít đi đôi với nhau, khiến chúng tự nhiên hoà hợp, gắn bó trong một nét tương đồng nào đó:
Chị ơi vì sao Hoa hồng lại khóc ? -Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương…
(Bướm em hỏi chị )
Phạm Hổ đã miêu tả hình ảnh Xe chữa cháy thật tự nhiên với những
đặc điểm vốn có của nó :
Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy…
Hay cảnh đầm sen mùa hạ lộng lẫy và trong sáng trong bài thơ Có một
chỗ chơi của Võ Quảng :
Hoa sen sáng rực Như ngọn lửa hồng Một chú bồ nông Mải mê đứng ngắm…
Những câu thơ đầy sức gợi tả như thế sẽ tràn vào tâm hồn con trẻ, tự thân nó đã có một ý nghĩa giáo dục các em về tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cái đẹp Trong hình thức thể hiện, thiên nhiên cũng cần được diễn tả sinh động, linh hoạt như chính cuộc đời các em vậy Các em có thể tin chim biết nói, hoa biết cười, cây biết buồn vui và nắng cũng biết… làm nũng như người vậy Có điều kỳ lạ là người lớn cũng dễ tin như vậy khi đọc những câu thơ miêu tả thiên nhiên như thế Ta gặp trong thơ viết về thiên nhiên cho các em nhiều lối nhân cách hoá táo bạo, ngộ nghĩnh, nhiều ẩn dụ, nhiều liên tưởng
Trang 21đột biến, bất ngờ Như bài thơ Hoa vừa đi vừa nở của Trần Mạnh Hảo tả loài
hoa lục bình đã hấp dẫn các em ngay từ cái đầu đề Còn đây là nắng trong thơ Hoàng Tá:
Rồi nắng nhẹ tới Lan vũng nước sâu Nắng vẫy mèo nhỏ Lên chổi rơm nằm Dắt bóng cau xanh Lên hè tập múa…
Cả những phi lí từ trí liên tưởng thông minh trong thơ cũng tạo nên những bất ngờ thú vị:
Cái hoa bằng cái cúc Màu đỏ làm ra hoa Chim bấy giờ sinh ra Cho trẻ con nghe hót…
(Truyện cổ tích về loài người- Xuân Quỳnh)
Có thể thấy, thiên nhiên- một kho tàng vô tận đã chiếm vị trí trong văn học nói chung Với văn học thiếu nhi, thiên nhiên là đề tài hấp dẫn, sinh động
có mặt trong các tác phẩm của Tô Hoài, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Võ Quảng, Phạm Hổ… Các trang văn, trang thơ viết cho thiếu nhi là những bức tranh thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ đã gợi cho các em lòng yêu cuộc sống Thiên nhiên tươi đẹp đem lại cho các em một cảm giác tươi mới, khát khao nhận biết những sự vật quanh mình, gieo vào lứa tuổi nhỏ những hạt giống về tình yêu thương, sự hoà đồng gắn kết với vạn vật quanh mình
Cái đẹp của thiên nhiên vốn là điều ai cũng có thể khẳng định, nhưng tìm ra và nói lên cho hết được cái vẻ đẹp ấy quả là điều không đơn giản Nhưng bằng chính sự tâm huyết, tài năng của mình, mỗi nhà thơ đã lựa chọn
Trang 22và thể hiện nguồn cảm xúc ấy theo cách riêng của mình Trong nội dung bài khoá luận, chúng tôi muốn hướng ngòi bút của mình tìm hiểu tác giả Phạm
Hổ với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tập thơ Chú bò tìm
bạn của ông
Trang 23CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠ
CHÚ BÒ TÌM BẠN
2.1 VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN BAO TRÙM TẬP THƠ CHÚ BÒ TÌM BẠN
Để dẫn dắt các em đi vào thế giới của con người với biết bao cái hay, cái đẹp Phạm Hổ đã khai thác các sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong mắt bé Thiên nhiên phong phú, đa dạng luôn được coi là người bạn gần gũi, thân thiết nhất của trẻ em Nó không chỉ mang lại cho con người những gì cần thiết
để sống mà còn hấp dẫn ta bởi vẻ đẹp kì diệu của nó Thiên nhiên cần cho con người bao nhiêu thì lại càng không thể thiếu được đối với trẻ thơ Nói tóm lại, thiên nhiên đồng nghĩa với sự sống Sự sống đó đã được tác giả Phạm Hổ
phản ánh “đầy chất thơ” qua tập thơ Chú bò tìm bạn
Chú bò tìm bạn - với mùi thơm của hoa trái, với tiếng “ậm ò”, tiếng gà
con “chiếp chiếp”…tập thơ đã đưa các em về một thế giới tuy xa nhưng
không hề lạ lẫm Đối với mỗi người lớn chúng ta khi đọc tập Chú bò tìm bạn
của Phạm Hổ cũng khó tránh khỏi chút bâng khuâng nhớ tiếc về một tuổi thơ
đã qua
Tâm hồn Phạm Hổ khá tinh tế, nhạy bén, ông sẵn sàng đón bắt một ý nghĩ hay một hình ảnh nào đó và chuyển chúng ngay từ một ý thơ thành một bài thơ Từ đó, mỗi bài thơ ra đời lại ẩn chứa một điều thú vị
Sau khi đọc xong những bài thơ trong tập thơ Chú bò tìm bạn, nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Nam đã tinh tế phát hiện ở Phạm Hổ “một cái
nhìn kì thú, yêu thương….”, “Phạm Hổ may mắn giữ được cái nhìn kì thú ấy nên thơ anh không có cái dáng ngỡ ngàng, miễn cưỡng ”[6, T951] Phải
chăng, Phạm Hổ đã tìm ra chìa khoá mở của tâm hồn trẻ thơ nên anh mới có được sự hoá thân kì diệu ấy?
Trang 24Qua khảo sát 60 bài thơ trong tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ (
Nxb Kim Đồng, 1958), chúng tôi nhận thấy có tới 35 trên tổng số 60 bài viết
về thiên nhiên kì thú Thiên nhiên với sự đông đúc, nhộn nhịp của các loài chim chóc, muông thú, loài hoa, củ, quả … Bằng tài năng của người thi sĩ, nó được thể hiện một cách độc đáo, tự nhiên mang đậm chất thơ, phong cách thơ Phạm Hổ
Kết quả khảo sát tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ dưới đây cho
thấy được sự phong phú của thiên nhiên trong thơ ông:
Trang 25Số
thứ
tự
Đề tài
Tên bài thơ
Đề tài thiên nhiên
Đề tài khác
Thế giới động vật Thế giới
thực vật
Hiện tượng tự nhiên
Chim chóc
Thú Côn trùng
Cây cối
Củ, Quả
Trang 26Gà con & quả
Trang 27Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy : Tập thơ Chú bò tìm bạn bao gồm:
- 14/60 con vật điển hình như: Gấu, trâu, bò, ngựa, bê, thỏ, chó, mèo,
gà, ngỗng,vịt, đom đóm, bướm, sáo
- 6/60 loại cây: Bắp cải, tre, lúa, mía, xoan, bí
- 1/60 loại củ : Củ cà rốt
- 10/60 loại quả: Thị, khế, na, ổi, vải,dứa, đu đủ, dưa đỏ, dừa
- Và 3 hiện tượng tự nhiên: Mặt trời, trăng, sao
2.1.1 Thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu
Đọc thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi, các em bắt luôn được làm quen với những nhân vật gần gũi, quen thuộc Đầu tiên là thế giới loài vật phong phú và đa dạng từ các loài chim muông, côn trùng tới những con vật nuôi trong gia đình như: chó, mèo, vịt, trâu, bò …có khoảng trên 30 loài vật thường xuất hiện trong thơ ông Các con vật trong thơ Phạm Hổ mang những đặc điểm của giống loài nhưng lại mang nét tính cách của tuổi thơ
Với tài quan sát tinh tế, sự hiểu biết và lòng yêu mến thế giới loài vật kết hợp với ngòi bút miêu tả linh hoạt, hóm hỉnh, Phạm Hổ đã tạo dựng lên
một thế giới loài vật ngộ nghĩnh, gần gũi với thiếu nhi Trong tập thơ Chú bò
tìm bạn, tác giả đã chọn lựa, giới thiệu người bạn đầu tiên là một chú Bò hiền
Bò chào: -“Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Trang 28Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò, cười nhoẻn miệng Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò!” tìm gọi mãi…
(Chú bò tìm bạn)
Bài thơ có nhan đề Chú bò tìm bạn nhưng điều thú vị ở đây lại là chú
Bò con đang kết bạn với chính cái bóng của mình mà chú ta vẫn không hay biết Sự nhầm lẫn đến ngờ nghệch của chú Bò làm nên nét đặc sắc cho bài thơ, cũng chính nó đem lại tiếng cười sảng khoái cho trẻ nhỏ Hình tượng chú
Bò với mong muốn được kết bạn được tác giả nhân hoá thật tự nhiên thông qua các từ: “ chào”, “nằm”, “nghe mát”…Bằng cái nhìn thân ái của trẻ thơ,
“Phạm Hổ đã khéo léo tạo ra một không gian đông đúc, ấm áp tình bạn bè giữa bò con và mặt trời, mây, nước và cả bóng bò nữa” (Lã Thị Bắc Lý)
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên đẹp đẽ, thanh bình Nơi đây được bao phủ bởi ráng chiều vàng óng, vạn vật xung quanh đều im lặng để cùng nhau “nghe mát”…và thêm nữa buổi chiều là khoảng thời gian yên tĩnh, cánh đồng quê như đang yên lặng, thư giãn
Thiên nhiên nơi đây đẹp hơn gấp bội lần khi mọi sự vật quanh đây cứ xao xuyến, quấn quýt bên nhau, chỉ có một chú Bò vẫn chưa tìm được người bạn cho mình
Nét thơ ngây, ngộ nghĩnh thích tìm hiểu, khám phá cái vui, cái lạ của trẻ nhỏ cũng được Phạm Hổ khắc hoạ qua những “mẩu chuyện vui” về loài vật:
“Thỏ chạy, trăng chạy Thỏ dừng, trăng dừng,
Trang 29Thỏ con ngẩng mặt, Nhìn trăng lạ lùng:
- “ Trăng ơi! có phải Trăng cũng có chân?”
(Thỏ con và mặt trăng)
Sự thơ ngây của con trẻ thường ham thích muốn biết “Vì sao thế này?
Vì sao thế kia?” Những thắc mắc ấy mới thật ngây thơ, dễ thương làm sao:
“ - Mẹ uống sữa lúc nào
Mà sữa đầy vú mẹ?
Còn con bú nhiều thế Sữa lại chạy đi đâu?
Ơ kìa, mẹ không nói Lại cứ cười là sao?
(Bê hỏi mẹ)
Nhầm lẫn và thắc mắc mới thật là những người bạn nhỏ Bởi các bạn cũng giống như các em vốn ngây thơ và non nớt nhưng lại luôn tò mò, thích bắt chước…Mà thế giới xung quanh thì vô cùng lạ lẫm, cuốn hút sự hiếu kì của các em
Trong bài thơ Chơi ú tim, tác giả giới thiệu cho các em về một chú Chó
tuy hơi ngốc một tí nhưng cực kì dễ thương qua trò chơi trốn tìm:
Rủ nhau chơi trốn tìm Giờ đến phiên chó trốn Mèo đảo mắt nhìn quanh, Chó nấp đâu giỏi gớm!
Bỗng kìa chỗ khe tủ, Chó để lộ cái đuôi;
Rón rén mèo tới nơi
Trang 30Oà! Chộp ngay lưng bạn Chó vẫn thú vị lắm,
Cứ nhe răng ra cười:
-“Không mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại cái đuôi!
Giữa Chó và Mèo có phải chỉ có sự gầm gừ, đuổi bắt không ngừng như trong câu thành ngữ “Cắn nhau như chó với mèo”? Trong suy nghĩ của trẻ nhỏ giữa chúng không có sự bất đồng ấy mà hoàn toàn ngược lại Hơn nữa,
trong quá trình làm thơ Phạm Hổ luôn xác định rằng “Nhiệm vụ của thơ là
dạy con người biết yêu thương nhau” Bởi vậy, tác giả đã cố ý tạo dựng một
môi trường lành mạnh Ở đó Chó và Mèo sống gắn bó với nhau như đôi bạn
tốt cùng nhau chơi trò chơi dân gian “Chơi ú tim” – Đây là trò chơi quen
thuộc được các em nhỏ rất yêu thích Chúng thích thú cái cảm giác ẩn náu, đi tìm rồi “oà” lên khi phát hiện ra chỗ bạn ẩn nấp Phạm Hổ đã dựng lại sống động trò chơi này qua hai bạn nhỏ là Chó và Mèo: Mèo con đi trốn trước và
đã bị phát hiện, giờ đến phiên mình, chó trốn thật kĩ Nhưng bất ngờ chưa? Mặc dù Chó đã ẩn nấp vào một chỗ rất kín đáo và an toàn nhưng sao vẫn bị Mèo phát hiện? À thì ra nguyên nhân là do:
Không! Mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại cái đuôi”
Các bạn nhỏ có thấy chú Chó con ấy thật buồn cười không? Lẽ ra khi bị phát hiện Chó phải thấy buồn nhưng chú Chó này vẫn cứ “nhe răng ra cười” bởi chú có lí lẽ riêng của mình (là do cái đuôi không biết điều đấy thôi) Cái lí
lẽ ấy nghe có vẻ rất vô lý nhưng thật ra lại rất có lí bởi nó phù hợp với logic ngây thơ của trẻ Tâm lí trẻ nhỏ vốn dễ tin, dễ hồ hởi trước mọi điều xung quanh Tự hỏi : nếu không yêu trẻ, không giữ cho mình cái nhìn của trẻ thơ liệu tác giả có dựng lại trò chơi thú vị cùng cái lẽ đáng yêu đến vậy không?
Trang 31Chùm thơ Gà con và qủa trứng là chùm thơ đặc sắc của Phạm Hổ Đó
là câu chuyện cảm động, hấp dẫn về gà mẹ, gà con Câu chuyện được kể bằng thơ đã đem đến cho các em những nhận thức mới mẻ và sinh động về quá trình sinh trưởng của giống loài: “Gà đẻ”, “Gà ấp”, “Gà nở”- là câu chuyện về
gà mẹ cần cù, siêng năng, nhọc nhằn chăm lo cho đàn con bé bỏng Đây là nỗi
lo lắng của gà mẹ trước những nguy hiểm đang rình rập quanh đàn con:
“Coi chừng bọn nó:
Cáo, quạ, diều hâu
Mẹ lại nghếch đầu Nhìn cao trời biếc
Mẹ lại ngoái đầu Nhìn sâu bụi thấp …”
(Gà nở)
Tình yêu thương và niềm tin của gà mẹ gửi gắm cả vào những đứa con:
“Trống, sẽ giống bố Dậy sớm, gáy hay!
Mái, sẽ giống mẹ Chăm ấp, đẻ sây…”
(Gà ấp)
Lời thơ là những điều rất sâu lắng về tình mẹ Trải qua bao tháng ngày chờ mong cuối cùng niềm hạnh phúc đơn sơ mà giản dị cùng với nó là niềm kiêu hãnh của gà mẹ khi lũ con sinh ra đông đúc, khoẻ mạnh:
Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn