Trong những năm gần đây, tại phường Quảng An nói riêng và quận Tây Hồ nói chung, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá với sự xuất hiện hàng loạt những khu dân cư, khu đô thị mới và sự gia tăng dân số nhu cầu về nhà ở đô thị đã không ngừng tăng lên.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 3
1 Cơ sở pháp lý 3
2 Sự cần thiết đầu tư 4
3 Mục đích đầu tư 5
CHƯƠNG II VỊ TRÍ KHU ĐẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 6
1 Vị trí khu đất: 6
2 Khí hậu và điều kiện tự nhiên: 6
3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: 7
4 Đánh giá chung: 7
CHƯƠNG III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ YÊU CẦU TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT 9
1 Lựa chọn hình thức đầu tư 9
2 Quy mô đầu tư 9
3 Nguồn vốn đầu tư 9
4 Các yêu cầu phải đáp ứng 10
CHƯƠNG IV GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.12 1 Giải pháp quy hoạch, kiến trúc.: 12
2 Giải pháp kết cấu 13
3 Giải pháp chiếu sáng: 13
4 Giải pháp thông gió: 14
5 Giải pháp cấp nước: 14
6 Giải pháp thoát nước: 14
7 Giải pháp phòng cháy chữa cháy: 14
8 Giải pháp cấp điện và phòng chống sét: 15
CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 16
1 Xác định các nguồn ô nhiễm chính 16
2 Đánh giá các tác động tự nhiên, KTXH 17
3 Biện pháp khắc phục: 18
CHƯƠNG VI TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 20
1 Tổng mức đầu tư 20
2 Phương án kinh doanh và khai thác: 20
3 Giải pháp về vốn: 21
4 Kế hoạch vốn vay và trả nợ: 21
5 Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án: 21
6 Mức giá cho thuê 21
7 Doanh thu và chi phí: 22
8 Tiến độ thực hiên: 23
CHƯƠNG VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1 Hiệu quả kinh tế xã hội 24
2 Kết luận 24
3 Kiến nghị 24
PHẦN PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
Trang 2CHƯƠNG I CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1 Cơ sở pháp lý.
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị định số 17/2006/NĐ-CPngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của cácNghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/06/2006 của Chính phủ vềquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Luật đầu tư năm 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 14/2000/QĐ-UB ngày 14/12/2000 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/500 phần quy hoạch
sử dụng đất và giao thông;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ ngày 23/01/2007 về việc ban hành Quy định vềđấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội;Căn cứ Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 Ban hành về quytrình giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án Đầu tư sử dụngnguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/06/2001 của UBND Thànhphố về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 quận Tây Hồ, Hà Nội
Căn cứ Quyết định 1785/QĐ-UBND ngày 3/11/2008 của UBND thành phố
Hà Nội về việc thành lập Hội đồng Thành phố lựa chọn Nhà đầu tư Dự án xâydựng khu nhà ở hỗn hợp kết hợp với nhà tái định cư phục vụ GPMB tại khu AoLáng, Quảng An, Tây Hồ
Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 của UBND Thành phố vềviệc phê duyệt Điều chỉnh Quyết định số 1785/QĐ-UBND ngày 3/11/2008 củaUBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Hội đồng Thành phố lựa chọn Nhàđầu tư Dự án xây dựng khu nhà ở hỗn hợp kết hợp với nhà tái định cư phục vụGPMB tại khu Ao Láng, Quảng An, Tây Hồ
Quyết định số 420/QĐ-KH&ĐT ngày 21/7/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội về việc ban hành hồ sơ mời thầu đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và phêduyệt danh sách Hội đồng Thành phố lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án xâydựng Khu nhà ở hỗn hợp tại khu Ao Láng – phường Quảng An – quận Tây Hồ.Văn bản số 1230/QHKT-P1 ngày 29/12/2008 của Sở Quy hoạch Kiến trúc
Hà Nội hướng dẫn về chỉ tiêu quy hoạch để triển khai Dự án xây dựng Khu nhà ởhỗn hợp tại khu Ao Láng – phường Quảng An – quận Tây Hồ
Văn bản số 245/TN&MT.KH ngày 22/01/2009 của Sở Tài nguyên và Môitrường về việc hình thức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất Dự án xây dựngKhu nhà ở hỗn hợp tại khu Ao Láng – phường Quảng An – quận Tây Hồ
Trang 3Văn bản số 1329/UBND-KT ngày 23/02/2009 của UBND Thành phố về việcgiá sàn sử dụng đất làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư thực hiện Dự ánxây dựng Khu nhà ở hỗn hợp tại khu Ao Láng – phường Quảng An – quận Tây Hồ.
2 Sự cần thiết đầu tư.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập với thế giới, kéo theo đó là nhu cầuhợp tác kinh tế giữa các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới với Việt Nam và giữadoanh nghiệp Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO)
Hiện nay cả nước có gần 80 đô thị có quy mô dân số trên 30 ngàn ngườinhưng trên 50% nhà ở đô thị tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu của chương trình KC11 Bộ Xây dựng, dựbáo đến năm 2010 dân số toàn quốc sẽ là 100 triệu, trong đó có 34 triệu dân cư đôthị Đến năm 2050, con số đó sẽ phát triển đến 140 triệu trong đó 70 triệu là dân cư
Dự kiến tới năm 2020 Hà Nội phải là thành phố có quy mô 6 – 8 triệu dân, khi
đó nhu cầu về đáp ứng cơ sở vật chất của đô thị sẽ rất lớn Năm 2003, thành phố đã
có thêm hai quận mới là Long Biên và Hoàng Mai Đến nay, sau khi Hà Nội được
mở rộng, dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm một số quận mới Với quy mô dân sốnhư trên cùng với chỉ tiêu diện tích đề ra trong chương trình KC11 là 8m2/người,tính trung bình từ nay đến năm 2020, mỗi năm Hà Nội phải xây dựng được 3 triệum2 nhà ở mới đảm bảo được chiến lược phát triển đô thị
Trang 4Theo số liệu thống kê của UBND thành phố Hà Nội trong chương trình pháttriển nhà ở thành phố, hiện nay chỉ tiêu diện tích bình quân của thành phố chỉ đạt
~ 4m2/người Mục tiêu phấn đấu của thành phố là 8m2/người vào năm 2010 (làmức thấp so với nhiều nước trên thế giới và so với khu vực Asean là 10-12m2/người) Cũng theo dự báo của chương trình, đến năm 2010 dân số Hà Nội sẽđạt 3,5 triệu người, như vậy nhu cầu nhà ở đô thị là khoảng 28 triệu m2 Trong khi
đó quỹ nhà ở tính đến năm 1996 của thành phố chỉ là 12 triệu m2, hiện nay đạtđược khoảng 22 triệu m2 Nhu cầu xây dựng nhà ở đô thị trong các năm sắp tớiphải thực hiện được 6 triệu m2 nhà Đây là mục tiêu đòi hỏi sự cố gắng lớn củaThành phố và các cấp ban ngành quản lý
Thời gian qua, Hà Nội đã xây dựng được nhiều khu đô thị mới đồng bộ về hạtầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở như khu dịch vụ tổng hợp hồ Linh Đàm(184ha), khu đô thị mới Định Công (35ha), khu đô thị mới Trung Hòa NhânChính, khu đô thị mới Mỹ Đình – Sông Đà… Tuy nhiên hầu hết vẫn chưa đápứng được nhu cầu về nhà ở của đại bộ phận người dân trong thành phố Do đóviệc đầu tư xây dựng nhà ở đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại,phù hợp với quy hoạch, chủ trương của Thành phố là rất cần thiết và cấp bách
3 Mục đích đầu tư.
Trong những năm gần đây, tại phường Quảng An nói riêng và quận Tây Hồnói chung, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá với sựxuất hiện hàng loạt những khu dân cư, khu đô thị mới và sự gia tăng dân số nhu cầu
về nhà ở đô thị đã không ngừng tăng lên Trên địa bàn quận Tây Hồ hiện đã có một
số các công trình, khu nhà ở được xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhucầu về nhà ở ngày một tăng của người dân
Ý thức được thực trạng trên cùng với mong muốn được góp phần vào việc cụthể hóa chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, giải quyết vấn đề cấpthiết về nhu cầu nhà ở Nhóm 10 – kinh tế đầu tư 49A với những kinh nghiệm củamình, mong muốn đóng góp vào sự phát triển chung thành phố Với mục tiêu đầu
tư xây dựng: “Khu nhà ở hỗn hợp Ao Láng” tại phường Quảng An, quận Tây Hồ,
Hà Nội, nhóm chúng tôi nhằm tập trung giải quyết một số nội dung sau:
- Đề xuất giải quyết các vấn đề trong việc sử dụng hiệu quả khu đất hiện trạng
- Đáp ứng nhu cầu về quỹ đất nhà ở đô thị, nâng cao năng lực hoạt động củaCông ty trong thời điểm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Tham gia làm đẹp tuyến phố Tô Ngọc Vân, Xuân Diệu, trục đường Âu Cơ
và góp phần vào hoàn thiện, chỉnh trang kiến trúc cho toàn bộ khu vực, tạo ra mộtkhông gian sống văn minh, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc
Với những phân tích trên, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án trên
nhằm đưa vào quản lý, khai thác lâu dài Với phương thức này, chúng tôi tin rằng
sẽ đầu tư dự án thành công, đóng góp thêm một diện tích lớn vào quỹ đất ở đô thịtrên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
Trang 5CHƯƠNG II VỊ TRÍ KHU ĐẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1 Vị trí khu đất:
Khu đất xây dựng “Khu nhà ở hỗn hợp Ao Láng” lập dự án nằm trên một
phần lô đất thuộc khu Ao Láng tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, hiệnđang được đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư Quyết định số 420/QĐ-KH&ĐT ngày21/07/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về việc ban hành hồ sơ mời thấuđầu thầu lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện Dự án xây dựng Khu nhà ở hỗn hợp tạikhu Ao Láng, phường Quảng An, quận Tây Hồ
Tổng diện tích khu đất khoảng 10.378 m2 Vị trí và kích thước ô đất đượcxác định theo bản vẽ hiện trạng khu đất (kèm theo Hồ sơ mời thầu đấu thầu lựachọn Nhà đầu tư thực hiện Dự án xây dựng Khu nhà ở hỗn hợp tại khu Ao Láng,Quảng An, Tây Hồ)
- Phía Bắc tiếp giáp cụm dân cư và trục đường Tô Ngọc Vân
- Phía Tây tiếp giáp ngõ 11 Tô Ngọc Vân và khu vực dân cư
- Phía Nam tiếp giáp khu dân cư và Khách sạn Vàng Hà Nội
- Phía Đông tiếp giáp đường Xuân Diệu và một phần khu vực dân cư
- Diện tích khu đất: 10.378 m2, trong đó phần diện tích đất tạm giao để mởđường là 704 m2 Đất nghiên cứu lập dự án khoảng 9.674 m2
Chi tiết các chỉ tiêu, số liệu tại Văn bản số 1230/QHKT-P1 ngày 29/12/2008của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội
2 Khí hậu, điều kiện tự nhiên:
Trang 6đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh Ranhgiới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, cónăm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuốngthấp dưới 5°C.
Từ những đặc điểm khí hậu nói trên, khi thực hiện dự án và xây dựng côngtrình cần lưu ý những điều kiện kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu sử dụng và bảođảm bền vững cho công trình
b Điều kiện tự nhiên:
Địa hình trũng, hiện trạng là đất Ao với cao độ khoảng 2,8 ~ 4,1m so vớimực nước biển
Địa chất cần được thăm dò để đưa ra phương án xử lý nền móng tối ưu
3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
a Hiện trạng khu đất:
Khu đất nghiên cứu lập dự án hiện đang là ao tù và một số vườn cây
b Hiện trạng về giao thông:
Nằm kế cận khu đất xây dựng hiện nay đã có tuyến đường Tô Ngọc Vân vàtrục đường Xuân Diệu Gần giáp với Ngã 3 Xuân Diệu – Âu Cơ là trục đường lớncủa thành phố
e Hiện trạng thoát nước:
Hiện tại khu đất đang sử dụng hệ thống thoát nước ngầm công cộng, chủ yếuthoát nước mưa theo rãnh và cống trên đường Xuân Diệu và Tô Ngọc Vân
Trang 7- Các điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi
- Khu đất xây dựng hiện đang là khu đô thị hóa, đất đai trong tiến trìnhchuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất đô thị nên mật độ dân cư thấp, hiện trạngkiến trúc đơn giản, thuận lợi cho việc xây dựng mới tại đây
- Có khả năng phát triển và xây dựng thành công tổ hợp hiện đại, văn minh
- Cảnh quan tự nhiên: Khu vực nghiên cứu giáp các dự án khu công viên, caotầng, các khu đô thị mới hiện đại … Vì vậy cảnh quan khu vực cũng như mối liên hệvới các khu vực lân cận sẽ đem lại giá trị rất quý giá để tạo lập cảnh quan không gian
đô thị cho khu vực dự án, cho Thành phố và giải quyết thoát nước và tạo điều kiệncải thiện môi trường đô thị
b Khó khăn
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa thật hoàn chỉnh, do vậy, bản thân nhóm phải tựđầu tư vừa để đảm bảo cho xây dựng, vừa phải đảm bảo vệ sinh môi trường Trongthời gian tới, khi có hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung cho cả khu vực, công ty sẽ có một
hệ thống dự phòng hoàn chỉnh do được đầu tư ngay từ đầu
- Dự án là những công trình lớn về diện tích và chiều cao, nằm ở trụcđường lớn tạo điểm nhấn cho khu vực Do đó đòi hỏi cao về mặt kiến trúc, hìnhkhối cũng như thẩm mỹ công trình
Trang 8CHƯƠNG III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, QUY MÔ ĐẦU TƯ
VÀ CÁC YÊU CẦU, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
1 Lựa chọn hình thức đầu tư:
Dự án có vị trí thuận lợi về giao thông vì nằm cạnh mặt đường Xuân Diệu,
Tô Ngọc Vân, giáp với ngã ba Xuân Diệu – Âu Cơ là đường giao thông chính củaThành phố, do đó việc đầu tư xây dựng Dự án sẽ góp phần vào cảnh quan kiếntrúc của khu vực Dựa vào tình hình chung của thị trường bất động sản, nhà ở đô
thị cũng như mục đích sử dụng đất cho phép, kế hoạch xây dựng “Khu nhà ở hỗn
hợp Ao Láng” của nhóm 10 là hoàn toàn mang tính khả thi
2 Quy mô đầu tư:
Xây dựng Khu nhà ở hỗn hợp Ao Láng với các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến,
sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện có chất lượng cao Mang tính thẩm mỹ cũngnhư công năng sử dụng cao nhất Cấp công trình là cấp I
Quy mô công trình nghiên cứu phù hợp cảnh quan chung và phát triển theohướng cao tầng gồm 2 tòa tháp cao tầng có cùng độ cao, với cơ cấu chiều cao 12tầng Dưới đây là các thông số kỹ thuật chủ yếu của dự án:
- Diện tích đất nghiên cứu lập dự án 9.674 m2
- Diện tích sàn căn hộ kinh doanh (176 căn): 24.508 m2
- Diện tích sàn siêu thị và tầng 1 sử dụng chung 3.357 m2
3 Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn tự có của nhóm; vốn huy động do khách hàng trả trước
Nguồn vốn vay thương mại với lãi suất dự kiến 10,5% năm
4 Các yêu cầu cần phải đáp ứng:
Trang 9- Cải thiện môi trường ăn ở, nhu cầu đất nhà ở đô thị cho người dân Thành phố.Đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt đất ở tại Hà Nội là một việc làm hết sứccần thiết, đầy ý nghĩa Điều kiện về cơ sở vật chất nơi ở với một giải pháp kiếntrúc hợp lý là vô cùng quan trọng;
- Giải pháp quy hoạch tổng thể, bố cục mặt bằng, hình khối, không gian kiếntrúc phù hợp với tổng mặt bằng và tuân thủ các Quy chuẩn, tiêu chuẩn về quyhoạch xây dựng hiện hành;
- Mặt bằng tổng thể: Nghiên cứu hệ thống đường giao thông nội bộ, sân vườn,cây xanh gắn bó và phù hợp với toàn khu vực;
- Hình thức kiến trúc của tòa nhà phải đảm bảo tính hiện đại, đồng thời tạo đượccảnh quan đẹp cho khu vực đường phố, đúng với các chỉ dẫn quy hoạch của sởQuy hoạch kiến trúc thành phố;
- Thiết kế theo những tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành, kết hợp áp dụngtiến bộ kỹ thuật, các tiêu chuẩn của thế giới phù hợp với đặc thù của thể loạicông trình nhằm hướng tới một công trình trong điều kiện đầu tư có thể tươngđương với tiêu chuẩn của các nước trong khu vực;
- Phải bố trí đủ lối thoát hiểm khi có sự cố;
- Hệ thống thang máy phải được tính toán đủ số lượng để phục vụ việc vậnchuyển người và hàng hóa lên các tầng và bảo đảm cho người tàn tật tiếp cậncông trình dễ dàng;
- Bố trí các khu WC hợp lý, thuận tiện để phục vụ cho các khu vực khác nhaucủa công trình, yêu cầu WC nam và nữ ra vào bằng hai cửa riêng biệt;
- Phương án kiến trúc phải đảm bảo việc bố trí hệ thống kỹ thuật như điều hòanhiệt độ trung tâm, cấp điện, nước, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động,
hệ thống an ninh hiện đại và hợp lý Yêu cầu về giải pháp mái nhà phải đảmbảo việc thoát nước, chống thấm, dột;
- Điều kiện trang thiết bị kỹ thuật đầu tư cho công trình là hiện đại, với kỹ thuậtcao, tiện nghi và an toàn, dựa trên nguyên tắc đảm bảo các tiêu chuẩn quyphạm nhà cao tầng (như về an toàn thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy, kính antoàn ) của Nhà nước đã ban hành, cũng như đáp ứng được các yêu cầu tiệnnghi của tòa nhà kết hợp Công trình được xác định là công trình cấp I;
Trang 10- Bố trí bể nước ngầm, trạm bơm cấp nước sinh hoạt và PCCC bên ngoài nhà,đảm bảo thuận tiện cho việc cung cấp nước khi chữa cháy;
- Trong suốt quá trình thực hiện dự án, phải bảo đảm được triển khai, quản lýmột cách bài bản, đúng với quy định của Nhà nước về xây dựng cơ bản;
- Trong quá trình thi công phải đưa ra được một quy trình và tiến độ hợp lý,công tác thi công phải hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến môi trường xungquanh, bảo đảm vệ sinh môi trường ở mức tốt nhất, giảm thiểu những bất lợi
về bụi và tiếng ồn;
* Tóm lại, dự án cần phải đạt được tính toàn diện của chủ trương đầu tư, giá trịcủa dự án là kết quả tính khoa học và kinh tế kỹ thuật
Trang 11CHƯƠNG IV GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1 Giải pháp kiến trúc:
a Giải pháp quy hoạch:
+ Quy hoạch giao thông:
“Khu nhà ở hỗn hợp Ao Láng” nằm trong mối quan hệ giao thông quy
hoạch chung toàn khu vực Các mặt phía Bắc và phía Đông của ô đất dự án đều cóđường giao thông chính khu vực tiếp cận Đường giao thông nội bộ trong khu đất
dự án cũng tạo thành một tuyến bao liên tục, bao quanh các công trình, đảm bảomật độ giao thông và phương án PCCC trong trường hợp có sự cố
+ Quy hoạch cây xanh và sân bãi:
Trong quy hoạch tổng mặt bằng phải bố trí sân bãi cây xanh, mặt nước kếthợp với đường giao thông nội bộ trong công trình với diện tích phải đạt khoảng6.474 m2 để đảm bảo điều kiện vi khí hậu cũng như cảnh quanh khu vực Ngoàinhững thảm cỏ, cây xanh được trồng tập trung cũng nên khai thác và tổ chức cácbồn trồng cây Môi trường trong khu vực phải đảm bảo theo yêu cầu
Giải pháp bố trí cây xanh kết hợp với vòi phun nước cũng như diện tích mặtnước tạo sự hài hòa với cảnh quan phía xung quanh khu đất
+ Các chỉ tiêu quy hoạch phải được đảm bảo:
Theo văn bản hướng dẫn về chỉ tiêu Quy hoạch Tổng mặt bằng do Sở Quyhoạch Kiến trúc Hà Nội với các chỉ tiêu chính như sau:
- Diện tích khu đất nghiên cứu: 9.674 m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng: 34.236 m2
- Diện tích sàn xây dựng (không kể tầng hầm, kỹ thuật): 30.879 m2
- Diện tích cây xanh, mặt nước và sân, đường nội bộ: 6.317 m2
Trang 12- Hệ số sử dụng đất: 3,19 lần
b Giải pháp mặt cắt
Các công trình được thiết kế với các tầng có chiều cao trung bình kết cấu là3.3m phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, tiết kiệm năng lượng trong sửdụng nhằm tạo không gian sang trọng cho sảnh chính tạo không gian thông tầngtầng 2, ngoài ra còn phải đáp ứng được các yêu cầu về bố trí các hệ thống kỹ thuậtkhác như điện, thông gió và hệ thống điều hòa Chiều cao kết cấu của tầng kỹthuật là 3.0m
Tầng hầm bố trí trên diện tích khoảng 3.357m2 đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu
đỗ xe cho khoảng 250 xe ô tô và 1000 xe máy
c Giải pháp mặt đứng:
Hình thức công trình được thiết kế theo kiểu kiến trúc tòa nhà chung cư caocấp với phong cách kiến trúc hiện đại, kết hợp một số vật liệu cách nhiệt và giảmtán xạ phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam
Mặt đứng của công trình được chia làm 2 phần đế công trình và phần thâncông trình Phần đế được phân vị ngang kết hợp với hệ cột trang trí và phân vị đặctạo sự vững chắc cho công trình, phần thân công trình bao gồm tòa nhà có tầngcao 12 tầng sử dụng các mảng cửa sổ lớn và tường màu sáng tạo sự thanh thoátcho công trình
d Giải pháp vật liệu kiến trúc:
Vật liệu kiến trúc sử dụng có gắng tận dụng vật liệu địa phương như gạch, bêtông cốt thép Tuy nhiên để đạt được chất lượng công trình, và đáp ứng cho kháchthuê văn phòng, các vật liệu hoàn thiện như nền lát gạch men gốm, khu vệ sinh ốpgạch men kính, cửa nhôm kính dùng các loại vật liệu cao cấp trong nước và liêndoanh cũng như nhập khẩu
Thiết kế theo các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng
c Giải pháp kết cấu mái:
Mái kết cấu bê tông toàn khối, phía trên tạo các lớp chống nóng và chốngthấm đồng thời tạo ra hình khối hợp lý
Trang 133 Giải pháp chiếu sáng:
Trong các phòng ở và làm việc chủ yếu chiếu sáng nhân tạo, tuy nhiên do cácphòng làm việc đều tiếp cận với bên ngoài nên kết hợp với chiếu sáng tự nhiên đểchiếu sáng cho các phòng làm việc và đảm bảo sức khoẻ cho người làm việc
4 Giải pháp thông gió:
Chủ yếu là thông gió nhân tạo với hệ thống điều hoà và thông gió cho từngkhu làm việc Tuy nhiên thiết kế cũng để ý đến việc thông gió tự nhiên cho nhữngngày thời tiết đẹp giúp giảm bớt kinh phí cho năng lượng, tuy nhiên do công trìnhnằm ở gần khu vực đang phát triển của Thành phố vì vậy cần kết hợp lưu ý khắcphục điều kiện ô nhiễm của khu vực
Nhìn chung với bố trí mặt bằng của công trình đảm bảo thông gió và ánhsáng tự nhiên cho công trình
5 Giải pháp cấp nước:
Cấp nước cho công trình theo quy họach được lấy từ tuyến ống phân phối dựkiến nằm trên đường Xuân Diệu ở phía Đông và trục đường Tô Ngọc Vân phíaBắc khu đất Xây dựng các bể chứa lớn và các trạm bơm cục bộ để bơm lên mái.Công trình được thiết kế cấp nước cho các khu vệ sinh các tầng Nguồn nướcđược bơm lên từ bể nước ngầm đặt gần mỗi công trình lên bể mái có dung tíchkhoảng 250 m3 để cấp nước cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và cứu hỏa côngtrình, đường kính của ống cấp nước được tính toán hợp lý, sử dụng thuận lợinhưng tránh được lãng phí không cần thiết
Hệ thống cấp nước bố trí phân vùng nhằm đảm bảo các yêu cầu về kinh tế và
an toàn kỹ thuật
Đường ống cấp nước cho công trình dùng loại ống tráng kẽm thông dụng
6 Giải pháp thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thiết kế là hai hệ thống riêng.Nước mưa được thu gom bề mặt theo độ dốc đến các hệ thống ga và rãnh đan đểtới các bể chứa tạm trong khu đất, tại đây có các máy bơm cục bộ để bơm thoátvào tuyến cống thoát nước mưa D1000 dự kiến nằm trên đường ở phía Đông vàphía Bắc khu đất Nước thải sinh họat qua bể tự hoại đặt trong công trình rồi thoát
ra tuyến cống thoát nước bẩn khu vực Trước mắt xử lý rồi đi vào hệ thống thoátnước thải của Thành phố, nước thải của công trình phải được xử lý sơ bộ trong ôđất xây dựng công trình rồi thoát tạm vào hệ thống thoát nước mưa